Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 4/9 tổ chức phiên họp khẩn, một ngày sau khi Bắc Hàn tuyên bố thực hiện thành công vụ thử hạt nhân lớn.
Phát biểu tại cuộc họp, theo Reuters, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, ông Lưu Kết Nhất, thúc giục Bắc Hàn “chấm dứt các hành động sai trái”.
Ông đồng thời kêu gọi tất cả các bên “nghiêm túc cân nhắc” đề xuất của Bắc Kinh về việc cùng ngưng chương trình tên lửa, hạt nhân của Bình Nhưỡng và các cuộc tập trận của Mỹ và Hàn Quốc.
Trong khi đó, đại diện của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley, thông báo rằng Hoa Kỳ sẽ công bố một nghị quyết mới về Bắc Hàn trong tuần này và muốn đưa ra bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an vào tuần tới.
Đại sứ Haley cũng thúc giục Liên Hiệp Quốc áp đặt các biện pháp mạnh nhất có thể nhằm chặn đứng Bắc Hàn tiến hành các bước đi tiếp theo trong chương trình hạt nhân của nước này.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley hôm 4/9 nói rằng Bắc Hàn “đã tát vào mặt tất cả mọi người”.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley hôm 4/9 nói rằng Bắc Hàn “đã tát vào mặt tất cả mọi người”.
Bà nói thêm rằng Washington tuần này sẽ thương thảo về nghị quyết mới, và cho rằng Bắc Hàn “đã tát vào mặt tất cả mọi người” bằng vụ thử hạt nhân.
Bắc Hàn hôm 3/9 tuyên bố đã phóng thử thành công bom nhiệt hạch có thể được gắn trên tên lửa tầm xa, khiến Hoa Kỳ lên tiếng cảnh báo phản ứng quân sự “rầm rộ” từ Mỹ nếu nước này hay các đồng minh của mình bị đe dọa, theo Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis.
Còn đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, ông Vassily Nebenzia, kêu gọi Hội đồng Bảo an “ngay lập tức trở lại đối thoại và đàm phán”, đồng thời cảnh báo rằng “các giải pháp quân sự không thể giải quyết được vấn đề”.
Lần đầu tiên sau vụ thử nghiệm này, Tổng thống Hoa Kỳ và Hàn Quốc hôm 4/9 đã điện đàm để bàn về tình hình trên bán đảo Triều Tiên, theo AP.
Một ngày trước đó, ông Trump viết trên Twitter: “Hàn Quốc đang thấy, như tôi từng nói với họ, rằng đối thoại mang tính xoa dịu với Bắc Hàn sẽ không hiệu quả. Họ [Bắc Hàn] chỉ hiểu đúng một điều!” ông Trump viết tiếp, nhưng không nói rõ điều đó là gì”.
Tổng thống Nga và Hàn Quốc hôm 4/9 cũng đã điện đàm, và cùng mạnh mẽ lên án vụ thử hạt nhân mới của Bình Nhưỡng.
Đại diện của 11 nước còn lại trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, hôm thứ Hai 28/8 đã khởi sự vòng đàm phán 3 ngày tại Sydney, Australia, nhằm tiến tới thực hiện hiệp ước thương mại tự do khu vực này sau khi Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hồi đầu năm nay.
Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản loan tin rằng các nhà thương thuyết sẽ bàn thảo liệu có chỉnh sửa nội dung nguyên thủy của TPP sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ ra khỏi hiệp ước thương mại tự do khu vực này khi ông lên nhậm chức hồi tháng 1 năm nay hay không.
Tổng thống Trump nói rằng thỏa thuận đa quốc gia này cướp mất đi nhiều công việc làm ở Hoa Kỳ và ông muốn đàm phán thương mại song phương hơn.
Không có Mỹ tham gia, số phận của TPP trở nên bấp bênh, nhưng các nước Nhật Bản, Australia và New Zealand tìm cách tiếp tục xúc tiến hiệp định thương mại này.
Trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản, ông Kazuyoshi Umemoto, tháng trước đã họp với đại diện của các nước trong thỏa thuận tại một khu nghỉ mát ở tây nam thủ đô Tokyo và đã đồng ý cùng làm việc với nhau để để xúc tiến TPP theo một khung sườn mới.
Bộ trưởng Thương mại Australia Steven Ciobo nói trong một thông báo hôm Chủ nhật 27/8 rằng “nguyện vọng chung” của các đối tác là “đạt được một thỏa thuận tích cực.”
Bộ trưởng Ciobo nói: “Lãnh đạo của các nước TPP sẽ thảo luận về tiến độ thực thiện TPP” tại hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11sắp tới.
Riêng về Australia, Bộ trưởng Ciobo nói nước ông sẽ có thể lập 10 hiệp ước thương mại tự do với các nước Canada, Mexico và Peru để thăng tiến thương mại và đầu tư trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công việc làm.
TPP được ký vào tháng 2 năm 2016 giữa 12 nước ven bờ Thái Bình Dương, bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam và Mỹ — kinh tế của 12 nước TPP nguyên gốc này chiếm khoảng 40% kinh tế toàn cầu.
Các nước còn lại này vẫn chia rẽ về các vấn đề, chẳng hạn như các điều kiện nguyên thủy của TPP sẽ bị sửa đổi như thế nào.
Ngày 1/9, tờ nhật báo tiếng Anh The Cambodia Daily đăng bài “Forever Foreign” về thân phận bị hắt hủi của người Việt Nam ở Cambodia. Và đó là một trong những bài báo cuối cùng của họ.
Chỉ ba ngày sau, họ bị buộc phải đóng cửa dưới sức ép của chính quyền Thủ tướng Hun Sen. Đây là cái kết của một chiến dịch mà chính quyền đã tiến hành cả tháng qua.
Trong suốt 24 năm tồn tại của mình, The Cambodia Daily đã luôn là một tờ báo độc lập hiếm hoi ở một đất nước mà vị Thủ tướng Hun Sen đã tại vị đến hơn 30 năm nay. Nền dân chủ còn đầy khiếm khuyết của Cambodia ít khi cho ai cơ hội thách thức quyền lực của ông, nhưng The Daily lại làm chính cái việc đó mỗi ngày.
Một tháng trước đây, sở thuế Cambodia cáo buộc tờ The Cambodia Daily biển thủ hơn sáu triệu đô-la tiền thuế giá trị gia tăng (VAT) trong nhiều năm qua. Họ ra tối hậu thư cho tờ báo phải trả khoản thuế này trong vòng một tháng. Thủ tướng Hun Sen ngay sau đó đã gọi The Cambodia Daily là “kẻ trộm” và yêu cầu họ “cuốn gói ra đi” nếu không trả đủ thuế đúng hạn.
