Home Blog Page 1467

SOS :KHẨN – KHẨN !!! Công an Nghệ An bảo kê cho côn đồ tấn công nhà giáo dân???

31.05.2017

 

22h35 : Theo FB Quyền Bạch Hồng : “Công an Nghệ An bảo kê cho côn đồ tấn công nhà giáo dân???”

Côn đồ những ngày gần đây hoạt động rất hung hãn tại hai xã Quỳnh Ngọc và Sơn Hải thuộc huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An. Lúc này có một nhóm côn đồ đang tấn công nhà anh Phong, người hay lái xe cho cha JB Nguyễn Đình Thục và một số nhà người dân Công Giáo tại xứ Song Ngọc.

Đã có video ghi lại được việc côn đồ phá nhà anh Phong ghi lại rõ mặt những tên côn đồ đó. Liệu công an Quỳnh Lưu – Nghệ An sẽ làm gì với những hình ảnh đó của lũ côn đồ phá nhà người dân như thế”

22h00 : Theo FB Emily Page-Le :

GIÁO HỌ VĂN THAI LẠI BỊ CÔN ĐỒ BAO VÂY !!!

Tối nay, 31-5 tại Giáo họ Văn Thai thuộc Giáo xứ Song Ngọc, hiện giờ côn đồ rất đông, chúng đã gom và xếp đá dọc đường để chuẩn bị tấn công vào Dân. Nhằm tạo thù hằn, chia rẻ giữa 2 bên Lương giáo.

Trong khi Cha Nguyễn Đình Thục đang cùng Giáo dân làm lễ Dâng bông cho Đức Mẹ tại Giáo xứ Song Ngọc thì Giáo họ Văn Thai lại bị côn đồ bao vây.

Sự việc đang bắt đầu căng thẳng.

MỌI NGƯỜI HÃY CÙNG NHAU LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI CHÍNH QUYỀN HUYỆN QUỲNH LƯU ĐÃ CÙNG AN NINH BAO CHE CHO Ý ĐỒ LÀM LOẠN CỦA 1 SỐ THÀNH PHẦN KÍCH ĐỘNG !!!

Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội bị đấu tố hội đồng

Sơn Văn Lê

 

Chiều nay 23.05.2017, cha Bề trên nhận được 8 Nghị quyết và 2 Biên Bản của các ban ngành đoàn thể phường Quang Trung. Trong đó, nội dung giống nhau, chỉ khác tên hội và người ký.
Tất cả các Nghị quyết đều lên án linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong về bài giảng ngày 30/4 lịch sử.

Trên facebook cá nhân, Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đặt nghi vấn về việc đảng có thực sự sẵn sàng đối thoại với dân?

“Mấy hôm nay, nghe ông Võ Văn Thưởng khẳng định đảng sẵn sàng đối thoại với dân”.

“Không biết có nên làm đơn đề nghị đối thoại với ông ấy không nhỉ?

“Kết luận, nhà cầm quyền luôn muốn hòa giải, hòa hợp dân tộc, nhưng không thể có hoà giải hoà hợp khi vẫn tiếp tục giữ thói kiêu ngạo cộng sản, ăn mày quá khứ và sẵn sàng trấn áp những ai nói trái với ý nhà nước.”

Trong một diễn biến khác, tại Nghệ An hơn 1 tuần trước nhà cầm quyền đã sử dụng mọi phương tiện, hội nhóm trong tay để đấu tố Linh mục Đặng Hữu Nam cũng liên quan đến việc nói về sự thật ngày 30.04.

Trước nay, nhiều linh mục DCCT tại Việt Nam lên tiếng bênh vực công lý và sự thật đều bị nhà cầm quyền không ưng thuận, tìm mọi cách để chụp mũ.

Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong được biết đến là người có tiếng nói mạnh mẽ phản đối những chính sách bất công, nhất là sau vụ nhà cầm quyền chiếm đất của nhà thờ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ năm 2008.

Paulus Lê Sơn

Ảnh: Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong

Côn đồ có công an bảo kê đập phá nhà giáo dân – Linh Mục Nguyễn Đình Thục kêu cứu!

Xuyến Dân An
 
 
Terror in Vietnam, government oppresses victims of environmental disaster caused by steel company, Formosa because they seek justice!
“At the present, Song Ngoc parish is being surrounded with police, secret police and gangsters working for them. The Van Thai people was on the way back from the religious ceremony of the month of Our Lady at Song Ngoc church.
Throughout the night the police, secret police, thugs have attacked houses and shattered them with stones. They throw, yell, and use stick and ropes to threaten the people.
Families near the church are being stoned and terrorized. One young man said that anyone who picked up a phone or a camera would be shot or terrorized.
We condemn Quynh Luu district police.
We look forward to the community praying and advancing.
Source: Catholic Youth”
Video đập phá nhà giáo dân của nhà nước và lời của Linh Mục Nguyễn Đình Thục kêu cứu!
 
Khủng bố ở Việt Nam, chính phủ oppresses nạn nhân của thảm họa môi trường do công ty thép formosa, vì họ đang tìm kiếm công lý!
” hiện tại, bài hát ngoc parish đang bị bao vây với cảnh sát, cảnh sát bí mật và xã hội đen làm việc cho họ. Trù người thái lan đang trên đường về từ những nghi lễ tôn giáo của tháng của quý cô của chúng ta tại bài hát ngoc nhà thờ.
Xuyên suốt đêm cảnh sát, cảnh sát ngầm, côn đồ đã tấn công nhà và vỡ chúng với đá. Họ ném, la hét, và sử dụng cây gậy và dây thừng để đe dọa người dân.
Các gia đình ở gần nhà thờ đang bị ném đá và khủng bố. Một người đàn ông trẻ tuổi nói rằng bất cứ ai đón một điện thoại hoặc máy ảnh sẽ bị bắn hoặc bị khủng bố.
Chúng ta lên án huyện Quỳnh Lưu.
Chúng tôi mong muốn cộng đồng cầu nguyện và tiến tôi.
Nguồn: người công giáo trẻ “
https://www.facebook.com/167211953352555/videos/1522050887868648/

Tấn công Linh Mục: Món quà của ông Thủ tướng Phúc tặng Tổng thống Donald Trump?

Sơn Văn Lê

 

Đêm tối ngày 30.05.2017, Linh mục JB Nguyễn Đình Thục và giáo dân tại giáo họ Văn Thái thuộc giáo xứ Song Ngọc, Nghệ An bị côn đồ bao vây và tấn công trong đêm tối mà không có sự đảm bảo từ phía nhà cầm quyền. Có ít nhất 3 nhóm côn đồ bao vây và tấn công Linh mục JB Nguyễn Đình Thục sau khi dâng lễ tại đây.

Sự kiện này là chuỗi dài tiếp nối các đợt tấn công nhắm vào các linh mục và giáo dân tại Nghệ An trong thời gian ngắn. Trong tháng Năm, nhà cầm quyền dùng truyền thông để bôi nhọ, vu khống các linh mục và giáo dân trên truyền hình, kích động các đoàn thể hội nhóm có trong tay để đấu tố Linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam, bắt giam và truy nã 3 nhà hoạt động là người Công Giáo.

Ngày 15.05.2017, ông Hoàng Đức Bình, một nhà hoạt động đã bị công an Nghệ An bắt cóc và tống giam ngay trên đường đi cùng với Linh mục Nguyễn Đình Thục và những người bạn. Trong khi đó, truyền thông nhà nước đưa tin truy nã đối với nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền và cựu tù nhân lương tâm Thái Văn Dung.

Hai ngày trước, sự việc diễn ra vào khoảng 9 giờ sáng 28.5.2017, nhà cầm quyền Quỳnh Lưu đã diễn tập bắn đạn vào người dân ở gần nhà thờ giáo họ Văn Thai (dân phòng thì cầm súng bắn đạn, người dân thì cầm gậy gộc, sắt típ và đá). Nhiều Giáo dân đã bị đám đông dùng gậy gộc, típ sắt và đá cùng dùi cui tấn công tới tấp trước sự chứng kiến của công an.

Hiện thực đối nội của nhà cầm quyền hết sức tàn khốc đối với nhân dân phải chăng là một món hàng để Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với Tổng thống Donald Trump về nhân quyền lấy lợi ích kinh tế và chính trị cho đảng cộng sản?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 29 tới 31.5.2017. Trong đó truyền thông Quốc tế cũng như trong nước nói đến nhiều về lợi ích chính trị, kinh tế hay ngoại giao mà ít nhắc đến vấn đề nhân quyền.

