– Vụ án liên quan đến thuốc đặc trị ung thư của công ty VN Pharma đang gây xôn xao dư luận. Ông Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty trao đổi với PV VietNamNet.
Dư luận đang đồn thổi về thông tin em chồng của Bộ trưởng Y tế có tham gia lãnh đạo công ty VN Pharma. Vậy thực hư thông tin này như thế nào, thưa ông?
Đúng là em chồng của bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế có tham gia công ty CP VN Pharma của chúng tôi. Ông ấy là phó giám đốc, phụ trách đầu tư.
Ông Nguyễn Minh Hùng tại phiên tòa sơ thẩm mới đây
Vậy cổ phần của ông này trong công ty như thế nào, ông có thể thông tin được không?
Ông ấy không có cổ phần tại công ty. Ông ấy chỉ hưởng lương như bao người khác.
Lương của ông ấy bao nhiêu?
Tôi không có nhớ đâu.
Dư luận cũng đặt vấn đề, chính vì sự tham gia của em chồng bà Bộ trưởng Y tế vào VN Pharma mà công ty của ông thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp dược phẩm khác trong việc nhập thuốc hay đấu thầu thuốc vào bệnh viện?
Chúng tôi tham gia đấu thầu theo luật Đấu thầu, có các thông tư hướng dẫn cụ thể và thực hiện rất chặt chẽ, đúng luật.
Phiên xử cựu TGĐ VN Pharma đã kết thúc, nhưng dư luận đặt ra câu hỏi, tại sao số thuốc giả lại được cấp phép dễ dàng và cán bộ của Cục Quản lý Dược lại thoát khỏi vành móng ngựa một cách ngoạn mục đến vậy?
Để đối phó với việc bị bắt, các sáng tác của nhà thơ được giấu diếm bằng những cách vô cùng sáng tạo – khâu vào trong gối, trong giày, hay giấu vào đệm, vào nồi nấu. Cảnh sát tịch thu hầu hết các thứ giấy tờ của ông, nhưng những thứ khác vẫn được đưa lậu ra bên ngoài, hoặc giấu kín trong những chỗ khuất nẻo ít ai ngờ.
Những vần thơ quan trọng nhất được ghi vào những nơi mà các điều tra viên cẩn trọng nhất cũng không thể tìm thấy – trong trí nhớ của những độc giả nhiệt thành, rồi được truyền từ người này sang người khác.
Trong cuốn hồi ký của mình, Hy vọng Đối lại Hy vọng, Nadezhda Mandelstam, vợ của nhà thơ Osip Mandelstam, nhớ lại những nỗ lực của mình trong việc bảo vệ các tác phẩm của chồng.
Việc đọc lại, phân tích, sao chép rồi phổ biến những vần thơ bị cấm trở thành một phần trong văn hóa samizdat – (tự in ấn ngoài luồng) để vượt qua hàng rào kiểm duyệt ngặt nghèo ở Liên Xô.
Ngày nay, chúng ta có thể đọc thơ Mandelstam là nhờ đã có những cá nhân dám đương đầu với mối hiểm nguy to lớn, dám can đảm chép lại và chia sẻ các tác phẩm của ông, thường là bằng những biện pháp phi thường.
Thuật ngữ samizdat (‘tự xuất bản’) được đưa ra nhằm đối chọi lại với gosizdat (‘nhà nước xuất bản’), vốn là con dấu được đóng lên mọi ấn phẩm chính thức ở Liên Xô.
Samizdat dùng những chất liệu không chính thức khác nhau, và được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: các bàn luận về chính trị, những bài phân tích, diễn giải tôn giáo, tiểu thuyết, thơ, diễn văn, và âm nhạc.
Có một từ liên quan là tamizdat (‘được xuất bản ở đó’) – tư liệu được đưa lậu vào Liên Xô.
Đó có thể là các bản ghi dùng trên tờ chụp phim x-quang, các bản ghi dùng trên máy nghe nhạc với nội dung là các tác phẩm âm nhạc bị cấm lưu hành, gồm cả các ca khúc rock ‘n ‘roll và các sáng tác của những người di cư ra nước ngoài. Những thứ này nhanh chóng xuất hiện trên thị trường chợ đen.
Việc có máy ghi âm lậu (magnitizdat) thì ít rủi ro hơn, bởi các công dân Xô-viết được phép sở hữu một máy ghi dùng băng cối; hầu hết các nội dung không công khai nói về chính trị mà chủ yếu là những giai điệu được các ca sỹ Nga trình bày dưới dạng phổ thơ (bard).
Nguồn: Nkrita/Wikimedia Commons
Số lượng người đọc các tác phẩm tự xuất bản dưới hình thức viết hiếm khi vượt quá vài ngàn người, nhưng có tới khoảng một triệu người nghe trên các băng cối.
Aleksandr Galich, một trong những nhà du ca (bard) nổi tiếng nhất, người kêu gọi đấu tranh mạnh mẽ nhất, đã dùng các ca khúc của mình để chỉ trích “mẹ đỡ đầu của tình trạng kiểm duyệt” và ca ngợi vai trò của truyền thông ngầm.
Thuật ngữ samizdat tuy được dùng để nhắc tới thời kỳ Liên Xô, nhất là sau cái chết của Stalin vào năm 1953, nhưng việc xuất bản bất chấp việc không được cấp phép đã tồn tại từ lâu ở Nga.
Hồi cuối Thế kỷ 19, giới sinh viên chuyền tay nhau những cuốn sách nhỏ có nội dung cấp tiến lên án Sa Hoàng. Sau thất bại của cuộc cách mạng 1905 cùng cuộc trấn áp tự do dân sự thì những nội dung kêu gọi lật đổ chế độ được chia sẻ rộng rãi.
Từ thời Đệ nhất Thế chiến, rồi cuộc cách mạng hồi 1917, rồi cuộc nội chiến ở Nga cho tới tận 1922, có nhiều quy định hạn chế khá nghiêm ngặt đã được áp đặt lên các loại tác phẩm in ấn.
Dấu ấn văn hóa
Tự xuất bản, samizdat, phản ánh sự thay đổi bối cảnh chính trị, văn hóa và địa lý của nhà nước Xô-viết.
Một số sản phẩm là nhằm phản đối sự đàn áp nhằm vào các dòng Ki Tô giáo (Chính thống giáo, Công giáo La Mã, Baptist), hoặc nhằm phản ánh tiếng nói của những nhóm thiểu số muốn có quyền tự quyết (người Do Thái, người Tartar vùng Crimea, hay cộng đồng người Đức ở sông Volga).
Toàn bộ quá trình được nhà bất đồng chính kiến Vladimir Bukovsky tóm tắt lại như sau: “Tự xuất bản: Tôi viết cho mình, biên tập cho mình, kiểm duyệt cho mình, xuất bản cho mình, phân phối cho mình, và tự mình chấp nhận thời gian ngồi tù.”
Định nghĩa phổ biến này khiến samizdat nghe giống như một hành động đơn độc, nhưng mối nguy hiểm sẽ xảy ra khi mỗi cá nhân tạo ra một bản sao cho người khác.
Nếu bị phát hiện, các tài liệu thường sẽ bị giới chức lần ra, bởi hầu hết các máy chữ cá nhân đều phải đăng ký với nhà nước. Các bản dự phòng thỉnh thoảng được lưu trên microfilm, là thứ được đưa lậu ra để xuất bản trước khi lại được đưa lậu vào.
Sách và các cuốn sổ nhỏ được sao chép trên giấy than, với tối đa là chín trang bên dưới, cho nên mỗi lần sẽ in ra được tổng số tối đa là 10 bản – cũng là mức tối đa được phép in.
Để tận dụng được hết các chỗ trống, người ta đánh máy tràn hết cỡ ra cả lề trái lẫn lề phải, cả lề trên đầu trang lẫn lề dưới trang giấy.
Boris Pasternak (hình trên) sau khi bị chính quyền Liên Xô không cho xuất bản, đã đưa lậu tác phẩm Bác sỹ Zhivago sang Italy, nơi cuốn tiểu thuyết đã được xuất bản lần đầu tiên – CIA đã giúp sức trong việc đưa cuốn tiểu thuyết ra in và phát hành tại những nơi khác. Nguồn: Keystone/Getty Images
Giấy rất hiếm cho nên những ai mua nhiều hơn một chút đều sẽ bị báo cáo cho giới chức.
Những người được phân phối giấy phải in hay đánh máy mỗi lần ít nhất là bốn bản. Tuy nhiên, họ không được phép tìm cách che giấu để tác giả không bị phát hiện, và phải chỉ điểm cho công an nếu thấy có dấu hiệu khác thường.
Người ta phải in ấn, đánh máy một cách vội vã, qua quýt, trên những chất liệu gần như là phế phẩm, đánh máy chữ mờ, trên những trang giấy nhàu nát và không được đóng bìa tử tế.
Một số người thậm chí còn tự mình chỉnh sửa hoặc thêm bớt vào các nội dung. Cách sáng tác, phóng tác như thế được áp dụng nhiều trước thực tế là nhiều tác giả thực sự, do e sợ cho sự an toàn bản thân, đã dùng bút danh và không nhận các tác phẩm là của mình.
Tình thế này được bản thân Đảng Cộng sản khai thác với lập luận rằng việc không rõ bản quyền về sở hữu trí tuệ khiến việc nghiên cứu, phân tích, mổ xẻ tác phẩm là không công bằng.
Chiến thuật độc địa đầy tính tưởng tượng này khiến tạo cảm giác rằng nhà nước đang bảo hộ cho các tác giả khỏi tình trạng bị khai thác – chỉ có điều như vậy là tác giả phải chấp nhận mất không, phải cho không những đứa con tinh thần của mình.
Có lẽ tài liệu quan trọng đầu tiên xuất hiện dưới dạng tự xuất bản là ‘bài diễn văn bí mật’ của Khruschev hồi 1956 – với nội dung lên án Stalin, đánh dấu sự khởi đầu của tình trạng tan băng chính trị và văn hóa.
Tiến trình này đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng trở nên rõ rệt vào năm 1962 với việc chuẩn thuận cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Một ngày trong đời Ivan Denisovich của tác giả Aleksandr Solzhenitsyn (1962).
Được xuất bản trên tạp chí văn hóa Novy Mir (Tân Thế giới), tác phẩm khắc họa cuộc sống hàng ngày ở một trại lao cải (gulag) dưới thời Stalin – một chủ đề mà trước đó không hề được bàn đến công khai.
Hai bước thụt lùi
Hệ thống trại cải tạo gulag phần lớn đã được Nikita Khruschev cho dỡ bỏ. Ông cũng là người đã làm suy yếu hệ thống cảnh sát mật và là người ra sáng kiến về việc trao đổi văn hóa xuyên biên giới.
Dưới thời Khruschev, samizdat chiếm vị thế thống trị trong Liên Xô, bởi việc xuất bản các tư liệu không phù hợp với ý thức hệ chính thống không còn bị gắn kèm với cái án tử hình nữa.
Nhưng những cải tổ mang tính tự do hóa của Khruschev đã vấp phải sự phản kháng dữ dội từ những người theo đường lối cứng rắn, và vào năm 1964 ông đã bị hất cẳng bởi chính cựu đệ tử ruột, Leonid Brezhnev.
Hầu như ngay lập tức, dưới sự chỉ đạo của Yuri Andropov (người lãnh đạo ngành tình báo KGB, và sau này thành người kế vị Brezhnev), việc kiểm duyệt được tăng cường và các nhà bất đồng chính kiến bị bỏ tù hoặc phải đi sống đời lưu vong.
Năm 1965, hai cây viết là Yuli Daniel và Andrei Sinyavsky bị bắt vì tội tamizdat, xuất bản truyện giả tưởng ở nước ngoài và ký dưới tên khác.
Một bản ghi phiên tòa xử kín hai người này đã được các nhà thơ Alexander Ginzburg và Yuri Galanskov lấy được, và họ đã sáng tác Sách Trắng, mô tả về phiên xử.
Vụ đàn áp bị phản ứng bằng các cuộc biểu tình – là đợt biểu tình chính trị tự phát đầu tiên xảy ra trong suốt 30 năm, và hai lá thư ngỏ được lan truyền dưới hình thức samizdat, trong đó một thư kêu gọi Brezhnev hãy chống trả sự quay trở lại của chủ nghĩa Stalin.