Điều đáng chú ý là chính quyền Hun Sen không tiến hành bất kỳ một cuộc kiểm toán nào theo luật định trước khi đưa ra kết luận này, cũng như không cho tờ báo này một cơ hội nào để kháng cáo.
Các hợp đồng quảng cáo lập tức bị huỷ bỏ. Độc giả cũng ngừng đặt báo dài hạn.
Trong thông báo đóng cửa đăng ngày 3/9, The Cambodia Daily cáo buộc chính quyền đã bức tử họ, và rằng họ có thể đối soát từng đồng tiền thuế VAT họ đã thu từ khách hàng và nộp cho ngân sách để chứng minh họ đã nộp đầy đủ thuế theo luật định.
“Một ai đó đã viết một bài về The Daily mấy hôm trước và nói rằng The Daily đang chết, và tôi nghĩ điều đó cũng đúng với nền dân chủ và báo chí tự do [ở Cambodia]”, bà Jodie DeJonge, Tổng biên tập của The Daily cho đài VOA Khmer biết.
“Sứ mệnh của The Daily đã luôn luôn là đưa tin cho người Cambodia và đào tạo nhà báo cho Cambodia. Chúng tôi đã luôn cố gắng viết về Cambodia cho người Cambodia lẫn viết về Cambodia cho thế giới biết. Nhà báo ở Cambodia đã luôn luôn trông cậy vào The Daily để biết chính xác chuyện gì đang xảy ra trên đất nước này. Chúng tôi đóng cửa đồng nghĩa với việc mất đi thông tin, các phóng sự điều tra và các bản tin phân tích mà The Daily đã luôn cung cấp”, bà cho biết.
Bà Jodie DeJonge (giữa), Tổng biên tập của The Cambodia Daily, làm việc với các phóng viên ngày thứ Năm tuần trước. Ảnh: Omar Havana/The New York Times.
The Cambodia Daily được nhà báo người Mỹ Bernad Krisher sáng lập năm 1993, sau khi Vương quốc Cambodia được tái lập sau thảm hoạ diệt chủng Khmer Đỏ và 10 năm chiếm đóng của quân đội Việt Nam (1979-1989). The Daily cũng đồng thời là một trong số hai tờ nhật báo tiếng Anh duy nhất của Cambodia, bên cạnh tờ The Phnompenh Post.
Ông Krisher có mối quan hệ thân tình với nhà vua Norodom Sihanouk (1922 – 2012) từ những năm 1990, và The Daily hoạt động dưới sự bảo trợ của nhà vua.
“Đây là C.I.A. của tôi”, nhà vua nhận xét về tờ The Daily trong một cuộc phỏng vấn năm 2008. “Đây là cách duy nhất để tôi biết chuyện gì đang xảy ra vì chẳng ai nói cho tôi biết gì cả”.
Trong 24 năm qua, tờ báo này đã là vườn ươm cho một thế hệ nhà báo trẻ của Cambodia, nơi báo chí độc lập hãy còn là một điều gì đó rất mới mẻ.
Slogan của The Cambodia Daily là “Đưa tin không sợ hãi và thiên vị” (All the News Without Fear or Favor).
“Đó là một trải nghiệm đã thay đổi cách nhìn và cách sống của tôi trên thế giới này”, ông Robin McDowell, một trong những phóng viên đầu tiên của The Cambodia Daily cho biết. “Nó đã là bệ phóng cho sự nghiệp của tôi và cả nhiều phóng viên nước ngoài nữa trong nhiều năm qua. Trên hết, nó đã là nơi đào tạo ra một thế hệ nhà báo bản xứ”.
Trong ngày làm việc cuối cùng của mình, The Cambodia Daily có tất cả 34 phóng viên, biên tập viên, một nửa trong số đó là người Cambodia, số còn lại là người nước ngoài. Các cựu phóng viên của tờ báo này giờ đây cũng đang làm việc cho nhiều tờ báo và hãng thông tấn lớn như The New York Times, AP, National Public Radio. Rất nhiều phóng viên hàng đầu của Cambodia hiện nay đã khởi đầu sự nghiệp ở tờ The Daily này.
Hannah Hawkins (trái), một biên tập viên, và Ben Sokhean, một phóng viên, đang chuẩn bị cho số báo cuối cùng của The Cambodia Daily vào thứ Năm tuần trước ở Phnom Penh. Ảnh: Omar Havana/The New York Times.
“Tôi thấy rất tệ, vì sau khi The Daily đóng cửa, chúng tôi sẽ không còn tin tức độc lập để đọc nữa”, ông Aun Pheap, một phóng viên kì cựu vừa giành một giải thưởng báo chí năm nay cho biết.
“Sau khi họ đóng cửa hết những tờ báo hay đài phát thanh độc lập, sẽ không còn ai đủ khả năng đưa tin trung thực về cuộc bầu cử sắp tới nữa”.
Nỗi lo ngại này của Aun Pheap là có căn cứ, vì tất cả những diễn biến đàn áp báo chí mới nhất của chính quyền Hun Sen diễn ra sau khi đảng của ông hứng chịu thiệt hại lớn trong cuộc bầu cử địa phương hồi tháng 6 vừa qua. Ông hiển nhiên không muốn điều đó lặp lại trong cuộc tổng tuyển cử toàn quốc vào tháng 7 năm tới.
Để chấn chỉnh lại tình hình, chính quyền Hun Sen đã ra lệnh cho 15 đài phát thanh trên toàn quốc phải đóng cửa hoặc dừng phát thanh các chương trình của đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America) và đài Á châu Tự do (Radio Free Asia), vốn là những đài của Mỹ cung cấp thông tin độc lập.
Không những thế, cuối tháng 8 vừa qua, chính quyền còn yêu cầu các nhân viên nước ngoài của tổ chức phi lợi nhuận Viện Dân chủ Quốc gia (National Democratic Institute) phải rời khỏi Cambodia trong vòng bảy ngày. Đây là một tổ chức cổ xuý dân chủ có quan hệ với đảng Dân chủ Mỹ.
Và đỉnh điểm của chiến dịch trấn áp phe đối lập là việc bắt giam lãnh đạo Kem Sokha của đảng Cứu quốc Cambodia chỉ một ngày trước khi The Daily đóng cửa.
“Họ đang cố bịt miệng tất cả những tiếng nói độc lập”, bà Jodie DeJonge, Tổng biên tập của The Daily cho biết.
“Các phóng viên của tôi đã mạo hiểm làm công việc này mỗi ngày. Tôi không chắc liệu họ có xin được việc nữa hay không, hay họ có được an toàn hay không”, bà lo ngại.
