Năm 2014 Grab vào Việt Nam. Các quan chính phủ VN lúc đó ban đầu cũng bối rối không biết gọi tên mô hình kinh doanh của Grab là gì để ra luật quản lý điều hành hợp lý so với các quy định cho đơn vị Taxi truyền thống đã hoạt động từ lâu trước đó như Mai Linh, Vinasun,..vv (Gọi là Dịch Vụ Vận Chuyển thì cũng ko chính xác, mà nếu ko gọi như vậy thì thuế sẽ thu như thế nào so vs MaiLinh , Vinasun?). Tuy có nhiều trục trặc ban đầu, thì cuối cùng Chính Phủ thời nay đã cầu thị hơn rất nhiều để quy hoạch lại các rào cản pháp lý, cởi trói để cho đến ngày hôm nay Grab vẫn hoạt động song hành những Vinasun, Mai Linh. Cùng nhau cạnh tranh lành mạnh mà kết quả của cuộc cạnh tranh đó là quyền lợi của người tiêu dùng, là sự tự do lựa chọn của người tiêu dùng để có được mức giá di chuyển kinh tế, an toàn, và tiện lợi nhất.
Ngược về quá khứ 11 năm, thời điểm tháng 2/2003 One Connection cũng ở vào một tình huống tương tự như vậy. Nó cần được CP Việt Nam cởi trói rào cản pháp lý để cùng tồn tại, cạnh tranh lành mạnh với các dịch vụ gọi quốc tế nhà nước như 171. Để cùng nhau kéo mức phí gọi quốc tế mà người dùng đang phải chịu xuống thấp nhất, mở đường cho Việt Nam kết nối với quốc tế. Trí tuệ Việt, có đất dụng võ có đất mẹ tựa vào để vươn ra biến lớn cạnh tranh. Còn chính phủ thì được thu thuế từ hoạt động kinh doanh của EIS – One Connection (mà mức thuế này là rất tiềm năng vì miếng bánh Internet ko bị giới hạn về mặt địa lý, con người như các hoạt động sản xuất truyền thống lại còn là nền tảng cho một tầm nhìn thương mại điện tử toàn cầu). Một dự án mà tất cả từ người dùng, người lao động, chính phủ, người sáng lập đều có lợi thì lí do gì nó lại bị bóp chết ?Tuy vậy, hoàn cảnh khác nhau nhưng số phận của OCI và Grab là hai bức tranh đối lập như mọi người cũng biết. Kiến trúc sư trưởng của OCI vừa chịu xong án 16 năm.
Bây giờ thử nhìn về tương lai, khi công nghệ phát triển quá nhanh và các chính phủ vẫn bị sức ỳ vì ý thức hệ, vì quan liêu nên không theo kịp. Thì làm sao có thể cởi mở pháp lý mà quản lý tốt được các ứng dụng của Trí Tuệ Nhân Tạo (AI). Đưa vào những ứng dụng tích cực của nó để chuyển đổi cuộc sống của người dùng trong khi ngăn chặn các ứng dụng xấu từ nó? Chưa bao giờ thách thức này rõ ràng & khó khăn như thế, hơn rất nhiều lần so với OCI và Grab ngày trước. Không thay đổi, không cởi mở thì sẽ ở lại phía sau. Khi tương lai là Năng Lượng Sạch, Là Chuỗi Khối (blockchain) và Trí Tuệ Nhân Tạo.
Người làm Kinh tế có lợi thế cạnh tranh, có tiền tài có địa vị chẳng ai muốn phải làm chính trị cho đau đầu. Nhưng nếu như đứa con tinh thần của mình bị từ chối, không với một lý do nào thoả đáng, người làm cha như anh Thức hẳn phải tìm lý để cứu lấy nó không bị giết từ khi là đứa trẻ.
“Người dân được làm những gì luật không cấm, chứ không phải người dân chỉ được làm những gì luật cho phép”. Có tự do ý chí mới có tự do sáng tạo. Đó là niềm tin và giá trị mà anh Thức phải theo đuổi và phải vận động bảo vệ cho tinh thần này. Đó là tinh thần pháp quyền và đó là chính trị. Nếu như CP làm tốt việc của mình thì người dân nào muốn làm dùm việc của CP? Cuối cùng người dân đóng thuế là để chính phủ quản lý xã hội và “làm chính trị” cơ mà?
Vậy nên, những ai nghĩ vào khuyên anh Thức chỉ tập trung kinh tế đừng quan tâm đến chính trị, nói về chính trị như một “ông kẹ” thì chỉ là do họ chưa ở cái tầm để hiểu. Hoặc họ thực sự quá ngây thơ hay “ngây ngô” (có đào tạo) khi không thấy rằng từng lít xăng họ đỗ, từng kg đồ ăn họ mua, từng đồng thuế thu nhập cá nhân phải đóng…ngày một tăng lên trong khi chất lượng nhận lại ngày cảng tỉ lệ nghịch mà thôi.
Great Article bro, https://pafiagamkota.org/ daftar sekarang
you are in reality a good webmaster The website loading velocity is amazing It sort of feels that youre doing any distinctive trick Also The contents are masterwork you have done a fantastic job in this topic
of course like your website but you have to check the spelling on several of your posts. A number of them are rife with spelling issues and I in finding it very troublesome to inform the reality on the other hand I will certainly come back again.