Đỗ Mười tên thật là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1917 tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội, xuất thân trong một gia đình bần cố nông. Trong tiểu sử của ông này quá trình học vấn không được ghi chép. Tuy nhiên, theo ông Vũ Thư Hiên kể trong hồi ký Đêm Giữa Ban Ngày thì Đỗ Mười vốn làm nghề hoạn lợn.
Thậm chí, có bản khảo dị chép về người dân quê hương Đỗ Mười mô tả ông này như “thuở nhỏ bẩm chất đần độn, học hành dốt nát, chỉ ham chơi, không thiết việc đến trường, ngày ngày giả vờ ôm cặp ra khỏi nhà là đi lêu lỏng cùng bọn ‘nhân dân tự phát’ nghịch ngợm phá xóm, phá làng. Người trong làng, xã ai ai cũng kiêng mặt Mười. Ngày ngày Đỗ Mười đi khắp xã Đông Mỹ, quê của ông, thổi sáo toe toe, toét toét, rao thiến lợn kiếm ăn.”
Thế rồi, cái được gọi là đảng cộng sản Đông Dương trở thành môi trường phù hợp cho ông này tham gia. Sau sự kiện Cách mạng tháng 8, ông Mười được cất nhắc giữ các vị trí như một lãnh đạo cao cấp trong các hoạt động của cộng sản. Bắt đầu từ năm 1956, Đỗ Mười được cộng sản điều động, sắp xếp giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các hoạt động của chính phủ cho tới chức cao nhất là tổng bí thư liên tiếp hai nhiệm kỳ từ năm 1991 đến 1997.
Di sản tội ác
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện sống ở Hà Nội, trả lời BBC hồi cuối tháng Chín:
“Một trong hai sự kiện nổi trội liên quan đến ông Đỗ Mười (cùng với việc dự Hội nghị Thành Đô) là chủ trương đánh tư sản miền Nam hay còn gọi là cải tạo công thương nghiệp”.
“Theo như tôi hiểu, ông làm điều này rất hung hăng vì học vấn ít, và cuồng tín cao. Hệ lụy của việc cải tạo công thương nghiệp miền Nam rất bi thảm, khốc liệt, để lại tai họa rất lớn cho dân tộc. Nhưng có vẻ là trong nhiều năm ông Đỗ Mười tự hào về mình đã làm được việc kinh thiên động địa đó. Đến lúc cuối đời, ông không có vẻ gì ăn năn, hối cải về sai lầm của mình cả.”
Đỗ Mười từng tuyên bố trước sân tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn ngày 20/02/1976 vào lúc 10 giờ 15 phút rằng “Giải phóng miền Nam, chúng ta có quyền tịch thu tài sản, trưng dụng nhà cửa, hãng xưởng, ruộng đất chúng nó. Xe chúng nó ta đi, vợ chúng nó ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ. Còn chúng nó thì ta đày đi lao động khổ sai vùng kinh tế mới vào nơi rừng sâu nước độc. Chúng nó sẽ chết lần mòn…”
Trong bối cảnh chính trị thế giới thay đổi, hệ thống cộng sản tại Liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu tan rã diễn ra từ tháng 4/1989 đến tháng 9/1991. Biến cố chính trị này tạo nên một nỗi sợ hãi cho hệ thống lãnh đạo cộng sản Hà Nội. Đứng trước nguy cơ sụp đổ đó, Hà Nội đã tìm cách chống đỡ bằng việc bám víu vào Trung Cộng.
Trong hai ngày 3 & 4 tháng 9 năm 1990, Hội nghị Thành Đô hay còn gọi là Mật ước Thành Đô được lãnh đạo cao cấp nhất hai đảng Cộng sản ký kết. Phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Cố vấn Ban chấp hành Trung ương đảng Phạm Văn Đồng, và Đỗ Mười. lúc bấy giờ làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn bị dấu nhẹm, chưa được công bố.
Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt Nam, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà Nội và từ Sài Gòn của cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi chính phủ Hoa Kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ:
“… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng CSVN và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai Đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt Nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung Quốc để Việt Nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt Nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”…
Hệ quả là “16 chữ vàng” ra đời, được nêu trong Tuyên bố chung cấp cao năm 1999: “Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan” – được dịch là “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai“. Đến năm 2002 lại thêm phương châm “4 tốt”: “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt”.
Vì bài viết cũng đã khá dài nên tác giả không thể thống kê hết những sai lầm trầm trọng và có hệ thống của cựu Tổng Bí thư đảng CSVN Đỗ Mười cũng như chế độ cộng sản gây ra cho nhân dân và đất nước Việt Nam. Hậu quả của một đất nước, một dân tộc mà bị dẫn dắt, bị lãnh đạo bởi một con người như Đỗ Mười đã cho chúng ta thấy được kết quả hàng triệu người dân miền Nam phải ly tán, gia đình tan nát, đất nước dần dần trở thành nhược địa của Trung Cộng.
Portland, OR 3/10/2018
Paulus Lê Sơn