Dạo này lại đi học triền miên, nên không có thời gian soạn tư liệu viết bài, những bài viết độc giả gửi đến đưa cả lên đây cho bà con xem.
====================================
Đây là những bằng chứng chứng minh sai phạm của evnict trong công tác quản lý dự án và tổ chức đấu thầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin của tập đoàn Điện lực Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo,đỡ đầu của Tổng giám đốc EVN Đặng Hoàng An, giám đôc EVN ICT đã cố tình gây ra một loạt sai phạm với các thông tin chi tiết cụ thể nêu ra trong các email phía dưới. Các sai phạm này gây ra tổn thất hàng trăm tỷ cho Tập đoàn EVN cũng như trực tiếp được hoạch toán vào giá thành điện gây áp lực tăng giá điện hiện thời cũng như vi phạm nghiêm trọng công tác quản lý đấu thầu với các hành vi thông thầu,lập dự toán đội giá hàng chục tỷ…
Kính gửi Lãnh đạo Bộ Công thương,
Đồng kính gửi Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin,
Như thông tin đã cung cấp trong email thứ hai ngày 18 tháng 12 năm 2007, Chúng tôi kính gửi Quý Lãnh đạo các thông tin bổ sung về các sai phạm trong công tác triển khai, vận hành hệ thống Quản Lý Tài chính & Vật tư (FMIS-MMIS) như sau:
Sai phạm trong công tác quản lý thực hiện hợp đồng số EVN-IFMMIS #2 ký ngày 28/05/2008 giữa EVN và Indra Sistemas,S.A
Sai phạm điều chỉnh nguyên tắc hợp đồng và điều khoản thanh toán. Cụ thể:
Hợp đồng EVN-IFMMIS#2 là hợp đồng được kí kết trên cơ sở đấu thầu quốc tế, nguyên tắc của hợp đồng là dự án EPC dưới dạng chìa khóa trao tay (turn key). Các điều khoản ngoài tuân theo quy định của Nhà nước, quy chế của EVN còn phải tuân thủ đầy đủ các quy định do nhà tài trợ vốn (World Bank-WB) ban hành. Tuy nhiên do quá trình thực hiện dự án từ tháng 5/2008 đến hết 2009, giữa nhà thầu Indra và EVN xảy ra vướng mắc và phải đem ra trọng tài quốc tế SIAC để giải quyết. EVN kí thỏa thuận hòa giải đồng thời kí hợp đồng phụ (Subcontract) ngày 30/09/2010 và phụ lục hợp đồng số 1 (Amendment no 1) tháng 01/2013 để thực hiện tiếp hợp đồng. Theo các văn bản này, trách nhiệm triển khai sẽ hoàn toàn do nhà thầu trong nước là Công ty CP Công nghệ mới Kim Tự Tháp Việt Nam (Pythis) thực hiện. Điều khoản hợp đồng được điều chinh từ turn key thanh toán tổng giá trị hợp đồng theo từng mốc sang hình thức thanh toán toàn bộ giá trị phần cứng và bản quyền ngay khi bàn giao, giá trị triên khai sẽ được thanh toán từng mốc dự án.
Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới luồng tiền EVN phải thanh toán trước cho nhà thầu ngoài ra tạo rủi ro cho dự án do phần lớn tiền được thanh toán trước trong khi khối lượng chưa đầy đủ khiến EVN luôn bị nhà thầu gây sức ép,phải chấp nhận nhượng bộ trong các yêu cầu về giảm chất lượng dự án (Thiết kế hệ thống, tiêu chuẩn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiến độ dự án, khối lượng tông thể dự án…)
Hệ lụy về tiến độ, chất lượng chung của hệ thống
Trong quá trình thực hiện dự án, các mốc tiến độ luôn bị trượt mốc tiến độ. Đồng thời EVN liên tục phải nhượng bộ các yêu cầu về hạ mức chất lượng của dự án như:
Nhân sự thực hiện dự án không đảm bảo theo quy định trong hợp đồng cũng như hồ sơ mời thầu.
Tiêu chuẩn kỹ thuật dự án như quy chuẩn lập trình, thiết kế giải pháp TA120 không đảm bảo hiệu năng cũng như dự phòng của dự án, đặc biệt khi hệ thống triển khai nhân rộng toàn bộ các đơn vị cấp 3 trực thuộc EVN.
Hợp đồng ban đầu được kí theo quy định là dự án turn key, điều quyết định để đảm bảo dự án đạt được hiệu quả như kỳ vọng là công tác chuyển giao công nghệ của nhà thầu cho đội ngũ tiếp nhận công nghệ EVN (Gồm EVNICT và đội tiếp nhận công nghệ các tổng công ty). Điều này đã được quy định rõ trong cả phụ lục 7 của Hợp đồng cũng như kế hoạch triển khai tổng thể được EVN phê duyệt. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, EVN ICT cũng như đội tiếp nhận công nghệ các tổng công ty vẫn chưa tự thực hiện được. Điều này có thể nhìn thấy rõ do trong quá trình sau khi Pythis kết thúc dự án, EVNICT không thể tự vận hành hệ thống cũng như trong quá trình triển khai tại các đơn vị cấp 3, hầu như toàn bộ các Tổng Công ty trực thuộc EVN phải thuê đối tác bên ngoài là FPT để thực hiện. Chi phí này lên tới hơn 60 tỷ đồng và được hoạch toán vào giá thành sản xuất điện.
