Home Blog Page 1463

Phê vào học bạ: hạ bút, đừng hạ đao!

0

Tuổi Trẻ

TTO – ‘Học bạ theo cả đời người nên hạ bút ghi vào học bạ là việc cần lắm sự cẩn trọng và tấm lòng của thầy cô; trong tấm lòng ấy có cả sự bao dung gắn liền sự giáo dục…’
Phê vào học bạ: hạ bút, đừng hạ đao!
Dòng trạng thái đăng trên Facebook của P.T.T. khiến học sinh này bị kỷ luật – Ảnh: AN LONG

Trên đây là chia sẻ của bạn đọc Huỳnh Văn Hiến (huynhvanhien@…) xung quanh bài viết Học sinh lớp 12 bị kỷ luật vì ‘chê’ bệnh viện trên Facebook đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Như đã thông tin, nữ sinh P.T.T. bị tai nạn và vào Bệnh viện đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười (thị xã Kiến Tường, Long An) chữa trị một lần và không hài lòng với thái độ của các nhân viên tại đây.

Phát ngôn cá nhân, nhà trường lấy quyền gì cấm cản mà hạ hạnh kiểm học sinh? Kêu là giáo dục sáng tạo này nọ, vậy mà vừa mở mồm phát biểu lại vả vô mồm học sinh. Nhà trường nên coi lại.”
Bình luận bạn đọc Khánh Huỳnh

Đến ngày 5-3 T. viết về điều này trên Facebook cá nhân bày tỏ bức xúc của mình.

Ngày 6-3, Ban giám hiệu trường THPT Kiến Tường đã mời T. lên làm việc. Tiếp đó, ngày 16-3, Ban giám hiệu nhà trường ra quyết định kỷ luật T. với hình thức khiển trách, lý do là vi phạm điều 41 Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28-3-2011 của Bộ GD&ĐT về ban hành Điều lệ trường THPT.

Theo T., sau sự việc trên, nhà trường tiếp tục hạ hạnh kiểm của em từ tốt xuống trung bình vào cuối năm học, khiến em tốt nghiệp với hạnh kiểm trung bình, ảnh hưởng đến cả quá trình học phổ thông của em.

Sau khi Tuổi Trẻ Online đăng bài viết phản ánh vụ việc, ngay lập tức nhận được ‘làn sóng’ phản đối của dư luận thông qua phần bình luận dưới bài viết cũng như qua fanpage Tuổi Trẻ tại địa chỉ: https://www.facebook.com/baotuoitre.

Tính đến 11h20 ngày 2-6 (tức chỉ hơn 10 tiếng đồng hồ) đã có hàng hàng ý kiến bình luận và 1.552 lượt chia sẻ.

Tự nhận mình cũng là một nhà giáo, bạn đọc Huỳnh Văn Hiến viết: “…Tôi nghĩ ngôn từ em dùng chưa đúng mực và cần được dạy thêm để hoàn thiện hơn chứ vì nhận xét của em mà em bị hạ hạnh kiểm thì quá đáng. Học bạ theo cả đời người nên hạ bút ghi vào học bạ là việc cần lắm sự cẩn trọng và tấm lòng của thầy cô; trong tấm lòng ấy có cả sự bao dung gắn liền sự giáo dục. Xin chân thành chia sẻ suy nghĩ của tôi – một nhà giáo”.

Trong khi đó, đọc qua góp ý của học sinh T. trên facebook, bạn đọc Ho Toai (toaicnc@…) cho rằng rõ ràng những nhận xét của em học sinh này là có chừng mực và thể hiện sự phản biện cần thiết cho sự tiến bộ xã hội. Bạn đọc Ho Toai bức xúc: “Thay vì nhìn thấy mặt tích cực của em học sinh này thì nhà trường lại kỷ luật”!

Đồng tình với nhận định này, bạn đọc Nguyễn Tí bổ sung: “Đừng phạt em ấy, mà phải khen, vì có 2 lý do sau: 1) Em nó dám nói ra sự thật, mà thời bây giờ đang thiếu cái này lắm. Thậm chí trẻ con bây giờ còn được dạy nói “sai” nữa mà. 2) Biết đâu, nhờ ý kiến của em mà bệnh viện sẽ tốt hơn trong thời gian tới nếu ban giám đốc Bệnh viện này lưu ý đến.”

Theo bạn đọc này: “Chúng ta đã chịu đựng, nhường nhìn nhau quá lâu rồi. Đã đến lúc nói thẳng, nói thật với nhau rồi”.

Cho rằng việc nhà trường kỷ luật nữ sinh T. là không có cơ sở, bạn đọc Lê Cường (lecuong@…) còn đã chịu khó sưu tầm Điều 41 để mọi người cùng tham khảo.

Theo đó, ở Điều 41, các hành vi học sinh không được làm 1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác. 2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh. 3. Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục. 4. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. 5. Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.”

Và, cuối cùng bạn đọc Lê Cường kết luận: “Tôi không biết em T. sai chỗ nào trong cái Điều 41 này!”

Cực đoan hơn, bạn đọc Phan Văn viết: “Tóm lại, bệnh viện và trường học không liên quan gì nhau. Em ấy thụ hưởng dịch vụ không tốt thì có quyền lên tiếng. Còn nếu không đúng hay ảnh hưởng đến y bác sĩ thì bệnh viện đó lên tiếng. Còn nhà trường, không nằm trong hoàn cảnh đó thì với tư cách gì chụp mũ các em. Tại sao không biết lắng nghe mà cứ hay giáo điều. Làm như thế thì học sinh nào còn dám phản biệt, góp ý, tố giác tiêu cực.”

Cũng từ chuyện ‘lời thật mất lòng, thẳng thắng thường thua thiệt’ này, bạn đọc Phan Văn gợi ý vui: “Cũng khuyên với các bạn học sinh, có gì bức xúc nên gọi vào đường dây nóng của báo Tuổi Trẻ để được bảo vệ tiếng nói”.

Còn bạn, bạn có ý kiến gì về điều này? Mời bạn chia sẻ ý kiến ở ô BÌNH LUẬN dưới bài hoặc gởi qua email: tto@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!
M. NHIÊN tổng hợp

Vỡ bong bóng hay tự điều chỉnh với giá nhà cao ngất ngưởng hiện nay?

0

Ngày càng có nhiều chuyên gia quả quyết thị trường địa ốc ở Úc đang bị bong bóng, dù không mấy người tiên đoán sẽ bị vỡ mà giá nhà chỉ chựng lại trong một thời gian dài.

Vietnamese

ByQuốc Vinh

31 May 2017 – 6:55 PM  UPDATED 31 May 2017 – 7:05 PM

Giá nhà tại nhiều nơi như Sydney và Melbourne đã thật sự vượt khỏi tầm tay của nhiều người muốn làm chủ căn nhà đầu tiên trong đời.

Một số kinh tế gia, thậm chí cả những nhà hoạch định chính sách tin rằng đang có tình trạng bong bóng hoặc ít ra là giá nhà bị thổi phồng quá đáng.

Các chuyên gia tiếng tăm như Chris Richardson của Deloitte Access Economics, hoặc Shane Oliver của AMP Capital, vì vậy tin rằng có điên mới mua nhà trong lúc này.

Một số chuyên gia không nghĩ thị trường có nguy cơ sụp đổ mà tiên đoán giá nhà sẽ tự điều chỉnh trong một thời gian, cụ thể có thể hạ 10-15%.

Nếu mức điều chỉnh đó xuống đến 20% thì có nghĩa là thị trường địa ốc bị sụp đổ.

Vào lúc này chỉ mới có ít kinh tế gia tin như vậy, nhưng phóng viên kinh doanh của ABC, Michael Janda đưa ra hai lý do để nghĩ rằng thị trường có khả năng sụp đổ hơn là tự điều chỉnh.

Nợ ngập đầu

Thứ nhất là do người dân Úc đang mang nợ kỷ lục, hiện ở mức 189% thu nhập, và trên 123% GDP.

Điều đó sẽ rất nguy hiểm nếu lãi suất không còn thấp như hiện nay mà liên tục tăng trong một khoảng thời gian ngắn.

Bộ Ngân khố Liên bang đã cảnh báo lãi suất sớm muộn gì cũng sẽ tăng.

Mặc dù tiên đoán lạc quan về kinh tế Úc, nhưng Tổng thư ký Bộ Ngân khố, John Fraser nhắc mọi người phải đề phòng.

Lãi suất tăng thường đi kèm với việc siết chặt các điều kiện cho vay khiến có muốn đổi chủ cho vay cũng không dễ.

Bên cạnh đó là vật giá gia tăng và nếu tỉ lệ thất nghiệm tăng nữa thì lại còn khó khăn hơn cho những ai mắc nợ nhiều.

Trong năm nay một số nhà bán lẻ đã sập tiệm và sa thải nhiều công nhân sau khi người dân vì mang nợ nhiều quá phải mua sắm ít lại.

An cư lạc nghiệp (14) Bí quyết đầu tư bất động sản

Trong khi nhiều người Úc nói chung vẫn chưa mua được căn nhà đầu tiên, có rất nhiều người Việt đã chăm chỉ tích lũy, và sở hữu căn nhà thứ hai, thứ ba để đầu tư. Lựa chọn căn nhà thế nào để lời nhiều nhất, nên trả dứt một căn nhà hay nợ nhiều căn nhà cùng một lúc?

An cư lạc nghiệp (13) Dùng quỹ hưu bổng tự quản lý để đầu tư bất động sản

Hoàn toàn có thể dùng quỹ hưu bổng tự quản lý của cá nhân để đầu tư mua nhà hoặc mua một cơ sở thương mại. Cách thực hiện như thế nào, phải có bao nhiêu tiền trong quỹ hưu bổng?

