Home Blog Page 1112

VIỆT NAM : ĂN GÌ CŨNG CÓ THỂ CHẾT !

0

 

Văn Quang

Trong phần này, tôi chưa nói đến những mưu kế cùng sản phẩm độc hại của Trung Quốc ồ ạt tung vào thị trường VN trong thời gian vừa qua, không từ một thủ đoạn nào họ không dám làm. Đó chính là một cuộc xâm lăng, từ việc dùng tàu sắt đâm thẳng vào tàu đánh cá của ngư dân đến việc xuất sang VN những thứ đồ chơi của trẻ em nhiễm độc gây ung thư Phải một bài dài mới phân tích hết được thủ đoạn ngày càng tàn độc của “người bạn láng giềng bốn không tốt, 16 chữ đen sì” này, chúng ta sẽ bàn đến vào một bài khác.
Ở đây tôi chỉ nói đến những thủ đoạn của chính đồng bào chúng ta hạ độc người dân VN mình. Các cụ ta đã dạy “thượng bất chính hạ tắc loạn”, nôm na là người trên không liêm chính thì người dưới tất phải loạn. Loạn ở đây có nghĩa là loạn về đạo đức, về nhân cách. Cho nên những con buôn bất lương ở VN ngày càng nhiều cũng vì thế. Tôi không dám nói tất cả con buôn đều như vậy, nhưng sự thật là ngày càng nhiều người buôn bán có muốn lương thiện cũng không được, bởi lương thiện lấy tiền đâu “bôi trơn”, lấy gì “cống nộp” cho các quan hàng tháng chỉ để kiếm một chỗ ngồi, chỉ mong được yên thân, chưa nói đến chuyện được buôn gian bán lận.

Vả lại nhà anh hàng xóm bỗng chốc xây lên bốn năm tầng, con đi xe hơi, du học Mỹ, Úc, Canada, thế mà nhà mình cứ cái xe gắn máy cà tàng đi miết, không đủ tiền đóng học phí cho con. Và hàng trăm thứ xa hoa khác xung quanh quyến rũ mời gọi. Tất cả những thứ đó bào mòn sự lương thiện của con người. Một người buôn gian bán lận rồi mười người, hai mươi người không hoặc chưa bị trừng phạt, nên cấp số cứ nhân lên thành một xã hội loạn. Người ta thản nhiên dùng mọi cách để kiếm tiền, không từ một thủ đoạn gian manh nào không làm, dù làm để hại ngay bà con anh em mình. Một phần cũng do anh bạn láng giềng làm cho hư thân mất nết, chỉ cho chúng ta cách giết lẫn nhau một cách “ngọt ngào”.

Ăn gì cũng có thể chết !!

Những ngày gần đây, người dân Sài Gòn trở nên hoảng sợ với những tin tức hàng ngày về đồ ăn thức uống, cái gì cũng có độc. Người ta tưởng như ăn cái gì cũng có thể lăn đùng ra, không chết cũng ngắc ngư giống như hàng trăm công nhân ngộ độc nằm lăn lóc trong bệnh viện. Chính tôi và gia đình tôi và nhà hàng xóm cũng phát hoảng khi đọc hàng tin trên hầu hết các báo VN với cái tiêu đề “Người Hà Nội: Sáng phở thịt thối, trưa bún chả hóa chất”.

Tô bún rêu cua vàng lườm này không do gạch cua mà do phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế giá 50.000 đồng/kg. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua. Đây là điều hết sức nguy hiểm có thể gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và tiêu hóa của người ăn, dẫn tới nguy cơ rối loạn về thần kinh cũng như mắc các chứng bệnh ung thư.
Như thế người Sài Gòn và các tỉnh thành cũng “được thừa hưởng” phở và bún chả chẳng khác gì dân Hà Nội. Mời bạn xem qua cách chế biến món ăn của thời đại ngày nay.

Nước phở chế biến từ thịt ôi thiu

Khi ăn những bát phở thởm ngon, ít người biết rằng nhiều quán phở, quán bún tại Hà Nội chỉ cần bỏ ra 50.000 là có vài chục lít nước phở chế sẵn từ nước luộc và ép các loại thịt ôi thiu làm ruốc. Nước phở loại này được lấy từ nước luộc các loại thịt ôi, thối được chế làm ruốc. Các loại thịt ôi, thối được đưa vào luộc, rồi ép để lấy bã làm ruốc, các loại nước ép luộc thịt, nước ép thịt, thậm chí là loại nước rửa chảo xào thịt được tận dụng đế bán làm nước phở.
Cuối mỗi ngày, các loại thịt nhập về chế biến, hầu hết là các loại thịt ế, ôi thiu tại các chợ lớn nhỏ tại Hà Nội, rồi thịt lợn xề, lợn bột, lợn ốm, lợn chết được mang về, luộc lên là có các loại thịt trắng muốt, làm ruốc trông rất bắt mắt. Loại nước luộc chỉ cần để lắng, gạn ra là có thể bán cho các cửa hàng phở ngon lành. Thậm chí, những hôm khách đông tiệm bán phở còn không có hàng để bán, họ phải pha với đường hóa học, thêm gia vị để tạo mùi vị.

Nước rửa chảo cũng có thể làm nước phở

Bún chả vàng thơm nhờ tẩm hóa chất
Tại khu vực quầy hương liệu trong chợ Đồng Xuân, Hà Nội có thể dễ dàng để mua được loại hương liệu mà các hàng bún chả thường dùng để để tạo mùi, tạo màu cho món chả nướng giúp chả có màu đẹp và thơm ngon, cuốn hút. (Ở Sài Gòn và tỉnh lân cận có thể tìm mua các loại hóa chất này ở chợ Kim Biên)

Để làm món nướng như vịt nướng, thịt nướng các hàng quán không thể thiếu 2 loại phụ gia đó là một lọ hỗn hợp như dạng sa tế và một gói bột màu trắng. Những lọ phụ gia như thế chi chít chữ Trung Quốc, không có lấy một dòng phụ đề nào bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, chất bột trắng được đựng trong túi nilon, không nhãn mác. Mỗi lọ có thể dùng cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng là chả có màu vàng ngon, thay vì màu trắng nhờ nhờ. Hầu hết các quán bún chả đều phải dùng đến loại này vì thịt họ dùng để làm chả toàn là thịt ế, thịt ôi từ hôm trước hoặc thịt lợn bệnh và chất này sẽ loại bỏ hết mùi ôi, thiu của thịt.
Chưa hết, còn vô số nhửng tin tức “lặt vặt” cũng kinh hoàng không kém như:
– Nem chua Thanh Hóa làm từ bì heo bẩn; biến thịt thối thành thịt tươi; heo bệnh thành thịt quay; thịt thối thành lạp xưởng; trứng bẩn trứng thối tràn ngập các chợ.
Ngay cả những loại trái cây hàng ngày người dân thường dùng cũng bị tẩm độc.

Đu đủ tẩm hóa chất Trung Quốc chín nhanh rất đẹp

Dùng hóa chất Trung Quốc làm đu đủ chín vàng đều, ruột đỏ rất bắt mắt.
Đu đủ sau khi hái xuống, được nhỏ một chút dung dịch của Trung Quốc vào phần cuống, chỉ sau 1 ngày quả chín vàng, ruột đỏ rất bắt mắt đánh lừa hầu hết mọi gia đình bình dân VN. Loại thuốc có khả năng “phù phép” này có giá bán 5.000đồng/1 lọ 5ml. Trên bao bì ghi hạn dùng 2 năm, nhưng không ghi ngày sản xuất và chỉ có vài dòng chữ tiếng Trung Quốc. Tìm mua loại hóa chất này rất khó, chỉ những chủ buôn hoa quả lớn hoặc dựa vào mối quen mới mua được. Loại hóa chất Trung Quốc này ban đầu các chủ buôn dùng cho chuối, nhưng giờ được sử dụng cho cả đu đủ.
Những chủ buôn sau khi thu mua đu đủ về sẽ dùng hóa chất nhỏ trực tiếp lên phần cuống của quả, việc nhỏ phải hết sức tỉ mỉ, nếu không đúng phần cuống thì quả sẽ héo quắt hoặc thối nhũn. Đu đủ sẽ chín 1 ngày sau khi dùng hóa chất nên sau khi được nhỏ thuốc, đu đủ được bọc báo và đặt vào trong thùng xốp dán kín băng dính rồi chở đi tiêu thụ. Chuối cũng được “chế biến” tương tự nên trái nào cũng chín mọng, vàng ươm.

Dừa tẩy trắng độc hại

Dừa được tẩy trắng bằng hóa chất
Hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho và lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp. Nếu sử dụng vô tội vạ sẽ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Chị Tiên, chủ một vựa dừa, cho biết chỉ cần ra chợ Kim Biên, ghé vào bất cứ tiệm hóa chất nào hỏi mua chất tẩy trắng dừa sẽ được giới thiệu 2 loại bột màu trắng, không bao bì, nhãn mác với giá bán khoảng 125.000 đồng/kg. Mỗi thùng nước khoảng 20 lít pha trộn với 6 muỗng bột (3 muỗng loại này, 3 muỗng loại kia) rồi ngâm dừa vào, chờ nước thấm hết vào là xong.

Một bác sĩ chuyên về an toàn vệ sinh thực phẩm cho biết hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho cộng với lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp, có kiểm soát. “Sử dụng chất tẩy trắng vô tội vạ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng. Chỉ cần thường xuyên chạm tay vào lớp vỏ bên ngoài cũng đã có hại rồi, nói gì đến việc hóa chất đó thấm vào ruột và nước dừa. Dùng hóa chất này rất dễ dẫn đếncác bệnh liên quan đường tiêu hóa, hô hấp, nếu tích trữ trong người nhiều và lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý khó lường”.

