Home Blog Page 1428

Thua nhân dân không có gì là xấu !

Võ Hồng Ly

14.06.2017

Nhà nước làm sai, biết nhìn nhận cái sai và thành tâm sửa sai thì nhân dân cũng sẵn sàng bỏ qua và tạo cơ hội để cho nhà nước chuộc lại những sai lầm ấy. Còn đã làm sai mà lại ngụy biện, lật lọng một cách tráo trở đến mức quay đầu chống lại nhân dân thì ai có thể bao dung được cho điều đó đây ?

Nếu một chế độ biết lấy dân làm gốc, biết lấy quyền lợi của nhân dân làm trọng tâm để điều hành đất nước thì việc thừa nhận sai trái, biết chịu trách nhiệm, biết cúi đầu trước nhân dân của mình còn là một cách hành xử văn minh đáng trân trọng và cần được khuyến khích.

Thua nhân dân không có gì là xấu, chỉ có những hành vi bao che, thỏa hiệp với cái xấu, cõng rắn cắn gà nhà, quỳ gối và khom lưng trước thế lực ngoại bang mới là điều đáng xấu hổ và nhục nhã mà sử sách sẽ lưu tên những con người đó đến muôn đời !

Dù sao thì trong họa vẫn có may ! Dân tộc này cũng đã có quá nhiều bi kịch rồi, chịu thêm một chút bất công, chịu thêm một chút đau khổ thì cũng sẽ không sao đâu ! Hãy cứ tiếp tục công việc của mấy người đi ! Quý vị càng đi nhanh thì nhân dân sẽ càng sớm thức tỉnh và dân tộc này sẽ càng sớm được cứu rỗi !

Từ Đồng Tâm nhìn lại Formosa.

Nguyễn Văn Trung Sơn
 

Nhân dân Đồng Tâm phấn khởi, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền. m.vietnamnet.vn/…/vu-dong-tam-my-duc-cuoc-giai-cuu-ky-la-va…. Vậy có cái gì mà bàn với cải với quyết định khởi tố vụ án hình sự tại xã Đồng Tâm để điều tra 2 tội danh “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”. m.soha.vn/khoi-to-dieu-tra-vu-an-hinh-su-tai-xa-dong-tam-20…

Hắn là 20 – 40 năm nữa người dân Việt Nam sẽ không còn ai bàn đến cụm từ #NoFormosa nữa. Vì có thể lúc đó tôi chẳng còn trên cõi đời này hoặc là người Việt lúc đó sẽ mặc phải những chứng bệnh quái dị gì đó và cũng không còn não để suy nghĩ tỉnh táo như bây giờ nữa…

Nguyễn Đức Chung hay còn được giới Facebook gọi là Chung con (sinh 1967 – !?) là một Thiếu tướng CSVN, hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND Tp Hà Nội, ĐB Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Tp Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Làm sao so với ông Cờ Lờ Mờ Vờ được cờ chứ…

Nguyễn Xuân Phúc (sinh 1954 – !?) là một chính khách Việt Nam, là Thủ tướng Chính phủ thứ 7 (đương kim) của CHXHCNVN, ĐB Quốc hội Việt Nam khoá XI, XII, XIII, XIV. Về chức vụ trong ĐCSVN, là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN khóa XI, XII, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ. Ông Cờ Lờ Mờ Vờ đã hứa và hẹn thì Chung con đã là gì???

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ theo dõi sát sao hoạt động của Formosa Hà Tĩnh và sẽ đóng cửa nếu họ tái phạm.
m.vietnamnet.vn/…/thu-tuong-se-dong-cua-formosa-neu-tai-pha…

Nổ lớn tại nhà máy Formosa Hà Tĩnh

Khói bốc ra nghi ngút sau tiếng nổ lớn tại khu vận hành lò cao số 1 tại Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Sự việc nổ lớn tại Formosa Hà Tĩnh kể trên xảy ra khoảng 21h ngày 30/5 tại Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Xem thêm tại Facebook này:
https://m.facebook.com/story.php…

Vì ai mà Việt Nam không dám đóng cửa Formosa???

Chất thải trong công nghệ luyện thép (gồm khí thải, nước thải và chất thải rắn) đều rất độc hại. Cụ thể, khí thải gồm các chất như o xít nitơ, o xít lưu huỳnh, CO…, nước thải gồm nhiều kim loại nặng, cyanua… đều là các chất độc, nếu không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường sẽ gây chết tôm cá, thậm chí là chết người.

thanhnien.vn/…/chat-thai-tu-luyen-thep-deu-la-chat-doc-6963…

Xem thêm: https://m.facebook.com/story.php…

HÃY NHỚ:

Ông Nguyễn Văn Thiệu(5/4/1923 – 29/9/2001) nguyên là một vị tướng lĩnh trong QL – VNCH, cấp bậc Trung tướng. Là Tổng thống VNCH(1967 – 1975) nói: Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!
KHỞI TỐ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ BẮT GIỮ NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT TẠI XÃ ĐỒNG TÂM
m.anninhthudo.vn/…/khoi-to-dieu-tra-vu-an-hinh-…/731290.antd

Vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức: Dân thả “con tin”, Chủ tịch Hà Nội cam kết không khởi tố hình sự

Vụ khủng hoảng đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã tạm thời lắng xuống sau khi ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký vào bản cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người dân trong xã.

Đáp lại, vào lúc 14h30’ chiều ngày 22/4, người dân Đồng Tâm đã trả tự do 19 CSCĐ bị bắt giữ làm “con tin” sau vụ xô xát diễn ra hôm 15/4/2017, kết thúc 7 ngày đối đầu căng thẳng giữa những nông dân địa phương và nhà cầm quyền Hà Nội.

Tước đó, trong buổi sáng cùng ngày, một đoàn công tác hùng hậu do ông Nguyễn Đức Chung dẫn đầu đã có buổi làm việc với người dân tại trụ sở UBND xã Đồng Tâm. Đoàn công tác bao gồm nhiều thành phần khác nhau như: Ban dân nguyện của Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, quan chức huyện Mỹ Đức…

Trong bản cam kết viết tay với người dân, ông Nguyễn Đức Chung cam kết: “Trực tiếp tham gia đoàn thanh tra, chỉ đạo sát sao đoàn thanh tra làm đúng sự thật, khách quan và đúng pháp luật. Khu vực đất Đồng Sênh. đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiêp. không mập mờ, đúng quyền lợi cho dân Đồng Tâm theo quy định của pháp luật”.

