PHẢN BIỆN BÀI BÁO VỀ JOE BIDEN CỦA ÔNG LÊ CÔNG TÂM TRÊN MẠNG HỘI ÁI HỮU LUẬT KHOA VỀ ÔNG JOE BIDEN.

0
136

Nguyễn Quốc Khải
30-07-2020 

Ông Ngô Tằng Giao, một người quen thuốc trong cộng đồng Việt ở vùng Virginia, vừa phổ biến một bài báo của ông Lê Công Tâm nhan đề “Bản Chất Tàn Độc Của Joe Biden Đối Với Người Việt Tị Nạn Cộng Sản 1975”. Bài báo này mới được phổ biến trên mạng của Hội Ái Hữu Luật Khoa vào ngày 24-7-2020 có một số sai lầm nghiêm trọng nếu không muốn nói là xuyên tạc sự thật. 

Tôi đã nghiên cứu hồ sơ giải mật của Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và đã tìm ra sự thật rõ ràng rằng ông Joe Biden ủng hộ người Việt đến tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài báo của tôi nhan đề “Joe Biden Ủng Hộ Người Việt Tị Nạn Tại Hoa Kỳ” đã được phổ biến vào ngày 26-6-2020. Bản tiếng Anh đã được phổ biền vào giữa tháng 7 với tựa đề “U.S. Congressional Records: Joe Biden Welcomed Vietnamese Refugees to The United States.”

https://www.thongluan.blog/…/joe-biden-ung-ho-nguoi-viet-ti…

Hồ sơ của Quốc Hội Hoa Kỳ cho thấy rằng ông Joe Biden và 91 nghị sĩ khác đã ký vào nghị quyết S. Res 148 của Thượng Viện có tên là “Chào Mừng Những Người Tị Nạn Mới Nhất Đến Đất Nước Của Chúng Tôi” (Welcome the Latest Refugees to Our Shores) ngày 8-5-1975. Chỉ có một nghị sĩ Cộng Hòa là ông William Scott (Virginia) là chống nghị quyết này. Ngoài ra có bẩy nghị sĩ vắng mặt. 

Tôi có toàn bộ biên bản của buổi họp tại Nhà Trắng vào ngày 14-4-1975. Biên bản này không hề có câu tuyên bố sau đây để trong ngoặc kép mà LS Lê Công Tâm đã ngụy tạo và nói là của ông Joe Biden:

“Không có một trách nhiệm, kể cả lương tâm để di tản những người ngoại quốc.” 

Tại buổi họp ở Nhà Trắng, không có người nào phản đối người Việt tị nạn cả. Trái lại, hai nhân vật nhấn mạnh về trách nhiệm của Hoa Kỳ để cứu trợ người Việt tị nạn chính là Tổng Thống Ford và Ngoại Trưởng Kissinger. 

Theo biên bản buổi họp tại Nhà Trắng, Tổng Thống Ford có vẻ giận giữ về đề nghị của Nghị Sĩ Clairborne Pell cho người Việt định cư tại đảo Borneo của Nam Dương. Tổng Thống Ford đã tuyên bố như sau:

“Chúng ta đã mở cửa đón người Hung. Tôi không muốn nói rằng tình trạng giống nhau nhưng truyền thống của chúng ta là tiếp nhận những người bị đàn áp. Tôi không nghĩ rằng những người này nên được đối sử khác biệt với những người khác – người Hung, người Cuba, người Do Thái từ Liên Xô”.

Ông Thắng Đỗ cũng đã phân tách rõ ràng nội dung của buổi họp tại Nhà Trắng vào ngày 14-4-1975: 

https://www.pivotnetwork.org/…/joe-biden-khong-he-chong-ti-…

Tuy nhiên, ông Lê Công Tâm đã trắng trợn bóp méo sự thật khi nói rằng Tổng Thống Ford đã giận dữ về lời tuyên bố của ông Biden. 

Có hai dự luật về việc di tản và cứu trợ người Việt tị nạn được đệ trình Quốc Hội Hoa Kỳ:

Thứ nhất là S.1484 (Vietnam Contingency Act) được Thượng Viện chấp thuận với số phiếu 75-17 vào ngày 24-4-1975. Ông Biden là một trong 17 nghị sĩ chống vì dự luật này có điều khoản cho phép tổng thồng đưa quân Mỹ trở lại Việt Nam để bảo vệ việc di tản. Khi dự luật S 1484 đưa xuống hạ viện đã bị bác chung với dự luật HR 6096 cũa Hạ Viện.

Chính quyền Ford muốn gộp chung nhiều vấn đề vào kế hoạch di tản: (1) di tản người Mỹ, (2) di tản người Việt, (3) viện trợ quân sự và (4) mang quân Mỹ trở lại Việt Nam để bảo vệ cuộc di tản. Nhưng ông Biden và Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện nói chung muốn tách riêng những vân đề này để có thể tiến hành ngay phần di tản vài ngàn người Mỹ đã được chuẩn bị đầy đủ.

Tổng Thống Ford đã nhờ Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện đệ trình dự luật mới S 1661 (Indochina Migration and Refugee Assistance Act) và được chấp thuận với số phiếu 77-2. Hai phiếu chống là của hai nghị sĩ Cộng Hòa Jessy Helm và Silliam Scott. Dự luật S. 1661 nhập với dự luật 6755 của Hạ Viện được chấp thuận với số phiếu 381-31. Tổng Thống Ford đã ký thành luật ngày 23-5-1975 với một ngân khoản $455 triệu để di tản và cứu trợ người Viêt và Campuchia. Không có một ngân khoản nào về quân sự. Nếu có cũng đã quá trễ. 

Ông Lê Công Tâm hiển nhiên đã không nghiên cứu kỹ tài liệu, nhầm luật này với luật kia. Ông viết “Biden bỏ phiếu không cho phép Chính Phủ Mỹ di tản người Việt ở miền Nam Việt Nam khi chiến tranh sắp kết thúc năm 1975” là hoàn toàn bịa đặt. Một bài báo về pháp luật vọn vẻn 6 trang giấy với 6 tấm hình lớn đã chiếm hết nửa số trang nhưng chứa đựng quá nhiều sai lầm trầm trọng. Ông nên công tâm viết lại một cách chính xác.

Ông Lê Công Tâm từng du học ở Mỹ từ 1971. Sau khi tốt nghiệp với bằng cao học về quản trị kinh doanh (MBA) tại Long Island University, ông về Việt Nam làm việc tại Quỹ Phát Triển. Ông trở sang Mỹ định cư vào 1975. Ông từng là phụ tá cho Giám Sát Viên Janet Nguyễn (Cộng Hòa) và Giám Sát Viên Andrew Đỗ (Cộng Hòa) ở Quân Cam, California. Ông Tâm còn có tên là Tam (Nick) Lecong. Ông thường được gọi là luật sư nhưng tiểu sử của ông không nói ông học luật ở trường nào và trở thành luật sư vào năm nào.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here