Một chuyến bay đêm của hãng Malaysia Airlines đã phải quay lại phi trường Melbourne sau 30 phút cất cánh, sau khi một người đàn ông cố gắng đột nhập vào buồng lái và đe doạ cho nổ bom.
Nghi phạm được xác định là một người đàn ông 25 tuổi gốc Sri Lanka sống ở khu vực Dandenong, Melbourne. Ông này được cho là đã tìm cách đột nhập vào buồng lái và la hét rằng mình có mang theo bom, trên một chuyến bay từ Melbourne đến Kuala Lumpur vào tối thứ Tư 30/5.
Nghi phạm sẽ hầu toà Sơ thẩm Melbourne vào hôm nay, nhưng Thanh tra Cảnh sát Graham Ahston thuộc Sở Cảnh sát Victoria cho biết đây không phải là một vụ khủng bố.
Ông Ashton tiết lộ rằng nghi phạm vừa được cho xuất viện tại một bệnh viện tâm thần ở Melbourne vào hôm qua. Bởi ông ta đã tự nguyện đăng ký nhập viện trước đó, nên không ai có thể giữ ông ta lại.
Hãng Malaysia Airlines xác nhận vụ việc trên xảy ra trên chuyến bay MH128, rời Melbourne vào 11.11pm tối hôm qua, và quay lại đột xuất vào lúc 11.47pm. Nghi phạm đã bị khống chế bởi phi hành đoàn và giao nộp cho cảnh sát ngay tại phi trường Melbourne.
“Đây không phải là một vụ cướp máy bay. Một hành khách gây rối đã tìm cách đột nhập vào buồng lái,” ông Graham cho biết.
“Hắn ta nói rằng mình có mang theo bom, Nhưng đó không phải là một quả bom, mà chỉ là một cục pin sạc điện thoại. Có 337 hành khách trên chuyến bay đó, cộng với phi hành đoàn, vì thế đây là một tình huống rất nghiêm trọng.”
Thủ tướng tuyên bố kẻ bị cáo buộc là khủng bố phải trả giá cho những tội ác đã phạm
Thủ tướng Malcolm Turmbull thề quyết sẽ giam tù vĩnh viễn tên khủng bố thuộc tổ chức IS khét tiếng nhất ở Úc.
Khủng bố nhận tài trợ qua thẻ quà tặng
Một bản phúc trình mới của cơ quan tình báo Úc, AUSTRAC, tiết lộ các thẻ điện tử có chứa sẵn một khoản tiền nhất định (stored-value cards) hay các thẻ quà tặng (gift cards), hiện được sử dụng để tài trợ cho bọn khủng bố ở Úc và ngoại quốc.
Phát hiện hơn 20 nghi can khủng bố tìm cách đến Úc qua đường visa du lịch
Sử dụng công nghệ sinh trắc học, Bộ Di trú Úc vừa ngăn chặn hơn 20 trường hợp nghi can khủng bố tìm cách đăng ký visa du lịch hoặc công tác để nhập cảnh Úc.
Cựu VĐV bóng đá Andrew Leoncelli nói với đài 3AW rằng người dàn ông này đe doạ “cho nổ tung máy bay”, sau khi bị một chiêu đãi viên yêu cầu quay trở lại ghế ngồi.
“Tôi đang ngồi trong khoang thương gia và tôi nghe hắn ta nói rằng hắn muốn gặp cơ trưởng. Nhân viên máy bay đã yêu cầu hắn quay lại chỗ ngồi,” ông Leoncelli nói.
“Hắn nói, ‘Tao sẽ không ngồi xuống. Tao sẽ cho nổ tung máy bay này,’ và nữ chiêu đãi viên đã hét lên kêu cứu.”
Ông Leoncelli nói rằng ông đã đuổi theo người đàn ông này, và hai hành khách khác đã giúp khống chế và giật một thiết bị lớn màu đen ra khỏi tay hắn ta. Thiết bị đó lớn cỡ quả dưa hấu, và “có hai dây nối thò ra ngoài.”
Nghi phạm đã bị bắt giữ bởi cảnh sát Úc, và toàn bộ máy bay đã được rà soát. Tất cả chuyến bay khác tại phi trường Melbourne được chuyển hướng đến phi trường Avalon, Geelong.
Một phần phi trường Melbourne đã mở cửa và vận hành trở lại vào hôm nay.
Nếu chúng ta nhìn vào các hệ thống luật pháp trên thế giới hiện nay thì quan điểm ép luật sư phải tố cáo hành vi phạm tội của thân chủ tỏ ra rất lạc lõng và phi lý, nhưng cũng có một số ngoại lệ rất hiếm hoi.
Những người ủng hộ quan điểm này muốn luật hoá nó trong Bộ luật Hình sự 2015, lồng nó vào tội không tố giác tội phạm.
Tội không tố giác tội phạm (misprision) đã từng nằm trong các bộ luật hình sự của hệ thống thông luật (common law) Anh – Mỹ, và là một tội tiểu hình (misdemeanor).
Hệ thống luật dân sự (civil law) của châu Âu cũng có điều luật tương tự. Và đúng như đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đã phát biểu, điều luật này vốn thường được áp dụng với các tội phản quốc (treason) vào thời Trung cổ và dưới các chế độ quân chủ.
Nhưng đến thời điểm hiện tại, nó đã bị xóa bỏ hoặc được thay thế bằng các điều luật khác, ví dụ như tội đồng phạm (conspiracy) hoặc che giấu tội phạm một cách cố ý (active concealment).
Điều đó có nghĩa là, tại các nước pháp quyền (rule of law), không một ai, kể cả luật sư, có nghĩa vụ phải tình nguyện tố giác tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự khi không làm điều đó.
Trong khi đó tại Việt Nam, phạm vi áp dụng của Điều 19, BLHS 2015 – Tội không tố giác tội phạm – lại rất rộng. Và nó bao gồm tất cả chúng ta.
Khoản 1 của Điều 19 quy định bất kỳ ai nếu biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm.
Khoản 2 của Điều 19 quy định, ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải tố giác các tội đặc biệt nghiêm trọng và các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Tương tự như khoản 2, khoản 3 Điều 19 quy định (là điều khoản đang gây tranh cãi tại Quốc hội), luật sư phải tố giác các tội đặc biệt nghiêm trọng và các tội xâm phạm an ninh quốc gia của thân chủ mà họ biết được khi thực hiện nghĩa vụ bào chữa.
Việc một người không tố cáo tội phạm hoàn toàn khác với hành vi giúp đỡ, che giấu người phạm tội. Vì người biết về hành vi phạm tội của một người khác không đồng nghĩa với việc họ cũng tham gia và giúp đỡ tội ác được thực hiện hay cố ý che giấu.
Do đó, Điều 19 áp đặt một cách không thỏa đáng lên người dân một nghĩa vụ pháp lý thừa thãi và lỗi thời vì BLHS vốn đã có quy định về đồng phạm (Điều 17) và che giấu tội phạm (Điều 18).
