Home Blog Page 1129

Cụ Lê Đình Kình :”Phải giữ mảnh đất này, dù phải hy sinh cả xương máu”!

TIẾNG DÂN

28-8-2017

Ngày 23/8/2017, con trai ông Lê Đình Kình là Lê Đình Công cho hay, gia đình nhận được giấy triệu tập của cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng từ mấy ngày trước, mục đích là đế trấn áp tinh thần ông Lê Đình Kình, 81 tuổi, người lãnh đạo tinh thần của xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.

Ông Kình đã từ chối không đến theo lệnh triệu tập, với lý do sức khỏe và thương tích vẫn chưa hồi phục do bị công an bắt cóc và hành hung trước đây.

Ngày 27/8, ông nói ở trong một cuộc họp khẩn với các đại diện người dân Đồng Tâm rằng: “Đất này là của chúng ta. Phải giữ mảnh đất này, dù phải hy sinh cả xương máu“. Mọi người đồng lòng quyết giữ đất, cho dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đại sứ Cuba

0
Tuổi Trẻ

Quỳnh Trung – Mỹ Khanh – Việt Dũng

28-8-2017

Chủ tịch nước tiếp đại sứ Cuba – Ảnh: NHAN SÁNG

10h sáng nay 28-8, tại Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Herminio López Díaz.

Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng nay 28-8 ngay sau cuộc gặp, Đại sứ Cuba tại Việt Nam cho biết ông đến chào Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân kết thúc nhiệm kỳ đại sứ tại Hà Nội.

Tại cuộc gặp, Đại sứ Cuba bày tỏ sự cảm ơn đối với sự ủng hộ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong việc củng cố quan hệ giữa Cuba và Việt Nam.

Tại cuộc gặp, Đại sứ Cuba bày tỏ sự cảm ơn đối với sự ủng hộ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong việc củng cố quan hệ giữa Cuba và Việt Nam.

Đại sứ Cuba cho biết về phương diện quan hệ cá nhân, ông có quan hệ rất tốt với Chủ tịch nước Trần Đại Quang kể từ khi Chủ tịch nước còn trên cương vị Bộ trưởng Công An.

Đại sứ Cuba cho biết Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ưu tiên phát triển quan hệ với Cuba.

“Ngài Chủ tịch nước Trần Đại Quang là nguyên thủ nước ngoài cuối cùng gặp lãnh tụ Fidel Castro trước khi ông qua đời” – Đại sứ Herminio López Díaz nhắc lại.

Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc mừng Đại sứ Cuba đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác của mình tại Việt Nam.

Chủ tịch nước đánh giá trong 4 năm công tác tại Việt Nam, Đại sứ Herminio López Díaz đã trở thành cầu nối tin cậy giữa lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai nước, là người đồng chí thân thiết và đối tác hiệu quả của các bộ ngành, tổ chức chính trị xã hội và địa phương Việt Nam.

Chủ tịch nước cũng đánh giá quan hệ đoàn kết anh em, hợp tác toàn diện và tin cậy lẫn nhau giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước những năm qua không ngừng được củng cố và phát triển trên tất cả các lĩnh vực như quan hệ chính trị, các cơ chế hợp tác song phương, hợp tác kinh tế – thương mại, hợp tác đa phương…

Chủ tịch nước nhắc lại những ấn tượng tốt đẹp trong các chuyến thăm Cuba của Chủ tịch nước, đặc biệt là nguyên thủ nước ngoài cuối cùng thăm lãnh tụ Fidel Castro 10 ngày trước khi ông từ trần.

Chủ tịch nước khẳng định lãnh đạo và nhân dân Việt Nam sẽ mãi ghi nhớ những công lao to lớn của Chủ tịch Fidel đối với mối quan hệ đặc biệt và mẫu mực giữa Việt Nam và Cuba.

Mong muốn Đại sứ Cuba sau khi trở về nước sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho mối quan hệ hợp tác anh em giữa hai nước. Mong đại sứ có nhiều dịp trở lại thăm Việt Nam.

“Nhờ đại sứ chuyển lời chào anh em thân thiết nhất và lời chúc sức khỏe đến Chủ tịch Raul Castro và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cuba” – Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang bắt tay Đại sứ Herminio López Díaz – Ảnh: NHAN SÁNG
Chủ tịch nước Trần Đại Quang bắt tay Đại sứ Herminio López Díaz – Ảnh: NHAN SÁNG
Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Herminio López Díaz – Ảnh: NHAN SÁNG

* TTO đang cập nhật.

Ông Trịnh Vĩnh Bình đã thắng kiện?

TIẾNG DÂN

LS Nguyễn Khả Thành

28-8-2017

Xem clip sau đây, thấy ông Trịnh Vĩnh Bình bước ra khỏi tòa án, mặt cười tươi, vui mừng, giơ hai tay như người chiến thắng. Có lẽ ông Trịnh Vĩnh Bình đã thắng?

MỘT TỶ HAI TRĂM NĂM MƯƠI TRIỆU USD?

Là số tiền ông Trịnh Vĩnh Bình (Việt Kiều Hà lan) yêu cầu Chính phủ Việt Nam bồi thường thiệt hại trong phiên xử của Trọng tài quốc tế Paris vào ngày 21-8-2017 (dự kiến phiên xứ diễn ra trong 10 ngày)

Một tỷ hai trăm năm mươi triệu USD là bao nhiêu? Nếu lấy số tròn theo tỷ giá hiện nay sẽ là 28 ngàn tỷ đồng Việt nam.

1/- Dùng tờ bạc 500.000 đồng Việt Nam, thì số tờ bạc là (28.000 tỷ đồng/500.000 đồng) = 56 triệu tờ. Mỗi tờ 500.000 đồng Việt Nam dày khoảng 0,1mm. Tức là chồng tiền trả nợ 1 tỷ 250 triệuUSD sẽ cao: (56 triệu tờ x 0,1 mm) = 5,6 triệu mm = 5,6 ngàn mét = 5,6 km.

Đỉnh núi Fanxipang cao nhất Đông Dương chỉ 3.143 mét so với mặt biển, nghĩa là chồng tiền phải bồi thường cho ông Bình nếu thua kiện 1 tỷ 250 triệu USD cao gần gấp hai lần đỉnh Fanxipang!

2/- Bình quân một cây cầu treo ở các tỉnh miền núi phía bắc, miền trung hay tây nguyên có giá khoản 750.000.000đồng .Và như vậy với số tiền 28.000 tỷ sẽ làm được khoản 37.000 cây cầu treo cho các em học sinh và người dân đáng thương ở những vùng này.

3/- Gấp 2,5 lần số tiền 500 triệu USD mà Formasa Hà Tĩnh bồi thường cho dân 4 tỉnh miền trung.qua vụ cá chết.

Nếu Chính phủ Việt Nam thua thì phải lấy từ tiền thuế của người dân (trong đó có tiền của các em bé bỏ học, những người già, những người tàn tật đi bán vé số, tiền của những chị đi bán ve chai đồng nát) để đóng, những cán bộ gây nên thiệt hại cho nhân dân có chịu trách nhiệm gì không hay vẫn nhởn nhơ ăn nhậu như những vụ thua kiện trước kia

(Còn nhớ trước đây đội tuyển bóng đá Việt Nam sẽ bị cấm thi đấu quốc tế nếu Liên đoàn bóng đá Việt Nam không chịu thi hành án cho Huấn luyện viên Letard số tiền 197.800 USD theo phán quyết của Toà án trọng tài thể thao quốc tế.

– Vụ kiện khoảng 10 năm về trước giữa nguyên đơn là ông Maurizio Liberati và bị đơn là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) ngày 9/3/2006 (tòa án Rome Ý) với phần thắng đòi bồi thường 5,2 triệu euro thuộc về ông Maurizio Liberati . (gần 107 tỉ đồng VN) chưa kể tới số tiền khoản 10.000 euro phí luật sư.)

Đó là chưa tính về tổn thất uy tín thương hiệu quốc gia Việt Nam: Cuối năm 2014, qua vụ kiên con ruồi trong chai nước, đại diện Tân Hiệp Phát công bố: Họ đã thiệt hại 2.000 tỉ đồng.

Việt Nam là một nước nghèo đang nổ lực mời gọi đầu tư, qua vụ kiện trên, uy tín thương hiệu quốc gia tổn hại là bao nhiêu, đã mời các chuyên gia tính chưa ? Nhưng chắc chắn là con số sẽ lớn hơn gấp nhiều lần số tiền một tỷ hai trăm năm mươi triệu USD nói trên.