An cư lạc nghiệp (10) Khái niệm căn bản cho người mua nhà lần đầu

Tìm hiểu về thời gian thay đổi ý kiến (cooling-off-period) sau khi ký hợp đồng mua nhà ở mỗi tiểu bang quy định khác nhau ra sao, trợ giúp của chính phủ cho người mua nhà lần đầu, cùng khấu trừ đầu tư thua lỗ và thuế lợi vốn.

An cư lạc nghiệp (9) Mượn tiền ngân hàng để mua nhà hay qua môi giới

Vay tiền mua nhà có thể là khoảng thời gian khó khăn với nhiều người, nên mượn tiền từ nhà băng hay thông qua những người môi giới cho vay (broker)? Tìm hiểu thông tin hữu ích về bảo hiểm ngôi nhà và đồ đạc (home and content insurance).

An cư lạc nghiệp (6) Những điều cần biết về Đấu giá mua nhà

Những người mua nhà lần đầu sẽ cảm thấy ngộp thở vì lo sợ và phấn khích khi tham gia vào buổi đấu giá căn nhà mà họ yêu thích. Cần chuẩn bị gì trước một buổi đấu giá, để không bị “hớ”, tự tin trả giá và chiến thắng?

Mua bán chậm

Thứ hai là vì thanh khoản của thị trường địa ốc đang bốc hơi – tức là không dễ để bán lẫn mua theo giá bạn muốn.

Không giống như thị trường chứng khoán, địa ốc không dễ dàng trao tay mà có thể mất đến hàng tháng.

Khi giá nhà cao không ai lo lắng gì và ngân hàng có cơ hội cho vay nhiều, và cứ thế giá nhà lại càng tăng.

Trong tình huống đó người đi mua nhà sẽ đông, nhưng vì nghĩ rằng giá nhà còn lên nữa nên không có nhiều người bán.

Kết quả là người mua phải cạnh tranh dữ dội để mua, và vì thế giá nhà lại càng tăng.

Không cần phải là nhà thông thái để hiểu rằng nợ nần không thể tiếp tục dâng cao trong khi mức lương ở Úc tăng chậm chưa từng thấy – chỉ có 1,9% cho năm nay, trong khi tỉ lệ lạm phát là 2,1%.

Theo các chuyên gia, một khi thị trường sụp đổ hay tự điều chỉnh, thì bị ảnh hưởng nhiều nhất là những ai mua nhà để đầu tư.

Lý do vì ngay cả chính sách ưu đãi thuế khi đó cũng không còn giúp họ được nhiều nếu giá nhà hạ trong một thời gian dài.

Nếu giá nhà chửng lại lâu đủ, nhiều nhà đầu tư sẽ muốn bán nhưng lại không tìm được người mua.

Chuyện này đã từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chánh ở Mỹ, Ireland, Tây Ban Nha, cũng như Moranbah của Queensland, Port Hedland của Tây Úc, và hiện nay là ở Perth.

Nhưng chính phủ lại không thể can thiệp nhiều vì sợ ảnh hưởng đến sắp hạng tín dụng AAA của quốc gia.

Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese Facebook

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/vietnamese

Tin nóng cách đây vài phút lúc 21 giờ ngày 01.06.2017 (giờ Âu Châu):

0

Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris

Tin này không ngạc nhiên vì Tổng thống Mỹ Trump đã hứa với cử tri rằng ông sẽ rút khỏi Hiệp định thế giới về khí hậu, nên không thể thất hứa với nhửng người ủng hộ ông.

Ông Trump cũng nói biến đồi khí hậu toàn càu là một tin „vịt“ do Trung cộng tung ra, mục đích làm công nhân Mỹ mất công ăn, việc làm nếu Hiệp định được thực thi.

Rât nhiều công ty lớn của Mỹ như Apple, Google, Facebook, Microsoft, Levi Strauss, Morgan Stanley, Mars, Tiffany, Intel, Unilever….,ngược lại, lại ủng hộ Hiệp định khí hậu.

Duong Hong-An

Nhiều nỗi băn khoăn trong chuyến đi của Nguyễn Xuân Phúc sang Hoa Kỳ

0

Nhiều nỗi băn khoăn trong chuyến đi của Nguyễn Xuân Phúc sang Hoa Kỳ

Cali Today News – Theo phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao CS Việt Nam là bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, nhận lời mời của Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là ông Donald Trump, Thủ tướng Chính phủ CS Việt Nam là ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 29-31/05/2017. Chuyến đi của Thủ tướng Phúc diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam được dư luận đánh giá là có rất nhiều biến động và thách thức. Liệu đây có là một chuyến đi gặt hái nhiều kết quả như mong đợi của cá nhân Thủ tướng Phúc nói riêng và nhà cầm quyền CS Việt Nam nói chung?…

Sức mạnh chính nghĩa đặt hy vọng ở Thủ tướng Phúc có được hay không?

Giáo sư Nguyễn Khắc Mai (ảnh; sưu tầm các trang mạng)

Theo Giáo sư Nguyễn Khắc Mai – nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Ban Dân vận Trung ương, hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết cho đây là một thời điểm rất có ý nghĩa khi mà Việt Nam cử một người lãnh đạo sang Hoa Kỳ, tức là ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hiện nay, bối cảnh xã hội Việt Nam có nhiều biến động, biến động cả tình hình trong nước lẫn biến động tình hình ngoài quốc tế khiến Chính phủ của ông Thủ tướng Phúc đứng trước nhiều vấn đề:

-Về Chính trị: Người dân Việt Nam đang yêu cầu sự đối thoại nghiêm túc, khi đối thoại yêu cầu Chính phủ Việt Nam chấm dứt việc khủng bố những người đấu tranh cho độc lập, cho dân chủ, cho công bằng ở Việt Nam.

-Về Kinh tế: Trước khi ông Phúc sang Hoa Kỳ, ông đã họp với nội các để khẳng định sẽ cố gắng vực dậy nền kinh tế nhưng vực dậy trong điều kiện nào? Điều kiện về nợ xấu, điều kiện về thâm hụt ngân sách, điều kiện có khả năng đạt GDP là 6.5 hay không? Đặc biệt là vấn đề về sự thâm hụt ngân sách đã đụng đáy, chuẩn bị xuống đáy thứ hai…đây là những vấn đề nghiêm trọng đang hiện hữu tại Việt Nam. Ngoài ra, những vấn đề như; tư nhân hóa, cổ phần hóa các doanh nghiệp cho đàng hoàng, sự thất thoát của các doanh nghiệp nhà nước do làm ăn thua lỗ lâu năm. Như vậy, vấn đề kinh tế cũng rất gay gắt và cũng là hành trang để Thủ tướng Phúc đem sang Hoa Kỳ.

-Về biển Đông: Sự ổn định là một vấn đề quan trọng tuy các bên liên quan vẫn nói với nhau rất nhiều về điều này nhưng Trung Quốc nói một đàng làm một nẻo, vừa nói với ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang xong là ngay lập tức lắp đặt súng, lắp đặt pháo với cớ đưa ra là để đối phó lực lượng người nhái của Việt Nam ở Trường Sa, dậy sóng biển Đông. Rồi, Trung Quốc còn cảnh báo phía Philippines nếu khoan dầu trong vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines thì chiến tranh có thể xảy ra, tức là Trung Quốc muốn dùng chiến tranh để giải quyết và đe dọa Philipines, gây căng thẳng tình hình biển Đông. Việc tố cáo sự hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông thì Việt Nam cũng như Đông Nam Á và nhiều nước trên thế giới nói chung là chỉ đưa tin mà thôi, đúng ra là phải có những biện pháp cụ thể để lên án.

Bản thân Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, ông kêu gọi cần phải có một Tòa án lương tâm tố cáo Trung Quốc đã có hành động dùng quân sự, dùng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp. Giáo sư Mai vạch trần những tội ác của Trung Quốc đối với Việt Nam:

“Trung Quốc bảo Hoàng Sa là của Trung Quốc rồi sau đó dùng quân sự để cướp trên tay hải quân Việt Nam Cộng Hòa (Chính thể của miền Nam Việt Nam trước 1975, từng quản lý quần đảo Hoàng Sa), tiếp nữa là vào năm 1979, Trung Quốc gây chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam rồi sau đó chiếm nhiều địa điểm trên đất liền của Việt Nam. Cuối cùng là vào năm 1988, Trung Quốc lại dùng chiến tranh để chiếm nhiều đảo nổi ở Trường Sa do Việt Nam quản lý và hiện nay đã biến thành những khu quân sự. Những hành động của Trung Quốc như thế này mà theo tôi thấy thế giới chỉ có đưa tin, đúng ra phải tổ chức lên án. Cho nên, tôi muốn nhắn gửi các bạn ở Cali là phải làm sao bàn tiếp, làm sao vận động các văn sĩ trí thức đứng ra cùng với bạn bè quốc tế tố cáo tội ác của Trung Quốc là luôn luôn nghĩ đến việc dùng quân sự, dùng chiến tranh và đưa hành động đe dọa Philippines vừa rồi ra làm cái cớ, liên kết các tư liệu lịch sử đặng phê phán thái độ hung hăng của Trung Quốc.”

Tất cả những vấn đề Giáo sư Mai đưa ra cho thấy, chuyến đi của Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc sang Hoa Kỳ lần này nhìn tình hình Việt Nam rõ đang đứng trước nhiều băn khoăn, bối rối, có nhiều tiêu cực xảy ra, cho nên không có thế mạnh. Nhưng không phải là một “dấu chấm tối” to tướng mà không có hy vọng. Giáo sư Mai nói:

“Nếu biết thể hiện chính nghĩa thì mình sẽ có sức mạnh của chính nghĩa, điều này tôi không biết đặt hy vọng ở ông Phúc có được hay không? Nhưng nếu ông Phúc bày tỏ sự chính nghĩa, Việt Nam phải trở thành một lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ để phản đối Trung Quốc ngang ngược ở biển Đông sẽ làm cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tăng lên, rồi Việt Nam cam kết sẽ cùng với Hoa Kỳ buôn bán, làm ăn đàng hoàng, hai bên dần dần tiến đến sự cân đối, Hoa Kỳ phải tiếp sức giúp Việt Nam tạo ra sự cân đối ấy mà hiện nay Tổng thống Donald Trump đang nói sự mất cân đối và ông muốn đòi cái này. Thế thì ta bàn với nhau cũng dễ giải quyết, nếu làm được như vậy thì Việt Nam có những điều tạm gọi là tính chính nghĩa, tăng thêm uy thế, tăng thêm sức mạnh về phía mình, chứ nếu không có những điều này thì Việt Nam sẽ không là gì đối với Hoa Kỳ cả.”