Luật sư nhân quyền Amal Clooney (trái), đại diện cho người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange trong vụ kiện dẫn độ của ông này tại Anh năm 2011. Ảnh: Yui Mok PA Archive/PA Images.
Đặc quyền của mối quan hệ giữa luật sư và thân chủ
Những ý kiến của các đại biểu phản đối quan điểm của bà Nguyễn Thị Thuỷ tập trung phần lớn vào vấn đề đạo đức nghề nghiệp của luật sư, cũng như các định chế về nghề luật dựa theo Hiến pháp.
Theo đó, ngay khi Điều 19 vẫn được ban hành thì luật sư vẫn không nên là đối tượng bị áp dụng.
Các đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh, Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Liên đoàn LS Việt Nam, cùng với đại biểu Trương Trọng Nghĩa của TP.HCM đã nhấn mạnh, khoản 3 của Điều 19 sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc của các luật sư, và có thể khiến họ không thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân trong các vụ kiện.
Quan điểm này dựa trên hai nguyên tắc:
Một, nghĩa vụ im lặng của luật sư xuất phát từ quyền im lặng của bị can, bị cáo. Vốn dĩ bị can, bị cáo không phải khai báo bất kỳ điều gì về bản thân, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra. Bị can, bị cáo cần luật sư, trong hầu hết các trường hợp là thuê luật sư, để bảo vệ quyền của mình, chứ không phải để luật sư đem thông tin đi nói cho người khác biết.
Hai, mối quan hệ giữa luật sư và thân chủ được bảo vệ bởi đặc quyền về bảo mật thông tin (confidentiality), bất kể là vụ án hình sự hay dân sự. Đây cũng là vấn đề nguyên tắc đạo đức của nghề luật sư, được các luật sư đoàn quy định.
Luật sư và thân chủ cần có đặc quyền về bảo mật thông tin, vì đó chính là điều kiện tối cần thiết để thiết lập sự tin tưởng tuyệt đối giữa họ.
Trước hết, một luật sư muốn làm tròn trách nhiệm biện hộ thì cần có đầy đủ tất cả thông tin liên quan đến hồ sơ vụ án, đặc biệt là những thông tin từ chính người mà mình bào chữa.
Đặc biệt, trong các vụ án hình sự, nghi phạm sẽ không thể nào tin tưởng nhân viên điều tra để chia sẻ tất cả thông tin, vì họ sợ sẽ có thông tin gây bất lợi cho họ. Vì thế, luật sư biện hộ chính là người mà nghi phạm phải tin tưởng nhất.
Vậy thì làm thế nào để khiến một người tin tưởng và chia sẻ tất cả với luật sư, kể cả những thông tin mang tính bất lợi hay có thể gây ra tranh cãi?
Trong các hệ thống tư pháp trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu và Mỹ, thông tin trao đổi giữa luật sư và khách hàng được bảo vệ bởi “đặc quyền của mối quan hệ giữa luật sư và thân chủ” (attorney-client relationship). Đặc quyền này bắt buộc luật sư phải bảo vệ thông tin của người khách một cách tuyệt đối.
Nguyên tắc bảo vệ tuyệt đối bí mật (confidentiality) về thông tin của khách hàng còn là một quy tắc đạo đức của nghề luật sư.
Để đảm bảo được nguyên tắc này, khi được thân chủ chia sẻ những thông tin trong phạm vi mối quan hệ luật sư-thân chủ (attorney-client relationship), thì luật sư không bị bắt buộc phải tố cáo thân chủ và không phải chịu trách nhiệm hình sự về việc biết mà không tố giác tội phạm.
Mà ngược lại, luật sư có nghĩa vụ phải giữ bí mật tuyệt đối về những thông tin đó. Nếu luật sư phá vỡ nguyên tắc này thì có thể phải đối mặt với việc bị luật sư đoàn kỷ luật hoặc bị thân chủ khởi kiện dân sự.
Luật sư có thể tự giác tố cáo, chứ không bị ép buộc
Ở Mỹ, đặc quyền giữa luật sư và thân chủ chỉ có thể bị phá vỡ trong một số trường hợp rất hạn hữu mà không bị coi là vi phạm đạo đức nghề nghiệp và không bị luật sư đoàn khai trừ hay phải chịu trách nhiệm dân sự.
Trường hợp thứ nhất, theo Điều 1.6 (b)(1) của Bộ quy tắc nghề nghiệp luật sư do Luật sư đoàn Hoa Kỳ (American Bar Association) soạn thảo, thì luật sư có thể tự giác thông báo đến cơ quan chức năng những thông tin về hành vi phạm pháp của thân chủ, khi luật sư biết khả năng rất cao là nó sẽ chắc chắn xảy ra.
Chúng ta có thể tham khảo một ví dụ được Luật sư đoàn Hoa Kỳ đưa ra.
Nếu một luật sư biết chắc thân chủ của mình – là một tập đoàn lớn – có hành vi xả thải trái phép vào một nguồn nước gây tác hại đến cho người dân và môi trường trên một diện rộng, thì có thể báo với chính quyền mà không bị quy là vi phạm đạo đức nghề nghiệp và phá vỡ nguyên tắc bảo đảm bí mật của thân chủ.
Tuy nhiên, nếu luật sư đó không báo với chính quyền thì cũng không thể bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội không tố giác hành vi phạm tội của thân chủ. Luật pháp chỉ truy cứu nếu luật sư là đồng phạm và thật sự tham dự vào hành vi phạm pháp.
Chẳng hạn như trong ví dụ vừa nêu, nếu luật sư cùng bàn bạc và vạch ra kế hoạch xả thải trái phép cùng với người khách của mình, thì lúc đó, luật sư là đồng phạm và phải chịu chế tài của pháp luật.
Trường hợp thứ hai thường được gọi là “ngoại lệ nhằm ngăn ngừa tội phạm” (crime-fraud prevention exception) trong Điều 1.6 (b)(2) của Luật sư đoàn Hoa Kỳ. Khi luật sư, thông qua mối quan hệ luật sư và thân chủ mà biết được người thân chủ của mình đã lên kế hoạch chuẩn bị phạm tội hình sự hoặc một tội lừa đảo, thì có thể phá vỡ nguyên tắc bảo đảm bí mật thân chủ và khai báo hành vi này với chính quyền.
Nguyên tắc “ngoại lệ nhằm ngăn ngừa tội phạm” thông thường được áp dụng trong những trường hợp của các tội đại hình (felony) đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người khác. Và nó cũng chỉ là một ngoại lệ (exception to the rule) cho nguyên tắc bảo mật chung của mối quan hệ luật sư-thân chủ.
Những ví dụ cho những thông tin mà luật sư có thể áp dụng ngoại lệ này để thông báo với chính quyền có thể là tin tức về một nạn nhân đang bị mất tích trong một vụ án, hay khi thân chủ đưa ra lời lẽ đe dọa đến tính mạng của người khác, nhân viên điều tra, hay thẩm phán, nhân chứng của vụ án, v.v.
