28-11-2022
Trong mỗi quốc gia, không thể có chuyện lúc nào mọi người có cùng quyền lợi như nhau, vì thế mỗi chính sách (đối nội) ban ra sẽ làm hài lòng thành phần này nhưng lại làm phật lòng thành phần khác. Đó được xem như là điều hiển nhiên. Ví dụ, chính sách bảo hiểm y tế Obamacare làm cho thành phần này hoan nghênh nhưng thành phần khác lại phản đối. Hay như việc ông Trump dự định xây bức tường ngăn biên giới giữa Mexico và Mỹ cũng cũng vậy, cũng được thành phần này ủng hộ nhưng thành phần khác thì phản đối. Nói chung, trong một quốc gia thì không bao giờ có loại chính sách nào là “đem lại lợi ích cho toàn dân”.
Trong cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” thì Đảng Cộng Sản hay nhắc đi nhắc lại câu nói “đảng và nhân dân là một” đấy là một câu nói hoàn toàn mị dân. Bởi ngay cả trong dân thì quyền lợi giữa các thành phần xã hội đã rất khác nhau, đảng đứng về phía “toàn dân” sao được? Ví dụ hai người đang đánh nhau, tôi nói tôi “đứng về phía hai anh” thì đứng thế nào được? Đấy là nói xạo.
Thực chất không có quyền lợi toàn dân và quyền lợi của đảng là một được, thực tế là đối nghịch nhau. Tại Việt Nam và Trung Quốc cũng như các nước Cộng sản khác, dân không có quyền truất phế vai trò cầm quyền của đảng nên sự đối nghịch về quyền lợi duy trì thường trực, có khi nó tạm lắng, có khi nó lại bùng.
Chính phủ của một nước dân chủ có khi đứng về thành phần này nhưng có khi lại đứng về thành phần khác, tùy theo đảng nào chiến thắng thành đảng cầm quyền. Về bản chất, chính sách của chính phủ ở xứ dân chủ là ưu ái một thành phần dân chúng trong xã hội và làm bất lợi cho thành phần khác chứ không phải ưu ái cho đảng mà chèn ép toàn dân như Chính quyền Cộng sản.
Tại các nước dân chủ, khi ra chính sách, các nhà hoạch định phải động não, phải cân đo đong đếm rất tỉ mỉ để khi chính sách ban hành, nó dung hòa giữa các thành phần trong xã hội. Thành phần này được lợi nhưng thành phần khác chịu thiệt thòi trong khả năng có thể chấp nhận được. Như thế đã là quá tốt rồi.
Nhiều người ở xứ độc đảng khi sang các nước “tư bản giãy chết” định cư thì họ hay “Wow” về những chính sách mà các nước này thưc hiện. Ngược lại, với nhà nước độc đảng như Việt Nam, khi chính quyền thấy rằng, họ không thể quản được vấn đề gì thì họ cấm. Điều đó không phải Đảng vì mình đẩy hết thiệt thòi về cho dân sao? Ở các nước dân chủ, chính quyền nào quản không nổi thì “cút” để cho đảng khác làm.
Biểu tình ở các nước dân chủ, hầu hết là phản đối chính sách. Để giải quyết ổn thỏa, chỉ cần thay đổi chính sách là giải quyết vấn đề; trong khi đó, biểu tình tại xứ độc đảng thì rất dễ biến thành biểu tình chống chế độ. Bởi dù có thừa nhận hay không thì thực tế giữa Đảng Cộng Sản và nhân dân cũng mâu thuẫn về quyền lợi. Sự mâu thuẫn này là thường trực, cho nên có mồi lửa đủ mạnh thì có thể mất kiểm soát.
Dòng chảy lịch sử ở các nhà nước dân chủ nó là sự làm mới liên tục. Để tồn tại, đảng cầm quyền phải đầu tư chất xám trong mỗi chính sách. Nếu họ nỗ lực hết sức mà không vừa lòng số đông, thì họ bị thay thế bởi đảng phái khác và đảng thay thế ấy cũng phải mới, nếu không thì “cút xéo”.
Chính vì bản chất như thế này mà tính bền vững của chế độ dân chủ rất cao. Ngược lại, nhà nước độc đảng luôn tìm cách đè nén để dân đừng trỗi dậy nên về bản chất, nhà nước này đang đặt ngai vàng cai trị của mình trên kho thuốc nổ. Sẽ không có nhà nước độc đảng nào “muôn năm” được. Nó sẽ chết vào một thời điểm lịch sử nào đấy, không thể khác được.
***
Từ ngày 27-11, Trung Quốc đối mặt với tình trạng biểu tình rộng khắp. Về nguyên nhân gốc là do chính sách phong tỏa Covid hà khắc, tuy nhiên nếu đào sâu chính sách này thì nó trở về bản chất “quản không được thì cấm”, nghĩa là Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang đẩy người dân đến giới hạn chịu đựng chỉ vì họ quản không xuể. Và mâu thuẫn này rất dễ chuyển thành biểu tình chống chế độ. Đó là vì sao cả thế giới bàn tán rất mạnh về cuộc biểu tình này. Về bản chất, nó rất khác với biểu tình ở các nước dân chủ.
Năm ngoái, Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng theo cách “quản không được thì cấm” và đẩy người dân Việt đến giới hạn. May mà dân khí đất nước yếu chứ nếu nđủ mạnh thì Đảng Cộng Sản khó mà đối phó được “kho bom” dân Việt.
Không biết biểu tình ở Trung Quốc sẽ dẫn tới đâu? Nếu Tập cận Bình dập được thì kho bom này cũng còn đó. Nó sẽ chực chờ một chính sách hại dân ban ra là ngòi nổ kích hoạt. Từ thảm kịch Thiên An Môn đến nay là 33 năm thì ngòi nổ kho bom lại kích. Nếu dập tắt thì lần sau lại bị tiếp và có ngày Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng phải “banh xác”, nếu không chịu tự dân chủ hóa.
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good. https://www.binance.com/uk-UA/register?ref=IQY5TET4