Tin trong nước
Tin Biển Đông
Về chiến thuật mới ở Biển Đông: Với Tứ Sa, Trung Quốc đang tiến tới đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông. Theo RFA: “Chính phủ Trung Quốc mới đây đã đưa ra một chiến thuật mới về pháp lý để đẩy mạnh đòi hỏi chủ quyền của mình ở khu vực biển Đông”. Cũng vụ chuyển từ “đường lưỡi bò” sang “Tứ Sa”, báo Thanh Niên có bài: Trung Quốc chuyển chiến thuật ‘đường lưỡi bò’ ở Biển Đông?
RFI có bài phân tích từ báo Le Monde về tham vọng bá chủ chính trị thế giới của Trung Quốc. Để làm được như vậy, Trung Quốc phải chứng tỏ sức mạnh trong mọi lĩnh vực và ở khắp mọi nơi. Tác giả bài viết liệt kê một trong những việc làm của Trung Quốc để phục vụ cho tham vọng này:
“Ngân sách quân sự ưu tiên hải quân. Bồi đắp, quân sự hóa các đảo đang có tranh chấp ở Biển Đông, Dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền đối với các láng giềng ở Tây Thái Bình Dương. Dùng áp lực kinh tế đối với Malaysia, Philippines, Việt Nam và nhiều nước khác nữa để cuối cùng khiến họ từ bỏ chủ quyền trên biển của mình”.
VOA dẫn nguồi từ các nhà phân tích chính trị, cho rằng, có thể Ấn, Nhật hợp tác ở Biển Đông, giúp VN vũ khí chống lại Trung Quốc. Theo các chuyên gia, “Ấn Độ và Nhật Bản có thể bán hoặc cho không vũ khí cho các nước tranh giành chủ quyền với Bắc Kinh như Việt Nam, để các nước này có thể xây dựng một lực lượng phòng thủ hùng mạnh hơn chống lại Bắc Kinh”.
Đại học Fulbright Việt Nam có bài: Chuyên gia Mỹ nói về VN trong quan hệ với TQ, Mỹ, ASEAN. Khi được hỏi: “Làm thế nào Việt Nam có thể đối phó với một Trung Quốc chơi rắn“, ông Murray Hiebert, Phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại CSIS, Washington DC trả lời:
“Việt Nam là nước còn lại cuối cùng trên chiến trường. Họ đã bị Philippines bỏ rơi. Việt Nam có một số đối tác, nhưng các mối quan hệ đó không mạnh. Có Malaysia, Indonesia, Singapore cùng đấu tranh về Biển Đông. Nhưng họ không nói công khai nhiều. Trên thực tế, có Ngoại trưởng Malaysia rất hay chỉ trích về Biển Đông trong cuộc họp riêng. Rồi sau đó, ông ta nhận được một tin nhắn từ người nào đó ở cấp cao hơn yêu cầu không chỉ trích Trung Quốc“.
Mời đọc thêm: Malaysia bắt giữ 5 ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trái phép(TTXVN). – Quyết liệt ngăn chặn ngư dân khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài (PL Plus). – Ngư dân thắng kiện vụ tàu vỏ thép hỏng: “Tối hậu thư” cho doanh nghiệp đóng tàu (DT). – ‘Các nhà máy đóng tàu, ông nào cũng hãi lắm rồi’ (PLTP). – Cần tiếp tục có chính sách tốt hơn cho ngư dân(ĐĐK). – Quảng Trị: Huy động 14 tàu cá tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển (LĐ).
Trận Lão Sơn, TQ thắng là nhờ “mạng lưới tình báo Hoa Nam”
Trang Quan hệ Quốc tế có bài: Lão Sơn, vùng đất bị mất của Việt Nam trong cuộc chiến chống Trung Quốc (có tài liệu đính kèm). Tác giả cho rằng: “Chiến thắng của phía Trung Quốc có thể kể công đầu là chiến thắng của mạng lưới tình báo Hoa Nam“.
Chính vì tình báo Hoa Nam “đã cài cắm được điệp viên vào hàng ngũ sĩ quan cao cấp của Việt Nam”, nên không những vị trí chiến lược Lão Sơn bị mất, mà còn gây tổn thất rất lớn cho quân đội Việt Nam. Việc để mất Lão Sơn, đã tạo điều kiện cho Trung Quốc có khả năng “kiểm soát và khống chế về mặt quân sự trên toàn bộ miền Bắc Việt Nam”.
Hệ lụy từ đầu tư Trung Quốc
RFA có bài lược dịch từ bài báo của Nhật, Nikkei Asian Review, cũng như phỏng vấn TS Ngô Trí Long, một chuyên gia kinh tế ở Hà Nội: Dự án Trung Quốc làm tại Việt Nam chất lượng xấu và tốn kém. Bài viết lý giải, vì sao Trung Quốc thắng thầu rất nhiều dự án ở Việt Nam. Ngoài chuyện “nhờ vào lời hứa giá rẻ”,Trung Quốc còn đưa ra ràng buộc là phải sử dụng nhà thầu người Trung Quốc. Dĩ nhiên là có cả chuyện đút lót các quan chức VN, nhưng báo Nikkei không tiện nêu ra.
