Tiêu cực xăng dầu còn ghê gớm hơn cả Việt Á – ai là trùm cuối?
Bạn đọc gửi bài nhờ đăng
*****************
Sự thật về thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu và mớ bùng nhùng, hỗn loạn thị trường xăng dầu do đâu?
Chuyên doanh nghiệp đầu mối xăng dầu xin giấy phép với nhiều ưu đãi như mỗi lần vay hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng để danh nghĩa là đi kinh doanh nhập khẩu xăng dầu nhưng lại mang tiền đi làm việc khác như đi làm chứng khoán.
Đó chính là tảng băng chìm tiêu cực đã tồn tại bao năm nay từ thời ông Trần Tuấn Anh làm Bộ trưởng thậm chí trước đó. Chính vì đặc quyền đặc lợi từ tờ giấy phép làm đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu nên trong giai đoạn trước khi ông Diên về làm Bộ trưởng, số lượng doanh nghiệp đầu mối đã tăng lên chóng mặt với 38 thương nhân đầu mối và hơn 330 thương nhân phân phối, biến VN thành “cường quốc” của các DN kinh doanh xăng dầu.
Thời Ông Trần Tuấn Anh và ông Trần Duy Đông làm Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, giấy phép thương nhân đầu mối và giấy phép thương nhân phân phối được cấp theo kiểu mua bán, chồng đủ tiền thì cấp khồng cần đủ điều kiện. Các DN có thể mua, xin chứng nhận sở hữu các cửa hàng, đại lý theo kiểu thuê mượn cho có, sở hữu chéo rồi được cấp phép sau đó bán cái nên đã hình thành một thị trường bát nháo giấy phép nảy sinh bao hệ luỵ cho đến hôm nay.
Chính vì vậy, thị trường xăng dầu ngày càng trở nên lộn xộn, bát nháo với những bất cập sau:
Quá nhiều thương nhân đầu mối (38 doanh nghiệp) trong khi những nước lớn như Trung Quốc, Anh, Mỹ, Nhật cũng chỉ có một vài thương nhân đầu mối.
38 ông này trải dài từ Bắc chí Nam trong đó thật ra riêng hai doanh nghiệp Nhà nước là Petrolimex và PV Oil chiếm tới gần 70% thị phần xăng dầu (trong đó Petrolimex chiếm 50% thị phần và PV Oil chiếm 18% thị phần).
Cả nước có 17.000 cửa hàng xăng dầu bán lẻ thì Petrolimex có tới 5.500 cửa hàng, PV Oil có hơn 650 cửa hàng.
Số hơn 30 thương nhân đầu mối còn lại chỉ chiếm hơn 30% thị phần nhưng trong số này có rất nhiều ông không kinh doanh xăng dầu nghiêm túc mà mượn giấy phép để “làm việc khác”. Chính vì mượn giấy phép để làm việc khác cho nên phần lớn trong số này không có đủ cửa hàng, đại lý theo quy định, không có kho bãi dự trữ xăng dầu đầy đủ, không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về dự trữ xăng dầu bắt buộc, thậm chí không kê khai đăng ký hệ thống cửa hàng xăng dầu với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Chuyện mang tiền đi chơi chứng khoán, làm bất động sản cũng chẳng phải xa lạ gì trong giới thương nhân đầu mối xăng dầu. Khi sự việc vỡ lở thì đám KOL và những nhà báo thân Đông và các thương nhân đen tối ầm ầm chửi bới, cho rằng nào là pháp luật không cấm kinh doanh ngoài ngành, nào là làm gì có chứng cứ này nọ, Báo Lao động đã đăng tải bài viết về Tập đoàn xăng dầu Thiên Minh Đức ở Hà Tĩnh, một điển hình thương nhân đầu mối sân sau của Đông nhận nhiều ưu ái, nhập cả xăng dầu bán sang Lào nhưng lại sa đà vào bất động sản, nợ đầm đìa không còn sức hoàn thành nghĩa vụ nhập khẩu và dự trữ xăng dầu theo qui định.
Để có một giấy phép kinh doanh đầu mối xăng dầu với quá nhiều ưu đãi, có thể vay hàng nghìn tỷ đồng từ ngân hàng với lãi xuất ưu đãi đồng thời có quyền nhập khẩu, mua bán lại xăng dầu cho các thương nhân phân phối, đại lý, cửa hàng khác nên các thương nhân đầu mối có thể có rất nhiều nguồn lợi nhuận khác. Trong đó, có nguồn quan trọng nữa có thể kinh doanh xăng dầu lậu, nhập lậu về để bán cho hệ thống phân phối. Mà Trần Duy Đông dung túng cho làm.
Có quá nhiều thương nhân phân phối. Theo thống kê đến nay cả nước có tới 330 thương nhân phân phối, nghĩa là một khâu trung gian chỉ mua đi bán lại xăng dầu trong nước, không nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài về nhưng những doanh nghiệp này khi sở hữu giấy phép cũng có nhiều quyền lợi ưu ái khác, cũng được vay hạn mức ngân hàng với số tiền khủng….nên thời kỳ ông Trần Tuấn Anh làm Bộ trưởng, ông Trần Duy Đông làm Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước cũng “bán cái” cấp phép tràn lan cho hàng trăm thương nhân phân phối.