Rượu pha bằng .. thuốc sâu và phân lân bán khắp Hà Nội
Tại hầu hết các quán cơm bình dân, quán nhậu trên địa bàn các quận Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Trì, Hoàng Mai, Từ Liêm (Hà Nội) .. rượu độc sau khi được đưa về sẽ được giới thiệu là “rượu quê cực êm, cực phê”, bày bán tràn lan giá 20 – 30 ngàn đồng/lít. Khi tìm hiểu từ một số nhân viên chuyên chở rượu, chất mà người phụ nữ trên dùng để pha với rượu là .. thuốc sâu và phân lân. Vậy là rượu cồn đã độc, lại càng”phê” thêm vì thuốc trừ sâu và phân bón. Theo một nhân viên, mỗi ngày quán này tiêu thụ hết khoảng bốn thùng phuy rượu độc.

Do uống phải rượu độc, không ít “đệ tử Lưu Linh” đã hôn mê bất tỉnh nhập viện, thậm chí phải vào bệnh viện tâm thần điều trị. Theo thống kê từ bệnh viện tâm thần Hà Nội, mỗi tháng có ít nhất 40 người loạn thần nhập viện. Người điều trị nhanh nhất cũng mất 2 tháng, nhiều người phải nằm viện điều trị cả năm. Nguyên nhân lớn do các bệnh nhân uống quá nhiều rượu độc.

Chơi cũng chết

Phao bơi trẻ em Trung Quốc nhiễm chất độc

Đồ chơi Trung Quốc đang tràn ngập thị trường VN bởi mẫu mã đa dạng, màu sắc rực rỡ và trên hết là giá rẻ. Những loại đồ chơi bằng nhựa dành cho trẻ nhỏ , khi sản xuất thường không thể thiếu phthalates – chất được dùng làm phụ gia tăng độ dẻo cho nhựa. Theo Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội – nếu chất phthalates theo đường tiêu hóa vào cơ thể sẽ làm rối loạn hoạt động của các tuyến nội tiết như: Bé gái bị dậy thì sớm, còn nam thì cơ quan sinh dục bị teo lại .. Đặc biệt, nếu trẻ ngậm đồ nhựa trong miệng, phthalatses nhanh chóng hòa tan trong nước bọt và chất này sẽ trực tiếp đi vào cơ thể.

Ngoài ra, theo một số kết quả giám định gần đây của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học kiểm tra, hầu hết đồ chơi bằng nhựa của Trung Quốc như: Súng gươm, lựu đạn, kể cả lồng đèn .. đều sản xuất bằng các loại nhựa tái chế, trong đó có chứa chất cadimi (Cd) cao gấp nhiều lần mức cho phép. Đây là một trong ba kim loại độc hại đối với cơ thể con người, có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi ..

Không liều thì .. sang Tây mà sống

Thưa bạn đọc, tôi không kể hết những đồ ăn thức uống có pha “hóa chất độc hại” hiện nay đang có mặt ở hầu hết các tiệm ăn, quán nước khắp các tỉnh thành cho đến quận huyện tại VN. Toàn là những thứ bà con mình hại nhau. Kể nhiều quá e rằng có nhiều vị về VN phải mang sẵn các thứ đồ hộp từ nước ngoài về. Chắc có vị thắc mắc tại sao dân VN vẫn ăn mà không chết? Xin thưa là chết nhiều rồi nhưng chết vì các loại bệnh lâu ngày tích tụ lại nên không thể kết luận là tại đồ ăn. Chất độc âm thầm tàn phá cơ thể sinh ra đủ loại bệnh. Vì thế, bệnh viện ở VN lúc nào cũng đầy ắp, phải nằm 3-4 người 1 giường và nằm cả dưới gầm giường là chuyện tất nhiên.

Vả lại là dân VN sống ở thời này là phải liều mới sống được. Không liều thì .. sang Tây mà sống!

Văn Quang

Trong hình ảnh có thể có: món ăn
Trong hình ảnh có thể có: món ăn
Trong hình ảnh có thể có: món ăn

Luật sư chứng minh hồ sơ đại án OceanBank bị đánh tráo

TUỔI TRẺ

29/08/2017 08:56 GMT+7

TTO – Dù TAND TP Hà Nội khẳng định không có chuyện này nhưng luật sư Trương Thị Minh Thơ tiếp tục cung cấp chứng cứ cho rằng 100 bút lục lời khai Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh… bị thay thế bằng tài liệu khác.
Nguyên chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm được dẫn giải đến tòa sáng 29-8 - Ảnh: T.L
Nguyên chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm tươi cười khi được dẫn giải đến tòa sáng 29-8 – Ảnh: T.L

Sáng nay 29-8, ngày làm việc thứ hai phiên xét xử vụ đại án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa tiếp tục công bố bản cáo trạng dài 109 trang.

Trong sáng nay, luật sư Trương Thị Minh Thơ (người bào chữa cho bị cáo Hứa Thị Phấn) đã nộp đơn kiến nghị và cung cấp các chứng cứ để chứng minh rằng hồ sơ của vụ án đã bị đánh tráo, thay thế.

Như đã thông tin, trong phần thủ tục khai mạc phiên tòa hôm qua 28-8, luật sư Thơ đã phát biểu trước tòa rằng khi sao chụp và kiểm tra lại toàn bộ tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì bà thấy thiếu nhiều lời khai quan trọng.

Đó là bản khai của Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh và một số người liên quan về việc việc chuyển nhượng cổ phần Ngân hàng Đại Tín, cho mượn tài sản để vay tại Ngân hàng Đại Dương… mà trước đó bà đã thấy trong hồ sơ.

Thay thế các lời khai này là kết luận thanh tra Ngân hàng TMCP Đại Dương và các phụ lục nợ xấu tại ngân hàng, với hơn 100 bút lục có cùng số nhưng nội dung lại hoàn toàn khác nhau.

Tuy nhiên sau khi hội ý để xem xét, chiều 28-8, hội đồng xét xử (HĐXX) đã khẳng định trong quá trình nghiên cứu, luật sư đã có sự nhầm lẫn giữa bút lục hồ sơ vụ án Phạm Công Danh (đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng VNCB) với hồ sơ vụ án Hà Văn Thắm (đại án kinh tế xảy ra tại OceanBank).

Hội đồng xét xử khẳng định không có chuyện hồ sơ bị đánh tráo bút lục như luật sư Thơ nói.

Luật sư Trương Thị Minh Thơ với kiến nghị gửi tòa án sáng 29-8 - Ảnh: T.L
Luật sư Trương Thị Minh Thơ với kiến nghị gửi tòa án sáng 29-8 – Ảnh: T.L

Tại đơn kiến nghị sáng nay, luật sư Trương Thị Minh Thơ đã cung cấp danh mục các bút lục bị thay thế để HĐXX xem xét.

Theo bà Thơ, khi đồng nghiệp của bà trực tiếp kiểm tra các thùng đựng hồ sơ tại TAND TP Hà Nội, đồng thời trực tiếp kiểm tra và đối chứng 345 tập hồ sơ với hàng trăm ngàn bút lục trong hồ sơ vụ án thì không có bất kỳ lời khai nào của bà Hứa Thị Phấn, Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm…

Các bút lục này có lời khai quan trọng về nguyên nhân vì sao bị cáo Hứa Thị Phấn buộc phải cho Tập đoàn Thiên Thanh mượn tài sản để vay vốn tại Ngân hàng Đại Dương,

Luật sư Trương Thị Minh Thơ cho rằng việc tòa khẳng định bà “không tiếp cận hồ sơ, nhầm lẫn bút lục hai vụ án” là trả lời vội vàng, không có căn cứ và ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của bà trước dư luận.

Hiện HĐXX chưa có ý kiến về vấn đề này. Đại diện VKS vẫn đang công bố bản cáo trạng.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - nguyên tổng giám đốc OceanBank - Ảnh: TÂM LỤA
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn – nguyên tổng giám đốc OceanBank – Ảnh: TÂM LỤA
Nguyên tổng giám đốc OceanBank Nguyễn Minh Thu – Ảnh: T.L

Cách ghi âm cuộc gọi trên Android và iOS

0
PHAP LUAT
(PLO)- Việc ghi âm cuộc gọi rất hữu ích trong trường hợp bạn cần dùng để làm tư liệu, bằng chứng phục vụ cho công việc.

Hiện tại chỉ có một số ít dòng smartphone được tích hợp sẵn tính năng ghi âm cuộc gọi. Do đó nếu thiết bị đang sử dụng không hỗ trợ, bạn có thể cài đặt thêm các ứng dụng miễn phí trên Google Play.

Xem thêm: 6 cách sửa lỗi iPhone bị mất tiếng – Điện thoại không đổ chuông, âm thanh bị méo tiếng hoặc không thể nghe được người ở đầu dây bên kia nói gì là những lỗi thường gặp khi sử dụng iPhone.

1. Android 

Đầu tiên, bạn hãy tải và cài đặt ứng dụng ACR cho smartphone Android tại địa chỉ https://goo.gl/u0SjJy. Khi hoàn tất, biểu tượng của ứng dụng sẽ xuất hiện trên thanh thông báo và tự động ghi âm lại tất cả cuộc gọi đến/đi.

Nếu là lần đầu tiên sử dụng, bạn cần phải đồng ý với các điều khoản của chương trình, sau đó chạm vào biểu tượng menu ở góc trên bên trái và chuyển tùy chọn Disabled thành Enabled (đã bật). Tiếp theo, người dùng có thể truy cập vào phần Settings (thiết đặt) để thay đổi ngôn ngữ hiển thị hoặc đặt mật khẩu bảo vệ ứng dụng trong phần General (tổng quan) > Ask for PIN (hỏi mã PIN).

