Theo Tàu hay theo Mỹ?

    0
    572
    Chủ tịch nước Trần Đại Quang ở giữa TT Mỹ Donald Trump và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Ảnh: internet

    FB Trương Nhân Tuấn

    14-11-2017

    Tiếc thay chút nghĩa cũ càng/ Dẫu lìa ý ngó còn vương tơ lòng…

    Hai câu Kiều này khá “thông dụng” ở VN, dùng mô tả hoàn cảnh hai bên (bồ bịch) đã chia tay từ lâu nhưng “đôi lòng” vẫn còn “bịn rịn”. Câu hai là câu “điển hình”, cái cảnh đóa hoa sen đã ngắt đi rồi nhưng “hoa sen” và “ngó sen” như không muốn lìa hẵn (mà “bịn rịn” ráng nối lại với nhau bằng những sợi tơ mỏng manh). Thật là tâm trạng (ý niệm) não nùng “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”. Tâm trạng này có thể xem gần như là “con mắt có đuôi” của Phan Khôi trong bài thơ “Tình già – bước đi rồi con mắt có đuôi”.

    Ông tổng thống Mỹ kỳ này qua VN, nhân tham dự Hội nghị tượng đỉnh APEC, không còn “lẩy Kiều” (để mô tả mối quan hệ “nóng lạnh” giữa VN và Mỹ như những ông tổng thống tiền nhiệm). Diễn văn ông Trump có đoạn nói về khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

    Thông điệp của ông Trump rõ ràng là muốn “dạy” VN bài học về “độc lập”. Thông điệp như vậy rõ ràng là kỳ cục!

    Nhưng cái gì cũng có lý do của nó. Theo tôi, bài diễn văn của ông Trump tại Đà Nẵng là bài diễn văn “hay nhứt nước Mỹ”, từ sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, đánh dấu chấm dứt chủ nghĩa quốc tế cộng sản.

    Thế giới cộng sản sụp đổ, đồng nghĩa với sự chấm dứt của “chiến tranh lạnh”, tức “chiến tranh ý thức hệ”. Vấn đề là tâm lý “địa chính trị” thời chiến tranh lạnh vẫn không chỉ nằm nguyên trong đầu óc những nhà lãnh đạo nước Mỹ, lãnh đạo CSVN, đến nay là đã 3 thập niên, mà còn “lởn vỡn” trong đầu những nhà tranh đấu dân chủ của VN (theo kiểu ngó đã lặt lìa nhưng ý còn vương vấn).

    Ông Trump đã gióng tiếng chuông (cho mọi người VN biết rằng) quan điểm “địa chính trị” của Mỹ đã thay đổi. Khẩu hiệu “Nước Mỹ trước hết” của Trump (khi ra ứng cử tổng thống) thực ra là “cách nói khác”, cho mọi người biết sự chấm dứt các hoạt động của nước Mỹ liên quan đến “chiến tranh ý thức hệ”.

    Quan điểm “địa chính trị” của Mỹ, qua cái cách diễn đạt của ông Trump trong bài diễn văn thật là đơn giản. Nhưng cụ thể và mạnh mẽ.

    Từ lâu tôi có bài viết cảnh báo rằng “từ nay phe tranh đấu ‘cho một VN tốt đẹp hơn’ sẽ phải tranh đấu ‘một mình’.” Tôi không gọi “phe tranh đấu cho dân chủ” (mà gọi chung là phe “tranh đấu cho một VN tốt đẹp hơn”) vì trên thế giới này chẳng còn nước nào muốn giúp VN chuyển hóa sang dân chủ cả. Ngay cả “nhân quyền” cũng vậy.

    Ta sẽ không tìm thấy lý do nào để thuyết phục người Mỹ (hay quốc gia nào đó) cần tiếp tục “chống lưng” cho các “đồng minh”, cũng như tiếp tục giúp đỡ cho “những người tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền”.

    Thời chiến tranh ý thức hệ, phe “tự do” mà Mỹ cầm đầu luôn ủng hộ và khuyến khích các nước “đồng minh” nên xây dựng “chế độ dân chủ”, tôn trọng các quyền tự do cá nhân (tức chia sẻ các giá trị nền tảng) tương đồng với Mỹ. Mỹ cũng hết lòng giúp đỡ các tổ chức, những “nhà dân chủ” trong các chế độ độc tài. Vì Mỹ muốn chứng tỏ rằng chế độ “dân chủ tự do, kinh tế thị trường” là “ưu việt” so với chế độ độc tài cộng sản.

    Nhưng nay các việc này đã ngã ngũ. Không có lý do nào để Mỹ (kể cả các nước Châu Âu) tiếp tục các việc này nữa.

    Theo tôi, điều (mà mọi người VN cần ghi nhớ) là chiến tranh (lạnh) đã chấm dứt rồi. “Kẻ thù” không còn thì quan hệ “đồng minh” không còn lý do để hiện hữu.

