Nguyễn xuân Phúc là diễn giả chính thì TT Trump … là gì tại G20 ở Đức ?

    0
    175
    Cao Xuân Thanh Ngọc

    Ông bà mình có câu: “Hữu xạ tự nhiên hương” nhưng có lẽ đám lãnh đạo csvn đã mất hết liêm sỉ, mất hết…mùi thơm rồi😂 cho nên phải lam những trò hề này!!!

    ****************************************
    Nguyễn xuân Phúc là diễn giả chính thì TT Trump … là gì tại G20 ở Đức ?
    July 13, 2017
    ****************************************

    Lời phi lộ: Là người Đức gốc Việt nên tôi cũng theo dõi Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Hamburg, một thành phố lớn thuộc Bắc Đức. Tuy nhiên thấy trên mạng thiên hạ bàn tán về việc truyền thông csVN đánh bóng quá sức tưởng tượng nói đại diện APEC, Nguyễn xuân Phúc (NxP) là diễn giả chính tại G20 (xem hình đính kèm dưới bài) nên dù hơi bận nhưng tôi chờ được và đã tìm kiếm dữ liệu qua Google trong 5 ngày qua nhưng chẳng thấy tin này trên báo chí, nhất là từ các cơ quan truyên thông Đức. Tôi nghĩ rằng là một người cộng tác với vài tờ báo, websites ở Mỹ, Úc, Đức như Cali Today, Việt Báo, Người Việt Boston, Việt Vùng Vịnh, Nam Úc Tuần Báo, Diễn Đàn Người Dân Việt Nam … tôi có bổn phận thông tin đúng nếu (cũng có thể) còn thiếu sót và nếu truyền thông VN chứng minh cho sự việc kể trên về đại diện APEC NxP là một sự thật rõ ràng thì gởi tin ngắn /Link về chau@baocalitoday.com để sau đó tôi sẽ phổ biến cho độc giả rõ. Cũng lập lại là tôi – có thể nói dính dáng đến truyền thông đôi chút mặc dù nghề chính kiếm cơm ở Đức là Dipl.-Ing. (TU)- sẽ không có thời gian để tranh cãi những sự kiện thiếu bằng chứng, nếu không muốn nói là sai sự thật (LNC).

    * *

    Những ai “thích hay tò mò về chính trị” thì cũng đã biết là Đức quốc tiếp nhận năm 2017 quyền chủ tịch của G20 và nữ thủ tướng Angela Merkel (CDU) đã quyết định sau khi tham khảo ý kiến ​​với tất cả các nước tham gia rằng hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại thành phố Hamburg trong hai ngày 07 và 08 tháng Bảy năm 2017.

    * Nhưng quốc gia nào và ai tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ?

    Tôi đã giới thiệu và mạn phép ghi ra lại đây: G20 bao gồm Liên minh châu Âu và 19 quốc gia dẫn đầu công nghiệp và các nước đang phát triển: Argentina, Australia, Brazil, China, Đức, Pháp, Anh, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi (Saudi-Arabien), Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, còn có các “nước bạn (Gastländer)” như : Tây Ban Nha, Na Uy, Hà Lan và Singapore cũng như Liên minh châu Phi (AU), Diễn đàn hợp tác kinh tế Á-Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức mới “Hội phát triển châu Phi (NEPAD)”.

    Tuy nói là G20 nhưng nhìn kỹ thì G7 vẫn đóng một vai trò rất quan trọng. Báo chí đề cập đến G7 một cách rõ ràng và đánh giá vai trò quan trọng của nhóm này tại Hội nghị thượng đỉnh 2017 ở Hamburg, gồm có : USA, Frankreich, Großbritannien, Deutschland, Italien, Japan và Kanada. Ngay cả Nga cũng chưa được đề cập trong G7.

    Một điểm quan trọng khác người viết cũng đưa ra đây để dẫn chứng cho thấy rằng “chủ nhà” đánh giá những lãnh tụ của G20 cao vì theo danh sách đính kèm (xem Link/hình cuối bài) người ta kê khai tên các quốc gia thuộc G20, kể cả chức vụ : là Vua, Tổng Thống hay Thủ tướng. Ngay cả lý do TT Brazil (Brasilien, Ba Tây) vì sao không tham dự người ta cũng ghi chú rõ ràng.