Ngoài ra, bạn còn có thể thay đổi giao diện, kích hoạt tính năng thông báo… và một số tùy chọn khác khá hữu ích như thùng rác, điều này đồng nghĩa với việc nếu lỡ tay xóa mất tập tin ghi âm, người dùng có thể tìm lại trong thùng rác.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn nơi lưu trữ, tự động xóa tập tin ghi âm sau x ngày, lọc âm thanh, đồng bộ hóa dữ liệu lên các dịch vụ đám mây như Dropbox, Google Drive, One Drive…

Kể từ lúc này, mỗi khi có cuộc gọi đến/đi, tự động ACR sẽ ghi âm lại toàn bộ và hiển thị ngay trên giao diện chính của ứng dụng, bạn có thể nghe lại hoặc chia sẻ với bạn bè chỉ với một cú chạm.

2. iOS

Nếu đang sử dụng iPhone, bạn chỉ cần cài đặt ứng dụng Call Recorder tại địa chỉ https://goo.gl/RkEvS9, tương thích với các thiết bị chạy iOS 8 trở lên. Đầu tiên, bạn hãy lựa chọn mã viễn thông của Việt Nam là +84, nhập số điện thoại đang sử dụng và nhấn Continue, chờ một lát để ứng dụng gửi lại mã xác nhận.

Giao diện của Call Recording khá đơn giản với bốn mục chính gồm Call (quay số), Recordings (lưu trữ các tập tin ghi âm), Get Coins (mua thêm tiền) và More (các thiết lập bổ sung). Mặc định, ứng dụng chỉ cung cấp cho bạn 50 coins miễn phí để gọi điện thoại và ghi âm, nếu xài hết, người dùng cần mua thêm trong phần Get coins.

Để thực hiện cuộc gọi, đầu tiên bạn cần lựa chọn mã viễn thông và nhập vào số điện thoại tương ứng, lúc này ứng dụng sẽ hiển thị số lượng coins tiêu hao/phút. Khi hoàn tất, tập tin ghi âm sẽ được lưu trữ trong phần Recordings, người dùng có thể nghe lại, chỉnh sửa hoặc chia sẻ với bạn bè dễ dàng.

Lưu ý, hiện tại vẫn chưa có phần mềm nào cho phép ghi âm cuộc gọi trong nước (ngoại trừ một số nhà mạng ở nước ngoài) hoặc bạn phải mua thêm phụ kiện bổ sung.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: Cách kiểm tra xem ai đang ‘xài chùa’ WiFi – Với những ai bất cẩn và đặt mật khẩu theo kiểu “123456” hay “abcdef”… thì việc bị “xài chùa” WiFi là điều dễ hiểu. Làm thế nào để phát hiện và ngăn chặn những vị khách không mời?

 

MINH HOÀNG

Mỹ lên kế hoạch tuần tra hàng hải ở Biển Đông thường xuyên hơn

0
BBC

Bộ Quốc phòng Mỹ đang lên kế hoạch tăng cường tuần tra ở Biển Đông nhằm củng cố tự do hàng hải ở những vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, tờ Wall Street Journal đưa tin hôm 1/9.

Giới chức Mỹ cho biết theo kế hoạch của Bộ tư lệnh Thái bình dương Mỹ, sẽ có từ hai đến ba hoạt động ‘tự do hàng hải’ hàng tháng trên Biển Đông trong vài tháng tới. Tuy nhiên, họ không cho biết các cuộc tuần tra này sẽ được thực hiện cụ thể bao giờ và ở địa điểm nào.

Sự hiện diện đều đặn của Hải quân Hoa kỳ ở vùng biển này sẽ khác với cách tiến hành tuần tra không theo lịch trước đây của chính quyền Obama.

Biển Đông: VN phản đối việc TQ tập trận

Tàu chiến Mỹ lại tiến sát Đá Vành Khăn

Tàu chiến Mỹ áp sát đảo tranh chấp ở Hoàng Sa

Các cuộc tuần tra trong tương lai cũng có thể có sự tham gia của máy bay quân sự Mỹ cũng như các tàu chiến Mỹ, vẫn theo Wall Street Journal.

Kể từ khi Tổng thống Trump lên nhậm chức, đã có ba cuộc tuần tra hàng hải diễn ra ở Biển Đông. Trong khi đó, dưới thời Tổng thống Obama, chỉ có tất cả là bốn cuộc tuần tra như vậy.

Bản đồ các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông. Mischief Reef (Đá vành khăn) là nơi tàu chiến Mỹ đã hai lần áp sát trong các cuộc tuần tra 'tự do hàng hải'.UNCLOS, CIA
Bản đồ các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông. Mischief Reef (Đá vành khăn) là nơi tàu chiến Mỹ đã hai lần áp sát trong các cuộc tuần tra ‘tự do hàng hải’.

Cuộc tuần tra ‘tự do hàng hải’ đầu tiên của chính quyền Trump diễn ra vào tháng Năm, khi chiến hạm USS Dewey đi vào vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn, một trong số các đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng bị Trung Quốc kiểm soát và tiến hành bồi đắp.

Hồi tháng Bảy, một tàu chiến của Hoa Kỳ đã áp sát đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc hiện đang nắm quyền kiểm soát, nhưng cả Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

‘Hoạt động tự do hàng hải’ mới nhất của Hải quân Mỹ là hôm 10/8 khi tàu khu trục USS John S. McCain tiến vào bên trong phạm vi cách Đá Vành Khăn 12 hải lý.

Tàu chiến Mỹ tiếp cận Đá Vành Khăn

Mỹ cảnh báo TQ về các đảo ở Biển Đông

Giới chức nói kế hoạch tăng cường tuần tra này là nhất quán với cách quản lý các hoạt động quân sự của chính quyền Trump, theo đó các tư lệnh được trao quyền tự quyết lên kế hoạch một số hoạt động quân sự nhất định, tờ Washington Examiner đưa tin.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, nơi mà giao thương hàng hải hàng năm có trị giá khoảng 5 tỷ USD và được cho là có nguồn dầu khí dồi dào.

Nhiều quốc gia khác gồm Việt Nam, Phillippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây, sau cuộc gặp tưởng chừng như đầy hứa hẹn giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng Tư.

Hồi tháng Sáu, tại Diễn đàn An ninh ở Shangri-la, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đưa ra cảnh báo Mỹ sẽ không chấp nhận việc quân sự hóa của Trung Quốc với các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông.

Chi tiết vụ nhân viên ngoại giao Mỹ bị ‘tấn công âm thanh’ ở Cuba

0
BBC

Môt vụ ‘tấn công âm thanh’ vào nhân viên sứ quán Mỹ tại Cuba được cho là mới xảy ra hồi tháng trước, mặc dù tin ban đầu nói vụ này xảy ra cách đây vài tháng, giới chức Hoa Kỳ cho hay.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết số nhân viên ngoại giao có vấn đề về sức khỏe đã lên tới 19 người. Liên đoàn đại diện cho nhân viên ngoại giao Mỹ nói một số nạn nhân bị chấn thương não nhẹ và mất thính lực vĩnh viễn.

Chính phủ Cuba phủ nhận có liên quan đến các vụ tấn công này và nói họ đang tiến hành điều tra.

Từ cuối năm ngoái, nhân viên sứ quán Mỹ ở Cuba và ít nhất một người Canada bắt đầu thấy xuất hiện những triệu chứng khác thường.

Tuy vậy, phải đến tháng Tám năm nay, khi Mỹ trục xuất hai nhân viên ngoại giao Cuba khỏi Washington, vụ việc này mới được đưa tin. Giới chức nói Mỹ trục xuất các nhân viên này để phản đối việc Cuba không bảo vệ cho các nhà ngoại giao Mỹ làm việc tại Cuba.

Truyền thông Mỹ nói phía Cuba có thể đã sử dụng các thiết bị âm thanh phát ra sóng âm không nghe rõ nhưng có thể gây điếc.

Mỹ trục xuất hai nhà ngoại giao Cuba

Việt Nam ‘yêu cầu Mỹ xóa cấm vận chống Cuba’

“Chúng tôi không thể loại trừ khả năng có những trường hợp mới trong khi các chuyên gia y tế tiếp tục đánh giá sức khỏe của cộng đồng nhân viên sứ quán,” người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ nói hôm thứ Sáu 1/9.

Trong một bản thông cáo, Hiệp hội Ngoại giao Mỹ, tổ chức đại diện cho nhân viên ngoại giao và viện trợ quốc tế Mỹ, nói họ vừa gặp 10 nhân viên đã được điều trị bệnh.

“Chuẩn đoán bệnh [của các nhân viên] gồm chấn thương não nhẹ và mất thính lực vĩnh viễn, với những triệu chứng khác như mất thăng bằng, đau đầu dữ dội, khả năng nhận thức bị gián đoạn và sưng não,” tổ chức này nói.

Hiệp hội Ngoại giao Mỹ cũng kêu gọi chính phủ Mỹ làm hết sức để giúp những người bị ảnh hưởng và “đảm bảo rằng những vụ việc này chấm dứt và không được lặp lại”.

Raul Castro lên án chính sách của Trump

Cuba: khách sạn tình yêu mở cửa trở lại

Đây là lần đầu tiên tình trạng mất thính lực của các nhân viên này được mô tả là vĩnh viễn. Tin cho hay “chấn thương não nhẹ” có thể gồm chấn thương não hay đau đầu.

Bộ Ngoại giao Mỹ tới giờ vẫn chưa đổ lỗi cho ai về những vụ tấn công này.

Sứ quán Mỹ tại Havana được mở lại năm 2015 sau 50 Mỹ và Cuba có quan hệ thù địch.