“Không truy cứu trách nhiệm hình sự toàn thể nhân dân xã Đông Tâm. Cam kết chỉ đạo điều tra xác minh việc bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.”

Hàng nghìn người dân đã tập trung bên ngoài nhà văn hóa Thôn Hoành, Mỹ Đức để lắng nghe cam kết của ông Chung và chứng kiến cảnh 19 CSCĐ, công an được trả tự do.

Trước đó, hôm 15/4, 38 người trong đoàn cướp đất đã bị người dân bắt giữ khi nhà cầm quyền thực hiện việc cướp đất và bắt giữ trái phép một số người dân địa phương. Trong số này có cụ Lê Đình Đình (82 tuổi) đã bị đánh gãy đùi. Cụ Kình một người có uy tín và sát cánh cùng người dân giữ đất trong nhiều năm qua.

Đến ngày 17/4, người dân trả tự do cho 15 người, còn 3 người khác tự giải thoát.

Ngày 20/4, một buổi đối thoại đã không thể diễn ra giữa người dân và ông Chung cùng đoàn công tác của UBND TP, Ban Dân nguyện Quốc hội khi 2 bên không thống nhất được về địa điểm. Khoảng cách 19,4km tại UBND xã theo yêu cầu người dân và tại UBND huyện Mỹ Đức theo yêu cầu của đoàn công tác đã ngăn cản buổi đối thoại.

Ngày 21/4, người dân bày tỏ thiện chí đối thoại khi tiếp tục thả ông Đặng Văn Cảnh, Trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy Mỹ Đức theo nguyện vọng của ông Đức được về nhà chữa bệnh.

Dù sự kiện tại Đồng Tâm, Mỹ Đức đang có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng đây được dự báo sẽ là mồi lửa làm bùng phát các cuộc phản kháng trong tương lai liên quan đến việc cưỡng chiếm đất đai tại nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.

Nói túm quần què lại là:

“Giết! Giết nữa! Bàn tay không ngơi nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu
Cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt!”

Xem lại: Ông Nguyễn Đức Chung cam kết không truy cứu hình sự toàn dân Đồng Tâm

m.vov.vn/…/ong-nguyen-duc-chung-cam-ket-khong-truy-cuu-hinh…

3 cam kết của ông Nguyễn Đức Chung trước khi 19 cán bộ, chiến sĩ được thả.

https://m.facebook.com/story.php…

CNXH là gì!? Người dân luôn ở thế cá ở trên thớt thế thôi…

Có những đất nước như thế đấy, họ mang các ông quan bất tài, tham nhũng vứt vào thùng rác.

«Trong xã hội tư bản, người làm nhiều lại hưởng ít, người không làm lại hưởng nhiều; con người chạy theo lợi ích vật chất, vì lợi ích vật chất mà làm hại nhau, chèn ép nhau, mạnh được yếu thua; lợi ích vật chất thể hiện quan hệ giữa người bóc lột và người bị bóc lột. Còn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa thì làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít; thực chất của vấn đề lợi ích vật chất ở đây là vấn đề công bằng, hợp lý». (Lê Duẩn: sđd trang 62).
https://m.facebook.com/story.php…

Xem lại dân Bình Thuận cũng đã sập bẫy như thế nào tại đây: Bởi vậy: Giờ mà ai còn tin vào sự thay đổi, sự chuyển biến của cộng sản, chờ đợi cộng sản tốt lên… là hoặc siêu ngây thơ, hoặc điếm thúi.
Dân tụi mình mà tin vào lời hứa hẹn và cam kết của cộng sản… thà tin quỷ sứ ma vương có khi còn “chết toàn thây” và đỡ nhục đỡ ấm ức hơn.

Xem thêm tại Facebook này:
https://m.facebook.com/story.php…

Lời cuối: Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!

Thấy gì từ 17 tỷ USD từ Hoa Kỳ và 22 tỷ USD của Nhật Bản sau chuyển đi của ông Cờ Lờ Mờ Vờ!?

103
Nguyễn Văn Trung Sơn

Donald Trump, một nhà kinh tế kinh doanh thành công trước khi đắc cử Tổng thống tháng 11/2016 và Trump muốn gì!? Tổng thống Trump từng nhấn mạnh Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay di chuyển và hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.

Nguyễn Xuân Phúc Ký hợp đồng với Donald Trump trị giá 17 tỷ USD nhằm làm hài lòng Trump trong việc thâm thủng mậu dịch Mỹ – Việt. m.cafef.vn/viet-nam-se-ky-thoa-thuan-thuong-mai-15-17-ty-us…

Tiếp đó ngày 4/6 – 8/6/2017, Ngài CLMV sang Nhật sau 1 tuần sang Mỹ, đã giúp cho VN ký được nhiều thỏa thuận hợp tác đầu tư và thương mại trị giá 22 tỷ USD. m.vneconomy.vn/…/viet-nhat-ky-cac-hop-dong-dau-tu-tri-gia-2…

Nhật Bản ủng hộ chiến lược của Mỹ và duy trì sự hiện diện của Mỹ. Điều đó rõ ràng là Mỹ là quốc gia duy nhất có thể đem lại sự răn đe hiệu quả chống lại Trung Quốc.

Chiến lược an ninh của Nhật Bản

Chiến lược an ninh của Nhật Bản trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc chỉ được tập trung vào việc bảo vệ Nhật Bản theo nghĩa hẹp. Điều này có nghĩa là tuân theo hiến pháp hòa bình của nước này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đã bị hạn chế nghiêm ngặt ở việc chống lại sự xâm lược của quân đội nước ngoài vào Nhật Bản, và bất kỳ cuộc tấn công phòng ngừa hay phản công nào vào đất nước của kẻ thù được coi là vi hiến. Sau Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản đã dần dần mở rộng vai trò của JSDF nhằm đáp ứng những đòi hỏi của các tổ chức quốc tế bằng việc thông qua đạo luật mới trong khi vẫn dựa vào cách giải thích tương tự về hiến pháp hòa bình: việc JSDF sử dụng vũ lực bị cấm hoàn toàn trong bất kỳ sứ mệnh nước ngoài nào. Trong bối cảnh này, JSDF chỉ có thể tiến hành các hoạt động quân sự với tư cách là một lực lượng vũ trang thực sự trong việc phòng vệ lãnh thổ và không phận của Nhật Bản cũng như các vùng biển xung quanh tới 1.000 hải lý tính từ Nhật Bản. Bởi vậy khó mà tìm thấy một lý do hợp lý cho việc triển khai JSDF với khả năng quân sự đầy đủ đối với các vụ việc ở Biển Đông. Tuy nhiên, các đơn vị của JSDF có thể được triển khai cho các sứ mệnh khác ngoài bảo vệ tổ quốc – những sứ mệnh như vậy bao gồm giám sát, hỗ trợ hậu cần, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai, các chuyến thăm cảng và huấn luyện và diễn tập hỗn hợp.

