Home Blog Page 1333

Gia đình thuyền viên bị khủng bố chặt đầu bị yêu cầu nộp chung 50 tỷ đồng tiền chuộc

0
RFA

Thông tin về cái chết đau đớn, bị chặt đầu trong lúc bị bắt làm con tin của hai thuyền viên người Việt Nam trên chuyến tàu thuộc công ty hàng hải Hoàng Gia ở Hải Phòng đã làm chấn động người dân Bắc miền Trung. Chúng tôi đã tiếp xúc nhiều người dân, đặc biệt là người dân Nghệ An và Thanh Hóa, nơi tá túc của gia đình các thuyền viên, dường như đi đâu cũng nghe lời ta thán về sự vô trách nhiệm của chính phủ Việt Nam trong vấn đề cứu công dân của mình.

Nhà nước đã làm gì?

Ông Hoàng Văn Tư, cha của nạn nhân Hoàng Văn Hải, hiện sống ở huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, chia sẻ:

“Họ nói đích thân bố mẹ phải đi ra công ty ngoài Hải phòng. Họ nói phải chung khoản tiền chừng 100 triệu Peso để chuộc người. Sau đó một người tên Loan, là vợ của thuyền phó (cũng bị bắt làm con tin) nói chúng tôi nên ký vào một cái biên bản mà trong đó không có bất kỳ chữ nào. Chúng tôi thắc mắc tại sao biên bản không có chữ nào thì ký làm sao thì ông giám đốc Hoàng Gia nói rằng nội dung không có ai được biết cả, chỉ có giám đốc biết thôi và nếu muốn cứu các con thì chúng tôi hãy ký vào và yên tâm, tin tưởng ông đi. Chúng tồi gồm 6 gia đình, đã ký mỗi gia đình 10 biên bản với chữ ký phải thật giống nhau trong 10 tờ giấy trắng đó. Giờ thì ra cớ sự này đây!”

Một người tên Trung, là chú của anh Hoàng Văn Hải, cho rằng cái chết của hai thuyền viên bị lực lượng Abu Sayyaf chặt đầu vì họ chờ quá lâu mà không thấy tiền chuộc từ Việt Nam, điều này cho thấy thân phận của người Việt Nam quá bé nhỏ, quá đau khổ. Là một người từng cầm hộ chiếu Việt Nam đi du lịch sang Thái Lan và Nhật Bản, ông không khỏi chạnh lòng khi thấy những tấm bảng ghi bằng tiếng Việt khuyến cáo người Việt không nên gắp thức ăn quá nhiều ở các buffet hay là viết bằng tiếng Việt răn đe về các loại hình chế tài khi ăn trộm, ăn cắp… Rồi chuyện các ngư dân người Việt sang ăn cắp hải sâm ở vùng biển các nước Úc, Papua Newguine, Phillipines… Tất cả như những vết thương của dân tộc.

Ông Trung cho rằng sở dĩ có chuyện đau lòng vừa nói là vì Việt Nam thiếu hẳn một nhà nước do dân và vì dân. Nếu nhà nước tồn tại do dân, vì dân thì thân phận người dân Việt Nam không đến nỗi thê thảm như hiện tại. Thử hỏi, có một quốc gia nào mà toàn chiều dài của quốc gia là bờ biển, nếu kể cả vùng nội thủy, vùng lảnh hải và vùng đặc quyền kinh tế thì biển Việt Nam quá rộng. Vậy mà ngư dân Việt Nam không dám ra khơi bởi sợ cái chết từ các tàu hải cảnh Trung Quốc. Rồi thêm nữa, tài nguyên, khoáng sản Việt Nam cũng thuộc diện “rừng vàng biển bạc”, vậy mà đói nghèo, trộm cắp đầy rẫy ra. Hình ảnh của người Việt Nam trở nên xấu xa và tội nghiệp trước con mắt người nước ngoài, theo ông Trung, không phải chỉ đơn giản là do bản chất hay thói quen mà là do môi trường kinh tế, văn hóa và chính trị.

Cũng theo ông Trung, cái chết của hai thuyền viên người Việt Nam vừa qua càng làm rõ thêm thân phận của người Việt Nam quá nhỏ nhoi trước thế giới rộng lớn. Ông nêu quan điểm rằng thực ra, thân phận của một công dân quốc gia nào đó có giá trị hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống chính trị của quốc gia đó. Những quốc gia có hệ thống chính trị dân chủ, cởi mở và coi trọng nhân phẩm thì công dân của họ không thể bị đày đọa, bị coi rẻ trước con mắt người nước ngoài được. Dẫn chứng, ông Trung nói rằng công dân Đan Mạch, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Pháp, Ý, Úc, Nhật hay Singapore, Hàn Quốc… không thể bị coi rẻ và không thể dễ chết như công dân Việt Nam được.

Đằng này, nhà nước, chính phủ Việt Nam vẫn luôn giữ đúng giọng điệu “phản đối” suông trong bất kì tình huống nào, từ thuyền viên Việt Nam đánh cá trong vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa bị tàu Trung Quốc bắt bớ cho đến thủy thủ Việt Nam bị nhóm sát nhân bắt cóc tống tiền. Ông Trung cho rằng nếu như nhà nước đừng phản đối mà trích tiền ngân sách nhà nước để chuộc công dân, tìm cách cứu công dân của mình, sau đó có thể yêu cầu công ty chủ quản của các thủy thủy chịu trách nhiệm bù đắp ngân sách nhà nước thì ông còn có thể tin tưởng vào nhà nước, chính quyền. Đằng này họ chỉ phản đối sau khi có hai thuyền viên bị chặt đầu.

Đời sống của các thuyền viên

Một người dân sống gần gia đình thuyền viên Hoàng Trung Thông ở Quảng Bình, không muốn nêu tên, chia sẻ:

“Hết sức vô lý, từ nhà nước cho đến phía công ty đều làm những chuyện hết sức vô lý, thời gian kéo dài cả 7 tháng, 8 tháng, nếu không chuộc người được thì phải tìm cách cho gia đình người ta biết, cho truyền thông biết để người ta vận động tài chính mà cứu con của họ chứ! Khóc thì người ta khóc cũng đã hết nước mắt rồi, quá vô lý đi. Dân làng ở đây thương nhau lắm, tối đến thì người dân kéo lại đông lắm, để chia sẻ, an ủi đó mà!”

