200.000 lao động mất lương hưu, bảo hiểm y tế: Ai chịu trách nhiệm?

0
111
Nguồn hình ảnh, Getty Images

Tác giả, T.K. Tran

  • Vai trò, Gửi đến BBC News Tiếng Việt từ Stuttgart, Đức
  • 15 tháng 2 2023, 10:31 +07

 

Theo báo chí Việt Nam, hiện nay có trường hợp hơn 200.000 người lao động sẽ không có lương hưu, mất trắng các phúc lợi khác… mặc dù họ đã đóng phần tiền lương để được bảo hiểm đầy đủ theo quy định của luật pháp.

Từ năm 1995, Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) được đưa vào thực hiện ở Việt Nam.

Bảo hiểm này bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động… và quan trọng nhất là lương hưu trí. Bảo hiểm này tương đối mới mẻ vì trước đó, chỉ có công chức nhà nước, quân nhân mới có lương hưu.

Trên nguyên tắc, bảo hiểm này có tính cách bắt buộc cho người lao động làm việc có lương cố định.

Chủ xí nghiệp trích 10,5% lương người lao động, góp thêm 21,5% phần của họ và phải chuyển khoản như vậy tổng cộng là 32% lương NLĐ vào Quỹ BHXH.

Sau tối thiểu 20 năm đóng góp, khi họ đến tuổi về hưu NLĐ sẽ được Quỹ BHXH chi trả lương hưu hàng tháng.

Tuy thế, theo báo chí trong nước, hiện nay có trường hợp hơn 200.000 NLĐ sẽ không có lương hưu, mất trắng các phúc lợi khác… mặc dù họ đã đóng phần tiền lương để được bảo hiểm đầy đủ theo quy định của luật pháp.

Vì đâu nên nỗi?

Ai sẽ phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này?

Gần 1/2 doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH

Ở Việt Nam có hơn 610.000 xí nghiệp lớn nhỏ hoạt động. Thu nhập của các xí nghiệp được khai báo cho cơ quan thuế vụ để hàng năm thu thuế dựa theo lợi nhuận mà các xí nghiệp đạt được.

Thế nhưng quỹ BHXH chỉ có thể quản lý được khoảng 330.000 xí nghiệp. Số còn lại, gần 1/2 tổng số các xí nghiệp “chưa” tham gia vào BHXH, mặc dù quy định của luật pháp là bắt buộc.

Hàng triệu NLĐ do đó không được hưởng an sinh xã hội này.

Trong số các xí nghiệp mà Quỹ BHXH “nắm” được, lại có rất nhiều xí nghiệp ‘ù lì’, không đóng đúng kỳ hạn, không đóng đủ hoặc không đóng, dẫn đến tình trạng là Quỹ BHXH không thu được hàng chục ngàn tỷ đồng.

Tính tới cuối tháng 1/2023 thì tổng số tiền chậm đóng là 25.943 tỷ đồng, tăng 3.890 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Trách nhiệm của nhà nước: Biện pháp xử lý không triệt để

unknown_1.jpg

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Gần 1/2 tổng số các xí nghiệp “chưa” tham gia vào BHXH

Biện pháp đầu tiên là thanh tra. Năm 2022 Quỹ BHXH đã tổ chức 36.000 cuộc thanh tra các xí nghiệp. Xí nghiệp nợ tiền BHXH bị đưa lên báo chí “bêu xấu”, sẽ phải đóng tiền phạt và bị truy thu số nợ.

Ví dụ là ngày 7 tháng 2 năm nay Công ty MTV Takson Huế bị xử phạt 200 triệu đồng do chậm đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ gần 3,8 tỉ đồng.

Tuy tiền phạt không nhiều, tương ứng với 5% số nợ, nhưng nhiều xí nghiệp vẫn không chấp hành, không trả nợ BHXH, cả không đóng tiền phạt.

Ở Trung Quốc, xí nghiệp trốn đóng BHXH sẽ bị phong tỏa tài sản, nhưng ở Việt Nam các xí nghiệp không phải chịu hình phạt này.

