Đồng Tâm: nội bất xuất, ngoại bất nhập, chính quyền ra sức bưng bít

0
38
Cảnh sát cơ động ở Đồng Tâm hôm 9/1/2020 Courtesy of FB

SBS VIỆT NGỮ

Suốt đêm 9/1, cảnh sát cơ động đưa rất nhiều xe và 1000 lính cơ động về ém tại Ba Thá, một khu vực gần với Đồng Tâm.

Suốt đêm 9/1, cảnh sát cơ động đưa rất nhiều xe và 1000 lính cơ động về ém tại Ba Thá, một khu vực gần với Đồng Tâm.
“Vụ tấn công diễn ra tại thôn Hoành của Đồng Tâm, chứ không phải tại khu đất đang tranh chấp bên ngoài, nhằm khủng bố người dân. Tin tức báo chí trong nước cho hay người dân chống phá chính quyền, tấn công lực lượng chức năng, nhưng chính 1000 cảnh sát cơ động đó tiến vào làng, tấn công nhà cụ Kình, xâm phạm đất đai, gia cư bất hợp pháp vào giữa đêm, đẩy người dân rơi vào tình thế tự vệ, khi có kẻ vào nhà mình nổ súng, thả hơi cay, bắt người”.
BY BÍCH NGỌC, THANH VI
“Người dân chỉ tự vệ, lại bị vu oan thành kẻ tấn công chính quyền”

Hầu hết những người dân Việt Nam trong và ngoài nước theo dõi tin tức về vụ cưỡng chế bất ngờ xảy ra ở Đồng Tâm vào rạng sáng 9/1 đều cảm thấy ngỡ ngàng vì cách chính quyền Hà Nội đem lực lượng quân đội đến “giải quyết” mâu thuẫn đất đai với người dân vô tội vào ban đêm.

Những video lan truyền trên các trang mạng xã hội cho thấy cảnh đêm tối với đèn pha và nhiều tiếng nổ. Trong video, giọng một người đàn ông nói với “đồng bào cả nước” rằng “chúng nó đang vào đàn áp dân, súng bắn và lựu đạn cay ném vào dân…”

Cho đến đêm 9/1, tức gần 1 ngày sau khi xảy ra sự việc, một số trang báo chính thống Nhà nước mới chỉ đưa ra một vài thông tin nói rằng có “3 chiến sĩ công an đã hy sinh do bị tấn công bằng bom xăng” và lực lượng chức năng “đã thu giữ 8 quả lựu đạn, hàng chục dao phóng, 20 chai bom xăng chưa sử dụng và nhiều pháo nổ”.

Trong khi đó, bản tin của gốc từ trang web của Bộ Công an nói ngoài 3 công an trên còn có “01 đối tượng chống đối chết, 01 đối tượng bị thương”.

Tuy nhiên, các nguồn tin khác nhau trực tiếp từ hiện trường đang lan truyền trên mạng xã hội lại khiến công luận nghi ngờ về số người thiệt mạng được đưa ra chính thức trên vì điều kiện tiếp cận hiện trường hiện nay gần như bị cắt đứt.

Một đứa cháu 3 tháng tuổi bị dính hơi cay, con của anh Lê Đình Công, cháu cụ Lê Đình Kình bị bắn chấn thương ở tay. Sau đó sự việc diễn ra khốc liệt hơn, khi cảnh sát cơ động liên tục tấn công vào nhà cụ Kình.

Trao đổi với đài SBS trong chiều tối ngày 10/1, anh Trịnh Bá Phương – người bị công an bắt trong đêm 9/1 vì quay phim livestream trên mạng xã hội cho biết tình hình hiện tại của anh và người dân Đồng Tâm.

“Suốt năm ngày nay, tôi bị công an và lực lượng cơ động đến canh giữ tôi. Quân số trong ngày hôm qua lên đến 20 người. Họ phục kích và bắt giữ tôi trước nhà, sử dụng những ngón đòn nghiệp vụ như lên gối, móc yết hầu, đánh đầu.