Trường hợp thứ 3 cũng dựa trên nguyên tắc “ngoại lệ nhằm ngăn ngừa tội phạm”. Luật sư trong quá trình đại diện, có thể tình cờ biết được thân chủ mình đã từng thực hiện một tội hình sự hoặc lừa đảo nào khác, không nằm trong khuôn khổ của mối quan hệ luật sư-thân chủ.
Ví dụ như đang nhận bào chữa một vụ án kinh tế nhưng luật sư lại biết được thân chủ của mình đã mướn người mưu sát đối thủ thương trường của mình, và vụ án mưu sát đó đã không có manh mối trong vài năm.
Tương tự như trên, nếu việc báo với chính quyền sẽ giúp giảm thiểu thương vong hay thiệt hại cho nạn nhân hay thân nhân của họ, thì luật sư có thể làm điều này mà không bị cáo buộc là đã phá vỡ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
Trách nhiệm của luật sư trong những trường hợp kể trên, theo kiến nghị của Luật sư đoàn Hoa Kỳ, là phải khuyến cáo thân chủ từ bỏ ý định phạm tội, kết thúc hợp đồng đại diện nếu thân chủ kiên quyết không từ bỏ, và tuyệt đối không được phép đưa ra lời khuyên hay giúp đỡ thân chủ thực hiện hành vi phạm pháp.
Trong cả ba trường hợp được nêu, việc tự giác thông báo đến chính quyền từ phía luật sư đều không đồng nghĩa với việc luật sư có nghĩa vụ phải tố giác như Điều 19 BLHS 2015.
Cô Đoàn Thị Hương, nghi phạm ám sát anh trai của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un, và luật sư người Malaysia của cô. Ảnh: Zing.
Ngoại lệ: Luật sư có thể bị ép buộc khai báo trong những tình huống rất ngặt nghèo
Tòa án cũng có thể sử dụng trát tòa (subpoena) để yêu cầu luật sư đưa ra lời khai liên quan đến thông tin của thân chủ. Trong trường hợp đó, luật sư có thể đưa ra thông báo với tòa (motion to the court) là thông tin mà mình cung khai có thể nằm trong phạm vi của đặc quyền luật sư-thân chủ. Thẩm phán của phiên xử đó sẽ phải đưa ra một phán quyết (ruling) là luật có cho phép luật sư đưa ra lời khai hay không.
Nếu là có cho phép, luật sư phải tiếp tục thông báo đến người thân chủ của mình vì thân chủ có quyền kháng cáo lên tòa cấp cao hơn (seeking judicial review of an appeal court). Chỉ khi tất cả các thủ tục pháp lý đã được sử dụng và đều được tòa phán là luật sư có thể phá vỡ nguyên tắc bảo mật trong trường hợp này, thì luật sư có thể đưa ra lời khai. (Xin xem thêm tại Điều 1.6 (b)(6) về Quy tắc nghề nghiệp của Liên đoàn luật sư Hoa Kỳ).
Nếu đã có lệnh (order) của tòa yêu cầu đưa ra lời khai, mà luật sư vẫn kiên quyết không cung cấp thông tìn về thân chủ, thì luật sư có thể phải đối mặt với việc bị tòa phạt vạ vì đã “miệt thị tòa án” (contempt of court).
Tuy nhiên, vì nguyên tắc của nghề luật là phải đảm bảo bí mật của khách hàng, trường hợp tòa án đưa ra phán quyết là luật sư có thể phá vỡ nó để khai ra thông tin bất lợi với thân chủ cũng là việc rất hy hữu và phải có lý do hết sức nghiêm trọng, ví dụ như tính mạng của một hoặc nhiều người đang gặp nguy hiểm.
Thông thường, thẩm phán chỉ cho phép luật sư đưa ra lời khai khi nội dung của nó nằm trong phạm vi của “ngoại lệ nhằm ngăn ngừa tội phạm”.
Ngoài ra, khi người thân chủ cũ và luật sư có tranh chấp dân sự liên quan đến một vụ việc mà luật sư đã đại diện trong quá khứ, thì luật sư cũng có quyền được phá vỡ đặc quyền bảo mật. (Điều 1.6(b)(4),(5) về Quy tắc nghề nghiệp của Liên đoàn luật sư Hoa Kỳ).
Nguyên tắc bảo mật thông tin của khách hàng cũng không phải chỉ được áp dụng riêng ở Mỹ.
Dựa trên báo cáo cập nhật của ngài D.A.O. Edward, QC gửi đến Uỷ ban Luật gia của Liên minh châu Âu năm 2003, các nước châu Âu (và ngay cả các nước không nằm trong Liên minh Châu Âu – EU) đều có những điều luật bảo vệ bí mật của thân chủ tương tự như Mỹ.
Bảo vệ bí mật của thân chủ được các hệ thống tư pháp trên xem là một yếu tố quyết định sự sống còn của mối quan hệ giữa luật sư và thân chủ của mình.
Hơn một thập kỷ qua, luật sư VN vẫn vướng khả năng bị tội không tố giác tội phạm khi bào chữa cho thân chủ (Ảnh: Báo PL TPHCM tháng 2/2004)
Qua những phiên tranh luận giữa các đại biểu Quốc hội trong những ngày vừa qua, chúng ta có thể thấy tính cấp bách của việc cần phải xác định những tiêu chuẩn và quy tắc cho mối quan hệ giữa luật sư và thân chủ tại Việt Nam.
Đặc quyền bảo mật không chỉ là một khái niệm pháp lý của Tây phương, và cũng không phải là điều xa lạ ở châu Á.
Trung Quốc đã tiến hành cải cách tư pháp trước Việt Nam, và mở lại trường luật từ năm 1978. Mô hình của hệ thống tư pháp Trung Quốc khá giống với Việt Nam. Thế nhưng, Trung Quốc đã có không ít nghiên cứu rất nghiêm túc về đặc quyền bảo mật của những thông tin được trao đổi giữa luật sư và thân chủ. Hiện nay, theo nghiên cứu của Giáo sư Luật Leah Christensen của Đại học Luật Thomas Jefferson đưa ra vào năm 2011, Trung Quốc đã bắt đầu có những dự thảo luật được đề xuất nhằm bảo vệ quy tắc bảo mật các thông tin đó.
Không có đặc quyền bảo mật giữa luật sư và thân chủ thì họ không thể xây dựng được sự tin tưởng cần thiết để việc bào chữa có thể thực hiện một cách hữu hiệu nhất. Nếu người dân không được hưởng quyền được bào chữa một cách tốt nhất thì các bản án oan sai vẫn và sẽ tiếp tục xảy ra.
Đây chính là một sự bất cập khác mà khoản 3 của Điều 19, BLHS 2015 mang lại, và đó là lý do điều này phải được sửa đổi, hoặc tốt hơn hết, là xóa bỏ.