Luật an ninh mới của Nhật Bản từ tháng 9/2015 lần đầu tiên sẽ đem lại cho Chính phủ những sự lựa chọn rộng rãi hơn đối với các vụ việc an ninh liên quan đến Nhật Bản theo hiến pháp hiện hành. Theo luật mới, về lý thuyết, một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào các lực lượng nước ngoài đồng minh – không phải là một hành động xâm lược trực tiếp nhằm vào Nhật Bản mà rõ ràng thách thức chủ quyền quốc gia của Nhật Bản và gây nguy hiểm cho sự ổn định cơ bản của nước này – có thể là đối tượng để Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ tập thể. Những chi tiết của những sự lựa chọn của chính phủ theo đạo luật mới này vẫn chưa được công bố, nhưng rõ ràng là khả năng các hoạt động quân sự của JSDF ở Biển Đông theo chính sách mới sẽ trở nên lớn hơn so với trước đây. Một điểm được lưu ý là thực tế Chính phủ Nhật Bản đặt ra một chính sách khác nhằm hạn chế nghiêm ngặt những điều kiện để thực thi quyền phòng vệ tập thể của nước này trong những tình huống được đề cập ở trên. Mục tiêu then chốt của những sự hạn chế này là không vi phạm hiến pháp hòa bình hiện nay.

Đồng thời, việc duy trì sự hiện diện của các lực lượng Mỹ trong khu vực là thành phần cốt lõi của chiến lược an ninh của Nhật Bản. Các lực lượng Mỹ đồn trú và hoạt động xung quanh Nhật Bản có hai sứ mệnh chính. Thứ nhất là duy trì khả năng tấn công chiến lược trong việc phòng thủ của Nhật Bản, và thứ hai là ngăn chặn sự xâm lược thông qua sự hiện diện của họ, bởi vậy giúp duy trì sự ổn định khu vực. Trong sứ mệnh thứ hai, Nhật Bản đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với Mỹ. Không có các căn cứ quân sự và các cơ sở hỗ trợ của Mỹ, trong đó có các kho nhiên liệu và đạn dược ở Nhật Bản, sự hiện diện liên tục của các lực lượng Mỹ trong khu vực sẽ rất khó duy trì. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng xã hội và công nghiệp của Nhật Bản, hình thành nên nền tảng của sự hỗ trợ toàn diện của nó cho các lực lượng Mỹ, là không thể thiếu. Có khả năng nhất là JSDF sẽ tiến tới gánh vác trách nhiệm lớn hơn so với trước đây trong việc hỗ trợ các hoạt động của Mỹ trong các vụ việc xảy ra trong tương lai ở biển Biển Đông.

nghiencuubiendong.vn/…/5778-quan-diem-va-loi-ich-cua-nhat-b…

Donald Trump đã quay lưng với quyền con người ở Việt Nam:

www.sbtn.tv/donald-trump-coi-dong-xu-to-hon-nhan-quyen-vie…/

Donald Trump nói rằng cách tốt nhất để ngăn cản các hành động trái phép của Trung Quốc như xây đường băng, triển khai tên lửa tại các đảo, đá ở Biển Đông chính là phải đe doạ về mặt kinh tế, đe doạ sự tham gia của Trung Quốc vào thị trường Mỹ.

“Chúng ta có một sức mạnh kinh tế to lớn so với Trung Quốc. Đó chính là quyền lực của thương mại”, ông nói. Khi phóng viên hỏi liệu ông có sẽ cắt đứt mối quan hệ làm ăn với Trung Quốc, ông Trump đáp rằng “sẽ dùng thương mại để đàm phán”.

m.baodatviet.vn/…/ong-trump-bo-nhiem-tuong-hai-quan-chong-…/

Vì công lý cho 60 triệu nông dân, không thể làm ngơ cho Thuận Phong

0
Bạch Hoàn
Cận cảnh sản phẩm dán mác Made in USA của Công ty Thuận Phong

Công an tỉnh Đồng Nai vẫn quyết không khởi tố vụ sản xuất phân bón giả tại Công ty CP Sản xuất Thương mại Thuận Phong. Nghĩ thật kỹ, chỉ có những người không có lương tâm mới bảo kê, tiếp tay cho việc sản xuất và kinh doanh phân bón giả, làm khó người nông dân.

Ông Châu Hoài Phương – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh sóc Trăng và một thuộc cấp của ông Phương vừa bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng bắt tạm giam vì có hành vi giải cứu cho một doanh nghiệp sản xuất phân bón kém chất lượng trên địa bàn tỉnh này.

Cùng một sự việc, tức sản xuất phân bón kém chất lượng, nhưng tại Sóc Trăng, người làm sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trong khi đó, tại Đồng Nai, doanh nghiệp sản xuất phân bón giả, kém chất lượng lại được bảo vệ. Đó là vụ việc tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Thuận Phong.

“Sản xuất phân bón giả phải coi là tội ác với nông dân. Ấy vậy mà vụ việc sản xuất phân bón giả của Công ty Thuận Phong đã được 6 bộ ngành khẳng định nhưng sau nhiều năm vẫn chưa bị xử lý. Một vụ việc mà hai đồng chí Phó Thủ tướng thường trực của hai nhiệm kỳ Chính phủ phải có nhiều văn bản chỉ đạo, chủ trì nhiều cuộc họp chỉ đạo, rồi các Bộ có lien quan đều khẳng định Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả nhưng rốt cuộc đến nay vẫn không bị khởi tố.

