FB le vi
Nghe mình bảo VN ko hề có 1 chút tự do báo chí nào, thằng bạn giãy nãy gào lên “mày nói VN ko có tự do báo chí mà tao thấy tụi mày nói xấu nhà nước trên fb, blog hà rằm; kết quả bỏ phiếu Hiến pháp thế nào dân ai cũng đc biết, lúc bỏ phiếu cập nhật từng phút cho dân xem, bao nhiêu vụ tham nhũng, xử oan báo cũng đăng ra hết có giấu đâu; ko có tự do báo chí mà có internet cho mày hả, ko thích đọc báo giấy thì có báo mạng, mấy trăm tờ báo, mày muốn đọc báo nào cũng đc, ai cấm mày; ko thích dantri, tuoitre thì có zing, kênh 14, ko thích zing thì có 24h, vnexpress… ko có tự do báo chí mà có facebook, có blog cho mày xem hả”
Mình mới vỗ vai thằng bạn nói:
– Tự do báo chí là quyền được tự do viết sách/báo, lập kênh truyền hình, kênh radio riêng để chia sẻ thông tin với cộng đồng… chứ ko phải chỉ là “quyền được đọc báo đã qua kiểm duyệt”
– Ở Mỹ báo chí có bị kiểm duyệt ko?
Trả lời: có tờ bị kiểm duyệt, có tờ ko, và chắc chắn ko có cách nào ngăn đc sự kiểm duyệt nếu kinh phí của tờ báo đó phụ thuộc vào 1 cá nhân hay 1 tổ chức nào đó… chính vì ko thể ngăn sự kiểm duyệt, vậy nên chỉ có cách trao quyền cho dân ai muốn viết báo thì viết, in sách thì in, lập kênh truyền hình thì lập… đó mới là “tự do báo chí”. Việc này bảo đảm ko 1 thế lực nào có thể thao túng, bóp méo thông tin. Nếu thấy tờ báo A đưa tin sai, tờ báo B sẽ đưa tin đúng phản bác lại báo A… nếu cả 2 tờ báo thông đồng với nhau đều đưa tin sai thì sẽ có tờ báo C, D do ng dân nào đó hay do chính bạn lập ra để phản bác những tờ báo đưa tin sai và cung cấp thông tin đúng
– Ở các quốc gia dân chủ có “tự do báo chí” nên báo nào là lá cải, báo nào đưa tin nghiêm túc thì ng đọc biết rất rõ, và họ xem báo lá cải chỉ là phương tiện giải trí, còn muốn theo dõi tin tức thì phải đọc các tờ báo nghiêm túc
*Trong khi đó ở VN, mấy trăm tờ báo cùng đưa 1 nội dung, 1 kiểu tin và cùng lá cải… bởi vì đã có sự kiểm duyệt và thống nhất cách đưa tin cũng như nội dung, cái gì có thể đưa ra, cái gì cần phải giấu, tất cả đã có quy định mà mọi tờ báo trong nước phải tuân theo. Gần đây các bạn thấy những báo mạng như thanhnien, vnexpress có mục “ý kiến bạn đọc”… nhưng khi các bạn comment cho ý kiến, nếu ý kiến của bạn vượt ra khỏi khung kiểm duyệt thì ý kiện bạn ko thể đc đăng lên… những lúc như vậy bạn rất ức chế, và muốn nói cho mọi ng biết ý kiến riêng, suy nghĩ riêng, góc nhìn riêng của bạn… lúc đó bạn mới cảm nhận đc quyền “tự do báo chí” để bạn và ai có nhu cầu chia sẻ thông tin đáng giá như thế nào
+++++++++++++++++++++++++++
Bạn cho rằng bạn ra ngoài nói chuyện với bạn bè, ở nhà nói chuyện với ng thân trong gia đình là “Tự do ngôn luận” ư… ko phải đâu nhé
Quyền tự do ngôn luận thường không phải là một vấn đề có liên quan đến các hoạt động riêng tư, mà liên quan đến các hoạt động truyền thông đại chúng như: công bố một quyển sách, một bài thơ, một bài báo, hay một bức ảnh, phát sóng một chương trình phát thanh hay truyền hình, sáng tác và triển lãm một tác phẩm nghệ thuật, đọc một bài diễn văn trong một cuộc mít-tinh chính trị, hay có thể là đăng tải một lời công kích trên mạng xã hội
Bạn ko đc công bố 1 quyển sách, 1 bài thơ, 1 bài báo, 1 bài nhạc đến với công chúng, những ng có cùng tư tưởng với bạn ko đc lên tivi, lên báo phát biểu quan điểm riêng… có nghĩa là bạn ko có quyền tự do ngôn luận
Những bài nhạc “Việt Nam Tôi Đâu, Anh là ai, ĐMCS ko bao giờ đc chiếu trên tivi cho ng xem, ko đc lên những trang web nhạc như Mp3Zing, Yan… hay những bài viết có nội dung như stt này ko bao giờ đc đăng lên báo” chính là biểu hiện của 1 xã hội ko có tự do ngôn luận
Quyền tự do ngôn luận đặc biệt quan trọng đối với người cầm bút vì bản chất hoạt động của họ là truyền thông các ý niệm trong công chúng. Hơn ba mươi năm qua, tạp chí Index on Censorship không khó khăn lắm trong việc tìm bài cho đủ trang bằng những ví dụ về các cây bút bị tước quyền truyền thông cơ bản này. Các nhà tù trên thế giới là nơi ở của nhiều người cầm bút khi họ đã vượt quá những giới hạn mà nhà cầm quyền cho phép trong việc truyền thông, và nhiều nhà văn vĩ đại nhất trong lịch sử từng bị giam cầm, tra tấn, hay thậm chí bị sát hại vì đã thể hiện công khai tư tưởng của mình.
P/S: Các bạn cũng đừng nhầm lẫn việc các bạn có thể thoải mái đăng status, comment trên facebook, các blog lề trái là nhà nước đã cho phép “tự do báo chí”. Ko hề, chỉ vì facebook, và các blog lề trái hay dùng thuộc quyền quản lý của nc ngoài, họ ko chịu sự ảnh hưởng bởi ban kiểm duyệt của đảng ta, nên bạn có thể thoải mái bày tỏ tư tưởng của mình
FB le vi