Trách nhiệm của nhà nước: Luật pháp mơ hồ, phức tạp

unknown_2.jpg

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Để có thể kết tội hình sự chủ doanh nghiệp trốn nợ, lại cần thêm một yếu tố là chủ xí nghiệp có “gian dối”, có “thủ đoạn”…

Vấn đề “nợ BHXH” thực sự không mới, ít nhất là từ 10 năm nay tôi đã đọc những thông tin trên báo chí nhà nước về việc này, nhưng mãi đến năm 2015 bộ Luật hình sự mới quy định hành vi trốn nợ, gian lận BHXH là tội hình sự (điều 216).

Tuy nhiên, nhà nước ban hành Nghị định 28/2020 và Nghị định 117/2020 phân biệt thêm là các hành vi chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người quy định không phải là tội trốn đóng.

Để có thể kết tội hình sự chủ doanh nghiệp trốn nợ, lại cần thêm một yếu tố là chủ xí nghiệp có “gian dối”, có “thủ đoạn”…

Năm 2019 Quỹ BHXH tỉnh Bình Thuận chuyển sang cho cơ quan Công an hồ sơ 7 doanh nghiệp cố tình trốn BHXH để điều tra và khởi tố. Kết quả không tới đâu. Bên Công An trả lời là đây là hành vi vi phạm luật dân sự, không thể xử lý hình sự được.

Muốn xử lý hình sự, Công an cho rằng bên khởi tố (Quỹ BHXH) phải chứng minh được “hành vi gian dối, thủ đoạn khác…” ví dụ như doanh nghiệp làm giả hồ sơ, che dấu sự thật… .Nhưng theo quan niệm của bà Nguyễn thị Hiệp Hòa, Phó chánh án, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa thì trách nhiệm chứng minh tội phạm phải là của cơ quan điều tra. Song ở hồ sơ “nợ BHXH” Công an gây thêm khó khăn, đẩy trách nhiệm này cho bên bị thiệt hại.

Không những thế, việc cơ quan nào có thẩm quyền kiện doanh nghiệp cũng là một vấn đề.

Lúc đầu, đây là thẩm quyền của Quỹ BHXH. Tới năm 2016 thì quyền khởi kiện lại giao cho Công đoàn VN. Tuy nhiên, khi Công đoàn đứng ra khởi kiện thì tòa án không thụ lý hồ sơ với lý do là bên thiệt hại là NLĐ chứ không phải là Công đoàn. Chỉ khi nào cá nhân NLĐ bị thiệt hại trực tiếp ủy quyền cho Công đoàn thì Công đoàn mới khởi tố được.

Vấn đề “nợ BHXH” thực sự không mới, ít nhất là từ 10 năm nay tôi đã đọc những thông tin trên báo chí nhà nước về việc này, nhưng mãi đến năm 2015 bộ Luật hình sự mới quy định hành vi trốn nợ, gian lận BHXH là tội hình sự (điều 216).

Tuy nhiên, nhà nước ban hành Nghị định 28/2020 và Nghị định 117/2020 phân biệt thêm là các hành vi chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người quy định không phải là tội trốn đóng.

Để có thể kết tội hình sự chủ doanh nghiệp trốn nợ, lại cần thêm một yếu tố là chủ xí nghiệp có “gian dối”, có “thủ đoạn”…

Năm 2019, Quỹ BHXH tỉnh Bình Thuận chuyển sang cho cơ quan Công an hồ sơ 7 doanh nghiệp cố tình trốn BHXH để điều tra và khởi tố. Kết quả không tới đâu. Bên Công An trả lời là đây là hành vi vi phạm luật dân sự, không thể xử lý hình sự được.

Muốn xử lý hình sự, Công an cho rằng bên khởi tố (Quỹ BHXH) phải chứng minh được “hành vi gian dối, thủ đoạn khác…” ví dụ như doanh nghiệp làm giả hồ sơ, che dấu sự thật…

Nhưng theo quan niệm của bà Nguyễn Thị Hiệp Hòa, Phó chánh án, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa thì trách nhiệm chứng minh tội phạm phải là của cơ quan điều tra. Song ở hồ sơ “nợ BHXH” Công an gây thêm khó khăn, đẩy trách nhiệm này cho bên bị thiệt hại.

