Home Blog Page 1133

Số phận của các lãnh đạo phong trào sinh viên Hồng Kông và cuộc đấu tranh giành dân chủ của họ sẽ ra sao?

TIẾNG DÂN
Study International

Tác giả: Lee Lian Kong

Dịch giả: Trúc Lam

24-8-2017

Khi thẩm phán Hồng Kông Wally Yeung đọc phán quyết kết án tù các nhà hoạt động dân chủ Hoàng Chí Phong, La Quán Thông và Chu Vĩnh Khang hồi tuần trước vì tập hợp bất hợp pháp, rõ ràng là để ngăn cản bất kỳ ai nghĩ tới chuyện tiếp bước con đường của họ.

Theo lời phát ngôn viên của đài phát thanh và truyền hình Hồng Kông RTHK, Ông Yeung nói: “Tư tưởng kiêu ngạo và tự cho là đúng đắn này không may đã ảnh hưởng đến một số thanh thiếu niên và dẫn dắt họ gây mất an ninh trật tự công cộng và phản kháng ôn hòa”.

Nếu “xu hướng lệch lạc” này không dừng lại, Yeung cảnh báo, trong tương lai tòa án có thể đưa ra những bản án nghiêm trọng hơn.

Nhưng hành động của lời cảnh báo này như thế nào? Việc bỏ tù hay đe doạ liệu có thể dập tắt khát vọng của đất nước về sự tự do lớn hơn mà họ đã được hứa hẹn không?

Không may cho Bắc Kinh, câu trả lời dường như là “không”.

Trong khi việc kết án sẽ tước quyền phát biểu và tạo ra bầu không khí hoang mang, các nhà phân tích tin rằng, đây không phải là đường cùng của Phong, của các nhà hoạt động dân chủ là bạn bè của anh hoặc hàng chục ngàn người đã xuống đường cách đây ba năm trong cuộc biểu tình 79 ngày, đòi dân chủ nhiều hơn.

Được biết với tên gọi Phong Trào Dù, nó đã bắt đầu bằng là một cuộc tẩy chay kéo dài một tuần của sinh viên Hồng Kông, chống lại phán quyết các ứng cử viên cho lãnh đạo Hồng Kông vào năm 2017 trước hết phải có sự đồng ý của Bắc Kinh. Các sinh viên xem điều này như là một nỗ lực nhằm thiết kế các cuộc bầu cử dân chủ của nhà nước, bất chấp quyền tự trị rộng rãi bảo đảm Hồng Kông theo quy chế “một quốc gia, hai chế độ” sau khi Anh trao trả thuộc địa cho Trung Quốc cách đây 20 năm.

Và một hành động chưa từng có đối với một nhà nước được biết đến qua lãnh vực tài chính hơn là những cuộc nổi dậy chính trị, sau đó cuộc tẩy chay đã bùng nổ trong một cuộc biểu tình kéo dài hàng tháng, với hàng trăm ngàn người ủng hộ lúc cao trào, đã làm tê liệt những con đường trong thành phố vốn bận rộn này.

Theo Brian Christopher Jones, giáo sư Luật của trường Đại học Dundee, đã đưa ra dự đoán rằng, sự kiện như thế sẽ không sớm diễn ra do phán quyết tuần rồi, và luật sư của Hoàng Chí Phong cũng tiên đoán tương tự. Tuy nhiên, nó cũng chỉ có thể ngăn cản những người bất đồng chính kiến trong một thời gian, Jones nghĩ rằng bản án khắc nghiệt này có khả năng hợp pháp hoá các mục tiêu của các nhà hoạt động bị bỏ tù và những người ủng hộ họ, sẽ càng ủng hộ nhiều hơn.

“Về lâu dài, điều này giống như một hành động tuyệt vọng của chính quyền Hồng Kông, nó có thể gây phản ứng ngược dễ dàng, và thậm chí có thể khuyến khích người dân Hồng Kông mạnh dạn hơn với các hoạt động trong tương lai”, Jones viết trong một email gửi cho trang Asian Correspondent.

Trong khi việc giam giữ dường như là đỉnh cao của nỗ lực duy trì của chính quyền Hồng Kông nhằm làm tê liệt hoạt động chính trị (nhiều nhà lập pháp ủng hộ dân chủ cũng bị loại khỏi văn phòng trong những tháng gần đây vì những lời tuyên thệ “không chân thành” của họ), Khoo Ying Hooi, Giảng viên lâu năm tại Khoa Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Đại học Malaya, thì lập luận ngược lại.

Bà Khoo nói: “Lịch sử thường cho thấy, trong các cuộc đấu tranh dân chủ, những hiện tượng đặc biệt như thế này (ví dụ như cầm tù các nhà bất đồng chính kiến) thì quan trọng”.

Giống như phong trào Mùa Xuân Ả Rập và Thảm sát Gwangju – nơi có hàng trăm người Nam Hàn đã chết trong một cuộc nổi dậy chống lại nhà độc tài quân phiệt Chun Doo-hwan hồi thập niên 80 – là hành động không cân xứng của nhà nước nhắm vào một số ít người, làm gia tăng các cuộc biểu tình nhiều hơn nữa.

Tính bền bỉ thì quan trọng trong các phong trào xã hội, bà Khoo nói.

Cuộc đấu tranh cho quyền phổ thông đầu phiếu. Nguồn: Shutterstock

Nhưng với “gương mặt trẻ trung phản kháng” của họ đằng sau nhà tù, cùng với một phong trào mệt mỏi bị hủy hoại bởi chuyện tranh đấu cay đắng trong nội bộ giữa các nhóm đối lập, liệu cuộc phản kháng có thực sự tự nó duy trì hay thậm chí leo thang?

Victoria Hui, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị, trường Đại học Notre Dame, viết một bài trên một trang blog hồi tháng trước rằng, công dân Hồng Kông đang trong giai đoạn “giải ngũ”.

Trong suốt Phong trào Dù, những người biểu tình đã được huy động qua những sự thành công của những cuộc biểu tình lớn hồi năm 2003 và 2012. Sự thất bại của phong trào năm 2014 đã làm họ giải tán, khiến họ thấy bất kỳ hình thức phản kháng nào cũng “dường như bị mất động cơ”.

Nhưng quy mô của cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật, nơi mà hàng ngàn người tuần hành đòi phóng thích các tù nhân chính trị trong “cuộc phản kháng lớn nhất kể từ phong trào Chiếm lĩnh [Trung Hoàn]”, có thể mang lại hy vọng cho những người thất chí, bà Hui nói trong một email gửi cho trang Asian Correspondent.

Hãy nhìn vào cách mà các thành viên khác của đảng Demosisto đang tiến bước. Và quy mô của cuộc biểu tình ngày Chủ Nhật. Tôi đã có mặt ở đó và rất xúc động“.

Bà Hui nhớ lại lời từ biệt của Hoàng Chí Phong kêu gọi người dân Hong Kong, khi anh rời phòng xử án vào thứ Năm tuần trước, nói mọi người đừng bỏ cuộc.

Trong số những người khác, bà nói rằng người bình thường có thể chuyển sang các hình thức phản kháng thường gặp khác, như tẩy chay các doanh nghiệp ủng hộ Bắc Kinh và đóng góp cho các nhà lập pháp bị loại.

Bà nói: “Hãy làm bất cứ điều gì mà một người có thể nghĩ đến để sống chân thật và duy trì các giá trị cốt lõi của Hồng Kông”.

** Bài viết này lần đầu tiên đăng trên trang nhà Asian Correspondent của chúng tôi.

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Hai ông họ Nguyễn đau đầu với hai ông họ Trịnh

Huỳnh Ngọc Chênh

25-8-2017

Đó là ông TBT Nguyễn Phú Trọng và ông TT Nguyễn Xuân Phúc. Còn hai ông kia là doanh nhân Việt Kiều yêu nước Trịnh Vĩnh Bình và doanh nhân nhà nước tham nhũng Trịnh Xuân Thanh.

Ông Nguyễn Phú Trọng đương nhiên là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong vụ đưa Trịnh Xuân Thanh về nước để “đầu thú”. Còn ông Nguyễn Xuân Phúc là người đứng đầu chính phủ kế thừa hậu quả để lại của các tiền nhiệm, nên phải đối mặt trực tiếp với vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ VN.

Trịnh Xuân Thanh được cho là người của phe Đinh La Thăng và Nguyễn Tấn Dũng, thời làm chủ doanh nghiệp nhà nước đã làm thất thoát trên 3000 tỷ đồng nên là nghi can trong vụ đại án kinh tế đang bị xử lý theo chỉ đạo trực tiếp của TBT Nguyễn Phú Trọng, nhưng đã trốn thoát qua nước Đức xin tị nạn. Sau đó xảy ra vụ y bị đưa về nước xin “đầu thú” như công bố chính thức từ phía VN. Tuy nhiên phía Đức đã phản ứng mạnh mẽ và cho đó là một vụ bắt cóc vị phạm nghiêm trọng chủ quyền và pháp luật Đức cũng như công pháp quốc tế.