Về việc Trung Quốc mong muốn thúc đẩy Việt Nam tham gia vào sáng kiến ‘Một vành đai, Một con đường’, các chuyên gia nhận định, Việt Nam cần hết sức thận trọng. Ngoài chất lượng đầu tư của Trung Quốc ra bên ngoài gặp nhiều vấn đề, thì sự minh bạch còn rất hạn chế, thiếu sự tin tưởng của đối tác.
Mời đọc thêm: Nguồn vốn từ Trung Quốc chảy vào các dự án cơ sở hạ tầng của Việt Nam (CEP). – Chuẩn bị “chốt” phương án thu hồi đất cho sân bay Long Thành (VnEconomy). – Mỹ cáo buộc công ty của tỷ phú Trung Quốc có kho nhôm ở Việt Nam trốn thuế (VNF).
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: khủng hoảng ngoại giao
Sự việc ngày càng trở nên nghiệm trọng hơn khi hôm qua, Chính phủ Đức đã ra lệnh trục xuất thêm một nhân viên ngoại giao Việt Nam ở Đức để phản đối Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.
Theo Thông báo của Bộ Ngoại giao Đức ngày 22/9/2017, Đức đã yêu cầu phía VN xin lỗi, cũng như hứa phải bảo đảm rằng, những vụ vi phạm luật pháp như thế sẽ không xảy ra trong tương lai, nhưng phía chính phủ Việt Nam không đáp ứng.
Cho nên, Bộ Ngoại giao Đức thông báo với Việt Nam rằng, “quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam tạm thời bị đình chỉ” và Đức đã “trục xuất thêm một nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam. Bây giờ thì ông ấy có thời gian 4 tuần để cùng với gia đình rời khỏi nước Đức“, theo trang Auswärtigen Amts.
Nhà báo Bùi Tín có bài trên blog VOA: Gan lỳ sẽ bị nhừ đòn. Tác giả viết: “Chơi găng, không biết điều với CHLB Đức là chơi găng căng thẳng với cả 27 nước trong Liên Âu …, là cực kỳ dại dột khi Việt Nam chuẩn bị gấp cho cuộc họp APEC sắp diễn ra ở Đà Nẵng. Không khác gì đôi chân đã yếu do bị bọn bành trướng Trung Quốc lấn lướt phá phách, nay lại tự mình vác đá đập vào chân thì làm sao đứng thẳng, đi đứng, đối đáp, ăn nói đàng hoàng được với thế giới?”
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn bình luận: “Đợi xem tờ báo quốc doanh nào sẽ đưa tin Đức tạm dừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam đầu tiên. Nhưng ngay cả khi có đưa thì cũng quá muộn so với mạng xã hội và báo chí Việt ngữ ở nước ngoài. Bảo sao người ta nói truyền thông nhà nước nhường hết sân chơi cho truyền thông mạng xã hội. Cứ thế mà làm, các bạn đang đi đúng hướng đấy Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin-Truyền thông. Không ai làm mất uy tín báo chí quốc doanh trong mắt công luận hiệu quả bằng các bạn đâu“.
Mời đọc thêm: Phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức về các diễn biến mới trong vụ việc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin (ĐSQ Đức). – Vụ “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh: Đức trục xuất thêm một nhân viên Sứ quán Việt Nam — LB Đức đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam do vụ “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh (Sputnik). – Sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngành du lịch của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề? (Thời Báo) – Vụ Trịnh Xuân Thanh : Đức trục xuất nhà ngoại giao Việt Nam thứ hai (VOA).
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã về
Một nguồn tin thân cận cho Tiếng Dân biết, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đi chữa bệnh ở Nhật và đã về Việt Nam tối 21/9. Như vậy là ông Trần Đại Quang đi Nhật chữa bệnh từ 7/9 đến 21/9, hai tuần thay vì chỉ một tuần như kế hoạch.
Ngay khi ông Quang vừa về nước, chiều 22/9 đã tiếp đoàn đại biểu Hội Chữ thập đỏ-Trăng lưỡi liềm đỏ, TTXVN đưa tin, ảnh:
Giáo dục VN: sự học chỉ dành cho giới nhà giàu?
Facebooker Võ Tòng có bài: Sự “tận tình” của những người mệnh danh “công bộc”!? Tác giả viết về một cô bé 7 tuổi có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ ly hôn, phải sống với bà ngoại. Bà ngoại đưa bé lên Sài Gòn mưu sinh và muốn cho cô bé được tới trường học.
Bà muốn xin cho cô bé được học lớp 2 một trường tiểu học ở Quận 9, nhưng lãnh đạo nhà trường đòi “phải có sổ tạm trú tại địa phương” thì mới cho bé nhập học. Bà cụ làm đơn đăng ký tạm trú thì Công an phường “đòi đủ thứ thủ tục giấy tờ”. Chủ nghĩa lý lịch và sự cứng nhắc của nhà trường, cũng như chính quyền, đã làm cho việc học của bé “đành phải gác lại năm sau!”