#TNCG – Nguồn tin đáng tin cậy cho biết, kẻ trực tiếp chỉ đạo trong việc tuyên truyền vu khống linh mục và giáo dân Song Ngọc, đồng thời chỉ thị cho một số bà con xã Sơn Hải đánh đập và phá hoại tài sản của bà con Song Ngọc, khua kẻng kích động bạo lực trong dân, chính là chủ tịch xã Sơn Hải, ông TRẦN VĂN HÙNG, Sđt: 0913 274 293.
Ông Hùng nầy có họ hàng gần với ông HỒ NGỌC DŨNG, phó chủ tịch huyện Quỳnh Lưu (Sđt: 0912 215 714), một kẻ đầy mưu ma chước quỷ, đã hướng dẫn đường đi nước bước cho ông Hùng. Cũng chính ông Dũng quân sư cho ông TRẦN DANH LAI (Sđt: 0912 131 417) chỉ đạo việc đánh đập linh mục JB. Nguyễn Đình Thục và giáo dân Văn Thai tối 30/5/2017.
Vậy đây là những kẻ chủ mưu và trực tiếp chỉ đạo tấn công linh mục JB. Nguyễn Đình Thục và bà con Song Ngọc, là những người đã tích cực đấu tranh chống lại Formosa:
Vậy nếu linh mục JB. Nguyễn Đình Thục và bà con Song Ngọc có mệnh hệ gì, người dân chỉ cần gặp ba người trên đây là ra mọi sự.
Cũng nguồn tin nầy cho biết, ông HỒ NGỌC DŨNG đã chỉ thị cho xã Quỳnh Ngọc thực hiện theo bài của xã Sơn Hải, nhưng chủ tịch xã Quỳnh Ngọc vốn là người có đức, đang phân vân chưa thực hiện. Hơn nữa dân Quỳnh Ngọc đa phần rất có học và hiểu biết nên không dễ tin vào lời tuyên truyền.
Dân xã Sơn Hải xem Công giáo là kẻ thù, thì họ nghiễm nhiên biến mình thành kẻ thù của gần hai tỷ người Công giáo trên thế giới. Hỏi như vậy có đáng không? Tại sao họ không tìm hiểu sự việc cho rõ ràng mà lại tin lời tuyên truyền của chính quyền mà chống lại những người đã và đang hy sinh chống lại Formosa, kẻ thù đang giết hại đồng bào mình, dân tộc mình?
Người Sơn Hải dù đi đến đâu trên thế giới nầy, họ không thể không gặp những người công giáo vốn tốt lành. Những người Công giáo đó nghĩ gì về họ?
Tại sao nhiều người Sơn Hải rất có nhận thức, đặc biệt những người đã và đang sống ở nước ngoài, họ thừa biết linh mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân Song Ngọc đang làm điều tốt đẹp cho cả dân tộc, mà lại không nói cho dân của họ, người thân của họ biết sự thật nầy?
Tính trung thực và cương trực thẳng thắn, vốn là bản chất của người Sơn Hải có còn nữa không?!
Trong chuyến công tác Trường Sa cuối tháng 5.2017, PV Báo Thanh Niên ghi lại nhiều hình ảnh công trình mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Châu Viên.03:21 PM – 30/05/2017 Thanh Niên Online
Khi tàu chúng tôi cập đảo Đá Đông A, từ đây dù cách xa hơn 10 hải lý (gần 20 km) nhưng bằng mắt thường có thể thấy đá Châu Viên. Nếu dùng ống nhòm sẽ thấy rõ nét những công trình mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Châu Viên.
Đó chính là tòa nhà trung tâm chỉ huy, ngọn hải đăng, hệ thống ra đa và nhiều công trình bổ trợ khác. Đáng chú ý tòa nhà trung tâm cao 7 tầng và được xây dựng thành một khối hình vuông rất rộng lớn.
Những công trình trên đá Châu Viên được xây dựng cùng một mô típ như ở Gạc Ma, Xu Bi, Huy Gơ… Các đảo, đá này đều bị Trung Quốc khẩn trương bồi đắp xây dựng trái phép những công trình khổng lồ.
Đá Châu Viên là rạn san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam), bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ ngày 28.2.1988.
Từ cuối 2013, phía Trung Quốc tập trung bồi đắp bãi Châu Viên thành đảo nhân tạo, xây dựng thành căn cứ quân sự có quy mô, tầm quan trọng nhất trong số 7 bãi đá mà họ cưỡng chiếm của Việt Nam tại Trường Sa.
Bãi đá nguyên bản có chiều dài tính theo trục đông – tây gần 6km, diện tích đạt 8 km2. Trừ một số hòn đá nổi lên ở phía bắc với độ cao 1,2-1,5 m so với mặt biển; đa phần diện tích đá Châu Viên chìm dưới nước.
Từ cuối năm 2013, Trung Quốc đã đưa hàng chục tàu vận tải biển cỡ lớn và máy móc, trang thiết bị ra nạo vét, bồi đắp, mở rộng bãi đá rộng gấp nhiều lần.
Tòa nhà trung tâm Ảnh: Trung Hiếu
Cuối năm 2014, Trung Quốc tiếp tục đưa công binh, công nhân ra xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, sân bay, bến cảng và đặc biệt là các công trình đảm bảo hoạt động cho hệ thống ra đa tần số cao, kiểm soát không lưu, thông tin liên lạc…
Hải đăng và trạm ra đa được xây dựng trên đá Châu Viên Ảnh: Trung HiếuTòa nhà trung tâm Ảnh: Trung HiếuCận cảnh hệ thống radar Ảnh: Trung Hiếu
Cuối tháng 5.2015, Bộ Giao thông Trung Quốc khởi công xây dựng và ngày 9.10.2015 đã đưa vào sử dụng trái phép 2 ngọn hải đăng với tên gọi Huayang và Chigua trên đá Châu Viên. Ngọn hải đăng Huayang có hình trụ, cao 50 m. Ngọn Chigua có hình nón trụ với kết cấu bê tông cốt thép, phát sáng trong phạm vi 22 hải lý và chu kỳ chớp là 8 giây.
Cận cảnh hải đăng Ảnh: Trung Hiếu
Do là đảo lớn, có nhiều công trình đặc biệt nên phía Trung Quốc tập trung nhiều loại tàu chiến, hải cảnh, tàu cá bọc sắt, ngăn không cho tàu thuyền các nước tiếp cận gần.