Ông Trọng đau đầu và cơn đau này cứ kéo dài như bị tra tấn mỗi khi từ Berlin, một trung tâm lớn của Châu Âu hé ra từng thông tin về vụ bắt cóc kèm thêm thông tin về các biện pháp trừng phạt của Đức.

Bắt đầu là phản ứng mạnh mẽ của bộ ngoại giao Đức, rồi lệnh trục xuất một nhân viên tình báo của tòa đại sứ VN, rồi tin cho nghỉ việc để điều tra một người gốc Việt trong cơ quan xét duyệt tỵ nạn (BAMF) vì nghi ngờ dính líu đến vụ bắt cóc, rồi chuyển việc điều tra bắt cóc lên cơ quan công tố cấp liên bang, rồi toàn thể dân biểu quốc hội Đức đòi trừng phạt VN, rồi tin tìm ra chủ hảng xe cho thuê để bắt cóc, rồi hành trình xe bắt cóc bị ghi lại toàn bộ qua máy định vị GPS, rồi tìm ra người gốc Việt ở Sec thuê xe phục vụ bắt cóc, rồi tin người nầy bị bắt và bị dẫn độ về Berlin, rồi tin người bị bắt cóc được đưa vào sứ quán VN ở Berlin trước khi bị đưa về VN qua sân bay ở Sec trong tình trạng nằm trên cáng khiêng, rồi tin phát hiện ra nhân tình của TXT cũng có mặt tại hiện trường vụ bắt cóc và bị đánh đến gãy tay….

Mỗi thông tin đưa ra như một tiếng búa nện vào tai ông ấy. Mà gần một tháng qua, từ trung tâm Berlin cứ thế, chậm chạp, đều đặn và từ tốn vang lên từng nhát búa, chưa biết đến lúc nào mới ngưng. Khổ thân ông. Phải chi trắng đen, nước Đức lạnh lùng ấy làm quách một lần cho xong để ông Trọng dứt cơn đau đầu, yên tâm lo việc đốt lò cứu đảng.

Ở trung tâm khác của Châu Âu còn lớn hơn, một ông Trịnh khác đang làm đau đầu nhức óc ông Nguyễn thứ hai. Việc xét xử vụ án đang diễn ra căng thẳng. Hai đội ngũ luật sư danh tiếng từ hai nước Mỹ và Anh đại diện quyền lợi cho hai phe Trịnh và Nguyễn đang nã pháo lý lẽ vào nhau, tranh giành từng milimet lợi thế. Mấy ngày nay, ông Nguyễn này phải mất ăn mất ngủ để hóng tin thuộc cấp báo về từng giờ diễn biến tranh tụng tại tòa.

Ông Phúc ắt rất hận mấy tay tiền nhiệm cấp trên và cấp dưới quá tham lam và lạm quyền để xảy ra cớ sự này. Phải chi sau vụ hòa giải thành ở Singapore, đừng tham tiếc, trả quách hết tài sản lại cho ông Trịnh như đã cam kết. Tôi thấy ở đường Trần Hưng Đạo Sài Gòn, ngay bên cạnh tòa nhà đồ sộ của công an thành phố có một khách sạn 10 tầng của ông Trịnh xây dựng cách đây hơn 20 năm vẫn còn bỏ hoang, sao không trả lại cho ông ta? Còn bao nhiêu tài sản khác, nhiều lắm, do tham lam tẩu tán hết rồi thì tịch thu lại hoặc không thu lại được thì quy ra tiền rồi rút tiền ngân khố ra đền bù cho ông ta. Hồi đó không làm những việc đó để bây giờ phải đi hầu tòa.

Ở phiên tòa Paris này, dù ông Nguyễn có thắng ông Trịnh thì VN cũng thua to. Bao nhiêu cái xấu xa của hệ thống tư pháp không độc lập bị phơi bày ra trước mắt thiên hạ qua vụ hình sự hóa quan hệ kinh tế với nhà đầu tư Trịnh Vĩnh Bình trước đây ở VN.

Qua hai sự việc lùm xùm ở hai trung tâm trời Âu nầy chúng ta thấy nổi lên số phận của hai ông họ Trịnh. Một ông là dân thường sinh ra ở miền Nam, được hấp thu nền giáo dục khai hóa nhân bản, sau 75 không thể sống chung được với cộng sản nên bỏ nước ra đi, tự thân lập nghiệp ở xứ người, vươn lên thành doanh nghiệp thành đạt có tiền triệu đô la. Với số tiền đó, ông có thề ở không hưởng thụ suốt đời hoặc tiếp tục đầu tư mở rộng để phát triển lên hơn.

Nhưng nghe lời kêu gọi của những người cộng sản mà ông tin rằng đã thay đổi, cộng thêm thôi thúc của lòng yêu nước, ông Trịnh mang bạc triệu đô la về đầu tư phát triển quê hương. Và thế là ông dính bẫy, không những bị cướp hết tài sản mà bản thân còn bị đày đọa vào chốn ngục tù. Quá sức bi kịch cho số phận của một con người.

Ngược lại, ông Trịnh kia là công tử đỏ, sinh ra, lớn lên, học tập trong cái nôi cộng sản, chẳng cần tự thân nỗ lực, học hành chưa qua trình độ viết đúng chính tả cơ bản, vẫn được o bế đưa lên ngồi vào những chức vụ ngon lành nhất, nắm trong tay một doanh nghiệp với hàng ngàn tỷ đồng vốn. Rồi lại thăng tiến lên phó chủ tịch tỉnh, rồi đại biểu quốc hội, rồi sẽ mọi thứ chức tước cao ngất nữa đang chờ phía trước, nếu như…

Kiểu công tử đỏ, thái tử đỏ như Trịnh Xuân Thanh có đầy rẫy đang ngồi trên đầu nhân dân ở khắp mọi nơi để làm tàn lụi đất nước. Trường hợp công tử đỏ TXT chỉ là một sự cố hết sức cá biệt bị lộ, bị hy sinh, bị biến thành củi để nhóm lò cứu đảng.

Nhưng mệnh đời run rủi thế nào, hai ông họ Trịnh, hai số phận xa lạ khác biệt ấy lại gặp nhau ở một điểm chung. Cùng xuất hiện trong một khoản thời gian tại hai trung tâm lớn ở Châu Âu, được nền luật pháp công minh của nhân loại tiến bộ bảo vệ, để gây ra những cơn đau đầu chưa biết khi nào dứt cho hai ông họ Nguyễn đầy quyền lực ở VN.

Cũng qua vụ đau đầu của hai ông Nguyễn mà chúng ta hiểu ra rằng luật pháp của nhân loại văn minh là luật pháp vì con người, bảo vệ cho từng thân phận con người, dù đó là con người gì.

Khởi tố LS Đài theo hai điều là ‘chưa có tiền lệ’

BBC

25-8-2017

Một luật sư ở Hà Nội nói với BBC rằng việc khởi tố ông Nguyễn Văn Đài theo cả hai Điều 88 và 79 “là chưa có tiền lệ” và “là chỉ dấu chính quyền xem ông là con cá lớn để đổi chác với quốc tế”.

Tháng 12/2015, Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt và bị khởi tố theo Điều 88 Bộ luật Hình sự sau khi ông nói chuyện về Hiến pháp và các quyền con người cơ bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Hôm 30/7, Bộ Công An Việt Nam loan báo việc bắt tạm giam và khởi tố thêm bốn người trong vụ án được gọi là “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo Điều 79, Bộ luật Hình sự.

Việc thay đổi tội danh từ khi bắt tạm giam cho tới khi khởi tố, đưa ra xét xử theo Bộ luật Hình sự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Luật sư Lê Công Định từng bị bắt theo điều 88 nhưng khi đưa ra xét xử cùng các ông Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long được áp dụng điều 79 (có khung hình phạt nặng hơn).

Thông báo của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao gửi Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Đài đề hôm 23/8 được luật sư này chia sẻ trên Facebook của ông ghi: “Ông Nguyễn Văn Đài bị khởi tố về các tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”, “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 88 và 79 Bộ luật Hình sự, thuộc Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia.”

“Xét thấy cần phải giữ bí mật trong quá trình điều tra vụ án, Viện Kiểm sát quyết định để người bào chữa [ông Sơn] tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra vụ án.”

‘Nói sự thật’

Hôm 25/8, trả lời BBC, Luật sư Lê Quốc Quân nói: “Tôi bị sốc khi hay tin Luật sư Nguyễn Văn Đài bị khởi tố thêm tội danh thế này.”

“Lần đầu tiên có người bị khởi tố vì hai hành vi liên quan đến hai Điều 79, 88 thuộc Chương an ninh quốc gia, có mức án rất cao, có thể đến tử hình.”