Mặt khác, giới phân tích cũng cho rằng “việc nhắc nhở từ phía Mỹ về mặt nhân quyền dân chủ, kêu gọi cải cách chính trị trong bối cảnh chính quyền Trump cũng không thực sự quan tâm lắm về vấn đề đó.” – Tiến sỹ Lê Vĩnh Triển nhận xét trên BBC.

Và, “dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ đang lặng lẽ rút khỏi Biển Đông, về cơ bản cho phép Trung Quốc có thể tăng bá quyền tại khu vực này. Việc Mỹ thoái lui, gây bất lợi cho các quốc gia như Việt Nam, là một củ cà rốt lớn để đổi lại sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong vấn đề Bắc Hàn, điều mà Trump cần và sẵn sàng thỏa hiệp,” – Giới quan sát nhận đinh trên tờ South China Morning Post hôm 29/5.

Từ trước đến nay, nhân quyền, tự do tôn giáo và các quyền căn bản của con người luôn luôn là giá trị chung của Hoa Kỳ và Phương Tây. Canada còn đưa những giá trị này vào bản quốc ca của họ. Riêng Hoa Kỳ thì những giá trị đó trở thành chính sách ngoại giao song song với hợp tác an ninh và giao thương. Hà Nội quá thấu hiểu được điều đó, chính vì vậy nên họ sử dụng chiêu bài nhân quyền với thế giới để đổi chác lợi ích về chính trị và kinh tế cho đảng cộng sản, đảm bảo sự cai trị độc tôn trên đất nước Việt Nam.

Trên hành lý của ông Phúc sang Hoa Kỳ trong chuyến công du này có rất nhiều quà tặng nhân quyền dành cho Tổng thống Donald Trump bằng những vụ đàn áp, bắt bớ được thực hiện liên tục trong suốt tháng 5 vừa qua, nhất là nhắm vào các linh mục và giáo dân phản đối Formosa gây ra thảm họa môi trường biển cho Việt Nam.

Mục đích, ý nghĩa thực sự của Hà Nội là gì khi họ liên tục vi phạm nhân quyền và bị Hoa Kỳ thường xuyên lên án trước và trong chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Tổng thống Trump?

Phải chăng Hà Nội lấy việc chà đạp nhân quyền đối với nhân dân trong nước để kích thích sự quan tâm, trao đổi lợi ích chính trị, kinh tế đối với thế giới là con cờ chủ chốt trong bàn cờ ngoại giao?

Washington sẽ phản ứng như thế nào với những món quà đàn áp nhân quyền của Hà Nội?

02h 31.05.2017
Paulus Lê Sơn

Côn đồ được bảo kê của lực lượng công an Nghệ An phá nhà anh Phong.

0
Bạch Hồng Quyền

Video một người dân ghi lại cảnh côn đồ được bảo kê của lực lượng công an Nghệ An phá nhà anh Phong và một nhà người dân khác.

Phúc niễng đi Mẽo gặp Trump nhưng ở nhà quân Trọng lú nó hoành hành, phá hoại như này thì sao vay mượn hay xin được gì đây.

 

https://www.facebook.com/bachhong.quyen/videos/1910110559271537/

Đã xác định được nguyên nhân sự cố nổ lò vôi Formosa

0

 – Liên quan đến vụ nổ thiết bị lọc bụi ở xưởng sản xuất lò vôi số 1 của nhà máy Formosa, bước đầu đã xác định được nguyên nhân của sự cố.

Trao đổi với VietNamNet, một lãnh đạo Hà Tĩnh cho biết, sáng nay đoàn công tác của Bộ TN&MT, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cùng đại diện Formosa đã vào hiện trường để kiểm tra, khắc phục sau sự cố.

Vụ nổ ở Formosa, Formosa, Formosa Hà Tĩnh, Hà Tĩnh
Sự cố tại thiết bị lọc túi vải lò vôi số 1 đã gây tăng áp suất và phát nổ.

“Hiện đã xác định nguyên nhân vụ nổ là do trục trặc tại thiết bị lọc bụi của túi vải, tại lò vôi số 1. Sự cố này đã gây trục trặc, tăng áp suất lò vôi và phát nổ” – lãnh đạo tỉnh nói.

Đây là công trình sản xuất nguyên liệu phụ trợ, độc lập, không liên quan đến dây chuyền sản xuất ở lò cao.

Đại diện lãnh đạo Hà Tĩnh cũng cho hay, ngay sau khi sự sự cố xảy ra, hệ thống tự động cung cấp nguyên liệu đã tự đóng ngắt.

“Sự cố không có thương vong về người, môi trường xung quanh không bị ảnh hưởng. Thiệt hại về vật chất không đáng kể. Phải mất khoảng 2 đến 3 tuần thì nhà máy mới khắc phục được sự cố ở thiết bị này. Hiện Formosa đang chuyển sang luyện vôi ở lò dự phòng”, vị lãnh đạo này thông tin thêm.

Vụ nổ ở Formosa, Formosa, Formosa Hà Tĩnh, Hà Tĩnh
Đến thời điểm này Formosa đã cho ra lò 1.400 tấn gang lỏng

Được biết, lò vôi đang đốt dùng để xử lý nguyên liệu vôi phục vụ nhà máy. Vôi sống CaO là nguyên liệu rất cần thiết để tạo xỉ, loại bỏ lưu huỳnh trong quặng sắt. Mỗi tấn nguyên liệu đưa vào lò cần 80kg vôi.

Vôi được cho vào lò qua thiêu kết quặng. Rồi quặng thiêu kết mới cho vào lò. Như vậy khâu tôi vôi hoàn toàn nằm ngoài lò cao (cách lò cao 500m).

Hiện các chuyên gia đang đánh giá sâu hơn về nguyên nhân của sự cố để có những giải pháp khắc phục lâu dài hơn về sự cố này.

Trước đó, chiều 29/5, hội đồng giám sát liên ngành đồng ý cho Formosa vận hành thử nghiệm lò cao số 1 và xưởng luyện thép. Việc này vừa là để thử nghiệm cho quá trình sản xuất chính thức sau đó, cũng là để kiểm tra, đánh giá việc hoàn thiện các công trình bảo vệ môi trường của Formosa.

Khắc phục trục trặc trong 15 ngày

Chiều 31/5, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có thông tin về sự cố nổ lò vôi tại Xưởng Lò vôi số 1 của công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS). Theo đó, sáng nay, Bí thư Hà Tĩnh Lê Đình Sơn đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra hiện trường và làm việc với lãnh đạo FHS và các chuyên gia môi trường.

Tại đây, Bí thư Lê Đình Sơn yêu cầu FHS đặc biệt lưu ý, dù đây là trục trặc kỹ thuật nhỏ, nhưng cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Vụ nổ ở Formosa, Formosa, Formosa Hà Tĩnh, Hà Tĩnh
Bí thư Hà Tĩnh (thứ hai từ phải sang) xuống Formosa làm việc sáng 31/5

Trong thời hạn 7 ngày, FHS phải khẩn trương đánh giá, xác định được nguyên nhân sự việc một cách khách quan, chính xác để thông tin cho các cơ quan chức năng và dư luận được biết.

Bí thư Lê Đình Sơn cũng yêu cầu FHS trong thời hạn 15 ngày phải khắc phục hoàn toàn các trục trặc kỹ thuật của Lò vôi số 1; rà soát toàn bộ các hạng mục công trình, thay thế thiết bị lọc bụi túi vải với chất lượng tốt nhất, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về kiểm soát bụi, khí thải trong điều kiện hoạt động tại nhiệt độ cao.

Đến thời điểm hiện tại, Lò cao số 1 và các hạng mục công trình khác của FHS vẫn đang hoạt động bình thường, từ lúc 21h30 ngày 30/5 mẻ gang đầu tiên đã ra lò và tính đến nay đã sản xuất được 1.400 tấn gang lỏng.

Bộ trưởng TN-MT: Sẽ họp báo vụ nổ ở Formosa

Bộ trưởng TN-MT: Sẽ họp báo vụ nổ ở Formosa

Bộ trưởng TN-MT cho biết, đang giao Hà Tĩnh và DN tìm nguyên nhân vụ nổ ở Formosa, sau đó sẽ tổ chức họp báo công bố rộng rãi.

Nổ thiết bị lọc bụi lò vôi ở Formosa: Chủ tịch Hà Tĩnh thông tin

Nổ thiết bị lọc bụi lò vôi ở Formosa: Chủ tịch Hà Tĩnh thông tin

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và Bộ TN-MT đã khẩn cấp vào Kỳ Anh để giám sát, đánh giá nguyên nhân sự cố tại Formosa.