“Quốc khánh VN tại Đức năm nay kém vui”

0
BBC
Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng trong Lễ kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam được tổ chức hôm 31/8/2017OTHER
Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng trong Lễ kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam được tổ chức hôm 31/8/2017

Lễ kỷ niệm quốc khánh Việt Nam do Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin tổ chức năm nay kém tưng bừng so với các năm trước có lẽ do “căng thẳng ngoại giao sau vụ Trịnh Xuân Thanh”, theo các nguồn tin từ cộng đồng người Việt Nam tại Đức.

Không có người Đức nào có mặt tại lễ kỷ niệm quốc khánh Việt Nam, được tổ chức hôm 31/8/2017.

Trong buổi lễ năm ngoái, khoảng 400 khách Đức và quốc tế có mặt.

Đức thải nhân viên, trả xe ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’

Mở rộng điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh tại Czech

“Cho đến ngày 1/9, các doanh nghiệp của người Việt cũng như các hội đoàn và đoàn ngoại giao, và doanh nghiệp của Đức chưa hề nhận được giấy mời tới dự Quốc khánh 2/9 của Việt Nam. Có lẽ việc này diễn ra sau khi có những căng thẳng ngoại giao sau vụ ‘bắt cóc’ ông Trịnh Xuân Thanh,” nhà báo Lê Trung Khoa của thoibao.de nói với BBC.

Cũng theo ông Khoa, ông Reiner Háeloff, Thủ hiến bang Saxony-Anhalt, một bang rất lớn của Đức và “có quan hệ hợp tác rất sâu rộng với Việt Nam” đã có lịch làm việc với ông Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ Việt Nam tại Đức hôm 18/8.

Tuy nhiên, sau đó ông thủ hiến đã hoãn cuộc gặp này và hiện chưa biết bao giờ mới có lịch mới, ông Khoa nói.

Quang cảnh Lễ kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam do Sứ quán VN tại Đức tổ chức hôm 31/8/2017.OTHER
Trong lễ kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam do Sứ quán VN tại Đức tổ chức hôm 31/8/2017, khách nước ngoài vắng bóng, không đông như những năm trước

Czech cảnh báo?

Các nguồn tin từ Đức cho hay thời gian qua, an ninh Đức đã liên tiếp hỏi chuyện nhiều người Việt ở Berlin về vụ Trịnh Xuân Thanh và cách thức hoạt động của những nhóm người Việt tại Đức, liên kết bên trong và bên ngoài của họ.

Báo chí Đức gần đây đưa tin về mối liên hệ giữa ông Hồ Ngọc Thắng, người từng làm việc cho Văn phòng Liên bang về Nhập cư và Tỵ nạn (viết tắt là BAMF) với vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đức điều tra thêm hai người Việt

Đức dọa trả đũa Việt Nam vì ‘bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh

Truyền thông Đức thậm chí còn đặt nghi vấn về ‘cuộc sống nhị trùng’ của ông, người mà báo DW coi là ‘ban ngày làm việc cho Đức, ban đêm phục vụ Đảng Cộng sản Việt Nam’.

Tuy nhiên, BAMF hôm 31/8 cho BBC Tiếng Việt biết rằng cho đến thời điểm này, việc điều tra cho thấy “chưa có mối liên hệ trực tiếp nào giữa nhân viên đó với vụ bắt cóc”.

Ông Hồ Ngọc Thắng chính thức bị cho nghỉ việc từ ngày 1/9/2017.

Hôm 1/8, Bộ Ngoại giao Đức triệu Đại sứ Việt Nam tại Berlin lên làm việc, và ngay sau đó một nhân viên của Tòa Đại sứ bị yêu cầu phải ra khỏi Đức trong vòng 48 tiếng.

Cũng liên quan tới vụ Trịnh Xuân Thanh, mới đây nhật báo Aktuálně.cz của Czech đưa tin Bộ Ngoại giao nước này đã mời đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Prague tới và thông báo rằng nếu như có nhân viên ngoại giao nào của Tòa Đại sứ có liên quan tới vụ bắt cóc, Czech sẽ trục xuất người đó.

Phía Đức tin là ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc bởi một số người sống hoặc từng sống tại Czech.

Nay, truyền thông Czech cho rằng trong số những người tham gia vụ việc có thể là công an Việt Nam.

Trang domaci.ihned.cz trong bài viết cập nhật lần cuối hôm 29/8 dẫn nguồn tuần báo Respekt và nhật báo Aktualne.cz nói rằng một trong những hướng điều tra tập trung vào khả năng những người này thuộc nhóm công an từng được Czech mời sang hồi hai năm trước để phối hợp phát hiện các hoạt động tội phạm có tổ chức của người Việt, chủ yếu ở Trung tâm Thương mại Sa Pa, thủ đô Prague.

Cảnh sát cũng xem xét khả năng là có một số điệp viên Việt Nam đã có mặt trong nhóm đó từ ban đầu mà phía Czech không biết.

Hãy áp dụng thông lệ quốc tế vào thể chế chính trị

0
TIẾNG DÂN

Trung Nguyễn

2-9-2017

Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) đã chỉ đạo đội quân “mang bản chất giai cấp công nhân” chào mừng dịp kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng Tám “cướp chính quyền” và Quốc khánh 2/9 của đảng Cộng sản Việt Nam bằng cách tập trận ngay trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong suốt tháng 8 và kéo dài tới tháng 9.

Báo chí trong nước cũng đã đưa tin về sự kiện này và Bộ ngoại giao Việt Nam vẫn phản đối như thường lệ. Còn quân đội cũng “mang bản chất giai cấp công nhân” dưới sự lãnh đạo “trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện” của đảng Cộng sản Việt Nam thì không phản ứng gì trước việc quân đội Trung Cộng dương oai, diễu võ ngay trong nhà mình.

Do đó, đây cũng là dịp rất tốt để kiểm lại những mặt vĩ mô của đất nước sau 72 năm.

Có bốn yếu tố quan trọng cấu thành một quốc gia, đó là lãnh thổ, nhân dân, pháp luật, chính quyền. Chúng ta thử lần lượt khảo sát từng mặt.

Lãnh thổ bị thu hẹp

Sự kiện tập trận của quân đội Trung Cộng đang diễn ra đã nhắc nhở cho toàn dân Việt biết lãnh thổ quốc gia đã bị “gặm nhắm” nặng nề. Quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa đã rơi vào tay Trung Cộng vào những năm 1974, 1988. Một số vùng ở biên giới phía Bắc cũng rơi vào tay Trung Cộng sau cuộc chiến biên giới năm 1979-1984.

Mới đây, hãng dầu Repsol cũng đã phải từ bỏ việc khai thác dầu khí trong vùng biển của Việt Nam do áp lực từ Trung Cộng.

Điều nực cười là các tướng lãnh quân đội đụng đến chuyện quân đội làm kinh tế thì lên tiếng bảo vệ quyết liệt. Thế nhưng khi lãnh hải bị xâm phạm, giặc giương oai diễu võ ngay trong nhà mình thì không thấy có vị tướng lãnh nào “tâm tư” hay “bức xúc” lên tiếng kêu gọi toàn dân cũng như quân đội chống giặc cả.

Rừng phòng hộ giữ đất ở nhiều tỉnh, thành bị phá để làm sân golf, trang trại. Đất bị biển ăn vào nghĩa là lãnh thổ quốc gia cũng bị thu hẹp.

Người Trung Quốc có mặt ở nhiều nơi, nhiều địa điểm “nhạy cảm” về an ninh, quốc phòng như rừng đầu nguồn, vịnh Cam Ranh, Tây Nguyên,… cũng không thấy các tướng lãnh cảnh giác.

Như thế, kể từ ngày “cướp chính quyền” 1945, lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam đã mất đi chứ chưa mở mang thêm được. Chưa kể là dân không thấy được tinh thần ái quốc mà chỉ thấy tiền, thấy lợi nhuận trong suy nghĩ của các tướng lãnh quân đội.

Dân quyền chưa hiện thực

Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã hạch tội thực dân Pháp như sau: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.”

Đã nói về “dân chủ” nghĩa là dân làm chủ, thế nhưng đến giờ phút này, những quyền làm chủ đất nước căn bản nhất của người dân vẫn chưa có.

Dân chưa bao giờ được trưng cầu ý dân về những chuyện hệ trọng của quốc gia. Dân chưa bao giờ được phúc quyết Hiến pháp. Dân cũng không có quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử để bầu ra lãnh đạo quốc gia vì các lãnh đạo đảng cộng sản đã tự cho mình quyền lãnh đạo quốc gia qua điều 4 Hiến pháp. Dân cũng không có quyền sở hữu đất đai, tài sản của mình, cho nên đất đai của dân có thể bị tước đoạt bất cứ lúc nào, điển hình như vụ Đồng Tâm đang gây chú ý trên cả nước.

Quyền làm chủ đã không có thì đương nhiên không thể có những quyền tự do căn bản khác như quyền tự do báo chí, dân không có quyền ra báo chí tư nhân. Luật về quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu tình thì liên tục bị Quốc hội của đảng cộng sản trì hoãn vô thời hạn.

Do đó, về các quyền tự do dân chủ thì rõ ràng là không có một tiến bộ nào từ ngày giới lãnh đạo đảng cộng sản cướp chính quyền đến nay. Dân quyền hoàn toàn chưa hiện thực.

Chính quyền chưa chính trực

Từ việc dân không có quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử đã nêu ở trên, từ việc một đảng tự cho mình độc quyền chính trị, đã khiến chính quyền hiện tại hoàn toàn không chính danh.

Chính vì đảng cộng sản cầm quyền không thông qua lá phiếu trung thực của người dân nên đến những ngày như 2/9, 30/4, họ phải vận động, thậm chí nói thẳng là ép buộc người dân phải đi treo quốc kỳ để “tự sướng” là họ vẫn đang được sự ủng hộ của người dân.