Chị Lê Mỹ Hạnh tới toà soạn báo Pháp Luật TP.Chị Lê Mỹ Hạnh tới Hôi Phụ Nữ TP
Hôm nay 31-5, cùng Hạnh tiếp tục cuộc hành trình gõ cửa các tờ báo : Báo Pháp Luật, báo Phụ nữ Thành Phố, và Hội Liên Hiệp Phụ nữ đưa đơn thư yêu cầu khởi tố khẩn cấp côn đồ Phan sơn hùng
Tất cả các tờ báo, người ta ai cũng biết về Lê Mỹ Hạnh, ai cũng nhận ra và tích cực tiếp nhận đơn thư tố cáo. Một sự tử tế không hề nhẹ =D. Một số phóng viên còn tỏ ra phẩn nộ vì thái độ thách thức dư luận cũng như tính chất côn đồ nguy hiểm của Phan sơn hùng. Trong nội dung làm việc với các tờ báo, chúng tôi nhấn mạnh tới sự bao che dung túng khó hiểu của công an quận 2 với tội phạm . Sự bao che này gây thêm sự rối loạn và hoang mang trong xã hội, khiến cho uy tín của công an thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mỹ Hạnh hôm nay cũng rất ốm yếu và mệt mỏi, tuy nhiên vẫn giữ vững quan điểm theo đến cùng sự việc. Và đã luôn luôn giữ được ngọn lửa quyết tâm đòi công lý cho mình và cho tất cả những ai có thể sẽ thành nạn nhân của lũ côn đồ vô nhân tính phan sơn hùng.
CHÚNG TA luôn bên cạnh Lê Mỹ Hạnh
Tin từ nhà báo Bảo Nhi Lê
TTO – Vẫn cách tiếp cận cũ của chính quyền tiền nhiệm, nhưng Lầu Năm Góc dưới thời tổng thống Donald Trump đã chọn cách thể hiện mới, đặt ra thách thức chưa từng có đối với Trung Quốc.
Truyền thông Mỹ dẫn lời một quan chức giấu tên nói tàu khu trục USS Dewey đã diễn tập cứu người rơi khỏi tàu khi đang di chuyển trong vùng nước 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn ngày 25-5. Trong ảnh: USS diễn tập cứu hộ trên biển tháng 4-2017 – Ảnh: USPACOM
Cách nhấn nhá và cung cấp thông tin của các quan chức ngoại giao Mỹ về vấn đề Triều Tiên và sự xuất hiện của tàu khu trục USS Dewey tại đá Vành Khăn, hay máy bay P-3 Orion gần quần đảo Hoàng Sa trong cùng một ngày làm dấy lên suy đoán Washington và Bắc Kinh đang “thực sự có vấn đề”.
Ngày 24-5, tàu khu trục USS Dewey của Mỹ áp sát đá Vành Khăn – thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng và xây đảo nhân tạo bất hợp pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh đã lập tức phản ứng mạnh mẽ, lên án hành vi xâm phạm cái gọi là “chủ quyền, an ninh” của Trung Quốc.
Hai ngày sau động thái của Mỹ mà Bắc Kinh gọi “vô phép”, những thông tin đầu tiên bắt đầu hé mở nhưng được cung cấp theo kiểu nhỏ giọt. Các tuyên bố từ cấp cao nhất về vấn đề Triều Tiên bắt đầu xuất hiện theo hai chiều hướng khác nhau.
Tàu chiến, máy bay Mỹ cùng xuất hiện
Ngày 26-5, một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ tàu USS Dewey đã áp sát đá Vành Khăn và tiến hành các hoạt động diễn tập “cứu người rơi xuống biển” trong lúc di chuyển hình zích zắc ngày 25-5.
Đây không phải là lần đầu tiên tàu chiến Mỹ di chuyển trong vùng nước 12 hải lý xung quanh các thực thể bị Trung Quốc kiểm soát phi pháp tại Trường Sa.
Dưới thời cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, hải quân Mỹ đã 3 lần đưa tàu chiến áp sát các thực thể Bắc Kinh xây dựng trái phép trên Biển Đông. Washington gọi những lần đưa tàu chiến như vậy là “các hoạt động đảm bảo tự do hàng hải và hàng không” trong khu vực (gọi tắt là FONOPS).
Tuy nhiên, khác với những lần trước, khi tàu chiến Mỹ chỉ thực hiện nguyên tắc “đi qua không gây hại” (innocent passage) trong vùng nước xung quanh các thực thể nhân tạo Trung Quốc xây, lần này, Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump đã “chơi lớn”.
USS Dewey đã di chuyển trong khu vực 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn khoảng 90 phút, có lúc chỉ cách bờ khoảng 6 hải lý. Tàu chiến Mỹ bị hai khinh hạm của Hải quân Trung Quốc bám đuôi, bị cảnh báo và yêu cầu rời khỏi khu vực hơn 20 lần bằng sóng radio, theo USNI News.
Tối 26-5, thông tin máy bay tuần thám P-3 Orion của Mỹ bị hai chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc chặn trên không phận quốc tế cách Hong Kong 240km ngày 25-5 xuất hiện.
Nguồn tin lần này cũng là “các quan chức giấu tên Mỹ”. Khu vực này, nếu xét theo đường chim bay rất gần với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Gary Ross từ chối cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động của USS Dewey, khẳng định tất cả sẽ được công bố trong báo cáo thường niên “không sớm cũng không muộn”. Đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định các hoạt động trong khuôn khổ FONOPS sẽ được tiếp tục và không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào.
Nếu được xác nhận, sẽ không ngoa nếu nói Mỹ “chơi lớn” khi trong cùng một ngày cử máy bay và tàu chiến áp sát các khu vực bị Trung Quốc kiểm soát bất hợp pháp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Kể từ khi bắt đầu tiến hành các hoạt động FONOPS ở Biển Đông năm 2013, hoặc là Mỹ đưa tàu chiến / máy bay áp sát một số thực thể ở quần đảo Hoàng Sa, hoặc quần đảo Trường Sa. Chưa có trường hợp cùng lúc đưa tàu chiến/máy bay đến cả hai quần đảo như lần này.
Chủ quyền vô lý của Trung Quốc bị thách thức chưa từng có
Được quy định tại Phần 3 UNCLOS 1982, nguyên tắc “đi qua không gây hại” được áp dụng cho tất cả các loại tàu thuyền của bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả tàu quân sự khi di chuyển trong lãnh hải của một quốc gia ven biển.
Điều 18 trong công ước này quy định rất rõ “việc đi qua phải liên tục và nhanh chóng”, trừ một số trường hợp như sự cố ngoài ý muốn mới được dừng lại.
Trước đây, dưới thời ông Obama, cả 3 lần tàu chiến Mỹ khi di chuyển trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo và thực thể Trung Quốc chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông đều viện dẫn cái gọi là “đi qua không gây hại” được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) mà Trung Quốc là một bên phê chuẩn.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này đã vấp phải sự chỉ trích của các chuyên gia luật quốc tế. Họ lập luận rằng việc Mỹ sử dụng nguyên tắc “đi qua không gây hại” chẳng khác nào đang thừa nhận các thực thể đó và lãnh hải xung quanh nó là hợp pháp.
Điều 19 UNCLOS 1982 có nêu rõ trong quá trình di chuyển, tàu thuyền nước ngoài không được phép tiến hành các hoạt động diễn tập có sử dụng vũ khí, phương tiện bay quân sự hay thu thập thông tin tình báo,…
Xét ở hai điểm này, các hoạt động và hải trình của USS Dewey ngày 25-5 không thỏa bất cứ điểm nào. Nó đã không di chuyển liên tục theo đường thẳng lại còn tiến hành diễn tập cứu người. Đó là còn chưa kể đến việc tàu chiến Mỹ đã không báo trước chính quyền Trung Quốc khi đi vào vùng nước 12 hải lý xung quanh Vành Khăn.
