THÔNG TƯ 37-BCA CÓ NHỮNG VI PHẠM NHÂN QUYỀN NGHIÊM TRỌNG

0
66
Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
Từ khi ra tù đến nay, tôi đã liên tục tố cáo nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền, vi phạm hiệp ước chống tra tấn mà Việt Nam đã tham gia ký kết với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và các tổ chức QT. Tôi cũng đã làm việc với Amnesty trong báo cáo về NHÀ TÙ TRONG NHÀ TÙ của Việt Nam!
Qua 180 giờ phỏng vấn với 20 cựu tù nhân chính trị, trong đó riêng tôi đã làm việc cùng Amnesty 4 ngày tại Long Beach California. Sau 1,5 năm điều tra, Amnesty đã công bố báo cáo về nhà tù Việt Nam tại Paris và London.
Điều tra của Hội Ân Xá Quốc Tế về “Nhà tù trong nhà tù” tại Việt Nam
https://baothamnhung.com/dieu-tra-cua-hoi-an-xa-quoc-te-ve-…/
Amnesty cũng đã tìm ra Thông tư 37-BCA và gửi cho tôi. Nhìn vào nơi nhận của thông tư này để biết sự hạn chế phổ biến của nó ở mức nào.
Đây là một văn bản mật, chứa đựng những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của BCA Việt Nam, bằng thông tư 37-BCA, bộ Công An đã xây dựng hàng loạt những khu an ninh trong các nhà tù theo hình thức ” Nhà tù trong nhà tù”. Bằng cách phân loại giam giữ, BCA Việt Nam đã phân biệt đối xử khắc nghiệt đối với các tù nhân chính trị.
Hiện nay, hình thức giam giữ tù chính trị không hề có trong Luật Thi hành án hình sự. Hình thức kỷ luật tù chính trị như biệt giam 3 tháng đến 6 tháng cũng không hề có trong Luật Thi hành án hình sự.
Khi Việt Nam tham gia vào WTO, nhà cầm quyền cộng sản phải cam kết ban hành 27 bộ luật trong đó có Luật Thi hành án hình sự, chính BCA Việt Nam đã soạn thảo luật này, nhưng song đó chúng ban hành thông tư 37-BCA và chỉ thực hiện thông tư này trong các nhà tù Việt Nam, không tuân thủ đúng Luật Thi hành án hình sự như cam kết với cộng đồng Quốc tế.
Ngày 20 tháng 6 năm 2013, tôi bị trại giam số 6 công bố quyết định biệt giam 3 tháng dẫn đến cuộc tuyệt thực 35 ngày ( 22/6/2013 – 27/7/2013 ) của tôi để phản đối quyết định biệt giam vô cớ này.
Theo Điều 38 trong Luật Thi hành án hình sự quy định hình thức kỷ luật cao nhất chỉ bị biệt giam 10 ngày nếu tù nhân có vi phạm và đã được lập biên bản.
Thông tư là văn bản dưới luật lại cho phép biệt giam 3 tháng đến 6 tháng và có thể gia hạn mà không cần có biên bản vi phạm gì, bởi khoản 3 điều 4 của thông tư này quy định :
Phạm nhân được phân loại theo các căn cứ sau đây:
3. Thái độ nhận tội.
Hầu hết Tù nhân lương tâm đều không nhận tội và đều có thể bị biệt giam.
Mới đây, trong chuyến thăm Thuý Nga, anh Phong cho biết Thuý Nga nói bị giam một mình và trước đó chị đã bị cấm thăm gặp trong nhiều tháng.
Đây là bằng chứng vi phạm nhân quyền và Hiệp ước Chống tra tấn rất nghiêm trọng mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Bằng chứng này phải được đưa vào các báo cáo cho Hội đồng Nhân quyền LHQ trước kỳ Việt Nam phải điều trần vào tháng 2 năm 2019 sắp tới.
Mới đây, trong phiên điều trần về thực hiện Hiệp ước Chống tra tấn của Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền của LHQ, thứ trưởng BCA Việt Nam Lê Quý Vương đã vô tình thừa nhận có việc “giam riêng” từ 3 tháng đến 6 tháng, điều này chỉ có trong thông tư mật 37-BCA chứ trong Luật Thi hành án hình sự hoàn toàn không có hình thức kỷ luật này.