Trang VNTB có bài: Nguyễn Phú Trọng nghĩ gì về tấm ảnh thay vạn lời nói này? Một câu chuyện tương tự được lan truyền trên mạng, nói về một em bé gái có cha đi biển bị bão nhấn chìm, mẹ ở nhà không có tiền đóng cho trường, nên trường không cho em đi học. Em bé không được dự lễ khai giảng, chỉ đứng ngoài cổng trường nhìn xem các bạn đang dự lễ khai giảng:
Có lẽ ông Trọng chẳng biết nghĩ gì đâu, mà ông ta chỉ biết hô khẩu hiệu: “Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được như thế này không?”. Chắc ông Trọng phải nhìn từ trên thiên đường xuống mới thấy thế, chứ “dưới mặt đất, tất thảy chỉ là gánh nặng đè lên đôi vai con người, mọi loại thuế má tăng vùn vụt, nhà trường thì lạm thu khắp nơi”.
Sau cơn bão lũ, cuộc sống của người dân miền Trung vô cùng khó khăn. Họ cần những cây cầu để trẻ em đến trường, không cần tượng đài nghìn tỉ. Mời xem clip:
Mời đọc thêm: Thiếu nữ thất học vì… giấy khai sinh bị nhầm là ‘nam’ (TT). – Thầy cô không phải là “con rối” cho ai đó giật dây trên các hội thi(GDVN). – Hội phụ thu, Ban giám hiệu và đồng tiền bị… vấy bẩn! (GD). – “Ông bố Sài Gòn đòi giải tán hội phụ huynh là không dũng cảm” (VNN). – Bộ GD&ĐT lên tiếng về đề xuất dẹp hội phụ huynh để chống lạm thu(Zing). – Hội phụ huynh là rất cần thiết, Bộ sẽ xem xét lại điều lệ hoạt động (GDVN). – Vụ trường trả lại 520 triệu: 10 người thân của HT làm việc ở trường? (DV). – “Giải tán” cho rồi hội phụ huynh! (NLĐ). – Bỏ Hội phụ huynh càng sớm càng tốt? (TT). – Hội phụ thu, Ban giám hiệu và đồng tiền bị… vấy bẩn! (GDVN). – Hội Cha mẹ học sinh: Biến tướng của BOT trong nhà trường (TP). – Đến trường nơi thâm sơn cùng cốc (kỳ cuối): Đốt trái tim sưởi ấm tình người (GDVN).
CSGT thừa nhận ăn hối lộ
Báo Dân Trí có bài: Trưởng phòng CSGT TPHCM nói gì về nghi vấn “làm luật” ở cửa ngõ sân bay. Trong buổi họp báo chiều 22/9, Trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC67), Công an TPHCM cho biết, ba CSGT trong clip mà báo Tuổi Trẻ phản ánh đã nhận hối lộ của người tham gia giao thông. Ông Phong cũng cho biết, mặc dù đã tạm đình chỉ 3 CSGT này, nhưng vẫn phải chờ Công an TP xác minh, làm rõ. Ông cũng nói lấy làm tiếc về vụ việc trên.
Mời xem clip của báo Tuổi Trẻ “CSGT ngang nhiên thò tay lấy tiền từ ví người đi đường”:
Bản chất cuộc chiến phe nhóm
Trang Asia Times có bài của ông David Hutt: Phải chăng cuộc thanh trừng ở Việt Nam đã đi quá xa? Tác giả cho rằng, chuyện khui ra nhiều ung nhọt trong hệ thống đảng – nhà nước trong thời gian gần đây, của TBT Nguyễn Phú Trọng, mang đậm màu sắc đấu tranh triệt hạ phe nhóm. Tuy nhiên, đây chỉ là những con cá bé so với tầm mức lẽ ra phải có, còn con cá lớn “đồng chí X” vẫn chưa ló dạng, cho dù các cuộc thanh trừng đều có bóng dáng là tay chân của địch thủ Nguyễn Tấn Dũng.
Trong bối cảnh Hà Nội chịu sức ép của dân chúng về sự nhu nhược trước những hành động chèn ép của Trung Quốc, sự lên án của cộng đồng quốc tế về tình trạng vi phạm nhân quyền, trong đó phải kể đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, chiến dịch chống tham nhũng trong đảng nhằm giảm áp lực bị chỉ trích. Và trong khi ông Trọng không thể bám ghế được lâu nữa, việc tìm kiếm người kế vị để tiếp nối công cuộc “nhóm lò” của ông, sẽ rất khó khăn, thậm chí sẽ bị phản đòn của đối thủ.
Nhóm lợi ích hoành hành ở Đà Nẵng
Báo Pháp luật TP có bài: UBKTTW vào Đà Nẵng công bố kết luận về Bí thư, Chủ tịch. Sáng qua, UBKT TƯ đã vào làm việc với Thành uỷ Đà Nẵng để công bố chi tiết kết luận về Ban Thường vụ Thành ủy, cá nhân ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ.