Leng Len, một phóng viên 25 tuổi mới làm việc cho The Daily được hai tháng, cho biết: “Tôi yêu tờ báo này vô cùng. Tôi chia sẻ niềm tin chung với các đồng nghiệp bản xứ lẫn nước ngoài của mình. Chúng tôi rất thèm khát thông tin”.
“The Daily cho tôi cơ hội để không còn sợ hãi nữa”, cô chia sẻ.
Gretchen Peters, trưởng ban biên tập của The Daily giữa những năm 1990 cho biết: “Tôi đau đớn vì tờ báo đóng cửa, nhưng tôi không cho là Hun Sen thắng. Tôi ngờ rằng The Daily sẽ trở lại theo một cách nào đó và còn gây nhiều rắc rối cho Hun Sen hơn là phiên bản hiện tại”.
Ở Việt Nam, tháng 7 là tháng của ma quỷ, đặc biệt là ngày rằm tháng bảy là ngày “ xá tội vong nhân” – ngày Diêm Vương mở của Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế, đó cũng chính là ngày “âm khí xung thiên”. Nhưng rằm tháng 7 âm lịch còn là Lễ Vu Lan – ngày báo hiếu cha me, tổ tiên.
Ở Nhật Bản vào tháng 7 âm lịch cũng có lễ hội Obon nhưng có lại màu sắc khác biệt riêng. Cùng du học Nhật Bản Intrase tìm hiểu nhé !!!
Obon là một sự kiện Phật giáo hàng năm để tưởng nhớ tổ tiên. Ở Nhật nó đã trở thành một ngày lễ đoàn tụ gia đình trong đó mọi người trở về nơi gia đình tổ tiên, thăm và làm sạch mồ mả tổ tiên của họ, và người ta tin rằng linh hồn của tổ tiên từ thế giới khác sẽ về thăm bàn thờ của gia đình họ. Do vậy, tất cả mọi thành viên sẽ trở về nhà trong dịp lễ này. Không những thế, Obon còn là một trong ba mùa du lịch lớn nhất ở Nhật Bản (hai ngày kia là năm mới và tuần lễ vàng).
Obon bắt nguồn từ những câu chuyện của Maha Mục Kiền Liên (ở Nhật gọi là Mokuren), một đệ tử của Đức Phật, người sử dụng quyền hạn của mình để nhìn vào mẹ quá cố của ông. Ông phát hiện ra cô đã rơi vào cõi ngạ quỷ và đã đau khổ. Rất nhiều băn khoăn, ông đã đi đến Đức Phật và hỏi làm thế nào ông có thể giải phóng người mẹ của mình từ lĩnh vực này. Đức Phật dạy ông để cúng dường cho các nhà sư Phật giáo người vừa hoàn thành khóa tu mùa hè của họ, vào ngày rằm tháng bảy. Các môn đệ đã làm điều này, và do đó, đã thấy phát hành của mẹ mình. Ông cũng bắt đầu thấy được bản chất thực sự của lòng vị tha quá khứ của mình và hy sinh rất nhiều em đã làm cho anh ta. Các đệ tử, hạnh phúc vì phát hành của mẹ mình và biết ơn lòng tốt của mẹ mình, nhảy với niềm vui. Từ điệu nhảy này của niềm vui đến Bon Odori (Bon Dance), khoảng thời gian mà tổ tiên và hy sinh của họ được ghi nhớ và đánh giá cao.
Obon đã được tổ chức tại Nhật Bản trong hơn 500 năm. Nó được truyền thống tổ chức từ ngày 13 đến ngày 7 tháng 15 âm lịch, nhưng với việc chuyển sang dương lịch thời gian nó được tổ chức khác nhau giữa các vùng. Tôi tin rằng trong hầu hết các nơi nó được tổ chức khoảng tháng tám 13-15th, kể từ khi rơi gần với ngày của ngày 13-15th âm lịch hơn Tháng Bảy 13-15th không.
Vào ngày lễ Obon, người Nhật người sẽ làm làm sạch nhà cửa của họ và chuẩn bị các loại thực phẩm như rau quả và trái cây cúng bái tổ tiên ở một nhà thờ Phật – Butsudan. Không phải mọi ngôi nhà ở Nhật Bản có một butsudan cho linh hồn tổ tiên của họ’. Chỉ có người đứng đầu của dòng họ của mỗi đại gia đình (trưởng họ) mới có butsudan, và tất cả các thành viên khác trong gia đình sẽ mang thực phẩm mà mình chuẩn bị đến đây để cúng bái linh hồn tổ tiên.
Ngoài ra, vào ngày này có rất nhiều người làm shouryouuma (ngựa linh hồn) với nghĩa vụ hỗ trợ tổ tiên thần linh của mình trong việc đi lại từ thế giới của họ với trang này và trở lại. Chúng thường được làm từ dưa chuột và cà tím và hai chân thường được làm từ đũa dùng một lần bị phá vỡ. Vì sao lại làm bằng cà tím và dưa chuột? Không cho bất kỳ lý do thực sự giải thích cho điều này, chỉ đơn giản người Nhật làm tự những gì họ có vào thời điểm đó. Dưa chuột làm thành một con ngựa có nghĩa vụ phải đưa tổ tiên của họ nhanh chóng từ thế giới bên kia về với gia đình, và cà tím là một con bò có nghĩa vụ phải đua tổ tiên về thế giới bên kia từ từ và an toàn.
Vào cuối Obon, đèn lồng sẽ được thả trôi nổi trên sông, hồ và biển để hướng dẫn và thắp sáng con đường để các linh hồn mới chết đến thế giới của họ. Nếu ai đó mất một thành viên gia đình trong năm, họ thường sẽ đưa ra một chiếc thuyền để hướng dẫn họ, nhưng nhiều người làm điều đó ngay cả khi gia đình họ không có ai qua đời.
Mặc dù lễ hội Obon là dịp con cháu thể hiện lòng tôn kính, biết ơn với tổ tiên và những người đã mất nhưng đây cũng là dịp mọi người tổ chức lễ hội với những ánh đèn lồng lấp lánh và vô số các hoạt động khác nhau. Trong lễ hội, người ta thường mặc Yukata, một loại Kimono với chất liệu vải mỏng và mát, và cũng nhảy vũ điệu Bon-Odori là một trong những nét đặc trưng không thể không nhắc đến. Ngoài ra, còn diễn ra các buổi biểu diễn, các trò chơi dân gian vô cùng sôi nổi. Lễ hội thường kết thúc với những đợt biểu diễn pháo hoa rực trời. Pháo hoa không chỉ tô điểm thêm cho không khí lễ hội mà đây còn thể hiện một đức tin của người Nhật đó là pháo hoa sẽ làm sạch linh hồn quỷ dữ và dọn đường cho các tàu thuyền vượt qua các đại dương rộng lớn.
