Home PHÁP LUẬT Chống tham nhũng Phải chăng thất bại của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng và sự đổ vỡ đã cận kề?

Phải chăng thất bại của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng và sự đổ vỡ đã cận kề?

0
Phải chăng thất bại của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng và sự đổ vỡ đã cận kề?
Blog RFA

Thứ Ba, 08/08/2017 – 11:03 — Kami

Trong Bộ Quốc phòng uy tín của ông Nguyễn Phú Trọng có vẻ lớn, song việc tay chân của ông Trọng chỉ là một lũ quan văn xuất thân từ sĩ quan chính trị “văn dốt, vũ dát” như Ngô Xuân Lịch, Lương Cường… được tin tưởng cho nắm giữ quyền bính, trong lúc các tướng lĩnh giỏi trận mạc thì bị vô hiệu hóa và bị lũ quan văn đè đầu cưỡi cổ. Bức thư của Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương gần đây tố cáo Đại tướng Ngô Xuân Lịch (https://bit.ly/2ufrGsy) gần đây xuất hiện trên mạng đã phần nào cho thấy điều đó. Việc Nguyễn Phú Trọng và Ngô Xuân Lịch là 2 trong 19 UV Bộ Chính trị bỏ phiếu thuận (2/19) quyết định việc Việt Nam rút việc thăm dò dầu khí khỏi lô 136 -03, bãi Tư Chính đã khiến các tướng lĩnh quân đội phe chủ chiến vô cùng phẫn nộ. Nhất là Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng người giữ trọng trách điều binh khiển tướng vào lúc này.

Còn bên Bộ Công an thì Tổng BT Nguyễn Phú Trọng dẫu cố gắng tham gia đảng ủy Công an Trung ương để nắm quyền lực, song tiếng nói của ông Trọng hầu như không có trọng lượng, vì lãnh đạo Bộ Công An hiện nay gồm 8 Thứ trưởng và kể cả Bộ Trưởng Tô Lâm là 9 đều là những người được nguyễn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cất nhắc. Chưa kể đến 4/8 thứ trưởng toàn là đồng hương Ninh Bình của ông Trần Đại Quang. Việc thời gian vừa qua Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không dám rời thủ đô Hà Nội để đi đến các tỉnh khác, nhất là các tỉnh xa biên giới Việt Trung, từ Hà Nam trở vào phía trong, vì lý do sợ không an toàn và vì sợ nhỡ xảy ra việc gì bất thường thì đặc nhiệm của Bắc Kinh không ứng cứu được.

Nói như thế để thấy việc ông Nguyễn Phú Trọng muốn hủy diệt ông Ba Dũng cũng chẳng dễ như nhiều người tưởng.

Quan trọng hơn, với 2 nhiệm kỳ nắm giữ chức thủ tướng ông Ba Dũng đã xây dựng một hệ thống chân rết ở mọi ngóc ngách trong bộ máy nhà nước từ trung ương tới các địa phương, ông Trọng có muốn nhổ hết thì không thể làm được trong một thời gian ngắn chưa đến 2 năm. Chưa kể đến việc ông Nguyễn Tấn Dũng nhận được sự ủng hộ của các đại thần trong đảng như Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh và Đỗ Mười khi uy tín còn bao trùm.

Trong lúc Ủy Ban Kiểm tra TW đang xục xạo ở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ – cơ quan lãnh đạo toàn bộ vùng đồng băng sông Cửu Long để xử lý các sai phạm ở cơ quan này, thì có thông tin đáng chú ý cho rằng, gần đây nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gia đình đã chuyển về ở tại nhà khách Bộ Tư lệnh Quân khu 9.

Có người không ít người đặt câu hỏi rằng, không lẽ ông Nguyễn Tấn Dũng và các đàn em của ông ta ngồi im chịu chết và tại sao họ không có bất kỳ động thái phản ứng nào?

Có lẽ câu trả lời sẽ là, không dễ gì “con rắn độc” Nguyễn Phú Trọng nuốt nổi “con ếch” Nguyễn Tấn Dũng, vì tương quan bàn cờ chính trị Việt Nam không cho ông Tổng BT Trọng làm được như họ Tập ở Bắc Kinh. Nhất là khi thế và lực của phe Nguyễn Tấn Dũng và Trần Đại Quang vẫn còn không hề nhỏ, việc họ đã đón Đinh Thế Huynh về an dưỡng tại Phú Quốc sau hơn 2 tháng điều trị nhiễm độc phóng xạ tại Nhật bản đã cho thấy điều đó. Hiện tượng hàng loạt các lãnh đạo Việt Nam gần đây mắc chứng bệnh giống như ông Đinh Thế Huynh đã khiến nhiều người buộc phải tránh xa ông Trọng nếu họ không muốn chết sớm.

Theo một bản tin của VOV mới đây, trong mục hoạt động của Nguyên Thủ tướng dưới nhan đề “Họp mặt Đảng ủy viên Đảng ủy Quân khu 9 các thời kỳ” (https://bit.ly/2vBY3kR) cho biết, sáng 25/7, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 tổ chức họp mặt các Đảng ủy viên Đảng ủy Quân khu qua các thời kỳ.

