Bà Ulrike Demmer và Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ Đức – Việt

0
272
(Foto@Colourbox)
German Embassy Hanoi

Như tôi đã trình bày qua cuộc phỏng vấn với Đài BBC 10 ngày trước, rằng việc đưa ông Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức là một biện pháp khắc phục vi phạm luật pháp quốc tế mà Chính phủ Đức muốn mở ra để tạo cơ hội cho Chính phủ Việt Nam giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao song phương này.

Ngày 9/8/2017 vừa qua, đại diện Bộ Ngoại giao Đức đã tái xác nhận cách diễn giải luật pháp quốc tế theo hướng như vậy, và nhấn mạnh sự đáng tiếc khi phía Việt Nam không đáp ứng, nên họ sẽ cân nhắc thêm các biện pháp trừng phạt nghiêm túc.

Hãy chờ xem!

————–

Trong buổi Họp báo Liên bang ngày 09/08/2017, Phó Phát ngôn viên của Chính phủ Liên bang, Bà Ulrike Demmer và Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ Đức – Việt như sau:
Câu hỏi: Câu hỏi của tôi dành cho Bộ Ngoại giao, cụ thể là xin đề nghị ông Schäfer cung cấp thông tin mới nhất về tình hình quan hệ Đức – Việt Nam trong bối cảnh của vụ bắt cóc.
Schäfer: Xin cảm ơn phóng viên về câu hỏi này vì qua đó tôi có cơ hội thông tin tới Quý vị: Về các yêu cầu được đưa ra đối với phía Việt Nam – như Quý vị đã biết: liên quan đến việc đưa trường hợp công dân người Việt Nam, là đương sự có đơn xin tị nạn tại đây, trở lại Đức – hiện vẫn chưa có câu trả lời. Chúng tôi lấy làm tiếc về việc này vì chúng tôi đã hi vọng rằng đây là một cơ hội – không phải để quay ngược thời gian hành vi vi phạm nặng nề luật pháp của Đức và quốc tế, mà là khắc phục nó bằng một cách nào đó. Tiếc là điều đó đã không diễn ra.
Chính vì vậy, trong trường hợp này chúng tôi cần xem xét lại một cách kỹ lưỡng những việc có thể thực hiện để làm rõ với các đối tác Việt Nam rằng những điều mà chúng tôi công bố với công luận cũng như các Quý vị trong tuần trước là thực sự nghiêm túc, cụ thể là chúng tôi hoàn toàn không thể chấp nhận hành vi vi phạm pháp luật dưới hình thức đó – một dạng cướp đoạt người hay bắt cóc, được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước của một chính phủ nước ngoài trên lãnh thổ Đức.
Đây cũng là dịp để khẳng định lại một cách rất rõ ràng rằng đối với chúng tôi vụ việc đặc biệt đáng tiếc và rất nghiêm trọng này chưa hề chấm dứt.
Phó Phát ngôn viên Demmer: Tôi cũng muốn tiếp lời ông Schäfer và khẳng định rằng: Vụ bắt cóc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp của Đức và quốc tế. Vì vậy, phản ứng tức thời của Chính phủ Liên bang là yêu cầu một đại diện của cơ quan tình báo Việt Nam công tác tại Đại sứ quán rời khỏi nước Đức và bảo lưu quyền áp dụng thêm các biện pháp khác. Bên cạnh đó, Chính phủ Liên bang còn nhiều lần trao đổi với Chính phủ Việt Nam. Một vụ việc như vậy, nếu xảy ra tại Hà Nội, chắc chắn cũng bị Chính phủ Việt Nam coi là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Câu hỏi bổ sung: Nếu tôi nhớ không nhầm thì có một chương trình đối thoại nhà nước pháp quyền với Việt Nam. Liệu việc chấm dứt chương trình này có phải là một biện pháp không?
Schäfer: Hiện tất cả các phương án đang được bàn thảo. Tùy vào tình hình cũng như trong trường hợp không có phản ứng từ phía Việt Nam, chúng tôi sẽ trao đổi với Bộ trưởng và Quốc vụ khanh Lindner về các bước tiếp theo. Điều này chắc chắn sẽ được đưa ra thảo luận trong nội bộ Chính phủ Liên bang và sau đó sẽ được triển khai.
Ngay từ tuần trước chúng tôi đã phát biểu rằng sự hợp tác giữa hai nước đang trên đà phát triển rất tốt đẹp. Quan hệ về thương mại và đầu tư đột phá mạnh trong những năm vừa qua. Việt Nam là một đối tác lớn trong chính sách hợp tác phát triển của Đức với nhiều khoản hỗ trợ đã và dự kiến sẽ được Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế Liên bang cung cấp. Có nhiều lý do để vui mừng về điều đó. Tuy nhiên, khi vụ việc như vậy xảy ra thì chắc chắn ở đâu đó còn thiếu sự tôn trọng và lưu tâm. Vì vậy, như đã nói, chúng tôi không thể để vụ việc dừng lại tại đây. Chúng tôi sẽ bình tĩnh phân tích. Không có gì phải vội vàng cả. Chúng tôi sẽ cân nhắc và bàn thảo kỹ lưỡng rồi sau đó sẽ thông tin tới các đối tác Việt Nam của chúng tôi.