Điều 6 Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải 1992 của Trung Quốc buộc “tàu quân sự nước ngoài phải nhận được sự đồng ý của chính phủ Trung Quốc” nếu muốn tiến vào lãnh hải. Đó là lý do tại sao Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích, gọi hành động của Mỹ là “vô phép”.
Các chuyên gia luật quốc tế nhận định, bằng cách không tuân thủ bất kỳ quy định nào như đã nói ở trên, Mỹ đã gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc rằng sẽ không công nhận chủ quyền vô lý của Bắc Kinh ở Vành Khăn cũng như cái gọi vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh thực thể nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp.
Trực thăng AS-332 Super Puma hạ cánh trên sàn đáp cuối boong tàu USS Dewey tháng 1-2012. Tàu quân sự nước ngoài nếu tiến hành các hoạt động như thế này trong khu vực lãnh hải của nước khác sẽ không được xem là “đi qua không gây hại” – Ảnh: USPACOM
TTO – Trong nhiều năm qua, Cục An ninh tình báo Canada đã giám sát các nhà báo Trung Quốc thường trú ở Ottawa vì nghi ngờ họ làm gián điệp cho Bắc Kinh.
Theo điều tra riêng của báo La Presse (Canada) công bố trong tháng 5 này, Cục An ninh tình báo Canada (trực thuộc Bộ An ninh Công cộng) quan tâm đặc biệt đến các phóng viên thuộc cơ quan thường trú của Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa xã tại thủ đô Ottawa.
80% phóng viên Trung Quốc làm gián điệp
Các phóng viên Trung Quốc thường trú đã gia nhập Diễn đàn Báo chí Quốc hội (tổ chức quy tụ các phóng viên nghị trường) thì vẫn có quyền ưu tiên tham dự các sự kiện do Văn phòng thủ tướng, các bộ hoặc các cơ quan chính phủ Canada tổ chức.
Một nguồn tin giấu tên từng giữ vị trí quan trọng trong chính phủ trước đây của Thủ tướng Stephen Harper (2006-2015) tiết lộ: “Trong chính phủ ai cũng biết phóng viên các báo này giữ vai trò rất rõ tại Ottawa. Đó là thu thập thông tin chiến lược mà chính phủ Trung Quốc quan tâm. Bởi vậy ngay tại Ottawa cũng phải hành xử cẩn thận để tránh bị dò xét”.
Một cựu nhân viên cấp cao của Cục An ninh tình báo Canada khẳng định tất cả cơ quan tình báo phương Tây mà đặc biệt là liên minh tình báo Five Eyes (Canada, Mỹ, Anh, Úc và New Zealand) đều minh định phóng viên Trung Quốc đều phục vụ cho chính phủ Trung Quốc.
Nguồn tin này nhấn mạnh: “Họ là gián điệp. Chúng tôi đánh giá 80% phóng viên Trung Quốc trên thế giới làm gián điệp”.
Báo La Presse đã liên lạc để hỏi thêm về vấn đề này nhưng văn phòng đại diện của hai tờ báo Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa xã tại Ottawa cũng như đại sứ quán Trung Quốc đều không trả lời.
Sa bẫy tình của nhà báo nữ Trung Quốc
Dưới thời Thủ tướng Stephen Harper, hãng thông tấn Tân Hoa xã có ba phóng viên thường trú tại Ottawa. Hiện nay Tân Hoa xã và Nhân dân Nhật báo cử mỗi báo một phóng viên đưa tin thời sự tại Ottawa.
Phản hồi với báo La Presse, ông Dan Brien, giám đốc truyền thông của bộ trưởng Bộ An ninh công cộng, không cung cấp chi tiết mục đích điều tra đối với các phóng viên Trung Quốc.
Ông giải thích: “Luật quy định về Cục An ninh tình báo rất rõ. Cục chỉ có thể mở cuộc điều tra đối với một phóng viên nếu có đủ thông tin cho thấy phóng viên này tham gia các hoạt động đe dọa an ninh quốc gia”.
Một nguồn tin giấu tên cho biết trong các báo cáo hàng tuần về an ninh quốc gia cho thủ tướng đều thường xuyên nói đến hoạt động gián điệp của các viên chức Trung Quốc hoặc phóng viên Trung Quốc. Cũng vì thế mà lúc còn đương nhiệm, Thủ tướng Stephen Harper giữ thái độ không mấy mặn mà trong quan hệ với Trung Quốc.
Trường hợp của hạ nghị sĩ Bob Dechert là ví dụ tiêu biểu. Một cựu lãnh đạo Cục An ninh tình báo Canada tiết lộ hồi tháng 9-2011, có tin ông Dechert đã gửi thư điện tử mùi mẫn cho một phóng viên nữ của Tân Hoa xã ở Toronto.
Lúc đó ông Dechert giữ chức thư ký Quốc hội của Ngoại trưởng John Baird và như vậy có thể nắm được một số tài liệu mật. Chồng của phóng viên nữ nọ đọc được thư và đã chuyển cho một số nhà báo xem.
Nguồn tin khẳng định ông Dechert đã rơi vào bẫy tình của phóng viên nữ nọ. Sau đó, ông Dechert đã bị Cục An ninh tình báo Canada điều tra.
Phóng viên chỉ lo chụp ảnh quân sự!
Năm 2011, văn phòng Thủ tướng Stephen Harper rất ngạc nhiên khi các phóng viên Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa xã đăng ký theo đoàn của thủ tướng đến thăm Bắc cực. Cũng các phóng viên này tham gia chuyến thăm Bắc cực của thủ tướng vào năm 2012 và 2013.
Một cộng sự cũ của Thủ tướng Harper kể trong các chuyến thăm, nhà báo Lý Học Giang của tờ Nhân dân Nhật báo không quan tâm chụp ảnh sự kiện liên quan đến thủ tướng mà chỉ canh me chụp rất nhiều ảnh về các cơ sở quân sự và trang thiết bị của quân đội Canada như máy bay, trực thăng.
Thủ tướng Stephen Harper (thứ hai từ phải sang) đến Bắc cực năm 2012 – Ảnh: Bộ Quốc phòng Canada
Trong chuyến đi năm 2013, phóng viên này xô đẩy nữ trợ lý báo chí của thủ tướng khi bị từ chối đặt câu hỏi và định giật micro. Lực lượng an ninh phải áp giải người này ra khỏi phòng.
Năm sau, Văn phòng thủ tướng quyết định không cho phóng viên Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa xã tháp tùng chuyến đi Bắc cực.
Năm 2016, theo đề nghị của Cục An ninh tình báo Canada, Hạ viện thông báo với Diễn đàn Báo chí Quốc hội sẽ siết lại quy định an ninh đối với các phóng viên mới đăng ký đưa tin Quốc hội như lấy dấu vân tay, kiểm tra lý lịch tư pháp. Tuy nhiên do Diễn đàn Báo chí Quốc hội phản đối nên các biện pháp này chưa được thực hiện.