Cơ quan chức năng đang kiểm tra số lượng phân bón giả trong kho của Thuận Phong.

Chỉ có những người không có lương tâm mới bảo kê, tiếp tay cho việc sản xuất và kinh doanh phân bón giả, làm khổ những nông dân đáng thương và cũng rất đáng kính”.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Sỹ Cương vừa tiếp tục làm nóng nghị trường và dư luận xã hội khi nhắc nhớ về vụ việc sản xuất phân bón giả ở Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Thuận Phong (Đồng Nai), như là một minh chứng cho thực trạng sản xuất phân bón giả tràn lan.

Hơn hai năm đã trôi qua kể từ ngày Công ty Thuận Phong bị bắt quả tang sản xuất phân bón giả, sáu bộ ngành, trong đó có cả Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ… kết luận và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự. Đã ba lần các đại biểu Quốc hội phải lên tiếng gay gắt trong ba kỳ họp Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm minh, nhưng vụ việc vẫn cứ chìm vào im lặng.

Thậm chí, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi còn là Phó Thủ tướng thường trực, kiêm trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia về chống buôn lậu và gian lận thương mại đã khẳng định, đây là vụ việc bức xúc, dư luận rất quan tâm, phải có kết quả rõ ràng. Nó liên quan trực tiếp đến sản xuất, đời sống, sức khoẻ con người, thậm chí làm mất uy tín quốc gia. “Không ai được phép bao che” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng chỉ đạo rất rõ ràng, dứt khoát.

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình mới đây cũng đã chỉ đạo, 6 bộ ngành đã kết luận là phân bón giả, viện kiểm sát phải huỷ quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi của Công ty Thuận Phong.

Thế nhưng, trước đó, công an tỉnh Đồng Nai vẫn quyết định không khởi tố vụ án hình sự và doanh nghiệp được phạt hành chính.

Khi nói về quyết định của Công an tỉnh Đồng Nai, một luật sư cho rằng, doanh nghiệp sản xuất phân bón giả thu lợi không biết bao nhiêu tiền, nhưng lại được xử phạt hành chính vài trăm triệu đồng thì thực là coi thường pháp luật, không những không răn đe mà còn tạo tiền đề xấu cho các hành vi sai phạm trong lĩnh vực phân bón sau này. Vụ việc Thuận Phong sẽ là một án lệ, từ đây các doanh nghiệp sản xuất phân bón còn sợ gì mà không làm phân giả, phân kém chất lượng. Bởi, làm hàng giả thu lời hàng chục, hàng trăm tỉ đồng nhưng chỉ bị phạt hành chính như phủi bụi.

Tuy nhiên, câu chuyện phân bón Thuận Phong vẫn chưa chấm dứt. Căn cứ trên công văn đề nghị của Hội Nông dân Việt Nam và đơn mời luật sư của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, đồng thời đã có một quá trình theo dõi sát sao vụ việc này, bà Nguyễn Thị Bích Liên – Giám đốc Công ty Luật TNHH Ánh Dương Việt, thuộc Đoàn luật sư TP. Hà Nội, vừa có đơn kiến nghị khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi sản xuất phân bón giả của Công ty Thuận Phong, gửi tới hàng loạt cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, gồm: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc…

Cận cảnh sản phẩm dán mác Made in USA của Công ty Thuận Phong

Luật sư Nguyễn Thị Bích Liên khẳng định trong đơn, tài liệu thu thập được cho thấy đã có đủ dấu hiệu khởi tố vụ án hình sự đối với Khiếu Mạnh Tường – Tổng giám đốc Công ty Thuận Phong vì đã có dấu hiệu phạm tội quy định tại các điều 156, 158 Bộ Luật hình sự.

Không hiểu vì lý do gì cơ quan điều tra tỉnh Đồng Nai lại bỏ lọt vấn đề này để dẫn đến quyết định không khởi tố vụ án hình sự và chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất phân bón giả của Công ty Thuận Phong.

Sai phạm tiếp theo đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ ra rõ ràng, đó là Công ty Thuận Phong nhập khẩu phân bón rễ nhưng lại giả công dụng thành phân bón lá. Trên hồ sơ nhập khẩu tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên tờ khai nhập khẩu ở cơ quan hải quan, phân bón Vitol của Công ty Thuận Phong vốn là phân bón rễ. Nhưng khi dán nhãn tiếng Việt để bán cho nông dân, Công ty Thuận Phong đã hô biến thành phân bón lá, lừa gạt nông dân một cách trắng trợn, chỉ bằng một dòng chữ “Sử dụng như phân bón lá”.

“Giờ đi đến địa phương nào, bất cứ một đợt tiếp xúc cử tri nào cũng nghe người dân kêu ca, phẫn nộ khi nói về nạn phân bón giả. Thiệt hại cho nông nghiệp, nông dân là không kể siết, ước tính lên đến gần 60.000 tỉ đồng mỗi năm. Sau nhiều lần chất vấn từ nhiệm kỳ trước, công cuộc phòng chống nạn phân bón giả trên thực tế chưa mang lại kết quả. Thị trường này vẫn tồn tại đến 7.000 loại phân bón. Nông dân thì như rơi vào ma trận, mua phải phân bón giả, thiệt hại chỉ biết kêu trời”. Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội của Quốc hội vài ngày trước, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đã nhấn mạnh về ma trận thị trường phân bón trong bài phát biểu của mình.

Kiểm tra của các lực lượng quản lý thị trường và các ngành chức năng khác có liên quan trong một số năm gần đây cho thấy, có từ 40-60% mẫu phân bón đang lưu hành trên thị trường là phân bón giả, kém chất lượng. Trong khi đó, phân bón chiếm tới 40% chi phí trong sản xuất nông nghiệp. Vì thế, mua phải phân bón giả, thiệt hại với người nông dân là vô cùng lớn. Đó là chưa kể đất đai sẽ dần dần bị bạc màu, cằn cỗi, làm giảm năng suất cây trồng.

Người nông dân chỉ biết kêu trời. Nhưng trời ở quá xa và tiếng kêu chưa bao giờ thấu. Thực tế là các doanh nghiệp sản xuất phân bón giả vẫn cứ hoành hành. Niềm tin của người dân ngày càng bị bào mòn, đặc biệt khi những doanh nghiệp sản xuất phân bón giả, kém chất lượng một cách trắng trợn lại vẫn được cơ quan chức năng ở địa phương bảo vệ rằng “chưa có dấu hiệu hình sự” như trường hợp ở Công ty Thuận Phong.