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Đề nghị khởi tố vụ án theo điều 285 Bộ luật hình sự về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng. Có mức hình phạt cao nhất 12 năm tù.

____

Lời bình về vụ kiện của Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình tại Tòa án Trọng tài Quốc tế Paris

GS Nguyễn Đăng Hưng

28-8-2017

Khi người dân kiện chính quyền nước mình tại một tòa án trong nước, được thụ lý và thằng kiện thì đó là niềm vinh hạnh cho nhà nước về sự nghiêm minh của luật pháp sở tại, về tính nghiêm túc trong việc bảo vệ quyền lợi người dân!

Tiếc thay, tôi chưa thấy trường hợp trên tại Việt Nam ngày nay!

Khi một Việt kiều hăm hở tự nguyện về nước tham gia đầu tư phát triển rồi phải thoát ngục từ bỏ ra nước ngoài kiện nhà nước tại tòa án quốc tế đã có hành vi sai trái, xâm phạm tài sản, hai lần bội ước và đã hai lần thắng kiện trước mặt công luận thế giới thì quả là nỗi nhục quốc thể chẳng biết chừng nào mới xoá bỏ được.

Hậu quả của vụ việc này sẽ vô cùng tai hại cho các chính sách đầu tư phát triển, kiều hối, các chính sách hợp tác quốc tế, chiêu mộ chất xám Việt Kiều!

Trước mắt, dứt khoát không được lấy tiền thuế của dân dùng cho việc chi trả (hơn 1 tỷ USD!) đền bù cho vụ kiện.

Việc đầu tiên là nên dựa theo bản án quốc tế mà truy tố hình sự nhóm lợi ích từ địa phương Vũng Tàu cho đến Trung Ương, trưng thu đến căn cơ tài sản của nạn nhân đã bị áp đặt xâm hại, dù tẩu tán đến đâu, tịch thu tài sản của các tác giả đã nhẫn tâm thu vén bất kể quyền lợi và danh dự của nhân dân và quốc gia Việt Nam.

Số tiền thu được này mới là tiền thỏa đáng nhất dùng cho việc chi trả án phí vậy!

Vụ kiện quốc tế và bài học lớn

FB Luân Lê

Đôi khi ta muốn giúp kẻ ngu ngốc lại với vị thế là kẻ độc tài, muốn dùng quyền lực để thoả mãn sự cai trị của mình, nhưng trí thức và trí tuệ hầu như họ không cần và cũng không muốn nghe ai góp ý cả.

Pháp luật thì không thượng tôn, dùng quyền uy để cai trị, muốn dùng việc bắt bớ và xét xử theo thói quen thiếu nghiêm minh và các chuẩn mực, nên việc trả giá là điều tất yếu.

Không một ai muốn đất nước mình phải chịu thiệt thòi, phải mất mát, phải gánh chịu thiệt hại về kinh tế và uy tín quốc gia. Nhưng nếu cứ giữ nguyên tư duy và nếp hành xử cũ, coi pháp luật là thứ yếu trong hành xử đời thường và để duy trì quyền lực, thì chơi với quốc tế, những nước văn minh và luôn đòi hỏi tất cả các bên phải tuân thủ một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt luật pháp lên hàng đầu, không sớm thì muộn sẽ phải gánh lấy hậu quả nặng nề về hành xử tuỳ tiện của mình.

Trong cuốn sách, MỘT NGƯỜI QUỐC DÂN, tôi đã dành hẳn một phần để viết về sự cần thiết của luật pháp và tại sao nhà nước phải thượng tôn pháp luật. Đây chính là câu trả lời rõ ràng nhất cho những gì tôi đặt ra nếu làm ngược lại những đòi hỏi bắt buộc mà cuốn sách ấy nhấn mạnh.

Người dân trong nước có thể không khởi kiện ra toà án quốc tế được và cũng chỉ biết đi theo hệ thống tố tụng với nhiều khiếm khuyết mà cứ năm nào cũng đòi hỏi cải cách nhưng ngày càng tệ đi (luật sư phải tố giác thân chủ là một quy định điển hình làm thụt lùi nền tư pháp). Nhưng với công dân nước ngoài thì lại khác, họ có mọi biện pháp tư pháp quý giá khác mà người dân nội quốc không thể sử dụng hoặc được hưởng.

Nhưng đó là bài học lớn về việc đòi hỏi phải thay đổi nền tư pháp tiếp cận với tư pháp quốc tế, đòi hỏi lớn hơn nữa là nền luật pháp phải văn minh cũng tương đồng với hệ thống luật pháp của thế giới. Và hơn hết là bỏ thói tư duy dùng quyền lực thay vì dùng luật pháp khoa học để hành xử, lúc đó sẽ tránh được những vụ kiện quốc tế mà phần lớn phần thua thiệt nghiêng về phía Việt Nam!

Như đã từng trước đây trong Bộ luật Hình sự 1985 còn có điều luật quy định về “tội chống lại các nước xã hội chủ nghĩa anh em”. Năm 1999 thì trong Bộ luật Hình sự quy định một số tội liên quan đến kinh tế nhưng đã được bãi bỏ trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017). Vì thế, nếu không có hệ thống luật pháp chuẩn mực, thì hậu quả pháp lý là vô cùng lớn trong cuộc chơi hội nhập với thế giới văn minh.

QUÂN ĐỘI, VIỆC CỦA CÁC ANH LÀ BẢO VỆ LÃNH THỔ, HÃY BUÔNG TAY KHỎI ĐỒNG TÂM

Trong khi hàng chục giấy triệu tập của Công an Hà Nội gửi về Đồng Tâm còn chưa ráo mực, như thể “tát nước theo mưa” nhằm tăng thêm sức ép, mấy ngày nay Bộ Quốc Phòng lại gửi giấy triệu tập cụ Lê Đình Kình và con của cụ là trưởng thôn Lê Đình Công.

Lý do triệu tập được đưa ra là “để làm rõ vụ án”. Nhưng vụ án ở đây là vụ án nào? Bộ Quốc phòng vừa khởi tố vụ án mới hay là đang khơi lại vụ án cũ – tức vụ án Chống người thi hành công vụ mà nhân đó Bộ Quốc phòng đã cùng Công an Hà Nội đánh gãy chân cụ Kình trong quá trình bắt giữ vào ngày 15/4? Vụ bắt người sai quy trình tố tụng, không lập biên bản, không đọc lệnh, còn gây thương tích nghiêm trọng cho cụ Kình tới nay vẫn chưa được xử lý theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Cũng cần nhắc lại là Bộ Quốc phòng còn có dấu hiệu lạm quyền khi tiến hành khởi tố bất kỳ vụ án nào liên quan tới tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm bởi lẽ theo Luật Tổ chức Cơ quan Điều tra Hình sự 2015 thẩm quyền của Cục Điều tra Hình sự Bộ Quốc Phòng chỉ giới hạn trong “những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.” (Khoản 2, Điều 26)

Những gì diễn ra ở Đồng Tâm cho tới giờ phút này không phải tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, lại chẳng xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu, mà cũng chẳng xuyên quốc gia, thì lãnh đạo Bộ Quốc Phòng lấy lý do gì để biện minh cho việc khởi tố vụ án ở Đồng Tâm?

Quan trọng hơn, những người dân quê Đồng Tâm góp gạo góp quân là để Quân đội bảo vệ lãnh thổ quốc gia trước ngoại xâm, chứ không phải là để nhăm nhe vào đất đai – nguồn sống của họ, hoặc sử dụng bộ máy điều tra, tòa án quân sự để bỏ tù họ khi họ chỉ đang cố gắng giữ lại nguồn sống cho mình.

Súng là dân giao cho các anh, dù có thế nào đi chăng nữa, dù có dưới lệnh ai đi chăng nữa, các anh cũng không được phép chĩa nó vào những nơi mà các anh từ đó đi ra, vào những người đang đổ mồ hôi nuôi các anh.