Tiếp nữa, Giáo sư Mai còn chia sẻ thêm về đường lối đối thoại giữa Thủ tướng Phúc và Tổng thống Trump, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong hoàn cảnh này Việt Nam cần nói với Hoa Kỳ là tiến trình của Việt Nam phát triển đồng thời với dân chủ hóa, với tôn trọng nhân quyền, với tôn trọng dân quyền để cùng với nhân loại tiến bộ sống được đàng hoàng trong thời điểm thế kỷ XXI này.

“Nếu mà biết làm được như thế thì trước con mắt của người Hoa Kỳ, Chính phủ Việt Nam nói chung và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói riêng có cơ hội được người ta trọng thị. Đây cũng là điều mà nhân dịp này tôi muốn nhắn gửi đến ông Phúc, Thủ tướng của Việt Nam mình.”

Nhiều vấn đề ở Việt Nam đang đè nặng lên vai Thủ tướng Phúc, nhiều thách thức mà Thủ tướng Phúc đem sang Hoa Kỳ trong chuyến đi này. Dư luận tuy không đánh giá cao khả năng cầm cán của Thủ tướng Phúc nhưng theo Gíao sư Mai không lạc quan thì cũng buộc phải lạc quan, phải đối diện, còn gặt hái được kết quả thế nào thì phải đợi thời gian sau mới có câu trả lời nhưng có một điều…

“Tôi thấy nhất định họ phải đổi mới, họ phải khác trước chứ không thể duy trì theo lối lừa mị người Hoa Kỳ được, ngồi họp với họ thì đánh lừa họ là tôi sẽ thế này tôi sẽ thế khác nhưng khi về trong nước thì không thực hiện, không thực hiện những cam kết ngay cả chữ ký của Chính phủ trong những Hiệp định lớn của quốc tế mà không thể không cam kết, không thể không thực hiện. Nếu mà cứ tiếp tục như thế, dưới con mắt của thế giới vị thế của Việt Nam, của Chính quyền Việt Nam là sẽ rất thấp. Cho nên tôi hy vọng rằng, họ bắt đầu thấy ngấm đòn, thấy rằng không thể như trước và với một người như ông Tổng thống Trump thì không thể đánh đu, đánh lừa họ được nên là phải sòng phẳng như tôi nói mấy điều ở bên trên.”- Lời của Giáo sư Mai.

Một vấn đề đáng bàn nữa là tình hình nhân quyền Việt Nam, hầu hết trong những cuộc gặp bang giao với Việt Nam, phía Hoa Kỳ luôn đưa ra vấn đề Nhân quyền Việt Nam, yêu cầu Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền. Chuyến sang Hoa Kỳ lần này của Thủ tướng Phúc chắc chắn cũng không tránh khỏi vấn đề nhân quyền mà phía Hoa Kỳ đưa ra. Người dân Hoa Kỳ, xu thế thời đại đòi hỏi giữa con người với con người cần đối xử văn minh, coi trọng hơn kết hợp với phong trào đấu tranh trong nước Việt Nam, sức đấu tranh kiên cường và dũng cảm của con người Việt Nam hẳn Chính phủ Việt Nam mà đứng đầu ở đây là Thủ tướng Phúc không thể tiếp tục coi như không biết, không quan tâm. Giáo sư Nguyễn Khắc Mai chia sẻ:

“Tôi thấy thế giới bắt đầu đặt ra những vấn đề như luật Magnitsky chẳng hạn, là một điều thúc ép họ không thể tùy tiện được. Tiếp nữa là phong trào đấu tranh đòi nhân quyền, dân chủ sẽ là một tiến bộ của xã hội Việt Nam, một xã hội Việt Nam biết tôn trọng văn minh, biết tôn trọng luật lệ và biết tôn trọng những lợi ích chính đáng của con người. Việt Nam cũng muốn thể hiện mình là có văn hóa, trong điều kiện hiện nay xu thế đấu tranh trong nước và ngoài nước đã tạo ra một áp lực, họ kiên cường đến mức bỏ tù thì bỏ tù, ra tù vẫn tiếp tục đấu tranh để đòi những quyền lợi chính đáng cho người dân thì đấy là điều mà bất cứ nhà cầm quyền nào có thể nhắm mắt, làm ngơ coi như không thấy đây là sự thật được. Đây là điều tôi tin tưởng, tôi tin tưởng là vì mình biết dựa vào sức mạnh, sự kiên cường và trí tuệ của người dân trong và ngoài nước.”

Cần phải nói thêm, kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa các mối quan hệ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người thứ 3 với cương vị Thủ tướng sang thăm Hoa Kỳ sau chuyến sang thăm chính thức của Thủ tướng Phan Văn Khải (2005) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2008)./.

THIÊN HÀ

Hợp đồng thương mại trong các chuyến công du

Lê Công Định

 

Sau chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng hai năm trước, tôi có dịp trò chuyện với người bạn là luật sư của một tập đoàn đa quốc gia chuyên bán máy móc và thiết bị công nghiệp toàn cầu. Tập đoàn này của Mỹ và vẫn giao thương với các công ty nhà nước VN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp.

Bạn luật sư này kể rằng nhân chuyến thăm Mỹ đó của ông Trọng, Bộ ngoại giao VN đã yêu cầu một tập đoàn nhà nước của VN phải ký kết một MOU (Bản ghi nhớ) mua bán hàng hoá với tập đoàn mà bạn ấy đang làm việc. Bạn tôi đã phải mất 2 ngày cuối tuần để soạn gấp một MOU, vì muốn làm khách hàng VN hài lòng.

Vì lời yêu cầu chỉ đưa ra vài ngày trước chuyến đi, nên bản thảo MOU rất sơ sài, chỉ dài khoảng 2, 3 trang A4, trong đó phần giới thiệu hai bên đối tác, cơ sở ký kết MOU và các điều khoản chung mà thoả thuận nào cũng phải có đã chiếm mất 2 trang.

Tôi hỏi thế tập đoàn nhà nước ấy có đặt mua số máy móc có giá trị lên đến cả tỷ USD sau đó không. Bạn luật sư cười, cho biết họ chỉ cần MOU ấy để chuyến đi có vẻ thành công về thương mại. Tất cả chỉ là hình thức.

Bạn ấy hỏi ngược lại tôi, rằng: “Thế anh làm luật sư về thương mại lâu năm đã bao giờ thấy một MOU vài trang giấy cho giao dịch mua bán hàng hoá cả tỷ USD, nhất là có sự tham gia của một tập đoàn Mỹ chưa?” Tôi đáp: “Nghe kể mới biết!”

Thế đấy, mọi hợp đồng được ký kết trong một chuyến công du của nguyên thủ quốc gia VN thường diễn ra theo cách ấy. Tất nhiên cũng có những hợp đồng thật được thực thi trên thực tế, chứ không phải chẳng có gì.

ĐƠN TỐ CÁO của Giám đốc công ty TNHH Tuần Châu

0

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: Ông trưởng công an phường Hùng Thắng thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Ông viện trưởng viện kiểm sát thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Ông chủ tịch UBND Phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Bà chủ tịch hội đồng nhân dân phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Ông trưởng công an thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Ông giám đốc sở công an tỉnh Quảng Ninh

Ông Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh Quảng Ninh

Ông chủ nhiệm UBKT Đảng thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

Ông Bộ trưởng Bộ Công an nước CHXHCN Việt Nam

Người làm đơn tố cáo

Công dân nước CHXHCN Việt nam: Bùi Đình Quyên – Sinh năm 1964

Giám đốc công ty TNHH Tuần Châu: Tổ 15 khu 3 Phường Tuần Châu Hạ Long Quảng Ninh. Điện thoại: 01686-32868

Nơi ở: Tổ 5 khu 3 p.Giếng Đáy – Hạ Long – Quảng Ninh

Số CMND: 100584954 – Công an Quảng Ninh cấp 24/02/2006

Người bị Tố Cáo: Ông Tăng Xuân Phương: Giám đốc chi cục kiểm lâm vùng 1: Cấp: Đại tá, đảng viên đảng cộng sản Việt Nam: số điện thoại là: 0913276268

Địa chỉ khu đồn điền phường Hạ Khẩu thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh

Nội Dung

Hôm nay ngày 28/5/2017 tôi đang ở trên Hà nội, thấy nóng ruột, tôi điện cho phó giám đốc công ty TNHH Tuần Châu là Nguyễn Thị Lan và yêu cầu ra khu vườn Lâm Sinh tại tổ 12 khu 4b phường Hùng Thắng thành phố Hạ long Tỉnh Quảng Ninh để kiểm tra: Đây là khu vườn mà Công ty TNHH Tuần châu và Kỉểm lâm vùng 1 nay là chi cục Kiểm lâm vùng 1 có tranh chấp tại tòa án. Nhưng hiện nay trong điều kiện Toà án tối cao đang giải quyết.

Khi đến vườn Lâm sinh thì thấy nhiều cán bộ kiểm lâm vùng 1 đang cho người cưa hàng chục cây keo… từ đường kính 20cm đếm 60cm và bốc lên ô tô chở đi bán, Đã quay băng hình để làm bằng chứng đầy đủ.