“Dù chỉ khởi tố ông Đài theo một Điều 88 thôi đã là quá đáng, không chấp nhận được vì ông ấy chỉ nói sự thật về hiện trạng đất nước.”

“Việc khởi tố thêm tội danh nặng với ông Đài là chỉ dấu cho thấy chính quyền muốn gia tăng đàn áp, không dung thứ cho những ai vì lòng yêu nước muốn thảo luận về tình hình đất nước một cách ôn hòa.”

“Việc khởi tố thêm ông Đài theo Điều 79 có nghĩa là chính quyền có quyền giam giữ ông Đài thêm bốn lần tạm giam, tức khoảng 16, 20 tháng nữa mà luật sư bào chữa cho ông không thể can thiệp.”

“Còn về bản án cho ông ấy sẽ thế nào thì tôi không dám dự báo, nhưng mong chờ có sự thay đổi hoặc nhìn nhận đúng đắn là ông ấy không phạm tội.”

“Như tôi và những người Việt Nam khác tin ông ấy.”

Luật sư Quân nói thêm: “Chính quyền xem vụ án Nguyễn Văn Đài là đầu vụ, xem ông là con cá lớn, là món đổi chác cho những vấn đề lớn với quốc tế”.

“Nhưng hiện tại Việt Nam đang vỡ trận, bị ảnh hưởng bởi vụ không tôn trọng luật pháp quốc tế sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh nên không có nhiều cơ hội để đổi chác.”

“Hơn nữa, bối cảnh quốc đang thay đổi, dường như người ta không quan tâm nhiều lắm đến những cá nhân hoạt động nhân quyền.”

‘Tiếc là như vậy’

“Bản thân tham gia hoạt động luật sư cùng ông Đài, tôi nhận thấy ông là người chân thành, yêu nước, sống đẹp. Ông đem cái đẹp đi vào một xã hội như thế này nhưng rồi lại bị người ta vùi dập.”

“Nhưng tôi biết ông là người có đức tin vào Chúa và lẽ sống nên trời sẽ có mắt, cho ông một giải pháp hoặc một giá trị nào đó.”

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm ở TP Hồ Chí Minh, nói với BBC: “Các quy trình tố tụng của án an ninh quốc gia có lẽ được “đặc quyền” nằm ngoài quy trình tố tụng của các loại án khác. Nên việc bảo vệ của các luật sư đối với thân chủ trong các vụ án an ninh hầu như là vô vọng.”

“Vì thế đa phần các luật sư ít tham gia những vụ án được quy kết là xâm phạm an ninh quốc gia là vậy.”

Sau phiên xử blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm 10 năm tù trong phiên sơ thẩm vì tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước” ở Khánh Hòa hôm 29/06, Luật sư bào chữa Võ An Đôn nói:

“Những vụ án có liên quan đến an ninh quốc gia thì luật sư có cũng như không. Chỉ nói mà chẳng ai nghe hết.”

Dân nói về việc bồi thường thảm họa Formosa

RFA

Formosa Hà Tĩnh xả thải ra biển gây hàng loạt cái chết về môi trường và cả bốn tỉnh Bắc miền Trung Việt Nam đều rơi vào khủng hoảng vì biển nhiễm độc. Cho đến thời điểm hiện tại, Formosa Hà Tĩnh vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động và biển vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, đời sống người dân khó khăn. Nhà nước tuyên bố đã chi trả 95% tiền đền bù cho dân. Về phía người dân, sự bất bình ngày càng gia tăng bởi tiền đền bù bất minh và có dấu hiệu biển thủ, cửa quyền.

Người bị thiệt hại vẫn đói khổ, kẻ ngồi không nhận tiền

Một cư dân Hà Tĩnh, tên Phú, chia sẻ: “Nó chơi trò bịp dân vậy đấy. Nó cho kê khai 100 người thì nó đền bù khoảng 60 người thôi. Như ban đầu kê khai thì nó kê khai cả kể từ 15 đến 19 tuổi. Nhưng sau này không còn một ai trong độ tuổi này nhận được tiền bồi thường. Dân ban đầu đi kê khai thì ghi danh sách từ 15 tuổi trở lên nhưng khi đền bù, 10 người chỉ nhận được 5 người, 6 người. Có nhà nó chỉ trả 2 người, may lắm 1 người vì có nhà không được đồng nào. Thế thì đền bù đâu, đấy là tiền Formosa đền bù cho dân chứ phải tiền các anh đâu mà các anh làm như vậy. Các anh bóp cổ dân chứ, các anh đã thấy dân chúng tôi chết chưa, chết hơn 1 năm rồi. Đâu phải tiền các anh đâu mà các anh làm vậy, nào là kinh tế, nghề nghiệp, sức khỏe, môi trường, tương lai… Các anh phải đền cho chúng tôi từ A đến Z, vậy mà các hành xử như vậy. Cho nên là một chế độ đen tối, thối nát.”

Nó chơi trò bịp dân vậy đấy. Nó cho kê khai 100 người thì nó đền bù khoảng 60 người thôi.
– Một cư dân Hà Tĩnh

Ông Phú cho biết thêm là vấn đề đền bù cho những gia đình bị thiệt hại có quá nhiều điều khuất tất. Từ việc khai mang hộ khẩu của một số gia đình không hề liên quan đến đánh bắt, nuôi trồng thủy sản cho đến những gia đình nuôi tôm nước ngọt, ở tít tận trên núi, có quan hệ bà con với cán bộ đã thông đồng khai thiệt hại và số tiền đền bù các gia đình này nhận được lên đến cả tỉ đồng. Trong khi đó, những gia đình nuôi tôm, nước mặn, nước lợ và người làm nghề đánh bắt lại không nhận được đền bù hoặc chỉ nhận được số tiền ít ỏi, nhà nào nhận được nhiều lắm cũng chỉ vài chục triệu đồng.

Như gia đình ông là một ví dụ, có hai người đi đánh bắt gần bờ, một chiếc tàu cá hạng trung và có ba người đi buôn bán, nuôi trồng thủy sản. Nhưng ông không hề biết số tiền đền bù là gì, ông chỉ nhận được gạo hỗ trợ của chính phủ, sau đó có nhận được bảy chục triệu đồng nhưng số tiền nhận về chưa đầy ba ngày thì công an xã đến yêu cầu ông nộp bớt 50% trở lại cho xã mà không nói lý do và cũng không có bất kì biên bản thu hồi hay giấy chứng nhận gì. Ông thắc mắc và yêu cầu có văn bản thì bên phía xã nói gia đình ông không thuộc tiêu chuẩn nhận 70 triệu đồng, đã phát nhầm nên yêu cầu ông phải trả lại.

Sau khi trả lại tiền vì không muốn mình phải cầm nhầm tiền của người khác, ông Phú theo dõi, tìm hiểu thì biết được tiêu chuẩn nhận của gia đình ông không chỉ là 70 triệu, số tiền lớn hơn rất nhiều nhưng cấp chính quyền địa phương đã chấm mút, gặm nhỏ bằng mọi cách. Để cuối cùng, những người bị thiệt hại thì nhận số tiền chẳng đủ để mua gạo, kẻ không hề hấn gì, không liên quan thì nhận được số tiền đền bù cao ngất.

Qua câu chuyện này, ông Phú đưa ra kết luận rằng mọi thiệt hại từ môi trường, tài nguyên cho đến con người đều là cơ hội gặm nhấm, cào cấu tốt nhất của chính quyền địa phương, họ ăn không từ một thứ gì và họ ăn trên cả nước mắt, cái chết của đồng bào. Ông nói rằng những kẻ đầu tiên nhận được lợi lộc từ Formosa là chính quyền địa phương, sau đó họ xả độc, tạo thêm một cơ hội mới để béo tốt cho giới quan chức địa phương thông qua tiền đền bù. Và người chịu thiệt hại đầu tiên, nhận thiệt hại cuối cùng bao giờ cũng là người dân thấp cổ bé miệng, chẳng biết tìm đâu ra lẽ phải, công lý hay sự tử tế từ giới quan chức. Họ ăn được là ăn, bất chấp mọi thứ để ăn.

Số tiền đền bù đã được dùng làm gì?