Mời các bạn xem video bằng chứng Lê Quý Vương thừa nhận dưới đậy :
https://www.facebook.com/cui.cac/videos/10209827490364309/
RẤT MONG NHẬN ĐƯỢC Ý KIẾN PHÂN TÍCH VÀ PHẢN HỒI TỪ CÁC LUẬT SƯ, CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN CỦA VIỆT NAM.
***
” Trong Bộ Luật này, nếu có những Điều, Khoản không phù hợp với các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết thì phải được hiểu theo Công ước Quốc tế”.
Dưới đây là một số nội dung của Luật Thi hành án Hình sự và Thông tư 37-BCA để các bạn tiện so sánh.
Về nguyên tắc : Văn bản dưới Luật không được vi phạm Luật, vi phạm Hiến pháp, vi phạm Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Vậy nội dung Thông tư 37-BCA có trái với nội dung trong Luật Thi hành án Hình sự hay không, có vi phạm các cam kết của VN với Công ước chống tra tấn hay không mời các vị Luật sư góp ý.
———————————————————-
Về phân loại giam giữ tù nhân giữa luật và thông tư khác nhau :
LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
Điều 27. Giam giữ phạm nhân
1. Trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau:
a) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc loại tái phạm nguy hiểm;
b) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án tù trên 15 năm nhưng có kết quả chấp hành án tốt, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù còn dưới 15 năm.
2. Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng:
a) Phạm nhân nữ;
b) Phạm nhân là người chưa thành niên;
c) Phạm nhân là người nước ngoài;
d) Phạm nhân là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm;
đ) Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
e) Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam.
3. Trong trại tạm giam, những phạm nhân quy định tại điểm a và e khoản 2 Điều này được bố trí giam giữ riêng.
4. Phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt. Căn cứ vào tính chất của tội phạm, mức hình phạt, đặc điểm nhân thân của phạm nhân, kết quả chấp hành án, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam quyết định việc phân loại, chuyển khu giam giữ.
———
Thông tư 37-BCA
Điều 4. Căn cứ phân loại
Phạm nhân được phân loại theo các căn cứ sau đây:
1. Tội danh, mức án, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
2. Đặc điểm nhân thân.
3. Thái độ nhận tội.
4. Kết quả chấp hành án
***
Hầu hết Tù nhân lương tâm đều không nhận tội.
2. Đặc điểm nhân thân.
3. Thái độ nhận tội.
——————————–
Về kỷ luật tù nhân giữa luật và thông tư khác nhau :
LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
Điều 38. Xử lý phạm nhân vi phạm
1. Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân vi phạm nội quy, quy chế trại giam hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì bị kỷ luật bằng một trong những hình thức sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày.
Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, phạm nhân không được gặp thân nhân và có thể bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là người chưa thành niên, phạm nhân là người già yếu.
———————–
Thông tư 37-BCA
Điều 12. Pham nhân giam giữ riêng
* Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy trại giam được giam giữ riêng trong từng khu giam.
Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy trại giam là phạm nhân trước đó đã có từ hai lần trở lên vi phạm nội quy trại giam và đã bị xử lý kỷ luật hoặc đã được giáo dục nhiều lần nay lại có hành vi vi phạm.
* Phạm nhân có biểu hiện, hành vi câu kết, móc nối với phạm nhân khác hoặc các đối tượng bên ngoài tìm cách chống phá, trốn trại giam; phạm nhân có hành vi chống đối quyết liệt hoặc phạm nhân xét thấy cần cách ly mới có khả năng giáo dục, cải tạo (gọi là phạm nhân đặc biệt nguy hiểm) phải được giam giữ riêng.
Phạm nhân đặc biệt nguy hiểm được giam giữ riêng trong từng khu giam. Buồng giam được xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ Công an và được trang bị phương tiện kỹ thuật, áp dụng biện pháp nghiệp vụ để quản lý, giám sát; mỗi buồng giam không quá 8 phạm nhân.
Thời hạn giam phạm nhân đặc biệt nguy hiểm tại buồng giam riêng từ 3 tháng đến 6 tháng; nếu tiến bộ thì được đưa ra khỏi buồng giam riêng trước thời hạn, nếu không tiến bộ thì bị gia hạn giam riêng.