Xem thêm:

BỘ QUỐC PHÒNG ĐÃ KHỞI TỐ DÂN LÀNG ĐỒNG TÂM VÀO CUỐI THÁNG 3
https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/1697411356940417

Ảnh: Giấy triệu tập của Cục Điều tra Hình sự Bộ Quốc Phòng với cụ Lê Đình Kình.
Bài của: Nguyen Anh Tuan (Đà Nẵng)

VỤ KIỆN CỦA TRỊNH VĨNH BÌNH “CON KIẾN MÀ KIỆN CỦ KHOAI”

“Ông Trịnh Vĩnh Bình thắng vụ kiện đòi chính phủ CSVN bồi thường lên đến 1.25 tỷ USD ở Tòa Trọng Tài Quốc Tế”

Phiên tòa bắt đầu ngày ngày 21 và 22 tháng 8 năm 2017, phiên tòa đầu tiên dành cho luật sư phía hai bên họp kín, tường trình.

Phía Bộ Tư pháp Việt Nam cử 6 luật sư và một thông dịch viên từ sứ quán CSVN tại Paris cùng dự phiên điều trần kín giữa LS ông Trịnh Vĩnh Bình và LS của Bộ Tư Pháp CSVN.

Vào ngày 22/8/2017, phía VN không chịu bồi thường 1.25 tỉ đô và đưa lời biện hộ là phía VN đã sẵn sàng trả lại tất cả cơ sở địa ốc và đòi trả thêm 3 triệu đô nữa để bồi thường. Ông Trịnh Vĩnh Bình từ chối lấy 3 triệu đô cùng với các cơ sở địa ốc của ông tại VN.

Ngày 25/8/2017 Chính phủ Hòa Lan gửi thư cho Tòa Án Quốc Tế tại Paris, chuyển cho phía CSVN, yêu cầu phía CSVN thực thi đúng cam kết bảo hộ đầu tư song phương là phải bồi thường chính đáng cho ông Bình. Lá thư của Chính Phủ Hòa Lan tuy không mang đặc tính pháp lý, tuy nhiên đã đẩy phiên tòa có lợi cho ông Trịnh Vĩnh Bình.

Ngày 27/8/2017 tin tức loan truyền trên mạng Tòa Án Quốc Tế đã phán quyết ông Trịnh Vĩnh Bình thắng cuộc trong ngày 25/8/2017 với hơn 700 triệu đô và đòi nhà nước CSVN phải trả lại tất cả cơ sở của ông TVB tại Việt Nam. Phía CSVN đồng thời phải chịu hết chi phí cho Tòa Án Quốc Tế.

BỈNH LUẬN CỦA FB Vuong Phamnhat

Chiều ngày chủ nhật, sau 7 ngày tranh luận và xem xét, Tòa quốc tế công lý ICC tại Paris đã xét xử xong vụ án thương gia Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ Việt Nam Cộng Sản. Tòa đã ra phán quyết ông Bình thắng kiện với những điều kiện giữ một số bí mật chưa thể tiết lộ vì cân nhắc các yếu tố chính trị. Các cam kết của phía Việt Nam về bồi thường gắn liền với việc họ phải thay đổi thể chế mới khả dĩ thực thi việc bồi thường cho ông Bình.

Ông Trịnh Vĩnh Bình ra khỏi phiên tòa với hai tay giơ cao vẫy chào nhưng giữ đúng cam kết chưa tiết lộ phán quyết của Tòa ICC bởi việc siết nợ Chính phủ một quốc gia là vấn đề cần cân nhắc kỹ rất phức tạp.

Chúng ta biết rằng, tại Singapore năm 2005, hai bên đã hòa giải và Chính phủ Việt Nam Cộng Sản đã cam kết trả lại tài sản cho ông Bình. Sự cam kết quốc tế này làm ông Bình tưởng thiệt và mừng húm chờ đợi. Nhưng sau đó ông ta mới biết rằng mình chỉ nhận được lời hứa lèo. Nay phía Việt Nam Cộng Sản cam kết trước Tòa Công Lý Quốc Tế; cũng lại cam kết và chúng ta chưa biết điều gì sẽ tiếp theo.
Chỉ có điều về lịch sử, nhà cầm quyền Việt Nam Cộng Sản luôn cam kết đủ thứ với quốc tế nhưng thường xuyên không tuân thủ và vi phạm các cam kết của họ. Năm 1954, họ ký Hiệp định Geneve cam kết năm 1956 sẽ tổng tuyển cử thống nhất Nam Bắc nhưng Hồ Chí Minh không tuân thủ và tuyên bố “nước Việt Nam là một” và đánh chiếm miền Nam, cho quân Bắc Việt đánh vô Sài Gòn năm Mậu Thân 1968, đánh chiếm Quảng Trị 1972. Đến Hiệp định Paris 1973 ký đình chiến, sau khi Mỹ và liên quân rút khỏi Việt Nam Cộng Hòa, nhà cầm quyền Việt Cộng xé bỏ Hiệp định nầy và tấn công xâm chiếm một quốc gia có chủ quyền là Việt Nam Cộng Hòa và xóa sổ quốc gia nầy. Năm 2007, Việt Nam Cộng sản gia nhập WTO với cam kết thiết lập kinh tế thị trường, tư nhân hóa nền kinh tế. Với cam kết này, các quốc gia và tổ chức WB, IMF đã cho vay và viện trợ rất nhiều các tiền để họ cải cách thay đổi thể chế. Nhưng sau khi vay được, nhà cầm quyền cộng sản sử dụng để nuôi bộ máy đảng cộng sản, tham nhũng, xây dựng đền đài và xù nợ quốc tế. Một con nợ lừa đảo và lỳ lợm nhất hành tinh.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế. Bản chất của cộng sản là lừa đảo nhân loại. Từ lý tưởng giả, lãnh tụ giả, bằng cấp giả, thuốc tây giả, thực phẩm giả ..v.v… thông qua ngôn ngữ giả; để cho chúng ta thấy bản chất của cộng sản không bao giờ thay đổi được. Một xã hội trung thực mới phát triển được kinh tế và văn minh. Nghĩa là Việt Nam muốn phát triển kinh tế văn hóa, chỉ khi nào không còn thể chế cộng sản. Nếu còn thể chế cộng sản, nhà cầm quyền chỉ là nhóm lợi ích lừa đảo và là con nợ lỳ lợm mà thôi.
(FB Vuong Phamnhat)

BỘ TƯ PHÁP ĐCSVN BÃI NẠI TẠI PHIÊN TOÀ

“Phía Bộ Tư Pháp CSVN bãi nại, không chấp nhận phán quyết, không chịu bồi thường và đòi kéo dài phiên tòa để phía CSVN trưng bằng chứng là số tiền ông Trịnh Vĩnh Bình thất thoát tại VN chỉ có khoảng 3 triệu đô là hết cỡ – như phía VN đã trình bày trong phiên tòa kín 2 ngày 21-22 tháng 8 vừa qua.”

Theo blog Người đưa tin
https://ttx.vanganh.org/…/ong-trinh-vinh-binh-thang-vu-kien-…