Thiết bị lọc bụi lò vôi của Formosa phát nổ

Thiết bị lọc bụi lò vôi của Formosa phát nổ

Thiết bị lọc bụi lò vôi của Formosa phát nổ khi đang luyện vôi cục thành vôi bột. Formosa đang xác minh lỗi của thiết bị này.

Formosa vận hành thử nghiệm lò cao số 1

Formosa vận hành thử nghiệm lò cao số 1

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng cho biết, chiều nay Formosa vận hành thử nghiệm lò cao số 1.

Thiện Lương – Thu Hằng

7 người tử vong khi chạy thận: Giáo sư phân tích nguyên nhân

0
Đường Văn Thái

Từng gần 30 năm làm Trưởng khoa Thận nhân tạo, BV Bạch Mai, GS Nguyễn Nguyên Khôi cho biết:

Nguyên nhân khiến 6 bệnh nhân chạy thận tại Hoà Bình tử vong là do đường dịch. Trong đó do dịch hoặc nước pha dịch chứ không thể nói do sốc phản vệ.

https://m.vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/7-nguoi-tu-vong-khi-chay-than-giao-su-phan-tich-nguyen-nhan-375493.html

– GS Nguyễn Nguyên Khôi nhận định, nguyên nhân khiến 7 bệnh nhân tử vong khi đang chạy thận có thể do đường dịch có vấn đề.

Từng gần 30 năm làm Trưởng khoa Thận nhân tạo, BV Bạch Mai, GS Nguyễn Nguyên Khôi cho biết, suốt từ khi bắt đầu triển khai chạy thận nhân tạo từ năm 1972 đến nay, trường hợp tử vong khi đang chạy thận tại Việt Nam là có, nhưng chưa từng có chuyện tử vong tập thể như tại Hoà Bình hôm qua.

Theo GS Khôi, những trường hợp tử vong thường do trên nền các bệnh cảnh có sẵn, hay gặp nhất là các biến chứng về tim mạch như tăng huyết áp, ngừng tim do nhồi máu cơ tim… vì cơ thể không thích nghi ngay được.

“Gần 5% các ca tử vong khi chạy thận nhân tạo là do biến chứng về tim mạch sau đó mới đến các rối loạn chuyển hoá”, GS Khôi nói.

GS Khôi cho biết, lọc thận chu kỳ có quy trình hết sức chặt chẽ, mỗi bệnh nhân sẽ chạy 3 ca/tuần, mỗi ca từ 3-4 tiếng.

Bước 1: Nhân viên y tế sẽ chuẩn bị máy móc.

Bước 2: Lắp đường máu và đường dịch cho bệnh nhân

Bước 3: Bệnh nhân bắt đầu lọc máu. Y tá sẽ theo dõi, ghi chép từng chứng năng sống của bệnh nhân về mạch, huyết áp, đường thở.

B4: Kết thúc

GS Khôi cho hay, trong lọc thận nhân tạo, đường máu và đường dịch chia riêng. Đường máu sẽ có quả lọc. Theo nguyên tắc, hàng ngày, nhân viên sẽ phải dùng hoá chất để sát trùng quả lọc, sau đó rửa sạch.

“BV đa khoa Hoà Bình đã làm cả 10 năm thì không thể không biết rửa. Nếu rửa không sạch cũng chỉ tử vong 1-2 người chứ không thể hàng loạt vậy được”, GS Khôi phân tích.

Theo đó GS cho rằng nguyên nhân khiến 6 bệnh nhân chạy thận tại Hoà Bình tử vong là do đường dịch. Trong đó do dịch hoặc nước pha dịch chứ không thể nói do sốc phản vệ.

“Để pha dịch đậm đặc, phải sử dụng loại nước đặc biệt, bằng ít nhất 95% nước chưng cất. Nếu nước xử lý không tốt hoặc chất lượng dịch không đảm bảo sẽ khiến nhiều bệnh nhân gặp biến chứng”, GS Khôi nhấn mạnh.

Một chuyên gia khác cũng cho rằng, nếu sốc phản vệ thì chỉ 1-2 trường hợp do phản ứng với thuốc, hoá chất, bệnh nhân sau đó thường có biểu hiện rét run, khi đó bác sĩ sẽ ngừng lọc máu để cấp cứu.

Một trong những bệnh nhân nặng đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, BV đa khoa tỉnh Hoà Bình. Ảnh: Đoàn Bổng

Tuy nhiên, với trường hợp tử vong hàng loạt thì cần nghĩ đến hệ thống xử lý nước, quy trình rửa quả lọc, liệu có tồn dư hoá chất hay không.

Ông nghi ngờ trong quá trình sát trùng hệ thống nước, nhân viên bệnh viện đã để lại lượng hoá chất tồn dư cao, là nguyên nhân gây ra sự việc đáng tiếc.

Trong y văn, sốc do hóa chất sát khuẩn trong hệ thống nước có thể xảy ra, với tỉ lệ 5% trong lọc máu. Các ca sốc trong chạy thận thỉnh thoảng cũng xảy ra tại Việt Nam nhưng lẻ tẻ, chưa bao giờ xảy ra đồng loạt.

Trước đó, vào khoảng 8h sáng qua,18 bệnh nhân đang lọc máu chu kỳ tại BV đa khoa tỉnh Hoà Bình có biểu hiện ngứa ngáy, buồn nôn, tăng huyết áp, khó thở.

Đến 23h đêm qua, có 7 bệnh nhân tử vong, 1 nguy kịch, 10 trường hợp khác nhẹ hơn được chuyển về BV Bạch Mai để điều trị tiếp.

Bộ Công an điều tra vụ 6 người chạy thận tử vong

Bộ Công an điều tra vụ 6 người chạy thận tử vong

Bộ Công an sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để điều tra sau sự cố 6 bệnh nhân tử vong khi đang chạy thận ở BV đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Thêm 1 người chạy thận tử vong, chuyển 10 bệnh nhân về HN đêm nay

Thêm 1 người chạy thận tử vong, chuyển 10 bệnh nhân về HN đêm nay

23h đêm nay, 1 bệnh nhân 60 tuổi đã không qua khỏi, nâng số người tử vong khi chạy thận tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình lên 7 người.

6 người tử vong khi chạy thận: Bệnh nhân buồn nôn, sốc hô hấp

6 người tử vong khi chạy thận: Bệnh nhân buồn nôn, sốc hô hấp

Sau khi chạy thận được khoảng 2 tiếng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, các bệnh nhân có biểu hiện ngứa ngáy, buồn nôn, có người bị sốc hô hấp tại chỗ.

Hoà Bình: 18 bệnh nhân chạy thận sốc phản vệ, 6 tử vong

Hoà Bình: 18 bệnh nhân chạy thận sốc phản vệ, 6 tử vong

Đang chạy thận nhân tạo, 18 bệnh nhân điều trị tại BV đa khoa tỉnh Hoà Bình nghi bị sốc phản vệ, 6 người tử vong.