————-
Die stv. Sprecherin der Bundesregierung, Frau Ulrike Demmer, und der Sprecher des Auswärtigen Amtes haben bei der Bundespressekonferenz vom 9. August 2017 Fragen zu den deutsch-vietnamesischen Beziehungen beantwortet:
Frage: Meine Frage richtet sich an das Auswärtige Amt, und zwar mit der Bitte an Herrn Schäfer, ein Update zu den deutsch-vietnamesischen Beziehungen vor dem Hintergrund dieses Entführungsfalls zu geben.
Schäfer: Ich bin dankbar für die Frage, weil sie mir die Gelegenheit gibt, Sie wissen zu lassen, dass auf die gegenüber der vietnamesischen Seite erhobenen Forderungen – Sie erinnern sich: dass der vietnamesische Staatsangehörige, der hier Gegenstand eines Asylverfahrens war, nach Deutschland zurückgebracht wird – bislang nicht geantwortet wurde. Wir bedauern das, weil wir die Hoffnung hatten, dass das eine Möglichkeit wäre, den wirklich schweren Rechtsverstoß gegen das Völkerrecht und gegen das deutsche Recht nicht ungeschehen zu machen, aber doch irgendwie zu heilen. Das ist bedauerlicherweise nicht passiert.
Das ist für uns jetzt Anlass, in diesem Fall noch einmal sehr aufmerksam zu schauen, was getan werden kann, um unseren vietnamesischen Partnern deutlich zu machen, dass wir es sehr ernst mit dem meinen, was wir in der letzten Woche in der Öffentlichkeit, aber auch Ihnen gegenüber gesagt haben, dass wir nämlich einen Rechtsverstoß dieser Form – einen Menschenraub oder eine Entführung, durchgeführt durch staatliche Dienste eines ausländischen Staates auf deutschem Boden – beim besten Willen nicht akzeptieren können.
Das ist für mich Anlass, noch einmal ganz deutlich zu sagen, dass für uns dieser höchst bedauerliche und sehr schwerwiegende Vorfall in keiner Weise abgeschlossen ist.
SRS’in Demmer: Ich würde Herrn Schäfer gerne noch einmal beispringen und sagen: Die Entführung stellt einen schweren Verstoß gegen deutsches Recht und Völkerecht dar. Deshalb hat die Bundesregierung als direkte Reaktion auf den Vorfall den Vertreter der vietnamesischen Nachrichtendienste an der Botschaft zur Ausreise aufgefordert und behält sich weitere Maßnahmen vor. Deshalb hat die Bundesregierung zudem mehrere Gespräche mit der vietnamesischen Regierung geführt. Ein solcher Vorgang, wäre er in Hanoi geschehen, würde sicherlich auch von der vietnamesischen Regierung als absolut inakzeptabel gesehen werden.
Zusatzfrage : Es gibt einen Rechtsstaatdialog mit Vietnam, wenn ich das richtig im Kopf habe. Wäre eine Maßnahme, diesen Rechtsstaatdialog auszusetzen?
Schäfer: Alle Optionen liegen auf dem Tisch. Wir werden jetzt im Lichte der Lage, auch im Lichte einer Nichtreaktion aus Vietnam, gemeinsam mit dem Minister und Staatssekretär Lindner darüber beraten, was die nächsten Schritte sind. Das wird selbstverständlich innerhalb der Bundesregierung besprochen und dann umgesetzt.
Wir haben bereits in der letzten Woche gesagt, dass wir eine Zusammenarbeit hatten, die auf einem hervorragenden Weg war. Die Handels- und Investitionsbeziehungen sind geradezu in den letzten Jahren explodiert. Vietnam ist ein großer entwicklungspolitischer Partner Deutschlands mit erheblichen Summen, die aus dem BMZ nach Vietnam geflossen sind und weiter fließen sollen. Es gibt jede Menge Grund, sich darüber zu freuen. Aber wenn so etwas passiert, dann muss es irgendwo an dem gebotenen Respekt und der Rücksichtnahme fehlen. Deshalb kann man das, wie gesagt, nicht auf sich beruhen lassen. Wir werden das jetzt in Ruhe analysieren. Es gibt da gar keine Hast, sondern das werden wir jetzt gründlich überlegen, abstimmen und dann auch unsere vietnamesischen Partner wissen lassen.

(Foto@Colourbox)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here