Thư này được nhiều gương mặt có tiếng ký tên, trong đó có nhà soạn nhạc Dmitri Shostakovich.
Chuyện chính bản thân Ginzburg và Glanskov cũng bị đưa ra xét xử về tội xuất bản và phân phát tài liệu dạng samizdat chỉ còn là vấn đề thời gian.
Sự trở lại của chế độ kiểm duyệt gắt gao hơn đã càng thúc đẩy xu hướng samizdat, và các tác phẩm vốn được phép lưu hành dưới thời Khruschev bị buộc phải trở lại đời sống ngầm.
Năm 1968, một nhóm các học giả tại Moscow bắt đầu một giai đoạn samizdat kéo dài nhất, nổi tiếng nhất, với việc xuất bản tập san Ghi chép các sự kiện diễn ra (Chronicle of Current Events).
Trong 65 số được phát hành trong 15 năm, Chronicle đã nêu chi tiết một cách tỉ mỉ những vi phạm dân quyền và trình tự tố tụng, trong đó gồm 424 phiên tòa kết tội 753 người, không có ai được trắng án.
Các chủ biên của Chronicle không cổ súy cho việc lật đổ chế độ và nói rằng theo Hiến pháp Liên Xô 1936, việc xuất bản của họ là hợp pháp.
Giới chức không nghĩ vậy: các chủ biên, cộng tác viên bị tống vào trại cải tạo, vào các nhà thương điên, hoặc phải sống lưu vong.
Chủ biên đầu tiên của Chronicle, Natalya Gorbanevskaya bị bắt sau khi tham dự cuộc biểu tình Quảng trường Đỏ 1968 để phản đối việc đàn áp cuộc nổi dậy Mùa xuân Prague. Gorbanevskaya trở thành cái tên nổi tiếng, được ca ngợi trên thế giới. Ca sỹ người Mỹ Joan Baez đã ca ngợi bà trong các buổi diễn âm nhạc.
Phong cách khô khan, chính xác của Chronicle nhằm cố ý tạo tương phản với tờ báo quốc doanh Pravda. Mặc dù tường thuật về những lời kể đầy đau đớn, Chronicle cam kết “nỗ lực hết mình để viết với văn phong bình tĩnh, kiềm chế” và “một phong cách hoàn toàn dựa vào thực tế” – như được minh họa bằng các tít bài mang tính luật hóa (‘Các vụ bắt giữ, Lùng soát, Thẩm vấn’, ‘Trong các nhà tù và các trại cải tạo’), và luôn đính chính ngay cả khi chỉ có những sơ suất nhỏ nhất.
Đến năm 1985, đã có hơn một triệu món đồ vật là các tư liệu bị cấm được lưu tại Bảo tàng Quốc gia Lenin – là bộ spetskhran (bộ sưu tầm chỉ hạn chế cho những đối tượng nhất định được xem) lớn nhất.
Hiện trạng không duy trì được lâu: cơ quan nhà nước hoạt động quan liêu, cứng nhắc, nền kinh tế trì trệ, và những người ‘canh gác’ già chết dần – ba nhà lãnh đạo qua đời trong một thời gian ngắn.
Điều này dẫn tới sự nổi lên của nhân vật 54 tuổi, Mikhail Gorbachev, người thừa nhận rằng Đảng Cộng sản không thể đàn áp nội bộ mãi mãi được.
Gorbachev đưa ra các chính sách perestroika (‘tái cơ cấu’) và glasnost (‘cởi mở’). Chính sách cởi mở về sau này trở thành tên gọi của một trong những ấn phẩm samizdat được nhiều người biết đến nhất thời đó.
Rất khó để đánh giá được tác động của samizdat, dẫu nhiều người tin rằng nó là một yếu tố to lớn làm suy yếu quyền lực Xô-viết.
Với phóng viên người Ukraine Vitaly Korotich, thì “Liên bang Xô-viết đã bị hủy diệt bởi thông tin – và làn sóng này bắt đầu từ tác phẩm Một Ngày của Solzhenitsyn”.
Tuy việc lưu hành các ấn phẩm samizdat chỉ nằm trong một lượng độc giả ít ỏi, nhưng nhiều người trong số các bạn đọc lại là những người có ảnh hưởng văn hóa.
Một số người còn là những gương mặt đầy quyền lực – thật ra các quan chức chính phủ đã trở thành những độc giả thường xuyên, bởi họ chỉ có thể kiểm duyệt được những gì mà họ hiểu.
Samizdat giúp họ suy nghĩ, và những thông tin mà họ nắm được từ những luồng nằm ngoài pháp luật đó giúp vạch ra những giới hạn phát biểu mà họ cho là chấp nhận được về chính trị.
Một thế kỷ đã trôi qua kể từ sau Cách mạng Nga, tiến trình dân chủ hóa nhờ vào internet có vẻ như đã phủ nhận nhu cầu phải có truyền thông ngầm.
Nhưng samizdat lại nhận được sự chú ý mới kể từ năm 2014, khi mà để ứng phó với các cuộc biểu tình Maiden ở Ukraine, chính quyền Nga đã tăng mạnh các nỗ lực kiểm soát những nội dung được đăng tải trên mạng internet.
Các trang mạng lần theo dấu vết các vụ lạm dụng của nhà nước thường bị chặn, và các thư điện tử cùng các tài khoản mạng xã hội của lãnh đạo đối lập Alexei Navalny đã bị tin tặc tấn công.
Trong năm 2015, trang mạng New Chronicle of Current Events được cho ra mắt, ở chính tại nơi mà các công dân bị trao những thông tin sai do sự lũng đoạn của truyền thông đại chúng. New Chronicle đã công bố danh sách 217 nhà bất đồng chính kiến bị bỏ tù tại Nga, trong đó có các lãnh đạo chính trị đối lập và các nhà hoạt động vì môi trường.
Chủ các trang mạng chỉ trích chính phủ Nga đang chuyển sang đặt vị trí ở nước ngoài, nhưng sự thách thức mà họ vấp phải không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia.
Blogger nổi tiếng Anton Nosic nhìn thấy một sự song hành trên thế giới, và nói rằng “Wikileaks là sự tiếp nối trực tiếp của truyền thống samizdat.”
Các lực lượng an ninh Hoa Kỳ và Anh muốn “thu giữ các thiết bị máy tính, gây áp lực lên các chủ biên, đòi không được công bố những tư liệu nhất định… cơ chế và động cơ giống với những gì xảy ra 45 năm trước”.
Dù cho nhà nước muốn bắt những người bất đồng chính kiến phải im lặng, thì tinh thần samizdat sẽ vẫn tiếp diễn mạnh mẽ.
Báo Dân Việt có bài: Cần có chính sách đặc biệt bảo vệ ngư dân khi đánh bắt tại Hoàng Sa. Ông Nguyễn Đỗ Tám, Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP. Đà Nẵng “Đề nghị Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ đối với hộ ngư dân đánh bắt trên ngư trường của Việt Nam bị tàu nước ngoài đâm va, xua đuổi, bắt giữ, hỗ trợ chi phí lai dắt tàu cá bị nạn vào bờ, chi phí trục vớt, hỗ trợ chi phí sửa chữa, khôi phục ngư cụ bị mất hư hỏng do tàu nước ngoài gây ra“.
Chưa đầy một tháng, Quảng Ngãi có 14 tàu cá với hàng trăm ngư dân bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá tài sản, bây giờ ông Phó Giám đốc Sở NN & PTNT thành phố mới dám thỏ thẻ: “Cần có chủ trương, cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản tại ngư trường quần đảo Hoàng Sa để động viên ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển khai thác hải sản, kết hợp với tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa Việt Nam“.
Hoàn Cầu Thời báo viết: “Washington Post trước đây từng hy vọng chứng kiến Việt Nam chống lại Trung Quốc, và nhiều người phương Tây nóng lòng muốn thấy Việt Nam đóng vai trò đầu đàn trong việc chống lại Trung Quốc ở Biển Đông”.
Báo Thanh Niên có bài: Thận trọng chọn nhà thầu xây sân bay Long Thành. Báo dẫn lời một lãnh đạo ngành hàng không, cho biết, “tại các cuộc gặp cấp bộ, rất nhiều nước bày tỏ quan tâm tham gia vào dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành như Mỹ, Nhật, Pháp, Hàn Quốc…“, chứ không chỉ liên danh Geleximco của ông Vũ Văn Tiền và đối tác Trung Quốc.
Bài báo nêu bài học nhãn tiền: “Một trong những dự án tai tiếng nhất liên quan đến nhà đầu tư Trung Quốc là đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông do Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc làm tổng thầu EPC. Được khởi công tháng 10.2011, dự định hoàn thành vào tháng 11.2013, nhưng… tới thời điểm này, dự án vẫn rất ì ạch bởi sau gần 1 năm vẫn chưa thể giải ngân thêm nguồn vốn vay bổ sung, dù đã đội vốn từ 552,86 triệuUSD ban đầu lên 868,04 triệu USD“.
Trang Xứ Đoài Mây Trắng có bài: Đôi lời nhắn nhủ ông Tiền: Hãy ngừng ngay dự án sân bay Long Thành với Tàu Cộng! “Chú đã từng cướp đất của nhiều người dân. Lòng dân căn hận chú vẫn còn nguyên đó. Nay chú lại đồng hành với Tàu Cộng trong âm mưu thôn tính Việt Nam. Không những không được mà nó như hồi chuống báo động, không những sự nghiệp kiếm tiền của chú bị tàn, mà thân xác chú, giá tộc chú cũng sẽ không bảo toàn được“.
Báo Sputnik của đồng chí “lái súng” Putin có bài: Liệu Việt Nam có thể thiếu Chủ tịch nước? Nhà bình luận Piotr Tsvetov của đài Sputnik cho rằng, trong bối cảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm Indonesia, Myanmar, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã không tiếp Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy: “kết quả chuyến thăm hai quốc gia láng giềng của ông Nguyễn Phú Trọng cũng như cấp độ đón tiếp cao nhất là tương xứng với cấp độ tổng thống“.
Bài báo cho biết thêm: “Các hoạt động quốc tế của Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy rằng, đây là nhân vật chính trị cấp cao nhất, mà điều đó phù hợp với các truyền thống chính trị của Việt Nam và không trái với các quy định Hiến pháp Việt Nam, văn kiện xác định các chức năng của Chủ tịch nước và các nhánh chính quyền khác“.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: báo QĐND
Vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình
Facebooker Phạm Ngọc Hưng viết: “Vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình phơi ra 2 vấn đề: Thứ nhất, hộ khẩu là gì mà phải có nó mới có thể mua bán nhà đất? Thứ hai, nhà nước lấy tư cách gì để tịch thu tài sản phát sinh qua giao dịch dân sự? Cả hai vấn đề ấy, e là cả giàn thẩm phán luật sư tinh hoa của tòa án quốc tế phải vắt kiệt sức mà chưa chắc hiểu nổi“.
“Vì thế, phần thắng nếu thuộc về ông Bình sẽ góp phần phơi bày sự ấu trĩ của luật pháp Việt Nam cùng với sự tùy tiện trong ngành tư pháp, đồng thời cho thấy sự lạc hậu ấy không thể tồn tại mãi.”
Ông viết: “Vụ Trịnh Xuân Thanh gây ra khủng hoảng ngoại giao với nước Đức và liên quan tởi cả nước Séc,… ảnh hưởng lớn đến cả kinh tế, chính trị; Chính phủ VN vẫn chưa biết ‘Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ’! Vụ Trịnh Vĩnh Bình, Chính phủ thua kiện một doanh nhân, không chỉ phải bồi thường hơn 1 tỉ USD, mà lộ rõ bộ mặt xấu xa: chính quyền ở các địa phương chuyên dùng luật rừng để cướp bóc và bắt dân đi tù oan ức; chính quyền trung ương hoặc bất lực, hoặc đồng lõa“.
Facebooker Trương Quang Thi bàn về cách trả nợ ông Trịnh Vĩnh Bình: “Giờ vầy đi, tiền không có nhưng tài sản tụi tui vẫn còn nhiều. Trước mắt tui tính giao lại cho ông một số tượng đài trị giá trên 5 ngàn tỉ. Cũng là mồ hôi nước mắt cả đấy ông Bình à“. Số tiền còn lại, “sẽ thống nhất giao cho ông bằng bất động sản. Tại nước tui hiện nay, những quảng trường HCM hầu như tỉnh nào cũng có, toàn bộ đất bốn mặt tiền, với tài kinh doanh như ông thì đó là những bất động sản có thể sanh lời trong phút chốc“.
Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến có video clip bàn luận về vụ việc này:
Truyền thông trong nước im thin thít, không có lấy một bài về vụ kiện này, dù ủng hộ hay phản đối, cả các trang dư luận viên cũng tịt luôn. Khác với vụ kiện lần trước, báo đảng và nhà nước còn có nhiều bài viết, nhưng lần này thì Ban Tuyên giáo và Bộ 4T để cho các báo “không lề” tung hoành trên mạng. Mời đọc lại bài trên báo Công an Nhân dân, ngày 6/6/2005: Xung quanh vụ kiện của Trịnh Vĩnh Bình: Vi phạm pháp luật Việt Nam lại cố tình la lối.
Cập nhật lúc 9h29′: Đây rồi, báo Pháp Luật TP có bài: Vụ Trịnh Vĩnh Bình: Thủ tục tố tụng ra sao? Bài này lên mạng sau khi chúng tôi làm tin này. Hiện không thấy báo “lề phải” nào khác đăng bài về Trịnh Vĩnh Bình.
VOA có bài của nhà báo Bùi Tín: Giải pháp chín chắn thích hợp nhất. Theo ông, Bộ Chính trị ĐCS Việt Nam hiện có 3 lựa chọn: Thứ nhất là “kiên định nói dối“; thứ hai là “thành khẩn nhận tội” với CHLB Đức; thứ ba, theo cách của GS Hoàng Xuân Phú, được cho là “tối ưu”, giải pháp “win – win“, hai bên cùng thắng.
Theo giải pháp này, “phía Việt Nam thương lượng với phía CHLB Đức, nhận sai lầm và xin lỗi về vụ bắt cóc, hứa trừng phạt kẻ làm sai, nhưng yêu cầu được giữ Trịnh Xuân Thanh lại trong nước để xét xử, với thỏa thuận cam kết sẽ có mặt đại diện CHLB Đức, các luật gia Đức, các luật sư riêng người Đức đang bảo vệ Trịnh Xuân Thanh khi xử án. Hai bên cùng thắng, có nghĩa là có mặc cả, nhân nhượng nhau để đi đến thỏa thuận, vui vẻ cả“.
Giữ lấy Sơn Trà
Báo Thanh Niên có bài: Đông và đông bắc Sơn Trà là khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Chiều 28./8, UBND TP. Đà Nẵng đã có cuộc họp với Hiệp hội Du lịch TP.Đà Nẵng. Tại đây, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết: “vùng đông và đông bắc Sơn Trà là khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Vì vậy, những dự án đã cấp phép ở khu vực này ‘cơ bản sẽ hủy’”
Còn ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.Đà Nẵng, khẳng định: “Quan điểm chúng tôi là vẫn tiếp tục giữ nguyên kiến nghị trong thư kiến nghị đưa ra trước đó. Chúng tôi tiếp tục kiến nghị các cấp chính quyền tiếp tục xem xét kiến nghị này để gìn giữ Sơn Trà. Nếu chúng ta quy hoạch phát triển các cơ sở lưu trú một cách không thận trọng thì thế hệ tiếp theo, con em chúng ta sẽ không còn màu xanh của bán đảo Sơn Trà”.
Facebooker Nguyễn Anh Tuấn có bài viết: Sơn Trà – 1m cũng không. Ông viết: “Sẽ là một sự tủi hổ của chúng ta – những người Đà Nẵng hiện nay – nếu không giữ được vẹn nguyên Sơn Trà cho các thế hệ mai sau. Đó là bởi cả một cộng đồng triệu dân nhưng lại cúi đầu im lặng khuất phục trước một nhóm nhỏ nhiều quyền, lắm tiền – những kẻ đã chia lô cả chục cây số bờ biển xây resort/khách sạn/biệt thự chưa dùng hết đã vội nhăm nhe xẻ núi Sơn Trà.”
Vụ bê bối của VN Pharma và trách nhiệm của Bộ Y tế
Facebooker Pham Quang Dung có bài: Bộ Y tế thách thức hệ thống chính trị!Tác giả viết, “hàng trăm ngàn loại thuốc cần phải được thẩm định lại bởi một tổ chức y khoa độc lập. Tôi hoàn toàn không tin vào Bộ Y tế, tôi càng không tin khi Bộ đó được điều hành bởi một người như bà Kim Tiến. Thất vọng về Bộ Y tế một thì tôi thất vọng về Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mười. Ông ở đâu, trốn nơi nào trong lúc cái Bộ mà ông được phân công phụ trách bốc mùi đến thế”.
Báo Gia Đình Mới có bài của chị Đồng Thị Luyện, là bệnh nhân ung thư vòm họng: Tâm thư của cộng đồng ung thư gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Bức thư có đoạn: “Các vị nghĩ sao khi những đồng tiền cuối cùng thấm đẫm mồ hôi nước mắt và cả máu nữa lại được đổi chác với 1 mớ thuốc giả để rồi họ chết trong tức tưởi và tuyệt vọng“.
Bà viết tiếp: “Chúng tôi không bị kích động bởi 1 tổ chức nào, mà chúng tôi thực sự bị kích động bởi sự vô trách nhiệm, sự vô cảm trước nỗi đau đồng loại. Chúng tôi nhân danh và thay mặt cho hàng trăm ngàn bệnh nhân ung thư tên toàn Việt Nam yêu cầu thẩm tra lại toàn bộ sự việc, xét xử đúng người đúng tội và không dung túng cho tội ác“.
Nhà báo Mạnh Kim có bài: Một câu chuyện về sự tuyệt vọng. Tác giả tuyệt vọng, không chỉ vì y đức của bác sĩ và những người trong ngành y không có, mà còn tuyệt vọng khi những kẻ chịu trách nhiệm chính trong việc gây ra sự hỗn loạn của nền y tế VN, nhưng khi có bệnh thì chạy ra nước ngoài chữa trị, bởi “bản thân ‘chúng’ và gia đình ‘chúng’ chẳng bao giờ ‘thụ hưởng’ những ‘thành quả’ khốn nạn mà chúng gây ra“.
Nhà báo Phạm Việt Thắng cho biết: “Mấy năm trước có chị Ninh, giám đốc sở y tế Hà Tĩnh, bị em Hiếu kiện cho lòi ruột. Em Hiếu trưng ra đầy đủ tin nhắn, ghi âm việc chị Ninh có liên quan đến tiền nong của ẻm… Lẽ ra, chị Ninh phải chịu kỷ luật của Hà Tĩnh, thì đùng phát chị được O Tiến xách ra Hà Nội. Chị Ninh phút chốc thoát tội. Cũng như anh Cường Cục trưởng, bị 8 doanh nghiệp kiện xơ trốc. Đùng phát anh lên mẹ nó thứ trưởng. Kiện cái cục…Cường“.
Facebook của Bộ trưởng Bộ Y tế có đăng 3 trang: Thông cáo báo chí của Bộ Y tế ngày 29/8/2017. Trang đầu có đoạn, “cơ quan điều tra xác định những tài liệu này làm giả 1 cách tinh vi, các chuyên gia về dược không thể phát hiện bằng mắt thường được“.
Trang Nghề Luật Sư có bài: H-Capita 500mg là giả! cho biết, Bộ Ngoại giao có công văn trả lời A83 nêu rõ “không có công ty nào tên Helix Pharmaceuticals Inc, tồn tại ở địa chỉ 392 Wilson Ave, Toronto Ontario Canada như hồ sơ VN Pharma cung cấp cho Cục Quản lý dược. Không có Cty này thì làm gì có loại thuốc thuộc Cty này mà nhập lậu được.”
Còn theo Zing: 7 loại thuốc do VN Pharma nhập khẩu đã lọt vào nhiều bệnh viện. Bài báo cho biết: “Đã có 2 Bệnh viện tuyến Trung ương mua số thuốc này với số lượng hơn một tỷ đồng mỗi bệnh viện, chưa kể các Sở Y tế và các bệnh viện địa phương khác”.
“Là giả. Thì các ông các bà ở Cục quản lý dược phải chịu liên đới trong vụ án này. Không thể nói là ‘sai sót’ trong quản lý cấp phép lưu hành được. Không thể đưa dao cho kẻ khác đi giết người rồi bảo tưởng mượn gọt trái cây được. Ít nhất là các ông các bà phải bị xem xét truy cứu hành vi thiếu trách nhiệm“.
Tác giả Hải Lý, từ Canada có bài trên Nhịp Cầu thế Giới: (Dường như) Chẳng có Công ty Helix (Canada) sản xuất thuốc trị ung thư nào cả! Theo tác giả, những công ty bào chế dược phẩm dù lớn hay nhỏ, cũng phải có website đàng hoàng, còn không thì là không đáng tin cậy. Còn khi “hỏi hai dược sĩ (hiện đang hành nghề ở Canada), thì cả hai đều cho biết chưa hề nghe qua công ty Helix này, cũng như thuốc H-Capita“.
Báo Pháp luật TP có bài: Vụ VN Pharma: Kiến nghị xem lại việc xử tội buôn lậu. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục khẳng định: “Hiện vụ việc tôi đã yêu cầu làm rõ, báo cáo để xử lý nghiêm các sai phạm liên quan”. Một lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương cũng cho biết: “Ban Nội chính Trung ương sẽ theo dõi, đôn đốc kiểm tra vụ việc nghiêm trọng liên quan đến VN Pharma…”.
Mời xem video clip của VTC: “Bộ Y tế không nhận trách nhiệm thì còn biết kêu ai đây?”
FB Nghề Luật sư có bài: Chồng của bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là ai?Bài viết cho biết, chồng bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là PGS.TS Hoàng Quốc Hòa, cựu giám đốc bệnh viện Nhân dân Gia Định và là Giám đốc bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Em chồng bà Tiến là ông Hoàng Quốc Dũng, lãnh đạo VN Pharma: “Trong vụ án ‘thuốc ung thư giả’ VN Pharma, trong danh sách lãnh đạo công ty này có tên Hoàng Quốc Dũng. Ông Dũng là em trai của ông Hòa. Tuy nhiên ngay từ đầu của vụ án, tên của ông Dũng đã không được nhắc đến trong tất cả các bản tin trên báo chí“.
Facebooker Hoài Nam Nguyễn đưa ra nghi vấn và nhờ mọi người xác minh thông tin này: “Con trai o Tiến đang chuẩn bị giữ chức Phó Viện Trưởng Viện Pasteur. Vì được cử đi học TS ở nước ngoài nên được quy hoạch Viện Trưởng. Và hiện là Phó GĐ Trung tâm đào tạo“.
BBC có bài: Dân Đồng Tâm ‘giữ đất đến hơi thở cuối cùng’. Bài báo dẫn lời ông Lê Đình Công, con trai cụ Lê Đình Kình, cho biết, “nếu chính quyền Hà Nội, công an Hà Nội mà cố tình cướp đi quyền lợi đất đai của người dân thì người dân Đồng Tâm sẽ giữ đến hơi thở cuối cùng” và “nếu chính quyền mà bắt một người Đồng Tâm, thì người dân Đồng Tâm cũng sẽ sẵn sàng đổ máu.Nhân dân Đồng Tâm sẽ xử toàn bộ người làm sai, không kể bất kì một ai từ huyện đến thành phố, người dân sẽ quyết tâm chiến đấu đổ máu”.
Ông Công cũng cho biết thêm, ông “đã nhờ người gửi đơn gồm gần 1000 chữ ký của người dân Đồng Tâm đến các đại sứ quán các nước để nhờ giúp đỡ người dân Đồng Tâm. Ông cho biết đã gửi đơn đến đại sứ quán Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Thụy Điển… và sẽ tiếp tục gửi đơn.”
Báo Người Việt có bài: Hà Nội trở mặt, trừng phạt dân Đồng Tâm. Việc Cơ quan Điều tra Bộ Quốc phòng cho triệu tập cụ Lê Đình Kình và Công an TP Hà Nội triệu tập khoảng 70 người dân Đồng Tâm, được cho là: “chính quyền Việt Nam bắt đầu trừng phạt những người có liên quan tới vụ phản kháng xảy ra cách nay bốn tháng“.