Người đàn ông này cho biết thêm là hầu như các thuyền viên đều có đời sống rất vất vả, chật vật bởi mức lương mà các thuyền viên được trẻ rất thấp, chỉ dao động từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng trên mỗi tháng. Trong khi đó, phải lênh đênh trên đại dương có chuyến kéo dài vài tháng trời, và khi vào bờ họ mới được trả lương. Trong lúc các thuyền viên ra khơi, vợ con của họ sống kham khổ, mòn mỏi chờ đợi. Nhưng vì nghèo quá nên họ chấp nhận để chồng, cha đi làm.

Nhiều công ty hàng hải nổi tiếng trong việc nợ lương thủy thủ, slogan khi tuyển dụng của họ có nội dung hứa sẽ không nợ lương người làm thuê. Nhưng đó chỉ là slogan, thực tế còn quá nhiều vấn đề để bàn. Bởi lẽ, nếu có trách nhiệm với người lao động, công ty hàng hải như Hoàng Gia phải bằng mọi giá huy độngtài chính để chuộc các thuyền viên của công ty. Đằng này họ cũng im hơi lặng tiếng, mãi cho đến khi cò hai thủy thủ bị chặt đầu, họ cũng chưa hề có động thái nào cho thấy họ quyết tâm cứu những người còn lại.

Người đàn ông này tỏ ra bức xúc khi nói về cái chết quá oan uổng và tội nghiệp của hai thuyền viên Việt Nam. Và ông vừa tỏ ra căm thù, giẫn dữ, đồng thời cũng khinh bỉ cả cái lực lượng gọi là Abu Shayaf. Bởi theo người đàn ông này, bắt cóc tống tiền thì chí ít cũng phải nghiên cứu đối tượng bị bắt cóc, đó là những thứ căn bản của kẻ bắt cóc.

Chẳng ai bắt cóc con nhà nghèo hoặc con ghẻ của nhà giàu, mà ở đây là bắt cóc thuộc hàng quốc tế lại đi bắt cóc công dân Việt Nam thì khác nào chọn một trong hai đối tượng nói trên. Khi không có tiền chuộc thì đâm ra giết người thêm phần tội lỗi!

Như để chốt lại vấn đề, người đàn ông này kêu gọi nhà nước, chính phủ Việt Nam phải khẩn trương cứu các công dân Việt Nam đang còn mắc kẹt. Vì đây là hành động bắt buộc phải có của một nhà nước, một chính phủ tử tế!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Vietnam Detains Young Activist Over Critical Facebook Comments

RFA

Vietnam has arrested a young activist for posting material critical of the government on social media, his mother told RFA’s Vietnamese on Wednesday.

Ho Chi Minh City native Tran Hoang Phuc, 23, was detained on July 3 on the accusation of “possessing materials, producing and posting videos on internet critical of the government” under article 88 of Vietnam’s penal code, she said.

“I went to talk with Hanoi police on July 3 and was told that Phuc has been detained,” Huynh Thi Ut, Phuc’s mother, told RFA.

The detention order issued by Hanoi police on July 3 says that Phuc is in the custody of Hanoi police.

Rights groups and Western governments say Vietnamese authorities frequently use Article 88 and the charge of “propaganda against the state” to arrest and imprison those who support democracy and human rights and denounce abuses.

Phuc was selected to take part in the Young Southeast Asian Leaders Initiative (YSEALI), a U.S. government leadership development and networking program in Southeast Asia. He was invited to meet with then U.S. President Barack Obama last year when Obama visited Vietnam, but police blocked Phuc from going to the meeting.

“I have worked with Phuc on some education and business strategy consultancy projects,” former political prisoner Le Thang Long told RFA.

“Phuc is a serious young person who is truly patriotic. He always obeys the laws so I am very surprised to hear from his mother that he has been detained,” he added.

Phuc’s detention follows the sentencing on June 29 of activist and blogger Nguyen Ngoc Nhu Quynh, known as Mother Mushroom, to 10 years in prison under Article 88 for her Facebook posts and interviews with U.S. news agencies.

Reported by RFA’s Vietnamese Service. Translated by Viet Ha. Written in English by Paul Eckert.

Biển Đông : Chuyên gia Mỹ cảnh báo về lệnh Trung Quốc cấm đánh cá

1
RFI

Lệnh cấm đánh cá tại các khu vực Biển Đông mà Trung Quốc cho là của họ sẽ hết hạn vào tháng 8 tới đây. Cho đến nay, có rất ít báo cáo về các sự cố liên quan đến việc Bắc Kinh thực thi lệnh này, nhưng trong bản báo cáo công bố ngày 07/07/2017, cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á – AMTI – thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế – CSIS – tại Washington cho rằng cần phải theo dõi sát sao tình hình vì Trung Quốc thường có biện pháp thô bạo để áp đặt lệnh cấm đơn phương của họ.

Theo ghi nhận của bản báo cáo, từ năm 1995 đến nay, Trung Quốc đã đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá trên một vùng rộng lớn ở Biển Đông đối với cả ngư dân Trung Quốc lẫn ngoại quốc, kể cả tại các vùng biển của nước khác, nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền. Lệnh cấm năm 2017 kéo dài từ 01/05 vừa qua, cho đến tháng Tám.

Sau khi điểm lại các sự cố từ năm 2012 đến năm 2017, bản báo cáo đã kết luận rằng lệnh cấm của Trung Quốc năm nào cũng « làm bùng lên nỗi tức giận giữa Bắc Kinh với các láng giềng, tạo nên tình trạng căng thẳng giữa việc thực thi pháp luật khu vực và các đội tàu đánh cá ».

Các sự cố, đôi khi dữ dội, là một vấn đề quanh năm giữa ngư dân Trung Quốc và các nước láng giềng từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan xuống đến Đông Nam Á, nhưng lệnh cấm đánh bắt cá là một yếu tố thúc đẩy sự gia tăng các sự cố này.

Với lệnh cấm, phần lớn ngư dân Trung Quốc quay trở lại cảng, nhưng nhiều tàu cũng hướng về phía nam vĩ tuyến 12, làm gia tăng các vụ đụng độ với lực lượng cảnh sát biển các nước Đông Nam Á tại vùng Trường Sa hay ngoài khơi Indonesia.

AMTI đặc biệt ghi nhận tính chất « thưa thớt » của các báo cáo liên quan đến các sự cố do việc Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đơn phương gây ra. Đối với các chuyên gia Mỹ, chưa rõ là tình trạng đó bắt nguồn từ việc Bắc Kinh đang nhẹ tay để chiêu dụ các láng giềng, hay là vì các nước nạn nhân của Trung Quốc như Philippines và Việt Nam lưỡng lự, không muốn báo cáo về các sự cố.