Đối với dự án phần mềm, điều quan trọng nhất là mã nguồn của dự án, tới thời điểm hiện tại vẫn có thể khẳng định EVNICT hoàn toàn không sở hữu, làm chủ được hệ thống mà hoàn toàn phụ thuộc vào đối tác Pythis trước đây hay đối tác FPT, IERP, Sunshine Gymasys như hiện giờ. Đặc biệt điều này càng vô cùng rủi ro do trong quá trình triển khai, các đối tác như FPT, IERP hiện giờ hoàn toàn không được tham gia, đặc biệt khi EVNICT ký hợp đồng hỗ trợ vận hành số 19/2017/HĐ-EVNICT-FIS ngày 17/04/2017 với FPT thì FPT đã không còn là đối tác chính thức của Oracle tại Việt Nam. Điều này rất rủi ro do toàn bộ hệ thống chạy trên nền tảng ứng dụng Oracle, đây cũng là lý do trong mail trước có thể thấy bằng chứng FPT đã cố tình vi phạm pháp luật để sử dụng lậu hệ thống Oracle Support thuộc Bộ Tài chính để hỗ trợ cho dự án triển khai tại EVN.
Thiệt hại về kinh tế của dự án.
Dự án kéo dài nên chi phí quản lý dự án tăng gần 38 tỷ đồng.
Chi phí tiếp nhận công nghệ tăng gần 5 tỷ đồng.
Chi phí triển khai nhân rộng phải thuê ngoài hơn 60 tỷ đồng.
Chi phí vận hành dự án tăng hàng tỷ đồng. VD: Tính riêng hợp đồng ký với FPT cũng có giá trị hơn 4 tỷ đồng.
Hệ thống máy chủ trang bị theo dự án hoàn toàn không sử dụng được ở thời điểm này dẫn đến EVN phải mua một loạt máy chủ thay thế lên tới hàng chục tỷ đồng (Theo danh nghĩa dự án khác, nhưng thực chất để sử dụng triển khai, vận hành hệ thống FMIS/MMIS) Đấy là chưa kể hệ thống hoàn toàn chưa có dự phòng rủi ro để đảm bảo an toàn dữ liệu, đảm bảo sản xuất kinh doanh cho toàn bộ EVN.Hiện nay, các Tổng công ty bắt buộc phải thuê thêm máy chủ để vận hành hệ thống. Trong khi để đạt mục tiêu quan trọng nhất của dự án là hợp nhất báo cáo tài chính toàn Tập đoàn, hệ thống phải đồng bộ và dữ liệu tập trung.
Việc không kiểm soát được mã nguồn, chất lượng hệ thống nên vấn đề hiệu năng của dự án đang ở mức rất tệ buộc phải đầu tư hàng chục tỷ đồng vào phần cứng(chưa kể dự phòng) để khắc phục trong khi vấn đề gốc rễ là chất lượng lập trình tùy biến hệ thống lại chưa được giải quyết triệt để. Đặc biệt vào năm 2015, Oracle đã hỗ trợ EVN khảo sát, đánh giá và đưa ra báo cáo chi tiết về phần tùy biến (customization) được đối tác của EVN phát triển không tốt, không đảm bảo chất lượng cũng như các khuyến cáo để cải thiện. Tuy nhiên tới thời điểm này, toàn bộ các khuyến cáo này không được EVN triển khai thực hiện.
Các chi phí trên phần lớn được hoạch toán vào chi phí sản xuất và cấu thành giá điện (Chi phí tiếp nhận công nghệ, chi phí thuê ngoài triển khai nhân rộng, chi phí thuê ngoài vận hành…) Tính đến thời điểm này, dự án chưa được quyết toán cũng như đánh giá hiệu quả dự án tuy nhiên vẫn liên tiếp mở rộng triển khai nhân rộng toàn bộ các đơn vị cấp 3 trực thuộc. Chưa kể mối quan hệ giữa EVN ICT với các nhà thầu khi liên tục hỗ trợ giới thiệu các đối tác không tham gia vào xây dựng dự án vào hỗ trợ triển khai tại các Tổng Công ty như FPT. Đặc biệt các hợp đồng này đều có khối lượng, hạng mục công việc đơn giản nhưng được ký với các đơn giá rất cao. Điều này thể hiện sự dễ dãi, ưu ái đến bất ngờ của EVNICT cho FPT nên đã nảy sinh ra hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng như chuyển dữ liệu tài chính của EVN ra ngoài hay sử dụng lậu tài sản Bộ Tài chính để hỗ trợ triển khai tại EVN như đã nêu trong email trước.
Chúng tôi nhận thấy đây là những sai phạm có hệ thống và đặc biệt nghiêm trọng vi phạm các quy định chính sách, chủ trương của EVN cũng như pháp luật hiện hành tại Việt Nam.
Kính mong Quý Lãnh đạo chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm khắc các cá nhân cũng như các đối tác cố tình làm sai gây tổn hại tới nguồn vốn, chi phí cấu thành giá điện cũng như uy tín của EVN.
Trân trọng!