Chủ tịch Đài Á Châu Tự Do kêu gọi thực thi công lý đối với phóng viên nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới

0
35
Hình minh hoạ. Ba blogger và cộng tác viên của RFA hiện đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ. Từ trái qua: nhà báo Nguyễn Văn Hoá, blogger Trương Duy Nhất, blogger Nguyễn Tường Thuỵ Photo: RFA

RFA

Chủ tịch Đài Á Châu Tự Do, bà Bay Fang, vào ngày 3 tháng 5, ra thông cáo kêu gọi tiếp tục yêu cầu các chính phủ chấm dứt đàn áp các phóng viên.

Kêu gọi của người đứng đầu Đài Á Châu Tự Do, trụ sở chính tại Washington D.C. Hoa Kỳ, được đưa ra nhân Ngày Tự Do Báo chí Thế giới khi mà khuynh hướng đáng báo động về nạn loan truyền thông tin bị bóp méo và sự gia tăng về thực tế mất niềm tin vào một nền báo chí dựa trên dữ kiện.

Thông cáo báo chí dẫn lời bà chủ tịch Bay Fang rằng “Tình trạng suy sút dữ dội về quyền tự do báo chí trong thời gian dịch bệnh nêu bật yêu cầu cấp thiết về một nền báo chí có trách nhiệm không thể bao giờ bị đưa ra xử tội. Những chiến thuật tinh vi ngày một nhiều được cấp kiểm duyệt tại Hong Kong, Miến Điện, Khu tự trị Tân Cương và Việt Nam có nghĩa là công tác tường thuật của RFA trở nên ngày càng cấp thiết trong việc bổ sung những thông tin tại các địa phương bị thiếu vắng.”

Đối với Việt Nam, Chủ tịch Đài Á Châu Tự Do nhắc đến trường hợp ba cộng tác viên Nguyễn Tường Thụy, Trương Duy Nhất và Nguyễn Văn Hóa đang phải thụ án tù tương ứng là 11, 10 và 7 năm. Những án tù này bị cho là bất công chỉ vì họ thực thi công việc khi mà chính quyền trấn trên diện rộng đối với những tiếng nói chỉ trích và các nhà báo công dân.

Bà Bay Fang nhắc lại vào khi RFA kỷ niệm 25 năm đem tự do báo chí đến cho những xã hội bị đóng kín tại Châu Á, Đài tiếp tục nhắc lại vài trò thiết yếu của báo chí trong công tác  gióng lên tiếng nói của những người không được chính quyền lắng nghe và buộc những người cầm quyền phải chịu trách nhiệm đối với tầng lớp mà họ nói là đang được họ phục vụ.

Nhân dịp ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay, RFA cũng khởi động một chiến dịch truyền thông mạng nhấn mạnh đến vai trì của báo chí trong việc bảo đảm tính minh bạch. Cụ thể, trên các tài khoản Twitter, Facebook và Instagram của Đài, những tường thuật ‘độc quyền’ đặc biệt của RFA được nêu rõ. Đó là những phóng sự về biện pháp tàn bạo của cảnh sát quân đội Miến Điện đối với người biểu tình và những nhân viên y tế tự nguyện cho đến những tường trình về việc các người lên tiếng báo COVID-19 tại Trung Quốc bị mất tích…Tất cả soi rọi về những sự việc, biến cố bị giới kiểm duyệt xóa bỏ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here