Có điều, theo cơ quan nghiên cứu và tham vấn này, « xu hướng lịch sử cho thấy rằng lệnh cấm cần phải được theo dõi chặt chẽ ». Nhất là khi các nguồn tin báo chí nêu bật vấn đề là lệnh cấm đánh bắt cá năm nay « chặt chẽ hơn » so với những lần trước vì thời gian áp dụng dài hơn, và diện bị cấm được mở rộng thêm.

Trung Quốc lại có tiền án về các hành vi thô bạo trong việc áp dụng lệnh cấm đánh cá.

Tác động đáng chú ý nhất của lệnh cấm mỗi năm là các vụ va chạm tăng vọt giữa lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc và ngư dân Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa và chung quanh Hoàng Sa. Chính quyền Hà Nội đã lên án lệnh cấm của Trung Quốc, coi đó là việc vi phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm thỏa thuận nghề cá tại vùng Vịnh Bắc Bộ mà hai nước đã đạt được vào năm 2000.

Các ngư dân Việt Nam và các quan chức chính quyền địa phương đã từng báo cáo về tình trạng gia tăng các hành vi sách nhiễu, bắt bớ và thậm chí bắt cóc mà lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc tiến hành, trong bối cảnh ngư dân Việt Nam, được chính quyền hỗ trợ ngầm, đã coi thường lệnh cấm của Trung Quốc.

Đối với Philippines, trước khi lệnh cấm đánh bắt có hiệu lực vào tháng Năm vừa qua, đã có tin là ngày 27/05, một tàu công vụ của Trung Quốc đã bắn cảnh báo vào các ngư dân Philippine để đưa họ ra khỏi khu vực Cụm Sinh Tồn (tên quốc tế là Union Banks), một ngư trường truyền thống của ngư dân Philippines nằm gần một rạn san hô do Trung Quốc kiểm soát.

Với các tiền lệ như kể trên, AMTI cảnh báo cần phải thận trọng theo dõi việc Trung Quốc thực thi lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông năm nay.

Đảng Cộng Hòa phản đối đề nghị hợp tác với Nga chống tin tặc của TT Mỹ

0
RFI

Theo thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio, trên chuyến máy bay trở về Washington, trước báo giới, bộ trưởng Tài Chính Steve Mnuchin đã hết lời ca ngợi thành công của chuyến đi và đặc biệt là sáng kiến nói trên của tổng thống Trump. Tuy nhiên, trên thực tế, tổng thống Mỹ « khó thuyết phục được nội bộ đảng Cộng Hòa ».

« Chuyên gia Corentin Sellin nhận định :« Liên quan đến các trừng phạt, dù gì đi chăng nữa, tổng thống Trump không muốn ngay lập tức xung đột với các dân biểu Cộng Hòa, chiếm đa số tại Quốc Hội. Cần chú ý là, Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ đang xem xét thông qua một luật nhằm ngăn cản tổng thống đơn phương dỡ bỏ các trừng phạt Nga. Để các trừng phạt được dỡ bỏ phải thông qua Quốc Hội, với các thủ tục phức tạp.

Trên thực tế, một điều oái oăm là phe Cộng Hòa chiếm đa số tại Quốc Hội rất đối kháng với Matxcơva. Ông Trump không muốn ngoài vấn đề trừng phạt Nga lại còn gặp thêm rắc rối khác với Quốc Hội.

Thông điệp trên Twitter mới đây về khả năng hợp tác với Nga về an ninh mạng đã khiến một số nghị sĩ Cộng Hòa bất bình. Sáng 09/07, thượng nghị sĩ Cộng Hòa Graham, tiểu bang Nam Carolina, nhận xét là ý tưởng hợp tác về an ninh mạng với Nga là một điều ngu xuẩn nhất mà ông từng nghe ».

Vụ Lưu Hiểu Ba : Trung Quốc bị tố cáo xuyên tạc ý kiến bác sĩ nước ngoài

0
Giới bảo vệ nhân quyền tiếp tục kêu gọi và hy vọng Bắc Kinh sẽ cho phép người tù lương tâm Lưu Hiểu Ba ra nước ngoài điều trị ung thư gan giai đoạn cuối. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc vẫn bảo vệ quan điểm điều trị tại Trung Quốc là tối ưu. Ngày 09/07/2017, chuyên gia của Ân Xá Quốc Tế lên án bệnh viện Thẩm Dương (Shenyang) đã xuyên tạc quan điểm của hai bác sĩ phương Tây được mời đến thăm bệnh cho giải Nobel Hòa Bình.
RFI

AFP dẫn lời ông Patrick Poon, nhà nghiên cứu của Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International), theo đó, bệnh viện Trung Quốc thuật lại là các chuyên gia phương Tây khẳng định « không có phương pháp nào tốt hơn » các điều trị cho ông Lưu Hiểu Ba hiện nay. Nhà nghiên cứu Ân Xá Quốc Tế nhấn mạnh là bản thông báo được hai bác sĩ Mỹ và Đức đưa ra Chủ nhật 09/07 cho thấy bệnh viện « đã nói dối ». Nhà nghiên cứu Ân Xá Quốc Tế kêu gọi Bắc Kinh đối mặt với sự thật, « hơn là che giấu và tiếp tục ngụy tạo thông tin ».

Theo báo Anh The Guardian ra ngày 09/07, luật gia Mỹ Jared Genser, một nhà tư vấn tình nguyện cho ông Lưu Hiểu Ba, khẳng định : Nếu chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ chối để cho ông được ra nước ngoài để hưởng các điều trị y tế bổ sung, ông Tập sẽ bị coi như là người đã cố tình rút ngắn cuộc đời của giải Nobel Hòa Bình. Luật gia Jared Genser nói thêm : « Bắc Kinh có thể thể hiện sức mạnh trước thế giới và khả năng tự bảo đảm an ninh của mình bằng việc không sợ hãi một con người đã từng nhiều lần đứng lên chống lại chế độ độc đảng tại Trung Quốc ».

Chủ tịch Trung Quốc có để Lưu Hiểu Ba được chăm sóc tại nước ngoài ?

Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh Elodie Goulesque cho biết, trái ngược với quan điểm của các bác sĩ Trung Quốc, cho rằng yêu cầu của gia đình để ông Lưu Hiểu Ba ra nước ngoài là quá mạo hiểm, các chuyên gia phương Tây được mời lại khẳng định việc đưa giải Nobel Hòa Bình sang Mỹ hoặc Đức trong thời điểm hiện tại vẫn còn là điều có thể :

« Bác sĩ Mỹ Joseph Herman và bác sĩ Đức Marcus Buchler ra một thông báo chung, khẳng định ông Lưu Hiểu Ba có thể được đưa ra nước ngoài một cách an toàn, nhờ các biện pháp vận chuyển y tế phù hợp. Như vậy, hai bác sĩ nước ngoài, được Bắc Kinh mời đến khám bệnh cho nhà tranh đấu nhân quyền Lưu Hiểu Ba, đứng về phía gia đình của người bệnh hơn 60 tuổi, nhưng ngược lại ý kiến của các bác sĩ Trung Quốc.