Mặc dù bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư xã Đồng Tâm cho rằng, việc triệu tập cụ Kình “là điều bình thường”, nhưng chính cụ Kình là người bị đánh trọng thương, chưa thấy cơ quan chức năng khởi tố vụ án, thì bà Lan lại không hề nhắc tới, thay vào đó bà chỉ nói, “nếu cụ Kình không đi lại được thì Cơ quan Điều tra sẽ cử Điều tra viên đến nhà làm việc với ông cụ“. Cho nên, việc cụ Kình phẫn uất và tuyên bố “Phải giữ đất, dù cho phải hy sinh xương máu“ là cần thiết.
Báo Thanh Niên có bài: Tro xỉ nhiệt điện uy hiếp môi trường. Lại là do nhà máy nhiệt điện gây nên, lần này là tại bãi thải số 1 của Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả – TKV, phường Cẩm Thịnh, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Anh Nguyễn Công Hoàng, tại khu 6, phường Cẩm Thịnh, cho biết, từ nhiều năm nay, các khu dân cư ở đây phải hứng bụi đen từ bãi xỉ thải, ống xả của nhà máy bay vào nhà: “Người dân đã kiến nghị không biết bao nhiêu đơn thư nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa chuyển biến”.
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Tro xỉ, chất thải nhiệt điện than đang là áp lực với Quảng Ninh. Có những nhà máy tại khu vực Đông Triều, Uông Bí giải quyết được một phần bằng việc bán tro xỉ làm nguyên liệu cho các nhà máy gạch không nung. Nhưng lo ngại nhất là hàng triệu tấn tro xỉ chất đống ở các bãi thải mà chưa có biện pháp xử lý dẫn đến quá tải như bãi xỉ thải Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả – TKV”.
Báo SGGP có bài: Cẩn trọng với gần 16 triệu tấn tro, xỉ thải từ nhiệt điện than. Bài báo cho biết: “Việt Nam hiện có 21 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, với tổng công suất lắp đặt khoảng 14.310MW, lượng nhiên liệu tiêu thụ khoảng 40 triệu tấn than/năm sẽ phát sinh lượng tro, xỉ thải mỗi năm khoảng 15,8 triệu tấn”.
TS Trần Văn Lượng, Cục Kiểm tra An toàn và Môi trường Công nghiệp, Bộ Công Thương, cho rằng: “Phát triển nhiệt điện than luôn kèm với những thách thức về bảo vệ môi trường, chủ yếu là xử lý khí thải và tro, xỉ của nhà máy“.
Nhà báo Nguyễn Thông viết: “Việc phải trả lại là đương nhiên, không hẳn do áp lực của dân chúng và dư luận, mà còn do nó bị cấm xây dựng những công trình còn lại như nhà ở, văn phòng cho thuê (mà những cái này mới là mục đích kiếm tiền của nó), mất khoản béo bở thì còn giữ cái sân gôn làm gì. Cứ để nó nhả sân ra, không bồi biếc gì hết.”
Vụ thanh tra ông Phạm Sỹ Quý: Kết luận đã có, sao chưa công bố?
Báo Dân Trí có bài: Thanh tra tài sản Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái: Kết luận đã có trên bàn lãnh đạo. Một quan thanh tra Chính phủ cho PV biết, “kết luận thanh tra tài sản Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái Phạm Sỹ Quý đã được ‘đặt lên bàn’ lãnh đạo cơ quan này nhưng chưa biết khi nào mới công bố kết luận (!)“.
Vị quan này cho biết thêm: “Kết luận thanh tra tài sản của ông Phạm Sỹ Quý – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái sẽ do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam ký duyệt. Hiện nay dự thảo kết luận thanh tra cũng đã được trình lên Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu“.
Nhân quyền Việt Nam
Tạp chí Luật khoa có bài: Trần Huỳnh Duy Thức: Đường từ doanh nhân đến bị buộc tội lật đổ chính quyền. Bài viết điểm lại các mốc thời gian kể từ khi ông Trần Huỳnh Duy Thức khởi nghiệp kinh doanh từ năm 1993 với cửa hàng lắp ráp những chiếc máy vi tính đầu tiên, đến công nghệ kết nối internet kỹ thuật số, rồi mở công ty là One Connection. Đến năm 2008, công ty này dẫn đầu thị trường về dịch vụ điện thoại internet trong nước với 48,6% thị phần.
Rồi ông Thức lập blog Trần Đông Chấn hồi tháng 4/2007, cho đăng tải các bài viết dự báo về khủng hoảng kinh tế, chính trị và xã hội, nhất là chỉ trích vấn đề Biển Đông và dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên ở Việt Nam. Ông bị Tổng cục An ninh – Bộ Công an theo dõi, công ty của ông bị cáo buộc kinh doanh và đầu tư ra nước ngoài trái phép, trộm cước viễn thông. Đến ngày 24/5/2009, ông Thức bị bắt vì tội “tuyên truyền chống nhà nước (Điều 88 Bộ luật Hình sự) và trộm cắp tài sản (Điều 133 Bộ luật Hình sự)“.
Cũng chuyện nhân quyền ở VN, Facebooker David Ha cho biết: “Không hiểu như thế nào sáng nay có tin từ Sydney cho biết là VN ngoài đòi hỏi sửa đổi rút ngắn quyền sử dụng tác quyền thuốc tây, Hanoi cũng đòi hỏi tu sửa chương lao động“.
Ông đặt câu hỏi, “không lẽ VN đòi hỏi tạm đình chị cả chương 19 về quyền Lao Động, trong khi Canada, Australia đòi hỏi có chương về bảo vệ quyền lao động có tiêu chuẩn rất cao trong các hiệp định mậu dịch? Nếu VN và Malaysia cương quyết không bảo vệ quyền người lao động, Nhật có thể phải trở lại lựa chọn sửa đổi chỉ cần 5 nước thông qua để thực thi hiệp định“.
VOA có bài:Chết chùm nhưng chùm nào chết trước? Bài viết nói về chủ dự án BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ là Công ty Đầu tư và Phát triển Xây dựng Minh Phát. Ông Đỗ Ngọc Minh (anh ruột bà Đỗ Thị Huyền Tâm, vợ sau của cựu TBT Nông Đức Mạnh) là người nắm giữ đa số cổ phần của Công ty Minh Phát và công ty này được thành lập chỉ nhằm thực hiện dự án BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Báo SGGP có bài: Vì sao BOT, BT gây… phẫn nộ? – Bài 2: Phải siết chặt quản lý. Theo các chuyên gia, tình trạng “ghép việc cải tạo đường hiện hữu với đầu tư xây dựng đường mới thành một dự án rồi đặt trạm thu phí thu cả hai tuyến đường, không cho người dân có quyền lựa chọn”, cần phải chấm dứt, không được “mượn đầu heo nấu cháo” để trục lợi.
Người Việt ở Houston, Texas chống chọi với bão Harvey
Báo Người Việt có bài: Người Việt ở Houston sau 4 ngày đương đầu với bão Harvey. Dẫn lời chị Nga Rogers, ở Houston, cho biết: “Ở nhà ba ngày nay giống như ở tù, ăn rồi coi TV. Chúng tôi quá là may mắn, tiệm bình yên và nhà cũng bình yên. Chiều Chủ Nhật, hai vợ chồng tôi lái xe chạy một vòng xem thành phố. Lâu lắm rồi, từ hồi còn ở Việt Nam, mới thấy lại một thành phố lớn mà giống như đang như có chiến tranh. Mọi nơi đều đóng cửa“.
Bức ảnh gây xúc động được nhiều người truyền nhau trên mạng xã hội, khi cảnh sát viên Daryl Hudeck của lực lượng SWAT bồng một phụ nữ gốc Việt, chị Catherine Pham và con trai, cháu Aiden 13 tháng tuổi, qua nước lụt đi di tản ở Houston. (Hình: AP Photo/David J. Phillip)
VOA đưa tin: TT Trump: Mọi phương án đều chờ sẵn sau vụ Bắc Hàn phóng tên lửa. Sau vụ Bắc Hàn thử tên lửa bay ngang không phận nước Nhật hôm qua, ông Trump nói: “Những hành động đe dọa và gây bất ổn chỉ khiến cho chế độ Bắc Hàn càng trở nên cô lập hơn nữa trong khu vực và trên thế giới. Mọi phương án đều sẵn sàng“.
VOA có bài: Dự án Tháp Trump tại Nga ra đời trong lúc Trump tranh cử?Công ty của ông Trump đã theo đuổi một dự án bất động sản ở Moscow trong khi ông vận động tranh cử Tổng thống vào cuối năm 2015, nhưng dự án này đã bị hủy bỏ vào đầu năm 2016, do thiếu đất và giấy phép.
Nhưng hồi tháng 7/2016, ông Trump đã phủ nhận có bất cứ giao dịch nào với Nga, ông viết trên Twitter: “Tôi không có bất cứ đầu tư nào tại Nga”. Hôm sau ông nói tiếp trong một cuộc họp báo: “Tôi không có làm gì với Nga cả”. Chín ngày trước khi nhậm chức, Trump đã tweet: “Tôi chẳng có dính dáng gì với Nga, không có thỏa thuận, mượn nợ, chẳng có liên quan gì cả!”
VOA có bài: Con trai ông Trump sắp ra điều trần. Con trai trưởng của Trump là Trump Jr sẽ điều trần kín tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện liên quan tới vụ điều tra Nga can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2016. Dẫn nguồn từ CNN, cho biết, thêm hai người nữa làm việc cho ông Paul Manafort, cựu quản lý chiến dịch vận động tranh cử của Trump cũng sẽ ra hầu tòa là luật sư Melissa Laurenza và ông Jason Maloni, phát ngôn viên của ông Manafort.
VOA có bài: Trung Quốc bị yêu cầu dừng bắt người biệt tích. Các nhóm nhân quyền kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc thi hành luật của TQ đặt ra, buộc các nhà bảo vệ nhân quyền và người thân phải biệt tích, như trường hợp của bà Lưu Hà, vợ của cố khôi nguyên Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba.
Nhà nghiên cứu Frances Eve, thuộc một tổ chức nhân quyền ở Hong Kong, nói: “Nó làm cho nhiều người bị buộc phải biệt tích không có sự bảo vệ nào và gặp nguy cơ rất cao bị tra tấn vì không có chuyện người ta bắt ai đó phải biệt tích là để đối xử tốt với họ”.
Tháng 11-2014, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an có văn bản gửi Bộ Y tế đề nghị thành lập hội đồng giám định để tiến hành giám định lô hàng có nhãn mác thuốc H-Capita- lô thuốc “không dành cho người”. Kết luận giám định của Bộ Y tế về giám định lô thuốc này lại đóng DẤU MẬT.
Nói về dấu mật của Bộ Y tế, nhà báo Nguyễn Thị Lan Anh (bút danh Lan Anh)- phóng viên phụ trách mảng y tế của báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội rõ nhất. Đầu năm 2005, nhà báo Lan Anh nhận quyết định khởi tố bị can từ Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an về hành vi “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” (tài liệu có dấu mật). nhà báo Lan Anh bị khởi tố vì một bản tin liên quan đến “cuộc đấu tranh” với “giá thuốc trên trời”, bảo vệ cho người nghèo… Sau đó, nhà báo Lan Anh được tại ngoại nhưng có một kỷ niệm nhớ đời.
Tài liệu có dấu mật luôn tiềm ản rủi ro cao cho báo chí khi đem sự thật đến bạn đọc. Giải mật cũng không dễ chút nào dù Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thừa nhận năm 2015: “Việc cung cấp thông tin còn nhiều bất cập đã dẫn đến nhiều hệ lụy như một bộ phận cán bộ, công chức lợi dụng vị trí đặc quyền nắm giữ thông tin để trục lợi, tham nhũng, tiêu cực”. Khi ấy, rất nhiều phản ánh về việc “cái gì cũng đóng dấu mật”, thậm chí đến cả… thư mời họp.
Nhưng giới chợ thuốc còn có một thứ MẬT khác tiết lộ: Thiết bị y tế và giá thuốc sau đấu thầu! Nó là loại “mật ngọt” với bất kỳ nhà sản xuất và phân phối thuốc nào. Dĩ nhiên, “ngọt lịm” với những người có quyền đấu thầu. Chính phủ từng họp bàn phương án triển khai đấu thầu thuốc tập trung vì có như vậy mới hạn chế tiêu cực đấu thầu thuốc, đảm bảo quyền lợi người sử dụng bảo hiểm xã hội, tránh lãng phí,… Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã giao Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam khẩn trương có báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2016 về vấn đề này.