Không những thế, việc cơ quan nào có thẩm quyền kiện doanh nghiệp cũng là một vấn đề.

Lúc đầu, đây là thẩm quyền của Quỹ BHXH. Tới năm 2016 thì quyền khởi kiện lại giao cho Công đoàn VN.

Tuy nhiên, khi Công đoàn đứng ra khởi kiện thì tòa án không thụ lý hồ sơ với lý do là bên thiệt hại là NLĐ chứ không phải là Công đoàn. Chỉ khi nào cá nhân NLĐ bị thiệt hại trực tiếp ủy quyền cho Công đoàn thì Công đoàn mới khởi tố được.

Sự bất lực của Công đoàn

unknown_3.jpg

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Bất lực trước vụ việc hàng trăm nghìn người lao động có nguy cơ mất lương hưu có nghĩa là Công đoàn không xứng đáng là cơ quan đại diện cho người lao động

Ngày 01/02/23 ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Công đoàn Việt Nam đề nghị Chính phủ “báo cáo” Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về việc “nợ BHXH” không có phương cách giải quyết, khiến quãng 200.000 NLĐ có nguy cơ bị mất lương hưu và các phúc lợi khác.

Điều này bộc lộ rõ sự bất lực của Công đoàn, cùng với một số tính chất của chế độ. Những tính chất này không mới, nhưng qua sự kiện này lại rõ ràng thêm:

Bảo vệ lợi ích NLĐ là nhiệm vụ số một của một tổ chức lao động. Bất lực trước vụ việc hàng trăm nghìn NLĐ có nguy cơ mất lương hưu có nghĩa là Công đoàn không xứng đáng là cơ quan đại diện cho NLĐ. Hàng trăm nghìn NLĐ sẽ sống bằng gì sau này khi họ nghỉ làm?

Công đoàn đề nghị “báo cáo” Bộ Chính trị, một cơ chế của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên nguyên tắc không phải là một cơ quan hành chính nhà nước, có nghĩa là Công đoàn đưa đẩy trách nhiệm giải quyết cho Đảng.

Điều này cho thấy phương pháp làm việc của các “đầy tớ nhân dân”: Tắc trách, sợ khó, gặp vấn đề thì đùn đẩy trách nhiệm giải quyết cho người khác, cơ chế khác . Tương tự như kiểu đùm đẩy trách nhiệm giữa Công an và Tòa án, giữa Quỹ BHXH và Công đoàn như đã kể ở trên.

Ở Việt Nam, lời nói của Bộ Chính trị quan trọng hơn luật pháp. Thay vì nghiêm khắc áp dụng luật pháp để có thể “trị” được nhóm doanh nghiệp ương ngạnh, coi thường luật pháp và chà đạp lợi ích NLĐ thì các quan chức lại kêu cứu Bộ Chính trị, chờ đợi một huấn lệnh nào đó.

Trách nhiệm vụ “nợ BHXH” thuộc về những doanh nghiệp tệ hại mà lợi nhuận của họ quan trọng hơn đồng lương hưu của NLĐ.

Nhưng vụ “nợ BHXH” cho thấy luật pháp mơ hồ, áp dụng không nghiêm minh, không công bằng khiến doanh nghiệp phạm lỗi không thể bị kết tội hình sự. Để tình trạng này xảy ra là phần trách nhiệm của nhà cầm quyền, khi họ không quyết liệt giải quyết, không quan tâm đúng mức tới NLĐ thấp cổ bé miệng.

Tôi cho rằng, trong mọi trường hợp, làm cho 200.000 con người lao động mất lương hưu, gia đình bị đẩy vào vòng cùng cực trong tương lai là một tội ác.

Bài thể hiện quan điểm riêng của ông T.K. Trần, một nhà quan sát các hoạt động nghiệp đoàn, công nhân và người lao động, hiện sống ở Stuttgart, Đức.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here