VIỄN ẢNH VENEZUELA SAU KHI CỐ VẤN JOHN BOLTON TỪ CHỨC

0
72
Hình trên đây là quân đội chế độ xã hội chủ nghĩa của Nicolás Maduro, đang tập trận tại biên giới giữa Venezuela và Colombia hôm 10 tháng 9 vừa qua.
   
Fb Người Đà Lạt Xưa

Việc từ chức cố vấn an ninh quốc gia của ông John Bolton sẽ không làm chính sách của Hoa Kỳ mềm mỏng đối với Venezuela; ngược lại, đường hướng mới của Tổng thống Trump sẽ trở nên cứng rắn hơn đối với chế độ độc tài Nicolás Maduro.

Sự ra đi của ông Bolton có thể là một quan tâm chính đáng đối với châu Mỹ Latin bởi vì ông đã từng nắm giữ vai trò đánh giá các chế độ độc tài chuyên chế ở Cuba và Venezuela, và đóng góp vào chính sách của Hoa Kỳ về khu vực Nam Mỹ trong 17 tháng qua. Đối với cộng đồng người Mỹ gốc Cuba và Venezuela, chính quyền Trump dưới sự cố vấn của ông Bolton đã làm đảo ngược lại những chính sách mềm yếu trước kia của chính phủ Obama đối với hai chế độ độc tài quân phiệt ở Havana và Caracas.

Một số nhà bình luận cho rằng sự từ chức của ông Bolton đến từ sự khác biệt chính sách với Tổng thống Trump. Tuy nhiên, nếu tinh tế đi sâu vào chi tiết, thì sự ra đi của ông Bolton có lẽ đến từ những đánh giá quá sức lạc quan về Venezuela, đưa đến sự thất vọng cho nhiều người bởi vì chế độ Maduro đã không sụp đổ nhanh chóng.

Đối với thượng nghị sĩ Marco Rubio, đảng Cộng Hòa, bang Florida, một đơn vị bầu cử với số lượng đông đảo cử tri Mỹ gốc Cuba và Venezuela, sự ra đi của ông Bolton còn là một quan tâm chính trị trong cuộc bầu cử vào năm 2020. Vì thế, ông Rubio đã lập tức nói chuyện với Tổng thống Trump.

Sau cuộc nói chuyện, ông Rubio đã gõ trên Twitter cho rằng trong khi Tổng thống không đồng ý với một vài quan điểm của ông Bolton, nhưng “nó thật sự trực tiếp ngược lại những gì mà nhiều người đã tuyên bố hoặc giả định. Nếu trên thực tế có sự thay đổi đường hướng của chính sách, thì điều đó sẽ không làm cho nó yếu hơn.”

Ông Trump đã chia sẻ lại cái Tweet của ông Rubio và còm vào: “Trên thực tế, quan điểm của tôi về Venezuela, đặc biệt là Cuba, đã cứng rắn mạnh mẽ hơn của ông John Bolton. Ông ấy đã kéo tôi lại.”

Một sự kiện mới sẽ mang đến thay đổi lớn lao tại Venezuela.

Hôm thứ Tư vừa qua, chính quyền Colombia, quốc gia láng giềng có biên giới chung dài 2.219 cây số với Venezuela, đã viện dẫn Hiệp ước Hỗ trợ đối ứng liên Mỹ để yêu cầu Hoa Kỳ hỗ trợ quân sự để đối phó với quân đội của Venezuela đang đe dọa an ninh biên giới của Colombia.

Trong cùng ngày, Hoa Kỳ đã kêu gọi một liên minh hỗ trợ Colombia tại hội nghị của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) cùng với sự đóng góp của 10 quốc gia khác, bao gồm Argentina, Brazil, Chile, Colombia, El Salvador, Guatemala, Haiti, Honduras, Paraguay và Cộng hòa Dominican.

Hiệp ước Hỗ trợ đối ứng liên Mỹ, tiếng Anh gọi là Inter-American Treaty of Reciprocal Assistance (TIAR), là một văn bản đã được ký kết tại Rio de Janeiro năm 1947, cam kết các quốc gia ở Tây bán cầu phải đối phó với sự xâm lược của quân đội chống lại bất kỳ thành viên nào. Động thái này được đưa ra sau khi Nicolás Maduro triển khai 150.000 quân Venezuala tới biên giới với Colombia.

Vận dụng TIAR là một biện pháp cực đoan trong khu vực và là dấu hiệu không thể nhầm lẫn rằng một cuộc xung đột vũ trang giờ đây đang có khả năng xảy ra giữa Venezuela và liên minh Hoa Kỳ, Colombia với 10 quốc gia khác của châu Mỹ Latin.

Trong thời gian sắp đến, quân đội xã hội chủ nghĩa của Maduro sẽ không đối mặt với người dân Venezuelan tay không tấc sắt, mà sẽ bị dập mặt bởi một lực lượng quân đội với hỏa lực đầy đủ của liên minh 12 quốc gia.

Fb Người Đà Lạt Xưa
September 16, 2019
.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here