Loại MẬT thứ 2 được đóng dấu loại MẬT thứ nhất, làm nhiều phóng viên SỢ MẤT MẬT dù có tài liệu trong tay nhờ lâu năm “NẰM GAI NẾM MẬT” (loại rất đắng, trừ phóng viên biến chất).
Nhưng cho đến khi vụ thuốc “không dành cho người” lộ ra thì nhân dân lại thấy một thứ mới: TO GAN LỚN MẬT! 9.300 hộp H-Capita đã được Cục quản lý dược cấp phép. Yếu tố cấp phép này chính là trách nhiệm nhà nước rõ ràng. Và nói về điều này, không thể không nhắc đến Thứ trưởng đương nhiệm Trương Quốc Cường. Ông Cường mới lên chức gần đây, trước đó ông ta là Cục trưởng Cục quản lý dược (lúc xét duyệt cho H-Capita vào Việt Nam).
Năm 2011, ông Cường bị 8 doanh nghiệp dược phía Nam tố cáo đã ưu tiên cho một số công ty trong việc cấp hạn ngạch nhập khẩu thuốc; cấp phép nhập khẩu dưới hình thức thuốc cho vaccine sinh phẩm; ủng hộ doanh nghiệp nước ngoài và chèn ép các doanh nghiệp trong nước không nằm trong “nhóm lợi ích riêng”… Khi ấy, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cũng phải giải trình giải trình bằng văn bản về vấn đề bằng cấp, tuổi tác, trù dập cán bộ,…
Cũng năm 2011, bà Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế nói về họ như vầy: “Đã phát hiện sai đâu mà kỷ luật anh Cường, anh Quang?” Thật là một Bộ trưởng biết yêu thương cộng sự. Khi vụ H-Capita nổ ra, tuy phòng làm việc cùng chung tầng song bà Kim Tiến không để ông Trương Quốc Cường ra trả lời báo chí về trách nhiệm trực tiếp của ông ta (quản lý, cấp phép).
Nhắc về thuốc giả được nhập thì cũng phải nhắc đến thuốc thật. Gần 20.000 viên thuốc Tasigna 200mg đặc trị ung thư máu giá gần 14 tỷ đồng tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM bị hết hạn sử dụng vì chậm trễ thủ tục nhận viện trợ, phải tiêu hủy. Một sự phí phạm rất lớn đối với đất nước và quá tàn nhẫn với các bệnh nhân nghèo mắc ung thư máu. Những cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm liên quan đến nay vẫn chưa được công bố.
Liệu có những BÍ MẬT nào trong Bộ Y tế không nếu xâu chuỗi toàn bộ sự việc?
Đã đển lúc GIẢI MẬT! Vì một môi trường kinh doanh dược trong sạch, vì những thông tin báo chí không bị rào cản và vì chính những người dân đóng thuế nuôi Bộ Y tế nhưng lo sợ thuốc giả do Bộ này cấp phép.
Nếu 2 nhiệm kỳ Bộ trưởng (nay không còn nguyên) của ông Vũ Huy Hoàng ở Bộ Công thương góp phần khiến kinh tế kiệt quệ thì hơn một nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ Y tế của bà Nguyễn Thị Kim Tiến nên gọi bằng gì?
Dễ thôi, Chính phủ nên hỏi dân- những người bị DẬP MẬT và BẦM GAN, TÍM MẬT vì thuốc giả và chất lượng y tế thấp, về Bộ Y tế và bà Kim Tiến.
Năm 1980 chính phủ giao cho bộ quốc phòng (BQP) 208 ha đất để làm sân bay Miếu Môn (MM) trong đó có 47,6 ha thuộc xã Đồng Tâm (ĐT) huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội (TPHN) nhưng 36 năm không làm sân bay mà BQP tự đem đất cho thuê, bỏ hoang và năm 2016 họ tự “sàng sê” cho DN Vietel cùng TPHN để làm kinh tế là vi phạm nghiêm trọng luật đất đai, đúng như đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Nguyễn Đức Kiên nói.
Trong việc tranh chấp cánh đồng Sênh, BQP và TPHN khẳng định cánh đồng Sênh là đất quốc phòng nhưng không thấy đưa ra được bằng chứng gì thuyết phục, ngược lại quyết định 113 năm 1980 của chính phủ giao đất cho BQP chỉ có duy nhất 47,6 ha ở ĐT đồng thời bản đồ thực địa, vệ tinh, mốc giới, nhiều người dân được chính quyền cho mượn, bán đất làm nhà ở, thu thuế nông nghiệp hàng năm ở đồng Sênh và hàng nghìn dân ĐT đều khẳng định ngoài 47,6 ha số còn lại của cánh đồng Sênh là đất nông nghiệp vẫn do dân ĐT canh tác từ 70 năm nay.
Theo xác định của cụ Kình và dân ĐT thì trong cuộc tranh chấp này BQP, TPHN không hề gặp dân đối thoại, tranh luận, phân tích, thuyết phục mà đơn phương khẳng định đất cánh đồng Sênh là đất quốc phòng.Khi đòi hỏi vô lý này bị nhân dân phản đối thì ngày 14/11/2016 huyện Mỹ Đức, TPHN, bộ quốc phòng huy động lực lượng vũ trang 600 người cùng mọi phương tiện về uy hiếp, trấn áp dân để giải tỏa cánh đồng cho DN Vietel.
Ngày 15/4/2017 sĩ quan quân đội Mạc Văn Tin, Nguyễn Văn Tài cùng cán bộ công an xuống địa phương lừa dân ra đồng nói là “xác định mốc giới” nhưng khi đang làm việc họ yêu cầu dân “về hết thì mới làm việc được”. Khi chỉ còn ít người thì bất thình lình họ bắn súng uy hiếp rồi Trần Thanh Tùng phó công an huyện Mỹ Đức đá cụ Lê Đình Kình văng 2m, xốc nách ném cụ lên ô tô cùng bốn dân làng khác chở ra Hà Nội thẩm vấn, tra khảo, đánh đập vu khống họ “gây rối trật tự công cộng”. Bị đánh dã man, cụ Kình bị gẫy nhiều đoạn xương đùi, rạn xương chậu. Ba hôm sau thấy tính mạng cụ nguy hiểm chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức chung phải đưa cụ đi cấp cứu, đến nay trước nguy cơ tàn phế quãng đời còn lại.
Cụ Kình bị tên Tràn Thanh Tùng phó CAH Mỹ Đức đánh gãy nhiều đoạn xương đùi
Do hành động côn đồ bất nhân ấy nên một số thanh niên phẫn nộ đập vỡ một số mảnh kính ô tô chở đám quan, quân, khi các xe chở đội cảnh sát cơ động(CSCĐ) về địa phương nhằm trấn áp dân thì hàng nghìn bà con quây lấy các chiến sĩ khuyên họ vào làng giữ lại rồi chăm sóc chu đáo nhằm gâp sức ép với chính quyền để giải quyết công minh vụ họ đánh đập, bắt cóc cụ Kình và bốn người dân, đồng thời phán xử nghiêm minh về cánh đồng Sênh. Ngày 22/4/2017, ông Nguyễn Đức Chung chủ tịch TPHN về Đồng Tâm được nhân dân đón tiếp tử tế rồi thảo luận hai bên cùng nhất trí: Bà con thả các chiến sĩ CSCĐ còn lãnh đạo TP hứa không trả thù, truy tố dân ĐT.
Tưởng vụ việc vô lý này bước đầu đã được giải quyết (cụ Kình không kiện công an Hà Nội, và chính quyền Hà Nội không truy tố dân ĐT) chỉ còn chờ cơ quan thẩm quyền(BQP, TPHN là một trong hai bên tranh chấp không đủ thẩm quyền phán xét việc này) phân định rõ cánh đồng Sênh thuộc đất nào. Thế nhưng, khi TPHN công bố dự thảo kết luận thanh tra thì hạn chế dân dự, không cho phát biểu đến ngọn ngành, ông chủ tịch Nguyễn Đức Chung tuyên bố thẳng “không được nói nhiều”.
Ngày 13/6/2017 công an TPHN tráo trở khởi tố vụ án “bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản” mà không hề đả động đến hành vi lừa đảo, côn đồ, bắt cóc, đánh cụ Kình tàn phế là nguyên nhân trực tiếp dân ĐT phải cầm giữ CSCĐ để đòi hỏi sự công bằng.
Theo dân Đồng Tâm, những ngày gần đây BQP và TPHN lại tiếp diễn dùng quyền hành để khủng bố, trấn áp dân: Công an Hà Nội, cơ quan điều tra hình sự BQP phát giấy triệu đến rất nhiều người, BQP ký giấy triệu tập cụ Kình lên Hà Nội hầu điều tra khi đang đau đớn không thể tự phục vụ sinh hoạt. Đồng thời với hành vi trên,ngày đêm nhiều kẻ lạ mặt len lỏi vào các thôn xóm đe dọa, khuyên người nọ, kia ra “đầu thú” đưa thông tin người này, người nọ đã “bí mật khai báo sẽ khoan hồng”, tùy tiện bãi chức chức lãnh đạo thôn do người dân bàu ra… gây không khí vùng quê này vô cùng căng thẳng, công việc đồng áng, làm ăn bê trễ… Cả vùng quê yên lành đang trong tình trạng nơm nớp bị “đánh úp” như ở Văn Giang năm 2014.
Đến đây có thể khẳng định:
– Trong vụ tranh chấp cánh đồng Sênh ở xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức (Hà Nội) bộ quốc phòng(BQP) và TP Hà Nội không có tư cách để đứng ra phán xử. Bởi vì chính BQP và TPHN đã vi phạm nghiêm trọng luật đất đai. Chính phủ giao đất làm sân bay nhưng hơn 30 năm không làm không trả lại chính phủ để sử dụng đúng mục đích mà tự đem cho thuê, bỏ hoang. Hơn nữa BQP và TPHN là một bên trong cuộc tranh chấp với dân ĐT họ không thể tự đứng ra phân xử nhưng đã lạm dụng quyền hành huy động lực lượng vũ trang để trấn áp, cưỡng bức, đánh đập dân là hành vi côn đồ.
– Việc tranh chấp dân sự trở thành hình sự nay đang trở thành chính trị, trật tự xã hội ở địa phương bị phá vỡ, tình cảm chính quyền địa phương, quân với dân bị chà đạp là hoàn toàn do BQP, TPHN gây ra từ việc ỷ vào vũ lực mà không đưa ra chứng lý tranh luận với nhân dân. Ngoài mấy thanh niên quá phẫn nộ đập kính ô tô, dân ĐT đấu tranh giữ đất rất ôn hòa, điềm tĩnh, kiên trì đưa ra chứng lý không có hành vi bạo lực như công an Hà Nội và sĩ quan BQP. Từ nay BQP, TPHN phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu xẩy ra bạo lực với dân ĐT.
– Giả thử đất cánh đồng Sênh là đất quốc phòng, dân sai đi nữa thì hành vi của BQP và TPHN với dân ĐT cũng là bất nhân, bất hiếu.
Quân đội do dân đẻ ra, nuôi nấng, những năm chiến tranh dân ĐT đóng góp hàng trăm tân binh, nhiều liệt sĩ, đùm bọc, che chở cho nhiều đợt những tiểu đoàn quân đội ăn ở, huấn luyện dưới sự truy lùng của không quân Mỹ, nếu bị lộ thì cả làng, xã trở thành bình địa. Đến nay dân ĐT vẫn chỉ làm nghề nông, đất sản xuất ngày càng ít, từ năm 1995 người đẻ ra không còn được cấp đất sản xuất nữa, phần lớn thanh niên dân ĐT phải “tha phương cầu thực” đi làm thuê, làm mướn khắp nơi… Thế nhưng năm 1961 vùng quê “bán sơn địa” này bị chính phủ lấy mất 300 ha làm trường bắn mà không được bồi thường, trợ giúp gì.