400-hinh2.jpg
Người dân phơi khoai sắn làm lương thực khi thiếu gạo. RFA photo

Chị Thảo, cư dân tỉnh Quảng Bình, người chịu thiệt hại trực tiếp vụ Formosa xả độc, chia sẻ: “Vấn đề là biển phải sạch để nhà em sinh kế chứ đền bù thì ăn được mấy bữa. Vì nếu em mang đổi gạo thì ăn có đủ một năm đâu. Vậy mà khi lên nhận tiền đền bù họ làm khó làm khăn, làm như kiểu mình đi xin, nó thích cho ai hay phát ai trước là quyền của nó, nó bảo là theo chỉ thị này nọ. Vậy mà ban đầu em nghĩ là thôi thì chính phủ, nhà nước đã quyết, mình dân mình phải nghe thôi, nhận tiền đền bù về để thay đổi ngành nghề. Nhưng khi đền bù thì nhỏ giọt thì làm được gì, lần này nhận không đủ mua gạo, lần khác không đủ mua gạo gì khác, vậy thì làm sao để chuyển đổi ngành nghề. Như con em giờ có đứa trốn qua Lào làm thuê, cũng phải vay mượn mà đi chứ có nhà nước nào giúp…”

Chị Thảo chia sẻ thêm là hiện nay, số tiền của gia đình chị nhận được, gọi là đền bù gì đó cũng chỉ loay hoay trong vài chục triệu đồng, cộng tất cả mọi người trong gia đình vẫn chưa tới 100 triệu đồng. Nhưng con số mà chính quyền xã, chính quyền huyện báo cáo lên cấp trên không phải vậy, có gia đình lên tới vài tỉ đồng và trung bình mỗi gia đình ba trăm triệu đồng. Chị nói rằng nếu như nhận đúng số tiền ở hạng trung bình này thì gia đình chị sẽ làm được rất nhiều việc. Nhưng đó chỉ là bánh vẽ, con số thực nhận không là bao nhiêu, chưa nói đến cảnh đi nhận tiền đền bù thiệt hại mà bị đối xử chẳng khác nào kẻ ăn xin, hách dịch, cửa quyền và vô văn hóa là thói thường của những kẻ gọi là đại diện nhà nước phát tiền đền bù cho dân.

Chị Thảo nói rằng sau khi nghe nhà nước công bố đã trả cho nhân dân 95% tiền đền bù thì chị chỉ còn biết chưng hửng, chẳng thể nói gì thêm. Bởi nếu thực sự nhà nước, chính quyền địa phương đã chia đúng số tiền ấy cho dân và còn 5% nữa chưa chia thì không còn gì để bàn. Ở đây phải nói là chia bởi tiền đền bù thiệt hại, dân sẽ chia theo đúng người, đúng sự việc, nhà nước chỉ có quyền làm trọng tài phân phát thôi. Cái không còn gì để bàn nằm ở chỗ nếu chia trung thực thì nhà nước quá kém bởi không định lượng được mức độ thiệt hại cũng như đời sống khó khăn của nhân dân sau khi bị thiệt hại, đã bị Formosa Hà Tĩnh qua mặt dễ dàng.

Trường hợp ngược lại thì vấn đề trở nên xấu hơn bởi nhà nước không tử tế, đã bất minh, lợi dụng thiệt hại, lợi dụng nỗi đau của nhân dân mà chấm mút, vơ vét, quơ quào. Như vậy, nếu chính quyền trung ương muốn cho nhân dân tin tưởng thêm một lần nữa thì phải tổ chức thanh tra, điều tra một cách nghiêm túc để trả sự công bằng cho người dân.

Bởi người dân vùng biển chết Bắc miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã quá khó khăn, giờ còn thêm cảnh đói khổ, tứ tán phiêu bạt làm thuê làm mướn kiếm cơm, trẻ em đối diện nguy cơ thất học, người lớn thất nghiệp… Lẽ ra nhà nước nên quan tâm nhiều hơn và có một chính sách đền bù thỏa đáng, khoa học và nhân bản một chút để cứu chuộc niềm tin của nhân dân!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Gần 20 công an bị thương ở Thái Nguyên: Dân dùng kẻng báo động khi có xe đổ xỉ thải

0
GiadinhNet – Để phản đối hoạt động đổ xỉ thải của doanh nghiệp, người dân xã An Khánh đã cắt cử người ăn ngủ tại chân mỏ, dùng kẻng đánh báo động cho mọi người biết mỗi khi doanh nghiệp đổ thải. Lực lượng chức năng đã phải thu hồi kẻng của người dân.

Liên quan đến việc sáng 16/8, hàng trăm người dân xã An Khánh (Đại Từ – Thái Nguyên) tụ tập, phản đối việc Công ty Than Khánh Hòa đổ thải ra diện tích đất khi chưa đền bù thỏa đáng, ông Trương Văn Dũng – Chủ tịch UBND xã An Khánh cho biết, việc người dân phản đối đã kéo dài trước đó gần 5 tháng.

Theo ông Dũng, người dân xã An Khánh dựng lều, sắm kẻng sắt, cắt cử người thường xuyên túc trực tại chân mỏ than. Mỗi khi doanh nghiệp đổ xỉ thải, người trông coi có nhiệm vụ đánh kẻng báo động cho dân làng kéo ra.

Đã nhiều lần người dân phát hiện Công ty Than Khánh Hòa đổ thải và đánh kẻng báo động, hàng trăm người kéo ra phản đối, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ.


Người dân xã An Khánh phản đối không cho doanh nghiệp đổ xỉ thải lấp đường đi.

Người dân xã An Khánh phản đối không cho doanh nghiệp đổ xỉ thải lấp đường đi.

Chính quyền cơ sở đã nhiều lần họp dân, tuyên truyền giải thích, nhưng mọi cố gắng như “đá ném ao bèo”, người dân vẫn không chấp nhận việc đền bù đất.

Theo ông Dũng, việc người dân đánh kẻng báo động gây mất an ninh trật tự, sau khi họp bàn kỹ với các ngành chức năng, chính quyền địa phương đã tiến hành thu kẻng của người dân.

Các cơ quan chức năng cũng nghiên cứu việc xử phạt người đánh kẻng nhưng không áp dụng được.

Trước đó, năm 2008, UBND tỉnh Thái Nguyên có quyết định thu hồi hơn 18ha đất nông nghiệp ở xã An Khánh giao cho Công ty Than Khánh Hòa làm bãi đổ xỉ than.

Theo quyết định thu hồi doanh nghiệp phải bồi thường 78.300.000 đồng/1 sào đất ruộng. Người dân An Khánh khi đó đồng tình giao đất cho doanh nghiệp.

Tháng 7/2014, UBND tỉnh Thái Nguyên có quyết định thu hồi 29 ha đất nông nghiệp của các hộ dân ở xã An Khánh để giao cho Công ty Than Khánh Hòa làm bãi đổ xỉ thải.

Thời điểm này, giá đất lên, người dân yêu cầu doanh nghiệp muốn lấy đất phải chi trả 104 triệu đồng/1 sào. Sau khi nghiên cứu, UBND tỉnh Thái Nguyên đã nhất trí phê duyệt giá đền bù là 104 triệu đồng/1 sào.

Tuy nhiên, sau khi lấy tiền đền bù 29ha xong, hơn 100 người dân thuộc diện thu hồi 18ha trước đó lại biểu tình, yêu cầu đòi doanh nghiệp phải chi trả là 104 triệu đồng/1 sào thì mới cho đổ xỉ thải.

Để gây sức ép với doanh nghiệp ngày 26/3, hàng trăm người dân đã căng lều bạt, băng rôn khẩu hiệu, đồng thời cắt cử người trông chừng không cho doanh nghiệp đổ xỉ thải nếu chưa giải quyết xong tiền đền bù cho người dân.

Khi sự việc hòa giải chưa được giải quyết dứt điểm, trước hoạt động đổ xỉ thải của doanh nghiệp, sáng 16/8 hàng trăm người dân đã kéo đến chân mỏ phản đối việc đổ thải của Công ty Than Khánh Hòa.

Nhiều người dân bị kích động, dùng cả gạch đá ném về phía lực lượng chức năng bảo vệ mục tiêu, khiến gần 20 chiến sĩ công an bị thương.

Đỗ Lực

Báo Gia đìnhXã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Giám đốc đánh nữ bác sĩ: ‘Tát vài cái chứ có chi đâu’

1
 (PLO)- Chủ tịch phường cho rằng mình can ngăn còn Bệnh viện 115 Nghệ An cho rằng ông này cầm ghế nhựa xông vào phòng để đòi đánh BS và điều dưỡng ở trong.

Về vụ bác sĩ bị đánh trong phòng cấp cứu, bản tường trình của chủ tịch phường cho rằng ông đi vào phòng cấp cứu cầm lấy chiếc ghế định ngồi xuống rồi thả ghế can ngăn đánh BS. Còn báo cáo mới nhất của Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An nêu “ông ta cùng với một người đi cùng tay cầm ghế nhựa xông vào phòng để đòi đánh BS và điều dưỡng ở trong đó, nhưng có một số người can ngăn, nên cả 2 người này bị đẩy ra khỏi phòng”.

“Bay đập chết hắn cho tau”

Hôm nay (22-8), BV 115 Nghệ An đã có báo cáo về việc BS và điều dưỡng của BV này bị hành hung gửi lên Sở Y tế Nghệ An để Sở báo cáo lên Bộ Y tế.

Theo báo cáo của BV 115 Nghệ An, sự việc diễn ra vào đêm 18-8, toàn thể cán bộ, nhân viên BV hết sức bức xúc và phẫn nộ với hành vi tấn công, hành hung nhân viên y tế của những người nhà bệnh nhân.