Thời hạn giam riêng, đưa ra khỏi buồng giam riêng trước thời hạn, gia hạn giam riêng và hạn chế việc thăm gặp, nhận, gửi thư, nhận quà, liên lạc với thân nhân đối với phạm nhân đặc biệt nguy hiểm do Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam quyết định. Trong thời gian phạm nhân bị giam giữ tại buồng giam riêng, cán bộ quản giáo, trinh sát, giáo dục có trách nhiệm thường xuyên gặp gỡ, giáo dục phạm nhân.
Phạm nhân đặc biệt nguy hiểm phải lao động, học nghề trong khu vực rào vây hoặc nhà xưởng có tường, rào bảo vệ và quản lý nghiêm ngặt.
Phạm nhân đặc biệt nguy hiểm phải được lập hồ sơ để theo dõi.
*******************
BỘ CÔNG AN
CỘNG HÒA XÕA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 37/2011/TT-BCA Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2011
THÔNG TƯ
Quy định phân loại và giam giữ phạm nhân theo loại
CHƯƠNG II
PHÂN LOẠI PHẠM NHÂN
Điều 4. Căn cứ phân loại
Phạm nhân được phân loại theo các căn cứ sau đây:
1. Tội danh, mức án, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
2. Đặc điểm nhân thân.
3. Thái độ nhận tội.
4. Kết quả chấp hành án
Điều 5. Phân loại phạm nhân
2. Phạm nhân được được phân thành 3 loại: A, B, C.
a) Loại A: Gồm những phạm nhân phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định từ Điều 78 đến Điều 91 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Bộ luật hình sự năm 1999); phạm một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh được quy định từ Điều 341 đến Điều 344 Bộ luật hình sự năm 1999; những phạm nhân khác do yêu cầu chính trị, nghiệp vụ cần phân loại A.
Điều 6. Phạm nhân loại A
Phạm nhân loại A được phân thành 4 loại: A đặc biệt (viết tắt là AĐB), A1, A2, A3, cụ thể như sau:
1. Loại AĐB là những phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc loại tái phạm nguy hiểm;
b) Cầm đầu tổ chức, cốt cán, thực hành đắc lực;
c) Có tiền án, tiền sự hoặc có hành vi trón khỏi nơi giam;
d) Không nhận tội, chống đối quyết liệt;
đ) Do yêu cầu chính trị, nghiệp vụ;
e) Loại A1 cải tạo kém chuyển lên
2. Loại A1 gồm những phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau:
* Có mức án tù trên 7 năm đến 15 năm
* Loại AĐB cải tạo tiến bộ được hạ loại hoặc loại A2 cải tạo kém chuyển lên.
* Loại A2 gồm những phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau:
* Có mức án tù trên 3 năm đến 7 năm;
* Loại A1 cải tạo tiến bộ được hạ loại hoặc loại A3 cái tạo kém chuyển lên
* Loại A3 gồm những phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau:
* Có mức án tù từ 3 năm trở xuống
* Loại A2 cải tạo tiến bộ được hạ loại
Chương III
TỔ CHỨC GIAM GIỮ
Điều 10. Biên chế đội phạm nhân
Phạm nhân được chia thành đội để giam giữ và quản lý khi học tập, lao động, học nghề, sinh hoạt như sau:
* Loại AĐB, BĐB mỗi đội không quá 25 phạm nhân.
* Loại A1, B1, CĐB mỗi đội không quá 30 phạm nhân.
* Các loại còn lại mỗi đội không quá 35 phạm nhân.
Điều 11. Tổ chức giam giữ
* Các trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau:
* Phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc loại tái phạm nguy hiểm giam giữ nghiêm ngặt tại Khu I trong phân trại gần trung tâm chỉ huy. Các buồng giam được đánh số thứ tự từ I.1, I.2… cho đến hết. Công trình giam giữ phải đảm bảo kiên cố, vững chắc, có tường, rào ngăn cách với các nhà giam và khu vực giam giữ khác, có hệ thống kiểm soát an ninh để theo dõi, giám sát;
* Phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống, phạm nhân có mức án tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù còn dưới 15 năm, phạm nhân loại AĐB, BĐB, CĐB không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, khoản 1. Điều này giam giữ tại Khu II. Các buồng giam được đánh số thứ tự từ II.1, II.2, … cho đến hết. Công trình giam giữ phải bảo đảm kiến cố, vững chắc, có tường, rào ngăn cách với các nhà giam và khu giam giữ khác.