Năm 1980 họ lại bị mất 47,6 ha với mức bồi thường 150.312 VNĐ. Nay BQP và TPHN lại định chiếm nốt cánh đồng Sênh để cho DN Vietel và TPHN làm đất kinh doanh, làm giàu và đẩy dân ĐT vào cùng quẫn? Những cán bộ BQP giàu sụ sử dụng sai mục đích, cho thuê đất quốc phòng mênh mông ở các sân bay Tân Sơn Nhất, Bạch Mai, Gia Lâm, Nha Trang, khắp các thị xã, quân khu nhất là ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Mình… kinh doanh, làm giàu chưa đủ sao?
Năm 2011 BQP xin chính phủ cho lấy 176 ha đất ở trường bắn Miếu Môn làm sân golf chưa được phê duyệt nay họ muốn đồng Sênh làm sân golf, làm đất ở, bán cho Trung Quốc như người dân nghi ngờ? Hóa ra họ vô lương tâm dùng nguồn sống của dân để bỏ hoang, bắt thuê lại chính mảnh đất của họ…Một cơ sở sản xuất nhà xưởng cần gì những diện tích hàng mấy trăm ha như cả một khu công nghiệp? Diện tích176 ha thừa thãi trong trường bắn mà họ xin làm sân golf sao không xin chuyển đổi làm nơi sản xuất cho Vietel mà phải là cánh đồng Sênh bằng phẳng, phì nhiêu có mặt tiền tỉnh lộ 429, cận đường Hồ Chí Minh, nguồn sống của cha mẹ, bà con họ? Phải chăng, Viettel đầu tư ra nước ngoài không được sài đất, cơ sở hạ tầng “chùa” như ở VN nên nợ 3.475 tỷ, lỗ 22.000 tỷ VNĐ nay lại muốn dùng đất “chùa” của dân ĐT để làm khu ăn chơi, kinh doanh dễ lờ lãi?
Lãnh đạo BQP, TPHN là con em của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, đùm bọc nay sao nỡ dùng ngay lực lượng vũ trang của nhân dân để cướp nguồn sống của họ?
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức đưa về Việt Nam đã phát sinh ra nhiều thứ khiến dư luận phải suy nghĩ. Từ tầm quan hệ ngoại giao quốc tế đến những mối quan hệ trong nội bộ cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam. Dư luận đã có nhiều phân tích xoay quanh các vấn đề như vậy.
Ở bài viết này xin đưa thêm phần về những kẻ tay sai đã giúp cộng sản Việt Nam thực hiện vụ bắt cóc này.
Người thứ nhất là quan chức đại sứ quán Việt Nam tại Đức ông Nguyễn Đức Thoa, là quan chức ngoại giao của chế độ CSVN, ông Thoa chỉ bị trục xuất về nước, ông ta không có gì là buồn. Trước sau thì ông ta cũng hết nhiệm kỳ và phải trở về nước. Cú trục xuất này không ảnh hưởng nhiều đến ông Thoa, việc trục xuất ông Thoa chỉ có tính chất tượng trưng về mặt uy tín của chế độ Việt Nam.
Nhưng số phận của hai kẻ liên quan không phải là cán bộ Việt Nam trong vụ này mới thật hẩm hiu. Đó là Hồ Ngọc Thắng và Nguyễn Hải Long.
Nguyễn Hải Long sinh sống tại Praha của Séc làm dịch vụ chuyển tiền. Cảnh sát Đức, Séc xác định Long là người thuê chiếc xe đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ngày 12 tháng 8 Nguyễn Hải Long bị cảnh sát Séc bắt giữ và giao cho Đức theo lệnh bắt giữ của toàn án tôi cao liên bang Đức vì hai tội làm gián điệp và bắt cóc người.
Với hai tội danh này, người ta ước đoán nêú xét xử Nguyễn Hải Long sẽ chịu mức án tù khá dài. Từ khi Nguyễn Hải Long bị bắt đến giờ, phía nhà cầm quyền Việt Nam không hề có một thái độ nào lên tiếng, bênh vực hay can thiệp cho công dân của mình hay ” người ” của mình.
Nguyễn Hải Long đang ở độ tuổi 46, độ tuổi mà người đàn ông vào thời điểm cần có nhất trong gia đình để làm trụ cột. Anh ta đã đánh đổi cuộc sống của gia đình mình với cái giá rẻ mạt là những lời khen của chế độ cộng sản Việt Nam. Lẽ ra anh ta có cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, yên bình với gia đình tại Praha, nhưng vì những lời ma mị nào đó của chế độ CSVN, anh ta đã làm một việc phạm pháp mà mục đích chỉ làm hài lòng sự tức tối của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cái giá mà đất nước Việt Nam trả cho vụ Trịnh Xuân Thanh không hề nhỏ, cái giá mà Nguyễn Hải Long trả quá lớn so với anh ta. Giờ anh ta ở trong tù, những kẻ sai khiến và nhờ vả anh ta làm việc khiến anh ta vào tù không hề có thái độ quan tâm gì. Chúng như không biết gì đến anh. Chẳng có bài báo nào gọi anh là người tình báo vĩ đaị, người chiến sĩ cách mang đã dũng cảm hy sinh cuộc sống cả gia đình để phụng sự công cuộc chống tham nhũng của đảng CSVN. Chúng coi anh như vô vàn người Việt phạm tội trộm cắp, buôn thuốc lá lậu, đưa người lậu bị Đức bắt được mà thôi.
Có lẽ bây giờ Nguyễn Hải Long và vợ con anh ta thấm thía nỗi đau này hơn cả.
Còn Hồ Ngọc Thắng thì sao? Nỗi ê chề và nhục nhã của Hồ Ngọc Thắng không có gì sánh nổi. Bởi tính chất ngạ mạn, khoe khoang bấy lâu nay . Thắng thường xuyên khoe mình là chuyên viên luật, làm công chức trong bộ máy hành chính của Đức. Thắng liên tục viết bài chỉ trích, chê bai nước Đức trên báo Nhân Dân, tờ báo lớn nhất của đảng CSVN mỗi năm ngốn 60 tỷ tiền ngân sách. Sự cống hiến của Thắng cho đảng CSVN được coi trọng, Thắng được nhận bằng khen từ trưởng ban tuyên giáo trung ương, uỷ viên bộ chính trị Đinh Thế Huynh, giải thưởng từ tổng biên tập báo Nhân Dân, uy viên trung ương đảng Thuận Hữu.
Thắng là của hiếm của chế độ cộng sản trong việc tuyên tryền, có gì quý hơn một kẻ làm cho Đức , ăn lương Đức, sống nhờ trên nước Đức mà lại ca ngợi chế độ cộng sản Việt Nam, lên án Đức đã sai trái khi đòi nhân quyền và tự do ở Việt Nam. Làm được việc cho cộng sản VN như thế, Thắng được những cấp cao nhất trong đảng phụ trách về tuyên truyền khen ngợi. Thắng lên mây trong mắt bạn bè ở Việt Nam như môt vị anh hùng.
Thắng có vợ con ở Đức, có lẽ con của Thắng không biết việc Thắng làm. Những đứa con của Thắng đã lớn, chúng sinh ra và lớn lên ở đây, chúng thấm nhuần văn hoá và suy nghĩ của người Đức. Chúng không hề biết bố chúng Hồ Ngọc Thắng đang làm những điều nhục nhã là phỉ báng nước Đức để kiếm chút danh vọng quê nhà. Con người của Hồ Ngọc Thắng thật ích kỷ, chỉ vì muốn chút danh hão ở quê nhà mà hắn đang tâm chửi lại nơi đang nuôi dưỡng gia đình hắn. Hắn từ nơi khác đến đây rồi ăn vạ ở lại, nước Đức đành cưu mang vì tính nhân đạo, nuôi dưỡng và cho hắn công ăn việc làm. Vậy mà hắn chửi, nếu quê hương và chế độ cai trị quê hương của hắn tốt, tại sao hắn không đưa cả gia đình về làm việc và phụng sự chế độ cai trị ở quê nhà?. Không , hắn không về cũng như không đưa gia đình hắn về. Hắn cứ bám ở Đức để có cuộc sống tôt đẹp và chửi nước Đức để ở nhà bọn cai trị ca ngợi hắn.
Cái giá mà Hồ Ngọc Thắng trả lớn rất nhiều, vì tính ích kỷ mà hắn không quan tâm đến. Đó là nỗi đau của con cái hắn, những thanh niên người Đức gốc Việt. Ở Đức bị đuổi việc là một sự nhục nhã, nhất là đuổi vì lý do tiết lộ nghề nghiệp mang tính chất phản bội. Nước Đức đề cao tính kỷ luật và trung thành, đó là những yếu tố làm nên con người Đức, là những giá trị cơ bản thiêng liêng mà mỗi công dân Đức đều ý thức rõ. Những đứa con của Hồ Ngọc Thắng sẽ cảm thấy sao khi đọc báo thấy tin về bố mình bị đuổi việc , bị nhắc đến một cách khinh bỉ vì những hành động đê tiện mà y đã làm phản lại nước Đức và công việc của y. Y bị gọi là kẻ hai mặt, hai mang trên báo chí Đức như sau.
-Một bài báo của Đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức) ngày 22.08.2017 còn ghi rõ:
Ban ngày thì làm việc trong cơ quan Đức, ban đêm thì hoạt động phục vụ cho Đảng Cộng sản Việt Nam? Hình như đó là cuộc sống hai mặt của một nhân viên bị buộc phải thôi việc, có lẽ người này đã có những “chỉ dẫn” giúp đội đặc nhiệm của mật vụ Việt Nam đến Berlin hồi tháng Bảy để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Hồ Ngọc Thắng đã để lại vết thương lòng cho gia đình y , cho con cái y trên đất Đức. Không có lý lẽ nào để bảo vệ những việc hắn làm, nếu y cho rằng đó là lý tưởng khiến ý phải làm thì lý tưởng ấy phản lại ý tưởng con cái hắn, những công dân Đức đang sống trên nước Đức.
Chắc chắn Hồ Ngọc Thắng đang sống trong cảnh ê chề với mọi người chung quanh hắn, gia đình hắn và đồng nghiệp và hàng xóm của hắn. Hàng ngày hắn lên gân trên Facebok của mình để che đậy sự ê chề này, một cách yếu ớt và đáng thương. Lúc này báo chí của đảng, các quan chức đã từng khen ngợi hắn đều dửng dưng trước nỗi đau mà hắn đang phải gánh. Đảng cộng sản coi hắn như một kẻ cơ hội, muốn nịnh bợ đảng để được chút danh, và đảng CSVN đã ban cho hắn cái danh đó bằng những tấm bằng khen, những hình ảnh tiếp đón mỗi lần về nước. Đảng CSVN không dại gì đứng ra bảo vệ hay lên tiếng trước những mất mát ê chề mà Hồ Ngọc Thắng đang gánh.
Những kẻ như Hồ Ngọc Thắng, Nguyễn Hải Long còn có rất nhiều ở châu Âu, chúng luôn xu xoe quanh những quan chức Việt Nam để mong được lời sai bảo, để thực hiện cung cúc và đổi được lời khen hoặc những tấm giấy mời dự những sự kiện do sứ quán tổ chức, chúng dùng những hình ảnh đó loè với đồng bào chúng là những người có vai vế, có quan hệ. Chúng sẵn sàng mạt sát, phỉ báng mảnh đất mà chúng tìm mọi cách để trốn vào đó và bám lại để đổi được chút hư danh mà đảng CSVN ban cho chúng. Thân phận tự nguyện làm tay sai như chúng khi có sự việc gì xảy ra, chỉ chúng và gia đình chúng gánh chịu cùng với nỗi nhục nhã ê chề cho con cái chúng phải gánh theo.
Tấm gương của Hồ Ngọc Thắng và Nguyễn Hải Long sẽ là lời cảnh tỉnh cho những kẻ đang sống bám xứ người ta nhưng muốn làm tay sai cho chế độ CSVN kiếm chút hư danh. Sự bội bạc và ngoảnh măt làm ngơ của chế độ CSVN cho dư luận thấy quan hệ giữa những kẻ này chỉ mang tính trục lợi lẫn nhau, không có tình nghĩa hay lý tưởng nào trong đó hết, đó mới thực sự thể hiện bản chất quan hệ của giống loài cộng sản với nhau.