Việc không trung thực trong chuyện cực kỳ hệ trọng của quốc gia là bầu cử chọn lãnh đạo nên dẫn đến việc không trung thực, thiếu chính trực trong “cả hệ thống chính trị”. Chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận tình trạng cán bộ được bổ nhiệm trên cơ sở “hậu duệ, quan hệ, tiền tệ”, chứ không phải trên cơ sở “trí tuệ” hay lá phiếu của dân.

Gần đây, quan chức xây biệt phủ lộng lẫy xa hoa và tuyên bố rằng đó là nhờ họ “buôn chổi đót”, “bán rượu”, “chạy xe ôm thâu đêm”… cũng trở thành chuyện tiếu lâm cho người dân về tính chính trực của giới lãnh đạo quốc gia.

Tóm lại, đặc điểm quan trọng nhất của một Việt Nam “dân chủ” và “cộng hòa” là lãnh đạo quốc gia phải do dân bầu ra qua bầu cử tự do và công bằng, có định kỳ vẫn chưa có ở Việt Nam. Nghĩa là nhà nước hiện tại không chính danh, hay chính quyền không chính trực với dân.

Pháp luật chưa chuẩn mực

Để biết một quốc gia có công lý hay không, một chỉ dấu rất quan trọng là ngành tòa án có độc lập hay không. Ngành tòa án hay bất cứ ngành nào ở Việt Nam cũng đều nằm dưới sự lãnh đạo “trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện” của đảng thì không còn có công lý nữa mà chỉ có “đảng lý”.

Tại sao các vụ án tham nhũng lớn phải có sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí thư đảng cộng sản? Nếu không có chỉ đạo của Tổng Bí thư thì tòa án và công an sẽ không làm việc, không xét xử công bằng, khách quan?

Chỉ thị 15 của Bộ chính trị đảng cộng sản yêu cầu công an không được trinh sát đảng viên cộng sản. Pháp luật Việt Nam không có điều nào cho phép Bộ Chính trị của một đảng lại có quyền ra chỉ thị cho công an để làm một việc trái Hiến pháp, cụ thể là điều 16 Hiến pháp về quyền bình đẳng trước pháp luật của người dân, bất kể cộng sản hay không. Rõ ràng là giới lãnh đạo cộng sản đứng trên luật pháp.

Một ví dụ nữa là Tổng Bí thư của đảng cộng sản cầm quyền trên thực tế là nguyên thủ quốc gia, đại diện nhà nước ký kết các hiệp định với các quốc gia khác, nhưng Tổng Bí thư lại không hề do dân bầu ra. Trong Hiến pháp không hề có dòng nào quy định quyền và nghĩa vụ của Tổng Bí thư đảng cộng sản.

Các lãnh đạo đảng cộng sản hô hào người dân phải “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” nhưng trên thực tế, Hiến pháp hiện tại mâu thuẫn, dẫn đến pháp luật tùy tiện, bất công, không chuẩn mực, và chính bản thân giới lãnh đạo cũng không hề tuân thủ luật pháp.

Thông lệ quốc tế trong thể chế chính trị

Việc tăng thuế giá trị gia tăng từ 10 lên 12% đang vấp phải sự phản ứng quyết liệt của nhiều chuyên gia kinh tế và người dân. Bộ Tài chính lý giải rằng việc tăng thuế lần này, và vô số lần tăng thuế, phí khác trước đó, đều dựa trên “thông lệ quốc tế”.

Chế độ chính trị trong đó một đảng độc quyền nhà nước, đứng trên pháp luật, tước đoạt quyền làm chủ của người dân có phù hợp với “thông lệ quốc tế” hay không? Hay nói đến chính trị là nói đến “đặc thù Việt Nam”, “hòa nhập chứ không hòa tan”, “đổi mới chứ không đổi màu”?

Bao nhiêu xương máu của các anh hùng liệt sỹ đã đổ xuống để xây dựng một thể chế “dân chủ”, “cộng hòa” đúng nghĩa, xây dựng một nhà nước thật sự chính danh, đủ sức giữ gìn chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Đó mới là “thông lệ quốc tế” và cũng là chính nghĩa, đạo nghĩa trong chính trị.

Tiếp tục thể chế chính trị như hiện tại sẽ làm suy yếu quốc gia, chia rẽ dân tộc, khiến Trung Cộng nhòm ngó, khiến người Việt nhìn nhau như “thế lực thù địch”.

Xây dựng nền tảng quốc gia là pháp luật chuẩn mực

Do đó, người Việt trong đảng cộng sản cũng như ngoài đảng cộng sản cần đoàn kết lại để thực hiện bằng được “dân quyền hiện thực, pháp quyền chuẩn mực, chính quyền chính trực”, bắt đầu từ bản hiến pháp chuẩn mực do toàn dân phúc quyết.

Bản hiến pháp chuẩn mực và hệ thống pháp luật chuẩn mực chính là nền tảng quốc gia mà nước Việt chưa bao giờ có và đang rất cần vào thời điểm này. Bản hiến pháp chuẩn mực sẽ đảm bảo quyền làm chủ của người dân và giới hạn quyền lực của chính quyền, đảm bảo chính quyền phải chính danh.

Đó là giải pháp để đoàn kết dân tộc, để cả dân tộc cùng thắng, kể cả đảng cộng sản, vì đó cũng là những gì mà các thế hệ cộng sản yêu nước trước đây và hiện tại mong muốn từ năm 1945.

Pháp luật chuẩn mực cũng sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các đảng viên cộng sản vì họ cũng là một thành phần của dân tộc, cũng là dân, cũng là người chủ đất nước. Pháp luật chuẩn mực cũng đảm bảo không để xảy ra chuyện trả thù trái pháp luật hay nội chiến một lần nữa.

Giải quyết được ba mặt “dân quyền, pháp quyền, chính quyền” rồi, nghĩa là đoàn kết quốc gia trên nền tảng pháp luật chuẩn mực rồi, thì lúc đó mới có thể huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong việc bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, là yếu tố thứ tư trong việc cấu thành quốc gia, bên cạnh các yếu tố nhân dân, pháp luật và chính quyền. Đó là giải pháp khả thi nhất cho Việt Nam.

© Copyright Tiếng Dân

Dân Quảng Bình tố cáo, bao giờ “Kiểm điểm, xử lý nghiêm” đảng viên, cán bộ sai phạm?

0
TIẾNG DÂN

Nguyễn Tuấn Bình

2-9-2017

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải phóng mặt bằng (GPMB) quốc lộ 1A (dự án năm 1997 và năm 2013) để tiêu cực, biển thủ tiền nhà nước và tước đoạt nghiêm trọng của nhân dân hàng trăm tỷ đồng, xâm hại quyền và lợi ích kinh tế chính đáng, hợp pháp của công dân nên bị tố giác, được báo chí quan tâm phản ánh mạnh mẽ. Nhờ vậy, sau gần 2 năm, vụ việc mới kết luận dân tố cáo được báo chí lên tiếng là “có căn cứ”. Vậy mà kết luận “Kiểm điểm xử lý nghiêm” đã hơn một năm hiện vẫn còn trên giấy, khiến dư luận nhân dân bức xúc, hoài nghi…

Kết luận công nhận công dân tố cáo đúng

Sau 2 năm công dân tố cáo và chờ đợi, ngày 13/6/2016 UBND tỉnh Quảng Bình mới có Kết luận số 900/KL-UBND: “Nội dung tố cáo đối với ông Trần Đình Dinh- Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới và Hội đồng bồi thường GPMB Quốc lộ 1 TP Đồng Hới dự án năm 2013…” sai phạm. Văn bản này công nhận công dân tố cáo cán bộ chủ chốt TP Đồng Hới, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan có hành vi gây thiệt hại kinh tế hợp pháp của dân là có căn cứ. Vì thế, kết luận: “Yêu cầu UBND thành phố Đồng Hới: Tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm túc trách nhiệm đối với các thành viên Hội đồng GPMB Quốc lộ 1 TP Đồng Hới, Hội đồng thẩm định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành phố, Ban chỉ đạo GPMB Quốc lộ 1 xã Lộc Ninh, các cá nhân… sai phạm trong quá trình thẩm định xét duyệt hồ sơ đền bù, hỗ trợ về đất và tài sản trên đất khi chưa thực hiện, gây thiệt hại kinh tế của dân”. Cụ thể những đơn vị, tổ chức, cá nhân sai phạm đó là ai?

Trong các tài liệu, băng ghi hình, ảnh chụp thu thập được từ thời điểm của dự án năm 2013 đến 2015 thể hiện: ngoài ông Dinh, còn trực tiếp chỉ đạo có ông Nguyễn Chung Nguyên, Phó Chủ tịch; ông Nguyễn Đức Cường, Trưởng phòng TNMT; ông Trần Đình Dũng, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP Đồng Hới; ông Nguyễn Văn Cội, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh; ông Phan Bá Phú, Chủ tịch Mặt trận xã Lộc Ninh; ông Nguyễn Văn Bình, côn đồ thôn Phú Xá (xông vào đánh người, cướp máy ảnh phóng viên); ông Nguyễn Hải Tân, cán bộ địa chính xã tiêu cực trong lĩnh vực đất đai bị dư luận lên án nhiều lần, Ban quản lý dự án chuyên ngành Giao thông- Sở Giao thông vận tải; ông Trần Văn Luận, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh và hàng trăm người có mặt trong vụ cưỡng chế trái pháp luật nghiêm trọng nói trên đối với người dân ở dọc theo 2 bên tuyến đường QL1A qua xã Lộc Ninh, TP Đồng Hới, thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình là có căn cứ.