Có lẽ, bây giờ đã đến lúc Chính phủ phải đứng ra chỉ đạo trực tiếp để giải quyết vụ việc này, lập lại trật tự thị trường phân bón, lấy lại sự tôn nghiêm của pháp luật, đặc biệt là giữ được lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Có như thế, khi người dân bị thiệt hại có thể kêu lên các cơ quan chức năng, có thể đòi hỏi Chính phủ phải vào cuộc, mà không còn phải kêu trời.

Ngày 24.4.2015, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm Văn phòng Ban chỉ đạo 389 quốc gia, 389 tỉnh Đồng Nai và cả cơ quan thanh tra của Bộ Quốc phòng (do Công ty Thuận Phong thuê đất quốc phòng) đã bắt quả tang Công ty Thuận Phong đang sang chiết, sản xuất phân bón giả nguồn gốc, xuất xứ Mỹ, tức nhãn hàng ghi “made in USA” nhưng thực chất ra đời tại Đồng Nai, với số lượng lớn. Ông Khiếu Mạnh Tường – Tổng giám đốc Công ty Thuận Phong đã ký văn bản thừa nhận toàn bộ tem nhãn mác ghi phân bón sản xuất tại Mỹ thực chất đều sản xuất tại Việt Nam.

Kết quả giám định chất lượng 29 loại phân bón thì có đến 19 loại không đạt chất lượng như công bố. Trong đó có loại thành phần chất chính chỉ đạt vi lượng kẽm, thành phần chất chính là kẽm công bố trên bao bì là 15.000 ppm, nhưng kết quả kiểm nghiệm chỉ có vỏn vẹn 1.310 ppm. Tức là, thực tế thành phần kẽm – chất chính trong sản phẩm phân bón vi lượng kẽm chỉ đạt có 8,7%. Trong khi đó, theo quy định tại Nghị định 85/NĐ-CP, hàng giả là hàng hoá có hàm lượng chất chính chỉ đạt dưới 70% so với quy chuẩn, hoặc so với công bố trên bao bì. Sản phẩm của Công ty Thuận Phong không chỉ có chất chính dưới 70% công bố trên bao bì mà còn dưới 10%!

Đại biểu Quốc hội, các anh chị hãy trả lời đi.

60 triệu người Việt đang sống bằng nghề nông nghiệp. Trong mỗi chúng ta ở đây, ai cũng có ít nhiều liên quan đến những người nông dân chân lấm tay bùn. Tôi sinh ra bên những mảnh ruộng khô cằn. Còn các anh chị đang ăn bát cơm trắng từ những giọt mồ hôi mặn đắng của những người nông dân nghèo khổ. Vì sao tôi nói nghèo khổ, vì nông dân mình bao đời nay vẫn thế, chưa ráo mồ hôi đã hết tiền.

Gần 60.000 tỉ đồng là thiệt hại của ngành nông nghiệp mỗi năm vì phân bón giả. Những kẻ bất lương sản xuất phân bón giả, kém chất lượng làm ảnh hưởng đến cây trồng, nhẹ thì giảm năng suất, nặng thì chết cây, và lâu dài thì đất đai cằn cỗi, chúng đã gián tiếp cướp mất bữa cơm có thịt của người nông dân, cướp mất cơ hội được ở một mái nhà đủ che mưa tránh nắng, cướp mất cơ hội cho những đứa trẻ được đến trường, được vào đại học… Không biết bao nhiêu thân phận đã vì nghèo mà phải sống một cuộc đời lem nhem, nhếch nhác, vì họ không thể nào bước ra khỏi luỹ tre làng.

Các anh chị và tôi ngồi đây, chúng ta đã lên tiếng cho vấn nạn phân bón giả, kém chất lượng. Nhưng lẽ nào, chỉ những con người nhỏ bé như chúng ta cất lên tiếng nói?

Vì sao?

Hãy nhìn câu chuyện phân bón giả ở Công ty Thuận Phong (Đồng Nai) để thấy, chừng nào công lý chưa được thực thi, chừng nào hành vi sản xuất phân bón giả theo kết luận của hàng loạt bộ ngành vẫn chưa được xử lý đúng người, đúng tội, chừng nào Đồng Nai còn cố bảo vệ, thì chừng đó vấn nạn phân bón giả vẫn tiếp tục hoành hành, những kẻ bất lương khác sẽ vẫn ăn chặn mồ hôi nước mắt của những người khốn khổ.

Đó là chưa kể, câu chuyện ở Công ty Thuận Phong không chỉ là câu chuyện ở một doanh nghiệp phân bón, mà nó là án lệ cho ngành này. Nếu không khởi tố hình sự thì đây là nỗi nhục của ngành tư pháp Việt Nam.

Quốc hội đang họp. Ở đó người ta bàn những chuyện quốc gia đại sự. Nhưng tại sao một vụ việc như sự bất thường trong xử lý vi phạm ở Công ty Thuận Phong và vấn nạn phân bón giả lại không được đem ra mổ xẻ. Tôi nhớ năm 2016, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đã từng chất vấn mạnh mẽ về vấn nạn phân bón giả nhìn từ câu chuyện Thuận Phong.

Quốc hội với 500 con người ngồi đó, các anh chị đang làm gì, đang cất lên tiếng nói cho ai, vì ai? Một vấn nạn liên quan đến cuộc sống của hơn 60 triệu con người, tại sao trong nghị trường chỉ có vài người lên tiếng? Trong kì họp này, liệu có ai còn nhớ nữa không?

Đại biểu Quốc hội, các anh chị hãy trả lời đi.

Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt.

0
Bạch Hoàn
9 Tháng 6 lúc 16:02

 

Hãy lên tiếng, chắc chắn sẽ có người lắng nghe chúng ta nói.

Hôm qua, tôi đề nghị các đại biểu Quốc hội phải lên tiếng về thực trạng phân bón giả, đặc biệt là vụ việc ở Công ty Thuận Phong (Đồng Nai) làm phân bón giả quy mô lớn nhưng chỉ bị xử lý hành chính, thì hôm nay đã có đại biểu đem câu chuyện ấy vào nghị trường.