Mối quan hệ và cách hành xử của chế độ CSVN với Hồ Ngọc Thắng, Nguyễn Hải Long cũng cho người dân Việt đang sống ở nước ngoài hết ngộ nhận về vị thế những kẻ tay sai lăng xăng quanh các cán bộ sứ quán Việt Nam. Giờ họ nhận ra rằng chúng không phải là nhân vật quan trọng, người có vai vế mà chỉ là những kẻ tay sai thời vụ, lúc yên lành thì trưng ảnh ăn nhậu, bắt tay, cờ hoa rượụ hoàng tráng. Đến lúc bị sao mới ê chề nhục nhã phận tôi đòi. Thân phận tay sai để kiếm chút hư danh là vậy. Bài học của những tên như Hồ Ngọc Thắng, Nguyễn Hải Long sẽ làm những kẻ khác phải ngẫm nghĩ, dù chúng không bị bắt hay đuổi việc, nhưng chúng cũng không còn huênh hoang tự hào khoe khoang quan hệ với cán bộ cộng sản nữa.
Khi một người dân chủ bị bắt, những người cùng chí hướng lên tiếng vận động đòi thả tự do, nên tiếng bênh vực thì bị những kẻ như Hồ Ngọc Thắng, Nguyễn Hải Long chửi bới, mạt sát. Như Hồ Ngọc Thắng chỉ trích người Đức đã đòi tự do cho Nguyễn Văn Đài.
Nay đến lượt chúng bị, đồng chí của chúng, cấp trên của chúng, tổ chức của chúng đối xử với chúng thế nào.?
Chỉ có một từ – nhục nhã.
Với thân phận tay sai cho chế độ cộng sản, chỉ có nhục nhã là xứng đáng thôi.
Xung đột giữa quân đội Miến Điện và sắc tộc thiểu số Rohingya theo đạo Hồi Giáo gia tăng cường độ trong những ngày qua tại bang Rakhine, phía tây Miến Điện. 104 người bị thiệt mạng và hơn 3 000 người Rohingya phải chạy lánh nạn. Đề tài này được nhiều báo Pháp (29/08/2017) đề cập đến. Hầu hết các báo nhận định cuộc khủng hoảng sắc tộc này ngày càng làm lu mờ hình ảnh giải Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi.
« Cuộc tấn công du kích của người Rohingya tại Miến Điện », « Người Rohingya ồ ạt chạy trốn chiến sự » hay như « Người Rohingya bị giam hãm giữa Bangladesh và Miến Điện » là tựa đề các bài viết trên Le Monde, Le Figaro và La Croix.
Trong bối cảnh đó, người trên thực tế đứng đầu bộ máy hành pháp tại Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, vẫn tiếp tục có lập trường không rõ ràng. Trong bài nhận định có tựa đề « Tại Miến Điện, Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi trong tình thế bó buộc », Libération lấy làm khó hiểu về những tuyên bố mà bà liên tiếp đưa ra trong hai ngày Chủ Nhật (27/08) và thứ Hai (28/08), từ cáo buộc các nhà hoạt động nhân đạo quốc tế đã giúp đỡ những « kẻ khủng bố cực đoan » vây hãm một ngôi làng ở bang Rakhine cho đến việc tố cáo những kẻ khủng bố đã sử dụng trẻ em làm chiến binh, chống lại lực lượng an ninh và những kẻ khủng bố đốt phá làng mạc của các sắc dân thiểu số.
Trước những cáo buộc không có bằng chứng, Libération cho rằng bà Aung San Suu Kyi đã không thận trọng và đang nhắc lại lập luận tuyên truyền của quân đội Miến Điện. Trong khi đó, chính quân đội nước này bị tố cáo là có những vụ sách nhiễu, tiến hành các « chiến dịch thanh lọc sắc tộc » tại thành phố Buthidaung và Maungdaw ở bang Rakhine.
Tờ báo nhắc lại trước đó bà Aung San Suu Kyi từng có thái độ khó hiểu này. Khi Liên Hiệp Quốc vào tháng 2/2017 cáo buộc quân đội Miến Điện rất có thể đã phạm các tội ác chống nhân loại, như hãm hiếp, hành quyết không qua xét xử, đốt phá làng mạc…, bà Aung San Suu Kyi trong tháng 4/2017 lại khẳng định không hề có chuyện « thanh lọc sắc tộc » tại bang Rakhine.
Thái độ lập lờ đó không khỏi khiến người ta nghĩ rằng giải Nobel Hòa Bình dường như không quan tâm đến số phận các thường dân thường xuyên phải hứng chịu các đợt nã pháo dồn dập của quân đội Miến Điện và sống trong những điều kiện như địa ngục, không được hưởng những quyền cơ bản của con người.
Làm sao có thể giải thích nổi thái độ « thiếu dũng cảm, thiếu nhân bản và không có lòng trắc ẩn» của bà Aung San Suu Kyi, như các giải Nobel Hòa Bình đã nêu ra trong một bức thư công bố hồi tháng 12 năm ngoái ? Họ lấy làm tiếc là bà Aung San Suu Kyi đã « không hề đưa ra sáng kiến nào để bảo đảm các quyền đầy đủ cho người Rohingya ».
Theo giải thích của nhật báo, dù rằng bà Aung San Suu Kyi đã lên nắm quyền sau cuộc bầu cử năm 2015, nhưng bà lại ở trong tình thế tế nhị trong quan hệ với bên quân đội vì phe này mặc nhiên kiểm soát 25% số ghế tại Quốc Hội và nắm giữ ba bộ chủ chốt. Chính quân đội đã lôi kéo bà vào trong tiến trình chuyển tiếp, qua đó, buộc bà phải chia sẻ trách nhiệm, đồng thời có thể gây áp lực và kiểm soát giải Nobel Hòa Bình.
Mặt khác, vẫn theo Libération, bà Aung San Suu Kyi không hề là một người chống quân đội, mà luôn tỏ ra khâm phục quân đội được coi là định chế duy nhất bảo đảm sự thống nhất đất nước.
Aung San Suu Kyi thuộc sắc tộc Bamar – thường gọi là Miến – chiếm đa số tại Miến Điện, theo đạo Phật. Sắc tộc này thường xuyên cảm thấy bị đe dọa trước các lực lượng nổi dậy thuộc các sắc dân thiểu số. Do vậy, bà Aung San Suu Kyi phải sống thỏa hiệp với một xã hội luôn được thôi thúc bởi lòng tự hào dân tộc và tinh thần này có thể dẫn đến thái độ bài Hồi Giáo, chống sắc tộc Rohingya.
Căng thẳng Doklam : New Dehli nhượng bộ Bắc Kinh ?
« Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên dãy Himalaya đến hồi kết » là ghi nhận của nhật báo kinh tế Les Echos. Xung đột trên cao nguyên Doklam giữa Ấn Độ và Trung Quốc có vẻ như đã được giải quyết.
Báo chí Ấn Độ ngày hôm qua (28/08) dẫn thông cáo bộ Ngoại Giao cho hay thông qua đối thoại ngoại giao, hai bên đã đồng ý « nhanh chóng rút quân ra khỏi cao nguyên và tiến trình này đang diễn ra ». Tuy nhiên, Les Echos nhận thấy sự việc lại được báo chí Trung Quốc diễn giải theo một cách khác. Ngoài việc hoan nghênh Ấn Độ đơn phương rút quân, bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định quân đội nước này vẫn tiếp tục tuần tra tại khu vực trên.
Tờ báo nhắc lại căng thẳng đã bùng lên tại Doklam, vùng biên giới giữa ba nước Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan hồi trung tuần tháng 6/2017. Ấn Độ đã đưa quân đến khu vực trên theo lời yêu cầu của Bhutan, sau việc Trung Quốc cho tiến hành xây đường tại đây.
Việc nắm được kiểm soát vùng cao nguyên Doklam là thiết yếu cho Ấn Độ, cho phép nước này được ưu tiên đi vào cửa ngỏ hành lang Siliguri, hay còn được gọi là vùng « cổ gà » do vị trí địa hình hiểm trở, ngăn cách Ấn Độ với các bang phía Đông Bắc của nước này.
Les Echos nghi ngờ đặt câu hỏi : Liệu những tuyên bố mới đây có giúp giải quyết được xung đột hay không ? Những thông báo này được đưa ra vào đúng thời điểm quan trọng cho cả hai cường quốc châu Á. Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi sắp tới phải đến Trung Quốc nhân kỳ thượng đỉnh các nước thành viên trong khối BRICS.
Châu Á và các nước Ả Rập : Thị trường vũ khí tiềm năng của Nga
Trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, Les Echos có bài viết đề tựa « Matxcơva ráo riết tìm kiếm thị trường quân sự mới », liên quan đến hội chợ vũ khí ARMIA 2017 mở ra hồi tuần trước ở một vùng ngoại ô của Matxcơva.
Trong ấn bản hội chợ lần 3 này, ARMIA 2017 đang tìm cách mở rộng thị trường truyền thống ngoài Ấn Độ nhắm vào các nước châu Á mới trỗi dậy, vốn dĩ cho rằng « công nghệ vũ khí Nga là khả tín và giá cả hợp lý ».
Hiện tại, Nga là quốc gia xuất khẩu vũ khí đứng hàng thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ. Trong năm 2016, bất chấp việc bị phương Tây cô lập kể từ khi bùng nổ khủng hoảng ở Ukraina, Nga đã bán vũ khí cho hơn 50 nước thu về 15 tỷ đô la theo con số do điện Kremlin đưa ra.
Les Echos cho rằng chính việc can thiệp quân sự vào Syria đã cho phép Nga phô bày tính năng các loại vũ khí của mình. Với ARMIA 2017 lần này, Nga muốn nhắm đến một thị trường tiềm năng khác, đó là các quốc gia Ả Rập hay như Thổ Nhĩ Kỳ, những khách hàng truyền thống của Hoa Kỳ. Một số cuộc thương lượng kín giữa các này với Nga đang diễn ra. Đương nhiên, những thương vụ này cũng đang làm cho Washington bực bội « nghiến răng kèn kẹt ».
Sau Thế Vận Hội là Hội Thao Quân Sự
Cũng liên quan đến Nga, Les Echos chú ý đến « Hội Thao Quân Sự, một dạng thế vận hội theo kiểu của điện Kremlin ». 4 000 quân nhân đến từ 28 quốc gia phải tranh tài các môn : Đổ bộ từ trực thăng, điều khiển chiến đấu cơ, đi bộ 5 km theo địa bàn, tác chiến thủy lục phối hợp, leo núi Elbrouz và có cả thi « nấu bếp dã chiến »… tổng cộng là 30 môn tranh tài.
Cuộc tranh tài này kéo dài trong vòng hai tuần từ ngày 29/07 cho đến hết ngày 12/08/2017. Đây là lần thứ ba nước Nga tổ chức kỳ đại hội thể thao này. Hội thao quân sự cũng có lễ khai mạc và bế mạc, chào mừng 150 đội tham gia tranh tài.
Trong số 28 nước tham gia năm nay, có 9 quốc gia mới : Bangladesh, Lào, Thái Lan, Ouzbékistan, Nam Phi, Ouganda, Maroc, Israel và Syria và đương nhiên không có một nước phương Tây nào tham dự.
Thổ Nhĩ Kỳ thật sự muốn chuyển hướng sang Đông ?
Sau thất bại của các cuộc đàm phán về việc gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ giờ đây hướng nhìn sang phía Đông và tìm kiếm các đối tác mới, nhưng không từ bỏ hẳn các đồng minh truyền thống. Libération tóm tắt tình trạng này qua bài « Thổ Nhĩ Kỳ lửng lơ giữa hai chính sách đối ngoại ».
Cánh cửa gia nhập Liên Hiệp Châu Âu gần như khép hẳn với Thổ Nhĩ Kỳ, sau 12 năm đàm phán nhưng không mang lại kết quả. Ngày 24/08 vừa qua, ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đã nói thẳng : Rõ ràng là trong tình hình hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao giờ trở thành thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Không phải vì châu Âu không muốn, mà bởi vì chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và tổng thống Erdogan đã nhanh chóng xa rời những gì mà châu Âu bảo vệ, đặc biệt là sau vụ đảo chính hụt ngày 15/07/2016 và nhiều vụ vi phạm các quyền tự do cơ bản.