Cục độc dược: Nhập chất độc thật / thuốc trị bệnh giả

0

Dư luận mấy ngày qua sôi sục chuyện một số cán bộ ngành y chia chác trên thân xác bệnh nhân K. Đầu dây mối nhợ đều dính tới Cục Dược. Đơn vị cấp phép cho VN Pharma nhập khẩu thuốc giả chính là Cục Quản lý dược.
Cách đây 7 năm, 8 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm ở phía Nam đã cùng ký đơn tố cáo cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Trương Quốc Cường để gửi lên các cơ quan chức năng. Tám doanh nghiệp ký tên trong đơn là: Công ty Imexpharm, Công ty Agimexpharm, Công ty S.Pharm, Công ty Minh Hải, Công ty Tipharco, Công ty liên doanh Stada – Việt Nam, Công ty Pymepharco và Công ty Dược phẩm Khánh Hòa. Người ký tên trong các đơn thư gửi lên cấp thẩm quyền đều là tổng giám đốc, giám đốc hoặc phó giám đốc doanh nghiệp.
Trong đơn tố cáo, các doanh nghiệp trên dẫn chứng việc ông Cường đã ký rất nhiều đơn hàng không có số đăng ký cho một số công ty không đúng nguyên tắc và ngăn chặn không duyệt đơn hàng cho các công ty khác…
Các doanh nghiệp này còn “tố” rằng ông Cường đã ưu tiên cho các công ty “sân sau” trong cấp hạn ngạch nhập khẩu, cấp phép nhập chuyến, cấp số đăng ký lưu hành thuốc, cho phép sản xuất gia công. Ngoài ra, đơn thư còn nêu rõ việc ông Cường ưu ái cho Công ty CP dược phẩm BV Pharma nhập khẩu nhiều tấn tiền chất ma túy pseudoephedrine (PSE) để sản xuất thuốc cảm cúm.
Dĩ nhiên, nếu ông Cường thời điểm đó bị xử nghiêm thì chắc chắn ông không có cơ hội cấp phép cho VN Pharma làm bậy.
Ông Cường quá mạnh, có lẽ do tiền nhiều.
Năm 2016, tôi hiểu ông Cường mạnh đến mức nào. Cụ thể, lấy lý do Salbutamol (chất tạo nạc) đã cạn kiệt, Cục Quản lý Dược cho nhập thêm 100 kg. Tuy nhiên, trong rất nhiều bài báo, tôi nêu rõ có hơn 2 tấn chất này bị tạm giữ ở Bình Dương vẫn còn nguyên, chưa ai xử lý. Nếu bị lọt ra ngoài, lượng Salbutamol này đủ… đầu độc một triệu con heo! Chất tạo nạc tràn lan, dân đồng bằng khốn khổ vì người nuôi đàng hoàng bị người nuôi bẩn tiêu diệt. Cả một ngành chăn nuôi bị tàn phá. Tôi ra tận Hà Nội, làm việc với C49 (Cảnh sát môi trường) vì họ bắt được nhiều chất tạo nạc, nhưng xử lý cứ ngập ngừng không hiểu vì sao.
Chỉ có điều, các bài báo sau đó đồng loạt bị lỗi 404, nhiều tờ báo cùng bị can thiệp, bài cũ biến mất, bài mới không thể đăng. Đến giờ tôi cũng không hiểu C49 xử lý tiếp theo như thế nào vì biết rằng có điều tra vào ông Cường và cái cục của ông thì chỉ như lấy trứng chọi đá.
Có lẽ, nhiều người nghĩ rằng 1 triệu con heo bị đầu độc thì là chuyện của con heo. Một triệu con nghiện thì là chuyện của con nghiện nên ông Cường ung dung.
Chỉ duy nhất chị Lê Nguyễn Hương Trà có bài trên Facebook cảnh báo sự việc / sau khi các bài báo bị gỡ.
Nhập tiền chất ma tuý, nhập 9 tấn chất tạo nạc, rồi bây giờ là cho sân sau nhập thuốc giả, ông Cường được gì?
Dạ thưa, ông Cường được lên làm Thứ trưởng Bộ Y tế.
Ông vẫn ôm luôn cái chức Cục trưởng cục độc dược!

P/s: ước gì có chuyện ngược lại: ông Cường và đám đàn em nhập 9 tấn Salbutamol giả, nhập tiền chất giả và nhập thuốc trị ung thư thật…

Nhân sự kiện LS Nguyễn Văn Đài bị truy tố hai điều luật: Bàn về điều 79 BLHS

TIẾNG DÂN

Nguyễn Lê Vũ

26-8-2017

Lời mở đầu: Cách nay hơn 600 ngày, luật sư Nguyễn Văn Đài bị truy tố tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự. Đã quá thời hiệu giam giữ để điều tra, nên CSVN cáo buộc LS Đài thêm tội danh ở Điều 79. Ta thử tìm hiểu xem điều luật rất ưa dùng này của mọi chế độ độc tài CS có lịch sử và biến tướng của nó ra sao.

Một trong những điều luật danh tiếng nhất của nhà nước Việt Nam hiện nay chính là Điều 79 của Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 do Quốc hội thông qua ngày 21/12/1999 (sau đây gọi tắt là “BLHS 1999”) quy định về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Tội phạm nêu tại Điều 79 đó thuộc nhóm “các tội xâm phạm an ninh quốc gia” được quy định tại Chương XI của BLHS 1999. Nguyên văn Điều 79 như sau:

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

  1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;
  2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

“Lật đổ chính quyền” – theo cách gọi nôm na của phần đông dân chúng và của nhà cầm quyền – có lẽ là tội danh xuất hiện sớm nhất trong luật hình sự của mọi nhà nước cộng sản, bởi lẽ những người cộng sản luôn lên cầm quyền bằng phương thức “cướp chính quyền” dưới danh nghĩa “cách mạng vô sản”, nên họ rất cảnh giác và lo sợ bất kỳ ai phi cộng sản có ý định tham gia hoạt động chính trị, khiến đe dọa hoặc thay thế địa vị cầm quyền của họ.

Ở Việt Nam, dù trong giai đoạn chưa kịp san định một bộ luật hình sự quy mô đúng nghĩa, nhà nước cộng sản đã ban hành qua các thời kỳ nhiều bản văn pháp lý khác nhau xác định hành vi lật đổ chính quyền và trừng trị ai bị cáo buộc tội danh này. Đến năm 1985, khi nhà nước cộng sản ban hành Bộ luật Hình sự đầu tiên, tức Luật số 17-LCT/HĐNN7 ngày 27/6/1985 (sau đây gọi tắt là “BLHS 1985”), thì “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” chính thức được quy định tại Điều 73 với tội danh và nội dung hoàn toàn giống Điều 79 hiện hành.

Áp dụng Điều 79 trước năm 2007

Ngược dòng lịch sử về phong trào phản kháng nạn toàn trị cộng sản, vào ngày 8/4/2006 một nhóm các nhà hoạt động xã hội đã công bố bản “Tuyên ngôn tự do dân chủ” kêu gọi thiết lập chế độ chính trị đa nguyên và đa đảng, thay thế thể chế độc đảng lỗi thời. “Khối 8406” mặc nhiên được hình thành từ đó, khiến nhà cầm quyền Việt Nam lo sợ và quy kết hoạt động của họ là vi phạm pháp luật. Cơ quan an ninh của chế độ đã bắt giam và kết án một số thành viên Khối 8406, trong đó có luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân vào năm 2007, dựa vào Điều 88 của BLHS 1999 về tội “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Trước năm 2007, ngay cả trong thời kỳ chưa có BLHS 1985 đầu tiên, nhiều vụ án chính trị lớn đã xảy ra, trong đó nhà cầm quyền sử dụng tội danh “lật đổ chính quyền” để gán ghép bắt giam và trừng phạt nặng nề nhiều nhà hoạt động chính trị và tôn giáo. Tuy nhiên, cách diễn giải và vận dụng tội danh “lật đổ chính quyền” trước năm 2007 hoàn toàn khác với thời gian sau này. Thời đó, chỉ những tổ chức nào, dù hình thành trong nước hay từ hải ngoại đột nhập về Việt Nam, hoạt động có sử dụng vũ khí hoặc bị gán ghép có tàng trữ vũ khí, mới bị xem là hội đủ yếu tố cấu thành hành vi lật đổ chính quyền. Trong tất cả các vụ án “lật đổ chính quyền” trước năm 2007 yếu tố vũ trang rất quan trọng và luôn hiện diện như chứng cứ vật chất cụ thể của ý đồ và hành động sử dụng phương thức bạo động lật đổ chính quyền.

Hậu quả của hành vi lật đổ có thể chưa đạt, nhưng đã bắt đầu được thực hiện thông qua hai chứng cứ chính (có thể tạo dựng), bao gồm: hành động bàn bạc, soạn thảo “kế hoạch lật đổ”, và hành động tàng trữ vũ khí. Chỉ cần có người khai từng nghe về kế hoạch phân công công việc và, quan trọng hơn, phát hiện ra một khẩu súng hoặc dao găm được chôn trong vườn nhà, chẳng hạn, khi cơ quan an ninh ập đến khám xét, là đủ bằng chứng về hành vi lật đổ. Nói cách khác, tính chất bạo động thể hiện qua việc tàng trữ để sử dụng hoặc có ý định sử dụng vũ khí là yếu tố cấu thành chính hành vi lật đổ chính quyền. Nếu chỉ bàn bạc và soạn thảo kế hoạch không thô, thì vẫn chưa hội đủ cơ sở pháp lý, vì thiếu tính chất bạo động.

Cần lưu ý, tính chất bạo động là điều kiện cần để áp dụng Điều 79, như phân tích ở trên, có phần tương tự quy định về tội “Bạo loạn” quy định tại Điều 82 của BLHS 1999, như sau: “Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân, […].” Cả hai tội phạm, Điều 79 và Điều 82, đều có khung hình phạt hoàn toàn giống nhau.

Điểm khác nhau chủ yếu của tội lật đổ chính quyền và tội lật đổ là mục đích của hành vi hay ý chí chủ quan của người thực hiện hành vi, ở tội bạo loạn là mục đích ‘chống’ chính quyền, còn ở tội kia là ‘lật đổ’ chính quyền. Tội bạo loạn chủ yếu dùng để khởi tố và truy tố những ai xuống đường tham gia biểu tình phản kháng gây hậu quả nghiêm trọng, do đó cho đến nay hầu như ít được nhà cầm quyền viện dẫn đến để trừng phạt ai.