Xét thấy hành vi của ông giám đốc kiểm lâm vùng 1 đã cho người chặt cây xanh sát bờ đê biển và trong vườn Lâm Sinh, đã xâm phạm, chiếm đoạt, tẩu tán tài sản trong vườn lâm sinh khi Toà án tối cao đang giải quyết là vi phạm pháp luật. Thứ nhất là vi phạm luật đê điều và phòng chống bão lũ … khi cưa cắt cây xanh ở vùng ven nước biển, cạnh đê biển thì phải được đồng ý của chính quyền địa phương. Thứ 2, chiếu theo các công văn sau:

– Công Văn của viện kiểm sát tỉnh Quảng Ninh: Công văn số 831/VKS-P12, do ông Bùi Quốc Huy ký thay Viện Trưởng ký ngày 09/08/2016. Có nội dung như sau: “Ngày 08/8/2016 Viện kiểm sát tỉnh Quảng Ninh nhận được đơn của ông có nghi ngày 03/8/2016. Nội dung đơn: Ông Bùi Đinh Quyên là giám đốc công ty TNHH Tuần Châu, tố cáo ông Nguyễn Minh Văn (Cục trưởng cục THADS tỉnh Quảng Ninh) ông Hoàng Đức Nam (Cục phó cục THADS tỉnh Quảng Ninh), Ông Phùng Văn Hải (Nguyên phó cục THADS tỉnh Quảng Ninh), ra quyết định cưỡng chế thi hành án trái pháp luật, không giải quyết đơn tố cáo của công dân. Theo quy định của Pháp luật: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh chuyển đơn của ông lên tổng cục thi hành án dân sự để giải quyết theo thẩm quyền? Vậy viện kiển sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh báo để ông biết. (chờ giải quyết: Tôi tố cáo về vấn đề cưỡng chế vườn Lâm Sinh ngày 24/9/2013)

Ảnh văn bản của ủy ban kiểm tra Đảng đưa vụ cưỡng chế trái luật vườn Lâm Sinh nêu trên sang công an giải quyết: https://i879.photobucket.com/…/tuan…/DSC00652_zps4f849515.jpg

– Công văn của Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh số 364 /CV/VPTU: Do ông Phạm Thanh Phong phó chánh văn phòng ký thay, có nội dung như sau: Kính gửi ban nội chính. Thường trực tỉnh ủy nhận được đơn tố cáo của công dân Bùi Đình Quyên, Giám đốc công ty TNHH Tuần Châu thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, Nội dung đơn tố cáo cục trưởng, cục phó thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh, đơn có dấu số công văn đến 579 ngày 08/8/2016 của văn phòng tỉnh ủy. Văn phòng tỉnh ủy chuyển đơn của công dân Bùi Đình Quyên đến ban nội chính Tỉnh ủy than mưu sử lý theo quy định.

-Công văn của Tòa án nhân dân tối cao số 694 /TANDC-TB: NGÀY 19/8/2016: Thông báo: Yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm vụ án tranh chấp giữa công ty TNHH Tuần châu và kiểm lâm vùng 1: Do ông Trần Mạnh Hùng ký (tôi đã gửi đơn và tài liêu lên tòa 3 lần lên tòa án tối cao, có chứng thư làm chứng)

– Công văn gần nhất là của tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh số 765/CV-VPTU.ngày 17/3/2017: có nội dung: nội dung khiếu nại của công ty TNHH Tuần Châu do tôi làm đại diện về vấn đề lập bồi thường tại vườn lâm Sinh sai đối tượng cho kiểm lâm vùng 1: Được tỉnh ủy chuyển sang UBND tỉnh để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chiếu theo Quy định của Pháp luật: Tổng tài sản trong vườn Lâm Sinh cả trên mặt đất và đất đai thì vẫn thuộc quyền của công ty TNHH Tuần châu được quản lý và giữ nguyên trạng chờ Tòa tối cao xét xử: Nay ông Giám đốc kiểm lâm vùng 1 là người có hàm cấp đại tá và hiểu biết pháp luật lại biến cán bộ kiểm lâm vùng 1 thành lâm tặc là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng, mang tính cố tình chiếm đoạt tài sản trên đất của công ty TNHH Tuần Châu và vi phạm phá hại môi trường sinh thái bờ biển vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, có dấu hiệu chiếm Hòng chiếm đoạt đất đai của nhà nước để được bồi thường khi có dự án đường 18, có dấu hiệu tham nhũng.

Vậy nay tôi làm đơn này tố cáo ông Tăng Xuân Phương: Giám đốc chi cục kiểm lâm vùng 1: đã có hành vi lơi dụng chức quyền: Chiếm đoạt tài sản của công ty TNHH Tuần Châu và phá hại môi trường vịnh Hạ long, tố cáo ông Phương là đảng viên thoái hóa biến chất làm hỏng nhiều cán bộ kiểm lâm vùng 1… Đồng đề nghị các cơ quan có thẩm quyền, như công an, Viện kiểm sát, chính quyền, cử người xuống hiện trường kiểm tra và lập biên bản vào sáng ngày 29/5/2017 và các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu kiểm lâm vùng 1 phải dừng hành vi trên ngay lập tức: Không được tiếp tục vi phạm tính từ 7h50 phút ngày 29/5/2017. Yêu cầu điện thoại cho kiểm lâm vùng 1 ngay khi nhận đơn này.

Sáng ngày 29/5/2017 tôi sẽ đến trực tiếp đến các cơ quan nêu trên để nộp đơn này vào thời gian từ 7h đến 7h30. có gửi kèm theo văn bản nêu trên để chứng minh lời tố cáo là đúng sự thật.

Đề nghị các lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng pháp luật của nhà nước CHXHCN Việt Nam và điều lệ đảng cộng sản Việt Nam.

Xin chân thành Cảm ơn

23h, ngày 28 tháng 5 năm 2017

Công dân làm đơn

TM CÔNG TY TNHH TUẦN CHÂU

BÙI ĐÌNH QUYÊN

Giám đốc

Thư của Nguyễn Viết Dũng gửi bà con lương dân Quỳnh Lưu Nghệ An.

Dũng Phi Hổ
Van Phuc, Nghệ An Province, Việt Nam ·

Kính gửi: Bà con lương dân Quỳnh Lưu, Nghệ An;
Tôi: Nguyễn Viết Dũng;
Địa chỉ: Đội 7, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, cùng tỉnh Nghệ An ta;
Tôi cũng là lương dân,
Và tôi không thích gì Công Giáo và người theo Công Giáo cả.

Ngày xưa, thời còn đang mài đít trên ghế nhà trường, các thầy dạy tôi (đặc biệt môn Vật Lý) thường đem chuyện của người Công Giáo ra với giọng mỉa mai bên các buổi học:
“Vũ trụ chúng ta được hình thành từ vụ nổ Bigbang, ấy vậy mà Kinh Thánh lại cho rằng Chúa tạo nên trời đất”.
Những câu chuyện đại loại như vậy được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần.
Mỗi lần như vậy, cả lớp đều cười oà.
Chỉ có các bạn bên Công Giáo im lặng.

Dần dần tôi cũng thấy Kinh Thánh phi lý: Làm gì có chuyện Chúa tạo dựng nên trời, đất, nên vạn vật, nên cả loài người?

Mặc dù vậy, ngoài những lúc chúng tôi mỉa mai họ, tôi và những bạn học người Công Giáo của tôi vẫn chơi với nhau bình thường.
Các bạn ấy mời tôi đến nhà chơi vào những dịp bình thường, cùng ra vườn hái cùng nhau ăn trái táo, trái ổi, hay vào những dịp lễ lớn như Noel, chầu lượt…
Tôi nhận thấy họ đối với tôi rất trọng chứ không phải như cách chúng tôi mỉa mai họ và Kinh Thánh của họ khi mài đít trên ghế nhà trường.

Theo thời gian, tôi lớn thêm lên, kiến thức của tôi được bổ sung, và khi kiến thức được bổ sung, nhận thức của tôi cũng dần thay đổi.

Vũ trụ được hình thành từ một vụ nổ? Cho đến nay, giả thuyết Bigbang vẫn chỉ là giả thuyết, và mặc dù được nhiều người chấp nhận: Vậy thì điều gì đã tạo ra vụ nổ Bigbang? Cái gì có thậm chí trước cả thời điểm đó?
Vấn đề này, các nhà khoa học bó tay, không thể có lời giải.
Dựa theo các thuật toán và các thiết bị hiện đại, các nhà khoa học đã tính toán được rằng vùng vũ trụ khả kiến là khoảng 13.8 tỷ năm ánh sáng, và thấy rằng các thiên hà ngày càng cách xa nhau: Vũ trụ đang giãn nở.

Đang giãn nở chứng tỏ nó xuất phát từ một điểm nào đó, và điều này củng cố cho thuyết Bigbang.
Tuy nhiên, tiệm cận Bigbang, các nhà khoa học còn có thể tính toán, chứ ngay điểm được cho là Bigbang thì các nhà khoa học không thể nào giải quyết được.

Điều này nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực ra lại khá đơn giản khi giải thích theo toán học: Ví dụ nếu hỏi phương trình y=x cắt trục hoành tại đâu? Thì câu trả lời rất đơn giản đó là ngay tại toạ độ O(0,0).
Tuy nhiên, vấn đề Bigbang lại như một đường Hyperbol y=1/x: Tiệm cận 0 thì bao nhiêu cũng tìm được, nhưng ngay tại điểm (0,0) thì không có giá trị tồn tại.

Vậy, nếu phủ nhận có một “điều gì đó” tạo nên vụ nổ Bigbang để tạo ra vũ trụ, vậy thì cái điểm bé xíu mà nở nguyên ra cả một vũ trụ khổng lồ là do đâu mà có?

Chịu, không ai giải thích được.