Cho dù thừa nhận là giải Nobel Hòa Bình, được ra tù vì lý do y tế, đã nhận được các chăm sóc chất lượng tốt tại bệnh viện Thẩm Dương, miền bắc Trung Quốc, thế nhưng hai bác sĩ vẫn cho rằng ông Lưu Hiểu Ba có thể nhận được các chăm sóc khác, ở nước ngoài, như xạ trị.

Đối với chủ tịch Trung Quốc, việc chấp nhận để nhà ly khai nổi tiếng này ra nước ngoài, người mà Trung Quốc coi là một kẻ tội phạm, không phải là đơn giản, bởi trường hợp ông Lưu Hiểu Ba gây chấn động ở nước ngoài.

Bị kết án 11 năm tù vào năm 2009, vì tội ‘‘kích động lật đổ chính quyền’’, Lưu Hiểu Ba là một trong những hình tượng tiêu biểu nhất cho sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Trung Quốc nhắm vào giới tranh đấu nhân quyền.

Chính quyền Trung Quốc hiện giờ có khả năng thỏa mãn nguyện vọng cuối cùng của nhà ly khai, hiện đang bị ung thư gan giai đoạn cuối, đó là được chết trong tự do ».

Biển Đông không yên tĩnh một năm sau phán quyết của toà PCA

0
RFA

Tranh chấp lãnh hải nhiều chục năm qua trên vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, nơi Trung Quốc đơn phương vạch đường lưỡi bò chín đoạn để khẳng định phần lớn chủ quyền, đã khiến Philippines quyết định kiện Trung Quốc ra PCA Tòa Trọng Tài Thường Trực hồi năm 2013.

Đến ngày 12 tháng Bảy 2016 PCA phán quyết đường 9 đoạn Trung Quốc vạch ra trên Biển Đông không có giá trị pháp lý cũng như căn cứ lịch sử. Một năm đã qua, các chuyên gia nói rằng Biển Đông chưa thể sóng yên gió lặng ngày nào khi Trung Quốc còn tiếp tục vừa bành trướng vừa thâu tóm mọi quyền lợi  vào tay họ. Bài do Thanh Trúc thực hiện:

Trung Quốc không hợp tác

Ngay từ đầu bị Philippines kiện ra PCA Tòa Trọng Tài Thường Trực ở The  Hague để yêu cầu giải quyết tranh chấp trên biển, Trung Quốc từng khẳng định PCA không có thẩm quyền xét xử và Trung Quốc sẽ không tuân thủ quyết định của tòa quốc tế này.

Sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực có phán quyết về đường 9 khúc mà Trung Quốc tự động vạch ra nhằm dành hết phần lớn chủ quyền trên Biển Đông, Việt Nam lên tiếng hoan nghênh và những quốc gia đang trong vòng tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc tỏ ra chừng mực trong lời ăn tiếng nói, thì  Trung Quốc giận dữ tuyên bố rằng đây là một phán quyết hồ đồ mà Bắc Kinh không thể chấp nhận.

Theo thạc sĩ Hoàng Việt, Đại Học Luật  Sài Gòn, không chùn bước trước phán quyết của PCA là thái độ mà Trung Quốc muốn chứng tỏ bằng mọi cách:

Phán quyết từ Tòa Trọng Tài ngày 12 tháng Bảy 2016 được coi như một bước tiến rất lớn. Tuy nhiên, sau phán quyết thì chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã coi đó như một tờ giấy lộn. Nói như vậy thôi chứ Trung Quốc đã phải rất nhọc công nghiên cứu để phân tích để đánh giá vấn đề đó.

Hai nhân vật quan trọng đã làm cho phán quyết giảm đi rất nhiều. Thứ nhất là ông Duterte, đã sử dụng phán quyết này như cầu nối nhằm đưa ra chính sách xoay trục về Trung Quốc. Thứ hai, Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump cũng đã bỏ lửng vấn đề này. Một năm trôi qua  cho đến bây giờ thì phán quyết vẫn bị Trung Quốc phớt lờ, thậm chí bất chấp. Trung Quốc không từ bỏ đường lưỡi bò đó, bằng chứng mới nhất là khi Việt Nam cho thăm dò khai thác dầu khí trên lô 136 hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và Việt Nam hoàn toàn có quyền theo qui định của Công Ước Luật Biển, thì Trung Quốc đã phản đối, thậm chí còn gây căng thẳng  Điều đó cho thấy khi không có sự lên tiếng đồng lòng của quốc tế, đặc biệt những quốc gia trực tiếp tham gia như Philippines và những siêu cường như Hoa Kỳ thì có lẽ Trung Quốc không ngán gì cả. Nhưng nói gì thì nói, phán quyết  cũng đã gây dấu mốc lớn trong Luật Quốc Tế, không thể xóa được ảnh hưởng của nó nhưng ảnh hưởng của nó sẽ đến rất chậm.

Có lẽ Việt Nam không muốn đối đầu căng  thẳng với Trung Quốc, thạc sĩ Hoàng Việt phân tích tiếp,  nhưng Việt Nam cũng kiên trì cho thăm dò dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của mình, kiên trì vận dụng những qui định sau  phán quyết của PCA để tìm kiếm đồng minh và các đối tác khác trên thế giới ủng hộ phán quyết cũng như ủng hộ Việt Nam theo phán quyết này.

Thạc sĩ Đinh Kim Phúc, tác giả 2 đầu sách “Biển Đông: Luận Cứ & Sự Kiện”, “Hoàng Sa- Trường Sa Trong Thư Tịch Cổ”, nói rằng sau  một năm Tòa Trọng Tài phán quyết đường lưỡi bò của Trung Quốc không hội đủ điều kiện pháp lý cũng như lịch sử để minh chứng chủ quyền thì mọi sự vẫn không thay đổi, Trung Quốc vẫn ngang tàng tung  hoành trên khu vực mà họ gọi  là biển Nam Trung Hoa:

Sau một năm theo dõi thì chúng tôi chưa thấy được quan điểm của Việt Nam về yêu sách của mình trên Biển Đông. Sau phán quyết của Tòa Trọng Tài thì cần hiểu 2 nội dung quan trọng là chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền Việt Nam trên vùng Biển Đông theo Luật Biển Liên Hiệp Quốc 1982 là như thế nào. Vấn đề đó rất gây trở ngại cho các nghiên cứu về lịch sử chủ quyền cũng như Biển Đông theo Công Pháp Quốc Tế.