Thúy Hạnh

Về trào lưu blog ở Việt Nam

Bạch Thu
Gửi tới BBC từ Sài Gòn


Blog là một dạng nhật ký trực tuyến về mọi chủ đề
Blog là một dạng nhật ký trực tuyến và người sử dụng đưa lên mạng mọi chủ đề họ quan tâm từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, giải trí…cho đến việc mô tả đời sống riêng tư của mình để mọi người khác có thể xem.
Blog cũng được xem như một dạng phương tiện truyền thông của cá nhân nhưng có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội. Một blog nổi tiếng có thể định hướng được dư luận xã hội.
Đáp ứng nhu cầu xã hội
Cũng cần phải nhắc lại rằng truyền thông Việt Nam do nhà nước quản lý và kiểm soát chặt chẽ nên thông tin đều mang tính định hướng rõ rệt.
Từ đó xuất hiện một nhu cầu tất yếu là người đọc ở Việt Nam buộc phải tìm kiếm những luồng thông tin phi chính thống khác để có thể cập nhật được những diễn biến xã hội mang tính chất nhạy cảm ở Việt Nam.
Các blog “nổi tiếng” ở Việt Nam thường đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm “thông tin ngoài luồng” như sự việc xảy ra ở vũ trường New Century hay đồng bào khiếu kiện ở trước Văn Phòng Quốc Hội II.
Một nhu cầu khác đó là sự bức xúc trước các vấn nạn của một xã hội đang trên con đường phát triển đầy rẫy những bất cập ở Việt Nam.
Blogger thường là những người nhạy cảm với những vấn đề xã hội và
luôn mong muốn được thể hiện sự quan tâm của mình đối với những chuyển biến của đất nước.
Trong khi đó, do những hạn chế về vấn đề quản lý nên báo chí trong nước thường không thể phản ánh một cách đầy đủ và kịp thời những bức xúc của họ. Vì thế, blog trở nên một “sân chơi” phù hợp để họ thực hiện “khát vọng” cải biến xã hội.
Blog và chủ nghĩa cá nhân
Blog ra đời xuất phát từ ý tưởng muốn đề cao chủ nghĩa cá nhân và chính bản thân nó cũng phản ảnh chủ nghĩa cá nhân rất rõ. Mỗi một blogger là một cá nhân có những quan điểm và sở thích riêng hoàn toàn khác biệt với những cá nhân khác.
Thực tế cũng cho thấy rằng blog có được sự thu hút mạnh mẽ giới trẻ Việt Nam chính là nhờ vào “luồng gió mới mát lành” của chủ nghĩa cá nhân.
Những blog nổi tiếng ở Việt Nam như blog của Joe, một anh chàng người Canada nhưng nói tiếng Việt rất sành thu hút được đông đảo bạn trẻ Việt Nam chính là nhờ cá tính không thể nhầm lẫn với bất cứ người nào khác cộng với sự dí dỏm, châm biếm trong từng bài viết.
Mỗi một quan điểm, một sở thích riêng của Joe cũng đều rất “khác người” và chính điều đó đã thu hút một lượng fan hâm mộ Joe đông đảo.
Mỗi người đều theo đuổi một giá trị khác nhau nên có cách biểu lộ không ai giống ai, cần tôn trọng giá trị đó của họ.
Friedrich von Hayek, một kinh tế gia nổi tiếng từng đoạt giải Nobel cũng cho rằng: “Chủ nghĩa cá nhân là sự tôn trọng cá nhân với tư cách là một CON NGƯỜI, tức là sự thừa nhận các quan điểm và sở thích riêng của anh ta là tối thượng trong phạm vi riêng của anh ta, bất chấp những quan điểm đó thiển cận thế nào; và lòng tin rằng xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn nếu mỗi người được tự do phát triển tài năng và khuynh hướng cá nhân của mình.


Blog là hiện tượng mang tính toàn cầu và bao phủ nhiều vùng ngôn ngữ
Chủ nghĩa cá nhân có nguồn gốc lâu đời từ đạo Thiên Chúa Giáo (Christianity) và triết học cổ đại Hy Lạp và La Mã, được hoàn thiện thời kỳ Phục Hưng (Renaissance) để trở thành cái mà người ta vẫn gọi là Văn minh Âu Châu”.
Tôn trọng quan điểm của từng cá nhân chính là góp phần xây dựng một nền văn minh mà Việt Nam muốn xây dựng trong tương lai.
Albert Einstein, nhà vật lý vĩ đại của thế kỷ 20 cũng từng khẳng định rằng: “Tất cả những gì thực sự vĩ đại và truyền cảm đều được tạo bởi những cá nhân sáng tạo trong tự do”.
Blog mang lại một giá trị tự do thật sự, nơi đó mọi người có thể trình bày quan điểm riêng, có thể sáng tạo những tác phẩm và truyền cảm hứng sáng tạo đấy cho người khác. Sự hưởng ứng của giới trẻ đối với văn chương trên mạng là một ví dụ điển hình.
Còn trong tác phẩm nổi tiếng Bàn về tự do John Stuart Mill, triết gia người Anh khẳng định rằng: “con người phải được tự do hình thành ý kiến và tự do bày tỏ ý kiến không chút giấu giếm”. Bởi vì, “bản chất con người không phải là cái máy được chế tạo ra theo một khuôn mẫu và nhằm làm đúng một công việc định trước, mà nó giống như cái cây cần được lớn lên và phát triển ra mọi phía tùy theo khuynh hướng của sức mạnh bên trong nó, cái sức mạnh làm cho nó là một sinh vật”
Các blogger Việt Nam chắc chắn không phải là những cái máy để các nhà quản lý uốn nắn theo một khuôn mẫu được định dạng sẵn. Cần phải để nó được tự do phát triển thì mới phát huy được sức mạnh của cộng đồng blogger Việt Nam.
Những hoạt động thiện nguyện của cộng đồng blogger Việt Nam như “Nhật ký ung thư” của Trần Tuyên, tâm sự một người mẹ trên blog Hoahuongduong đều xuất phát từ những nhu cầu tự phát, do chính bản thân các blogger phát động và nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều blogger cả trong và ngoài nước.
Cái xấu mà những nhà quản lý lo lắng nếu xảy ra trên blog thì sẽ bị cộng đồng blog tẩy chay, đó là điều chắc chắn.
Hoạt động quản lý
Tuy thế, bộ Thông tin và Truyền thông đang muốn tìm cách quản lý blog bởi vì họ nhìn nhận được ảnh hưởng sâu rộng của blog đối với đời sống xã hội ở Việt Nam.
Trong buổi hội thảo “Blog trong thế giới thật” hôm 21.08 vừa qua ở TPHCM, ông Trần Thế Tuyển – Phó Cục trưởng Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông mong muốn: “Các vị đại diện cho người cung cấp và sử dụng Internet, các cơ quan báo chí có những ý kiến xác đáng góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước về báo chí truyền thông, các cấp có thẩm quyền tạo hành lang thông thoáng cho báo chí nói chung và dịch vụ Internet phát triển, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới…”.


Quản lý và kiểm soát blog là một vấn đề rất phức tạp

Tuy nhiên quản lý và kiểm soát blog là một vấn đề rất phức tạp.
Thứ nhất về mặt kỹ thuật không cho phép các cơ quan chức năng thực hiện được điều đó bởi vì các dịch vụ blog được cộng đồng blogger Việt Nam sử dụng hiện nay như Yahoo 360 hay Blogger đều có máy chủ đặt ở nước ngoài và do các “đại gia” như Yahoo, Google quản lý.
Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc gây áp lực với các tập đoàn đó để họ cho phép việc nhà nước kiểm duyệt blog. Trung Quốc có thể gây áp lực được bởi vì họ có một thị trường rất lớn nên dễ dàng gây sức ép cho các “đại gia”. Nếu như áp dụng biện pháp “bức tường lửa” như lâu nay chính phủ Việt Nam vẫn thực hiện đối với các trang web được xem là “nhạy cảm” thì sẽ gây ra một phản ứng không thể lường trước được hậu quả từ một cộng đồng blogger Việt Nam đang ngày một lớn mạnh.
Thứ hai, đa số các nước có trình độ phát triển công nghệ thông tin cao trên thế giới đều không đề cập đến vấn đề quản lý blog. Bởi vì các nước ấy cho rằng blog là một nơi riêng tư để mọi người bày tỏ chính kiến, cảm xúc và đời sống riêng tư của mình. Việc quản lý blog là một việc làm lợi bất cập hại.
Quan điểm của blogger Công Lý và Sự Thật, một blogger có nhiều bài viết thu hút trong giới viết blog, bàn về vấn đề quản lý blog của các cơ quan chức năng nhà nước phần nào nói lên được tâm tư của những người viết blog: “viết blog là viết sự thật, chính xác, khách quan, trung thực. Không vu khống, không đổi trắng thay đen (nói xấu), không mạo danh, nhân danh cá nhân mình phát biểu, đó là quyền tự do ngôn luận của công dân được Hiến pháp Việt Nam cho phép mà không ai có quyền xâm phạm đến quyền cá nhân này”.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có đóng góp hay bình luận, xin gửi thư về vietnamese@bbc.co.uk hoặc sử dụng hộp tiện ích bên tay phải.