Giám đốc đánh nữ bác sĩ: 'Tát vài cái chứ có chi đâu' - ảnh 1Nữ bác sĩ bị tát vào mặt trong phòng cấp cứu bệnh nhân.

Theo tường trình của bệnh viện, sau khi tiếp nhận bệnh nhân tên là Nguyễn Văn Nam (26 tuổi) bị tai nạn giao thông, BS trực Hoàng Thị M. đã khám cho bệnh nhân, ra y lệnh đi chụp phim và đã giải thích tình trạng của người bệnh cho những người đi cùng.

“Khi BS Nguyễn Thị Quỳnh Tr. và điều dưỡng Hoàng Thị Ng. vẫn đang ở bên bệnh nhân và yêu cầu người đi cùng đưa giấy tờ (chỉ định chụp phim người nhà cầm sang làm thủ tục hành chính) để đưa bệnh nhân đi chụp phim, thì xuất hiện một nhóm người lạ mặt đi vào phòng Cấp cứu.

Một người đàn ông to cao, mang kính cận, tay cầm điện thoại lớn tiếng cho rằng bệnh nhân vào đã lâu mà không được làm gì, không được quan tâm. BS M. đã trả lời với người này là chị đã khám và cho chỉ định chụp phim. Các điều dưỡng đang chuẩn bị đưa bệnh nhân đi chụp.

Người này chỉ tay vào mặt BS M., chửi bới thô tục, lao vào đánh vào mặt và đầu chị nhiều cái, khiến bác sĩ choáng váng, đứng không vững, phải dựa vào bức tường phía sau lưng.

Trích đoạn video clip quay ông Nguyễn Xuân Huân – Chủ tịch UBND phường Trung Đô cầm ghế trong phòng cấp cứu. 

Thấy đồng nghiệp bị đánh, anh Lê Quang H. (Điều dưỡng Khoa Hồi sức Cấp cứu Chống độc) đến can ngăn, yêu cầu người đàn ông này không được đánh bác sĩ, thì ông ta tiếp tục chửi bới, chỉ tay vào mặt anh, đòi đánh. Có một người chạy ra can, anh H. và bác sĩ M. đi vào phòng trực đóng cửa lại. Người đàn ông tiếp tục đuổi theo. Ông ta cùng với một người đi cùng tay cầm ghế nhựa xông vào phòng để đòi đánh bác sĩ và điều dưỡng ở trong đó, nhưng có một số người can ngăn, nên cả 2 người này bị đẩy ra khỏi phòng.

Không đánh thêm được các nhân viên Y tế, người đàn ông to cao, đeo kính, mặc áo xanh vẫn tiếp tục chửi, dọa giết và hô hoán những người đi cùng ông ta “Bay đập chết hắn cho tau”. Ông này cũng liên tục gọi điện cho ai đó đến bệnh viện…”- báo cáo nêu.

Công an chưa kết luận vụ việc 

Giám đốc BV 115 Nghệ An “đề nghị ngành y tế cùng các cơ quan chức năng vào cuộc, trừng trị những người này thích đáng, bảo vệ nhân viên Y tế để chúng tôi yên tâm công tác, chăm sóc và điều trị bệnh nhân được tốt hơn”.

Giám đốc đánh nữ bác sĩ: 'Tát vài cái chứ có chi đâu' - ảnh 2Ông Nguyễn Xuân Huân- Chủ tịch UBND phường Trung Đô tường trình cho biết, ông cầm ghế lên định để ngồi.

Theo xác minh, người cầm ghế nhựa ở trong phòng cấp cứu là ông Nguyễn Xuân Huân – Chủ tịch UBND phường Trung Đô (TP Vinh).

Sáng nay (22-8), Thường trực Thành ủy và UBND TP Vinh cũng đã nhận được bản tường trình của ông Huân.

Theo tường trình của ông thì bệnh nhân Nam là người nhà, khi ông đến bệnh viện thấy phía trong phòng cấp cứu lộn xộn và người nhà bị thương nặng. “Tôi hoang mang chưa biết xử lý thế nào, cầm lấy cái ghế định ngồi xuống thì thấy anh Thắng (người cùng công ty với người nhà tôi) đi vào phía trong buồng BS. Liền đó, tôi thả ghế và ôm anh Thắng ra ngoài trước sự chứng kiến của mọi người…”, ông Huân tường trình.

Ông Huân cũng cam đoan ông không hề gây gổ và không có hành động đánh nhau. “Người đánh BS là anh Thắng. Tôi là người can ngăn và yêu cầu mọi người ra ngoài để đảm bảo an ninh trật tự”, ông cho biết.

Giám đốc đánh nữ bác sĩ: 'Tát vài cái chứ có chi đâu' - ảnh 3BV Đa khoa 115 Nghệ An nơi xảy ra sự việc BS và điều dưỡng bị hành hung.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Hoàng Thắng (Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Tân Thắng) cho biết, ông là người đưa anh Nam – nhân viên của ông đến BV 115 cấp cứu. “Tôi đưa người vào, cấp cứu không cấp cứu, máu chảy tràn ra, tôi là người nóng tính, khi đó họ không làm, bắt đầu cãi qua cãi lại. Tôi có đưa tay lên tát họ mấy cái chứ có vấn đề chi đâu…”.

Liên quan đến vụ việc, sáng  22-8, ông Nguyễn Đức Trường – Trưởng Công an xã Nghi Phú cho biết, hiện công an xã Nghi Phú và Công an TP Vinh đang tiếp tục xác minh làm rõ, chưa có kết luận xử lý vụ việc nên chưa thể cung cấp thông tin cho báo chí.

“Căn nhà Rạng đông“ và Bolero

0
Tho Nguyen 
Tháng 6.1975 mình về Quy Nhơn thăm quê lần đầu. Buổi tối ra phố Trần Hưng Đạo, phố chính của thành phố, đèn đuốc sáng trưng, các cửa kính đầy ắp hàng hóa, hoa cả mắt.

Là dân điện tử, mình chỉ thích ngắm mấy cửa hàng bán đồ HIFI với những dàn Akai, loa Kenwood, Sansui, ampli Pioneer mới cứng cựa. Cửa hàng đồ điện to nhất ở Trần Hưng Đạo là Radio Bồng Sơn phát băng nhạc „Hoàng Hôn“ của Paul Mauriat nghe sướng thật.

Cách đó một quãng có 4 thanh niên trạc 19-20 tuổi mở cửa hòa tấu nhạc: hai đàn guitar điện, một organ và một dàn trống sáng choang. Ngoài Bắc hồi đó không thằng thanh niên nào dám mơ có dàn nhạc như thế, mà có thì bố bảo cũng không dám vác ra chơi công khai. Mình và một số người, trong đó có mấy bạn lính Bắc cũng xúm vào nghe băng nhạc này chơi. Họ biểu diến khá thuần thục, hoàn toàn theo cảm hứng, không lấy tiền.

Trong số các bản nhạc họ chơi, ấn tượng nhất là bản nhạc „The House Of The Rising Sun“ (Căn nhà Rạng đông) mà mình mê từ hồi còn ở Đức.

Bỗng nhiên có ba thanh niên đeo băng đỏ rẽ đám đông tiến tới, cắt ngang cảm hứng của mình.

– Cách mạng đã cấm không được phổ biến văn hóa Mỹ-Ngụy, các anh chỉ được chơi các bài cách mạng thôi!

Im lặng một lúc, sự thất vọng thể hiện cả trên gương mặt các bạn lính Bắc.

Rồi một cậu trong ban nhạc nói:

– Dạ, bây giờ tụi em chơi Kalinka, nhạc Liên-Xô ạ.

Đám trẻ chơi Kalinka bằng guitar điện mà nghe y như gẩy bằng Balalaika, dân chúng vỗ tay rào rào, cả mấy bạn cờ đỏ. Mình không thể ngờ đám thanh niên đó nhanh nhậy thế, chỉ mấy tháng sau ngày hòa bình mà họ đã chơi nhạc Nga thành thạo.

-Giờ là Guantanamera, dân ca Cu Ba! Một cậu nói và chơi tiếp.

Đến lượt mình hiểu ra vấn đề. Khi bản nhạc Guantanamera vừa kết thúc, mình nói luôn: Bài “Apache” cũng của Cu-Ba đó, có đánh được không?

Ban nhạc chợt nhận ra đồng minh hùng hậu, cười bảo” Dạ, tui em biết”

Thế là Apache ”xã hội chủ nghĩa” lại vang lên.

Mấy bạn cờ đỏ thấy đám cán bộ và bộ đội đứng đó khen hết bản nhạc cách mạng này đến nhạc xã hội chủ nghĩa khác nên bỏ đi.

Mình hỏi: Có chơi lại bài “The House of Rising Sun” được không? Hồi nãy đang nghe nửa chừng, thèm quá!