Nếu đang đi du học Nhật Bản hoặc sinh sống và làm việc tại xứ sở này, nhanh nhanh chuẩn bị tham gia lễ hội này vào tháng cô hồn, bạn sẽ được tận hưởng một không khí khác hoàn toàn ở Việt Nam.
Vụ bắt cóc Ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, Đức cách đây hơn 1 tháng đang làm xôn xao dư luận người Việt ở trong và ngoài nước; dư luận quốc tế thì hoàn toàn bất lợi cho chế độ cộng sản Việt Nam. Nhưng đau đầu nhất là nguy cơ thiệt hại về ngoại giao, viện trợ, mậu dịch… vì chính quyền Đức quyết tâm làm cho ra lẽ và đến cùng. Đó là hậu quả không thể tránh khi chế độ đem thói hành xử vô luật ra sân chơi quốc tế.
Hiện nay chính phủ Đức đang quy trách nhiệm lên chính phủ Việt Nam về xâm phạm chủ quyền quốc gia của Đức. Mũi áp lực này đang làm cho giới lãnh đạo chính quyền và đảng ở Việt Nam lúng túng, chưa biết chống đỡ ra sao.
Thay vì chỉ làm khán giả hiếu kỳ hay luận bàn cho hả dạ, người Việt ở trong và ngoài nước có thể và cần hành động để mở thêm 3 mũi áp lực, cho đủ 4 hướng giáp công: trừng phạt theo Luật Magnitsky, truy tố tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, và vận động INTERPOL.
Trịnh Xuân Thanh (ảnh AFP)
(1) Trừng phạt theo Luật Magnitsky
Thông tin sơ khởi cho thấy là vụ này có thể rơi vào phạm vi của Luật Magnitsky Toàn Cầu ở Hoa Kỳ. Luật này, được ban hành cuối tháng 12 vừa qua, có riêng một mảng về đối tượng là những giới chức chính quyền tham nhũng và có hành vi bịt miệng người tố giác.
Chí ít, dựa trên những thông tin trong loạt bài của Người Buôn Gió, Ông Trịnh Xuân Thanh đã từng tố giác đảng trưởng của đảng cầm quyền được “biếu” 2 căn hộ cao cấp trong khu đô thị Ciputra ở Hà Nội, và được công ty Formosa tặng bức tượng tình nghi là vàng ròng. Rồi cũng chính vị đảng trưởng này đã ra lệnh truy bắt bằng được Ông Trịnh Xuân Thanh. Về căn bản, như vậy là đủ yếu tố để lập hồ sơ đề nghị trừng phạt ông đảng trưởng ấy theo Luật Magnitsky Toàn Cầu, nghĩa là cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản ở Hoa Kỳ, nếu có.
Nhưng đối tượng phải bị trừng phạt không ngừng ở chỉ 1 cá nhân ấy. Những giới chức khác trong chính quyền hay hệ thống đảng, và kể cả bên ngoài, liên can đến vụ bắt cóc đều phải bị đưa vào danh sách đề nghị trừng phạt.
Hồ sơ soạn để dùng cho Luật Magnitsky ở Hoa Kỳ thì cũng có thể dùng cho tất cả các quốc gia có luật tương tự. Chẳng hạn, Estonia, một quốc gia nhỏ ở Âu Châu, đã thông qua Luật Magnitsky trước Hoa Kỳ 1 ngày. Tuy luật của Estonia chỉ cấm nhập cảnh chứ không đóng băng tài sản, nhưng việc cấm nhập cảnh lại có ảnh hưởng rộng vì cả 25 quốc gia Âu Châu còn lại trong Thoả Ước Schengen cũng sẽ cấm nhập cảnh; đây là thoả ước mở cửa biên giới giữa các quốc gia thành viên. Anh Quốc là quốc gia Âu Châu đáng kể duy nhất không phải thành viên. Nhưng Quốc Hội Anh đang chuẩn bị thông qua Luật Magnitsky riêng trong vài tháng tới đây. Và Quốc Hội Canada cũng có triển vọng sẽ thông qua Luật Magnitsky trong mùa Thu năm nay.
Khai thác các Luật Magnitsky, chúng ta kéo vấn đề giữa Đức và Việt Nam cho lan ra nhiều quốc gia khác, đồng thời chĩa mũi nhọn trực tiếp vào các cá nhân liên can, không như chính phủ Đức đang chỉ chĩa mũi nhọn vào chính phủ Việt Nam.
(2) Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia
Việt Nam là thành viên của Công Ước LHQ Chống Tội Phạm Có Tổ Chức Xuyên Quốc Gia (United Nations Convention against Transnational Organized Crime, viết tắt là CTOC). Đối tượng của công ước này là các nhóm từ 3 người trở lên đã thông đồng với nhau trong một thời gian để thực hiện hành vi tội phạm nghiêm trọng diễn ra ở nhiều quốc gia vì lợi ích cho bản thân.
Nhóm bắt cóc Ông Trịnh Xuân Thanh nhiều hơn 3 người, trong đó 2 người bị bắt giam hoặc quản chế và nhiều người đang bị truy lùng. Họ đã phối hợp với nhau từ nhiều tháng trước khi ra tay. Họ đã vi phạm ít ra 3 tội nghiêm trọng: dùng bạo lực, bắt cóc và giam giữ. Hành vi tội phạm được thực hiện xuyên qua ít ra 3 quốc gia: Đức, Séc và Việt Nam. Yếu tố cuối cùng là lợi ích bản thân; 2 nhân vật đang bị chính quyền Đức giữ để điều tra có thể là đầu mối về thông tin này.
Chính quyền Đức hoặc chính quyền Séc đều có thể khai thác CTOC để khui ra những cá nhân trong đường dây tội phạm, kể cả những quan chức nhà nước hay thành viên của đảng cộng sản, không cho phép họ nấp đằng sau lá chắn là chính phủ. Theo CTOC, Đức hoặc Séc có thể yêu cầu Việt Nam dẫn độ những cá nhân này để bị xét xử.
Qua CTOC, chúng ta có thể quốc tế hoá vấn đề mà hiện nay đang chỉ là giữa 2 chính phủ Đức và Việt Nam. Đồng thời, CTOC mở ra cơ hội để truy tố các cá nhân, kể cả trong và ngoài chính quyền, đã cấu kết để thực hiện các tội nghiêm trọng mang tính cách xuyên quốc gia.
Vấn đề là phải có một nỗ lực vận động chính quyền Đức hay chính quyền Séc.