Nhà báo Canada bị mua chuộc
Nhà báo Mark Bourrie đã viết tin về nghị trường Quốc hội từ nhiều năm nay. Ông đã có thời gian cộng tác với cơ quan thường trú Tân Hoa xã ở Ottawa khoảng một năm rưỡi.
Ông kể năm 2010, Trương Đại Thành – trưởng cơ quan thường trú Tân Hoa xã – giải thích rằng Tân Hoa xã muốn tăng cường sự hiện diện và thông tin vì Trung Quốc chưa có hãng thông tấn nổi tiếng như AFP, Reuters, La Presse.
Sau đó, trưởng cơ quan thường trú đưa ra lời mời cộng tác. Ông Bourrie đồng ý nhưng có hơi ngờ vực. Vài người trong Diễn đàn Báo chí Quốc hội nói nhỏ với ông họ tin rằng Trương Đại Thành là gián điệp.
Ông Bourrie viết chủ yếu về bầu cử liên bang năm 2011 hoặc các tin thông thường đại loại như thông báo của Ngân hàng trung ương Canada chứ ít viết về các vấn đề quân sự, trừ máy bay chiến đấu F-35.
Mùa xuân năm 2012, lúc đức Đạt lai Lạt ma thăm Ottawa trong hai, ba ngày, có một cuộc hội thảo tổ chức ở Ottawa. Trương Đại Thành nhờ ông Bourrie theo dõi sự kiện này.
Khi ông hỏi viết bài dài chừng bao nhiêu từ, người này nói chỉ muốn ông ghi chép sự kiện chứ không cần câu chuyện.
Sau đó có một sự kiện khác ở công viên Lansdowne. Trương Đại Thành đến đó và hỏi Bourrie: “Anh có biết Thủ tướng Stephen Harper và Đạt lai Lạt ma trò chuyện về chủ đề gì không?”. Nhà báo Canada trả lời “không”.
Trả lời báo La Presse hồi đầu tháng 5-2017, nhà báo Mark Bourrie quả quyết Trương Đại Thành là gián điệp vì khi ông hỏi bài viết của ông sẽ được xử lý thế nào, người này trả lời sẽ gửi trực tiếp về Bắc Kinh chứ không đăng báo.
Từ đó ông chấm dứt cộng tác với Tân Hoa xã và gửi thư cho Diễn đàn Báo chí Quốc hội thông báo Trương Đại Thành là gián điệp Trung Quốc.
Nhà báo Mark Bourrie kể một lần nọ, trưởng cơ quan thường trú Tân Hoa xã Trương Đại Thành nhờ ông thu thập tên và địa chỉ những người biểu tình trong chuyến thăm Ottawa của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào năm 2010 nhưng ông đã từ chối. Ông biết trưởng cơ quan thường trú rất thân cận với người của đại sứ quán Trung Quốc.
Ngày 24-5-2017 nhà báo Khá Lương Ngãi và tôi (Hoa Kim Ngo) thay mặt CLB LHĐ đến thăm Trần Vũ Anh Bình mới được trả tự do 3 ngày.
Hôm nay ngày 24-5-2017 nhà báo Khá Lương Ngãi và tôi thay mặt CLB LHĐ đến thăm Trần Vũ Anh Bình mới được trả tự do 3 ngày.
Em và gia đình rất vui. Mẹ em giới thiệu với Bình chúng tôi là những người mà tết năm nào cũng đến thăm chúc tết gia đình và gửi quà cho em. Em xúc động và gửi lời cảm ơn đến các bác, các chú, anh chị trong CLB. Chúng tôi không đi đón em vì gia đình cho biết Bình không muốn ỗn ĩ khi em về. Nên hôm nay chúng tôi mới tới.
Trần Vũ Anh Bình sau 6 năm tù cộng sản.
Bình nói: Em không muốn mọi người làm em tưởng em ở trên mây, thực tế em muốn em chỉ là em. 6 năm tù với em chỉ là một cuộc chơi và thử thách vậy thôi. Ngay từ đầu khi họ kết tội em 6 năm, em đã nghĩ rằng so với ba em đã thấm tháp gì? ba em bị 11 năm trong lao tù mà không mang ra xứ án. Bị bắt với tội “phản động” và 11 năm đằng đằng trong lao tù. Thì 6 năm em bị kết án không thấm thám gì với 11 của ba em. Em đã nhiều lần bị biệt giam, bị cùm kẹp, nhưng khi họ thả em ra tù chung, em vẫn vui vẻ như không.
nhà báo Khá Lương Ngãi và Trần Vũ Anh BìnhHoa Kim Ngô và Trần Vũ Anh Bình
Có lẽ trong trốn lao tù Trần Vũ Anh Bình luôn phải gồng mình đối phó bằng cả tinh thần lẫn thể xác. Trong lao tù em cứng cỏi bao nhiêu thì về nhà trước tình cảm của mẹ, của gia đình, của những người đồng chí hướng đến thăm em, em lại mềm lòng bấy nhiêu. Những giọt nước mắt lăn trên má khi em kể về tình cảm anh em tù chính trị gặp nhau, sống với nhau thế nào.Từng cây kim, từng điếu thuốc lá nhường nhau, nhường cơm sẻ áo cho nhau từng chút, từng chút, trân trọng và yêu thương nhau ra sao làm em không kìm nén được cảm xúc. Có những lúc em nấc lên, khóc như chưa từng được khóc.
Hoa Kim Ngô và Trần Vũ Anh Bình
Em nói: sắp tới em sẽ hoàn tất những bài hát em sáng tác trong tù, cả những bản em phổ nhạc lời thơ của Trần Huỳnh Duy Thức và thơ của anh Nguyễn Văn Hải ( Hải Điếu cày) . Em nhờ tôi nhắn với anh Hải Điếu cày là em sẽ sớm thu âm bài “khung trời biệt giam” lời là thơ của anh Hải Điếu Cày viết. Dù chỉ một tuần giam cùng anh Hải Điếu Cày, nhưng những gì anh Hải đối xử với Bình và Việt Khang em không thể quên.
CẦU MONG EM SỚM BÌNH TÂM.
SG ngày 24-5-17
Sương Quỳnh
Báo chí dưa tin sáng 29.5, 18 bệnh nhân đang chạy thận tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hòa Bình thì có dấu hiệu bất thường xảy ra, rồi 7 người chết, một người đang nguy kịch. Ở một nước tự do, dân chủ, pháp trị nào đó thì với một ca tai biến y khoa nghiêm trọng như thế này người đứng đầu ngành Y, Bộ trưởng Bộ Y tế phải xuất hiện ngay lập tức trong một buổi họp báo cúi đầu xin lỗi thân nhân những người bị nạn rồi hoặc bay chức hoặc phải tự giác từ chức ngay! Nhưng với Chị Nguyễn Thị Kim Tiến ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thì đừng có mơ.