Áp dụng Điều 79 từ năm 2007

Từ năm 2000, phong trào phản kháng nạn toàn trị cộng sản bắt đầu gia tăng, tuy nhiên hai điều luật thường được viện dẫn đến không phải là Điều 79 và 82 nêu trên, mà là Điều 80 về tội “Gián điệp” và Điều 88 về tội “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Lý do chính là vì những nhà bất đồng chính kiến bị bắt giam đều hoạt động phi bạo lực bằng hình thức phản kháng ôn hòa.

Do thiếu yếu tố vũ trang nên trong suốt nhiều năm, Điều 79 (và cả Điều 82) ít được viện dẫn đến như cơ quan an ninh thường làm trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước, nhất là khi càng về sau trò vu vạ chôn giấu vũ khí không còn tác dụng làm nhiều người dân tin nữa, mà lắm lúc còn gây phản tác dụng về truyền thông.

Một sự kiện đánh dấu sự chuyển đổi cách diễn giải Điều 79, đó là việc bắt giam luật sư Lê Quốc Quân vào đầu tháng 3/2007 lúc anh trở về nước sau chuyến đi Mỹ dự khóa đào tạo ngắn hạn của tổ chức The National Endownment for Democracy (NED), một quỹ phi chính phủ của Mỹ hỗ trợ việc phát triển và tăng cường dân chủ toàn cầu. Quyết định khởi tố luật sư Lê Quốc Quân đã viện dẫn Điều 79.

Nhà cầm quyền Việt Nam luôn xem các định chế quốc tế hoặc tổ chức của người Việt hải ngoại hoạt động cho mục đích cổ súy dân chủ và nhân quyền là những tổ chức chính trị đối kháng chính quyền toàn trị của họ. Nên những ai tham gia hoặc liên quan đến các tổ chức như vậy đều dễ bị suy diễn và gán ghép là “thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Tính chất bạo động vốn là điều kiện cần để áp dụng Điều 79 bắt đầu trở nên không cần thiết theo lối diễn giải mới. Bất kỳ hành động phản kháng ôn hòa nào, nhưng nếu có liên quan đến một tổ chức bị quy chụp là “thế lực thù địch”, vẫn có thể thuộc phạm vi áp dụng của Điều 79, kể từ vụ án của luật sư Lê Quốc Quân vào tháng 3/2007 sau thách thức nghiêm trọng của sự kiện hình thành Khối 8406.

Cần lưu ý, những người chủ xướng và công bố bản “Tuyên ngôn tự do dân chủ” vào ngày 8/4/2006 kêu gọi thiết lập chế độ chính trị đa nguyên và đa đảng, thoạt tiên chưa bị xem là thành viên sáng lập một tổ chức, bởi đó hoàn toàn không phải là một tổ chức chính trị. Do đó, hai nhà hoạt động tiên phong của Khối 8406 là luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân vẫn bị bắt giam và xét xử theo Điều 88 về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” vào đầu năm 2007.

Tuy nhiên, dù Khối 8406 không phải là một tổ chức, sự kiện hình thành nó dẫn đến khả năng các tổ chức chính trị được khuyến khích thành lập nhiều hơn trong phong trào phản kháng nạn toàn trị cộng sản, vì thế cơ quan an ninh buộc phải tìm cách diễn giải Điều 79 khác đi để sử dụng điều luật này như một công cụ răn đe hữu hiệu những ai có ý định thành lập hoặc tham gia các tổ chức đối kháng. Và họ đã vận dụng lối diễn giải mới lần đầu vào trường hợp luật sư Lê Quốc Quân do sự kiện anh tham gia khóa học được NED tổ chức.

Dù vậy, lập luận pháp lý đầy đủ nhất dùng để viện dẫn Điều 79 phải chờ đến vụ án Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung vào giữa năm 2009. Ban đầu, cả bốn nhà hoạt động này đều bị khởi tố theo Điều 88, nhưng sau khi kết thúc điều tra họ đều bị truy tố dựa vào Điều 79, do bị cáo buộc đã thành lập và/hoặc tham gia lần lượt vào các tổ chức như “Nhóm nghiên cứu Chấn” và “Đảng Dân chủ Việt Nam”.

Lập luận pháp lý áp dụng Điều 79 ngày nay

Cơ quan an ninh cáo buộc Nhóm nghiên cứu Chấn và Đảng Dân chủ Việt Nam là những tổ chức chính trị chủ trương thiết lập một chế độ chính trị đa nguyên và đa đảng nhằm thay thế “chính quyền nhân dân” hiện nay và phủ nhận Điều 4 của Hiến pháp. Một chủ trương như vậy, dù chỉ dừng lại ở hành động bàn bạc bằng lời, chứ không cần bằng văn bản, vẫn có thể được suy đoán dễ dãi thành có mục đích “lật đổ chính quyền nhân dân”.

Tiếp theo, một cách hợp lý, ai tụ họp lại thành một nhóm có ít nhất hai người cùng bàn bạc về chủ trương đa đảng và xóa bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ được suy đoán thành có hành vi thành lập và/hoặc tham gia tổ chức chính trị nhằm lật đổ chính quyền hiện thời và, do đó, đương nhiên phạm vào Điều 79.

Lập luận pháp lý trên tất nhiên không phù hợp với nguyên tắc Suy đoán vô tội của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự trên toàn thế giới, kể cả Việt Nam, bởi nó chỉ suy đoán hành vi của nghi phạm theo hướng buộc tội họ, thay vì chỉ áp dụng sự suy đoán nhằm gỡ tội như đòi hỏi của nguyên tắc trên. Chính Điều 13 của Bộ luật Tố tụng Hình sự số 101/2015/QH13 do Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 27/11/2015 quy định như sau về nguyên tắc Suy đoán vô tội:

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

Căn cứ quy định pháp luật nói trên, rõ ràng lập luận pháp lý áp dụng Điều 79 không chỉ vi phạm chuẩn mực quốc tế về hình luật, mà còn vi phạm nghiêm trọng cả Bộ luật Tố tụng Hình sự của nhà nước này. Điều đó thực sự là nỗi ô nhục của nền tư pháp cộng sản tại Việt Nam, vì không ở đâu trên thế giới nhà cầm quyền lại đi ngược tiến trình văn minh pháp lý của nhân loại và vi phạm luật pháp của chính mình như ở đây.

Biến tướng mới của Điều 79

Điều 79 và các điều luật về “an ninh quốc gia” khác được quy định tại Chương XI của BLHS 1999 đã bị các quốc gia phương Tây chỉ trích và đề nghị loại bỏ, do chúng là công cụ mà nhà cầm quyền Việt Nam dùng để trấn áp các tiếng nói bất đồng chính kiến ôn hòa. Năm 2015 nhà cầm quyền ban hành bộ luật hình sự mới. Tuy nhiên, thay vì loại bỏ các điều luật về “an ninh quốc gia”, họ chỉ thay đổi câu chữ và số của các điều khoản có liên quan, và tiếp tục duy trì các điều luật bất công và bất hợp lý đó.

Cụ thể, Điều 109 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 do Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018, quy định về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, thay thế Điều 79 của BLHS 1999, như sau:

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

  1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
  2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;
  3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Điều 109, biến tướng mới của Điều 79, chắc chắn cũng sẽ được viện dẫn để chụp cái mũ “lật đổ chính quyền nhân dân” cho những nhà hoạt động ôn hòa, bằng lập luận pháp lý mông muội dành cho Điều 79 hiện hành, như đã phân tích ở trên.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chức danh Tổng bí thư có bảo vệ được ông Nguyễn Phú Trọng thoát khỏi lệnh truy nã quốc tế ?

Thời báo 

Gần tới hội nghị Trung ương 6 dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2017, không khí chính trị trong nước càng trở nên ngột ngạt khi xuất hiện ngày càng nhiều những triệu chứng vắng bóng bí hiểm của CT nước Trần Đại Quang và thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh, vốn là những người đứng đầu Nhà nước cùng nhân vật thứ 2 của Đảng Cộng sản.