Ấy là còn chưa kể đến điều này: Entropy.

Chúng ta đều biết rằng chúng ta đang sống trong hệ mặt trời, và trái đất của chúng ta đang hàng ngày hấp thụ năng lượng từ nó.

Năng lượng mà chúng ta hấp thụ được từ mặt trời có được từ phản ứng nhiệt hạch trên mặt trời, và do phản ứng cứ xảy ra liên tục: Mặt trời luôn chiếu sáng cho chúng ta, và như một đống củi được đốt: Khi hết củi, ngọn lửa sẽ tắt ngấm, mặt trời cũng vậy, rồi sẽ đến ngày mặt trời không còn được chiếu sáng nữa.

Còn chúng ta? Chúng ta phát triển được hàng ngày là do hấp thu năng lượng từ bên ngoài: Ăn, uống, hít thở.
Nếu không được hấp thu năng lượng, rõ ràng chúng ta sẽ sớm chết.

Nếu vậy, năng lượng mà ngày nay mặt trời vẫn đang tiếp tục sử dụng để chiếu sáng có từ đâu ra? Từ vụ nổ! Trái đất, các hành tinh và các vì sao, các dải ngân hà, các chùm thiên hà… từ đâu mà có? Từ vụ nổ!

Vậy năng lượng đâu ra để cung cấp cho toàn bộ vũ trụ này chỉ từ 1 điểm bé xíu đó – một vụ nổ Bigbang?
Không ai giải thích được.
Không ai giải thích được năng lượng của toàn bộ vũ trụ này từ đâu mà có.

Điều gì đã tạo nên điểm khởi đầu?

Đọc lại Kinh Thánh, những dòng chữ đầu của Sáng thế ký ghi rằng “Ban đầu, Đức Chúa Trời tạo dựng nên trời đất”.

Các triết lý của các tôn giáo khác nhau sẽ có những cách gọi hay cách giải thích khác nhau cho điểm khởi đầu, và tuy có các tên gọi khác nhau: Jesus (Christians), Muhammad (Islam), Buddha (Buddhism)… tuy nhiên, mọi tôn giáo ngày nay đều thừa nhận rằng có một đấng sáng thế nào đó.

Một đấng sáng thế đã tạo nên không chỉ có điểm khởi đầu.

Như tôi đã viết ở trên: Kiến thức được nâng lên khiến cho nhận thức của con người dần thay đổi.
Cái mà tôi viết ở đầu bài (tôi không thích gì Công Giáo và người theo Công Giáo cả) là quan điểm của tôi khi mà sự hiểu biết của tôi đang là nhìn vòm trời qua một miệng giếng.

Kiến thức dần được nâng cao thì sự nhận thức cũng dần được đổi thay.

Vậy là điểm khởi đầu của tôi và của các bạn – những lương dân ở Quỳnh Lưu là giống nhau: Tôi cũng không ưa gì người Công Giáo.

Và, khi tôi đặt tôi vào vị trí của các bạn: Tôi hiểu được nguyên nhân:

#Khi tôi đặt tôi vào vị trí của các bạn, tôi sẽ nghĩ rằng giáo dân là những kẻ bình yên không muốn, lại muốn nhận tiền để đi biểu tình quấy rối, phá hoại đất nước.
“Hậu quả” nặng nề nhất thấy ngay trước mắt #do những người giáo dân biểu tình liên tục để lại cho bà con lương dân đó là cá không bán được.

Bởi vậy nên nhiều bà con lương dân mới từng đi tham gia nhận từ 30k-200k để biểu tình chống lại bà con giáo dân.

Tôi tin rằng nếu như bà con lương dân biết được rằng việc bà con giáo dân đang làm là không sai, không trái với lương tâm: Sẽ chẳng một người lương dân nào sẵn sàng bán rẻ lương tâm để đổi lấy chỉ vài ba chục ngàn đồng bạc cả, thay thậm chí là có người cũng chẳng cần nhận đồng nào chỉ bởi đơn giản là “lòng nhiệt huyết và tấm lòng yêu nước, cần phải đi để chống lại bọn phản động”.

Thật đáng buồn.

Buồn, bởi cá hiện nay bà con lương dân không bán được hay là bán được chậm, chẳng phải do bà con giáo dân biểu tình.
Điều này những tưởng đã quá rõ ràng:

Có ai khi đi chợ lại nói rằng: “Tôi không mua cá này do giáo dân dạo này hay biểu tình” không? Không! Chẳng ai lại đi nói một câu quá đỗi ngớ ngẩn như vậy!
Nếu có nói câu từ chối, người ta sẽ nói rằng “Tôi không mua cá này đâu vì ngại cá này không được an toàn cho lắm”.
Có phải không, thưa bà con?

Vậy thì cá ngày nay không được an toàn lắm do đâu? Do bà con giáo dân biểu tình nên cá bị nhiễm độc ư? Quá ngớ ngẩn!

Một điều mà ai cũng phải thừa nhận, kể cả nhà cầm quyền ngày nay cũng phải chính thức thừa nhận rằng: Cá bị nhiễm độc là do Formosa, mà gần đây nhất là ngài thứ trưởng Bộ NN&PT NT cũng chính thức nói rằng cá tầng đáy còn chưa an toàn.

Như vậy, một điều đã được làm sáng tỏ: Cá nhiễm độc rõ ràng là do Formosa, chứ không phải cá nhiễm độc do ..bà con giáo dân biểu tình.
Đúng không bà con lương dân?

Còn một điểm cực kỳ khúc mắc nữa: Biểu tình khiến cho bà con lương dân không bán được cá nữa?

Bà con ơi:

+ Thứ nhất: Bà con giáo dân có đi biểu tình ở các chợ bán cá không? không!

+ Thứ hai: Bà con giáo dân có đập phá những mẹt, những thúng của các bà con bán cá không? Không!

Như vậy thì việc không bán được cá của bà con lương dân đâu phải do bà con giáo dân biểu tình quậy phá, có phải không?

#Một sự thật mà bà con lương dân cần nhận ra ngay trong bài viết này đó là: Kể cả bà con giáo dân không hề biểu tình, thì những người tiêu dùng có đầu óc cũng sẽ không mua hoặc cực kỳ hạn chế vì sao? Vì cá không được an toàn cho lắm! Vì sao cá không được an toàn cho lắm? Vì Formosa xả thải!
Như vậy là, người tiêu dùng không mua/ít mua cá của bà con bán, là do e ngại cá bị nhiễm độc, là do e ngại cá không được an toàn, chứ không phải là do bà con giáo dân biểu tình nên không mua!

Bà con giáo dân có xả độc xuống biển không? Không! Kẻ xả độc là ai? Là Formosa chứ, phải không?

Chính bà con giáo dân Quỳnh Lưu ngày nay cũng là nạn nhân của Formosa: Formosa xả độc xuống biển, làm cho kinh tế của các gia đình giáo dân cũng điêu đứng không kém gì các gia đình lương dân.

Có chăng, thì là các gia đình giáo dân kinh tế điêu đứng hơn nhiều so với các gia đình lương dân! Vì sao? Vì các gia đình giáo dân không còn dám đi biển, không còn dám bán cá khi mà không biết rằng cá mình bán ra có sạch hay không? Còn các gia đình lương dân ít ra vẫn còn bán được, tuy rằng thu nhập không còn được như xưa.

Thiết nghĩ vấn đề đã quá rõ ràng: Thu nhập của bà con lương dân không còn được như xưa là do Formosa chứ? đâu phải do bà con giáo dân?
Rõ ràng, về vấn đề này, bà con giáo dân còn có trách nhiệm với nòi giống, với dân tộc hơn bà con lương dân, phải không?

Đọc đến đây, bà con lương dân đừng tức giận! Việc nhiễm độc ngày nay có thể không làm cho chúng ta chết ngay, nhưng sẽ làm cho nòi giống ta ngày càng suy nhược.
Bà con thử nghĩ xem tại sao hiện nay ung thư tại Việt Nam tràn lan không chừa một ai, và ngày càng bùng phát?

Vậy, nhìn cho đúng ra, thì bà con giáo dân cũng là nạn nhân, bà con lương dân cũng là nạn nhân:

Cùng là nạn nhân, tại sao chúng ta lại nghe theo ai đó để chống nhau???

Và, nhìn cho đúng ra: Bà con giáo dân đang đấu tranh, đang cất lên tiếng nói cho sự thật, cho công chính, một điều mà lẽ ra chúng ta cũng phải làm.

Nếu lương dân chúng ta cũng là nạn nhân mà không dám lên tiếng, trong khi bà con giáo dân cũng là nạn nhân mà lại dám lên tiếng: Lẽ ra chúng ta phải ủng hộ cho họ chứ? Đúng không bà con?

Nguồn tin đáng tin cậy cho biết, kẻ trực tiếp chỉ đạo trong việc tuyên truyền vu khống linh mục và giáo dân Song Ngọc, đồng thời chỉ thị cho một số bà con xã Sơn Hải đánh đập và phá hoại tài sản của bà con Song Ngọc, khua kẻng kích động bạo lực trong dân, chính là chủ tịch xã Sơn Hải, ông TRẦN VĂN HÙNG, Sđt: 0913 274 293.

Tôi viết bài này, khi lại có thông tin tối nay, bà con lương dân lại định phá đồ đạc của bà con giáo dân tiếp!

Bà con lương dân ơi! Đó là hành động phá hoại, là hành động khủng bố! Là hành vi huỷ hoại tài sản của người khác, toàn những điều trái với lương tâm, trái với đạo đức và thậm chí là trái với cả luật pháp Việt Nam! Trong khi việc “nặng nhất” mà bà con giáo dân làm cho đến hiện nay cũng chỉ là biểu tình và là rất ôn hoà: Biểu tình chỉ đơn giản là thực hiện theo đúng những gì mà hiến pháp đã quy định.