Căn cứ vào số lượng phạm nhân AĐB, BĐB, CĐB không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Giám thị trại giam bố trí một số buồng giam để quản lý giam giữ một số phạm nhân này đảm bảo nghiêm ngặt, chặt chẽ; buồng giam phải kiên cố, vững chắc và có hệ thống kiểm soát an ninh để theo dõi, giám sát.
* Trước mỗi cửa mỗi buồng giam phải có sơ đồ vị trí chỗ nằm, có ảnh, ghi rõ họ tên, năm sinh, quê quán, nơi thường trú của từng phạm nhân để thuận tiện cho việc quản lý, giám sát, sơ đồ vị trí chỗ nằm của phạm nhân phải được Giám thị trại giam, trại tạm giam phê duyệt.
Điều 12. Pham nhân giam giữ riêng
* Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy trại giam được giam giữ riêng trong từng khu giam.
Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy trại giam là phạm nhân trước đó đã có từ hai lần trở lên vi phạm nội quy trại giam và đã bị xử lý kỷ luật hoặc đã được giáo dục nhiều lần nay lại có hành vi vi phạm.
* Phạm nhân có biểu hiện, hành vi câu kết, móc nối với phạm nhân khác hoặc các đối tượng bên ngoài tìm cách chống phá, trốn trại giam; phạm nhân có hành vi chống đối quyết liệt hoặc phạm nhân xét thấy cần cách ly mới có khả năng giáo dục, cải tạo (gọi là phạm nhân đặc biệt nguy hiểm) phải được giam giữ riêng.
Phạm nhân đặc biệt nguy hiểm được giam giữ riêng trong từng khu giam. Buồng giam được xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ Công an và được trang bị phương tiện kỹ thuật, áp dụng biện pháp nghiệp vụ để quản lý, giám sát; mỗi buồng giam không quá 8 phạm nhân.
Thời hạn giam phạm nhân đặc biệt nguy hiểm tại buồng giam riêng từ 3 tháng đến 6 tháng; nếu tiến bộ thì được đưa ra khỏi buồng giam riêng trước thời hạn, nếu không tiến bộ thì bị gia hạn giam riêng.
Thời hạn giam riêng, đưa ra khỏi buồng giam riêng trước thời hạn, gia hạn giam riêng và hạn chế việc thăm gặp, nhận, gửi thư, nhận quà, liên lạc với thân nhân đối với phạm nhân đặc biệt nguy hiểm do Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam quyết định. Trong thời gian phạm nhân bị giam giữ tại buồng giam riêng, cán bộ quản giáo, trinh sát, giáo dục có trách nhiệm thường xuyên gặp gỡ, giáo dục phạm nhân.
Phạm nhân đặc biệt nguy hiểm phải lao động, học nghề trong khu vực rào vây hoặc nhà xưởng có tường, rào bảo vệ và quản lý nghiêm ngặt.
Phạm nhân đặc biệt nguy hiểm phải được lập hồ sơ để theo dõi.
Điều 13. Công tác phân hóa, điều chuyển phạm nhân
Phạm nhân chấp hành án tại trại giam nếu có biểu hiện hoặc có các hành vi câu kết, bè phái, cục bộ địa phương, tụ tập chống đối, tì cách chống phá, trốn trại giam, không chịu lao động, học tập hoặc số phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy trại giam đã được giáo dục nhưng không tiến bộ thì Giám thị trại giam quyết định chuyển phạm nhân từ phân trại giam này đến phân trại giam khác. Trường hợp xét thấy cần thiết phải phân hóa, bóc tách, điều chuyển phạm nhân đến trại giam khác mới đảm bảo trật tự, an toàn cho trại giam cũng như yêu cầu nghiệp vụ giam giữ thì Giám thị trại gia báo cáo Cục trưởng Cục Quản lý phạm nhân, trại viên để báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp quyết định điều chuyển phạm nhân đến trại giam khác.
Chương IV
QUẢN LÝ PHẠM NHÂN LAO ĐỘNG, HỌC NGHỀ, KHÁM, ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIÊN, CƠ SỞ Y TẾ
Điều 14. Quản lý phạm nhân lao động, học nghề
* Phạm nhân được bố trí lao động, học nghề theo đội. Mỗi phạm nhân phải có cán bộ quản giáo và có ít nhất 02 Cảnh sát bảo vệ dẫn giải, giám sát.