Loay hoay với cái “ lò “ của mình ở Hà Nội, TBT Nguyễn Phú Trọng hô hào đưa củi về đốt bất chấp mọi hậu quả khi phía Việt Nam đang bị Chính phủ Đức buộc tội tổ chức đường dây bắt cóc công dân của mình trên lãnh thổ của họ, vi phạm nghiêm trọng pháp luật Đức và châu Âu cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Cuộc điều tra của cơ quan An Ninh ( BKA), Tình Báo Đức (BND) đang được khẩn trương tiến hành với kết quả ban đầu. Công tố viện Liên bang Đức đã ra lệnh bắt giam công dân Việt Nam là ông Nguyễn Hải Long để dẫn độ từ CH Séc về Đức hôm 23.8 phục vụ công tác điều tra.

Được biết ông Long trở thành nghi phạm khi liên tục thuê nhiều xe với nghi ngờ được dùng để chở đội mật vụ Việt Nam từ CH Séc sang Đức thực hiện bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh cùng một nữ cán bộ Bộ Công thương.

Hậu quả là ĐSQ VN ở Đức đã bị phía Đức đưa ra kết luận “ tham gia tổ chức và thực hiện bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin hôm 23.7 “ trên cơ sở các bằng chứng cùng định vị hành trình GPS được gắn trên chiếc xe bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã có thời điểm lưu lại khá lâu trong tòa Đại sứ này.

Điều này đã phủ một bầu không khí nặng nề và đầy ngờ vực từ các công dân Việt Nam đang định cư tại Đức đối với cơ quan đại diện của mình, chủ đề về ông Trịnh Xuân Thanh cũng không còn được các cán bộ trong ĐSQ VN ở Đức đem ra bàn luận công khai.

Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) có lẽ đang xem xét tiếp đến sự dính líu của ĐSQ VN tại CH Séc trong đường dây tội phạm có tổ chức này, bản thân ông H.Đ.Thắng đại diện hội đồng quản trị khu chợ Sapa của người việt ở Praha cũng phải chứng minh ngoại phạm khi toàn bộ xe và người tham gia âm mưu bắt cóc cũng từ đây mà ra, có lẽ phía cảnh sát sẽ thêm nghi ngờ khi chính ông này đang là CT đoàn TW Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức nhuốm màu Chính trị tại Việt Nam.

Cuộc điều tra của Đức đã và đang tiến hành rất bài bản và thận trọng, đặc biệt cuộc điều tra đã lan sang CH Séc thì tất nhiên vụ bắt cóc trở thành một vụ việc mang tính tội phạm quốc tế mà Liên hiệp châu Âu đều phải có trách nhiệm với các thành viên của mình.

Bản tin báo Công An TP. HCM ngày 07.12.2016

Nguồn: https://congan.com.vn/tin-chinh/chinh-tri-thoi-su/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-phai-bat-bang-duoc-trinh-xuan-thanh_30399.html

Với trường hợp của cựu Tổng thống Chile Pinochet đã bị còng tay ở London vào tháng 10/1998 vì Tây Ban Nha yêu cầu dẫn độ do tội tra tấn dưới thời ông này làm lãnh đạo, thì nay TBT Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam từ một người “ đi săn chuột nhưng sợ vỡ bình “ có lẽ cũng cần phải chứng minh ngoại phạm trong vụ bắt cóc này khi ông nhiều lần tuyên bố “bắt cho bằng được Trịnh Xuân Thanh“, vì từ người đi săn cũng có thể trở thành kẻ bị săn đuổi trên toàn thế giới.

Trung Khoa – Thoibao.de

1/ Nghi can Nguyễn Hải Long bị dẫn độ từ Praha về nước Đức hôm 23.8.2017:https://thoibao.de/tin-nuoc-duc/11370/vu-bat-coc-trinh-xuan-thanh%3A-nghi-can-nguyen-hai-long-da-dich-than-lai-chiec-xe-tu-praha-den-berlin.htm

2/ Thông cáo báo chí của Tổng Công tố viên Liên bang Đức hôm 10.8.2017: Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc nhốt trong Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin https://thoibao.de/tin-nuoc-duc/11336/thong-cao-bao-chi-cua-tong-cong-to-vien-lien-bang-duc—trinh-xuan-thanh-bi-bat-coc-nhot-trong-dai-su-quan-viet-nam-o-berlin.htm

3/ Tháng 10/1998, Tổng thống Pinochet đã bị còng tay tại London vì Tây Ban Nha yêu cầu dẫn độ do tội tra tấn: https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/cuoc-doi-pinochet-qua-anh-2071627.html

Ảnh: Mông Cổ đã chuyển đổi dân chủ không một tiếng súng như thế nào

0
LUẬT KHOA
Posted on

Cuối những năm 1980, Mông Cổ đã trải qua gần 70 năm “kiên trì” trên con đường xã hội chủ nghĩa, lại nằm giữa hai đất nước cộng sản khủng lồ là Trung Quốc và Liên bang Xô viết. Ít ai nghĩ Mông Cổ sẽ có một số phận khác.

Nhưng đến năm 1990, khối xã hội chủ nghĩa bắt đầu sụp đổ, nhiều nước ở Đông Âu như Ba Lan đã mất kiên nhẫn với những người cộng sản, chế độ độc đảng và nền kinh tế chỉ huy. Họ chọn một con đường khác. Điều này ảnh hưởng lớn đến số phận của Mông Cổ.

Thêm vào đó, Mông Cổ không thể dựa vào viện trợ từ Liên Xô nữa, vì bầu sữa chung này cũng bắt đầu cạn kiệt và rơi vào khủng hoảng.

Mặt khác, nội bộ đảng cầm quyền, đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ (Mongolia People’s Revolutionary Party – MPRP) bị chia rẽ. Tư tưởng cải tổ theo hướng dân chủ của Mikhail Gorbachev ở Liên Xô ảnh hưởng đến một số lượng đảng viên không nhỏ của đảng này.

Dân số Mông Cổ lúc này là khoảng 2,2 triệu người, 70% dân số dưới 35 tuổi. Hơn 50% thanh niên sau khi tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm. Họ bắt đầu thấy khó thích nghi trong nền kinh tế bao cấp, độc quyền. Người dân bắt đầu nhận thấy nền kinh tế đi xuống trong cuộc sống hằng ngày.

Những điều này đã đưa Mông Cổ bước trên một con đường mới: dân chủ hóa.

Cuộc tuần hành đầu tiên vào ngày 10/12/1989 trước Trung tâm Văn hóa Thanh niên (Ulaanbaatar, Mông Cổ). Ảnh: Zorig Foundation.

Thanh niên là lực lượng chính trong cách mạng dân chủ ở Mông Cổ.

Ngày 10/12/1989, đúng một tháng sau ngày Bức tường Berlin sụp đổ, 13 thanh niên tuyên bố thành lập Liên hiệp Dân Chủ Mông Cổ (Mongolia Democratic Union – MDU). Họ tổ chức cuộc tuần hành đầu tiên của mình với hơn 300 người tham gia.

Lãnh đạo của MDU là các thanh niên trí thức từng đi học Liên Xô và Đông Âu. Họ cũng bị tư tưởng của Mikhail Gorbachev ảnh hưởng mạnh mẽ.

13 thanh niên này bao gồm Tsakhiagiin Elbegdorj, người sau này trở thành Thủ tướng và Tổng thống của Mông Cổ, và Sanjaasurengiin Zorig, người sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Giao thông  – Vận tải và bị ám sát trước khi tuyên thệ trở thành Thủ tướng của Mông Cổ năm 1998. 

Những người biểu tình cầm biểu ngữ “Hệ thống đa đảng”, “Pháp quyền”, “Nhân quyền” và “Tự do báo chí” ngày 10/12/1989. Ảnh: Zorig Foundation.

MDU yêu cầu đảng cầm quyền MPRP hợp pháp hóa hệ thống đa đảng, cải tổ Quốc hội, tổ chức bầu cử trong vòng một năm, tự do hoá báo chí và nhận trách nhiệm về những hành vi đàn áp nhân quyền mà họ đã làm. 

Hàng nghìn người tham gia biểu tình gần Tòa nhà Chính phủ. Ảnh: Zorig Foundation.

Sau đó, các cuộc biểu tình ủng hộ phe đối lập diễn ra hàng tuần, có tổ chức và ngày càng đông hơn.

Khẩu hiệu của họ là “Thời cơ đã đến, hãy tỉnh dậy đi”, “Nhân dân Mông Cổ hãy leo lên lưng ngựa”, “Sự thật sẽ không được biết đến nếu nó bị che giấu”.

