VNTB – Việt nam xây dựng các tiền đồn ở Biển đông

    0
    41
    Nhà Giàn của Việt Nam ở bãi Tư Chính.
       
    VNTB

    Phương Thảo dịch (VNTB) Các báo cáo cho thấy Hà Nội gần đây đã ngừng khai thác dầu và khí đốt trong lô 136-03 ở Bã Tư Chính – Vanguard Bank để đối phó sự đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc lên các đồn biên phòng của Việt Nam trong khu vực. Câu chuyện nêu bật tính dễ tổn thương của các cơ sở nhỏ hơn của Việt Nam ở trên và xung quanh quần đảo Trường Sa. AMTI trước đây đã xem xét việc mở rộng của Việt Nam trên 8 trong số 10 hòn đảo mà họ có chủ quyền (Ở đảo An Bang – Amboyna Cay và Nam Yết – Namyit Island không thấy có việc cải tạo rõ rệt).

    Nhưng phần lớn các đặc điểm ở các hòn đảo của Việt Nam là đây không phải bãi đá hoặc đảo; mà đó là các rạn san hô ngập nước hoặc các bãi mà Hà Nội đã cho xây dựng các cấu trúc nhỏ và cô lập. Những nơi này rất khó bảo vệ hoặc tái cung cấp, rất dễ bị tấn công. Việt Nam nhận ra điều này và đã mở rộng một cách khiêm tốn kể từ năm 2014, khi mối quan hệ với Bắc Kinh xuống mức thấp lịch sử sau việc phản đối dàn khoan Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ngoài quần đảo Hoàng Sa.

    Trong nhiều trường hợp, Hà Nội đã xây dựng nhiều trạm trên rạn san hô đơn hoặc bãi đá, dẫn đến sự nhầm lẫn về số lượng đảo mà Việt nam thật sự sở hữu. Việt Nam có 48 hoặc 50 tiền đồn (không rõ hai hòn đảo nhân tạo trên Núi le đã bị phá hủy vào cuối năm 2015 đã bị bỏ hoang hay không) được xây trải dài trên 27 “đảo”.

    Các tiền đồn của Việt Nam ở Biển Đông được chia thành ba loại: các hòn đảo nhỏ, các tòa nhà bê tông trên rạn đá ngầm (đôi khi được so sánh với “các công sự bê tông”), và các bệ cửa cách biệt được xây dựng trên các bãi đã dưới đáy biển. Loại thứ hai được gọi là “các trạm dịch vụ kinh tế, khoa học và công nghệ” hoặc Nhà giàn DK1. Chính phủ Việt Nam không xem sáu bãi đá mà các cấu trúc này được xây dựng là một phần của quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, nhưng Trung Quốc và Đài Loan lại không cho là như vậy. Những bãi này nằm ở thềm lục địa mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền.

    Hà Nội đã xây dựng nhà giàn DK1 vào cuối những năm 1980 và 1990 để đáp trả lại việc Trung quốc chiếm đóng 6 dải đá ngầm ở Trường Sa và tuyên bố chủ quyền ở các khối dầu khí đã chồng chéo với Việt Nam tại Bãi Tư chính. Một số nhà giàn ban đầu đã bị bão phá hủy, nhưng vẫn còn 14 cái (cùng với một ở Vịnh Thái Lan). Bản thiết kế tiêu chuẩn cho các cơ sở của DK1 bao gồm một tòa nhà một hoặc hai tầng trên kèo thép là nơi trú cho một đơn vị đồn trú. Một số nhà giàn có bãi đáp trực thăng trên nóc và một số có hải đăng. Kể từ năm 2014, tám trong số này đã được bổ sung thêm cấu trúc nhiều tầng thứ hai với một sân bay trực thăng lớn hơn kết nối với trạm ban đầu bằng một cây cầu.

    Các 24 công sự bê tông giống như pháo đài mà Việt Nam đã xây dựng trên các rạn san hô trên khắp quần đảo Trường Sa chỉ kém hơn một chút so với các nhà giàn DK1. Các nơi này bao gồm từ một đến bốn cấu trúc bê tông riêng biệt được kết nối với nhau bằng cầu, thường có các cầu tàu cho phép thuyền nhỏ neo đậu. Giống như nhà giàn DK1, những cấu trúc này rất khó bảo vệ và tái tiếp tế. Nhiều nơi chỉ có thể tiếp cận bằng những thuyền nước cạn để có thể vượt qua rìa bãi đá ngầm, khiến chúng bị cô lập ngay cả khi nhìn thấy những công trình khác trên cùng một nơi. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nạo vét các kênh đi qua nhiều rạn san hô để cho phép các tàu thuyền lớn hơn đến được tiền đồn. Từ năm 2014, họ cũng đã mở rộng bốn trong số các cơ sở bằng cách bổ sung thêm các tòa nhà và cầu nối.

    Nguồn: https://amti.csis.org/vietnam-builds-remote-outposts/

    Advertisement
       

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here