Trước đây trong những giai đoạn mà ngành Y xảy ra nhiều scandal còn kinh khủng hơn, như trong vòng hai năm 2012-2013, hàng loạt trẻ em đã bị tai biến, tử vong sau khi tiêm vaccine Quinvaxem 5 trong 1, một loại vaccine mà nhiều nước tiên tiến đã không còn sử dụng nữa; “Hàng loạt sản phụ tử vong chỉ trong vòng 1 tháng” (báo Giáo dục VN), nói về những cái chết oan ức, tức tưởi của các sản phụ, có khi cả mẹ cả con tại một số bệnh viện tỉnh năm 2013; những sai sót do nghiệp vụ, do cẩu thả, thiếu lương tâm thì đầy: “Tràn khí màng phổi bên trái, bác sĩ đặt ống dẫn lưu bên phải”(báo Dân trí), “Tiền Giang: bức xúc vì bác sĩ mổ nhầm chân” (Sống Mới):“Những vụ “mổ nhầm” chết người của bác sĩ VN” (Tin tức online)…
Mới đây lại có vụ “Đau đớn nữ sinh mất chân vì bệnh viện tắc trách”, báo Người Lao Động, (tôi nhớ vụ này bà Bộ trưởng Y tế có đến thăm nạn nhân và hứa hẹn “Bác hứa sẽ ôn luyện cho con, chỉ cần học ôn một năm, con có thể thi đậu vào ngành y” (báo Thanh Niên, không biết bây giờ số phận em ra sao và lời hứa của bà Bộ trưởng gió thổi bay về phương trời nào rồi).
Rồi thì vô số chuyện chứng tỏ tai biến, tai họa trong ngành Y không chỉ do chuyên môn yếu kém mà cái chính là do y đức xuống cấp như “48 em bé đã bị tiêm lô vaccine hết hạn sử dụng” (VNExpress), “Kinh hoàng chuyện “ăn bớt” vaccine tại TT Y tế dự phòng Hà Nội” (Lao Động), “ăn” không chừa một cái gì, một ai “Hà Nội: bệnh nhân phong bị “ăn bớt” thuốc?”, tại Trung tâm Da liễu Hà Đông, Hà Nội. Hay vụ “nhân bản” phiếu xét nghiệm ở Bệnh viện Hoài Đức, Hà Nội năm 2013; vụ tráo thủy tinh thể ở Bệnh viện mắt Hà Nội, năm 2013; vụ bác sỉ, Giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường, Hà Nội làm chết người xong ném xác nạn nhân xuống sông năm 2014…
Bản thân bà Tiến thì lại có rất nhiều câu phát ngôn hoặc việc làm khiến dư luận sửng sốt vì rất …bản năng, theo kiểu nói mà không nghĩ, hoặc rất vô cảm, thiếu trách nhiệm.
Từ vụ dịch “tay chân miệng” tràn lan tại 63 địa phương trên cả nước vào năm 2011, trong đó, 20 tỉnh, thành có ca bệnh tử vong với con số 119 người, thì tại buổi gặp mặt giữa Bộ Y tế và báo chí, bà Bộ trưởng vẫn tuyên bố “chưa đến mức phải công bố dịch”; cho tới hàng loạt vụ sản phụ tử vong rồi trẻ em tử vong vì tiêm vaccine nhưng bà Bộ trưởng với trách nhiệm của người đứng đầu ngành không hề có một lời chia sẻ với gia đình các bệnh nhân, hoặc ngỏ lời xin lỗi…và rất nhiêu câu phát biểu khó nghe khác, nếu kể ra thì quá dài!
Có những giai đoạn báo chí, dư luận chĩa mũi dùi dữ dội vào Bà Bộ trưởng Y tế, kiến nghị đòi bà phải từ chức, lập cả trang facebook yêu cầu bà từ chức (tôi còn nhớ một trong những người mẹ có con nhỏ lên tiếng mạnh nhất là blogger Mẹ Nấm, hiện giờ đang phải ngồi tù, chưa rõ vì tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” hay có “hành vi chống phá cách mạng” (?).
Nhưng bà Tiến vẫn nhất định không từ chức. Với phương châm “nín thở qua sông, mọi chuyện để lâu cũng hóa bùn”, mà rồi bà đã đoán đúng, dư luận nói mãi cũng thôi, đất nước này ngày nào chả có những chuyện thối nát mới, quan chức khốn nạn hoặc thần kinh thì đầy…Thế nên bà Tiến không những không bay chức, không từ chức mà còn tiếp tục được ngồi lại thêm một nhiệm kỳ nữa. Nghe đâu con trai bà đang học ở Mỹ và đã có nhà cửa cơ sở bên đó, chỉ vài năm vơ vét nữa là bà “hạ cánh” an toàn, sang Mỹ ung dung hưởng tuổi già, lương tâm làm gì có răng mà cắn?
Cho nên một chuyện “cỏn con” như thế này mà đòi bà Bộ trưởng Y tế phải từ chức ư? Đừng mơ nhé.
Vả lại, nói như ông Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Hôm nay thấy sai một chút chỗ này xử lý, “cách chức đi, kỷ luật đi”, ngày mai thấy sai chỗ kia, “cách chức đi, kỷ luật đi”, lấy ai mà làm việc các đồng chí ? (Phiên chất vấn của Quốc hội sáng 12.06.2010)
Bà Tiến còn có thêm một lý do nữa để tự bào chữa, đó là trong một xã hội mà quan chức hầu hết đều bất tài, vô cảm, vô trách nhiệm, tham nhũng cực kỳ, hà cớ gì mình bà phải có lòng tự trọng, phải rút lui nhường chỗ cho người khác?
Người của đảng cho biết, cuộc diễn tập chiến đấu phòng thủ ở xã Sơn Hải, huyên Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An diễn ra trong hai ngày 27 và 28/5/2017 như sau:
– Nội dung:
1. Chuyển xã vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
2. Xử lý A2 theo kế hoạch bắt con tin;
3. Điều chỉnh kế hoạch phòng không nhân dân từ thời bình sang thời chiến;
4. Đưa địa phương vào tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và điều chỉnh kế hoạch chiến đấu phòng thủ.
Tình huống giả định là giải tán một cuộc kích động, biểu tình của bà con giáo dân về sự cố gây ô nhiễm môi trường biển của Formosa.
– Triển khai thực hiện:
1. Chủ tịch UBND xã đối thoại trực tiếp với một số đối tượng cầm đầu việc biểu tình và đồng thời tuyên truyền, vận động bà con không nên gây rối trật tự công cộng.
2. Công an, quân sự dùng đạn khói để giải tán đám đông và tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng chức năng trà trộn vào bắt một số đối tượng quá khích nhằm giữ vững ổn định địa bàn.
3. Cán bộ y tế sơ cứu vết thương kịp thời cho những người bị thương khi đang làm nhiệm vụ
– Thành phần tham gia:
Đảng ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, cán bộ chuyên môn, lực lượng dân quân tự vệ, công an.