Báo Tiền Phong có đồ họa tóm tắt các vi phạm của Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ:
Trang Soha có bài: Tướng Cương: Ông Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ nên xin lỗi đảng viên, nhân dân Đà Nẵng. Thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an, nói: “Nếu ông Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ nhận thức về tự trọng, văn hóa người đảng viên, cán bộ thì sau khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, theo tôi nên lên truyền hình Đà Nẵng hoặc tổ chức họp công khai xin lỗi toàn thể đảng viên, cán bộ, nhân dân Đà Nẵng“.
Nhà báo Hoàng Hải Vân có bài: Những ai đang cần được bảo vệ tánh mạng ở Đà Nẵng? “Khi cơ quan an ninh điều tra phăng ra 9 dự án và 31 địa chỉ công sản, đó là điểm đúng tử huyệt của một nhóm lợi ích vừa kinh khủng vừa kinh dị. Từ tử huyệt này, nếu như cuộc điều tra không bị ngăn chặn nửa chừng, người ta có thể sẽ thấy những chuyện kinh thiên động địa. Bởi vậy, những người trong cuộc phải được bảo vệ an toàn tuyệt đối”.
Tác giả cho rằng: “Những người đầu tiên cần được bảo vệ là những cán bộ chính trực từng phản đối các quyết định làm thất thoát tài sản quốc gia liên quan đến những dự án và các địa chỉ đang được điều tra… Tiếp theo là những người đang bị điều tra. Họ cũng là các đối tượng có thể bị diệt khẩu để bịt đầu mối. Cuối cùng là các nhân chứng, tức là tất cả những người biết rõ các hồ sơ liên quan đến việc cấp phép các dự án và các quyết định liên quan đến mua bán chuyển nhượng tài sản“.
Mời đọc thêm: Hội nghị Trung ương 6 ‘xem xét kỷ luật’ (BBC). – Ủy ban Kiểm tra T.Ư công bố kết luận về những sai phạm tại Đà Nẵng (TP). – Đà Nẵng hoãn nhiều cuộc họp, hội nghị quan trọng (Zing). – Nhiều cán bộ sử dụng bằng còn kém hơn bằng của Bí thư Xuân Anh! (DV). – Tôi tiếc cho ông Xuân Anh, nhưng đừng quá cực đoan với con lãnh đạo (GDVN). – Điểm mặt đất công Đà Nẵng bị bán rẻ, sang tay lãi trăm tỉ (TT). – NÓI THẲNG: Nhà đất công Đà Nẵng vào tay ai? (NLĐ). – Vì sao Nguyễn Xuân Anh bị hất cẳng khỏi Đà Nẵng? (Cali Today). – Nguyễn Xuân Anh: bi kịch “đồng chí” và đốt đuốc tìm nhân sự của Đảng (VNTB).
Vấn đề Sơn Trà
Tuổi Trẻ có bài: Hàng loạt vấn đề trong các dự án tại Sơn Trà. Đó là việc TP Đà Nẵng đã biến đất sử dụng 50 năm, bằng việc chuyển quyền, thu tiền sử dụng đất với mục đích lâu dài.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ thừa nhận: “Cấp sổ đất lâu dài là cái sai của TP đã được Thanh tra Chính phủ đề cập, đã yêu cầu thu hồi để đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thời hạn”.
Việc xử lý, theo ông Thơ là không đơn giản: “Nếu thu hồi thì phải hỗ trợ, bồi thường, bố trí lại đất làm dự án cho họ. Còn dừng dự án phải đối mặt kiện tụng. Doanh nghiệp cũng bức xúc, muốn triển khai dự án, tiền thì vay ngân hàng rồi, nên phải giải quyết có lý, có tình“.
Những ai đang tàn phá đất nước này?
Báo Lao Động có bài của tác giả Đào Tuấn: 2,5 triệu công nhân trả nợ cho một “quả đấm thép”. Việc “quả đấm thép” Vinachem ngập trong khối nợ 38.000 tỷ đồng được báo LĐ so sánh “bằng giá trị sản xuất 365 ngày của 2,5 triệu công nhân ngành dệt may”.
Theo tác giả, việc làm thất thoát số tiền thuế khổng lồ của người dân không thể giải thích đơn giản là “thiếu trách nhiệm” được. Việc “cách hết các chức vụ trong đảng” chỉ mang tính chất trên giấy, không giải quyết được vấn đề, trong khi số nợ của các DNNN còn cao gấp nhiều lần con số 38.000 tỷ kia.
Nhà báo Phạm Việt Thắng cho biết, ngôi nhà đồ sộ của con gái ông Võ Kim Cự ở Hà Tĩnh được xây dựng trên đất cướp của dân. Thời ông Võ Kim Cự làm Bí thư Hà Tĩnh, khu dân cư này đã được phê duyệt xây dựng khu tài chính, nhưng sau khi “đuổi” được dân, nó đã biến thành khu nhà của con gái ông Cự.
Mời đọc thêm: Máu của Nhân dân bị hút như thế nào? (FB Lê Văn Thiệp). – Bội chi, hụt thu, và ‘bóc lột dân ta đến tận xương tủy‘ (VOA/ TD). – Phát sốt với chi tiêu công tăng vọt (TP). – Ngân sách lo trả nợ, tăng trưởng kinh tế gặp khó (TT). – Nợ nước ngoài của doanh nghiệp lên tới hơn 41 tỷ USD (PLTP). – Thu ngân sách so với GDP đang giảm nhanh (VOH). – Tăng thuế vẫn không thể cứu nguy nhà nước thiếu hụt (VOA). – Bộ Công Thương báo cáo tình hình xử lý 12 dự án thua lỗ (VOV).