—————————

Catmoon, Hà Nội
Đọc bài viết mà thấy bệnh trong người, nguời ta bói chấy ra rận giỏi thật. Ko quản lý mà dược à? để mấy vị tự cho mình là người tân tiến, quan điểm dân chủ dùng blog để nói xấu chế độ hay làm bẩn con mắt người vô tình lạc bước à? Cũng như mấy người tự cho đất nước mấy người đang sống, đang phục vụ dân chủ hơn VN chúng tôi, đòi hỏi bản thân được bảo vệ khỏi chủ nghĩa khủng bố, chúng tôi cũng cần được bảo vệ bởi những âm mưu xấu xa bẩn thỉu của mấy người. Quản lý blog là cần thiết đấy, tôi thể hiện được quan điểm cá nhân của mình và không bôi nhọ, vu khống sự thật thì tôi việc quái gì phải sợ bị quản lý nhỉ.
Thuý Vi
Bạn Giang Nam, UK ơi bạn sâu sắc quá, bạn chỉ viết “qlý” thôi là tôi đã suy ra là “quản lý” rồi. Bởi vì quản lý là điều rất thông thường tự nhiên trong xã hội Việt Nam mà dân Việt chúng ta đã quen thuộc từ khi có chế độ CS, từ khi điều gì cũng được đảng quản lý.
Trần kim Tuyến
Việt Nam ta vừa trải qua cuộc tranh chấp dài hơn 20 năm, đất nước tan hoang, tài nguyên kiệt quệ, lòng người còn phân tán,dân trí còn chao đảo, nhưng từ ngày đổi mới chế độ đến giờ, thì đã khá trông thấy về mọi mặt trừ giáo dục và chính trị. Các Blogger nên góp phần cho dân trí, cho văn hóa dân tộc, không nên dùng để giải trí nhảm nhí, đồi trụy. Theo tôi mặt yếu duy nhất trên đất nước mình hôm nay, chỉ còn có một điểm nhỏ là hiến pháp VN dung dưỡng cho một đảng chỉ đạo, cai quản, ai là người Việt máu đỏ da vàng nên tận dụng lợi ích của blog để giúp dân trí ý thức việc này.
Giang Nam, UK
Có những người khi không hài lòng không thích một điều gì đó thì họ tìm mọi cách chống đối lên án nó, bằng chứng là những vấn đề mà tôi nghĩ là rất bình thường như vấn đề blog chẳng hạn chưa có một thông tin một quyết định chính thức nào về việc quản lý của nhà nước mà người ta cũng gán ghép, cũng suy diễn đủ điều. Mai, Ngân, Việt Tiến, Nghi Nguyên, Teddy, Tô Ngân các bạn cũng nên tỉnh táo một chút hãy đọc lại bài báo, tôi thề với các bạn CSVN sẽ không qlý và cũng chẳng thể qlý được như những điều mà các bạn từng gán ghép cho nó.
Danngu, Việt nam
Có gì đâu mà nóng hoảng vậy anh hai WinXP hay xung phong gì đó ơi? anh không lo sợ thông tin hiện đại có thể gây nguy hại cho chính quyền hiện thời , chứ nhà nước lo lắm đấy, anh không nghe các vị cao cấp mà anh yêu mếm bao đời luôn mồm kêu gọi hãy cảnh giác mọi “thế lực thù địch” hay “diễn biến hòa bình à,mà nếu có tăng trưởng 7, 8% thì không biết số tiền tăng trưởng đó đi đâu, hơn nữa Việt Kiều khắp nơi trên thế giới đang trực tiếp hoặc gián tiếp nuôi phần nào của VN đó anh ạ ( hằng năm VK gởi về đều đem tính vào tiền tăng trưởng ) có khi nào ảo không anh, chúc anh may mắn .
Ẩn danh
Việt Nam thì cái gì không phân, không quản. Chúng tôi còn nhớ là ngay cả đi học ở nước ngoài cũng có một bộ phận chuyên theo dõi tư tưởng của sinh viên. Vậy thì quản blog chỉ là chuyện nhỏ. Gửi XP: Chuyện blog là chuyện tự do dân chủ về lâu dài đấy, và chuyện đó thì sẽ động tới điều 4 của Hiến Pháp, có hiểu không? Thôi đừng làm bộ nai nữa!
Mai Ninh, Việt Nam
Điều lý tưởng của các đồng chí công an văn hoá là sức quản lý của họ đến đâu thì cho phép internet và blog phát triển đến đó. Nói khác, mọi điều không thể vượt khỏi khả năng quản lý. Người ta muốn có khả năng quản lý cả Trời. Trên thực tế, sức quản lý có hạn, quy luật tự do tư tưởng nó cứ phát triển theo quy luật. Bởi vậy các đồng chí ta đành áo dụng “internet và blog phát triển đến đâu thì cố mà theo đuôi để quản lý tới đó”. Có thể dự kiến đảng ta sẽ chi rất nhiều tiền cho quản lý blog, nhưng blog cứ phát triển và tự điều chỉnh. Những trang blog nào không có bạn đọc sẽ tự đào thải. Cái gì bạn đọc thích thì nó cứ tự “mọc” ra, đáp ứng nhu cầu như một hàng hoá. Chớ nên bẻ nạng chống Trời.
XP, TPHCM
Tôi thật sự không hiểu nhà nước VN quản lí blog thì có liên quan gì tới tự do dân chủ đâu mà cũng có vài vị ở đây lại vô tình hay hữy ý kéo sang chính trị đa đảng. Bài của người tên Tô Ngân giống y chang bài trên một website của mấy “nhà dân chủ” và của mấy tay hải ngoại mà tôi đã đọc” như CNCS sẽ bị tiêu diệt, các nhà lãnh đạo VN muốn thể hiện tình yêu dân tôc thì phải giống như Govbachov hay Yeltsin vân vân và vân vân”. Luận điệu đó xưa rồi chả có gì mới mẻ.Nếu kinh tế VN cứ phát triển đều đều 8%-9%, đời sống nhân dân cứ ngày một nâng lên thì cái mớ lí thuyết của mấy “ngài dân chủ ” chỉ còn nước đem bỏ sọt rác.
Tô Ngân
Ý kiến của bạn Mai-Florida thật chí lý. Nói cho cùng hôm trước nhân loại có computer sau đó con người nhờ computer nên có internet từ internet con người có đủ thứ khác trong đó có Blog và các nước có chính quyền “độc tài” ắt hẳn vì muốn kìm kẹp nhân dân để tồn tại sẽ tìm đủ mọi cách, mánh khóe để cấm cản nhân dân. Thiết nghĩ tư tưởng thì làm sao mà kiểm soát? bởi lẽ kỹ thuật hôm nay là computer và Blog ngày mai con người sẽ phát minh gì nữa đây?
Nói cho cùng chính quyền dù có muộn hãy quay lại với tình yêu dân tộc đích thực vì theo luật “tiến hóa” những gì không phù hợp với tự nhiên, với khát vọng của con người sẽ bị đào thải và nó áp dụng cho mọi chế độ. Ngày nay tại Việt Nam đang bị cai trị bởi đảng cộng sản và chủ thuyết cộng sản nay đã bị thoái hóa đã và đang tự diệt. Những nước cộng sản còn lại như Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn theo thời gian và hoàn cảnh của từng nước rồi cũng sẽ đi đến tự diệt.
Riêng Việt Nam tôi mong muốn nếu có người trong hàng ngũ lãnh đạo hiện nay nếu có lòng yêu nước và vì biết trước chế độ rồi sẽ phải cáo chung thì hãy sửa soạn cho cuộc ra đi nhẹ nhàng của chế độ mà vẫn dữ đục phát triển và không đem lại đau khổ cho dân tộc đó là chuyện phải làm, đừng khinh thường nhân dân và cho rằng dân trí chưa đủ tôi không biết dân trí ngoài bắc ở cấp độ nào nhưng dân miền nam thì họ có đủ kiến thức để hiểu thế nào là tự do dân chủ vì chính họ đã có hơn hai mươi năm sống trong dân chủ dù rằng không phải là loại dân chủ trưởng thành.
Teddy, HN
Ngoài blog còn wikipedia (từ điển mở) nữa, liệu mấy ông CS có định quản lý nốt không nhỉ. Hay các ông ấy nghe thiên hạ đồn có blog thì nghĩ ra cái đề tài quản lý blog. Tôi đọc trên wikipedia thấy có nói cả về bức tường beclin,cải cách ruộng đất… và rất nhiều điều cấm kỵ ở VN. Ý kiến tôi về quản lý blog: đối xử với blog như hoạt động dân sự. Nếu có hành vi như bôi nhọ, giả danh… thì người bị hại có thể khởi kiện. Những blog mang tính chính trị cũng có thể bị xét sử bởi luật “một còng” và luật “hai còng” để thoả mãn ham vọng kiểm soát của nhà nước.
Nghi Nguyen, Hoa Kỳ
Ở một nước mà tất cả báo chí đều nằm trong sự kiểm soát của nhà nước, thông tin và bình luận thì bưng bít, một chiều, thì trào lưu blog có phát triển mạnh mẽ cũng là một điều đương nhiên. Người dân trong thời đại internet này đang cần một “đời sống” thông tin mới, mang nhiều tính cách cá nhân và độc lập. Cái nhu cầu này, hồi xưa thì eo hẹp như rỉ tai, truyền miệng, bây giờ thì rộng lớn như text message, viết blog.
Ở Mĩ, những blogs đã ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống con người – từ những chuyện nhỏ (vật giá leo thang, y tế xập xệ, môi trường ô nhiễm…) cho tới chuyện lớn (vấn đề di dân, chiến tranh Iraq, cứu trợ bão lụt…). Tác dụng của blog rất mạnh trên chính trường, một ứng cử viên tổng thống phải bỏ cuộc vì đã lỡ lời nói một câu không đẹp với một sắc dân, và vài dân biểu, nghị sĩ phải từ chức, vào tù vì những hành động mờ ám. Tất cả đều khởi đầu, bị khui ra bởi những bài blog trên mạng.
Nhà nước VN hiện đang để yên cho người ta viết blog, nhưng họ đã thấy cái nguy cơ của sự tự do “ngầm” này rồi. Một khi người viết blog không còn viết linh tinh, “xe cán chó, chó cán xe”, và bắt đầu đi “quá trớn”, rồi còn mang sắc thái chính trị nữa thì CSVN phải có biện pháp đối phó mà thôi. Chắc rồi cũng bắt chước Trung quốc lập tường lửa, áp lực Yahoo, Google, và đặt cảnh sát ảo trên mạng. Sự tự do của con người, nhất là tự do ngôn luận, không căn cứ trên nhân quyền quốc tế mà lại dựa vào chính sách nhà nước cầm quyền. Đó là điều đi ngược lại trào lưu tiến hóa của thế giới bây giờ.
Nam, Quảng Ninh
Blog cũng là một dạng báo, việc quản lý blog hay có những quy định nào đó cho blog cũng là điều dễ hiểu. Có người viết blog để nói lên sự thật thì sẽ có người viết blog để sai sự thật. Cũng rất có thể đây là một kênh để tuyên truyền chủ nghĩa khủng bố, dân tộc cực đoan, ly khai, phỉ báng tôn giáo…
Viet Tien, Sài Gòn
Cái hay nhất của Blog là quá trình tự đào thải, tự điều chỉnh. Những Blog viết hoặc đưa lên những ngôn từ, hình ảnh bậy bạ sẽ bị cộng đồng xa lánh hoặc phỉ nhổ. Những Blog hay mọi người sẽ tung hô, sẽ tìm đến. Cho nên, các ông các bà làm ơn đừng bao giờ tìm cách quản lý hay đưa Blog “đi đúng lề đường bên phải”. Cả thế giới người ta có đặt vấn đề quản lý Blog không, hay chỉ có “đồng minh” Trung Quốc?
Mai, Florida, Hoa Kỳ
Cái gì thì nhà nước CSVN cũng muốn quản lý tất tần tật! Nhưng nghĩ kỹ thì làm sao quản lý được suy nghĩ của con người? Các quan ngài lãnh đạo liệu có quản lý được vợ, con mình chưa? Cấm ko cho người ta nói thì chí ít cũng phải để người ta viết chứ! Và điều quan trọng là người ta viết cho chính mình chứ đâu phải viết cho người khác. Ai thích thì vào đọc, góp ý, còn ko thích thì ai bắt buộc mình phải vào đọc đâu? Cho nên quản chế blog là quản chế tư duy của con người, một việc làm bất khả kháng và chỉ phô bày thú tính hơn là nhân tính. Thiển nghĩ, nhà nước nên vào đọc các blog được nhiều fan ủng hộ để tìm hiểu suy nghĩ của xã hội.