MDU trở thành lực lượng lãnh đạo trong các cuộc tuần hành. 

Lãnh đạo của MDU Sanjaasurengiin Zorig đọc diễn văn ngày 21/01/1990. Ảnh: Zorig Foundation.

Ngày 21/01/1990, lãnh đạo của MDU, Sanjaasurengiin Zorig (28 tuổi), đọc diễn văn trước hàng nghìn người biểu tình tại quảng trường chính. Zorig đã kêu gọi xóa bỏ đặc quyền của đảng MPRP là “giai cấp tiên phong, lãnh đạo xã hội” trong Hiến pháp của Mông Cổ.

Các cuộc tuần hành không được cấp phép nhưng vẫn diễn ra và ngày càng đông người tham gia.

Phóng viên quốc tế bắt đầu đến Mông Cổ bằng visa du lịch để đưa tin về những cuộc tuần hành. 

Tượng đài Josef Stalin bị giật đổ ngày 6/02/1990. Ảnh: Zorig Foundation.

Đầu tháng 2/1990, sau một cuộc tuần hành của 1.400 người, tượng đài Josef Stalin bị người biểu tình giật đổ.

Ba lực lượng khác cũng được thành lập và kết hợp với MDU hình thành một liên minh, đặt tên Four Forces (Bốn Lực lượng), để lãnh đạo phong trào dân chủ, bao gồm: Phong trào Dân chủ Xã hội (Democratic Socialist Movement), Liên đoàn Tân Tiến bộ (New Progressive Union), Liên đoàn Sinh viên Mông Cổ (Mongolia Students Union).

Bốn lực lượng này kết hợp khá nhịp nhàng, luôn hướng về mục tiêu là cải cách luật pháp (legal reform).

Từ đây, cuộc cách mạng dân chủ của Mông Cổ bắt đầu. 

S. Zorig phát biểu tại hội nghị lần thứ nhất của MDU yêu cầu chính phủ từ chức và giải tán Quốc hội hiện tại. Ảnh: Zorig Foundation.

Ngày 18/02/1990, MDU tổ chức hội nghị lần đầu tiên với 611 đại biểu đến từ 16 tỉnh, thành phố của Mông Cổ. Tại đây, MDU tuyên bố thành lập đảng Dân chủ Mông Cổ (Mongolia Democratic Party – MDP).

Phát biểu tại cuộc họp, S. Zorig  đã yêu cầu chính phủ từ chức, giải tán Quốc hội (People’s Great Khural) và tái bầu cử Quốc hội.

Cũng trong hội nghị này, MDU thành lập tờ báo độc lập đầu tiên của Mông Cổ, The New Mirror. 

Hàng chục nghìn người đã đổ ra đường gây áp lực với đảng cầm quyền. Ảnh: Zorig Foundation.

Lúc này, Bộ Chính trị đã chuẩn bị những biện pháp đàn áp người biểu tình. Tuy nhiên, do nội bộ bị chia rẽ, một số đảng viên ủng hộ chuyển đổi dân chủ, mặt khác, Four Forces đã tổ chức những cuộc tuần hành trong ôn hòa, nên không có cuộc đàn áp nào xảy ra. 

Hơn 100.000 người tham gia tuần hành ngày 04/3/1990 tại thủ đô Ulaanbaatar. Ảnh: Zorig Foundation.

Ngày 04/3/1990, trong lúc Bộ Chính trị đang họp thì hơn 100.000 người đã biểu tình trước Viện Bảo tàng Lenin ở thủ đô Ulaanbaatar (dân số của thành phố này lúc đó khoảng 590.000 người). Họ yêu cầu Quốc hội sửa đổi Luật Bầu cử, chia tách quyền lực giữa đảng và nhà nước, và Bộ Chính trị phải từ chức.

Four Forces đã gửi một kiến nghị chung đến chính phủ và Quốc hội về thực hiện những yêu sách của người biểu tình. 

10 thành viên của MDU tuyệt thực vào ngày 07/3/1990. Ảnh: Zorig Foundation.

Sau ba ngày, không một ai trả lời của kiến nghị của họ.

Ngày 07/3/1990, 10 thành viên của MDU đã tuyên bố tuyệt thực cho đến chết trước tòa nhà chính phủ nếu Bộ Chính trị không từ chức và thực hiện những yêu cầu của người biểu tình.

Một ngày sau đó, S. Zorig và một số thành viên của MDU được mời gặp Thủ tướng và Phó Thủ tướng. Cuộc họp được truyền hình trực tiếp trên truyền hình.

Ngày 09/3/1990, số người tuyệt thực đã lên đến 33 người. Tin những thanh niên tuyệt thực vì dân chủ lan rộng khắp Mông Cổ. 

Chủ tịch Quốc hội kiêm Tổng Bí thư của đảng MPRP Jambyn Batmunkh. Ảnh: Zorig Foundation.

Bất ngờ, ngày 12/3/1990, Chủ tịch Quốc hội kiêm Tổng Bí thư của MPRP Jambyn Batmunkh tuyên bố ông và Bộ Chính trị sẽ từ chức. Ông hứa MPRP sẽ từ bỏ đặc quyền là “lực lượng lãnh đạo và dẫn dắt xã hội” trong Hiến pháp Mông Cổ và một cuộc bầu cử Quốc hội sẽ sớm được tổ chức

Sau lời tuyên bố của J.Batmunkh, những người biểu tình dừng tuyệt thực theo đúng lời hứa của họ. 

Bộ Chính trị Mông Cổ trong Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của MPRP từ 12-15/3/1990. Ảnh: Zorig Foundation.

Trong Hội nghị Trung ương lần thứ VIII từ ngày 12-15/3/1990 của MPRP, toàn bộ thành viên của Bộ Chính trị đã tuyên bố từ chức và bầu lại thành viên mới. Gombojabyn Ochirbat (61 tuổi) được bầu làm Tổng Bí thư của MPRP. 

Phiên họp bất thường của Quốc hội Mông Cổ từ ngày 21 -23/3/1990. Ảnh: Zorig Foundation.

Ngày 21/3/1990, Quốc hội của Mông Cổ triệu tập một phiên họp bất thường, các đảng và phong trào đối lập được mời đến quan sát. Tại cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội J. Batmunkh và Thủ tướng D. Sodnom tuyên bố từ chức. Quốc hội bầu Chủ tịch mới là Punsalmaagiyn Ochirbat và tân Thủ tướng là Sh. Gungaadorj.

Như đã hứa với phe đối lập, Quốc hội đã xóa bỏ vai trò lãnh đạo của MPRP trong Hiến pháp, thừa nhận đa nguyên chính trị và mọi công dân tự do tham gia đảng phái và các tổ chức dân sự.

Ngày 31/3/1990, đảng Dân chủ Xã hội Mông Cổ (Mongolian Social Democratic Party – MSDP) được thành lập, chuẩn bị cho cuộc bầu cử mới. Nhiều đảng khác cũng được thành lập và sẵn sàng cạnh tranh với MPRP. 

Hội nghị đảng Dân Chủ Mông Cổ (MDP) ngày 7-8/4/1990. Ảnh: Zorig Foundation.

Đầu tháng 4/1990, đảng Dân chủ Mông Cổ (MDP) tổ chức Đại hội Đảng lần thứ Nhất. MDP kêu gọi tổng tuyển cử toàn quốc, soạn thảo tân Hiến pháp với sự tham gia của tất cả lực lượng chính trị và cho phép tự do báo chí.

Hơn 100.000 bản in của tờ Aрдчилал (Dân Chủ), một trong những tờ báo độc lập đầu tiên của Mông Cổ, đã phát hành vào ngày 07/4/1990. Nhiều tờ báo khác cũng lần lượt ra đời. 

S.Zorig (cầm loa) kêu gọi “Nếu các bạn ủng hộ chúng tôi, xin hãy ngồi xuống” trong một cuộc biểu tình cuối tháng 4/1990. Ảnh: Zorig Foundation.

Cuối tháng 4/1990, không hài lòng trước những cải cách chậm chạp của đảng cầm quyền, phe đối lập đã tổ chức một cuộc biểu tình với khoảng 50.000 người tham gia và bao vây tòa nhà Chính phủ.

Ngoài yêu cầu về soạn thảo tân Hiến pháp và tổ chức bầu cử, phe đối lập còn buộc MPRP phải từ bỏ những đặc quyền của mình về sử dụng ngân sách quốc gia, truyền thông và kiểm soát bộ máy của chính phủ, bao gồm cả quân đội và công an.