Đại án OceanBank
Báo Zing có bài: VKS không đề nghị giảm án cho Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn. Tại phiên xét xử chiều 22/9, trong số gần 30 bị cáo được VKS đề nghị giảm án, trả lại tài sản đã nộp để khắc phục hậu quả, không có tên ông Hà Văn Thắm và ông Nguyễn Xuân Sơn. Tuy vậy, ông Hà Văn Thắm vẫn bình thản khi không được VKS đề nghị giảm án.
Mời đọc thêm: Đại án OceanBank: Phó Tổng PVN khai chi tiết số tiền 20 tỷ được “chăm sóc” (LĐ). – Viện kiểm sát khẳng định hồ sơ đại án OceanBank không bị đánh tráo (TT). – Vụ OceanBank: Đề nghị miễn hình phạt đối với 4 bị cáo (PLTP). – Đại án Oceanbank: VKS thay đổi đề nghị mức án đối với bị cáo Hồng Tứ (VOV). – Vì sao Ngân hàng Nhà nước phải mua lại Oceanbank với giá 0 đồng? (Zing). – Đại án Oceanbank: Đối đáp luật sư, VKS lấy ‘bầu Kiên’ làm ví dụ (VNN). – Đại án Oceanbank: Khoảng lặng tràn nước mắt khi bị cáo tự bào chữa (VOV).
Bất ổn các dự án BOT
Báo Tiền Phong có bài: Cận cảnh đường BOT nghìn tỷ nham nhở, sụt lún. Quốc lộ 18 đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Ninh, do Công ty Cổ phần BOT Đại Dương làm chủ đầu tư, được đầu tư lên tới 2.800 tỷ đồng cho 30 km đường, nhưng qua 4 năm đưa vào sử dụng, đã bị sụt lún, mặt đường nham nhở.
Báo Zing có bài: Bộ GTVT rà soát giảm phí 54 trạm BOT trên cả nước. Mức giảm dao động từ 5-25% tùy vào dự án và kết quả đàm phán giữa chủ đầu tư và các bên liên quan. Riêng “những người dân sống xung quanh trạm sẽ được miễn phí khi đi qua“, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho biết.
Mời xem clip thời sự VTV1 về vấn đề BOT:
Cập nhật tin VN Pharma và thuốc điều trị ung thư giả
Báo Pháp luật TP có bài: VKSND Cấp cao kháng nghị vụ công ty VN Pharma. Nội dung kháng nghị là huỷ bản án sơ thẩm vì lý do “vụ án chưa được điều tra một cách toàn diện, có dấu hiệu bỏ lọt người, lọt tội, ngoài ra còn phải giám định lại và xử lý vật chứng…” là toàn bộ lô thuốc H-Capita 500mg của Cty Helix.
Bài báo cũng nhắc lại ý kiến nhiều chuyên gia cho rằng, cơ quan tố tụng xử lý tội buôn lậu là không đúng với bản chất vụ việc, mà phải xử tội buôn bán thuốc điều trị ung thư giả.
Trang Facebook Bộ trưởng Bộ Y tế hãy từ chức cho biết: Về việc hàng loạt tờ báo “đính chính” lời ông Nguyễn Phú Trọng “không chỉ đạo xử lý nghiêm vụ VN Pharma. Cục trưởng cục Báo Chí ký giấy đề nghị xử lý những tờ báo này vì dám đăng tin ‘thất thiệt’ đòi xử lý công ty con nhà chị Tiến”.
Mời đọc thêm: VKSND cấp cao cân nhắc sẽ kháng nghị vụ án VN Pharma(LĐ). – Kháng nghị hủy toàn bộ bản án vụ VN Pharma (NLĐ). – Kháng nghị hủy bản án sơ thẩm vụ VN Pharma (TT).
Khuất tất dự án xây ga Hà Nội mới
Báo VietNamNet có bài: Ga Hà Nội, bài toán khó của sự thách thức. Việc đồ án ga Hà Nội “vẽ” ra số tiền lên tới 23.800 tỷ đồng, diện tích đất phải sử dụng gần 100ha, xây dựng tại khu trung tâm thành phố với những khu nhà có chiều cao tới 200m… đã làm nóng dư luận.
Sự khuất tất nằm ở con số 23.800 tỷ đồng trên, chỉ có khoảng 3.800 tỷ đồng dành cho xây dựng các công trình ga Hà Nội. Số tiền 20.000 tỷ đồng còn lại được dành cho các dự án bất động sản của đồ án. Đây chính là chiêu trò ôm đất của nhóm lợi ích, nhằm qua mặt dân chúng.
Mời đọc thêm: Cải tạo ga Hà Nội: Vì ngành đường sắt hay vì “lợi ích nhóm“? (VOV).