Mấy cậu trẻ nhìn theo bóng các bạn cờ đỏ, vẻ e ngại.

“Không sao đâu, nếu họ quay lại, tụi tớ sẽ bảo đó là nhạc Cộng hòa Dân chủ Đức, Mỹ chỉ copy thôi.” Mình nhìn sang mấy bạn bộ đội. Họ cười ồ.

Thế là “The House of Rising Sun” lại vang lên.
…..

Qua nay thấy thiên hạ bàn tán chuyên Bolero với Bô lê riếc, chẳng hiểu mẹ gì cả.

Chỉ khuyên những người thích Bolero hãy dựa vào cái định nghĩa: “Nhạc Bolero xuât thân từ Cu-Ba”, như thằng Wiki nói, để tạo dư luận ủng hộ nó.

Dù sao thì Cu-Ba hiện nay là nước XHCN duy nhất hành tinh: Tuy nghèo “dã man” (nói theo kiểu Sài Gòn), nhưng trẻ em đi học không mất tiền, vào bệnh viện miễn phí, mỗi người một giường.

Người Việt muốn tiến lên XHCN để khi vào viện không phải đút tiền và ngửi chân người khác thì nên ủng hộ phát triển nhạc Bolero của Cu-Ba, thế thôi 🙂

https://www.youtube.com/watch?v=hRXb7K7k7bQ
——-

PS: Năm 1976 quay lại Quy Nhơn, Radio Bồng Sơn đã bị niêm phong và mấy tối liền đi ra phố, không thấy mấy bạn trẻ đó chơi nhạc nữa.

Đừng đi Mỹ, một quốc gia ngu ngốc và lạc hậu

0
Bài viết thú vị về nước Mỹ qua giọng văn châm biếm của một người Trung Quốc.

Bản tiếng Việt do anh Nguyễn Đại Hoàng chuyển ngữ kèm lời giới thiệu.

~*~

Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách tới được cái xứ sở siêu cường đó.

Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến là rất đáng thất vọng!

1. Công nghiệp

Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển!

Hồi trung học, chúng ta đã được dạy rằng, công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu.

Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp tất phải có nhiều ống khói, nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng của sự công nghiệp hóa! Thế mà ở tại xứ Cờ Hoa này, tịnh không có một cái ống khói nào! Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi!

Và ở Mỹ bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong sạch thôi. Chả tìm đâu ra những nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên bờ sông! Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ gì nữa! Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả!

2. Kinh tế

Người Mỹ hầu như không biết làm kinh tế! Bạn biết đấy, nước họ có cơ man nào là xa lộ tỏa đi mọi hướng, vươn đến mọi làng mạc xa xôi, thế mà tịnh không thấy một trạm thu phí nào! Thế là mất toi cả núi vàng!

Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí nhỉ! Chắc chắn non tháng đã gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài trông ra Đại Tây Dương ấy chứ!

Hai bên xa lộ còn những cụm hồ hoang sơ tĩnh lặng. Thế mà chính quyền cứ để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa sức vẫy vùng, không nghĩ đến việc xây dựng vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ ràng là không có đầu óc kinh tế tí tẹo nào!

3. Xây dựng

Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai lắm.

Ngoài một số ít tòa nhà chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc bạn rất ít gặp những công trình bê tông ở nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu khác.

Thử nghĩ mà xem, đến giờ này mà gỗ vẫn còn được dùng để xây dựng nhà cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của ngoại bang này còn thua xa trình độ của triều đại nhà Thanh xưa kia ấy chứ!

4. Văn hóa

Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc hậu và khờ khạo.

Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở hành lý giá 3 đô la. Nhưng tôi lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm tôi 3 đô la đó, và thấy tôi lỉnh kỉnh đồ đạc nên còn giúp mang lên xe nữa! Người Mỹ cũng luôn sẵn sàng mở cửa giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không? Thế đấy!

Ở nước ta, mấy chuyện này chỉ có vào thời Lôi Phong tức là vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước thôi – còn bây giờ lối cư xử đó quá ư lạc hậu. (Lôi Phong là một thanh niên mà thời Mao thường nhắc tới như một tấm gương về đạo đức).

Hồi đó người ta chuộng lối sống “đạo đức giả” nhưng bây giờ chúng ta không như vậy nữa. Bây giờ chúng ta nên sống thực dụng trần trụi, đó mới là hiện đại chứ! Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng ta hàng mấy thập kỷ, và không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng ta cả!

5. Ẩm thực

Người Mỹ làm như không biết thưởng thức thịt thú rừng.

Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp lái xe đi đến một thành phố khác, thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn tôi lập tức thắng lại và bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại này có thể làm hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử lý tụi thú hoang này như thế nào cơ đấy!

Người Mỹ làm như cũng không biết ăn thịt thú rừng, thậm chí không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại thịt thú rừng thơm ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này để kiếm bộn tiền! Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật đó là một xã hội còn quá sơ khai!

6. Phong cách

Người Mỹ làm như không biết tự trọng!

Các giáo sư Mỹ không quan tâm nhiều đến bề ngoài, họ không hề có cái gọi là phong thái bác học. Giáo sư D chẳng hạn, là một giáo sư tâm lý học cực kỳ nổi tiếng thế mà giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn bánh bích quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ với họ về bộ phim 21, hay về minh tinh Trung Quốc Chương Tử Di! Ông cũng không có phong cách uy nghi của một nhà bác học, và điều đó làm tôi thất vọng ghê gớm!

Các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ cũng không bao giờ ghi hai chữ PhD. lên danh thiếp của mình. Họ thậm chí cũng không biết cách thể hiện vị thế của mình. Thành ra những người học những ông thầy như vậy nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng cho đúng bộ lệ đây!

Còn ở Trung Quốc, giờ đây các công chức dường như rất biết cách để thu hút sự kính trọng của dân chúng, thậm chí đến cả vị giám đốc của một cơ quan tầm tầm ở Trung Quốc có khi còn uy thế hơn cả Tổng Thống Mỹ cơ đấy! Một công dân hạng ba của Trung Quốc có khi còn xa một công dân hạng nhất của Mỹ là vậy!

7. Học đường

Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất.

Chúng không hề có ý định đi học để trở thành ông này bà nọ trong chính quyền! Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch, bí thư, ủy viên tương lai, như tôi đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em không có bài tập về nhà. Bài tập về nhà kiểu như các học sinh như các học sinh Trung Quốc là khá xa lạ ở Mỹ.

Trường học ở Mỹ chú trọng đến đạo đức, trước hết để giúp cho các đứa trẻ trở nên những công dân có đủ tư cách, sau đó mới tính đến chuyện lý tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư? Một quan niệm nghe mới cổ hủ làm sao!

8. Y tế

Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh.

Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng… ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở Trung Quốc… Tôi chả hiểu tại sao ở Mỹ lại phân biệt việc khám bệnh với việc bán thuốc… mà lẽ ra nên tách rời lợi nhuận với trách nhiệm!

Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ không biết kiếm tiền mà! Sao lại phải nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ?… chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà! Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ không biết khai thác, rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ chết rồi!

9. Báo chí

Ý kiến của công chúng Mỹ thật chả ra làm sao!

Đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn với sự ngu dốt và khờ khạo của người Mỹ. Chẳng hạn khi họ biết Trung Quốc có đài truyền hình và báo chí, họ đã hỏi tôi một câu ngu dốt như thế này: Hóa ra Trung Quốc cũng có báo chí à? Nghe mà bực!

Chúng ta có những tờ báo tiếng Trung được Bộ Truyền Thông cho phép ấn hành sau khi đã rà soát một cách cẩn mật đấy chứ. Báo của chúng ta toàn là những bài ca tụng lên mây cả, có đâu như báo Mỹ, công chúng đóng góp phê bình loạn cả lên, thậm chí còn dám “chưởi” cả tổng thống nữa cơ đấy!

Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ!

10. Tâm linh

Người Mỹ có đời sống tinh thần hết sức vô vị nhạt nhẽo.

Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu thánh nghe hết sức khờ khạo: Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ.

Thật là buồn cười quá đi: Nếu Chúa phù hộ nước Mỹ thì làm sao lại để nước Mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế này? Cầu Chúa có ich lợi gì chứ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để đi lễ thủ trưởng!

Đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ!

11. Lối sống

Người Mỹ chả có khái niệm về thời gian.

Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người Mỹ đều ngoan ngoãn đứng vào hàng chờ đợi… Còn người Trung Quốc chúng ta – như bạn biết đấy – khôn hơn nhiều!

Bất kể đám đông như thế nào, chúng ta vẫn có kỹ năng chen lấn, điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự mệt mỏi khi đứng chờ! Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời gian còn tuyệt hơn nữa.

Thế mà những người Mỹ lẩm cẩm lại không biết đến những điều hay ho đó cơ chứ!

