KHI CÔNG LÝ ĐỨNG GIỮA HAI BỜ: LUẬT PHÁP VÀ LÒNG NGƯỜI

0
33
Các nhân viên tuần tra biên giới triển khai hơi cay trong một cuộc biểu tình vào thứ Bảy phản đối hàng chục người bị chính quyền di trú liên bang giam giữ một ngày trước đó tại khu vực Paramount của Los Angeles. (Eric Thayer/AP)
Một buổi sáng thứ Sáu ở Los Angeles, gần 50 người bị bắt trong các cuộc truy quét di trú do liên bang tiến hành. Cảnh tượng diễn ra giữa nơi công cộng, tại nơi làm việc. Những người bị dẫn đi không phải là tội phạm truy nã, mà là những người bị cáo buộc là “ở lại bất hợp pháp”. Chỉ vài giờ sau, hàng trăm người xuống đường biểu tình. Câu hỏi đặt ra: họ đang bảo vệ cộng đồng hay đang chống lại luật pháp?
Đây không đơn thuần là xung đột giữa “người biểu tình” và “cảnh sát liên bang”. Đó là một cuộc đối đầu âm thầm giữa hai quan niệm công lý:
* Một bên cho rằng luật pháp là bất khả xâm phạm, ai ở lại bất hợp pháp, dù hiền lành, cũng phải chịu trách nhiệm.
* Bên kia tin rằng con người đặc biệt là những người lao động nghèo, nhập cư không nên bị đối xử như tội phạm chỉ vì giấy tờ.
Trong mắt người biểu tình, các chiến dịch của ICE là sự sỉ nhục phẩm giá, làm tan vỡ gia đình, gieo rắc nỗi sợ giữa lòng xã hội nhập cư.
Trong mắt lực lượng thi hành pháp luật, đó là thi hành nhiệm vụ được luật pháp và tòa án ủy quyền, không tranh cãi lôi thôi.
Nhưng điều khiến nước Mỹ khác biệt không phải là quyền lực của cảnh sát, mà là khả năng người dân có thể phản đối chính sách mà họ thấy bất công không?. Biểu tình không đồng nghĩa với nổi loạn, cũng như thi hành luật không luôn đồng nghĩa với công lý.
Và chính tại ngã ba giữa luật pháp lạnh lùng và lòng người ấm nóng, công lý thứ mong manh và khó đo lường nhất đang bị thử thách mỗi ngày.
Cũng như tại một nơi không xa : Nhà Trắng, nơi hai “người yêu nước” với hai tầm nhìn đối lập đang tranh nhau định nghĩa lại xem: công lý rốt cuộc là cho ai?
Hàng chục người bị bắt trong các cuộc truy quét di trú ở Los Angeles, dẫn đến biểu tình toàn thành phố
Hôm thứ Sáu, ít nhất 44 người đã bị bắt trong các chiến dịch cưỡng chế di trú do Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE), FBI và DEA phối hợp thực hiện tại nhiều khu vực ở Los Angeles, bao gồm Westlake, trung tâm và South L.A. Các vụ bắt giữ làm dấy lên làn sóng biểu tình rộng khắp thành phố.
Một trong những người bị bắt là David Huerta – chủ tịch nghiệp đoàn SEIU-USWW. Ông bị thương trong lúc bị bắt và hiện đối mặt với cáo buộc cản trở công vụ. ICE cho biết các cuộc truy quét nhằm vào hoạt động “che giấu người nhập cư bất hợp pháp”.
Nhiều nhà hoạt động, tổ chức bảo vệ quyền di dân và chính quyền địa phương đã lên án hành động của ICE. Thị trưởng Los Angeles Karen Bass gọi đây là hành vi “gieo rắc nỗi sợ hãi” vào cộng đồng nhập cư. Cảnh sát thành phố và Sở Cảnh sát quận đều khẳng định không tham gia và không hỗ trợ các cuộc cưỡng chế di trú.
Đêm cùng ngày, các cuộc biểu tình nổ ra ở trung tâm thành phố với các hành động như tuần hành, vẽ graffiti và đối đầu với cảnh sát chống bạo động. Lệnh giải tán được ban hành sau khi một số người biểu tình ném các vật thể vào cảnh sát.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here