Sau khi về đồn công an lập, họ lập ba biên bản buộc tội tôi không khai báo mở mật khẩu Facebook, livestream video clip kích động chống phá nhà nước Việt Nam, và vung tay tấn công lực lượng công an. Tôi không ký tên vào các cáo buộc này. Họ giữ tôi đến nửa đêm, gần 20h sau khi bắt thì mới thả tôi.

Suốt đêm 9/1, cảnh sát cơ động đưa rất nhiều xe và 1000 lính cơ động về ém tại Ba Thá, một khu vực gần với Đồng Tâm. Người dân cập nhật thông tin với tôi liên tục. Họ tiến thẳng vào làng để tấn công người dân. Vụ tấn công diễn ra tại thôn Hoành của Đồng Tâm, chứ không phải tại khu đất đang tranh chấp bên ngoài. Đây không phải là cuộc tấn công cưỡng chế đất đai mà nhằm khủng bố người dân.

Súng nổ, nhiều lựu đạn hơi cay ném vào thôn Hoành, tập trung vào nhà cụ Kình, dùng vũ khí công phá để nã đạn hơi cay vào nhà cụ. Nhiều tiếng khóc đã vang lên trong nhà cụ. Một đứa cháu 3 tháng tuổi bị dính hơi cay, con của anh Lê Đình Công, cháu cụ Lê Đình Kình bị bắn chấn thương ở tay. Sau đó sự việc diễn ra khốc liệt hơn, khi cảnh sát cơ động liên tục tấn công vào nhà cụ Kình.

Thông tin về Đồng Tâm chưa có một cơ quan báo chí độc lập, hãng tin nước ngoài hay tổ chức nhân quyền nào đến để đưa tin. Do vậy thông tin mà chính quyền đưa ra chưa thể kiểm chứng. Do đó thương vong chưa thể thống kê, nhưng tôi nghĩ phải có hơn một thương vong”, anh Trịnh Bá Phương nói với SBS.

Báo chí Việt Nam đưa tin vụ Đồng Tâm ngày 9/1/2020 ra sao?

Bản tin của Bộ Công an phát đi vào trưa 9.1 có nêu: Trong quá trình xây dựng tường rào sân bay, sáng ngày 9.1, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ chiến sĩ Công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương. Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Các đơn vị liên quan đang tiến hành xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn theo kế hoạch.

Các tin tức do Bộ công an đưa ra hoàn toàn trái ngược với những gì người dân Đồng Tâm công bố. Họ không tấn công chính quyền mà chỉ tự vệ khi bị lực lượng cơ động đánh úp vào giữa đêm.

Chính công an, lực lượng cơ động tấn công vào làng, đẩy người dân rơi vào tình thế tự vệ, khi có kẻ vào nhà mình nổ súng, tấn công, bắt người. Chính quyền thì dùng báo chí để bẻ lái sự thật, che mắt dư luận vì sợ các tổ chức trong và ngoài nước lên án tội ác của họ.

Khi được hỏi về tính xác thật của tin tức Đồng Tâm trong nước, anh Trịnh Bá Phương cho SBS biết thêm: “Bên công an họ công bố 3 chiến sĩ đã hy sinh, con số này không đáng tin cậy khi tên tuổi người đã chết không được công bố.

Tin tức báo chí cho hay người dân chống phá chính quyền, tấn công lực lượng chức năng, nhưng nếu những cảnh sát cơ động đó không tiến vào làng, tấn công nhà cụ Kình, xâm phạm đất đai, gia cư bất hợp pháp thì những chai xăng chỉ là cục sắt vô dụng. Chính công an, lực lượng cơ động tấn công vào làng, đẩy người dân rơi vào tình thế tự vệ, khi có kẻ vào nhà mình nổ súng, tấn công, bắt người.