Tôi xin lược trích bài phát biểu trên nghị trường sáng nay của ông Nguyễn Sỹ Cương, đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận.
—-
Giờ đi đến địa phương nào, bất cứ một đợt tiếp xúc cử tri nào cũng nghe người dân kêu ca, phẫn nộ khi nói về nạn phân bón giả. Thiệt hại cho nông nghiệp, cho nông dân là không kể siết, ước tính 60.000 tỷ mỗi năm. Sau nhiều lần chất vấn từ nhiệm kỳ trước, công cuộc phòng chống nạn phân bón giả trên thực tế chưa mang lại kết quả. Thị trường thì vẫn tồn tại đến 7000 loại phân bón. Nông dân thì như rơi vào ma trận, mua phải phân bón giả, thiệt hại thì chỉ biết kêu trời.

Sau Kỳ họp thứ 2, các Bộ trưởng hứa sẽ họp bàn để tìm giải pháp nhưng sau gần 6 tháng trôi qua, việc duy nhất làm được là chuyển quản lý phân bón về một đầu mối là Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, còn 7000 loại phân bón vẫn mặc sức nhảy nhót, tung hoành trên thị trường, đẩy người nông dân đến cảnh khốn đốn.

Sản xuất phân bón giả phải coi là tội ác với nông dân. Ấy vậy mà vụ việc sản xuất phân bón giả của Công ty Thuận phong được 6 Bộ khẳng định mà sau nhiều năm vẫn chưa bị xử lý. Một vụ việc mà 2 đồng chí phó Thủ tướng thường trực của 2 nhiệm kỳ Chính phủ phải có nhiều văn bản chỉ đạo, chủ trì nhiều cuộc họp để chỉ đạo, rồi các Bộ có liên quan đều khẳng định Cty Thuận Phong sản xuất phân bón giả nhưng rốt cuộc cho đến nay vẫn không bị khởi tố.

Chỉ có những người không có lương tâm mới bảo kê, tiếp tay cho việc sản xuất và kinh doanh phân bón giả, làm khổ những nông dân đáng thương và cũng rất đáng kính. Một cử tri hỏi tôi: “Sao không bắt hết bọn sản xuất, kinh doanh phân bón giả để nông dân yên ổn làm ăn?” Tôi mong Chính phủ giúp tôi câu trả lời để không phải “chuyển câu trả lời cho nhiệm kỳ kế tiếp” như Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã nói tại nhiệm kỳ trước.

Là người lăn lộn với vụ việc ở Công ty Thuận Phong, tôi đặc biệt cảm ơn bài phát biểu của ông Nguyễn Sỹ Cương. Tôi được biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hiện đang rất ủng hộ những kiến nghị của Hiệp hội phân bón VN liên quan đến vụ việc Thuận Phong. Những kẻ làm hàng giả, những kẻ bảo vệ cho Thuận Phong, hãy run sợ dần là vừa. Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt.

Đài Loan lập tổ chức dân biểu hỗ trợ dân chủ Hồng Kông

RFI
media

Dù Vàng Hồng Kông và Hoa Hướng Dương Đài Loan là hai phong trào dân chủ nổi dậy chống chế độ độc tài Bắc Kinh với những cuộc biểu tình lớn trong năm 2014.

Theo AFP, vào lúc Trung Quốc chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 20 năm thu hồi Hồng Kông (1997-2017), 18 dân biểu Đài Loan gồm thành viên đảng Dân Tiến của tổng thống Thái Anh Văn và đảng Tân Lực Lượng (NPP), xuất thân từ phong trào Hoa Hướng Dương, thành lập Ủy ban Dân Biểu Đài Loan-Hồng Kông để hỗ trợ cho phong trào dân chủ tại nhượng địa cũ của Anh Quốc.

Buổi lễ ra mắt có sự tham dự của sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wang) và dân biểu Hồng Kông La Quán Thông (Nathan Law), hai khuôn mặt biểu tượng của phong trào chiếm đóng đường phố làm lung lay chính quyền Lương Chấn Anh cách nay ba năm.

Theo giải thích của dân biểu Đài Loan Hoàng Quốc Xương, chính quyền Trung Quốc tiếp tục trấn áp người dân Hồng Kông tranh đấu vì dân chủ. Ủy Ban Dân Biểu được thành lập để trợ giúp những nhà dân chủ Đài Loan và Hồng Kông « trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo chính trị công khai ».

Trả lời phỏng vấn của AFP, Hoàng Chi Phong và La Quán Thông xem Đài Loan là « đồng minh » của Hồng Kông và cần phải « đoàn kết với nhau để đối đầu với áp bức ».

Hai nhà tranh đấu trẻ tuổi này khẳng định không chủ trương đòi độc lập mà chỉ cần Bắc Kinh tôn trọng quyền tự trị của Hồng Kông. Tuy nhiên, theo dự báo của nhà phân tích William Lam, Bắc Kinh sẽ « tấn công thô bạo » nhóm dân biểu mới này và xem đây là một bằng chứng các phe đòi độc lập với Trung Quốc kết nối với nhau.

Nhà báo bị đánh dã man, sinh viên báo chí có hoang mang?

vietnamnet.vn

Việc nhà báo bị đánh có làm lung lay tinh thần các sinh viên báo chí sắp ra trường?

nhà báo, phóng viên, sinh viên báo chí
Phạm Kiều Hương Ly

Phạm Kiều Hương Ly, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Ngay khi chọn học tôi đã xác định nghề nhà báo khá nguy hiểm. Tôi rất ngưỡng mộ những người dấn thân vì nghề nghiệp, nhưng khi đọc những tin tức như thế này tôi cũng thấy hoang mang. Gia đình tôi cũng sợ khi tôi theo nghề này, thậm chí còn bảo là có khi không cho làm nữa. Nhưng nếu đam mê lớn hơn tôi sẽ vẫn theo đuổi nghề báo. Thầy cô trong trường cũng đã đề cập tới vấn đề này và cũng nói tới các biện pháp phòng tránh, nhất là với phái nữ, như học võ, mang theo những trang bị tự vệ cá nhân…

nhà báo, phóng viên, sinh viên báo chí
Nguyễn Thị Hà

Nguyễn Thị Hà, sinh viên K57 Khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội: Tôi cảm thấy rất bất bình khi đọc những tin tức về nhà báo bị hành hung. Tôi mong pháp luật sẽ có những biện pháp xử lý nghiêm đối với hành vi bạo hành nhà báo. Nói đọc những tin như vậy không sợ thì không phải, mình làm nghề nên cũng cảm thấy sợ. Nhưng bảo là sợ mà thay đổi nghề mình đã chọn thì không.Tôi sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp này.

nhà báo, phóng viên, sinh viên báo chí
Nguyễn Đoàn Đình Bổng

Nguyễn Đoàn Đình Bổng, sinh viên K32 Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Hiện tượng nhà báo hị hành hung không mới ở cả thế giới và Việt Nam, thậm chí đã có không ít nhà báo bị sát hại. Bản thân đang theo con đường viết báo nên tôi cũng có lo lắng. Nhưng nghề nào cũng có nguy hiểm nhất định, tôi sẽ cố gắng để tránh nguy hiểm tới bản thân và liên lụy tới gia đình.