GIỌT NƯỚC MẮT GIẾT NGƯỜI

Đường Văn Thái

 

Chưa có một vị giám đốc bệnh viện nào mà lại có thể độ Hót như Trương Quý Dương – GĐ Bv Đa khoa tỉnh Hòa Bình hiện nay, bạn vào Google chỉ cần nhấp chuột Search “Trương Quý Dương” chỉ cần 0,64s là có thể ra tới hơn 200.000 lượt tìm kiếm.

Giám đốc Dương không phải Hot vì mấy ngày nay cập nhật tin tức 18 bệnh nhân chạy thận chót làm chuột bạch cho phải thí mạng để sang thế giới bên kia mất 9 người. Quý Dương đã được nổi danh từ khá là lâu từ rất nhiều đình đám trong giới Thượng tầng tham nhũng, nhưng không hiểu vì sao lý do đâu mà Dương không hề bị kỷ luật cách chức mà thay vào đó được thăng chức một cách ngon lành.

Trương Quý Dương sinh ra và lớn lên vùng đất biển Nghĩa Hưng – Nam Định trong một gia đình có cha làm ông giáo, kể từ đó cả gia đình Dương đã theo bước chân cha rời quê lên Lạc Thủy rồi Kim Bôi – Hòa Bình lập nghiệp. Dương tốt nghiệp Đại học Y khoa Thái Nguyên về quê Hòa Bình phục vụ tâm huyết với nghề, gắn bó với dồng bào miền núi hàng chục năm liền. Do có năng lực chuyên môn, lại có nhiều tâm huyết Dương được giao nhiệm vụ làm giám đốc bệnh viện huyện (ngày đó còn gọi là Trung tâm y tế huyện). Đến cuối năm 1996, Dương được sự điều động làm Giám đốc Trung tâm Bảo vệ bà mẹ-trẻ em tỉnh Hòa Bình, tiếp đến năm 2002 về Bệnh viện đa khoa tỉnh trên cương vị Giám đốc.

Tại đây cương vị mới, một tầm nhìn mới được mở ra với Dương, bộ mặt Bệnh viện ĐK tỉnh Hòa Bình cũng có nhiều diện mạo đổi mới với các dự án tài trợ từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản, cùng vốn ngân sách của Nhà nước, tổng số tiền các dự án lên đến hàng trăm tỷ đồng. Cũng bắt đầu từ đây, cơ hội để tham gia vào Thượng tầng tham nhũng của Dương có bước tiến. Hàng loạt các phi vụ bê bối cũng bắt đầu từ đây.

Đã một thời, đã phải có những bài báo khá là gay gắt “LÊN CHỨC NHỜ THÂM NIÊN SAI PHẠM, THAM NHŨNG..?”

Năm 2001 khi còn làm Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi, huyện nghèo của tỉnh Hòa Bình, cơ quan thanh tra vào cuộc, nhanh chóng phát hiện ông Dương vi phạm chính sách về quản lý kinh tế và kết luận: Dưới sự lãnh đạo của ông Dương, Trung tâm đã làm trái quy định, chi tiêu không đúng mục đích, buộc bồi thường công quỹ trên 48 triệu đồng. https://vietbao.vn/…/Len-chuc-nho-tham-nien-sa…/70024174/157/

Năm 2002 khi ông Dương về làm Giám đốc Trung tâm BVSKBMTE&KHHGĐ bị thâm hụt 172.794.329 đồng ngân quỹ do chi dùng sai mục đích, thu vén cá nhân. Bà Nguyễn Thị Toàn thủ quỹ Trung tâm đã phải nộp trả công quỹ 30 triệu đồng, ông Trần Văn Thắng cán bộ Trung tâm hà lạm 30 triệu đồng, bà Quách Thị Phúc kế toán chịu trách nhiệm nộp 40 triệu đồng. Riêng ông Dương cũng “lỡ tay” ký, chi ứng sai nguyên tắc 113.024.849 đồng. Theo sự việc và số liệu trong kết luận điều tra của cơ quan công an, ông Dương phải bị truy tố trước pháp luật mới phải lẽ. Song lần này ông vẫn thoát!

Đến năm 2014 báo chí cũng tốn không ít giấy mực tiếp tục viết về vị Giám đốc này một lần nữa về việc thuê, mua các máy móc trang thiết bị y tế trong đó có phần thiết bị của Công ty Thiên Sơn với 8 máy chạy thận nhân tạo mà nó đã để lại hậu quả nặng nề hôm 29.5 vừa qua. Cũng qua những phi vụ như vậy nên Dương mới có cả dinh cơ to đoành giữa trung tâm thành phố Hoà Bình, đất đai rộng ngút ngàn thuê cả mấy người giúp việc làm vườn chỉ để dọn cỏ. Khi mọi việc bị phanh phui thì Dương đã rất khéo léo mua sự im lặng của ông Trưởng ban thanh tra với bữa tiệc nho nhỏ cùng với cái phong bì 2.000 usd tại một nhà hàng phố biển.

Cũng trong năm 2014 đó có phát hiện hàng loạt sai phạm tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình nhưng sau đó vẫn chìm xuồng và Dương vẫn tại vị ngon lành. Điển hình như vụ đã tự ý ký hợp đồng lao động với 240 người. trong đó chỉ có 79 người trúng tuyển chính thức vào BVĐK Hòa Bình công tác trong kỳ tuyển dụng năm 2012. Thêm vào đó với cái chết tức tưởi đầy oan ức của cháu Quân ngày 15/5/2014 ở xóm Ké, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc chắc vẫn còn ám ảnh với cán bộ bệnh viện ĐK Hòa Bình với một bệnh lý cực kỳ vớ vẩn “Cháu chết là do sặc sữa”. Tất cả đều được chìm xuồng như chưa hề có chuyện gì xảy ra bởi sự ban ơn “GIƠ CAO ĐÁNH SẼ và RÚT KINH NGHIỆM” của Sở Y tế Hòa Bình..