* Phạm nhân loại AĐB, BĐB, CĐB được bố trí lao động, học nghề trong trại giam hoặc tại các nhà xưởng gần trại, Nhà xưởng phải có rào vây, vọng gác và hàng rào ngăn cách giữa các khu vực lao động, học nghề của các đội.
* Phạm nhân loại A1, A2, A3, B1 được bố trí lao động, học nghề ở khu vực gần trại giam.
* Phạm nhân loại B2, B3, C1, C2, C3 được bố trí lao động, học nghề ở khu vực gần trại giam.
* Hết giờ lao động, học nghề phạm nhân phải được quản lý, giam giữ trong nhà giam, buồng giam.
* Dụng cụ, phương tiệng lao động, học nghề phải được quản lý chặt chẽ; cán bộ quản giáo phụ trách đội phải bàn giao cho từng phạm nhân để sử dụng và quản lý trong khi lao động, học nghề; hết giờ làm việc phải kiểm tra, thông kê đầy đủ và đưa vào kho để quản lý. Kho dụng cụ phải bố trí bên ngoài khu giam giữ.
Điều 15. Quản lý phạm nhân khám, điều trị tại bệnh viên, cơ sở y tế
* Khi đưa phạm nhân đi khám, điều trị tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế phải bố trí cán bộ thường xuyên canh gác, quản lý chặt chẽ 24/24 giờ trong ngày; trường hợp bệnh viên hoặc cơ sở y tế chưa có buồng riêng điều trị cho phạm nhân thì phải có ít nhất hai cán bộ trở lên quản lý một phạm nhân.
* Đối với phạm nhân thuộc loại AĐB, BĐB, CĐB, phạm nhân thuộc loại đặc biệt nguy hiểm, phạm nhân đang bị giam tại buồng kỷ luật mà mắc bệnh hiểm nghèo, ốm đau nặng cần phải đưa đi bệnh viện hoặc cơ sở y tế điều trị phải có ít nhất ba cán bộ quản lý; khi bệnh thuyên giảm cần thống nhất với bệnh viện hoặc cơ sở y tế đưa ngay phạm nhân về bệnh xá của trại giam, trại tạm giam để quản lý, điều trị theo phác đồ điều trị của bệnh viện hoặc cơ sở y tế.
* Trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phối hợp với cơ sở chữa bệnh cấp tỉnh nơi trại giam đóng xây dựng hoặc bố trí một số buồng riêng trong cơ sở chữa bệnh để điều trị cho phạm nhân.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 7 năm 2011 và thay thế Quyết định số 919/2002/QĐ-BCA(V26) ngày 01 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Công an về phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại.
Điều 17. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
* Tổng cục trưởng các Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
* Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có trách nhiệm giúp lãnh đạo Bộ kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Thông tư này.
* Trong qua trình thực hiên Thông tư nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) để có hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận:
– Các Đ/c Thứ trưởng (để chỉ đạo thực hiện);
– Các Đ/c Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để thực hiện);
– Lưu: VT C81, V11, V19
—————————
Mời các bạn xem loạt bài :
CUỘC CHIẾN SAU SONG SẮT.
Để hiểu rõ về sự tàn độc của nhà tù cộng sản đối với tù chính trị được thực hiện bằng thông tư này.
https://baothamnhung.com/cuoc-chien-sau-song-sat-phan-1/
https://baothamnhung.com/cuoc-chien-sau-song-sat-phan-2/
https://baothamnhung.com/cuoc-chien-sau-song-sat-phan-3/
https://baothamnhung.com/cuoc-chien-sau-song-sat-phan-4/
https://baothamnhung.com/cuoc-chien-sau-song-sat-phan-5/
https://baothamnhung.com/cuoc-chien-sau-song-sat-phan-6/
https://baothamnhung.com/cuoc-chien-sau-song-sat-phan-7/
https://baothamnhung.com/cuoc-chien-sau-song-sat-phan-8/
https://baothamnhung.com/cuoc-chien-sau-song-sat-phan-9/
https://baothamnhung.com/cuoc-chien-sau-song-sat-phan-cuoi/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here