Đề cập vụ việc đảng viên, cán bộ sai phạm, ông Nguyễn Văn Cội, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh và các cá nhân ở đây cho rằng: “làm theo chỉ đạo của UBND thành phố”. Dân hỏi: Vì sao biết sai mà vẫn cứ khống chế, xâm phạm quyền con người, quyền công dân để hủy hoại tài sản, cướp đất dân? Có phải do tiêu cực cướp đoạt tài sản có trị giá hàng tỷ đồng của công dân theo kiểu xã hội đen để lợi ích nhóm, nên bất chấp luật pháp? Thế nhưng không ai trả lời?

Dự án nợ tồn đọng GPMB quốc lộ 1A năm 1997 thì sao? Hàng trăm hộ gia đình ở xã Lộc Ninh, phường Phú Hải- TP Đồng Hới, thị xã Ba Đồn và các huyện nói trên đến nay vẫn chưa nhận được tiền bồi thường đất, thậm chí hàng trăm hộ trong tỉnh này chưa được bồi thường tài sản nhà quán…

Trả lời vấn đề này, ngày 9/7/2008, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình có văn bản số 1509/UBND-KTTH Thông báo: “Đề nghị dân đợi phê duyệt của Chính phủ” để giải quyết. Sau đó, ngày 15/1/2010 Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ cho Quảng Bình trên 18tỷ đồng tại văn bản số 98/TTg-KTN “Giải quyết tồn tại” mà dân khiếu nại. Ngày 29/4/2010 UBND tỉnh Quảng Bình ký Quyết định số 916/QĐ-UBND chi trả hơn 14 tỷ, còn lại hơn 4 tỷ đồng đến nay để đâu mà chưa trả nợ bồi thường, hỗ trợ thiệt hại đất cho dân? Người dân tính sợ bộ cho rằng: theo số liệu tiền của nhà nước còn lại nói trên và thiệt hại của hàng trăm hộ dân Quảng Bình cả 2 dự án nói trên bị tước đoạt, biến thủ, bị xâm hại nghiêm trọng hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng là có căn cứ.

Bị dư luận lên tiếng mạnh mẽ, Thanh tra tỉnh Quảng Bình cho ông Phạm Xuân Vinh, Trưởng phòng (người bị tố cáo tiêu cực) ngồi phòng kín tham mưu văn bản cho ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó chánh thanh tra tỉnh tùy tiện ký trả lời trái pháp luật số 68/TTr ngày 9/3/2017: “hết thời hạn, thời hiệu đòi nợ”, khiến nhân dân phẫn nộ, dư luận dậy sóng.

 Đảng viên, cán bộ sai phạm lại được bao che, lên chức?

Trực tiếp trao đổi vấn đề này, ông Lê Văn Phúc- Bí thư Thành ủy Đồng Hới cho rằng: ông Dinh, Tỉnh ủy viên, hiện là Giám đốc Sở Nội vụ không thuộc quản lý của Thành ủy. Các Phó Chủ tịch UBND thành phố như đã đề cập trên cũng do tỉnh đề bạt. Còn các cán bộ cấp Phòng, Ban của Thành phố thì do Chủ tịch UBND thành phố quản lý. Chúng tôi hỏi tiếp: “Những ông là Thành ủy viên thì ai thẩm quyền xử lý”? Ông Phúc cho rằng: “Văn bản kết luận số 900 nói trên của UBND tỉnh ở mục “Nơi nhận” không có Thành ủy Đồng Hới? Dù vậy, Thành ủy vẫn chỉ đạo UBND thành phố Đồng Hới phải nghiêm túc thực hiện theo nội dung kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh. Dư luận đặt câu hỏi, vì sao đến nay chưa thông báo cho người tố cáo biết kết quả xử lý đảng viên, cán bộ sai phạm ở mức độ nào hay để “chìm xuồng”?

Trực tiếp gặp Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới, ông Hoàng Đình Thắng trao đổi: Ông Nguyễn Đức Cường, Trưởng phòng TNMT (bị tố cáo) nay Phó Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới. Các Phó Chủ tịch thành phố dù giúp việc Chủ tịch, nhưng đề bạt là cấp tỉnh. Vậy, Chủ tịch UBND thành phố chỉ được đề nghị. Số cán bộ Phòng, Ban không phải là Thành ủy viên có “dính chàm” thì Chủ tịch TP Đồng Hới xem xét, xử lý. Riêng những đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan như Ban QLDA chuyên ngành Giao thông; Thanh tra Giao thông (Sở Giao thông vận tải tỉnh), cán bộ Trung tâm kỹ thuật địa chính- Sở TNMT… thì ở đó quản lý.

Dư luận đặt câu hỏi: Vì sao đến nay đã hơn 1 năm, sai phạm nói trên vẫn chưa được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật? Ngược lại có vị được đề bạt chức vụ cao hơn, khiến dư luận hoài nghi và cho rằng: như thế là không nghiêm túc thực hiện kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh. Vậy, phải chăng văn bản đó chỉ là hình thức để đánh lừa quần chúng nhân dân, lừa dư luận?

Đáng quan tâm, kết luận nói trên công nhận công dân tố cáo đúng. Vậy, vi sao không thực hiện theo điểm b: “Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền”? Điểm c: “Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra” (khoản 2 Điều 10: “Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo”- Luật tố cáo 2011). Do có dấu hiệu bao che nên người vi phạm vẫn nhỡn nhơ ngoài vòng pháp luật. Còn những hộ dân bị xâm hại nghiêm trọng về quyền con người, quyền công dân, tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm bị chà đạp thì ai chịu trách nhiệm bồi thường? Đó là chưa nói đến thực hiện khoản 1 Điều 9: “Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo”. Đề cập việc xử lý chậm trễ? Trưởng phòng Nội vụ TP Đồng Hới cho biết: “đã họp kiểm điểm rồi nhưng người thẩm quyền chưa được phép cho công khai, minh bạch gửi cho người tố cáo và báo chí”? Dư luận cho rằng, thế là rất tùy tiện vi phạm quy định Luật tố cáo 2011 và Điều 39 Luật báo chí hiện hành.

Trao đổi về tầm quan trọng trong công tác đấu tranh, phòng chống tiêu cưc, có cán bộ ở cơ quan chức năng đành phải thốt lên: “Không có báo chí giám sát lên tiếng thì dân biết trông cậy vào ai. Theo tôi, tiếng nói tích cực của báo chí là tiếng nói phản biện của nhà nước, của nhân dân, cấp thẩm quyền tỉnh phải chỉ đạo quyết liệt, xử lý nghiêm túc, dân mới tin. Và ngược lại…”

Vậy, theo ông với tư cách là cán bộ phòng chống tham nhũng thì nên như thế nào, chúng tôi hỏi. Vị cán bộ chân tình: “Báo chí cần tiếp tục lên tiếng phản biện mạnh mẽ nhiều hơn nữa để cơ quan chức năng làm rõ sự thật, bảo vệ kinh tế nhà nước khỏi bị biến thủ, quyền và lợi ích hợp pháp của dân, do dân và vì dân phải được tôn trọng. Ai lạm dụng, chức vụ quyền hạn để tiêu cực, ngăn cản, bưng bít thông tin báo chí cần được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.

Nhân dân kiến nghị

Đến nay đã gần 2 năm trời, người đứng đầu cấp tỉnh không có động thái tích cực trả lời, giải quyết các khoản nợ nói trên nên nhân dân kiến nghị Ủy ban Kiểm tra TW, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước Việt Nam và các cơ quan chức năng phối kết hợp thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 6091/VPCP-V.I ngày 13/6/2017 gửi “Thanh tra Chính phủ để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật” về các nội dung trên, làm rõ tài sản không nhỏ của nhà nước bị biến thủ, gây thiệt hại cho đất nước, quyền và lợi ích kinh tế chính đáng, hợp pháp hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng của công dân bị tước đoạt nghiêm trọng, khiến nhân dân mất niềm tin là điều đáng tiếc.

Chúng tôi tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

“Yêu cầu thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 6091/VPCP-V.I ngày 13/6/2017 xử lý nghiêm theo quy định pháp luật”. Ảnh: tác giả gửi tới

* Xin liên lạc qua ĐT: 0973 577 383- 0948 466 417

Những con đường trên mặt đất

0
TIẾNG DÂN

Đào Tiến Thi

2-9-2017

Lời tác giả: Tôi viết bài này đúng ngày Quốc khánh 2-9-2017, khi rất nhiều ban ngành tưng bừng tổ chức kỷ niệm, khi rất đông thành phần trung lưu người Việt Nam đang mê mải đến các tụ điểm vui chơi, giải trí; và cũng trong không khí vui vẻ ấy của người Việt Nam, Trung Cộng tập trận, giương oai giễu võ ngoài Biển Đông, liền cả 7 ngày, tiến vào sâu cả vùng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Sự kiện này tôi đã đưa tin từ hôm qua, nhưng số người quan tâm… ít chưa từng thấy! Thôi thì viết những cái lặt vặt này vậy, tuy rằng lòng lúc nào cũng nhức nhối về sự kiện trên.

Ảnh: báo Pháp Luật Plus.

Việc tái bản bộ Lịch sử Việt Nam (Nhà xuất bản KHXH) có bổ sung, sửa chữa, được dư luận quan tâm, nhìn chung (trong đó có tôi) là chê nhiều khen ít. Vì nội dung bổ sung, sửa chữa thực ra là quá muộn và cũng chẳng được bao nhiêu(*). Tuy nhiên, nghĩ cho kĩ, tôi thấy để có được một sự nhích lên nào đó đối với người mình, cái dân tộc “Kể năm sinh đã bốn nghìn dư/ Bước tiến hóa lư đừ sau mọi kẻ” (Tản Đà), bao giờ cũng nhọc nhằn. Trên con đường mà nhân loại bình thường vẫn đi, đã đi, thì người Việt Nam vẫn phải dò đường, vẫn nhìn nhau, ngáng chân nhau, làm khổ nhau chán đi đã. Nhân mấy nội dung bổ sung, sửa chữa trong bộ sử trên, tôi nhớ lại mấy câu chuyện của tôi có liên quan.