Trong quá trình học, khi đi viết bài tôi cũng từng bị đe dọa, dù mới chỉ ở mức độ nhẹ. Một lần tôi đi viết về ô nhiễm sông Đáy ở “xóm thùng phi”. Vừa tới đầu xóm tôi đã bị hai thanh niên sấn tới dọa dẫm. Lúc đấy cũng khá hoang mang vì chưa chuẩn bị cho tình huống như vậy.

Một lần khác tôi viết về hiện tượng bảo vệ ở một bãi xe giữ chìa của những người quên rút khóa và bắt phải chuộc. Tôi thấy đây là việc vô lý nên đến tìm hiểu. Khi tôi chụp ảnh cây cột treo chìa khóa, một bảo vệ lao ra túm lấy ống kính và đe dọa. Sau khi giằng co máy ảnh của tôi bị rơi và hỏng. Nhưng cũng may có một số người đến can ngăn…

Vấn đề nhà báo bị hành hung này được nhắc đến rất nhiều trong các môn chuyên ngành, nghiệp vụ. Các thầy khuyên rằng lúc mới đi làm chưa nên theo các đề tài quá gai góc, nhạy cảm. Khi có kinh nghiệm rồi sẽ làm tới các vụ phức tạp.

nhà báo, phóng viên, sinh viên báo chí
Nguyễn Thị Hiền

Nguyễn Thị Hiền, sinh viên K32 Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đọc những tin này tôi thấy bình thường ở chỗ nó không tác động gì tới tâm lý hay quan điểm về nghề nghiệp của tôi. Trong quá trình đi viết bài, tôi đã bị dọa rồi. Lần đó tôi đi làm tin về rác thải ở khu công nghiệp bên Bắc Ninh, khi đang chụp ảnh thì có vài người ra dọa nếu không đi sẽ đánh.

Có một lần trường tôi mời khách về nói chuyện, diễn giả có nói một câu là “khó quá thì bỏ qua”. Tôi thích làm điều tra. Sau những việc như thế này, sau này ra làm nghề tôi sẽ phải cẩn thận hơn nhiều.

Ngân Anh ghi

20 bức ảnh ấn tượng về lòng dũng cảm của các phóng viên hiện trường

Còn rất nhiều những tấm bằng vinh danh các nhà báo được lưu giữ ở trụ sở của CPJ (Uỷ ban Bảo vệ các Nhà báo) vì họ chưa thể đến nhận được.

Các nhà báo không bao giờ ngần ngại mạo hiểm cuộc sống của mình cho công lý và sự thật. Họ phơi bày những trò gian lận, cung cấp những thông tin chân thật nhất về những nơi u ám nhất và cũng tìm cách làm sáng tỏ công lý cho những người không thể tự bảo vệ mình.

Các nhà báo và phóng viên ảnh hiện trường luôn sẵn sàng vượt qua giới hạn của sự an toàn trong nghề nghiệp. Nhiều người đã bị cầm tù, bị tấn công, thậm chí bị giết hại vì tin tức chân thật cho bạn đọc. Hãy cùng xem 20 bức ảnh mô tả sự khó khăn trong khi tác nghiệp của họ để thêm cảm thông và trân trọng những hy sinh cho sự thật.

1. Nhiếp ảnh gia trên một chiếc ghế bành ở làng Pesky, phía tây bắc của Donetsk vào ngày 28 tháng 2 năm 2015.

Su dung cam cua nha bao hien truong-20

Anh đã qua đời vì hỏa lực pháo binh gần ngôi làng.

2. Một nhiếp ảnh gia bị thương trong cuộc biểu tình tại trung tâm thành phố Yangon vào ngày 27 tháng 9 năm 2007.

Su dung cam cua nha bao hien truong-2

Nagai, 50 tuổi, một phóng viên ghi hình của Nhật Bản đã bị bắn bởi những người lính giải tán đám đông bạo lực.

3. Một nhà báo bị thương ở ghế sau của một chiếc xe hơi gần khách sạn Palestine tại thành phố Baghdad.

Su dung cam cua nha bao hien truong-3

Samia Nakhoul, biên tập viên các vấn đề Trung Đông, đã bị thương khi một chiếc xe tăng của Mỹ bắn đạn súng cối vào khách sạn nơi cô đang thực hiện phóng sự, ngày 8 tháng 4 năm 2003.

4. Một nhiếp ảnh gia của Hy Lạp ở Ramallah thuộc Bờ Tây.

Su dung cam cua nha bao hien truong-4

Nhiếp ảnh gia Yannis Behrakis đã bị mắc kẹt trong một cuộc đấu súng giữa quân đội Israel và các chiến binh Palestine, tháng 3 năm 2001.

5. Các nhà báo chạy tìm chỗ ẩn nấp trong một vụ đánh bom gần nhà máy lọc dầu Ras Lanuf.

Su dung cam cua nha bao hien truong-5

Khi chính phủ Libya dội bom tại địa điểm này vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, các nhà báo và các nhiếp ảnh gia đã phải tìm cách bảo vệ mạng sống của mình.

6. Một nhiếp ảnh gia Pháp ở Cairo, Ai Cập.

Su dung cam cua nha bao hien truong-6

Nhiếp ảnh người Pháp Remi Ochlik đã thiệt mạng khi tên lửa của chính phủ Ai Cập được thả xuống ngôi nhà của anh. Ochlik là một phóng viên kỳ cựu đã từng đoạt giải về mảng phóng sự chiến tranh ở Trung Đông và châu Á.