(3) Vận động INTERPOL
Ở cấp đơn giản nhất, chúng ta có thể bắt đầu đối thoại với Hội Đồng Kiểm Soát Hồ Sơ (Commission for the Control of INTERPOL’s Files), hay CCF, cơ cấu độc lập có phận sự kiểm tra các hồ sơ INTERPOL. Họ cần biết là Việt Nam đang khuynh loát cơ chế INTERPOL bằng 2 cách: (1) qua mặt INTERPOL để trực tiếp bắt cóc người ở quốc gia khác; (2) lạm dụng thể thức “cáo thị đỏ” (red notice) của INTERPOL cho mục đích đàn áp nhân quyền.
Về lạm dụng, cáo thị đỏ” nhắm vào Ông Đặng Chí Hùng ở Thái Lan cách đây không lâu là một ví dụ. Một trường hợp khác, cũng liên quan đến Séc và Đức, là hồ sơ của một cựu sĩ Quan Việt Nam Cộng Hoà từng vượt trại tù cải tạo và vượt biên sang Thái Lan xin tị nạn. Năm 1996, nhờ sự can thiệp của Dân Biểu Hoa Kỳ Christopher Smith (Cộng Hoà, New Jersey), BPSOS đưa người này, lúc ấy đang lẩn trốn ở Bangkok, sang Cộng Hoà Séc tị nạn. Nhiều năm sau, khi người này trên đường sang Paris để dự một hội nghị về nhân quyền thì bị cảnh sát Đức chặn bắt ở biên giới vì có “cáo thị đỏ” của INTERPOL. Nhờ sự can thiệp của Ông Vũ Quốc Dụng, lúc ấy còn làm việc với Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (International Society for Human Rights), người này cuối cùng được thả ra sau 3 ngày giam giữ. Vị sĩ quan vượt trại tù năm xưa hiên đã có quốc tịch Séc và là tu sĩ Phật Giáo.
Chúng ta có thể yêu cầu CCF có thủ tục kiểm tra nghiêm ngặt mọi “cáo thị đỏ” do Việt Nam đề xuất. Công dụng của việc vận động CCF là ngăn ngừa những toan tính của Việt Nam để thao túng cơ chế INTERPOL cho mục đích không chính đáng.
Muốn có hiệu quả, trước khi tiếp xúc CCF, chúng ta cần thu thập thêm hồ sơ. BPSOS hiện không có đủ nhân lực để thực hiện việc này.
Làm gì?
Chúng tôi có thể lập ngay hồ sơ để đề nghị trừng phạt theo Luật Magnitsky của Hoa Kỳ và của Estonia, và cần thêm các thông tin sau:
(1) Trị giá của 2 căn hộ cao cấp ở khu đô thị Ciputra;
(2) Trị giá của bức tượng nếu là vàng ròng;
(3) Những tiết lộ khác của Ông Trịnh Xuân Thanh về tham nhũng [Lưu ý: Gần đây có người phổ biến bài viết ghi là của Ông Trịnh Xuân Thanh về những cán bộ lãnh đạo bán lén dầu thô ngoài biển; đây là tài liệu nguỵ tạo];
(4) Danh tính của những giới chức liên quan đến các dướng dây tham nhũng kể trên;
(5) Danh tính của những giới chức liên quan đến vụ bắt cóc.
Chúng tôi đã nhờ một số luật sư nhân quyền quốc tế nghiên cứu thêm về CTOC và Hội Đồng CCF của INTERPOL. Khi có thông tin, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với các tổ chức nào muốn khai thác.
Với những mũi áp lực cộng thêm, chính quyền Việt Nam phải trả giá đắt khi phạm luật trên sân chơi quốc tế, bất luận những cáo buộc của họ về Ông Trịnh Xuân Thanh là đúng hay sai,.
“Xây sân golf trong bối cảnh chưa có quyền sử dụng đất hợp pháp”. Đó là quan điểm của Luật sư Trần Hồng Phong, sau khi ông được cung cấp thông tin, và qua các tài liệu (công khai, không “mật”), để trả lời cho băn khoăn: Nếu như dự án bị thu hồi lấy lại đất mở rộng sân bay thì có phải bồi thường cho chủ đầu tư không?
Tiền chưa trao, cháo đã múc
Ls Trần Hồng Phong cho biết qua tài liệu thể hiện ngày 30/6/2006 giữa công ty Trường An và công ty cổ phần đầu tư Long Biên ký bản “Hợp đồng hợp tác liên kết đầu tư xây dựng” dự án sân golf và các công trình phụ trợ tại hai khu đất tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (TP.HCM) số 242/HĐHTKD, thì hai bên sẽ cùng hợp tác đầu tư xây dựng các hạng mục sau tại sân bay Tân Sơn Nhất (thực chất là phía Long Biên bỏ tiền ra, còn Trường An là bên đại diện cho quyền lợi của Bộ Quốc Phòng): Sân golf 36 lỗ và nhà câu lạc bộ; xây dựng khu khách sạn và dịch vụ; xây dựng khu căn hộ và biệt thư cao cấp; xây dựng khu trường học cao cấp. Thời gian hợp tác: 50 năm.
Hợp đồng cũng quy định công ty Trường An có trách nhiệm hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết để triển khai xây dựng sân golf và các công trình phụ trợ. Long Biên có trách nhiệm lập các Dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền có trong phương an kinh doanh được “Bộ Quốc Phòng phê duyệt”.
Các bên cũng đặt ra tình huống là trong trường hợp khu đất bị nhà nước thu hồi, thì phía Trường An sẽ “không phải bồi hoàn cho Long Biên tất cả phần kiến trúc, trang bị và diện tích của khu đất bị thu hồi”. Và về việc “bồi thường do thu hồi đất” hai bên sẽ cùng kiến nghị Bộ Quốc Phòng, Chính Phủ xem xét, giải quyết (điều 3.3). Cùng đó là trách nhiệm về tài chính đối với Bộ Quốc Phòng (Long Biên mỗi năm phải nộp 27 tỷ đồng trong suốt thời gian hợp tác) và trách nhiệm nộp thuế trong kinh doanh và sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
“Nội dung hợp đồng cho thấy thực chất đây mới là kế hoạch tiền khả thi giữa hai bên, trong bối cảnh chưa có bất kỳ cơ sở pháp lý nào xác định phía Trường An có quyền sử dụng hợp pháp khu đất tại sân bay Tân Sơn Nhất, cũng như quyền được phép đầu tư, xây dựng sân golf tại Tân Sơn Nhất”. Ls Trần Hồng Phong nhấn mạnh. Điều quan trọng hơn, là cả hai bên cùng nhận thức rõ, là dự án hợp tác của họ có khả năng bị gián đoạn, bị thu hồi lại đất. Nên đã có hướng giải quyết với nhau. Những thoả thuận này là phù hợp với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo phân tích của Ls Trần Hồng Phong thì trên thực tế hai bên đã không thực hiện đúng theo những gì đã thoả thuận trong Hợp đồng hợp tác. Theo công văn 749/CTC-QLCS ngày 13/3/2015 của Cục Tài Chính (Bộ Quốc Phòng), đã thể hiện đến hết tháng 2/2015, hai bên vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Bộ Quốc Phòng và bị yêu cầu Trường An phải có trách nhiệm thực hiện đúng (khoản tiền 27 tỷ đồng/năm). Tại công văn này, còn thể hiện một thông tin quan trọng là đến tháng 2/2015, khu vực đất sân golf Tân Sơn Nhất vẫn chưa hề có Hợp đồng thuê đất theo quy định của Luật đất đai.