CHUYỆN THỨ NHẤT

Cách đây hơn một tháng, tôi trở lại mảnh đất mà thời trẻ tôi từng “ngồi gõ đầu trẻ” trong mấy năm. Một gia đình phụ huynh cũ mời tôi và anh bạn đồng nghiệp cũ (cũng là sếp cũ của tôi) đến chơi, rất là thịnh tình. Hôm ấy lại có cả hai ông thầy nữa cũng là phụ huynh cũ của gia đình và đều là chỗ quen biết ngày xưa của chúng tôi. Còn vui gì hơn thế nữa?

Và bữa tiệc đến hồi vui nhất, cảm động nhất, như thường lệ, ấy là đoạn “ôn nghèo kể khổ”. Một ông thầy vốn là cựu đặc công say sưa kể về những ngày chiến đấu ở ngay trên chính vùng đất chúng tôi đang ngồi đây. Ai cũng cảm phục về tinh thần quả cảm, “nếm mật nằm gai” của bộ đội miền Bắc hồi ấy. Phải cái, ông thầy cựu lính đặc công cứ luôn miệng gọi đối phương là “ngụy”.

Tôi bảo: “Anh ơi, đất nước thống nhất hơn 40 năm rồi, xin anh đừng gọi họ là “ngụy”, hãy gọi họ là “lính Sài Gòn” hay là “địch” – tức là bên đang đánh nhau với các anh – cũng được.

Anh ấy sừng sộ: “Nếu bọn chúng không là ngụy thì chúng tôi đánh nhau với ai đây? Chúng tôi sai à?”.

Tôi bảo: “Sự nghiệp anh hùng của các anh đã được tôn vinh từ lâu, được ca tụng trong hàng vạn trang sách, không ai phủ nhận. Cái bây giờ đang rất cần là hòa giải dân tộc. Ông Võ Văn Kiệt đã nói rồi, ngày 30-4 có một triệu người vui thì cũng có một triệu người buồn. Hòa giải dân tộc để xây dựng đất nước và chống một kẻ xâm lược mới, nguy hiểm hơn nhiều”. Nhưng đời nào anh ấy – một cựu chiến binh lại trải gần 30 năm làm hiệu trưởng THPT nghe một người “tép riu” như tôi.

Anh bạn tôi hỗ trợ, nói rất chân tình với anh: “Dẫu có là “ngụy” vẫn là người Việt Nam, là đồng bào của nhau, còn hơn ngoại bang đến cướp phá đất nước. Anh biết không, lúc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, 19-1-1974, tôi đang học năm thứ nhất Đại học Văn khoa Huế. Được tin, các nhóm bạn chúng tôi sôi lên, gọi nhau xuống đường biểu tình ngay lập tức. Lúc ấy chúng tôi cũng là “ngụy” trong con mắt các anh, nhưng chúng tôi cũng có ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam…”.

Nhưng ý  kiến của anh bạn tôi cũng chẳng lay chuyển gì hơn. Tôi cầu cứu ông giáo còn lại. Anh này không những là hiệu trưởng nhiều năm mà về sau còn là quan chức, có lúc làm đến trưởng ban tuyên giáo huyện ủy, rồi phó chủ tịch huyện. Nhưng anh chỉ cười. Có lẽ anh cũng có quan điểm nào đó nhưng vị trí (dù là “cựu” thôi) của anh khó nói quá chăng? Bữa tiệc vì thế cả chủ lẫn khách đều muốn kết thúc sớm, chia tay sớm. Để khỏi mếch lòng nhau.

CHUYỆN THỨ HAI

Cách đây khoảng 3 tháng, tôi biên tập một cuốn sách trong đó tác giả dẫn một đoạn văn về Võ Nguyên Giáp, lấy trong một tài liệu nọ. Nội dung đoạn văn nhắc đến 4 công lao trong 4 thời kỳ của vị Đại tướng lừng danh: tham gia sáng lập nhà nước VNDCCH, chỉ huy quân đội kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chống Trung Quốc. Vị PGS tác giả của tôi cắt phéng cái thứ tư đi, vì sợ “nhạy cảm”.

Tôi bảo: “Không được. Đã dẫn tài liệu thì dẫn đủ, vả lại, chống Trung Quốc xâm lược là sai hay sao mà sợ?”. Giằng co mãi, rồi vị tác giả ấy cũng đồng ý. Giá lúc ấy, bộ Lịch sử VN nói trên phát hành rồi thì tôi khỏi phải tranh luận nhiều với tác giả.

CHUYỆN THỨ BA

Cách đây khoảng 10 năm, tôi có tham gia soạn phần gọi là “nội dung” cho một bộ lịch – tức là cái phần điểm những câu danh ngôn, thơ phú và các sự kiện đáng ghi nhớ vào tờ lịch mỗi ngày. Với chủ đề “văn hóa – giáo dục” mà cấp trên chỉ đạo, tôi cố gắng tra tìm các sự kiện văn hóa và giáo dục ghi dấu ấn dân tộc Việt Nam hội nhập quốc tế lần thứ nhất, tức giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Ví dụ, ngày Toàn quyền Đông Dương Paul Beau ra nghị định thành lập Viện Đại học Đông Dương; ngày Toàn quyền Đông Dương Paul Dourmer cho thành lập Sở Khí tượng Đông Dương (tức Đài Thiên văn Phủ Liễn), v.v…

Có những ý kiến phản đối, cho rằng như thế là ca ngợi công “khai hóa” của thực dân Pháp. Tôi đã phải vất vả thuyết phục họ, rằng chủ nghĩa thực dân (trong đó có chiêu bài “khai hóa”) là một chuyện, còn những gì thực tế người Pháp đã làm (do sức ép khách quan hoặc do thiện chí của một số cá nhân), góp phần đem lại sự phát triển cho xứ mình, lại là chuyện khác, cần ghi nhận. Thử xem, hầu hết những gì của một xã hội hiện đại mà chúng ta có hôm nay – đường giao thông, bưu điện, trạm khí tượng, viện nghiên cứu, trường đại học, tòa báo, bệnh viện, khu nghỉ mát,… – chẳng đều do người Pháp đặt cơ sở từ trước 1945 hay sao? Vả lại, phải thấy cùng thời điểm đó, tại sao các dân tộc thuộc địa của Pháp ở châu Phi không được “khai hóa” như thế?

Ví dụ, Viện Paster Sài Gòn thành lập năm 1891, là viện Paster ở hải ngoại đầu tiên của nước Pháp, chỉ sau Viện Paster Paris có 3 năm, coi như là đồng thời. Người Viện trưởng đầu tiên của viện này là một trong những người học trò – cộng sự giỏi nhất của nhà bác học vĩ đại Louis Paster: Albert Calmette. Bốn năm sau (1895), bác sỹ Alexandre Yersin, cũng là một trong những học trò – cộng sự giỏi nhất của Louis Paster, thành lập viện Paster Nha Trang. Sau đó ít lâu Viện Paster Hà Nội cũng được thành lập…

Rõ ràng người Việt Nam mình lúc ấy phải “như thế nào” (theo cách nói của một vị lãnh đạo) thì người Pháp mới đầu tư những thứ cao cấp và tốn kém đó? Ở đây, ta có thể tự hào về cái tư chất thông minh cùng cái gốc văn hiến đã có hàng nghìn năm của dân tộc mình, sao lại phải né tránh?

Bản đồ VN. Nguồn: internet

CHUYỆN THỨ TƯ

Trong khi biên tập, tôi cố gắng phân biệt người Pháp với thực dân Pháp, người Mỹ với đế quốc Mỹ. Chẳng hạn, việc xây một chiếc cầu, lập một bệnh viện, thì nên viết là “người Pháp”, chứ đừng viết “thực dân Pháp”. Bởi người thực thi các công việc ấy là những kỹ sư, những bác sỹ, họ không phải là những tên thực dân. Trong số ấy có nhiều người tốt, muốn đem đến những điều tốt đẹp có thể được cho dân bản xứ (như bác sỹ Yersin đã dành sự nghiệp cả đời mình cho đất nước Việt Nam ta). Chí ít thì họ cũng là những người lao động có kỹ thuật và có trách nhiệm cao, cho nên những gì họ làm ra hầu như đều có chất lượng tốt hơn chúng ta làm ngày nay. Tuy nhiên, ý kiến của tôi không phải bao giờ cũng được chấp nhận. Vì những “nghi án” kiểu này không có bậc bề trên nào giải toả, chỉ có cuộc sống dần dần sẽ chấp nhận, sau những bước đi khó khăn ban đầu.

Kể mấy câu chuyện trên trong quan hệ với bộ sách lịch sử vừa tái bản có bổ sung, sửa chữa, tôi chỉ muốn nói rằng: Có những sự thay đổi thật là khó khăn. Dù nhiều khi không đáng phải khó khăn như vậy. Ấy thế mà nó vẫn cứ khó khăn. Âu cũng là “Cái nước mình nó thế” (GS. Hoàng Ngọc Hiến).

Vận mạng dân tộc càng ngày càng thấy thực là ngàn cân treo sợi tóc. Ngàn cân treo sợi tóc, ấy thế mà cả dân, cả quan, cả vua, vẫn dửng dưng, vẫn “vui vẻ trẻ trung” làm sao!