Sự kiện nóng nhất năm vừa qua mà mới xảy ra là  Mỹ cho tàu đi vào khu vực 12 hải lý của đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm thì chúng ta thấy Trung Quốc phản ứng một cách chừng mục còn Việt Nam thì không hề lên tiếng mà vẫn có một phát biểu rất chung là Việt Nam có đầy đủ quyền lịch sử và pháp lý trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Về chủ quyền của quần đảo Hoàng sa và Trường Sa thì mỗi bên tranh chấp, cả Việt Nam cũng như các quốc gia và các vùng lãnh thổ khác đều có những yêu sách khác nhau và những quan điểm khác nhau. Nhưng cái quan trọng nhất hiện nay không phải là chứng cứ về bản đồ, không phải là chứng cứ vào sử sách cách đây vài trăm năm. Quan trọng là phải làm sao đấu tranh vừa là bảo vệ được chủ quền vừa là phù hợp với Công Pháp Quốc Tế, nhất là Luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982. Đây là việc làm hết sức khó khăn, đòi hỏi tất cả các chứng cứ khoa học và tất cả các luận điểm phù hợp Công Pháp Quốc Tế. Vấn đề này nói thẳng đối với những nhà nghiên cứu như chúng tôi  cảm thấy mình đuối lý vì không chuyên về Công Pháp Quốc Tế.

Phán quyết không được thực hiện

Chính xác là một năm sau phán quyết của Tòa Trong Tài Thường Trực thì cả Trung Quốc lẫn Philippines chẳng bên nào có những bước đi trên thực tế để thực thi các phán quyết của tòa. Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan, hiện là viện phó VIDS Viện Nghiên Cứu Các Vấn Đề Phát Triển Của Việt Nam, khẳng định như vậy:

Trung Quốc ngay từ đầu đã bác bỏ hoàn toàn tính chính danh của tòa cũng như các nội dung tòa tuyên. Philippines dưới triều của ông Duterte, trên cả lời nói lẫn hành động, đã gác sang một bên phán quyết, để ưu tiên cho việc xoay trục từ đồng minh truyền thống là Hoa Kỳ sang đối tác mới là TQ. Tuy nhiên chừng như Phi đã sớm tỏ ra thất vọng với quyết định ấy của mình.

Thứ hai, các nước có liên quan, ở đây là 4 thành viên ASEAN đang có tranh chấp Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, thì cũng không nước nào dám công khai dựa vào phán quyết của PCA để thách thức Trung Quốc cả.  Đây là một nghịch lý đáng buồn trong kỷ nguyên các nước vừa và nhỏ, các tổ chức khu vực như ASEAN đáng ra phải dùng phán quyết của PCA để làm công cụ đấu tranh chống lại chính sách bành trướng của Trung Quốc. Ngay cả vai trò các nước lớn, như là Hoa Kỳ, mà ông ngoại trưởng từng nói không thể để Trung Quốc tự do hành động trên BĐ, hiệu quả trên thực tế cũng hạn chế.

Thứ ba, kết quả của hai điều vừa phân tích ở trên, trong một năm qua, cho thấy Trung Quốc đã thoát khỏi một cách ngoạn mục sự ràng buộc về pháp lý và ngoại giao, tiếp tục củng cố các đảo đã được mở rộng và tiếp tục đẩy mạnh tiến trình quân sự hóa các đảo cưỡng chiếm được, biến chúng thành các căn cứ quân sự vững chắc, mà cả quá quá trình FONOP của Mỹ cũng không có tác dụng răn đe nào cả.

Tổng kết lại cả ba điều này, mặc dầu có phán quyết, vai trò của Luật Pháp Quốc Tế nói chung và đặc biệt là tác dụng của UNCLOS Hiến chương về Luật Biển  rất bị hạn chế, nếu như không muốn nói đang bị xói mòn trước thực tế phủ phàng sau 1 năm vừa  qua. Hệ quả nhãn tiền của thực tế này là những bước leo thang mới của Trung Quốc, đưa giàn khoan HD981 vào vung biển tranh chấp và cho các tàu lớn của họ tiến sâu vào các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trong bối cảnh Philippines và cộng đồng quốc tế có phản ứng khá là thấp và yếu ớt thì khả năng vận động của phía Việt Nam cũng khá hạn hẹp, tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng phân tích tiếp:

Trong bối cảnh ấy, Việt Nam có  thể làm hai điều, một là đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa nội bộ về mọi mặt, từ công nhận vai trò của tư nhân trong kinh tế, nhưng không nên chỉ dừng lại ở đấy, cho đến công khai hóa mọi âm mưu và hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Trung Quốc sợ nhất là Việt Nam dân chủ hóa và công khai hóa, họ không sợ mấy tàu to súng lớn Việt Nam vừa trang bị, tuy nhiên việc trang bị vẫn cần có để răn đe. Hai, đẩy mạnh việc củng cố, nâng cao các quan hệ đối tác với các nước lớn khác ngoài Trung Quốc. Gần đây ta thấy Việt Nam đang di  chuyển theo hướng này, thể hiện trong ba cái. Lần đầu tiên quân cảng Cam Ranh được lấy làm căn cứ cho các hoạt động diễn tập hải quân Mỹ-Việt. Năm ngoái cuộc thao dượt diễn ra ở cách bờ biển phía bắc Đà Nẵng 300 hải lý. Lần đầu tiên có tin hàng không mẫu hạm Mỹ cập cảng Cam Ranh và cũng lần đầu tiên Việt Nam-Nhật Bản thao diễn chung, thực chất là tập trận trên Biển Đông. Trung Quốc có khuyên Việt Nam chọn bạn mà chơi,  theo tôi Việt Nam nên chọn bên thứ ba,  tức là sự kết nối mới giữa “bộ tam” Nhật—Ấn—Úc, rất quan trọng đối với Việt Nam. Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đi thăm Ấn Độ từ ngày  3 đến ngày  7 tháng này chính là  thực hiện tinh thần đó.

Trong một bài viết trên trang mạng The Diplomat hôm 30 tháng Sáu vừa qua, giáo sư Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Australia có bài chi tiết về những diễn biến mới nhất trên Biển Đông thời gian qua, cho rằng những động thái hung hăng bất chấp của Bắc Kinh trên Biển Đông như ngầm đổ thêm dầu vào lửa trong mối tương quan Việt- Trung vốn  đã rất phức tạp và rất nhạy cảm.