Cập nhật tình hình Đồng Tâm
Facebooker Lê Đình Công có clip họp hàng tuần của người dân Đồng Tâm. Người dân tiếp tục khẳng định đất Đồng Sênh không phải đất quốc phòng, đồng thời tố cáo sự lật lọng của Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung và PGĐ Công an TP Hà Nội, ông Bạch Thành Định. Bà con Đồng Tâm kêu gọi chính quyền khởi tố và bắt giam ông Trần Thanh Tùng, phó công an Mỹ Đức vì đã đánh đập cụ Lê Đình Kình.
Ông Lê Đình Kình, ông Bùi Danh Hiểu và người dân xã Đồng Tâm cũng đề nghị đưa vụ việc ra tòa án tối cao để tranh tụng, xem đất Đồng Sênh có phải đất nông nghiệp hay không. Nếu là đất nông nghiệp, thì người dân Đồng Tâm sẽ thắng.
Tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị tàn phá
Báo thanh Niên có bài: Lại tàn phá vịnh Nha Trang. Dự án Champarama Resort & Spa của Công ty cổ phần khu du lịch Champarama, do ông Nguyễn Đức Chi làm chủ tịch HĐQT, đang triển khai, đã lấp hàng ngàn khối đất đá xuống biển, rồi múc những rạn san hô nguyên thủy tại đây lên bờ, chất thành đống.
Ông Võ Tấn Thái, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Khánh Hòa, cho biết, dự án này chỉ được san lấp mặt bằng trên đất liền, không được lấn xuống phần mặt nước liền kề.
Báo Pháp luật TP có bài: Hải sản chết bất thường gần Nhiệt điện Vĩnh Tân 4. Các ngư dân xã Vĩnh Hảo, xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận, cho biết, trong những ngày gần đây, bên ngoài Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 có hiện tượng nước biển màu đen và rất bẩn. Kèm theo đó là hiện tượng cá chết rải rác mà chưa rõ nguyên nhân.
Được biết, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 có kế hoạch đốt than tổ máy số 1 vào ngày 20/9 vừa qua, và người dân cũng đã nhìn thấy khói của nhà máy đang thải ra đen ngòm.
Báo Lao Động có bài: Doanh nghiệp tiện tay lấn biển, tàn phá vịnh Nha Trang (TN). – Khẩn trương khởi tố vụ phá rừng Tiên Lãnh (Quảng Nam)(LĐ).
Kiểm duyệt: gậy ông đập lưng ông
Về việc Cục Xuất bản, in và phát hành của Bộ TTTT ra văn bản đình chỉ phát hành cuốn sách ‘Mối chúa’ của Tạ Duy Anh’ để thẩm định nội dung, coi như phản tác dụng. Lý do, người đọc từ không biết, đã đổ xô tìm hiểu nguyên nhân vì sao cuốn sách bị kiểm duyệt.
Đây là trích đoạn “quảng cáo” sách này của Cục Xuất bản: “Nội dung cuốn sách phản ánh những vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Qua đó, tác giả đã vạch trần những tiêu cực và bất công trong xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các nhân vật trong tác phẩm từ thấp đến cao đều đen tối, vô vọng, đau đớn. Qua lời kể của các nhân vật, hiện lên những thế lực hắc ám, một xã hội hầu như được chỉ huy bởi những kẻ ngu dốt, tham lam, thủ đoạn. Toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền bộc lộ sự tàn nhẫn, vô đạo, đàn áp nông dân, giết hại lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền”.
TS Nguyễn Quang A viết: “Bảo kẻ đốt lò tôn là Mối chúa, lũ nó là đàn mối. Nó cấm là phải. Nhưng mấy con mối con biết một mà chẳng biết hai: quảng cáo không công cho Tạ Duy Anh. Mối vẫn là mối!”
Facebooker Phạm Lưu Vũ viết: “Thiết nghĩ nếu ai đó muốn che giấu sự thật cho chế độ, thì nên ‘đình chỉ’ chính cái công văn này, thay vì đình chỉ ‘Mối Chúa’. Tóm lại, Cục xuất bản giống như thằng canh cổng, vừa ngăn không cho người ta vào xem, vừa trỏ vào bên trong mà bảo: “trong ấy xấu lắm, thối tha lắm…”. Đó chính là một cách gián tiếp thừa nhận thành công của MỐI CHÚA”.
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên nói với VOA: “Lệnh cấm chỉ phản tác dụng mà thôi. Nó làm giảm, thu hẹp tính đa chiều, đa nghĩa vốn là một đặc tính của văn chương. Nó chỉ càng làm cho người ta tò mò tìm đọc tác phẩm bị cấm, và nếu đó là tác phẩm xấu thật sự thì lệnh cấm chỉ góp phần tạo vinh quang giả tạo cho cái xấu”.
LS Trần Vũ Hải viết: “Dù thế nào tôi cũng sẽ tìm đọc tác phẩm này, và hy vọng các bạn cũng sẽ tìm đọc. Nếu tác phẩm bị cấm (không mua được), tôi sẽ trả tiền tương đương giá trị sách được bán (trước khi bị đình chỉ lưu hành) trực tiếp cho tác giả, nếu có cơ hội tiếp cận nội dung Mối Chúa! Thay mặt hàng nghìn dân oan (đã hoặc đang là thân chủ của tôi), xin cám ơn nhà văn Tạ Duy Anh và ông Cục trưởng Cục Xuất bản”.