Tham dự buổi lễ có các vị nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước: nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; cùng các vị lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Quân khu 9 qua các thời kỳ.

Tại buổi lễ, Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy, Tư lệnh Quân khu 9 nhấn mạnh: việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân khu đối với lực lượng vũ trang là một nguyên tắc, là nhân tố cơ bản quyết định đến sự lớn mạnh, trưởng thành và chiến thắng của lực lượng vũ trang Quân khu. Đồng thời khẳng định Quân khu 9 sẽ trở thành một pháo đài bất khả xâm phạm trước mọi kẻ thù.

Tại buổi họp mặt, còn có sự có mặt của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, tại đây bà Phó CTN nhấn mạnh: Sẽ sát cánh cùng Đảng bộ và lực lượng vũ trang Quân khu 9 để xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Lực lượng vũ trang Quân khu 9 cần chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và cấp ủy, chính quyền các địa phương trong khu vực ĐBSCL, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn…

Theo các chuyên gia phân tích chính trị về Việt nam thấy rằng, việc xuất hiện của các đại thần như nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh… tại trụ sở Bộ Tư lệnh Quân khu 9 dưới danh nghĩa họp mặt là một động thái bất thường của nguyên TTg Nguyễn Tấn Dũng. Đó được coi là một hành động có tính toán nhằm gửi đi một thông điệp đến Tổng BT Nguyễn Phú Trọng rằng họ sẽ không chịu ngồi im để chờ chết, vì ai cũng biết Quân khu 9 vốn là thánh địa và là nơi họp bàn những việc cơ mật của nguyên TTg Nguyễn Tấn Dũng.

Hiện nay truyền thông Đức cho biết, vụ việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc bởi tình báo Việt Nam đã có nhiều hệ lụy trên nhiều bình diện khác nhau cho các quan hệ Đức-Việt. Việc trục xuất tùy viên quân sự làm việc cho tình báo đã làm cho tình hình càng tăng thêm căng thẳng. Bây giờ thì việc hợp tác của hai nước cũng đang đứng trước một thời kỳ khó khăn. Theo đó, Chính phủ CHLB Đức đang xem xét bảo lưu việc ngưng chi trả các khoản tiền viện trợ cho Việt Nam.

Một cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu cho biết, không chỉ sự kiện Bãi Tư Chính mà việc khủng hoảng ngoại giao của Việt Nam đối với phương Tây sau vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, sẽ tiếp tục lan rộng với các biện pháp trả đũa thẳng thừng từ CHLB Đức nói riêng đến EU nói chung. Điều này sẽ tạo ra các tình huống phức tạp có khả năng xoay chuyển tình thế trên bàn cờ chính trị Việt Nam vào lúc này. Và nhiều khả năng phía Việt Nam sẽ chấp nhận trả lại nghi can Trịnh Xuân Thanh và chờ đợi các thủ tục hợp pháp từ phía Đức để tiến hành thủ tục dẫn độ nhằm hạ nhiệt.

Một nguồn tin chưa được kiểm chứng cho biết, theo cảnh sát Berlin đã có một nhân vật thứ 3 người Á Châu lạ mặt đã sử dụng điện thoại Iphone của Trịnh Xuân Thanh để quay lại cảnh bắt cóc, rồi sau đó cầm điện thoại (đã mở khóa sẵn) chuyển lại cho an ninh Đức và nói là ông đã vô tình nhặt được tại nơi bắt cóc trong ngày 23/7/2017. Khi cảnh sát Berlin nghi ngờ và đã tra hỏi người đàn ông đưa điện thoại cho an ninh, thì ông này đã khai thật rằng, một người đã trả ông 50 EURO để nhờ ông giao chiếc Iphone cho Cảnh sát và chuyển lại lời là Iphone này nằm ở hiện trường bắt cóc. Vẫn theo Cảnh sát Berlin, điều này đã càng khẳng định rằng mật vụ Việt Nam đã cố gắng giàn dựng một màn kịch bắt cóc để thực hiện cho một kế hoạch có động cơ chính trị.

Có nghĩa là, việc Bộ Công An “bố trí” đưa Trịnh Xuân Thanh sang Đức rồi cũng Bộ Công An chủ động “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh về Hà Nội, để khai thác và giam giữ theo một chế độ nghiêm ngặt đặc biệt thì Tổng cục 2 và Tổng Bí thư Trọng đâu biết Trịnh Xuân Thanh đã khai những gì? Và nếu như trả lại họ Trịnh cho CHLB Đức thì khả năng CHLB Đức cho phép phía Việt Nam dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước chỉ là con số không. Vậy rõ ràng là, họ tổ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hoàn toàn chỉ nhằm mục đích gây tai tiếng, hay nói cách khác nếu không muốn nói là họ chỉ muốn diễn kịch trong cuộc chiến tranh chấp quyền lực.

Không chỉ thế nhiều tin đồn đoán cho rằng ông Dũng có nhiều khả năng lật ngược được thế cờ ở phút thứ 89, nếu như ông Dũng biết khơi dậy lòng yêu nước, chống Trung Quốc từ các số đông các tướng lĩnh trận mạc, vốn làm nhiều nhưng ăn ít và có thừa sự bất mãn.