Lộ bất thường trong hợp đồng thầu sửa chữa máy lọc thận ở BV Hòa Bình

0
Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình vừa ký hợp đồng với một công ty dược phẩm để cung cấp vật tư sửa chữa hệ thống lọc nước, ngay lập tức, công ty này ký tiếp với bên thứ ba để làm thay nhiệm vụ của mình. Theo các chuyên gia pháp lý, có nhiều dấu hiệu bất thường về hợp đồng thầu này.

Hợp đồng chưa ráo mực đã vội sang tay

Theo Kết quả điều tra của Công an tỉnh Hoà Bình liên quan đến sự cố chạy thận làm 8 người tử vong ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình: Ngày 25.5, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình ký hợp đồng với Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn (do ông Đỗ Anh Tuấn làm giám đốc). Hợp đồng được ký kết với nội dung, cung cấp vật tư sửa chữa hệ thống lọc nước RO số 2 cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình, cụ thể: Cát thạch anh, sỏi đỡ, than hoạt tính Norit, hạt nhựa Cation làm mềm nước, van inox 3×4 loại cửa mở, màng RO 404AG 90, bộ đèn UV dưới nước, khởi động từ MC22A LS, tiệt trùng hệ thống nước và xét nghiệm kiểm tra sinh hoá tiêu chuẩn AAMI…

Để thực hiện hợp đồng trên, ngay trong ngày 25.5, Công ty Thiên Sơn đã ký hợp đồng số 05/2017 với Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh (do ông Bùi Mạnh Quốc làm giám đốc), với nội dung bán, lắp đặt, thay thế vật liệu lọc RO số 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình, với các danh mục nêu trên.

Nghiên cứu kỹ nội dung này, tiến sĩ, luật sư Lê Văn Thiệp (Trưởng văn phòng luật sư Toàn Cầu, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) nhận định, có nhiều dấu hiệu bất thường trong 2 bản hợp đồng này.

Theo ông Thiệp, thứ nhất, có hay không 2 doanh nghiệp trên là “sân sau” của lãnh đạo bệnh viện khi những bản hợp đồng nhanh chóng được thông qua. Bên cạnh đó, luật sư cũng đặt ra hoài nghi: “Công ty dược phẩm trúng thầu Thiên Sơn có đủ năng lực trúng thầu hay không? Nếu có năng lực, sao chưa triển khai đã vội vã sang tên cho bên thứ ba. Có hay không câu chuyện thông thầu giữa lãnh đạo bệnh viện và các doanh nghiệp?”.

Luật sư Thiệp ví von: “Câu chuyện bán thầu vội vã ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình giống như việc một võ sĩ quyền anh nhận tham gia giải đấu, nhưng đến lúc thượng đài, võ sĩ này lại nhờ ông bạn hàng xóm lên đấm đá hộ mình. Đây là điều vô lý, bất thường, bởi nó liên quan trực tiếp đến nhân thân, năng lực từng doanh nghiệp ở lĩnh vực chuyên môn cụ thể”.

Với chi tiết rất quan trọng này, luật sư Thiệp cho rằng, cần xem xét lại toàn bộ hồ sơ chứng minh năng lực của 2 doanh nghiệp đã trúng thầu liên quan đến quá trình chạy thận của bệnh viện. Ngoài ra, cần điều tra toàn bộ quy trình đấu thầu, ký kết giữa lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình với các doanh nghiệp trúng thầu.

“Theo quy định của hệ thống pháp luật về đấu thầu, nội dung quan trọng nhất chính là chứng minh năng lực nội tại, có đủ khả năng đảm trách những nội dung trong hợp đồng thầu, chứ không phải ký bừa hợp đồng rồi lập tức sang tên cho bên thứ ba làm thay nhiệm vụ của mình. Bởi nếu như vậy, rõ ràng quy trình đấu thầu là có vấn đề” – luật sư Thiệp nói thêm.

Sai phạm của “bên thứ ba”

Với 2 bản hợp đồng vội vã nói trên, ngay khi đi vào hoạt động, bên thứ ba đã lập tức có hành vi vi phạm nghiêm trọng chuyên môn.

Cụ thể, theo kết quả điều tra, cơ quan chức năng xác định Bùi Mạnh Quốc (SN 1986, Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh), có ngành nghề đăng ký kinh doanh “thoát nước và xử lý nước thải…” đã có những sai phạm trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO.

Theo đó, ông Quốc đã sử dụng hoá chất a xít clohydric (HCL) và a xít flohydric (HF) để sục rửa, do cẩu thả nên sau khi sục rửa quên xả 2 đầu vào máy, gồm 1 van đầu vào máy lọc thận ở phòng hành chính và 1 van đầu vào máy lọc thận ở phòng lọc máu số 2. Bởi lẽ đó, đã làm tồn dư hoá chất có hàm lượng lớn trong các đường ống nước dẫn vào máy lọc thận.

Sau khi sửa chữa, khử trùng hệ thống lọc nước RO số 2 chưa kiểm định mẫu nước, mặc dù chưa biết nước đã đạt tiêu chuẩn hay chưa và nhận thức được hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra đối với người bệnh nhưng vẫn bàn giao cho Trần Văn Sơn là cán bộ vật tư của bệnh viện để đưa vào sử dụng.

Với sai phạm này, ông Quốc bị xem xét hành vi của tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, quy định tại Điều 99 Bộ luật Hình sự.

Ngày 29/5, xảy ra sự cố y khoa tại Khoa điều trị tích cực đơn nguyên thận nhân tạo thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình, làm 18 người hôn mê, sau đó 8 người tử vong. Quá trình thu thập tài liệu, nhận thấy dấu hiệu của tội phạm hình sự, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hoà Bình đã khởi tố vụ án vào ngày 30/5, với các hành vi: Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, theo quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự. Sau đó, cơ quan điều tra đã khởi tố 3 bị can (1 cán bộ vật tư, 1 bác sĩ và 1 giám đốc công ty xử lý nước). Đối với Bùi Mạnh Quốc (SN 1986, Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) bị khởi tố về hành vi vô ý làm chết người, quy định tại Điều 99 Bộ luật Hình sự.

Giám đốc VTV 24h nói gì về cuốn ‘Em phải đến Yên Bái học kinh tế’?

0
Cuốn sách “Em phải đến Yên Bái học kinh tế” bất ngờ xuất hiện trên bản tin Chuyển động 24h trưa ngày 8.7 đang gây tranh cãi trong cộng đồng mạng.

Mới đây, trong chương trình bản tin chuyển động 24h được phát sóng vào trưa ngày 8.7, vụ việc biệt phủ tại Yên Bái của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, ông Phạm Sỹ Quí đã được nhắc tới.