Qua tìm hiểu của chúng tôi thì với chuyên môn Tiến sĩ Y tế cộng đồng của Quý Dương cộng với tài năng đức độ như vậy thì tất cả mọi chuyện đều được giải quyết có lý có tình thì cũng đúng thôi. Bởi đã là Tiến sĩ Y tế cộng đồng thì công tác dân vận hành lang, chạy trọt sẽ rất ổn nên mọi việc xong lại đổ thừa, xin lỗi và rút kinh nghiệm là OK.

Sự việc sáng 29.5 cũng vậy, vẫn khuôn bài cũ Dương đưa ra với những dòng nước mắt cá sấu đầy tội lỗi “Xin lỗi các gia đình nạn nhân” và dự kiến đổ thừa cho “nghi vấn do đường nước”. Tôi vẫn còn nhớ cũng màn kịch xin lỗi và tính chất đổ thừa khi mà trường hợp một sản phụ đẻ ở chân cầu thang của bệnh viện https://dantri.com.vn/…/xon-xao-chuyen-san-phu-sinh-con-ngay…

Lần này thì quả thật là khủng khiếp, với kinh nghiệm 30 năm công tác chuyên ngành tại bệnh viện Bạch Mai, Giáo sư Nguyễn Nguyên Khôi cho rằng nguyên nhân khiến 6 bệnh nhân chạy thận tại Hoà Bình tử vong là do đường dịch. Trong đó do dịch hoặc nước pha dịch chứ không thể nói do sốc phản vệ.

Hiện nay thì chưa có kết luận của cơ quan điều tra, nhưng liệu kết quả đau thương với 9 mạng người đánh đổi như vậy liệu có phải do nguyên nhân khách quan “SỐC PHẢN VỆ, hay DO ĐƯỜNG NƯỚC”. Câu hỏi lớn đặt ra là thiết bị máy móc vừa được bảo dưỡng hôm trước thì hôm sau 18 con người kia đã là chuột bạch vật thế thân với một cái kết đau lòng. Với tấm lòng đạo đức rởm đời, những giọt nước mắt chết người đó có đánh đổi được 9 mạng sống trở lại hay không?

Biết là Giám đốc Dương rất tài ba xoay chuyển tình thế, Công Lý ở Việt Nam chỉ là chàng diễn viên hài nhưng chúng ta vẫn cần phải hi vọng và lên án hành động vô nhân đạo này.

FB Thai

Đại tá Gaddafi của nước Libya – Bị lật đổ và thiệt mạng

Lê Công Định
đã chia sẻ bài viết của nghiên cứu lịch sử

Đại tá Gaddafi từng nói lịch sử đã chọn ông lên cầm quyền ở Libya. Câu này cũng thường nghe ở Việt Nam.

Cuối đời Gaddafi, hai viên đạn đã chọn ông vì ảo tưởng lịch sử vẫn còn chọn mình. Chính sự ảo tưởng thuyết định mệnh “sự lựa chọn của lịch sử” khiến mọi kết cuộc thành ra thảm họa.

1986, Libya — Muammar al-Qaddafi in Military Uniform — Image by © Peter Turnley/CORBIS

 

nghiên cứu lịch sử

 

Bị lật đổ và thiệt mạng

Tháng 2 năm 2011, vài tuần sau khi các cuộc biểu tình khiến tổng thống của Tunisia và Ai Cập từ chức, cuộc nổi dậy chống Gadhafi đã bùng lên. Gadhafi dùng quân đội để trấn áp cuộc nổi dậy và tuyên bố trên truyền hình rằng ông sẽ truy đuổi những người chống đối như những con chuột, và khẳng định hành động của họ là hậu quả của việc dùng thuốc gây ảo giác. Việc này đẩy sự căm phẫn của những người chống đối lên cao hơn, khiến làn sóng nổi dậy phát triển mạnh hơn, biến thành nội chiến.

Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc ra Nghị quyết số 1973, thiết lập vùng cấm bay tại Libya. Sau đó, 15 quốc gia phương Tây lập liên minh, đem không quân và hải quân tới thực thi khu vực cấm bay và phong tỏa hải quân, cũng như tiến hành không kích vào lực lượng của ông Gadhafi để hỗ trợ quân nổi dậy

Gaddafi bị chính thức lật đổ vào cuối tháng 8 năm 2011, sau 42 năm cầm quyền ở Libya. Đến giữa tháng 9, khoảng một nửa quốc gia trên thế giới, chính thức công nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya (NTC) là chính quyền hợp pháp của nước này. Ngày 6 tháng 10, đại tá Gaddafi lại ra mặt sau một thời gian mất tích để kêu gọi “toàn dân xuống đường biểu tình rầm rộ phản đối chính quyền lâm thời Libya”, nhưng chẳng có ai hưởng ứng và không có cuộc biểu tình chống NTC nào diễn ra.

Quân NTC tấn công Sirte, quê hương và cũng là thành trì cuối cùng của Gaddafi, vào ngày 20 tháng 10. Cùng ngày, các phương tiện truyền thông đã dẫn lời một quan chức quân đội cao cấp của hội đồng Dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC) cho biết đại tá Gaddafi đã chết vì nhiều vết thương nặng khi đang trên đường chạy trốn và bị bắt gần Sirte.Theo một số nguồn tin, Gaddafi bị bắt khi đang trốn trong một ống cống, ông ta đã cầu xin tha mạng và van xin các binh sĩ nổi dậy “đừng bắn”, nhưng sau đó đã chết do bị một viên đạn bắn vào đầu,. Việc ông bị hành quyết cố ý hay bị trúng đạn lạc được NTC hứa là sẽ cho điều tra, nhưng sau đó thì vụ việc bị “chìm xuồng” luôn. Cho tới nay vẫn không rõ ai là người đã bắn Gaddafi.

Binh sĩ NTC viết lên cống bằng sơn màu xanh dòng chữ “Nơi trốn của Gaddafi, con chuột cống”, và chuyền nhau khẩu súng lục bằng vàng của ông ta. Thi thể của Gaddafi sau đó được đưa đến Misrata với 2 cái lỗ trên ngực và thái dương, và được đặt trong một phòng lạnh dùng để chứa thịt gia súc cùng với thi thể của con trai Mu’tasim. Tại đây, người ta xếp những hàng dài để được vào xem tận mắt thi thể Gaddafi, dắt theo cả con cái và tạ ơn Thượng đế.

Nhiều người Libya đã đổ ra đường ăn mừng cái chết của đại tá Gaddafi, còn Hugo Chavez thì bày tỏ sự thương tiếc và gọi nhà lãnh đạo bị lật đổ này là “liệt sĩ”. Tờ New York Times đã đăng tải tường thuật của Mansour Dhao Ibrahim, một phụ tá và được cho là anh em họ của ông Muammar Gaddafi: Gaddafi đã “rất sợ NATO”, trong những ngày cuối đời, ông phải ăn gạo sống và mì ống nhặt được từ các nhà dân bỏ hoang, than thở về việc không có điện và nước. Tuy nhiên theo Huneish Nasr, lái xe riêng Gaddafi trong 30 năm, người cuối cùng chứng kiến cảnh Đại tá Gaddafi chết thì: “Ông ấy thật kỳ lạ. Ông luôn đứng yên và hướng về phía Tây. Tôi chưa từng thấy sự sợ hãi trong mắt ông.”, và binh lính nổi dậy tiến đến gần, ông Gaddafi tuy lúng túng không biết phải làm gì nhưng không hề tỏ ra sợ hãi.

Đến ngày 25 tháng 10, Gaddafi cùng con trai Mutassim và cựu bộ trưởng quốc phòng dưới chế độ Gaddafi Abu Bakr Younis đã được đem chôn tại một nơi bí mật trong sa mạc.ĐIều này trái với mong ước trong di chúc của Gaddafi, trong đó ông bày tỏ mong muốn được chôn cất bên cạnh “gia đình và bạn bè” ở quê hương mình.

nghiên cứu lịch sử

Đại tá Gaddafi của nước Libya

col-muammar-gaddafi-libya.jpg

Phạm Văn Tuấn

Đại Tá Muammar Abu Mingar al-Gaddafi, được gọi tắt là Đại Tá Gaddafi (các cách viết khác là Qaddafi, Gadhafi hay Gadhafy), là nhà lãnh đạo của nước Libya, cầm quyền kể từ cuộc đảo chính vào năm 1969.