Nhà nước ta đã chẳng phải luôn cổ xuý tinh thần “sống và làm việc theo Hiến Pháp và Pháp luật đó sao?” Cớ sao có những người lại khiến cho bà con lương dân thành ra những kẻ khủng bố, những kẻ huỷ hoại tài sản như thế?

Họ muốn điều gì? Họ muốn 2 nạn nhân lương – giáo mâu thuẫn lẫn nhau! Để cho họ rung đùi hưởng lợi.

Bởi, nếu cứ để yên cho bà con giáo dân đấu tranh thành công, chẳng phải là bà con lương dân cũng sẽ được nhận tiền đền bù hay sao?

Kẻ nào muốn bà con mình chống nhau để rung đùi hưởng lợi?

Bà con thử nghĩ đi! Hãy thử ngĩ đi!

#Tôi biết rằng do tôi hay đi xuống Quỳnh Lưu, nên đã có nhiều thanh niên được dặn là theo dõi động thái của tôi.

Vậy thì, các bạn! Nếu còn có lương tâm, sau khi đọc xong bài này, phiền các bạn chuyền tay nhau ngay cho những người khác đọc với!

Đọc, để biết chúng ta đều là nạn nhân; đọc, để kịp dừng lại, bà con ạ!

Đêm qua đã quá đủ rồi!
___
Hình minh hoạ là tôi chụp ở giáo xứ Song Ngọc đó, bà con lương dân thấy không? Người Công Giáo hiền hoà, họ cũng phải phơi lúa, phơi rơm như mình vậy và được phơi ở cả trong sân Nhà thờ nữa!
Công giáo hay không công giáo cũng là người Việt Nam mình bà con ơi!

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và ngoài trời

Tấn công Linh Mục: Món quà của ông Thủ tướng Phúc tặng Tổng thống Donal Trump?

 

Lê Văn Sơn

Đêm tối ngày 30.05.2017, Linh mục JB Nguyễn Đình Thục và giáo dân tại giáo họ Văn Thái thuộc giáo xứ Song Ngọc, Nghệ An bị côn đồ bao vây và tấn công trong đêm tối mà không có sự đảm bảo từ phía nhà cầm quyền. Có ít nhất 3 nhóm côn đồ bao vây và tấn công linh mục JB Nguyễn Đình Thục sau khi dâng lễ tại đây.

Sự kiện này là chuỗi dài tiếp nối các đợt tấn công nhắm vào các linh mục và giáo dân tại Nghệ An trong thời gian ngắn. Trong tháng Năm, nhà cầm quyền dùng truyền thông để bôi nhọ, vu khống các linh mục và giáo dân trên truyền hình, kích động các đoàn thể hội nhóm có trong tay để đấu tố linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam, bắt giam và truy nã 03 nhà hoạt động là người Công Giáo.

Ngày 15.05.2017, ông Hoàng Đức Bình, một nhà hoạt động đã bị công an Nghệ An bắt cóc và tống giam ngay trên đường đi cùng với Linh mục Nguyễn Đình Thục và những người bạn. Trong khi đó, truyền thông nhà nước đưa tin truy nã đối với nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền và cựu tù nhân lương tâm Thái Văn Dung.

Hai ngày trước, sự việc diễn ra vào khoảng 9 giờ sáng 28.5.2017, nhà cầm quyền Quỳnh Lưu đã diễn tập bắn đạn vào người dân ở gần nhà thờ giáo họ Văn Thai (dân phòng thì cầm súng bắn đạn, người dân thì cầm gậy gộc, sắt típ và đá). Nhiều Giáo dân đã bị đám đông dùng gậy gộc, típ sắt và đá cùng dùi cui tấn công tới tấp trước sự chứng kiến của công an.

Hiện thực đối nội của nhà cầm quyền hết sức tàn khốc đối với nhân dân phải chăng là một món hàng để Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với tổng thống Donal Trump về nhân quyền lấy lợi ích kinh tế và chính trị cho đảng cộng sản?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 29 tới 31.5.2017. Trong đó truyền thông Quốc tế cũng như trong nước nói đến nhiều về lợi ích chính trị, kinh tế hay ngoại giao mà không ít nhắc đến vấn đề nhân quyền.

Mặt khác, giới phân tích cũng cho rằng “việc nhắc nhở từ phía Mỹ về mặt nhân quyền dân chủ, kêu gọi cải cách chính trị trong bối cảnh chính quyền Trump cũng không thực sự quan tâm lắm về vấn đề đó.” -Tiến sỹ Lê Vĩnh Triển nhận xét trên BBC.

Và, “dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ đang lặng lẽ rút khỏi Biển Đông, về cơ bản cho phép Trung Quốc có thể tăng bá quyền tại khu vực này. Việc Mỹ thoái lui, gây bất lợi cho các quốc gia như Việt Nam, là một củ cà rốt lớn để đổi lại sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong vấn đề Bắc Hàn, điều mà Trump cần và sẵn sàng thỏa hiệp,” –Giới quan sát nhận đinh trên tờ South China Morning Post hôm 29/5.

Từ trước đến nay, trên bình diện ngoại giao Hoa Kỳ và Phương Tây luôn ưu tiên hàng đầu vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo và các quyền căn bản của con người trên bàn đàm phán. Hà Nội quá thấu hiểu được điều đó, chính vì vậy nên họ sử dụng chiêu bài nhân quyền với thế giới để đổi chác lợi ích về chính trị và kinh tế cho đảng cộng sản, đảm bảo sự cai trị độc tôn trên đất nước Việt Nam.

Trên hành lý của ông Phúc sang Hoa Kỳ trong chuyến công du này có rất nhiều quà tặng nhân quyền dành cho Tổng thống Donal Trump bằng những vụ đàn áp, bắt bớ được thực hiện liên tục trong suốt tháng 5 vừa qua, nhất là nhắm vào các Linh mục và giáo dân phản đối Formosa gây ra thảm họa môi trường biển cho Việt Nam.

Mục đích, ý nghĩa thực sự của Hà Nội là gì khi họ liên tục vi phạm nhân quyền và bị Hoa Kỳ thường xuyên lên án trước và trong chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Tổng thống Trump?

Phải chăng Hà Nội lấy việc chà đạp nhân quyền đối với nhân dân trong nước để kích thích sự quan tâm, trao đổi lợi ích chính trị, kinh tế đối với thế giới là con cờ chủ chốt trong bàn cờ ngoại giao?

Washington sẽ phản ứng như thế nào với những món quà đàn áp nhân quyền của Hà Nội?

02h 31.05.2017

Mời xem clip:

Tối ngày 30/5/2017 Linh mục JB Nguyễn Đình Thục dâng lễ Giáo họ Văn Thai thuộc Giáo xứ Song Ngọc,…
YOUTUBE.COM

Thạch Đạt Lang: Vai trò của luật sư trong một vụ kiện qua bộ phim “Người Đàm Phán” (Bridge of Spies)

Thu Ngoc Dinh

Thạch Đạt Lang

Bài viết này hình thành sau khi tin tức ở Việt Nam cho biết trong một buổi họp quốc hội vào ngày 27.05.2017 vừa qua, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã đưa ra một vấn đề gây xôn xao trong giới luật sư, đó là dự thảo sửa đổi, bổ sung đưa thêm vào bộ luật hình sự (BLHS) những điều khoản nhằm gia tăng sức ép, gây khó khăn, thậm chí ngăn chận vai trò bào chữa của luật sư trong các vụ kiện dưới chế độ CSVN.

Bên cạnh sự chủ tọa của Nguyễn Thị Kim Ngân còn có sự hiện diện của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, đại diện cơ quan thẩm tra và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, đại diện cơ quan soạn thảo. Buổi họp có khoảng 40 người tham dự.

Mục đích chính của buổi họp này là đưa thêm vào BLHS một số điều khoản nhằm gia tăng quyền lực của chế độ, đồng thời trói buộc, gây trở ngại cho những người hành nghề luật sư tại Việt Nam. Đó là những điều dự thảo bắt buộc luật sư phải tố cáo thân chủ của mình nếu biết được người này đã hoặc đang có ý định phạm vào những tội mà chế độ CS đánh giá là vi phạm an ninh quốc gia.

Những dự thảo này hoàn toàn đi ngược lại lương tâm chức nghiệp của người luật sư là bảo vệ thân chủ trước tòa án. Người luật sư bào chữa không có nhiệm vụ, bổn phận tố cáo thân chủ của mình vì bất cứ lý do gì. Điều này khiến tôi nhớ lại cuốn phim Bridge of Spies, của đạo diễn Steven Spielberg, đã coi năm 2016.

Phim Bridge of Spies (Người Đàm Phán) do 2 tài tử Tom Hanks và Mark Rylance đóng vai chính, cho thấy nền luật pháp ưu việt của nước Mỹ nói riêng và các nước tự do, dân chủ nói chung, hoàn toàn khác hẳn với luật pháp những chế độ CS độc tài như Việt Nam, Liên Xô cũ… Phim dựa vào một chuyện có thật xẩy ra vào cao điểm của cuộc chiến tranh lạnh (Cold War) giữa hai khối tư bản và cộng sản cuối thập niên 50, đầu 60.

Chuyện xảy ra vào năm 1957, một điệp viên của Nga, đại tá Rudolf Ivanovich Abel (Mark Rylance), dưới vỏ bọc của một họa sĩ vẽ chân dung bị FBI bắt giữ, kết tội gián điệp qua việc thu thập, chuyển về Liên Xô những tin tức về hệ thống hỏa tiễn nguyên tử của Mỹ. Chính quyền Mỹ đề nghị Abel cộng tác, nhưng Abel từ chối.