Thế nhưng điều làm cho nhiều người phải chú ý đó chính là khi BTV Thư Hiền lấy một cuốn sách có tựa đề: “Em phải đến Yên Bái học kinh tế” – tác giả: Dư luận viên – Nhà xuất bản Tuyệt văn vời. BTV Thư Hiền cho biết rằng chương trình chỉ mượn tên cuốn sách: “Em phải đến Havard học kinh tế” để “chơi chữ” nói về cách làm giàu của ông Phạm Sĩ Quí.

Giam doc VTV 24h noi gi ve cuon 'Em phai den Yen Bai hoc kinh te'? - Anh 1

Cuốn sách xuất hiện trong bản tin Chuyển động 24h ngày 8.7 gây tranh cãi.

Tuy nhiên ngay sau khi chương trình được phát sóng, nhiều người đã cho rằng bìa của cuốn sách “chế tác” này được một số trang mạng xã hội facebook đăng tải lên với mục đích không mấy tích cực. Việc các bức ảnh chế xuất hiện trên mạng thì khá nhiều, nhưng đưa lên chương trình “Chuyển động 24h” của VTV thì nên cân nhắc vì dù sao đó cũng không phải là một cuốn sách có thực.

Giam doc VTV 24h noi gi ve cuon 'Em phai den Yen Bai hoc kinh te'? - Anh 2

Trước đó, một số hình ảnh của cuốn sách được cộng đồng mạng chia sẻ, được cho là giống với bìa cuốn sách xuất hiện trên bản tin Chuyển động 24h trưa 8.7.

Sáng 10.7, PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Quang Minh – Giám đốc Trung tâm Tin tức VTV24 về bản tin trưa ngày 8.7 kể trên. Ông Minh cho biết: “Tôi khẳng định thông tin nói rằng bức ảnh xuất hiện trên bản tin Chuyển động 24h ngày 8.7 được lấy trên mạng là sai. Bức ảnh được ê-kíp thực hiện chương trình phóng tác từ trang bìa cuốn sách “Em phải tới Havard để học kinh tế” nhằm minh họa cho bản tin về biệt phủ của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái.”.

Giam doc VTV 24h noi gi ve cuon 'Em phai den Yen Bai hoc kinh te'? - Anh 3

Trang bìa cuốn sách gốc được ê-kíp Chuyển động 24h phóng tác thành cuốn sách gây tranh cãi.

Phán quyết của Tòa trọng tài vụ Phi kiện TQ đã được một năm (12 tháng bảy 2016)

0
Nhân Tuấn Trương

Phán quyết của Tòa trọng tài vụ Phi kiện TQ đã được một năm (12 tháng bảy 2016). Phi thắng kiện nhưng việc đòi hỏi TQ tôn trọng phán quyết là không dễ. Bởi vì từ đầu TQ đã không công nhận tính chính đáng của Tòa và cho biết sẽ không tuân thủ phán quyết.

Dầu vậy, Tòa được thành hình theo phụ lục VII của Công ước quốc tế về Biển 1982. Những điều Tòa phán, như ý nghĩa pháp lý của “biển lịch sử” (chủ ý nói về đường chữ U chín đoạn) của TQ, về hiệu lực biển của các đảo TS, về “vùng nước quần đảo”… đều chỉ là việc giải thích luật Quốc tế về Biển 1982.

Như vậy phán quyết cũng là “luật”, là một bộ phận của Luật Biển 1982 áp dụng cho Biển Đông.

TQ là phía ký kết Công ước về luật Biển 1982 vì vậy họ phải có bổn phận thi hành phán quyết.

Nhưng đòi hỏi các nước tôn trọng luật pháp, sống và hành sử theo luật pháp (International Rule of Law – Quốc tế pháp trị), ở các “nước lớn” là điều khó khăn. Bởi vì nền tảng của “luật” quốc tế đặt trên quan hệ “chủ quyền tối thượng và bất khả xâm phạm”.

Nếu “chủ quyền” là tối thượng, mà nước TQ là “nước lớn”. Khi họ không tuân thủ pháp luật thì quốc tế khó (đồng thuận) để áp đặt một biện pháp chế tài. Nhứt là Tòa CPA không có cơ chế cưỡng bức thi hành. (Trong khi Tòa án Công lý quốc tế (CIJ), cơ quan này có Hội đồng Bảo an đứng sau).

Liên quan đến vấn đề kiện tụng, vừa qua quốc gia tí hon có tên gọi là Maurice (tiếng Anh là Mauritius), vốn là một đảo tọa lạc ở Ấn Độ dương, (phía đông Madagascar) dân số chỉ có 1,2 triệu người. Đảo quốc này đã thành công trong công cuộc vận động dài hơi (50 năm), triệu tập được Đại hội đồng LHQ để biểu quyết cho phép nước này đưa hồ sơ tranh chấp với Anh quốc (về quần đảo Chagos) ra tòa CIJ. Mặc dầu chỉ yêu cầu Tòa cho “ý kiến” (Avis consultatif), nhưng là một bước thành công lớn lao của “con kiến kiện củ khoai”.

Bởi vì Anh quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, có quyền “phủ quyết – veto”. Trong khi lãnh thổ tranh chấp là quần đảo Chagos, bao gồm đảo Diego Garcia, là căn cứ quân sự Mỹ lớn nhứt hải ngoại mướn của Anh (không tính Guam, vì Guam là lãnh thổ thuộc Mỹ). Tức là ngoài “củ khoai” kinh khủng là Anh, còn có củ khoai kinh khủng hơn nhiều lần, là Mỹ.

Trở lại vấn đề VN tranh chấp với TQ về quần đảo HS. Sự kiện VN im lặng trước những hành vi của TQ gần đây ở đảo Tri Tôn, là dấu hiệu cho thấy CSVN quyết định bỏ HS cho TQ.

Trở ngược thời gian, sau khi TQ xâm lăng HS tháng giêng 1974, VNCH cố gắng triệu tập Đại hội đồng LHQ (như đảo quốc Maurice vừa làm) mà không thành công. VNCH không có tư cách pháp nhân “quốc gia”, không có ghế ở LHQ. Trong khi VN CS bây giờ đã bỏ qua rất nhiều cơ hội để làm tương tự. Nhưng họ đã không làm.

Bây giờ lùm xùm về vụ quân đội làm kinh tế hay không làm kinh tế.

Theo tôi, đảng CSVN, thông qua quân đội và công an, đã xem đất nước và dân tộc này như là những “chiến lợi phẩm”. Họ tận hưởng những chiến lợi phẩm đó. Từ đất đai, tài nguyên, con người…

Vì vậy, lãnh thổ này có vào TQ hay không, đảng CSVN không còn ai quan tâm nữa.