Tình hình căng thẳng đến mức, Chủ tịch Quốc hội P. Ochirbat đang thăm Trung Quốc phải trở về nước ngay lập tức. 

Người biểu tình bên trái và quân đội bên phải trong cuộc biểu tình vào cuối tháng 4/1990 trước tòa nhà chính phủ. Ảnh: Zorig Foundation.

Ngày 30/4/1990, đảng MPRP đã mời các nhóm đối lập bàn về việc soạn thảo tân Hiến pháp.

Ngày 14/5/1990, Quốc hội họp và sửa đổi Hiến pháp một lần nữa về thể chế nhà nước và thông báo bầu cử Quốc hội.

Thời gian bỏ phiếu sẽ vào cuối tháng 7/1990 với nhiều đảng phái tham gia. Một cơ quan giám sát độc lập cũng được thành lập.

Quốc hội cũng sửa đổi thiết chế Chủ tịch nước thành Tổng thống, vị trí này được thành viên của Quốc hội bầu ra.

Quốc hội Mông Cổ trở thành một Quốc hội lưỡng viện: Great People’s Khural với 430 nghị sĩ và State Baga Khural với 50 nghị sĩ được bầu ra từ Great People’s Khural.

Sate Baga Khural được xem là một Quốc hội thường trực (a standing Parliament), đóng vai trò quan trọng trong việc sửa đổi các điều luật để thông qua tân Hiến pháp năm 1992. 

Đại diện của đảng Quốc gia Tiến bộ Mông Cổ (Mongolia National Progressive Party – MNPP) đăng ký tham gia ứng cử vào Quốc hội tại Tòa án Tối cao của Mông Cổ. Ảnh: Zorig Foundation.

Lúc này, mọi sự chú ý của công chúng đổ dồn về cuộc bầu cử vào cuối tháng 7/1990.

MPRP và các đảng phái đối lập bắt đầu đăng ký tham gia ứng cử với Tòa án Tối cao của Mông Cổ. Có 2.413 ứng cử viên gồm đảng viên thuộc sáu đảng phái và các ứng viên độc lập tranh cử vào 430 ghế của Quốc hội (Great People’s Khural).

Hơn 43.000 người tham gia trong 9.963 ủy ban bầu cử khắp cả nước, đảm bảo bầu cử thực sự dân chủ.

Đây là kỳ bầu cử dân chủ và tự do lần đầu tiên trong lịch sử Mông Cổ. 

Xe buýt vận động tranh cử của các đảng phái đối lập. Ảnh: Zorig Foundation.

Thời gian vận động tranh cử chỉ kéo dài hơn một tháng.

Phe đối lập gặp nhiều khó khăn khi vận động tranh cử. Họ thiếu hụt về tài chính nên các đảng đối lập chỉ dùng chung một xe buýt để vận động tranh cử, được mua từ tiền quyên góp.

Diện tích của Mông Cổ rộng gấp năm lần Việt Nam nên vận động tranh cử là một vấn đề lớn. Các đảng đối lập vừa không có tài chính vừa không đủ thời gian nên rất khó vận động ở tất cả các đơn vị bầu cử, nhất là khu vực nông thôn. 

Cử tri nghe S. Zorig nói về chương trình hành động của đảng Dân chủ Mông Cổ vào 1990. Ảnh: Zorig Foundation.

Còn MPRP, ngoài lợi thế về tài chính, họ còn sở hữu hệ thống tổ chức đảng từ trung ương đến địa phương, đồng thời lại kiểm soát báo chí nhà nước nên có nhiều thuận lợi.

Các đảng đối lập đã tuyên bố sẽ tẩy chay cuộc bầu cử nếu MPRP không chịu từ bỏ một số đặc quyền của họ. Cuối cùng, MPRP đồng ý từ bỏ quyền kiểm soát đối với quân đội và công an. 

Một điểm bỏ phiếu ở ngoại ô thủ đô Ulaanbaatar. Ảnh: Zorig Foundation.

Thời gian bỏ phiếu kéo dài một tuần, từ ngày 22 – 29/7/1990. Hơn một triệu cử tri lần đầu tiên đã bầu cho các đảng phái khác nhau, chiếm 98% tổng số cử tri.

Kết quả kiểm phiếu cho thấy MPRP giành được 60% tổng số phiếu bầu, nhưng lại chiếm đến 86% số ghế của Quốc hội (343 ghế), vì họ thắng nhiều ở khu vực nông thôn.

40% số phiếu còn lại thuộc về phe đối lập và các ứng viên độc lập. Đảng Dân chủ Mông Cổ chiếm 23 ghế, đảng Quốc gia Tiến bộ Mông Cổ chiếm 7 ghế, đảng Dân chủ Xã hội Mông Cổ chiếm 4 ghế, đảng Lao động Tự do Mông Cổ chiếm 1 ghế và 51 ghế còn lại thuộc các ứng viên độc lập. 

Phiên họp thứ nhất của Quốc hội Mông Cổ ngày 03/9/1990. Ảnh: Zorig Foundation.

Ngày 03/9/1990, Quốc hội của Mông Cổ bắt đầu phiên họp lần thứ nhất, bầu P. Ochirbat (thuộc MPRP) làm Tổng thống đầu tiên của Mông Cổ và Gonchigdorj (đảng Dân chủ Xã hội Mông Cổ) giữ chức Phó Tổng thống.

Quốc hội bầu D. Byambasuren (thuộc MPRP) làm Thủ tướng và hai Phó Thủ tướng là Da. Ganbold (đảng Quốc gia Tiến bộ Mông Cổ) và D. Dorligjva (đảng Dân chủ Mông Cổ). 

P. Ochirbat trong lễ nhậm chức Tổng thống Mông Cổ. Ảnh: Zorig Foundation.

P. Ochirbat tuyên thệ nhậm chức Tổng thống theo nghi thức truyền thống của Mông Cổ, nhưng lời tuyên thệ của ông đã không còn nhắc đến chủ nghĩa cộng sản, Marx hay Lenin như truyền thống của đảng cộng sản. Ông cũng tuyên bố sẽ hợp tác với phe đối lập để cải thiện tình hình của Mông Cổ. 

Một số thành viên Sate Baga Khural được bầu ra từ Great People’s Khural vào tháng 9/1990. Ảnh: Zorig Foundation.

Quốc hội tiến hành bầu ra 50 thành viên tham gia vào State Baga Khural, dựa trên tỷ lệ mà đảng đó đại diện trong Quốc hội. Theo đó, MPRP có 31 thành viên, đảng Dân chủ Mông Cổ có 13 thành viên, sáu thành viên chia đều cho đảng Quốc gia Tiến bộ Mông Cổ và đảng Dân chủ Xã hội Mông Cổ.

Nhiệm vụ đầu tiên và duy nhất của State Baga Khural là soạn thảo và thông qua một Hiến pháp mới, giúp nền dân chủ của Mông Cổ thành hình và đứng vững trong tương lai. 

Biểu quyết thông qua tân Hiến pháp Mông Cổ ngày 13/01/1992. Ảnh: Zorig Foundation.

Ngày 13/01/1992, trong một kỳ họp kéo dài 70 ngày, Quốc hội Mông Cổ đã thông qua bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên và vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay.

Từ đây, một nhà nước đa nguyên được hình thành, nơi quyền con người được đảm bảo và quyền lực nhà nước bị kiểm soát chặt chẽ. Mông Cổ từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa đã kéo dài hơn 70 năm. 

Mông Cổ được xếp vào nhóm các nước tự do, theo báo cáo Tự do trên thế giới năm 2017 của Freedom House. Ảnh: Chụp màn hình.

Kể từ đó, Mông Cổ rũ bỏ hình ảnh một nước độc tài toàn trị, vươn lên trở thành một trong những nước tự do nhất châu Á, sánh cùng các nước tự do khác như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Ấn Độ (màu xanh). Trong khi đó, Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nước khác ở châu Á được xếp vào nhóm các nước không tự do (màu tím) hoặc tự do một phần (màu vàng), theo báo cáo Tự do trên thế giới năm 2017 của Freedom House.

Sau kỳ bầu cử năm 1990, Mông Cổ chuyển đổi từ một nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường nhiều thành phần. Bình quân thu nhập đầu người ở Mông Cổ tăng từ 587 đô-la năm 1992 lên 3.686 đô-la năm 2016, gấp 6,2 lần.

Tài liệu tham khảo:

Bình luận