Nhạc sỹ Tuấn Khanh cho biết: “Người ký tên công văn này là Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục xuất bản. Hòa là người được Trung Quốc cho ăn học về xuất bản, và tin cho biết y nhậm chức chỉ vài năm nay. Tác phẩm ‘đinh’ mà y tâm huyết đỡ đầu xuất bản vào năm 2016, là cuốn Đặng Tiểu Bình – một trí tuệ siêu việt. Hoà cũng là người đùn đẩy và thoái thác không để xuất bản cuốn sách Gạc Ma, vòng tròn bất tử, sách tổng hợp các bài báo – ghi chép về chuyện Trung Quốc giết hại 64 binh sĩ bộ đội Việt Nam, cũng như chính thức cướp đảo của VN từ đó”.
Mời đọc thêm: Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh được tái bản sau 15 năm bị cấm(LĐ). – Đình chỉ phát hành tiểu thuyết ‘Mối chúa’ của Tạ Duy Anh (MTG). – Cán bộ lên Facebook cũng phải chuẩn mực (TT). – Cần Thơ chấn chỉnh việc công chức lên Facebook (TT). – CÔNG VĂN ĐÌNH CHỈ “MỐI CHÚA”(FB Thủy Hướng Dương). – Tác phẩm Mối Chúa của nhà văn Tạ Duy Anh bị cấm phát hành (RFA).
Về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương
VOA điểm tin về sự tiến bộ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, hiện còn lại 11 nước: Hiệp định TPP 11, không có Mỹ, có khả thi? Trưởng đoàn thương thuyết Nhật, ông Kazuyoshi Umemoto nói với các nhà báo: “Chúng tôi đã đạt được tiến bộ có ý nghĩa. Một cuộc họp cấp Bộ trưởng của các nước TPP có phần chắc sẽ diễn ra bên lề hội nghị APEC ở Đà Nẵng. Tất cả mọi người đều chứng tỏ họ đã tận lực làm việc để bảo đảm kết quả tốt nhất có thể”.
Tin quốc tế
Chính trường Trung Quốc
Tin về Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc thứ 19: Cháu Mao không còn là ‘hạt giống đỏ’? BBC dẫn nguồn từ trang Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho biết, Thiếu tướng Mao Tân Vũ cùng bốn tướng xuất thân “con ông cháu cha” không được mời đi dự Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bài báo cho biết, những người không dự Đại hội Đảng họp 5 năm một lần, coi như không phải là “lãnh đạo thế hệ kế tiếp”.
Liên quan đến nợ công, Bị đánh sụt hạng, Bắc Kinh tố cáo ”quyết định sai lầm” của S&P Theo RFI, Bắc Kinh chỉ trích việc cơ quan thẩm định tài chính Standard & Poor’s (S&P) đánh sụt hạng về nợ công, là một “quyết định sai lầm”. S&P đã đánh sụt hạng TQ từ A+ xuống AA- về viễn cảnh nợ nần của Trung Quốc.
Thêm tin liên quan tới Trung Quốc: Bắc Kinh lo ngại các phần tử cực đoan Trung Quốc đang chiến đấu cho IS –– Trung Quốc cấm dùng lời lẽ bài Hồi Giáo trên mạng (VOA).
Khủng hoảng Bắc Hàn
Bắc Hàn tiếp tục đe dọa thế giới: Triều Tiên dọa thử bom H ở Thái Bình Dương. VOA cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho nói với các ký giả ở New York rằng ông Kim Jong Un “có ý định tiến hành một cuộc thử bom H trên biển Thái Bình Dương”.
Thêm tin: Bắc Hàn có thể xem xét thử bom H ở Thái Bình Dương (RFA). – Bắc Triều Tiên dọa thử bom H ở Thái Bình Dương (RFI). – Bắc Hàn nói sẽ thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương (NV). – Kim Jong-un nói cần vũ khí hạt nhân vì Trump ‘điên loạn’ (BBC).
Sau khi Kim Jong-un ra dấu thử bom H, TT Trump: ‘Kim Jong Un là người điên’. VOA dẫn lời ông Trump trên trang mạng Twitter, “Kim Jong Un của Triều Tiên, rõ ràng là một kẻ điên khùng, không ngần ngại bỏ đói hay giết người dân của chính mình, sẽ bị thử thách như chưa bao giờ bị thử thách trước đây!”
RFA đưa tin: Hải quân Hoa Kỳ và Nhật tập trận trong tình hình căng thẳng Triều Tiên. Thông báo của Quân đội Nhật cho biết: “Hàng không mẫu hạm Ronald Reagan, đóng tại Nhật, cùng với các tàu hộ tống từ ngày 11 tháng 9 vừa qua bắt đầu hoạt động tập trận với tàu của Hải Quân Nhật. Đợt diễn tập kéo dài đến ngày 28 tháng 9”.