“Chính từ việc chưa có Hợp đồng thuê đất, cho thấy liên doanh giữa Trường An và Long Biên chưa có quyền sử dụng đất hợp pháp. Mà chưa có quyền sử dụng đất hợp pháp, thì khả năng chưa được cấp giấy phép cho các Dự án đầu tư trên khu đất (xét về mặt đầu tư), chưa được cấp giấy phép xây dựng (xét về mặt xây dựng) là rất cao”. Ls Trần Hồng Phong nhận định.
Theo phân tích của Ls Trần Hồng Phong, về mặt nguyên tắc, cơ quan có thẩm quyền không thể cấp phép cho dự án đầu tư, hay giấy phép xây dựng trên khu đất mà chủ đầu tư chưa có quyền sử dụng hợp pháp. “Hay nói khác đi, theo tôi các công trình trong khu vực sân gofl hiện nay (bao gồm cả sân golf, các khách sạn, trường học…) đã được xây dựng trái pháp luật. Tức là khu đất đã và đang bị các chủ đầu tư sử dụng không đúng mục đích. Tức là có sự vi phạm trong pháp luật về đất đai. Vì hiện nay không có căn cứ pháp lý nào để xác định khu đất quốc phòng này có mục đích là làm sân golf, hay khách sạn…”. Ls Trần Hồng Phong nhấn rõ.
Các bên trong liên doanh phải tự giải quyết hậu quả
Vì đây là một vụ việc phức tạp, không thể đơn thuần khẳng định chủ quan một điều gì, nên Ls Trần Hồng Phong nói rằng ông chỉ có ý kiến về mặt nguyên tắc như sau:
Theo quy định tại điều 64 Luật đất đai (năm 2013), trong trường hợp người sử dụng đất vi phạm quy định pháp luật về đất đai, mà ở đây là “sử dụng không đúng mục đích” thì Nhà nước có quyền thu hồi mà không phải bồi thường. Như vậy, việc thu hồi đất sân golf Tân Sơn Nhất hiện nay theo căn cứ này là một tình huống có thể được cơ quan có thẩm quyền xem xét, áp dụng. Đây là khả năng khả dĩ và hợp lý nhất.
Ở một phương diện khác, nếu do nhu cầu cấp bách trong việc cần phải mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, thì nhà nước hoàn toàn có quyền thu hồi toàn bộ đất thuộc sân golf Tân Sơn Nhất vì lý do “phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” theo quy định tại điều 62 Luật đất đai.
Ls Trần Hồng Phong chia sẻ: “Tôi hoàn toàn không “thù ghét” gì giới doanh nhân, nhà đầu tư. Qua công việc, tôi thấy họ luôn có khát vọng làm giàu và điều này hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, trong kinh doanh thì luôn có rủi ro, mạo hiểm, và vấn đề quan trọng hơn, là phải kinh doanh đúng pháp luật. Đó là lẽ công bằng, hợp lý. Nhất là khi so sánh với lợi ích của đất nước, người dân”.
Nếu không xem xét trách nhiệm hình sự 13 đối tượng gây rối tại giáo xứ Thọ Hòa, thì xã hội sẽ loạn vì ai cũng cho mình cái quyền “thế thiên hành đạo”.
Theo Biên bản vụ việc lập lúc 11g15 ngày 4-9-2017 (biên bản ghi nhầm là ngày 3-9) tại giáo xứ Thọ Hòa, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã xảy ra vụ gây rối trật tự do nhóm thanh niên được cho là đến từ TP.HCM, gồm có 13 người như sau: 1. Nguyễn Trọng Nghĩa, sinh năm 1983, trú tại TP. Cao Lãnh; 2. Trần Quốc Hùng, SN 1969, trú tại TP. Vinh; 3. Trần Hữu Nghĩa, SN 1976, trú tại Bình Chánh, TP.HCM; 4. Lê Thị Minh Hạnh, SN 1987, trú tại Thừa Thiên Huế; 5. Phạm Thị Hiền, SN 1983, trú tại quận 11, TP.HCM; 6. Trần Minh Phúc, SN 2008, trú tại quận Tân Bình, TP.HCM; 7. Nguyễn Minh Triết, SN 1982, trú tại quận Tân Bình, TP.HCM; 8. Nguyễn Phúc Phượng, SN 1984, trú tại Châu Thành, tỉnh Hậu Giang; 9. Nguyễn Thị Thanh Bình, SN 1968, trú tại TP. Cần Thơ; 10. Phạm Minh Quân, SN 1970, trú tại quận Gò Vấp, TP.HCM; 11. Trần Văn Phước, SN 1968, trú tại Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang; 12. Nguyễn Văn Dũng, SN 1988, trú tại Nghệ An; 13. Phạm Minh Tuấn, SN 1982, trú tại Lý Nhân, Hà Nam.
Đặc biệt, đối tượng Trần Hữu Nghĩa, số chứng minh nhân dân: 022960013, có mang theo khẩu súng ngắn quân dụng, mà Nghĩa khai nhận là lượm được.
13 đối tượng nói trên cho biết họ đến giáo xứ Thọ Hòa để yêu cầu linh mục Nguyễn Duy Tân trả lời về những phát biểu cá nhân của ông trên trang facebook của cá nhân linh mục. Trước thái độ thách thức, đe dọa của nhóm thanh niên này, vị linh mục đã phải kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng giáo dân.
Diễn biến của vụ việc cho thấy bước đầu có dấu hiệu về hành vi cố tình gây rối trật tự trong khuôn viên quản lý của cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ, cần được xem xét khởi tố theo Điều 245 “Tội gây rối trật tự công cộng” và Điều 230 “Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” của Bộ Luật hình sự 1999.