Chính quyền thì dùng báo chí để bẻ lái sự thật, che mắt dư luận vì sợ các tổ chức trong và ngoài nước lên án tội ác của họ”, Trịnh Bá Phương trả lời phỏng vấn SBS.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế muốn can thiệp

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) hôm 9/1 đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam phải mở một cuộc điều tra công khai và khách quan về vụ đụng độ giữa người dân và công an tại xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, khiến ít nhất 4 người chết vào sáng sớm cùng ngày.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của HRW viết trong thông cáo: “Giới chức Việt Nam cần tiến hành một cuộc điều tra minh bạch và khách quan về những vụ việc này để tìm được gốc rễ của vấn đề, ai là người chịu trách nhiệm cho vụ bạo lực, liệu cảnh sát có sử dụng lực lượng quá mức. Những người sử dụng bạo lực phải chịu trách nhiệm.”

HRW cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam cho phép các nhà báo, các nhà ngoại giao và các quan chức thuộc Liên Hiệp Quốc đến tìm hiểu tình hình ở Đồng Tâm và giám sát việc điều tra vụ việc của chính phủ.

Trả lời câu hỏi của các phóng viên tại cuộc họp báo vào ngày 9/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết vụ việc Đồng Tâm đã được báo Việt Nam và Bộ Công an đăng tải.

Cảnh sát cơ động “túc trực” ở Đồng Tâm nhiều ngày qua
Cảnh sát cơ động “túc trực” ở Đồng Tâm nhiều ngày qua
FB Trịnh Bá Tư
“Hoạt động của báo chí nước ngoài tại Việt Nam cần tuần thủ các quy định liên quan của Việt Nam, yêu cầu của báo chí nước ngoài sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét”, bà Hằng cho biết.

Tranh chấp đất ở Đông Tâm đã diễn nhiều năm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.

Hướng về người dân Đồng Tâm

Một tuyên bố Đồng Tâm do các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đưa ra ngày 9/1 khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính nghĩa của gia đình cụ Lê Đình Kình và người dân Đồng Tâm.

Các Tổ chức Xã hội Dân sự tuyên bố:

1. Nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt ngay việc dùng lực lượng vũ trang (quân đội, công an, các lực lượng khác) dùng bạo lực dưới mọi hình thức trong việc giải quyết vấn đề đất đai với nhân dân Đồng Tâm và với tất cả các địa phương ở Việt Nam.

2. Nhà cầm quyền phải đưa người bị thương ở Đồng Tâm đi cấp cứu, đồng thời không được ngăn cản người dân và các Tổ chức Xã hội Dân sự, báo chí tự do đến đưa tin, cứu hộ, giúp đỡ người dân Đồng Tâm trong lúc họ bị đàn áp.

3. Vụ việc đất đai Đồng Tâm phải được giải quyết công khai minh bạch, thông qua trình tự pháp luật dân sự, hành chính và phải có các tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập, người dân và báo chí trong nước, quốc tế tự do tìm hiểu, chứng kiến mọi ngóc ngách của vấn đề và trong quá trình giải quyết. Không hình sự hóa trong giải quyết dân sự về dất đai.

4. Vấn đề đất đai gây bao đau thương oan khuất từ 1954 đến nay trên khắp Việt Nam phải được thay đổi từ gốc rễ ở Hiến Pháp và Luật đất đai, phải trả lại quyền Tư hữu đất đai cho mọi người dân Việt Nam.

5. Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải khởi tố ngay những kẻ chủ mưu, kẻ thừa hành trong việc biến đất của người dân Đồng Tâm thành đất của một nhóm lợi ích giả danh nhà nước, che đậy bằng ngôn từ lừa dân “đất quốc phòng”. Phải khởi tố, trừng trị những kẻ ra lệnh cho lực lượng vũ trang đi đàn áp dân, những kẻ đồng lõa với các nhóm lợi ích trong tranh chấp dân sự.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here