Vào ngày cuối chuyến thăm 4 ngày của ông Trump tại Liên Hiệp quốc: Tổng thống Mỹ ra sắc lệnh mới trừng phạt Triều Tiên. VOA cho biết: “Sắc lệnh hành pháp ông Trump đưa ra cho phép Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu các cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hay kỹ thuật cho Bắc Hàn”.
Thêm tin: TT Trump ra lệnh thêm biện pháp trừng phạt Bắc Hàn (NV). – Hạt nhân BTT: Donald Trump đánh mạnh vào túi tiền Bình Nhưỡng(RFI). – Hàn Quốc kêu gọi Liên hiệp quốc can thiệp khủng hoảng Triều Tiên (VOA).
Chính trường Mỹ
Về chuyện Nga can thiệp bầu cử Mỹ, RFI có bài: Facebook cung cấp cho Quốc Hội Mỹ các tài khoản được Nga tài trợ. Bài báo cho biết, sau một thời gian điều tra nội bộ, ông chủ Facebook, Mark Zuckenberg “rốt cuộc đã phải nhìn nhận: có đến 100.000 đô la đã được các tài khoản có liên quan đến Nga chi ra, để đôn lên hàng đầu các tin giả trong chiến dịch tranh cử. Một số tài khoản thậm chí còn tổ chức những cuộc biểu tình chống ứng cử viên Hillary Clinton”.
Báo Người Việt cho biết thêm chi tiết: Facebook hứa chuyển cho Quốc Hội 3,000 hồ sơ quảng cáo ‘giả’ của Nga. VOA có bài: Facebook sẽ giao cho Quốc hội Mỹ các quảng cáo chính trị của Nga.
Bà Clinton ra sách: Sách mới của bà Hillary Clinton bán trên 300,000 bản, theo báo Người Việt. Thêm tin về Mỹ: TT Trump tấn công thành phần Cộng Hòa chống dự luật hủy Obamacare (NV). – Mỹ trục xuất một người Trung Quốc gian lận thi cử (VOA).
Khủng hoảng Rohingya
RFA có tin: Các trại tỵ nạn người Rohingya bên bờ ‘thảm họa y tế’. Bài báo cho biết: “Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới (MSF) hôm 21/9 lên tiếng cảnh báo các trại tị nạn của người Rohingya ở biên giới giữa Bangladesh và Myanmar đang trên bờ vực của thảm họa về sức khỏe cộng đồng”.
Để giúp người Rohingya hồi hương, RFI cho biết: Rohingya: Bangladesh đòi lập “vùng an toàn” do Liên Hiệp Quốc giám sát. “Thủ tướng Bangladesh kêu gọi Liên Hiệp Quốc gởi một phái bộ sang Miến Điện, thành lập và giám sát một ‘vùng an toàn’ để tiếp nhận người tị nạn Rohingya hồi hương”.
Khủng hoảng người Rohingya cũng ảnh hưởng tới kinh tế. RFI có bài: Khủng hoảng Rohingya cản trở đầu tư phương Tây vào Miến Điện.
Chính sự ở Trung đông
Iran tăng cường khả năng quân sự: Iran tuyên bố sẽ tăng cường quân lực và hỏa tiễn đạn đạo. RFI dẫn lời Tổng thống Iran, Hassan Rohani: “Dù quý vị có muốn hay không, chúng tôi sẽ tăng cường năng lực quân sự cần thiết để răn đe. Không chỉ phát triển các hỏa tiễn mà cả các lực lượng không quân, hải quân và lục quân. Để bảo vệ tổ quốc, chúng tôi không cần xin phép ai cả”. VOA: Thách thức Trump, Iran nói sẽ tăng cường năng lực phi đạn.
VOA đưa tin: Liên hiệp quốc thu thập bằng chứng tội ác của ISIS, về những hành động của Nhà nước Hồi Giáo ở Iraq có thể là tội phạm chiến tranh, tội ác chống nhân loại hay tội diệt chủng.
Châu Âu
Chính quyền vùng Catalunya muốn ly khai khỏi Tây Ban Nha, VOA đưa tin: Chính quyền Catalunya vẫn nhất quyết tổ chức trưng cầu dân ý.
BBC có bài nhận định về cuộc tổng tuyển cử Quốc hội Đức vào ngày 24/09: Bầu cử Đức: thay đổi chính trị chưa từng thấy.
Mời đọc thêm: Anh có thể đề nghị 2 năm chuyển tiếp sau Brexit –– Thanh niên Iraq bị truy tố đánh bom xe điện ngầm ở London (VOA). – Uber mất giấy phép hoạt động tại London (NV). – Bão Maria hung hãn tiến vào Bahamas (VOA). – Chống lạm dụng trẻ em: Giáo hoàng nhìn nhận Toà Thánh quá chậm (RFI). – 4 biệt kích thiệt mạng trong vụ nổ bom ở miền nam Thái Lan –– Chính phủ Nhật Bản không phải chịu trách nhiệm thảm họa Fukushima (VOA). – Thảm họa hạt nhân Fukushima: Tepco bị phạt bồi thường (RFI). – Thái tìm thấy xe bà Yingluck Shinawatra dùng để bỏ trốn (RFA).