    Chưa hết, các nhà lãnh đạo của những tổ chức quốc tế tên tuổi tại hội nghị G20 năm 2017 ở Hamburg cũng đã được bạch hóa một cách rõ ràng (xem tài liệu đính kèm phía dưới).

    Bây giờ nói đến ai là khách ?. Quý vị chắc biết rồi vai trò của một người khách trong đời sống xã hội bình thường. Trên lãnh vực ngoại giao hay chính trị cũng tương tự thôi: khách vẫn là khách. Người viết xin trích danh sách “khách tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg” (s. Att., giữ nguyên văn), gồm có: Guinea (Vorsitz der Afrikanischen Union), Senegal (Vorsitz der Neuen Partnerschaft für Afrikas Entwicklung), Vietnam als Vorsitz der Asiatisch-Pazifischen Wirtschaftsgemeinschaft (chữ màu vàng phần chót trong hình đính kèm), Spanien, Singapur, Niederlande, Norwegen (ngưng trích). Khách quan mà nói không thấy ghi tên và nếu không đại diện cho APEC với quyền chủ tịch hiện nay thì có lẽ Đức không mời VN tham dự G20 đâu.

    Rõ ràng tên của đại diện APEC và những nước nằm trong danh sách khách không thấy ghi ra so với hai danh sách tôi đề cập trên đây. Đưa ra dữ kiện này để có thể xác định rằng có sự khác biệt gữa G20 và “khách”. Một điểm quan trọng khác, trên lãnh vực ngoại giao vì phép lịch sự tối thiểu chủ nhà là nữ thủ tướng Đức tiếp tất cả tham dự viên là chuyện dĩ nhiên và chụp hình khi Merkel bắt tay với ông Trump, ông Macron, bà May, Putin…mà đài truyền hình Đức có chiếu là chuyện bình thường thôi nhưng không vì thế mà vai trò của G7, G20 hay khách thay đổi.

    Tôi giật mình khi thấy trên liên mạng phổ biến hình chụp chung với bà Merkel của đại diện APEC NxP và ghi rằng là “diễn giả chính của G20”?. Thật vậy sao khi chỉ là khách với quyền chủ tịch APEC được mời (s. Att) ?. Sợ mình nhầm, tôi lục tìm trong báo chí 5 ngày qua nhưng vẫn chưa tìm thấy. NẾU người nào có gởi cho biết qua địa chỉ email như đã đề cập trong phần dẫn nhập. Cám ơn trước.

    Tuy nhiên tôi có thấy báo chí Đức đề cập rằng sau phần giới thiệu của bà Merkel thì TT Mỹ, Trump là người điễn giả thứ nhất (đầu tiên, cũng có thể hiểu là diễn giả chính, tiếng Đức Hauptredner, khác với Gastredner (diễn giả khách)) của Hội nghị thượng đỉnh G20 2017 ở Hamburg. Sự thật là vậy !.

    Rất tiếc là không thấy ghi thêm tên ai là diễn giả chính trong G7 hay G20 nữa. Như đã nói, khi đề cập đến chính trị hay bất cứ sinh hoạt nào phải cần phân biệt, đừng nên khinh thường sự nhận định của người khác để rồi không nói có, hay “tự sướng, nổ bậy”. Trên căn bản, người khách nếu may mắn được mời phát biểu thì phải nói như vậy, cao lắm là “diễn giả khách”. Đúng ra phải thế, còn nổ bậy thì đừng ngạc nhiên tự làm trò cười cho thiên hạ khi mà bây giờ là thời đại văn minh Internet.

    Một sự thật hiển nhiên khác mà người ta thấy trên truyền hình và được ghi rõ ràng trong báo chí Đức (s. Att), đặc biệt từ tờ nhật báo lớn, uy tín dành cho giới trí thức và chính trị gia ở Đức là tờ báo Sueddeutsche Zeitung (SZ ở Munich), xin trich dẫn: ” Für die Kanzlerin lässt sich nur hoffen, dass sie keinen empfindlichen Nacken hat, denn der vietnamesische Premierminister Nguyen Xuân Phúc, der direkt hinter Merkel sitzt, wedelt sich mit dem Programmheft fortwährend Luft zu “. Ngưng trích.