TUYÊN BỐ CỦA ĐẶC ỦY NHÂN QUYỀN BÄRBEL KOFLER VỀ VIỆC KẾT ÁN 10 NĂM TÙ ĐỐI VỚI BLOGGER NỔI TIẾNG NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH

THÔNG LUẬN

Về bản án dành cho blogger nổi tiếng người Việt Nam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh („Mẹ Nấm“), vừa qua ngày (30/6) Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Bà Bärbel Kofler, đã tuyên bố như sau:

„Tôi thấy bàng hoàng trước việc nhà hoạt động, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị kết án 10 năm tù giam. Bản án vì động cơ chính trị rõ ràng này đã đi ngược lại các nguyên tắc về nhân quyền và vi phạm các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết. Mức án nặng còn cho thấy sự bất hợp lý và thiếu cân nhắc đối với quyền căn bản về tự do biểu đạt và tự do báo chí được Hiến pháp Việt Nam đảm bảo.

Chị Quỳnh đã đấu tranh chống tham nhũng và các tiêu cực trong xã hội. Bằng các bài viết của mình, chị đã khiến dư luận chú ý đến số lượng lớn các trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân trong trại giam và trại tạm giam. Bên cạnh đó, chị còn tranh đấu không biết mệt mỏi cho các ngư dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường tại miền Trung Việt Nam và gia đình của họ.

Việc các cơ quan chức năng trừng phạt những nỗ lực vì quyền tự do dân sự, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng nói trên cũng như trong các trường hợp blogger khác bằng việc đàn áp, bắt bớ và giam giữ là một dấu hiệu đáng báo động – đặc biệt là khi quan sát các nỗ lực cải cách trong lĩnh vực hành chính, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng mà Chính phủ đã tuyên bố, bởi nếu không có các nỗ lực dân sự và sự tăng cường minh bạch thì mục tiêu hiện đại hóa đất nước một cách bền vững sẽ không thể đạt được.

Bản án khiến tôi đau buồn khi nghĩ đến số phận của chị Quỳnh và hai con vị thành niên của chị ấy. Điều đáng buồn nữa là Chính phủ Việt Nam không tận dụng tiềm năng của các công dân tận tâm cho việc thúc đẩy sự phát triển đất nước. Tôi hi vọng rằng tòa sẽ tuyên vô tội ở phiên xét xử phúc thẩm“.

Nguyên văn:

Menschenrechtsbeauftragte Bärbel Kofler zur Verurteilung der bekannten vietnamesischen Bloggerin Nguyen Ngoc Nhu Quynh zu 10 Jahren Haft

Zur Verurteilung der bekannten vietnamesischen Bloggerin und Menschenrechtsaktivistin Nguyen Ngoc Nhu Quynh („Mother Mushroom“) sagte die Menschenrechtsbeauftragte der Bundesregierung, Bärbel Kofler, heute (30.06.):

„Ich bin schockiert über die Verurteilung der Bloggerin und Aktivistin Nguyen Ngoc Nhu Quynh zu 10 Jahren Haft. Das offensichtlich politisch gesteuerte Urteil widerspricht menschenrechtlichen Prinzipien und verstößt gegen internationale Verpflichtungen im Bereich bürgerliche und politische Rechte, die Vietnam selbst unterzeichnet hat. Die lange Haftstrafe lässt zudem eine Abwägung mit dem in der vietnamesischen Verfassung geschützten Grundrecht auf Meinungs- und Pressefreiheit und jede Verhältnismäßigkeit vermissen.

Frau Quynh hat sich gegen soziale Missstände und Korruption eingesetzt. Sie hat mit ihrer journalistischen Arbeit auf die hohe Zahl ungeklärter Todesfälle in Haft und Polizeigewahrsam aufmerksam gemacht. Und sie hat sich in Zentralvietnam unermüdlich für die von einer Umweltkatastrophe betroffenen Fischer und deren Familien engagiert.

Dass die Behörden dieses Engagement für Bürgerrechte, Umwelt- und Verbraucherschutz wie auch bei anderen Bloggern mit Repressalien, Festnahmen und Haftstrafen ahnden ist ein alarmierendes Signal – gerade mit Blick auf die von der Regierung proklamierten Reformanstrengungen im Bereich Verwaltung, Umwelt und Verbraucherschutz. Denn ohne bürgerschaftliches Engagement und mehr Transparenz wird sich das Ziel einer nachhaltigen Modernisierung des Landes nicht erreichen lassen.

Das Urteil stimmt mich traurig mit Blick auf das Schicksal von Frau Quynh und ihrer beiden minderjährigen Kinder. Es stimmt auch traurig, dass die vietnamesische Regierung das Potential engagierter Bürger nicht für die Weiterentwicklung des Landes nutzt. Ich hoffe auf einen Freispruch in der Berufungsinstanz.“

Hintergrund:

Frau Quynh ist eine der bekanntesten Bloggerinnen Vietnams und schreibt unter dem Pseudonym „Mother Mushroom“. Sie erhielt 2015 den Menschenrechtspreis der schwedischen NGO Civil Rights Defenders. Nach ihrer Inhaftierung verlieh ihr First Lady Melania Trump im März 2017 den International Women of Courage Award in den USA.

In ihren Beiträgen konzentriert sich Quynh auf soziale Missstände, staatliche Misswirtschaft, Umweltverschmutzung und Haftbedingungen. Zuletzt war Quynh besonders aktiv im Kampf für die Rechte von Fischern in Zentralvietnam, die von einer durch Industrieabfälle ausgelösten Umweltkatastrophe betroffen sind. Frau Quynh prangerte unter anderem die Untätigkeit der Behörden gegenüber finanzstarken Umweltsündern an. Auch setzte sie sich für inhaftierte Aktivisten und deren Familien ein.

Vor allem mit Blick auf ihr Umweltengagement waren Quynh und ihre Familie ab Herbst 2016 verstärkt Zielscheibe von Repressalien etwa durch öffentliche Bloßstellung in ihrem Heimatort geworden. Am 10. Oktober 2016 war Quynhs Haus von dutzenden Polizisten durchsucht und sie selbst festgenommen worden.

Die EU, Deutschland, die USA und weitere Staaten haben sich in den vergangenen Monaten intensiv für Quynh eingesetzt – unter anderem in Stellungnahmen, offiziellen Gesprächen und im Rahmen des EU-Vietnam-Menschenrechtsdialogs. Der Bundestagsabgeordnete Frank Schwabe hat eine parlamentarische Patenschaft für Quynh übernommen.

B.K.

Nguồn: https://www.facebook.com/GermanyinVietnam/photos/a.482696041745487.127014.441882382493520/1771439762871102/?type=3&theater