7. Hình ảnh cho thấy một cảnh sát đánh phóng viên ảnh Hy Lạp trong cuộc bạo loạn.

Su dung cam cua nha bao hien truong-7

Cảnh sát đã tấn công nhiều phóng viên trong một cuộc biểu tình ở quảng trưởng Syntagma của Athens vào ngày 5 tháng 10 năm 2011.

8. Nhiếp ảnh gia Paulo Whitaker bị thương khi cửa sổ xe taxi của ông bị bắn bởi một viên đạn.

Su dung cam cua nha bao hien truong-8

Sự cố khủng khiếp này đã diễn ra tại khu ổ chuột Vila Cruzeiro ở Rio de Janeiro vào ngày 26 tháng 11 năm 2010.

9. Hình ảnh một nhiếp ảnh gia bị bắn vào ngực trong cuộc biểu tình tại Karachi vào ngày 16 tháng 1 năm 2015.

Su dung cam cua nha bao hien truong-9

Nhiếp ảnh gia Asif Hassan đã bị bắn trong một cuộc biểu tình của đảng Hồi giáo Jamiat-e-Talaba chống lại Charlie Hebdo – tuần san đã làm phim hoạt hình bôi nhọ nhà tiên tri Mohammed.

10. Một nữ phóng viên chạy thoát thân ở miền quê phía Bắc Aleppo.

Su dung cam cua nha bao hien truong-10

Cô đã phải chạy khi có một máy bay chiến đấu của quân phiến loạn tấn công để bảo vệ mình khỏi các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo, ngày 10 tháng 10 năm 2014.

11. Hình ảnh một phóng viên địa phương nằm chết trên mặt đất ở miền Nam Philippines.

Su dung cam cua nha bao hien truong-11

Một số nhà báo đã bị giết hại trong vụ thảm sát của một gia tộc chính trị diễn ra ở ngoại ô Ampatuan vào ngày 24 tháng 11 năm 2009.

12. Một nhà báo nữ ngất xỉu trên mặt đất do hít phải khí độc của quân đội Israel.

Su dung cam cua nha bao hien truong-12

Sự cố này xảy ra trong cuộc bạo loạn gần biên giới giữa Israel và Dải Trung Gaza vào ngày 23 tháng 10 năm 2015.

13. Nhiếp ảnh gia này đã vượt qua tất cả các giới hạn về an toàn để làm công việc của mình.

Su dung cam cua nha bao hien truong-13

Một nhiếp ảnh gia giấu mình phía sau một bồn tắm rỗng để ngụy trang, thực hiện công việc ghi hình tại thành phố Rio de Janeiro, ngày 27 tháng 11 năm 2010.

14. Một nhiếp ảnh gia Palestine phải ngồi xe lăn vẫn ghi hình phóng sự trong cuộc biểu tình tại thành phố Gaza vào ngày 01 tháng 10 năm 2012.

Su dung cam cua nha bao hien truong-14

Moamen Qreiqea, 25 tuổi, mất hai chân khi đang làm nhiệm vụ trong một cuộc không kích của Israel vào năm 2008. Người cha của hai đứa con này đã xác định sự nghiệp của mình là chụp ảnh và anh sẽ không bao giờ bỏ lỡ hình ảnh về bất kỳ sự kiện nào xảy ra xung quanh mình.

15. Những người Palestine đang bế một nhà quay phim đã bị thương trong cuộc biểu tình ở thị trấn Jenin thuộc Bờ Tây.

Su dung cam cua nha bao hien truong-15

Vụ việc đau lòng này xảy ra trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát Palestine và các chiến binh Hồi giáo, ngày 24 tháng 5 năm 2005.

16. Hình ảnh bạn bè và người thân của Luis Carlos Santiago đau buồn trong đám tang của anh.

Su dung cam cua nha bao hien truong-16

Santiago là một nhiếp ảnh tin tức mới 21 tuổi, anh đã bị giết trong một cuộc tấn công của các tay súng vào ngày 18 tháng 9 năm 2010.

17. Hình ảnh các nhiếp ảnh gia đang ẩn nấp ở Kinshasa, ngày 11 tháng 11 năm 2006.

Su dung cam cua nha bao hien truong-17

Phóng viên hiện trường của Reuters Congo đang nấp cạnh một chiếc xe bọc thép của Liên Hợp Quốc trong đợt tấn công bằng súng máy và pháo kích.

18. Một cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đánh một nhiếp ảnh gia trong cuộc biểu tình tại Istanbul.

Su dung cam cua nha bao hien truong-18

Trong cuộc bạo loạn tại Taksim Square vào ngày 11 tháng 6 năm 2013, cảnh sát đã bắn pháo nước và hơi cay vào những người biểu tình do đó nhiều nhà báo cũng bị thương trong vụ tấn công.

19. Một nhiếp ảnh gia bị thương trong cuộc biểu tình tại thành phố Nablus thuộc Bờ Tây.

Su dung cam cua nha bao hien truong-19

Nhiếp ảnh gia Palestine ngã gục trên mặt đất do bị thương vào ngày 3 tháng 5 năm 2004.

20. Hình ảnh nhiếp ảnh gia Gleb Garanich bị thương khi đang cố gắng chụp hình trong một cuộc bạo loạn.

Su dung cam cua nha bao hien truong-1

Trong cuộc biểu tình phản đối việc rời EU của Ukraina tại Quảng trường Độc lập thành phố Kiev tháng 11 năm 2013, nhiếp ảnh gia này đã bị thương rất nặng nhưng vẫn tiếp tục thực hiện công việc của mình.

Hãy ngã mũ vì tất cả các nhà báo đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy hiểm tính mạng vì sự thật, vì sự chân thật của thông tin mà họ muốn cả thế giới biết tới.

Theo Wittyfeed
Thu Hiền

Xem thêm:

Sân golf tai tiếng Tân Sơn Nhất hình thành ra sao?

13/06/2017 08:19 GMT+7

TTO – Tháng 8-2015, sân golf Tân Sơn Nhất được đưa vào hoạt động cùng với trung tâm hội nghị tiệc cưới Him Lam Palace, nhà hàng Him Lam chuẩn 5 sao.

Tiểu sử sân golf Tân Sơn Nhứt.