LÀM SAO ĐỂ PHÂN BIỆT TIN GIẢ, TIN THẬT ?

0
348
HUỲNH KHÔI
Hôm nọ nói chuyện với một người bạn vong niên. Ông ta nói thời đại bây giờ toàn tin giả (fake news,) nên ông không nghe CNN, ABC, CBS hay các nguồn tin dòng chính nữa !
Ông chỉ xem YouTube và nghe bình luận từ các đài phát thanh, TiVi tiếng Việt.
Tôi rất thông cảm với ông. Vì ông không rành tiếng Anh nên việc kiểm chứng thông tin rất khó khăn.
Đây là một vấn đề nan giải. Tệ nạn “Fake News” sẽ càng ngày càng gia tăng. Kỹ thuật làm tin giả, video giả càng ngày càng tinh vi. Rồi đây người ta sẽ không còn phân biệt thật hư. Họ sẽ không còn tin tưởng những gì mình đọc và xem nữa.
Trong phạm vi giới hạn của một bài viết ngắn, tôi xin trình bày một vài phương thức để chúng ta có thể kiểm chứng được mức độ chính xác của bản tin. Nếu còn thiếu, mong quý vị đóng góp thêm.
1. Nhận diện nguồn tin – Nguồn tin có đáng tin cậy không? Phân biệt giữa tin tức và ý kiến (news/facts vs. opinion/comment) Xem chừng những bài viết có tít viết hoa, giật gân, gây sốc. Cần kiểm chứng URL (địa chỉ trang). Nhiều trang nhà có tên rất chánh thống, nhưng thật sự là giả (ví dụ như Welcome To The White House là một trang giả)

WELCOME TO THE WHITE HOUSE

2. Kiểm chứng thời điểm của tin – kẻ xấu có thể lấy tin cũ và đăng lại, làm người đọc tưởng sự việc mới xảy ra.
3. Đọc kỹ bài viết, không chỉ đọc tựa bài – Tít bài viết có thể đúng, nhưng nội dung bài viết hoàn toàn hay có phần sai. Chúng ta cần đọc hết bài trước khi chia sẻ với người khác
4. Ai là tác giả của bài viết ? – tác giả của bài viết có phải là người có danh tiếng, đáng tin cậy hay không. Người viết là phóng viên hay là bình luận viên. Chúng ta cần phân biệt giữa tin tức khách quan và nhận xét chủ quan.
5. Kiểm chứng nguồn dẫn chứng, trích dẫn – các bản tin giả thường ít dẫn chứng nguồn, hoặc nếu có, thì nguồn tin cũng giả luôn.
6. Xem chừng những hình ảnh, trích dẫn giật gân – hình ảnh có thể bị cắt ghép. Có thể “tra ngược” (reverse search) hình ảnh để xem nguồn gốc của nó (v.d. dùng Google Image Search hay TinEye)
7. Xem chừng thiên vị – người đọc thường bị thu hút vào những bản tin hợp ý của mình. Kẻ xấu lợi dụng sự thiên vị để tung tin đánh động vào cảm xúc của người đọc.
8. Tìm xem có cơ quan truyền tin nào khác đưa tin đó không – Nếu là thông tin thật, chính xác thì nó đã được nhiều cơ quan đáng tin cậy chính thức công bố.
9. Đắn đo trước khi chia sẻ thông tin – Kẻ xấu lợi dụng xu hướng chia sẻ thông tin nhanh chóng của người đọc để gây thêm rối loạn. Người đọc cần kiểm chứng bản tin trước khi gửi cho người khác.
Chú Thích: Theo “How To Recognize A Fake News Story” của HuffPost

–L

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here