Nhưng tôi hy vọng: Vì nhu cầu tồn tại, cuối cùng thì người ta vẫn phải thay đổi, vẫn phải hành động theo chiều hướng tiến bộ. Như đã thay đổi mấy điều kể trên. Hy vọng của tôi liệu có quá viển vông? Sực nhớ đến mấy dòng kết trong truyện Cố hương của Lỗ Tấn, xin dẫn lại: “Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất: kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

_____

(*) Như thay đổi cách gọi chính quyền miền Nam cũ, nay gọi là Việt Nam Cộng hòa, đúng như tên của nó, thay vì trước kia gọi là “ngụy”, như sự kiện chiến tranh chống Trung Cộng xâm lược tháng 2-1979 được viết chi tiết hơn trước – hơn 7 trang – thay vì trước đây chỉ có 9 dòng!

Lê Trọng Nghĩa, người đối thoại với Trần Trọng Kim

0
TIẾNG DÂN

Nguyễn Đình Cống

2-9-2017

Tháng 8/ 1945, chàng thanh niên Nghĩa là đại diện của Việt minh, sau này là thư ký riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bị Cộng sản bắt bỏ tù vì tội chống Đảng, chết trong nỗi ân hận vì chưa được minh oan.

Ngày 9 tháng 3 /1945 Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 vua Bảo Đại đọc Tuyên ngôn Việt Nam độc lập, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp trước đây. Tháng 4/ 1945 giải tán Triều đình phong kiến, thành lập Chính phủ với Thủ tướng Trần Trọng Kim và các Bộ trưởng, tạo lập thể chế Quân chủ lập hiến. Nhật muốn thành lập chính phủ thân với họ để chống lại Mỹ, nhưng Chính phủ ông Kim gồm những người trong tầng lớp trí thức tinh hoa, họ thật sự yêu nước, không chịu lệ thuộc vào Nhật, đã làm được nhiều điều tốt đẹp cho dân tộc.

Bảo Đại và Trần Trọng Kim biết Việt Minh là một thế lực mạnh, rất muốn hợp tác và chuyển giao quyền lực trong hòa bình để tránh phải chém giết nhau. Từ tháng 5 đến tháng 8/ 1945 Chính phủ Trần Trọng Kim đã 5 lần cử người từ Huế ra Hà Nội tìm gặp đại diện của Việt Minh để thương lượng, mời Việt Minh tham gia Chính quyền từ trung ương đến địa phương, nhưng cả 5 lần đại diện của Việt Minh đều kiên quyết không hợp tác.

Trong hồi ký “Một cơn gió bụi” ông Kim viết : “Đảng Việt Minh lúc ấy rất hoạt động, đánh huyện này, phá phủ kia, lính Bảo An ở các nơi, phần nhiều bị Việt Minh tuyên truyền, tuy chưa theo hẳn, nhưng không chống cự nữa. Nhân dân bấy giờ rất hoang mang, một đường có chính phủ quốc gia, nhưng vì thời gian eo hẹp, chưa kịp sắp đặt gì cả, công việc thấy có nhiều sự khốn khó mà thường nghe sự tuyên truyền của Việt Minh nói họ đã có các nước đồng minh giúp đỡ cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. Dân ta từ khi bị người Pháp sang cai trị, cứ khao khát độc lập, nay nghe Việt Minh nói như thế, ai nghe nói đảng Việt Minh lên cầm quyền, dân không phải đóng thuế nữa, được hoàn toàn tự do và có nhiều hạnh phúc, thành ra ai cũng tin theo. Ngay những đạo thanh niên tiền tuyến do Bộ Thanh Niên lập ra, cũng có ý ngả về Việt Minh.”

Lần cuối cùng đích thân Trần Trọng Kim gặp ông Lê Trọng Nghĩa, lúc đó là một cán bộ chủ chốt của VM ở Hà Nội. Sau đây là tóm lược cuộc trao đổi giữa 2 người, theo tường thuật của Trần Trọng Kim trong Hồi ký, được nhà sử học Phạm Cao Dương, viết, đăng trên Báo Tiếng Dân ngày 31/8/2017.

Trấn Trọng Kim nói: Chúng tôi ra làm việc chỉ vì nước mà thôi, chứ không có ý cầu danh lợi gì cả, tôi chắc đảng của các ông cũng vì nước mà hành động. Nếu vậy chúng ta tuy đi con đường khác nhau, nhưng cũng cùng một mục đích như nhau, các ông thử xem chúng ta có thể hợp tác với nhau, kẻ ở trong người ở ngoài để cứu nước được không?

Lê Trọng Nghĩa nói: – Sự hành động của chúng tôi đã có chủ nghĩa riêng và có chương trình nhất định để đem nước đến chỗ hoàn toàn độc lập. Chúng tôi có thể làm lấy được.

Trần Trọng Kim: Sự mưu cầu cho nước được độc lập cũng là mục đích của chúng tôi nhưng vì đi đường thẳng có nhiều sự khó khăn, nên chúng tôi phải uyển khúc mà đi từ từ có lẽ chắc chắn hơn.

– Lê Trọng Nghĩa: Chúng tôi chỉ có một con đường thẳng để đi đến hoàn toàn độc lập chứ không có hai.

– Trần Trọng Kim: Theo ý của các ông như thế, tôi sợ rất hại cho dân, mà chưa chắc đã thành công được.

– Lê Trọng Nghĩa: Chúng tôi chắc thế nào cũng thành công. Nếu có hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù trong nước mười phần chết chín, chúng tôi sẽ lập một xã hội mới với một thành phần còn lại còn hơn với chín phần kia.

Nói đến đây rồi Lê Trọng Nghĩa đọc một bài hình như đã học thuộc lòng để kể những công việc của đảng Việt Minh. Trần Trọng Kim thấy thái độ người ấy như thế, biết không thể lấy nghĩa lý nói chuyện được.

Trần Trọng Kim nói: Nếu các ông chắc lấy được quyền độc lập cho nước nhà, các ông vào chính phủ làm việc, cần gì phải đánh phá cho khổ dân?

– Lê Trọng Nghĩa: Chúng tôi sẽ “cướp quyền” để tỏ cho các nước đồng minh biết chúng tôi mạnh, chứ không chịu cho ai nhường.

– Trần Trọng Kim: Các ông chắc là các nước đồng minh tin ở sức mạnh của các ông không?

– Lê Trọng Nghĩa: Chắc lắm. Chắc trăm phần trăm.

– Trần Trọng Kim: “Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử”.

Như vậy “Dành Độc lập” là khẩu hiệu nêu ra để tập hợp toàn dân đi theo, chỉ là mục tiêu trước mắt, còn mục tiêu lâu dài, mục đích cuối cùng là làm cách mạng vô sản và lập nền chuyên chính vô sản. Việt Minh đã chủ trương “cướp” chính quyền Trần Trọng Kim để dành độc quyền cai trị theo lề lối Cộng sản độc tài. Lê Trọng Nghĩa quá tin vào sự giúp đỡ của Đồng minh mà chủ yếu là của Mỹ. Anh ta không biết rằng Mỹ chỉ giúp Việt Minh chống Nhật và dành Độc lập. Khi Việt nam đã độc lập từ tháng 4/1945 và Nhật đã đầu hàng vào tháng 8/ 1945 thì Mỹ không thể nào tiếp tục giúp một tổ chức cộng sản. Hồ Chí Minh biết quan điểm của Mỹ nên đã tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản, nhưng lại rút vào bí mật. Mỹ phát hiện được mưu lược này nên đã không tiếp tục ủng hộ Việt Minh. Từ tháng 9 /1945 trở đi cho đến 1950 không có một nước đồng minh nào ủng hộ Việt Minh. Điều mà Lê Trọng Nghĩa và các lãnh đạo Việt Minh tin chắc trăm phần trăm trở thành vô nghĩa.

Lê Trọng Nghĩa, sau tháng 8/1945 đã giữ những cương vị quan trọng trong chính quyền và quân đội, được phong hàm Đại tá, chánh văn phòng Quân ủy trung ương, Cục trưởng cục quân báo, thư ký riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thế rồi năm 1968 Nghĩa bị Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn bắt bỏ tù, không xét xử, bị tình nghi tham gia nhóm chống Đảng. Nhóm này có đến hàng trăm người, trong đó có những người nổi tiếng như Ung Văn Khiêm (Bộ trưởng Bộ ngoại giao), Hoàng Minh Chính (Viện trưởng Viện Triết học), Vũ Đình Huỳnh (Vụ trưởng của Bộ Ngoại giao, nguyên thư ký riêng của Hồ Chí Minh), Đặng Kim Giang (Thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ Nông trường), Lê Hồng Hà (chánh văn phòng Bộ Công An), Nguyễn Kiến Giang (Phó giám đốc NXB Sự Thật), Vũ Thư Hiên (nhà văn) và nhiều người khác. Nhóm chống Đảng bị cho là theo đường lối xét lại của Khơ rút sốp (Tổng bí thư ĐCS Liên xô), chống lại đường lối của Mao Trạch Đông. Võ Nguyên Giáp cũng bị cho là có dính dáng đến nhóm này.

Những người bị bắt (thuộc nhóm chống Đảng) bị tra khảo với 3 câu hỏi chủ yếu:

1-Có nhận làm gián điệp cho Liên xô không.

2- Cấp trên của nhóm gồm những ai (gợi ý có phải Võ Nguyên Giáp không).

3- Đã từng liên lạc với những ai.

Những người bị bắt đều trả lời “KHÔNG” cho cả 3 câu. Không một ai, dù bị cực hình tra tấn vẫn không nhận lời buộc tội vu khống, họ thà bị giam cho đến chết chứ không nhận tội mà họ không phạm phải. Họ giữ được dũng khí. Không có chứng cứ buộc tội, cuối cùng Đảng phải thả họ ra.

Lê trọng Nghĩa được tha năm 1976. Cuối đời ông tỉnh ngộ ra, viết đơn trình bày cho Bộ Chính trị, nhưng đơn của ông không được trả lời, ông chết năm 2015, mang theo bao nỗi niềm chua xót.