Theo qui định thì thương nhân phân phối cũng phải có ít nhất 15 cửa hàng, có kho bể tối thiếu 2000m3 trở lên…nhưng ông Đông cứ thu đủ tiền là cấp phép, không kiểm tra, giám sát nên mới sinh ra chuyện nực cười khi đầu năm vừa qua, đoàn kiểm tra phát công văn giấy tờ tới nhiều doanh nghiệp phân phối thì không nhận được phản hồi, bưu điện trả về. Lúc này mới lộ ra doanh nghiệp xin giấy phép rồi làm trò mèo, suốt nhiều năm không hề phân phối xăng dầu. Vụ việc Công ty Trường Phú ở Hải Dương là một ví dụ điển hình.
Như đã nói năm 2022 là năm dị biệt của thị trường xăng dầu, do đứt gãy nguồn cung thế giới, thương nhân đầu mối trong nước thì né tránh giảm nhập khẩu trong khi giá xăng dầu liên tục tăng rồi lại liên tục giảm…nên khổ nhất vẫn là các đại lý thấp cổ bé họng. Trước đây khi xảy ra các biến động dị biệt thì cửa hàng xăng dầu có nhiều nguồn thu, lãi khi giá tăng và lãi cả nhờ nhập xăng lậu nữa. Nay khó khăn mới lộ ra thêm chuyện những chi phí giá cả xăng dầu đã lạc hậu, Bộ Tài chính qui định từ năm 2014 đến nay chưa thay đổi…Nếu tính đúng, tính đủ thì cửa hàng bán lẻ mới có lãi. Bộ Công Thương quản nguồn cung, Bộ Tài chính quản giá cả. Doanh nghiệp khó khăn kêu trời, còn hai bộ thì đùn đẩy trách nhiệm, Bộ Tài chính thì cứ đủng đỉnh mặc kệ. Bởi giảm thuế phí ảnh hưởng trực tiếp nguồn thu, tính đủ chi phí thì giá xăng tăng, giá xăng tăng kéo theo hàng hóa, giá cả, lạm phát này nọ…
Câu chuyện về sâu xa còn có một uẩn khúc từ thời ngày xưa. Năm 2011, từng xảy ra cuộc “khẩu chiến” giữa Bộ Công Thương và Bộ Tài chính về quản lý xăng dầu tương tự bây giờ https://tuoitre.vn/hai-bo-nang-loi-lo-ra-nhieu-chuyen-456804.htm
Lúc đó, Bộ Tài chính đang quản lý cả nguồn cung, cả giá cả đối với xăng dầu, nghĩa là quản từ A đến Z. Sau cuộc chiến đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa quản lý xăng dầu về Bộ Công Thương, Bộ Tài chính chỉ quản lý giá cả, tính toán chi phí. Nhờ vậy tình hình dần ổn định, có sự kiểm soát chéo, chứ nếu để ông Bộ Tiền vừa quản nguồn cung, vừa quản giá cả lại vừa nắm luôn cả hải quan nhập khẩu…thì chắc còn nhiêu chuyện nhiêu khê.
Xăng dầu là siêu lợi nhuận, nên nghe nói đang có một cuộc chiến ngầm để kéo miếng bánh ngon xăng dầu lại quay về giao cho Bộ Tài chính quản lý ,mà bộ nào quản cũng rối như canh hẹ như nhau.
Còn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên từ Tuyên giáo về chả biết làm ăn kiểu gì, không biết trọng dùng người tài mà vẫn trọng dụng bộ máy cũ, trọng dụng Trần Duy Đông mà o ép Nguyễn Lộc An vụ phó Vụ thị trường trong nước là một cán bộ tài năng, có kinh nghiệm điều hành xăng dầu thì lại bị trù dập và bị Trần Duy Đông vô hiệu hoá.
Người ta bảo thần thiêng phải có bộ hạ mà Diên về gần 2 năm vẫn dùng bộ máy cũ nên bị cô lập, không điều hành nổi.
Nghe nói Bộ Công Thương có nhờ Bộ trưởng 4T Nguyễn Mạnh Hùng sang Bộ Công Thương, đề nghị hỗ trợ để xây dựng, sớm áp dụng phần mềm quản lý xăng dầu toàn quốc; mọi thứ liên quan xăng dầu, mọi xuất nhập từ cửa hàng đến đại lý, hệ thống phân phối đến thương nhân đầu mối đều phải hiển thị trên phần mềm. Làm được thế thì có trời mà gian lận, buôn lậu hay bát nháo được?
Nhưng sự đời không dễ dàng, muốn minh bạch công khai đâu có dễ. Khi triển khai việc đó, lẽ dĩ nhiên Trần Duy Đông không thích, cả hệ thống đầu mối và phân phối không thích, giới buôn lậu càng không thích. Vì thế mà triển khai từ đầu năm, đến nay phần mềm vẫn chưa thấy đâu.
Mớ bòng bong xăng dầu chưa giải nổi khi mà Bộ trưởng Tài chính Phớc gần như vô cảm với nỗi khổ của dân, của hàng vạn cửa hàng xăng dầu ngắc ngoải thì y đứng ngoài cuộc, trì hoãn việc giảm thuế và tính đủ chi phí.
Nói không ngoa xăng dầu không kém quả bom Việt Á, chỉ chờ mấy trùm cuối bị đưa vào lò thì tình hình may ra mới chuyển biến!