    Mạn phép dịch : “Đối với bà Thủ tướng chỉ có thể hy vọng rằng bà ta không có cái gáy nhạy cảm, vì thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ngồi ngay phía sau bà Merkel, ve vẩy liên tục không khí với tập chương trình (ý nói quạt liên tục với tập chương trình)!” (sic).

    Khi người ký giả Đức tế nhị viết ra như trên thì mang một ý nghĩa khác vì không muốn trực tiếp mỉa mai, chê bai tư cách của cá nhân họ đề cập . Xin nhường sự thẩm định cho độc giả.

    Cũng mạn phép viết ra đây vài diễn tiến (không đẹp gì) từ xứ tôi đang sống tạm dung.

    Những ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg là dấu ấn của một sự hỗn loạn hoàn toàn. Đã đưa đến các cuộc ấu đả đường phố; Người biểu tình và cảnh sát bị thương. Các nhà tổ chức những cuộc biểu tình chỉ trích hội nghị thượng đỉnh không chịu trách nhiệm. Bảng kết toán các cuộc bạo loạn ở Hamburg trong hội nghị thượng đỉnh G20: khủng khiếp – chính trị và xã hội đồng thuận lên án rộng rãi “cánh trái tự trị” và quy cho họ chịu trách nhiệm về tình trạng hỗn loạn. Tuy nhiên phần tử cực đoan cánh hữu cũng đã tham gia vào các cuộc bạo loạn.

    Đốt xe và rào chắn, cướp bóc, vòi rồng phun nước sử dụng liên tục, người bị thương, khu dân cư bị tàn phá, lực lượng đặc biệt, với khẩu súng máy ở tư thế sẵn sàng đã tham gia, tiến vào khu vực Schanzenviertel – những hình ảnh bạo lực đã được chuyển đi vòng quanh thế giới, mặc dầu vấn đề an ninh đã được chuẩn bị hơn một năm trước và hội nghị G20 đã được bảo vệ với một lực lượng cảnh sát khoảng 20 ngàn người !. Theo số liệu mới nhất trong các cuộc biểu tình bạo lực tổng cộng có 476 công chức bị thương. Đó là nhân viên cảnh sát từ các tiểu bang và cảnh sát liên bang, như cảnh sát Hamburg cho biết. Kể từ khi bắt đầu hoạt động của cảnh sát vào ngày 22, tổng cộng có 186 người đã bị bắt và 225 người bị đưa vào nhà giam. Các nhà lãnh đạo và chính trị gia hàng đầu của Đức như TT Steinmeier, thủ tướng Merkel, Ngoại trưởng Gabriel (SPD)… đều lên án và chỉ trích hành động bạo loạn chưa từng thấy ở trên.

    Và sau các cuộc bạo loạn tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, theo một báo cáo báo chí chính phủ Đức kêu gọi các đối tác EU là họ đẩy mạnh sự truy nã đối với những người có “trách nhiệm” (ý nói nhóm bạo động).

    Sử dụng hình ảnh và các đoạn video để tìm ra các thủ phạm, nhà chức trách Đức cũng đã phải dựa vào sự hỗ trợ của nước ngoài, theo tin báo chí của nhóm truyền thông Funke Mediengruppe trong một lá thư từ Bộ trưởng Tư pháp Heiko Maas (SPD) gởi cho đồng nghiệp châu Âu.

    Tóm lại, như tôi đôi khi đã viết ” nói vì không bị đóng thuế nên tha hồ nói !”. Nếu là khách được mời phát biểu thì cũng là một vinh dự rồi. Tuy nhiên “phát biểu” nó khác xa với danh xung “diễn giả chính”, vì vậy cũng đừng nên “bày chuyện (nếu nguồn tin phổ biến trên mạng là thật)” để nói cho sướng thì chắc chắn hậu quả sẽ hoàn toàn ngược lại NẾU điều đó SAI.

    © Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, chiều tối 13.07.2017)

    Nguồn: Theo AFP , SZ, Merkur, Focus, Internet từ 09.07.2017 – 13.07.2017

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here