Để chứng tỏ với thế giới nói chung, người dân Mỹ nói riêng, rằng Mỹ có nền luật pháp công bằng, nhân bản, dù trong giai đoạn đối đầu căng thẳng giữa 2 cường quốc Mỹ-Liên Xô, khi một cuộc chiến tranh nguyên tử có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, chính quyền Mỹ quyết định mở một phiên tòa công khai xét xử Abel về tội gián điệp.

James Britt Donovan, một luật sư giỏi, nhiều kinh nghiệm trong đàm phán, chuyên về bảo hiểm trong tổ hợp luật sư Watters-Cowan-Donovan, nhưng hoàn toàn không có kinh nghiệm về những vụ án chính trị, bất ngờ được tổ hợp luật sư chọn lựa để bào chữa cho Abel trước tòa án.

Khi biết mình được chọn là luật sư bênh vực cho Abel, Donovan lúc đầu rất ngạc nhiên, hơi ngần ngai nhưng rồi bình thản, vui vẻ nhận nhiệm vụ. Cuộc gặp gỡ đầu tiên trong tù giữa Donovan và Abel trong những giây phút đầu cũng tạo nên một sự nghi kỵ, ngờ vực của Abel đối với Donovan nhưng rồi phong thái lịch lãm, chuyên nghiệp, thẳng thắn của Donovan đã tạo cho Abel sự cảm thông, tin tưởng nơi Donovan. Ngược lại, Donovan cũng thấy hứng thú trước sự bình tĩnh đến thản nhiên khi bị bắt giam, chờ ngày ra tòa của Abel.

Trước khi phiên tòa khai mạc, Donovan bị sức ép từ nhiều phía, chánh án Mortimer Byers đã cảnh cáo Donovan là hãy thận trọng trong khi biện hộ cho Abel, bởi dưới mắt Byers, Abel chỉ là một kẻ thù nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Sở tình báo CIA đồng thời cử điệp viên Hoffman tìm cách tạo áp lực lên Donovan để khai thác, tìm hiểu những tin tức tối mật mà Abel không tiết lộ, khai báo với họ.

Donovan từ chối cộng tác với CIA. Trả lời Hoffman, Donovan cho biết ông chỉ trung thành với hiến pháp và làm việc theo lương tâm, đạo đức nghề nghiệp của mình.

Dư luận quần chúng Mỹ trong lúc đó hầu hết không có thiện cảm với Donovan, việc nhận bào chữa cho Abel khiến Donovan gần như trở thành kẻ thù của người dân Mỹ, họ trút sự giận dữ, căm ghét Abel lên ông và gia đình. Donovan cảm nhận được điều đó qua những ánh mắt nhìn ông không thân thiện trên xe điện, nơi công cộng, những la ó phản đối, sỉ nhục trước tòa án…, nhưng lương tâm, đạo đức nghề nghiệp không cho phép ông sợ hãi, bỏ cuộc.

Phiên tòa xử Abel kéo dài 10 ngày. Donovan đã khéo léo đưa ra yếu tố Abel không có quốc tịch Mỹ, do đó ông không thể bị kết tội phản quốc, Abel chỉ là một người lính bị bắt ở mặt trận trong lúc giao tranh, đã hành xử can đảm, kiên cường với lòng tự trọng, không khai báo gì với kẻ thù. Abel bị kết tội gián điệp theo đúng các điều khoản của luật pháp Mỹ bởi một bồi thẩm đoàn. Chính quyền Liên Xô hoàn toàn im lặng trước mọi chuyện từ khi Abel bị bắt giữ, cũng như phủ nhận quốc tịch Nga của Abel (Đương nhiên rồi! Chế độ CS nào chẳng thế?).

Donovan đến thăm Abel trong nhà giam trước khi tòa tuyên án, Abel đã thắc mắc, hỏi tại sao Donovan chưa bao giờ tìm hiểu về những việc Abel đã làm trong nhiệm vụ của một điệp viên? Donovan trả lời rằng đó là chuyện của FBI, CIA, của cảnh sát, công tố viên, chánh án… không phải việc của ông, việc của ông là tìm mọi cách bào chữa, bênh vực Abel, thân chủ của mình.

Trước ngày tuyên án, Donovan tìm đến tư gia của chánh án Byers, đề nghị ông không áp dụng án tử hình với Abel, chỉ nên kết án tù, đề phòng trường hợp sau này có thể dùng Abel để trao đổi tù binh với một điệp viên Mỹ nào đó bị bắt trên đất Liên Xô. Chánh án Byers im lặng, không trả lời, nhưng sau đó đã làm theo lời đề nghị của Donovan.

Abel bị kết án 30 năm tù giam. Dù vợ và ngay cả đồng nghiệp trong tổ hợp luật sư không đồng ý, Donovan vẫn gửi hồ sơ chống án lên tòa thượng thẩm (Supreme Court) với lý do Abel bị bắt giữ không có lệnh (search warrant), nhưng đơn chống án của ông bị bác bỏ, bản án dành cho Abel không được tái xét.

Một buổi tối sau khi Abel bị kết án 30 năm tù giam, con gái Donovan đang ngồi coi truyền hình, một số kẻ quá khích đã chạy xe hơi đến khu dân cư nơi Donoval sống, bắn nhiều phát đạn vào nhà ông làm vỡ kính cửa sổ rồi biến mất. Một trong những cảnh sát đến điều tra sự việc cũng tỏ thái độ hằn học với Donovan về việc Abel không bị án tử hình.

Tháng 05.1960, trung úy phi công Francis Gary Powers lái một chiếc U-2 – loại phi cơ gián điệp của Mỹ bay ở độ cao 70.000 feet (21 Km) – cất cánh từ Peshawar, Pakistan chụp hình các căn cứ quân sự của Liên Xô, bị nghi ngờ là nơi đặt các hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử, bị bắn rơi ở Sverdlovsk bởi hỏa tiễn địa không SA -2 (Guideline). Powers nhẩy dù và bị bắt làm tù binh.

Một phiên tòa xã hội chủ nghĩa diễn ra nhanh chóng không có luật sư bào chữa, kết án Powers 10 năm tù, 3 năm tù giam và 7 năm tù lao động “cải tạo”. Trong thời gian bị tù giam, dù bị tra tấn nhiều lần bằng các hình thức như trấn nước, bỏ đói, không cho ngủ, bật đèn sáng 300 Watt cả đêm trong phòng giam nhỏ, chật hẹp, bẩn thỉu…, Powers tỏ ra kiên cường, bất khuất hơn cả Abel vì Abel không hề bị tra tấn. Liên Xô cũng không khai thác được gì từ Powers như Mỹ đối với Abel.

Tháng 08.1961, Frederich L. Pryor một sinh viên Mỹ đang nghiên cứu, chuẩn bị luận án tiến sĩ tại Đại Học Tự Do Berlin (Free University of West Berlin) ở phía tây Berlin từ năm 1959, chạy xe đạp qua phía Đông tìm vị giáo sư đỡ đầu (Doctor Father) cho mình, bị cảnh sát Đông Đức bắt giữ trên phần đất phía Đông ngay vùng chia cắt Đông-Tây, trong lúc bức tường chia đôi Đông-Tây đang được chế độ CS Đông Đức xây dựng. Frederich Pryor bị giam không có án tù hay nói cho rõ hơn là phạm tội… “Ở không đúng chỗ và không đúng lúc”.

Một buổi sáng đầu năm 1962, khi đến phòng làm việc, Donovan nhận được một lá thư từ Helen, vợ của Abel, nội dung lá thư cám ơn Donovan đã giúp đỡ Abel, đồng thời khẩn thiết yêu cầu Donovan liên lạc với luật sư của mình tên là Vogel ở Đông Berlin. Abel không tin đó là lá thư của vợ mình gửi, còn cơ quan tình báo CIA đánh giá đây là một tin nhắn ngầm (Black Channel Message) gửi cho chính phủ Mỹ rằng Liên Xô muốn trao đổi Abel với Powers.

Sau khi gặp giám đốc sở tình báo Allen Dulles, Donovan được sắp xếp đi cùng điệp viên Hoffman qua Đông Berlin gặp Vogel thực hiện cuộc trao đổi với tư cách cá nhân, không đại diện cho chính phủ Mỹ hay bất cứ một tổ chức nào. Dulles cũng khuyến cáo Donovan phải giữ bí mật tuyệt đối không được phép tiết lộ vụ trao đổi ngay cả với gia đình, vợ con, những người thân thuộc nhất. Điều này có nghĩa, Donovan sẽ không nhận được một sự giúp đỡ hay can thiệp chính thức nào từ chính quyền Mỹ. Mọi thành công hay thất bại trong việc trao đổi Abel-Powers chỉ cá nhân Donovan chịu trách nhiệm vì lý do Liên Xô không công nhận Rudolf Abel, ngược lại Mỹ không công nhận thực thể của Cộng Hòa Dân Chủ Đức (German Democratic Republic). Donovan được toàn quyền hành động trong khi đàm phán cuộc trao đổi điệp viên.

Trước khi cuộc đàm phán diễn ra, phía Liên Xô đã bắt đầu giở thủ đoạn thâm căn cố đế, chơi trò tráo trở của cộng sản. Trên đường đi đến Berlin, Donovan được thông báo là Vogel chỉ muốn trao đổi Pryor lấy Abel, trong khi đó CIA nhấn mạnh rằng họ chỉ muốn nhận Powers chứ không phải Pryor.

Sau khi đến Berlin, Hoffman cho Donovan biết sẽ gặp Vogel vào lúc 12 giờ trưa ngày hôm sau tại tòa đại sứ Liên Xô ở Đông Berlin. Đáp xe điện (Strassen Bahn) đến Checkpoint, mất chiếc áo choàng mùa đông đắt tiền cho đám côn đồ đứng đường, Donovan đến được tòa đại sứ Liên Xô.

Tại đó thay vì được gặp Vogel, Donovan chỉ gặp vợ Abel, con gái, một người em họ của Abel tên Drews và sau đó là một người tự giới thiệu là Iwan Schischkin, đệ nhị tham vụ tòa đại sứ Liên Xô nhưng thừa nhận mình có thẩm quyền trong cuộc thương thuyết.