12. Mua bán

Những cửa hàng ở Mỹ có một phong cách buôn bán hết sức vô lý: bạn có thể trả lại hàng vài tuần sau khi mua về mà thậm chí cũng không cần nêu lý do. Ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà không hò hét quát tháo nhau ra trò chứ!

13. An toàn

Nước Mỹ không an toàn! Tôi nói điều này bởi có tới 95 % nhà dân không cần tới lưới chống trộm, và điều kỳ lạ này nữa là: chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi nhỉ?

14. Giao thông

Người Mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối quá vậy không biết!

Tôi nói điều này cũng bởi có tới 95 % tài xế không dám vượt đèn đỏ!

Và mặc dầu 99% dân Mỹ có xe hơi, vậy mà cách lái xe của họ thật lạ: bao nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi nghe tiếng còi xe, phố xá vì thế vắng lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá nữa, làm sao mà bì được phố xá ồn ào náo nhiệt ở Trung Quốc cơ chứ!

15. Tình cảm

Người Mỹ rất là thiếu cảm xúc.

Có tới 95% nhân viên không nghĩ tới việc phải làm gì cho tiệc cưới của sếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý do để chăm sóc sếp của mình. Ở Trung Quốc liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội chăm sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không? Hãy xem, người Trung Quốc chúng ta có biết bao nhiêu là tình thương mến thương với lãnh đạo!

16. Nhạy bén

Người Mỹ không nhạy bén chút nào!

99% người Mỹ đi học, đi làm, thăng quan tiến chức, mà không hề biết sự cần thiết của “phong bì” để có thể mở ra một cánh cửa… sau!

Nguồn: Blog Góc nhìn Alan Phan

VAT và ngân sách

0
FB Bạch Hoàn

Bauxite Việt Nam giới thiệu: Status của FB Nguyen Van Bao hơi dài đối với facebook nhưng lại cực kì ngắn gọn và súc tích cho chủ đề “VAT và ngân sách” của Việt Nam. BVN trân trọng giới thiệu với bạn đọc nguyên văn, chỉ ghi đầy đủ thêm mấy chữ ông viết tắt. Kính ông!

Ngân sách nước nào cũng thu từ 3 nguồn sau:

1. Bán tài nguyên

– Tài nguyên lộ thiên bán dễ nhất như đất, rừng cơ bản đã hết.

– Loại phải khai thác rồi mới bán như than, dầu phần đã cạn kiệt, phần hiện nay càng đào càng khoan càng lỗ vì giá bán không đủ bù chi phí. Thế mới buồn. Khéo ngân sách lại phải bù lỗ cho bọn đào mỏ.

– Tài nguyên vô hình như sóng vô tuyến, số điện thoại thì các công ty viễn thông đã vét sạch.

– May ra còn biển số ô-tô, xe máy. Phải bán thật lực. Số xấu thì 50 chục triệu, không đẹp không xấu thì 500 triệu, số đẹp đấu giá từ 5 tỉ. Không mua thì khỏi đi. Đỡ tắc đường, đỡ ô nhiễm.

Hết cái để bán.

2. Vay

– Vay của dân thì chẳng được bao nhiêu vì bọn giàu nó chạy ra nước ngoài hết con mẹ nó rồi. Bọn còn lại trên răng dưới các-tút, chính chúng nó còn phải đi vay để sống.

– Vay nước ngoài. Bọn nước ngoài cho vay luôn kèm điều kiện. Ví dụ kẻ vay không được làm cái nọ cái kia, thành ra mất chủ quyền. Thế thì giành độc lập làm con mẹ gì?

– Chưa kể Quốc hội biêng biêng lại đặt hạn mức nợ nước ngoài/GDP. Quá hạn mức mất rồi.

Hết đường đi vay.

3. Thu thuế

– Thuế lợi tức. Doanh nghiệp phần lớn đang thoi thóp. Lấy đâu ra lãi mà đóng thuế lợi tức?

– Thuế thu nhập. Dân cơ bản là nghèo, vắt mũi nuôi miệng. Lấy đâu ra thu nhập mà nộp?

– Chỉ còn thuế tiêu thụ, nói văn hoa là VAT. Bản chất thuế này đánh vào tiêu dùng của người dân. Hiện VAT của Việt Nam là 10%. Nghĩa là người dân bất kể lớn bé già trẻ trai gái cứ tiêu 100 đồng thì phải nộp cho Nhà nước 10 đồng (có thứ thấp hơn, có thứ cao hơn, cơ bản là 10 đồng). Khung thuế này rất khác nhau giữa các nước. Singapore thu 7%. Văn minh như EU cũng loạn xạ từ 15 đến 27%. Chẳng có lí sự mẹ gì. Do đó tiện nhất với Bộ Tài chính là tăng VAT. Nước càng văn minh thì VAT càng cao. Việt Nam đang cất cánh bay đến miền văn minh, tăng VAT sẽ dễ ăn dễ nói. Dư địa thoải mái, từ 10 lên 27 là 17%. Mỗi năm tà tà tăng 1%, 4 kì đại hội lên 27. Quá đẹp.

Như ông chuyên gia kinh tế, tên gì quên mẹ nó mất, đã nói thu thuế phải khéo như vặt lông con vịt đang sống. Vặt trụi lông mà nó không kêu. Thế mới tài.

Nguyễn Văn Bảo

_____________________________

Facebooker Bạch Hoàn: Trên báo Dân trí, một cuộc khảo sát về đề xuất tăng thuế VAT từ 10% lên 12% vào năm 2019 của Bộ Tài chính, kết quả có đến 98,47% người tham gia khảo sát không đồng ý.

Điều này hoàn toàn dễ hiểu và phản ánh đúng suy nghĩ của người dân. VAT là thuế gián thu, hiểu nôm na là khi mua hàng người dân đang phải đóng 10% giá trị món hàng cho nhà nước. Với đề xuất của Bộ Tài chính, số tiền người dân phải đóng tăng thêm 20%. Trong lúc còn đang phải thắt lưng buộc bụng, giật gấu vá vai, chắt bóp từng đồng, chẳng mấy người muốn bị móc túi ngày một nhiều hơn.

Tôi rất hiểu trong bối cảnh ngân sách khó khăn, sớm muộn gì họ cũng tăng cường moi tiền từ túi nhân dân. Với tình hình hiện nay, tôi không chấp thuận với đề nghị tăng thuế của Bộ Tài chính.

Tôi chỉ đồng ý trong trường hợp sau đây:

1. Chính phủ có cam kết đến năm 2019, thu nhập của người dân tăng thêm tối thiểu 20%. Nếu thu nhập trung bình không tăng thêm tối thiểu 20%, thì không được phép tăng thu VAT từ 10% lên 12%.

2. Chính phủ phải cam kết cắt giảm số cán bộ công chức làm việc không hiệu quả, ăn bám vào ngân sách. Đến năm 2019, phải cắt giảm được 20% và trong tương lai phải tiếp tục cắt giảm.

3. Chính phủ cần cam kết cắt giảm chi tiêu công. Đến năm 2019, chi tiêu bằng tiền ngân sách, gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển đều phải giảm tối thiểu 20%. Tất nhiên, không giảm bằng cách thu hẹp quy mô, mà giảm những khoản thất thoát, lãng phí, tăng cường hiệu quả đầu tư.

4. Chính phủ phải cam kết năm 2019 chấm dứt tình trạng cả rừng thủ tục hành chính hành doanh nghiệp. Phải tinh giản mọi khâu kiểm soát hành chính để đạt được kết quả chi phí cho các khâu hành chính của doanh nghiệp phải giảm tối thiểu 20%.

5. Chính phủ phải có cam kết chống thất thoát từ hoàn thuế VAT, phải có con số cụ thể vào năm 2019, giảm được bao nhiêu số thuế thất thoát này. Đồng thời, phải có cam kết phải chống chuyển giá với những con số rất cụ thể.

6. Chính phủ phải có cam kết chống tham nhũng. Các vụ tham nhũng, lãng phí bị phanh phui, nhất thiết phải thu hồi lại được tiền tham nhũng. Đồng thời, đến năm 2019, phải công khai trước toàn dân một cơ chế kiểm soát quyền lực để chặn đứng tội phạm tham nhũng ngay từ trong trứng nước!

Nếu cam kết làm được những điều này, thì tôi tin nhân dân sẽ chấp nhận cho tăng thuế. Tuy nhiên, làm được như vậy thì cần gì tăng thuế nữa!?

Nguồn: FB Bạch Hoàn

Vụ án Trịnh Vĩnh Bình và uy tín của Việt Nam với quốc tế

RFA

Dư luận trong và ngoài nước nhiều ngày nay đang quan tâm đến vụ việc ông Trịnh Vĩnh Bình – một doanh nhân Việt Kiều tái khởi kiện nhà nước Việt Nam, yêu cầu bồi thường hơn 1 tỷ USD bởi những oan sai.

