Nói rõ và gọn để thấy tình hình Việt Nam ở mức ngắn hạn và dài hạn như sau:

0
56
Hàng ngàn người dân “tháo chạy” khỏi Sài Gòn bằng xe máy. (Ảnh: Facebook Lam Hong Nguyen)

Hoang Ngoc Dieu

1. Việt Nam thu nhập chính nhờ cái gì?

a. Công nghiệp: chủ yếu là gia công nhờ thị trường lao động rẻ tiền. Việt Nam không có nền công nghiệp quyết định kinh tế quốc gia. Một khi một nhà đầu tư quyết định không sử dụng thị trường lao động của Việt Nam vì lý do nào đó (ở nơi khác rẻ hơn, chất lượng cao hơn, đầu tư dễ hơn, ít bị những trò “gầm bàn” chi phối…v.v..), thì Việt Nam sẽ bị rớt vào thế hoàn toàn bị động.

b. Nông nghiệp và ngư nghiệp: nông hải sản của Việt Nam được xuất cảng với giá rẻ hơn so với các quốc gia trong vùng. Lý do: chất lượng không cao bằng, bao bì cũng thua và khả năng tiếp thị kém so với thiên hạ. Hơn nữa, nông hải sản của Việt Nam bị thiếu tính trung thực (chào hàng chất lượng khác, cung cấp hàng chất lượng khác). Chính vì vậy, ngay cả là một nước nông nghiệp, nông sản xuất cảng của Việt Nam cũng không là nguồn quyết định tính bền vững của kinh tế. Đó là chưa kể hải sản của Việt Nam không những cạn kiệt, phải đánh bắt xa bờ mà còn bị “anh em môi hở răng lạnh” kiềm chế.

c. Du lịch: Việt Nam có lợi điểm về du lịch, phong cảnh đẹp, giá cả rẻ. Tuy nhiên, chất lượng phục vụ kém xa các nước lân cận và bị đánh giá là “có nhiều rủi ro”. Nhiều khách du lịch đến Việt Nam một lần và họ không hề quay lại. Chính vì vậy, ngành du lịch của Việt Nam rất bấp bênh. Du lịch ở Việt Nam mang tính chụp giật, thiếu huấn luyện, thiếu kỹ năng, thậm chí thiếu văn hoá nên không thể là nguồn quan trọng trong kinh tế.

d. Xin xỏ: Việt Nam đã đi qua thời được viện trợ “xoá đói giảm nghèo” từ lâu và những ưu đãi cho vay mượn cũng không còn. Ngược lại, nợ công của Việt Nam chồng chất nhưng lại thiếu minh bạch vì lý do muốn tiếp tục mị dân. Chính vì vậy, nguồn tiền của từ “trên trời rơi xuống” không còn tồn tại ngoài một mớ “kiều hối” đi từ công nhân xuất khẩu lao động và một mớ người Việt ở hải ngoại gởi về. Trong số người Việt ở hải ngoại gởi tiền về thì số người có quan tâm đến Việt Nam càng lúc càng già và càng giảm, số lượng lớp trẻ ít quan tâm đến Việt Nam càng ngày càng tăng.

e. Thuế và phí: Đây là chính sách vắt sức lao động của dân nhưng càng vắt dân càng kiệt và càng bất mãn. Hơn nữa, có vắt thì cũng chỉ để chi phí bên trong Việt Nam vì chẳng có quốc gia nào chịu thanh toán bằng Hồ tệ. Trong khi đó, điểm a, b, c, d ở trên bị kiệt thì thiếu ngoại tệ và thiếu ngoại tệ thì không thể mua được nhiên và nguyên liệu. Thiếu nhiên và nguyên liệu thì dẫn tới trì trệ sản xuất và sinh hoạt kinh tế.

2. Việt Nam có kế hoạch phát triển THẬT SỰ nào cho 1 năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm?

Câu trả lời ngắn gọn là: KHÔNG. 

Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng csvn, cho đến nay chỉ toàn là hứa hẹn nhưng chưa có một kế hoạch phát triển THẬT SỰ nào. Ngay cả tài nguyên quý giá nhất của một quốc gia là chất xám cũng không có. Tiến sĩ thì được tạo từ “lò ấp”, bằng cấp thì mua bán gần như công khai. Mọi thứ đều nằm ở chỗ loay hoay đối phó trước mắt. Một số thay đổi bề mặt ở một số đường phố trong một số thành phố chỉ phục vụ cho mục đích tuyên truyền và chỉ để phục vụ giai cấp có tiền và có quyền. Ngoài ra, kế hoạch phát triển cho giáo dục, y khoa, công nghiệp, nông nghiệp và khoa học gần như là zero. Gần như mọi thứ đều ngóng chờ và xin xỏ.

3. Việt Nam thiếu cái gì và thừa cái gì?

Việt Nam thừa những thứ bề ngoài, thừa “thuốc mê” nhưng thiếu thực chất, thiếu sáng tạo, thiếu tự do, thiếu đạo đức, thiếu tự giác, thiếu tự trọng và thiếu ý thức. Đây là kết quả của mấy chục năm cố tình ngu dân để dễ cai trị. Cả một quốc gia rớt vào chỗ đối phó mọi vấn đề trước mắt, chọn cách chụp giật, dẫm đạp để “được cho mình” một cách ngắn hạn.

————–

Trong tình trạng:

– Hệ thống tuyên truyền gần như mất tác dụng (ngoài một số cá nhân bị nhồi sọ quá lâu và quá sâu thì không kể). 

– Cơ chế ruỗng mục và những người trong cơ chế càng lúc càng bất mãn, thậm chí khinh ghét chế độ (dù họ không công khai nói ra và họ vẫn bám víu vào cơ chế để kiếm sống và tránh bị trù dập).

– Kinh tế lụn bại, kế hoạch chắp vá và đối phó, chất xám tàn lụi (do một nhúm lãnh đạo vừa bất tài, vừa bất lực, vừa ngu xuẩn, vừa ác độc chỉ biết khoác lác và dối trá).

Thì lối thoát của Việt Nam ở đâu, nếu không phải là dẹp bỏ một chế độ vừa tàn tệ, vừa là rào cản khủng khiếp với mọi ý muốn phát triển thật sự? Thử hỏi, “làm cho tốt hơn” là làm những gì? Bắt đầu từ đâu?

#_docthoaihnd

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here