Schischkin cho Donovan biết, Vogel không thể hiện diện trong cuộc đàm phán vì lý do tế nhị, đồng thời tỏ ý muốn phía Mỹ trả tự do trước cho Abel như một dấu hiệu hòa hoãn với Liên Xô, sau đó phía Liên Xô sẽ trả tự do cho Powers. Lời lẽ qua lại căng thẳng.

Đã có nhiều kinh nghiệm đàm phán, Donovan cho Schischkin biết, cuộc trao đổi cần diễn ra nhanh chóng trong vòng 48 tiếng đồng hồ sắp tới và Abel chỉ được trao trả khi Donovan nhận được Powers và Pryor cùng một thời điểm. Schischkin không trả lời ngay mà hẹn ngày hôm sau, đồng thời cho biết không có quyền hạn trong chuyện Pryor vì Pryor là tù nhân của Cộng Hòa Dân Chủ Đức, nhưng cho Donovan địa chỉ của Vogel.

Rời khỏi tòa đại sứ Liên Xô, Donovan tìm gặp Vogel để tiếp tục thương lượng về Frederich Pryor. Donovan khôn ngoan, không nhắc gì đến Powers và Vogel đồng ý trao trả Pryor lấy Abel tại Checkpoint Charlie. Điệp viên Hoffman của CIA cho Donovan biết Schischkin là trùm cơ quan tình báo KGB của Liên Xô, phụ trách toàn vùng Đông Âu gồm Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi…

Ngày hôm sau Donovan đến tòa đại sứ Liên Xô gặp Schischkin như đã ước hẹn. Schischkin đồng ý cuộc trao đổi Abel-Powers sẽ diễn ra vào lúc 5:30 ngày thứ bẩy cuối tuần tại chiếc cầu mang tên Glienicke nằm trên dòng sông ngăn đôi Đông-Tây Berlin. Cùng lúc đó Vogel biết được mục đích của Donovan là trao trả Abel để nhận lại Powers và Pryor nên tức giận hủy bỏ thỏa thuận với Donovan về Pryor và chuyển sự việc lên bộ trưởng tư pháp Đông Đức Harald Ott.

Cuộc gặp gỡ giữa Donovan – Harald Ott để bàn về việc trao trả Pryor cho Mỹ bị gián đoạn vì Harald Ott chấm dứt cuộc nói chuyện nửa chừng và rời khỏi văn phòng. Donovan suy nghĩ rồi quyết định gửi lại một tin nhắn cho Harald Ott qua người thư ký với nội dung: “Nếu Prior không được trả tự do vào sáng thứ bảy 5:30g tại Checkpoint Charlie theo như đòi hỏi của Donovan thì cuộc đàm phán coi như thất bại hoàn toàn. Abel sẽ không được giao trả cho người Nga tại cầu Glienicke, hậu quả xẩy đến cho Harald Ott như thế nào thì khó biết trước được, số điện thoại của Donovan ở khách sạn đã được trao cho Schischkin và Vogel trước đó”.

Buổi tối thứ sáu tại khách sạn Donovan, Hoffman cùng các nhân viên khác nôn nóng chờ tìn tức qua chiếc điện thoại. Khoảng 9 giờ, điện thoại reo, mọi người vui mừng khi biết rằng Powers và Pryor sẽ được trả tự do sáng hôm sau đúng vào thời điêm đã thỏa thuận, ở hai nơi khác nhau. Powers ở cầu Glienicke và Pryor ở Checkpoint Charlie.

Vì phải chịu lép vế Hai đổi Một, phía cộng sản tìm cách trì hoãn việc trao trả Pryor vào giờ phút chót. Đúng hẹn sáng thứ bẩy 5:30g, Donovan cùng Hoffman chờ Abel ở cầu Glienicke, phía Liên Xô cũng đưa Powers đến đúng giờ. Mỹ cũng như Liên Xô đều bố trí những tay bắn sẻ ẩn nấp trong các lô cốt gần cầu, đề phòng trường hợp bị bội ước, sẽ bắn hạ tù nhân. Gặp lại Donovan ở cầu Glienicke, Abel vừa ngạc nhiên, vừa cảm động khi biết được việc trao trả ông về cho Liên Xô đã do Donovan sắp xếp, thương lượng.

Khi Powers và Abel tiến vào khu vực tự do (Free Zone) ngăn cách Đông-Tây, Donovan chưa nhận được tín hiệu gì về Pryor ở Check Point Charlie nên đề nghị Abel đứng lại, khoan đi qua lằn ranh cuối cùng chia đôi khu vực tự do, trong lúc Hoffman thúc hối Abel tiếp tục đi. Abel đứng lại một cách bình thản , không sốt ruột, nhìn Donovan nói rằng, có thể chờ đợi đến khi nào Donovan đồng ý để ông đi.

Khoảng mấy phút sau mới có điện thoại từ Check Point Charlie cho biết Pryor đã được tự do. Nhận được tín hiệu đó, Donovan bắt tay Abel, chúc thượng lộ bình an. Abel cho Donovan biết đã để lại cho ông một món quà, hi vọng sẽ có ý nghĩa với Donovan. Khi Donovan cho biết không có quà gì cho Abel, Abel trả lời rằng những gì Donovan làm cho ông chính là món quà ông đã nhận được.

Trên phi cơ bay trở về Mỹ, Donovan mới biết món quà Abel tặng ông chính là bức chân dung của mình mà Abel đã vẽ trong thời gian bị giam giữ.

Cuối năm 1962 Frederich Pryor bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về kinh tế ở đại học Yale và hiện nay là giáo sư danh dự và học giả nghiên cứu ở đại học Swathmore. Powers tử nạn trong một tai nạn phi cơ trực thăng khi đang bay cho đài KNBC. Abel sống ẩn dật sau khi đoàn tụ với vợ con. Chế độ CS Liên Xô không bao giờ thừa nhận hành động gián điệp của Abel.

Mùa hè năm 1962, căn cứ vào kết quả thành công của cuộc trao đổi tù binh Abel-Powers, Tổng Thống John F. Kennedy đề nghị ông qua Cuba gặp Fidel Castro để thảo luận về việc trả tự do cho 1.113 người bị Castro cầm tù khi đổ bộ vào Cuba trong sự kiện Vịnh Con Heo. Cuộc thương thảo kết thúc, 9703 người được trả tự do.

James Donovan đã hoàn thành nhiệm vụ luật sư của mình trong một vụ kiện phức tạp, khó khăn, bị khinh bỉ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, đòi hỏi lương tâm chức nghiệp, đạo đức…một cách hoàn hảo hiếm có. Chính nhờ vào lương tâm chức nghiệp, đạo đức của mình, Donovan đã tạo cho Abel một niềm tin tưởng tuyệt đối, giao tính mạng của mình cho Donovan ngay cả ở những giây phút cuối cùng trước khi chia tay trở về Liên Xô.

Ảnh: Các nhân vật trong phim (trái) và nhân vật trong đời thật (phải). Nguồn: History Hollywood.

Vợ của ông Rick John Best, người bị đâm chết ở Portland cuối tuần qua, là người Mỹ gốc Việt

Thu Ngoc Dinh
Ảnh sau: người dân Portland tưởng niệm ông Ricky Best và anh Taliesin Myrddin Namkai-Meche, 2 nạn nhân bị đâm chết trên chuyến xe điện hôm thứ Sáu vừa qua.

Như tin đã đưa, thứ Sáu tuần rồi, một kẻ thượng tôn sắc tộc da trắng, Jeremy Christian, đã giết chết 2 người đàn ông và làm bị thương một người khác tại trạm xe điện ở thành phố Portland, Oregon khi hai người này ngăn cản anh ta tấn công 2 cô bé theo đạo Hồi.

Một trong hai người đàn ông bị đâm chết là ông Ricky John Best, cựu quân nhân 53 tuổi, có vợ là người Mỹ gốc Việt, cô Dương Mỹ Hạnh. Ricky quen cô Mỹ Hạnh khi hai người học ở trường Đại học Cộng đồng Portland. Họ lập gia đình và có bốn người con, ba trai một gái, tên là Erik 19 tuổi, Isaac 17 tuổi, David 15 tuổi và Trâm Anh 12 tuổi.

Ông Ricky John Best đã từng phục vụ trong quân đội Mỹ suốt 23 năm. Sau khi giải ngũ, ông làm việc cho thành phố Porland, ở Dịch vụ Phát triển Portland – Bureau of Development Services.

Ông chết vì ra tay cứu người khi thấy chuyện bất bình: ngăn một người đàn ông da trắng tấn công hai cô bé Hồi giáo. Ông chết vì chiến đấu cho lẽ phải, bảo vệ hai thiếu nữ vô tội. Suốt 23 năm phục vụ trong quân ngũ, ông đã không chết ở chiến trường, mà lại chết ở quê nhà, chết dưới tay của một kẻ tội phạm thù hận (hate crime), một kẻ thượng tôn sắc tộc da trắng, chống lại đạo Hồi.

Cái chết của ông Ricky để lại nỗi đau cho người vợ, 4 người con ông và hàng triệu người dân Mỹ. Nhưng họ vẫn hãnh diện vì những gì ông làm, ra tay bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người dân lành vô tội.

Tin và ảnh: https://www.wweek.com/…/portlands-heroes-family-and-friends…/

Mời xem lại: https://www.facebook.com/thudinhn/posts/1404485619645204

Ảnh: ông Ricky và vợ, cô Mỹ Hạnh, cùng 4 người con. Ảnh sau: người dân Portland tưởng niệm ông Ricky Best và anh Taliesin Myrddin Namkai-Meche, 2 nạn nhân bị đâm chết trên chuyến xe điện hôm thứ Sáu vừa qua.