Ông Trịnh Vĩnh Bình – một Việt kiều có quốc tịch Hà Lan, đầu những năm 1990 đã đem theo tiền và vàng về Việt Nam đầu tư, theo sự khuyến khích và giúp đỡ ban đầu của Chính phủ Việt Nam. Công việc làm ăn của ông gặt được nhiều thành công, mở rộng nhanh chóng. Cho đến năm 1996, chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã bắt giữ ông với nhiều cáo buộc, trong đó có trốn thuế, hối lộ, và kinh doanh địa ốc trái pháp luật.

Ngay khi sự việc trên xảy ra, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước hết sức quan tâm, đặc biệt là những Việt kiều có ý định về nước đầu tư.

Giáo sư Nguyễn Vi Khải – thành viên Ban nghiên cứu, cố vấn Thủ tướng Phan Văn Khải khi đó, hiện là Viện phó Viện Nghiên cứu các vấn đề phát triển (VIDS) cho biết, Ban nghiên cứu của ông đã có ý kiến, kiến nghị tới Thủ tướng Phan Văn Khải về sự việc của ông Trịnh Vĩnh Bình, nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, môi trường đầu tư tại Việt Nam, đánh mất cơ hội hội nhập quốc tế.

“Thủ tướng có văn bản gửi xuống cho các ngành an ninh, Bộ trưởng công an lúc đó là ông Lê Minh Hương, để xem xét sự việc và tìm nguyên nhân giải quyết theo luật pháp. Khoảng hai lần Thủ tướng yêu cầu Bộ Công An giải trình.”

Tuy có ý kiến của Thủ tướng và sự lên tiếng của nhiều quan chức cấp cao trong bộ máy khi đó, như Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, nhưng phía cơ quan điều tra – công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các cơ quan tư pháp đã xử lý vụ việc bất lợi, tuyên ông Trịnh Vĩnh Bình có tội, phải chịu mức án 11 năm tù và tịch thu toàn bộ tài sản sau 2 lần xét xử.

Giáo sư Vi Khải đánh giá về hệ thống tư pháp Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng tại thời điểm xét xử vụ việc ông Trịnh Vĩnh Bình là áp dụng “án bỏ túi”:

“Cho nên cái án ở Việt Nam xử kiểu gì cũng được. Chánh án Trịnh Hồng Dư cùng thời với tôi nói xử liểu gì cũng được. Án tại hồ sơ, trọng chứng không trọng cung.”

Cũng trong thời điểm đó, tại Hà Lan, Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Amsterdam trở thành vị đại sứ “đứng giữa hai làn đạn”. Ông ví công việc của ông như những vị sứ thần thời phong kiến, vừa không được làm nhục mệnh vua, ảnh hưởng đến uy tín của triều đình. Khi xảy ra vụ việc của ông Bình, Tiến sỹ Thắng vừa phải làm theo chỉ thị từ trong nước, vừa phải làm sao để tránh ảnh hưởng đến quốc thể, bảo vệ lợi ích quốc gia. Theo ông Thắng, quan điểm của chính phủ Việt Nam khi đó là không thống nhất.

“Thực ra tôi đứng giữa hai làn đạn. Mình là đại sứ của Việt Nam mình phải truyền đạt lại cái chỉ thị, chỉ đạo trong nước, đồng thời mình lại là cái cần ăng ten truyền lại trong nước biết ý kiến, phản ứng từ phía Hà Lan. Thực tế mà nói thì không dễ dàng và gặp rất nhiều xung đột, mâu thuẫn.”

Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng hồi tưởng lại, phản ứng của Chính phủ Hà Lan khi đó rất gay gắt, yêu cầu chính quyền Việt Nam phải xét xử lại, không được thực thi phán quyết bất lợi đối với ông Trịnh Vĩnh Bình, và phải thực thi đúng cam kết bảo hộ đầu tư song phương. Trên thực tế, vụ việc ông Trịnh Vĩnh Bình khi đó ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ bang giao giữa hai nước Việt Nam – Hà Lan, mà theo Tiến sỹ Thắng là hệ luỵ “hữu hình và vô hình”.

Phải nói rằng việc trao đổi cấp cao thực hiện thoả thuận về kinh tế thời bấy giờ có những cái khó khăn, đặc biệt là vấn đề thương mại. Có những đàm phán hai bên bị gác lại.
– Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng

“Phải nói rằng việc trao đổi cấp cao thực hiện thoả thuận về kinh tế thời bấy giờ có những cái khó khăn, đặc biệt là vấn đề thương mại. Có những đàm phán hai bên bị gác lại.

Tất nhiên không phải trực tiếp nhưng gián tiếp thì lúc bấy giờ các doanh nghiệp bắt đầu làm quen với thị trường Hà Lan và EU nhưng vụ án đó khiến cả hai bên rất khó triển khai các thỏa thuận. Phía Hà Lan họ sợ xảy ra những vụ tương tự. Đó là những khó khăn hữu hình, còn khó khăn vô hình và lòng tin và tình hữu nghị giữa hai nước có giảm sút.”

Cho đến năm 2000, ông Trịnh Vĩnh Bình rời khỏi Việt Nam, trở về Hà Lan và tiến hành khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra toà án tại Thuỵ Điển năm 2003, với sự giúp đỡ của hãng luật Covington Burling của Mỹ. Sau đó, năm 2006, ông Bình và Chính phủ Việt Nam đạt được thoả thuận ngoài toà, ký tại Singapore. Chính phủ Việt Nam chấp thuận xoá án cho ông Bình, bồi thường 15 triệu USD và trả lại toàn bộ tài sản cho ông Bình. Đổi lại, ông Bình rút đơn kiện khỏi Tòa Quốc tế và không tiết lộ nội dung thỏa thuận.

“Trên thực tế, Việt Nam đã có xử lý, tức là cách nay hơn chục năm thì cũng đã xử một số người, một số vào tù đã hóa điên…tức là có xử lý nhưng xử lý đến đâu, đã triệt để chưa, ổn thỏa chứa thì tôi nghĩ là chưa vì ông Bình vẫn muốn đưa vụ này ra ánh sáng một lần nữa.”

Tháng 1/2015, ông Trịnh Vĩnh Bình tái khởi kiện Chính phủ Việt Nam lên Trung tâm Trọng tài quốc tế, trụ sở tại Paris, với lý do chính phủ Việt Nam không thực hiện đúng cam kết trong thỏa thuận 2005 và đòi chính phủ Việt Nam bồi thường ít nhất 1,25 tỷ USD.

“Cái lý do mà anh ấy kiện lại thì hóa ra là việc xét xử không công bằng. Ngoài việc đền bù thì tài sản của ông ấy đã không được trả lại. Tài sản không nhỏ nên ông Bình bức xúc và kiện ra Tòa án Quốc tế.”

Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng phân tích kỹ hơn về nguyên nhân này, Phía chính phủ Việt Nam đã đồng ý trả ông Bình tài sản “theo cách hợp lý” và khó thực hiện bởi điều này.

“Tôi nghĩ là, chỉ một cái chữ thêm bớt trong thoả thuận hợp lý ,mà cái giá của cái bổ sung thêm 1 tỷ, đây là cái giá quá đoau xót cho cả hai bên. Bây giờ rất khó cho Vn để hoàn tghanh2 trách nhiệm trong vụ kiện này.

Ngày 21/8/2017, phiên xử đầu tiên của vụ kiện diễn ra tại Paris. Giáo sư Nguyễn Vi Khải tiên lượng, tuy kết quả thắng cuộc của ông Trịnh Vĩnh Bình là “mong manh”, nhưng vẫn có “hệ luỵ nguy hiểm” đối với Việt Nam.

Nếu như mà nhìn xa, thì hệ luỵ rất nguy hiểm, bởi vì người ta sẽ coi nền chính trị của VN nói chung và nên tư pháp, lập pháp của Việt Nam là không minh bạch, độc quyền trong kinh doanh. Điều này làm Việt Nam mất uy tín trong quá trình hội nhập.”

Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng nhận định, đây là vụ “đại án xuyên thế kỷ”, thắng thua trong phiên toà là một chuyện, nhưng cả bên nguyên đơn và bên bị đơn đều chịu những nối đau và thiệt hại.

“Ông Bình cả cuộc đời đã thất bại ở Việt Nam. Tôi có nghe một phỏng vấn là bây giờ có cho tiền ông cũng không trở lại. Về phía Việt Nam thì ảnh hưởng rất xấu về môi trường đầu tư, rất đau xót với Việt Nam.”

Một số nhà quan sát cho rằng dù phán quyết của Trung tâm Trọng tài quốc tế tại Paris có ra sao, thì hình ảnh và uy tín về môi trường đầu tư của Việt Nam đối với thế giới sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt, khi Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầu, cần sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế khi đăng cai Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC 2017 và hàng loạt vấn đề đối ngoại khác.