    Quan điểm “địa chính trị” vùng “Châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ trong diễn văn của ông Trump, theo tôi, không phải “bỏ” khu vực này cho TQ. Những ý chính, cốt lõi của bài diễn văn là chỉa mũi dùi vào TQ. Mỹ sẽ “đối phó” với TQ bằng “kinh tế”, “đồ thật” chống với “đồ giả”, công bằng chống với gian dối lương lẹo. Mỹ đã “dằn mặt” TQ, nâng tầm quan trọng của “kinh tế” lên hàng tối thượng: “an ninh kinh tế là an ninh quốc gia”. (Muốn hiểu quan điểm địa chính trị “mới” của Mỹ thế nào ta phải hiểu “mô hình” phục hưng Trung Quốc – Trung hoa mộng – của Tập Cận Bình. Việc này sẽ không nói ở đây).

    Thông điệp của Mỹ cho VN (đơn giản) là sự “lựa chọn: “giàu có và tự do” hay là “đói nghèo và tôi tớ”? Thật là “phũ phàng”, như gáo nước lạnh tạt vô mặt. Nhưng chưa chắc có bao nhiêu người (lãnh đạo CSVN) ý thức điều này.

    Người Mỹ không thể không biết, trước khi tổ chức APEC thì lãnh đạo VN đã long trọng tổ chức 100 năm “Cách mạng tháng mười” của Nga. (Sau đó là tiếp đón Jack Ma, tiêu biểu cho kinh tế TQ).

    Đúng là tâm trạng (của ông Trọng) “dẫu lìa ngó ý vẫn còn vương tơ”. Ngay ở Nga, nơi khai sinh ra cuộc cách mạng, cuộc lễ diễn ra ảm đạm không kèn không trống.

    Ông Trọng là giàn lãnh đạo CSVN vẫn còn tư tưởng “quay đầu về núi”. Lựa chọn đã rõ ràng. Không biết gáo nước lạnh của ông Trump có làm mấy ông này thức tỉnh hay chưa?

    Ông Trump đến VN, cũng như ông Tập, ông Putin, ông Abe…, không có nghĩa là VN tổ chức “thành công” APEC.

    “Thế giới” đã “dị ứng” với các món ăn “truyền thống” của TQ và VN như “súp vi cá”, “bào ngư”, “tổ yến” v.v… Buổi tiệc ông Tập đãi vợ chồng ông Trump không có mấy món “quốc hồn quốc túy” này nữa.

    VN mở đầu “buổi tiệc” APEC với món “súp tổ yến” với giàn “chiêu đãi viên mặc yếm hồng”. Ông “chủ nhà”, tức ông công an kiêm chủ tịch nước Trần Đại Quang, bộ dạng ốm o hãm tài, lúc thì chơi bộ vét thùng thình (như bận đồ khín), lúc thì chơi cái áo sơ mi “quốc phục” màu xanh không giống ai… Tất cả thể hiện “tầm vóc” của VN trước trường quốc tế.

    Đúng như diễn văn của ông Trump. Ông này “khen đểu” VN nhưng mọi người vỗ tay rầm rầm. Khen đểu là vì khen VN nhưng cũng khen tất cả các nước chung quanh Mã Lai, Indonesia, Nam Hàn, Nhật… Tất cả các nước này đều phát triển hơn VN vài năm ánh sáng.

    Lịch sử đã sang trang nhưng người VN vẫn sống trong quá khứ. TQ sẽ tiếp tục “bỏ bùa” để VN “đê mê” sống như vầy. Jack Ma qua VN hô hào tuổi trẻ trở thành “doanh nhân” (bán hàng trên mạng). Nhưng VN có hàng hóa gì mà bán? Không lẽ bán sức lao động? Không lẽ rao bán trái thanh long, trái vú sữa, cá mắm?

    VN sẽ là nơi “buôn hàng dỏm” của TQ mà lời cảnh cáo của ông Trump, bán hàng giả là vi phạm “sở hữu trí tuệ”. Nghe báo chí dẫn lời Jack Ma “hàng giả của TQ rẻ nhưng có chất không kém kém hàng thật”. Câu nói này có thể khiến Jack Ma vô tù, nếu ông này diễn thuyết ở Mỹ hay các nước Châu Âu.

    Trước “tình thế thay đổi”, VN có chịu thay đổi hay không? Theo Tàu thì suốt đời làm “nô lệ”, bán hàng giả cho Tàu. Còn “theo Mỹ”, thì theo cái gì?

    VN đã bỏ phí 30 năm.

    VN phải “sáng chế” mô hình phát triển cho riêng mình. Các hiệp định kinh tế song phương, hay đa phương, sẽ không giúp cho VN bao nhiêu. VN chạy đua điền kinh “công bằng” với các nước khác mà thể lực không có.

    Theo tôi, tổ chức các “đặc khu kinh tế” (như Phú Quốc) là mót lại mô hình của TQ từ trên 30 năm trước. Khung cảnh “địa chính trị” đã thay đổi thì không thể áp dụng mô hình này. Tiếp tục vậy là tiếp tục thua.

    VN phải tự “cạnh tranh” với mình để tiến bộ, để tạo dựng “mặt hàng”, thương hiệu, sau đó mới “góp mặt với đời”. Cách tốt nhứt là lập quốc gia liên bang. Hai miền hai chế độ, cạnh tranh với nhau để tiến bộ. Điều này tôi đã nói qua.

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here