Chưa bàn đến những nội dung mà nhóm 13 đối tượng nói trên cho rằng họ bức xúc, nên dùng sức mạnh cơ bắp số đông để yêu cầu vị linh mục phải đối thoại với họ. Theo pháp luật dân sự và hình sự của Việt Nam, thì quyền tự do biểu đạt trên facebook của vị linh mục được bảo hộ. Không có bất kỳ ai, hay nhóm người dân nào được quyền đe dọa người viết trên trang cá nhân facebook. Nếu có những dấu hiệu vi phạm pháp luật trên trang cá nhân facebook, thì những nhóm người này chỉ có quyền phản ánh đến cơ quan hữu trách để nơi đây thụ lý giải quyết.
Với trang mạng xã hội như facebook, thì khái niệm tự do ngôn luận có 2 yếu tố là cá nhân và nhóm. Cá nhân ở đây là ám chỉ môi trường tương tác ngôn luận, tư tưởng của cá nhân đó. Họ có 2 quyền cơ bản là quyền nhận và quyền từ chối. Quyền nhận có nghĩa không ai được phép chặn quyền tiếp cận thông tin công cộng, hoặc được cho phép từ người có thẩm quyền về thông tin riêng, hay chặn quyền tương tác với xã hội mở về tư tưởng, có tự do ngôn luận của một cá nhân nào đó.
Quyền từ chối, có nghĩa ai đó nói nhảm, thì chủ nhân trang facebook có quyền không nghe trong phạm vi cá nhân của trang đó. Ví dụ, facebook cá nhân, chủ nhân có quyền block (khóa), xóa comment (bình luận) những ai mà chủ trang cá nhân đó không thích. Đó không hề vi phạm tự do ngôn luận như nhiều người bình luận, mà là đang thực hành tự do ngôn luận.
Nhóm cũng tương tự, vì nhóm không phải là cộng đồng lớn như kiểu cộng đồng xã hội. Nhóm có những tiêu chí riêng của nó và mục đích của nhóm là nói những điều các thành viên của nhóm muốn tương tác, chứ không phải không gian cho ai thích nói gì thì nói. Dĩ nhiên, mỗi thành viên trong nhóm có quyền từ chối nhóm, có nghĩa nếu có không thích họ có quyền rời nhóm và tự phản biện ở bên ngoài.
Như vậy, viện cớ là vị linh mục đã có lời nói “phản động” trên trang facebook cá nhân của chính vị linh mục đó, nhóm 13 đối tượng nói trên với thái độ đe dọa để ép buộc vị linh mục phải “đối thoại” với họ là dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Việc bộ sách Lịch sử Việt Nam không gọi chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bằng “Ngụy” và việc PGS-TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sử này, trả lời phỏng vấn nhìn nhận, “Chính quyền Việt Nam Cộng hòa là một thực thể ở miền Nam Việt Nam”, đã nhận được nhiều sự quan tâm của báo chí và dư luận.
Có ý kiến cho rằng đó là một sự tiến bộ lớn trong lãnh vực hòa hợp hòa giải dân tộc và trong việc đấu tranh cho chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Sự kiện này có tín hiệu tích cực, nhưng có vài điều cần lưu ý. Thứ nhất, “thực thể” chỉ có nghĩa một cái gì đó có hiện hữu, ở đây là đã từng hiện hữu. Tất nhiên VNCH là một thực thể ở miền Nam, và không có gì đáng mừng việc nói lên điều đó.
Thứ nhì, việc gọi một chính thể trong lịch sử bằng tên của nó, thay vì bằng tên đặt ra để miệt thị nó, chỉ là tác phong bình thường của ngành sử. Điều quan trọng là bộ sử này viết gì về VNCH.
Ảnh chụp Tổng thống Ngô Đình Diệm của chính quyền Việt Nam Công Hòa tại một hội chợ gần Sài Gòn tháng 3/1957. Nguồn: Keystone/Getty Images
Theo PGS-TS Trần Đức Cường trả lời phỏng vấn trên RFA, “Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả.”
Phát biểu này cho thấy sự hạn chế của sự tiến bộ. Có thể tranh cãi về VNCH tốt hay xấu, hay hay dở, ở những điểm nào, nhưng quan điểm cho rằng miền Nam là “thuộc địa kiểu mới”, chính nó không có gì mới so với tuyên truyền chúng ta đã nghe trong hơn 50 năm qua.
Nhưng, dù các sử gia, hay chính trị gia, hay luân lý gia, có nói gì đi nữa thì dân tộc Việt Nam ngày nay và trong tương lai vẫn rất cần một điều mà chính quyền VNCH đã làm, trong khi chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) đã không làm: khẳng định chủ quyền Việt trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là chưa nói đến những hành vi bất lợi của VNDCCH liên quan đến hai quần đảo này.
Không những thế, chính quyền VNCH đã bảo vệ quyền lợi Việt trong tranh chấp lãnh thổ với Campuchia, trong khi chính quyền VNDCCH tuyên bố công nhận quan điểm của Sihanouk.
Chính quyền VNCH còn đưa ra các yêu sách về thềm lục địa mà về sau Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) đã vận dụng trong tranh chấp với Thái Lan và Malaysia, trong khi chính quyền VNDCCH đã hoàn toàn im lặng trước yêu sách của các nước này.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại lễ khai trương một bệnh viện mới ở Sài Gòn. Ảnh chụp tháng 3/1973. Nguồn: Keystone/Getty Images
Câu hỏi cho các sử gia Việt Nam là tại sao một chính quyền với bản chất như PGS-TS Trần Đức Cường nói lại làm những điều trên, tức là khẳng định chủ quyền lãnh thổ và quyền chủ quyền của một quốc gia và cho người Việt? Câu hỏi đi đôi với câu hỏi này là nếu chính quyền VNDCCH là chính quyền hợp pháp duy nhất cho vùng lãnh thổ từ Nam Quan đến Cà Mau và là đại diện pháp lý cho toàn bộ dân tộc Việt, thì tại sao lại không làm những điều đó?
Có biện luận cho rằng chính quyền VNCH là chính quyền quản lý miền Nam, cho nên chính quyền đó phải khẳng định chủ quyền, còn chính quyền VNDCCH là chính quyền quản lý miền Bắc, cho nên không cần làm.
Nhưng, thí dụ, dù chính quyền tiểu bang Alaska quản lý Alaska, chính quyền đó vẫn không có tư cách pháp nhân trong luật quốc tế để khẳng định chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ ở Alaska, và Washington vẫn phải lên tiếng về chủ quyền. Nếu chính quyền VNDCCH là chính quyền hợp pháp duy nhất cho vùng lãnh thổ từ Nam Quan đến Cà Mau, hay nếu chính quyền đó tự cho mình là như thế, thì dù có một nhóm nào đó quản lý miền Nam, chính quyền VNDCCH vẫn phải lên tiếng trên bình diện quốc tế để bảo vệ chủ quyền. Hơn nữa, nếu nhóm đó chỉ là bù nhìn và tay sai của nước khác, và sự quản lý đó là biến miền Nam thành một loại thuộc địa, thì chính quyền VNDCCH càng phải lên tiếng. Do đó, từ “quản lý” trong biện luận trên thiếu tính thuyết phục.
Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu tại một hội nghị Mỹ – Miền Nam Việt Nam hôm 20/7/1968 ở Honolulu. Nguồn: AFP/Getty Images
Trên thực tế, cho đến năm 1976, chính quyền VNCH (trước) và chính quyền CHMNVN (sau) đã hành xử như đại diện pháp lý cho vùng lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 trong lãnh vực quyền lợi và nghĩa vụ trên bình diện quốc tế. Đối lại, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã ứng xử với chính quyền VNCH (trước 30/4/1975) và chính quyền CHMNVN (sau 30/4/1975) như họ là đại diện đó.
Tới năm 1966, VNCH đã được 60 quốc gia công nhận. Đáng chú ý, năm 1957 Liên Xô đã đề nghị cả VNCH và VNDCCH được chấp nhận là thành viên khác nhau của LHQ, và năm 1974 Ngoại trưởng Úc tuyên bố, “Úc đã công nhận sự hiện hữu của cả hai quốc gia từ lâu và bây giờ chính thức công nhận và có quan hệ với cả hai chính phủ, chính phủ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và chính phủ của Việt Nam Cộng Hòa”.
Với chính quyền và quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia khác, với phía nam vĩ tuyến 17 là lãnh thổ de facto và với dân cư, theo Công ước Montevideo 1933, chính thể với tên “VNCH” trước 30/4/1975 và “CHMNVN” sau 30/4/1975 đã là một quốc gia de facto với lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 cho đến năm 1976. Trong quyển sách kinh điển “The creation of States in international law” (“Sự hình thành của quốc gia trong luật quốc tế”) của mình, GS James Crawford, người đã từng làm luật sư cho 23 phiên tòa của Tòa án Công lý Quốc tế và khoảng 10 phiên tòa quốc tế khác, bao gồm Tòa án Luật biển (ITLOS), Tòa Trọng tài UNCLOS, cho rằng VNCH đã từng là một quốc gia.
Tướng Dương Văn Minh, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Ảnh chụp năm 1971. Nguồn: AFP/Getty Images
Việc chính quyền VNCH đại diện pháp lý cho vùng lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 trong lãnh vực quyền lợi và nghĩa vụ trên bình diện quốc tế có nghĩa sự khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa của chính quyền VNCH hoàn toàn có giá trị pháp lý.
Song song với điều đó, việc chính quyền VNDCCH không phải là đại diện pháp lý đó có nghĩa sự im lặng và những hành vi bất lợi của chính quyền VNDCCH sẽ ít có giá trị pháp lý đối với chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Hai điều trên là tối cần thiết trong cuộc tranh biện về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trong lãnh vực tranh chấp lãnh thổ, chính quyền CHXHCNVN đã, đang và sẽ phải vận dụng chúng. Tuy nhiên, có lẽ có thành phần vẫn không muốn người ta nói thẳng rằng chính quyền VNCH đã từng là đại diện pháp lý cho miền Nam trên bình diện quốc tế. Đó là điều đáng tiếc, vì nhìn nhận thẳng thắn như thế về quá khứ không phải là muốn tái lập chính quyền đó và chia đôi đất nước lần nữa.
Dù đã có thay đổi, ngành sử Việt Nam cần tiến bộ xa hơn việc chỉ ngưng dùng từ “Ngụy” để gọi VNCH, cần chú trọng hơn về khía cạnh chính quyền VNCH đã từng là đại diện pháp lý cho miền Nam trên bình diện quốc tế, và cần trân trọng hơn về việc chính quyền VNCH đã từng khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền Việt trong tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp biển.
Ngành sử Việt Nam cũng cần nhìn nhận rằng “thuộc địa kiểu mới” chỉ là biện ngôn để tuyên truyền trong chiến tranh, nó vô nghĩa trên thực tế, trong khi việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ là điều có ý nghĩa mãi mãi cho dân tộc.
*Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của các tác giả từ Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.
Đồng Nai – Sáng ngày 04 tháng Chín năm 2017, tại khuôn viên nhà thờ Thọ Hòa, Giáo phận Xuân Lộc, một nhóm khoảng 20 người đứng đầu là Nguyễn Trọng Nghĩa đã có hành động ập vào nơi ở của Linh mục Giuse Nguyễn Duy Tân và thực hiện hành động khủng bố tinh thần, có thể cả nguy hiểm đến cả tính mạng.
Sự việc diễn ra trong buổi sáng, người dân trong giáo xứ và linh mục Tân phát hiện kịp thời nên đã tránh được tổn thất, đồng thời nhóm người khủng bố đã bị người dân nơi đây khống chế. Sau đó là sự xuất hiện của công an huyện Xuân Lộc và xã Thọ Hòa, thông tin trực tiếp cho thấy, công an không thực hiện những công việc cần thiết đối với nhóm người khủng bố đang thực hiện phạm tội quả tang.
Thông tin trực tiếp từ Facebook của Linh mục Tân quay tại hiện trường xác nhận nhóm người này có mang theo hung khí gây sát thương đó là súng ngắn và lựu đạn.
Sự việc xảy ra không có thương vong về người.
Linh mục Nguyễn Duy Tân thuộc Giáo phận Xuân Lộc, những năm gần đây được biết đến là một linh mục can đảm, thường xuyên lên tiếng chống lại bất công trong xã hội. Với tiếng nói của mình, linh mục Tân đã bị nhà chức trách liên tục làm phiền mời làm việc với con số lên đến 20 lần. Hiện tại linh mục Nguyễn Duy Tân đang làm việc tại Giáo xứ Thọ Hòa, một giáo xứ nhỏ mới được thành lập khoảng 2 năm nay.
Các Linh mục Công giáo tại Việt Nam có tiếng nói bảo vệ công lý, lên án bất công thường là những nạn nhân của chính quyền và xã hội. Từ việc ngăn cấm xuất cảnh, bôi nhọ, vu khống xuyên tạc trên truyền thông đến việc bị khủng bố trực tiếp đe dọa đến phẩm giá và tính mạng con người.
Dư luận trong nước đang đặt vấn đề về sự việc nhóm người khủng bố có vũ khí nhắm vào một Linh mục trong khu vực nhà thờ có phải trả lời trước công lý, trước pháp luật Việt Nam hay không ? Và có thể nhóm người khủng bố này được sự bảo vệ của tổ chức nào đó ? Câu trả lời thuộc về nhà chức trách.
Paulus Lê Sơn