Vào lúc tiến trình gia nhập bế tắc, các tranh cãi ngoại giao ngày càng nhiều giữa Liên Hiệp Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, tổng thống Recep Erdogan giờ muốn nhòm sang hướng Đông và Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải – OCS, do Nga và Trung Quốc dẫn đầu. Nhiều cuộc thảo luận về việc Ankara gia nhập OCS đã được tiến hành nhưng chưa có kết quả.
Thế nhưng, theo giới chuyên gia, thì đây là một dự án ảo tưởng và đó không phải là một giải pháp đối với Thổ Nhĩ Kỳ do mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau giữa Ankara và Bruxelles : Liên Hiệp Châu Âu tiếp nhận 50% tổng xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ và thực hiện 70% tổng đầu tư trực tiếp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Về mặt an ninh, Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hợp tác với Nga và Iran, đặc biệt trong hồ sơ Syria.
Thế nhưng, giới phân tích tỏ ra thận trọng và cho rằng qua các động thái nói trên, Thổ Nhĩ Kỳ muốn gửi tới các đối tác truyền thống, đặc biệt là Hoa Kỳ, những thông điệp bày tỏ sự bất bình, hẫng hụt. Đó không phải là một sự đổi hướng chiến lược mà chỉ là những hoạt động hợp tác mang tính thực dụng và nhất thời.
Samsung: Tai họa giáng xuống đầu cháu chắt
Phải chăng kế thừa tài sản gia đình cũng như nghề nghiệp hay sự nghiệp chính trị không bao giờ qua được đời thứ ba ? Có câu nói rằng « Đời ông khởi dựng, đời cha phát triển và đời con tàn phá ». Le Monde đặt câu hỏi phải chăng ngạn ngữ này giờ đang ứng dụng cho tập đoàn Samsung ?
Lee Jae-Yong, 49 tuổi và là cháu của nhà khai sáng tập đoàn vừa bị kết án 5 năm tù giam vì tội tham nhũng. Đương nhiên giờ khó có thể khẳng định được người này đã làm mất danh dự cha mình. Chưa bao giờ Samsung lại hưng thịnh như lúc này. Trong quý 3 vừa qua, doanh thu của tập đoàn đã đạt gần 10 tỷ đô la, trở thành doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất trên thế giới, qua mặt cả Apple trong lĩnh vực công nghệ nhờ vào điện thoại thông minh và các con chip điện tử.
Thế nhưng bản thân người ông cũng khó có thể rao giảng đạo đức cho hàng con cháu vì người sáng lập Samsung đã từng bị kết án tù vì tội tham nhũng, nhưng sau đó đã được tổng thống ân xá do những « công trạng » đóng góp cho đất nước.
Tuy nhiên, Le Monde cho rằng điều này có lẽ sẽ không diễn ra với đứa cháu Lee Jae-Yong. Tổng thống Moon Jae-In lần này quyết định giữ vững các cam kết tiệt trừ tệ nạn tham nhũng mà Samsung là trung tâm của vụ tai tiếng, dẫn đến việc bà tổng thống Park Geun-Hye bị phế truất.
Nhưng chính vì để củng cố vương triều Samsung, thống lĩnh trong 60 ngành nghề, từ đóng tầu thuyền cho đến xây cầu đường, đi qua cả bảo hiểm và điện tử, tập đoàn tặng không biết bao nhiêu món quà cho các lãnh đạo chính trị. Tiến bộ dân chủ, đòi hỏi của tầng lớp trung lưu mới giờ không thể tách rời với việc thay đổi sâu sắc cách quản lý doanh nghiệp. Do đó, Le Monde cho rằng tai họa mà lớp con cháu đang gánh chịu cũng là một cơ hội tốt để thay đổi chế độ.
Mireille Darc : Tóc vàng tắt nắng
Báo Pháp hôm nay cũng dành nhiều trang để nói về cuộc đời và sự nghiệp điện ảnh của nữ minh tinh Mireille Darc, qua đời ngày hôm qua ở tuổi 79. Le Monde trên trang nhất dành một góc nhỏ thông báo « Mireille Darc qua đời ». Les Echos dành một góc nhỏ đăng tấm ảnh nữ minh tinh thời son trẻ nét mặt tươi cười, chạy tựa : « Mireille Darc qua đời ở tuổi 79 ».
Le Figaro trên trang nhất ưu ái chạy tựa « Mireille Darc, gương mặt sáng ngời của điện ảnh Pháp ». Riêng tờ Libération theo thói quen gây sốc, trang nhất đăng tấm ảnh lớn nữ minh tinh trong chiếc áo tắm đen, đứng áp tường phô trương tấm lưng trần thon thả đầy khêu gợi để rồi chạy tít « Mireille Darc thoát y »
Nét đẹp rạng ngời với mái tóc vàng óng, thân hình gợi cảm lẽ dĩ nhiên là những gì người hâm mộ điện ảnh không quên qua những thước phim mà bà đã trải qua. Báo chí Pháp cũng không quên điểm lại những bộ phim đình đám làm nên tên tuổi, đưa hình ảnh của nữ minh tinh đi vào lòng người hâm mộ.
Sắc đẹp thiên thần nhưng cũng rất nhạy cảm, và nhân văn. Rời trang phục điện ảnh, bà thực hiện nhiều bộ phim tài liệu gây xúc động, chứa đậm tình người kể về cuộc sống thường nhật của các tù nhân, những người tu hành, các bệnh nhân ung thư, những phụ nữ hành nghề mãi dâm, những người vô gia cư…
Chính sự tinh tế và lòng tôn trọng con người mà bà xứng đáng được La Croix gọi là « Mireille Darc, người đẹp tóc vàng với hai gương mặt ».
Rất nhiều đồng minh bảo thủ của chính quyền quân sự Thái Lan đã bày tỏ thái độ bất bình sau khi được tin bà Yingluck Shinawatra biến mất hôm 25/08/2017, đúng ngày mở phiên tòa xét xử cựu thủ tướng Thái Lan. Bặt vô âm tín từ lúc đó, bà Yingluck Shinawatra được cho là có thể đang trốn ở Dubai và tìm cách xin tị nạn tại Anh Quốc.
Chính quyền quân sự Thái Lan khẳng định không biết làm thế nào bà Yingluck đã rời khỏi Thái Lan mà không bị phát hiện, trong khi bà bị giám sát chặt chẽ. Ngược lại, truyền thông Thái nêu khả năng có một thỏa thuận ngầm với chính quyền quân sự để cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra ra nước ngoài, còn chính quyền hiện tại có thể cải tổ lại chính trường trước các đợt bầu cử năm 2018.
Theo AFP ngày 27/08, rất nhiều chính trị gia thuộc phong trào bảo thủ, trong đó có nhiều người từng ủng hộ đảo chính lật đổ bà Yingluck Shinawatra và được coi là đồng minh của tập đoàn quân sự, đã bày tỏ ngạc nhiên và bất bình.
Phanthep Puapongpan, một trong số lãnh đạo phong trào biểu tình chống chính phủ năm 2014 phẫn nộ trước báo chí rằng : « Rõ ràng là có nhân viên an ninh theo sát và thường xuyên chụp ảnh bà Yingluck Shinawatra ở bất kỳ nơi nào bà đến, thế mà bà vẫn thoát được. Giờ thì bà Yingluck Shinawatra đã trốn thoát, chính phủ, lực lựng an ninh và Hội đồng Hòa Bình và Trật tự Quốc gia (NCPO) phải chịu trách nhiệm ».
Ông Veera Somkwandid, một nhà lãnh đạo đối lập với phe Shinawatra, trút tức giận trên mạng Facebook : « Chính phủ phải truy đuổi những kẻ phản bội và trừng trị họ » (ám chỉ đến những người đã giúp cựu thủ tướng Thái), nếu không Hội đồng Hòa Bình và Trật tự Quốc gia sẽ trở thành bị cáo ».
Bị chỉ trích là đã để cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra bỏ trốn, hôm nay 29/08/2017, quân đội Thái Lan giải thích rằng bà Yingluck đã thay điện thoại và xe hơi vài ngày trước khi bỏ trốn để thoát khỏi sự giám sát của an ninh.
Tướng Chalermchai Sitthisad nói với báo chí rằng : « Chúng tôi được biết bà ta đã bỏ tất cả các điện thoại và đổi xe, vì thế rất khó để lần được dấu vết của bà ta bằng các phương tiện hiện có ».
Quan chức quân đội cũng cho biết thêm là tư dinh của bà cựu thủ tướng cũng không còn được giám sát trong thời gian qua. Ông giải thích : « dư luận cho rằng việc giám sát nhà riêng là vi phạm quyền tự do cá nhân và hăm dọa bà ta vì thế chúng tôi đã cho rút việc canh gác ».
Khi cựu thủ tướng Thái bỏ trốn trước khi tòa tuyên án, những ngày qua, truyền thông Thái Lan nhắc nhiều đến giả thuyết là đã có thỏa thuận ngầm với giới quân sự.
Một quan chức cao cấp của chính quyền quân sự cũng đã tiết lộ với AFP rằng bà Yingluck đã trốn sang Dubai, nơi anh trai bà, ông Thaksin Shinawatra đang sống lưu vong. Ông Thaksin cũng là cựu thủ tướng Thái bị đảo chính lật đổ năm 2006.
Tướng Sitthisad cho rằng ít có khả năng bà Yingluck trốn thoát khỏi Thái Lan bằng đường hàng không mà nhiều khả năng bà đã dùng đường bộ và đường biển.
Đảng Puea Thái của cựu thủ tướng Yingluck, hôm nay đã ra thông cáo khẳng định « tiếp tục cuộc đấu tranh vì dân chủ » và cho biết chắc chắn cựu thủ tướng sẽ giải thích với dân chúng việc bà bỏ trốn khỏi đất nước.
Quốc tế đã có phản ứng rất mạnh về vụ Bắc Triều Tiên bắn tên lửa ngang qua không phận Nhật Bản. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp khẩn cấp về vấn đề này.
Trung Quốc, đồng minh chủ yếu của Bình Nhưỡng, ngày 29/08/2017, cho rằng cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên kể từ nay « rẽ sang một bước ngoặt mới » và kêu gọi các bên kềm chế. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh một lần nữa kêu gọi nối lại hòa đàm, vì cho rằng « áp lực và các biện pháp trừng phạt » đối với Bình Nhưỡng « không thể giải quyết vấn đề một cách căn bản ».
Còn nước Nga, qua lời thứ trưởng Ngoại Giao Serguei Riabkov cho biết « rất quan ngại » về vụ bắn tên lửa của Bắc Triều Tiên, lên án « xu hướng leo thang căng thẳng ».
Về phản ứng của Mỹ, tổng thống Donald Trump vừa tuyên bố rằng « mọi phương án đang được đặt trên bàn ». Tổng thống Trump trước đó đã từng dọa có hành động quân sự chống Bắc Triều Tiên. Theo lời thủ tướng Nhật Shinzo Abe, trong cuộc điện đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump, lãnh đạo hai nước đồng ý với nhau là cần phải « gia tăng áp lực lên Bắc Triều Tiên ». Theo yêu cầu của thủ tướng Nhật Bản và tổng thống Hoa Kỳ, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chiều nay sẽ họp khẩn cấp.
Vào ngày 05/08 vừa qua, sau một tháng thương lượng gay go giữa Washington và Bắc Kinh, Hội Đồng Bảo An đã nhất trí thông qua một loạt biện pháp trừng phạt mới rất nặng nề đối với Bình Nhưỡng, nhằm trừng phạt việc Bình Nhưỡng trong tháng 7 đã bắn các tên lửa đạn đạo tầm xa, có thể bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ.
Theo các nguồn tin ngoại giao, Hội Đồng Bảo An còn trong tay nhiều biện pháp trừng phạt mới có thể được ban hành đối với Bình Nhưỡng, chẳng hạn như những biện pháp nhắm vào lĩnh vực dầu khí của Bắc Triều Tiên.
Về phần Liên Hiệp Châu Âu, lãnh đạo ngoại giao của khối này, bà Federica Mogherini, đã cực lực lên án vụ bắn tên lửa của Bắc Triều Tiên, yêu cầu Bình Nhưỡng không nên có những hành động khiêu khích mới.
Bất chấp phản đối của quốc tế, đại sứ Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc hôm nay khẳng định rằng nước ông có « quyền tự vệ » trước những « thái độ thù địch » của Hoa Kỳ, đặc biệt qua cuộc tập trận chung thường niên Mỹ-Hàn hiện đang diễn ra.