Mặc dù bùng phát từ mấy ngày nay, hơn 20 ca nhiễm dịch ở VN vẫn quá thấp, so với Nam Hàn 7382, theo thống kê ngày Chủ Nhật 8/3, Ý (7375), Pháp (1209), Đức (1040), Mỹ (554), Nhật (502)..
Đó là chỉ kể những quốc gia, dù không giầu có, văn minh như VN, nhưng cũng được coi là những nước phát triển, có hệ thống y tế tốt.
Điều đó chứng tỏ muốn diệt dịch như diệt giặc, bác sĩ, y tá, nhà thương không đủ, phải có những cơ sở, cơ quan không đâu có.
Thứ nhất là một Hội đồng Lý luận, để ný nuận là muốn xứng đáng là xứ duy nhất mặt trời toả sáng, phải có ít người bị nhiễm virus, không có ai chết
Ný nuận xong, phải có Ban Tuyên Giáo tổ chức những buổi xuất quân diệt dịch, các buổi lễ phát bằng cho bác sĩ đã trị được virus ( mặc dù trên thế giới, 98% người nhiễm virus khỏi bệnh ), các tỉnh thi đua đã thành công mỹ mãn, và toàn quốc ‘’chính thức hết dịch’’ từ ngày 26/2.
Sau đó phải huy động báo chí đóng góp vào thành quả của chính quyền nhân dân, bằng cách đưa tin trung thực, theo đúng lương tâm của nhà báo độc lập và nội quy của Hội Nhà Báo, là không viết gì trái với thông tin và đường lối của Đảng và chính phủ.
Sau đó, tới lượt các chiến sĩ DLV, phải tích cực đm những tên phản động nghĩ người bị cách ly, sốt nặng, ho nhiều, khó thở, phổi nát như tương, chưa chắc đã chết vì bệnh não. Hay suy nghĩ kiểu phản động: không lẽ hàng chục, hàng trăm ngàn người Tàu trở lại VN sau khi về quê ăn Tết, hay mới chạy qua VN tránh dịch, không có ai bị nhiễm virus. Đến nỗi phải dành cả năng lực của quốc gia vào cô chân dài;
Đối với bọn phản động này, các chiến sĩ phải ‘’ đm chúng mày, chúng mày thấy đất nước hơn người, đứng đầu thiên hạ, chúng mày cay cú, ghen tức à ? ‘’, như đọc tthường xuyên trên mạng mấy ngày nay.
Đó là ný nuận chính, mỗi chiến sĩ có thể linh động, thay vì ‘’đm’’, dùng các từ ngữ sáng tạo hơn, như ccc, mặt lol vv..
Tóm lại, sau khi đm virus, phải hăng say đm phản động.
Khi nhìn những con số khủng khiếp ở những nơi khác, người ta ngỡ ngàng thấy cả nước VN bàn tán sôi nổi về chuyện một cô dương tính, cô ta ngồi ghế nào, bắt tay ai, đi tiểu giờ nào, ở đâu, bao lâu.
Virus đã lan tới 100 quốc gia. Ý, 366 người chết, 15 triệu người Bắc Ý bị cách ly. Mỹ 22 người chết, Pháp 19 nạn nhân, cả dân biểu, nghị sĩ cũng bị lây bệnh, và đang chuẩn bị bước sang giại đoạn 3 trong kế hoạch chống dịch, nghĩa là ngưng những sinh hạt tập thể để ngăn chặn virus lan tràn
Trong khi thế giới khốn khổ vì virus, cả nước VN bàn luận về cô 17. Đó là hội chứng nhà giầu đứt tay, ở xứ thanh bình number one trên địa cầu.
Trong số phản động, có người nghĩ quẩn: làm rùm beng về một cô chân dài, chủ ý để dư luận khỏi chú ý tới chuyện vừa vỡ lở ra, là ngay trong mùa dịch, các đầy tớ vẫn khơi khơi đi chu du thế giới bằng vé máy bay business, ăn ngủ trong những khách sạn, nhà hàng dành cho triệu phú, tỷ phú dollars. Và không phải chỉ có các đầy tớ nắm những chức kinh tài béo bở, ngay cả những đồng chí lo chuyện ný nuận cũng giầu sụ.
Cô chân dài chỉ là nạn nhân của kế hoạch điệu hổ ly sơn.
Nghe chuyện đi ‘’nghiên cứu’’ bằng vé máy bay thượng hạng, nhớ một chuyện về bà Eva Joly, một thẩm phán chuyên về luật lệ kinh tài người Pháp, gốc Na Uy, có lần ra tranh cử Tổng Thống Pháp.
Eva Joly được Na Uy mời về làm cố vấn chính phủ về kế hoạch minh bạch kinh tài. Hôm trước tới Oslo, hôm sau báo chí chạy hình trang nhất. Không phải vì công tác mới, quan trọng thật, nhưng vì đã phạm một lỗi khó tưởng tượng: bà ta đi từ phi trường về nhiệm sở mới bằng taxi, với tiền của ngân quỹ quốc gia.
Luật Na Uy: nhân viên chính quyền phải dùng phương tiện di chuyển rẻ nhất. Phương tiện di chuyển rẻ nhất, từ phi trường về thành phố, là xe bus, không phải là taxi
Eva Joly đã bồi thường ngân sách quốc gia, sau khi công khai xin lỗi, với lý do sống ở Pháp quá lâu, không rành luật lệ bản xứ.
Tại các nước Bắc Âu, bất cứ một anh phó thường dân nào cũng có quyền hỏi chi phí của các quan chức đi công vụ, để kiểm soát xem họ có chi tiêu đúng theo luật định hay không, bởi vì công quỹ, một đồng là một đồng.
Nhắc lại: Bắc Âu, dù thua xa VN, cũng thuộc những quốc gia giầu nhất, dân có lợi tức cao nhất thế giới