Ông Gaddafi là nhân vật lãnh tụ lâu năm nhất của các quốc gia không theo quân chủ (non-royal national leaders) và cũng là lãnh tụ cầm quyền lâu dài nhất của nước Libya, nếu kể từ năm 1551 khi đất nước này còn là một tỉnh của Đế Quốc Ottoman.

Vào năm 1972 khi ông Gaddafi hủy bỏ chức vụ Thủ Tướng, ông được gọi là “Người Hướng Dẫn của cuộc Đại Cách Mạng mồng 1 tháng 9 của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Nhân Dân Ả Rập Libya” (Guide of the First of September Great Revolution of the Socialist People’s Libyan Arab Jamahiriya) hay của nước Jamahiriya, và ông Gaddafi còn có danh xưng là “Người Lãnh Đạo Anh Em hay Người Hướng Dẫn của cuộc Cách Mạng” (Brotherly Leader or Guide of the Revolution).

1. Thời kỳ thanh niên 

Ông Gaddafi sinh ngày 7 tháng 6 năm 1942, trong một gia đình du mục Bedouinnghèo khó với cha mẹ sinh sống nhờ trồng trọt và chăn nuôi một số nhỏ dê và lạc đà, tại một địa điểm gần thị trấn Sirt. Khi lên 7 tuổi, cậu Gaddafi đã theo các lớp tiểu học và trung học nhưng vì gia đình nghèo và gốc Bedouin, cậu đã bị các bạn bè khinh rẻ. Lúc còn là thanh niên, cậu Gaddafi đã là người ngưỡng mộ Tổng Thống Ai CậpGamal Abdel Nasser, là nhân vật đã mang lại niềm hãnh diện Ả Rập, sự đoàn kết và độc lập cho xứ sở, cậu đã ưa thích ý thức hệ quốc gia (nationalist) và xã hội chủ nghĩa Ả Rập (Arab socialist). Vào năm 1956 nhân vụ khủng hoảng Kênh Đào Suez, cậu Gaddafi đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống Do Thái. Năm 1963, Gaddafi theo học tại Học Viện Quân Sự Benghazi, tốt nghiệp sĩ quan vào năm 1965.

2. Khi cầm quyền

Vào ngày 1 tháng 9 năm 1969, khi Vua Idris (trị vì từ 1951-69) của xứ Libya đi chữa bệnh tại nước Thổ Nhĩ Kỳ, một nhóm nhỏ các sĩ quan trung cấp, lãnh đạo bởi Đại Úy Gaddafi, đã âm mưu một cuộc đảo chính không đổ máu. Nhóm sĩ quan này đã quản thúc tại nhà Hoàng Thái Tử Sayyid Hasan ar-Rida al-Mahdi as-Sanussi, công bố hủy bỏ chế độ quân chủ và thành lập nứoc Cộng Hòa Ả Rập Libya mới (the new Libyan Arab Republic).

Một Hội Đồng Chỉ Huy Cách Mạng được thành lập để cai trị đất nước với Đại Úy Gaddafi làm Chủ Tịch rồi vào năm 1970, ông Gaddafi tự nhận là Thủ Tướng (PrimeMinister) nhưng 2 năm sau, ông lại không dùng danh xưng này. Không giống như nhiều nhà cách mạng quân sự khi nắm quyền lực, ông Gaddafi không ưa thích được thăng cấp lên hàng tướng lãnh mà chỉ chấp nhận một nghi lễ nâng cấp từ Đại Úy lên Đại Tá và ông vẫn còn lưu giữ cấp bậc này cho đến ngày nay, bởi vì theo lời của chính ông, xứ sở Libya “được cai trị do dân” (ruled by the People), vì vậy ông Gaddafi không cần tới các danh xưng lớn lao hay các cấp bậc cao cấp của quân lực.

Đại Tá Gaddafi đã tổ chức lại chế độ mới của nước Libya bằng cách pha trộn Chủ Nghĩa Quốc Gia Ả Rập (Arab nationalism) với các hình thức của một xứ sở dùng tới hệ thống phúc lợi xã hội nhà nước (the welfare state), thứ hệ thống này được ông Gaddafi gọi tên là “nền dân chủ trực tiếp và phổ thông” (direct, popular democracy). Ông Gaddafi đã gọi hệ thống xã hội chủ nghĩa của ông ta là “xã hội chủ nghĩa Islam” (Islamic socialism) trong đó chính quyền cho phép tư nhân làm chủ các công ty nhỏ còn chính quyền sở hữu các công ty lớn. Chế độ xã hội chủ nghĩa Islam này đã đặt nặng các vấn đề phúc lợi (welfare), giải phóng (liberation, emancipation) và giáo dục, ngăn cấm cờ bạc và uống rượu.

Để bắt chước các nhà cách mạng trong thế kỷ 20, đặc biệt là Mao Trạch Đông với quyển sách nhỏ “Mao Tuyển” (the Little Red Book), ông Gaddafi đã tóm lược triết lý chính trị của ông ta trong “Cuốn Sách Xanh” (the Green Book) và quyển sách tóm lược nhỏ này được cấp phát cho người dân Libya mỗi người một cuốn, trong khi toàn bộ tư tưởng được in thành 3 tập được xuất bản từ năm 1975 tới năm 1979.

Vào năm 1977, Đại Tá Gaddafi còn công bố rằng nước Libya đã thay đổi hình thức chính quyền, từ một nước cộng hòa (a republic) sang loại xứ sở “Jamahiriya” , đây là một từ mới có nghĩa là một quốc gia quần chúng (a mass-state) hay “chính quyền do quần chúng quản trị (government by the masses). Theo lý thuyết, từ nay nước Libya theo nền dân chủ trực tiếp (direct democracy), cai trị bời người dân qua các hội đồng phổ thông địa phương (local popular councils) hay các công xã (communes). Ở trên đỉnh của tổ chức đất nước này là “Quốc Hội Nhân Dân” (the General People’s Congress) với Đại Tá Gaddafi là Tổng Bí Thư (Secretary General). Hai năm sau, ông Gaddafi đã từ bỏ mọi chức vụ chính quyền để theo đúng lý thuyết triết học bình đẳng mới (the new egalitarian philosophy).

3. Các chính sách đối ngoại của Đại Tá Gaddafi

Sau khi chiến thắng trong cuộc Cách Mạng năm 1969, ông Gaddafi cố gắng tìm cách để chính mình trở nên một nhân vật giống như nhà cách mạng Che Guevara, ông thường mặc bộ y phục đi săn (safari-suit) với cặp kính mát luôn luôn che đôi mắt. Ông Gaddafi đã giúp đỡ các phần tử cấp tiến chống phương tây (anti-Western radicals) bằng cách cung cấp cho họ vũ khí và ngân khoản tài chính, miễn là họ chống chủ nghĩa đế quốc (imperialism).

Vào năm 1970, Đại Tá Gaddafi cũng ra lệnh trục xuất tất cả người Ý (Italians) sinh sống trên xứ Libya. Tại trong nước, ông cũng đàn áp bằng võ lực các vụ chống đối chính quyền. Nhiều người đã chống đối các chính sách của ông Gaddafi bởi vì các hành động của ông đi ngược với một số luật lệ tôn giáo và truyền thống. Các người chống đối công khai đã bị “mất tích”, chẳng hạn người ta không còn thấy Sheikl al-Bishti, một vị lãnh đạo tôn giáo tại thành phố Tripoli khi ông này lên án chế độ của Đại Tá Gaddafi. Một số các người chống đối đã phải chạy ra nước ngoài, một nhóm khác gọi tên là Mặt Trận Quốc Gia Cứu Nguy Libya (the National Front for the Salvation of Libya = NFSL) đã âm mưu một cuộc đào chính vào năm 1984, nhưng họ đã không thành công. Một nhóm khác tên là al-Burkan, đã tìm cách ám sát các nhân viên cao cấp của chính quyền. Để đàn áp các kẻ chống đối, các ủy ban cách mạng của ông Gaddafi cũng gửi ra nước ngoài vào tháng 4 năm 1980 các đội mật vụ ám sát để tìm cách giết hại các nhà đối lập và kết quả là 9 người Libyans đã bị ám sát trong đó 5 người đang sinh sống tại nước Ý.

Chế độ toàn trị của Đại Tá Gaddafi vẫn bị dân chúng trong nước chống đối. Vào tháng 10 năm 1993, một số phần tử trong quân đội Libya đã tìm cách ám sát ông Gaddafi nhưng họ không thành công. Vào ngày 14/7/1996, nhân dịp trận bóng đá do người con trai của ông Gaddafi tổ chức tại Tripoli, đã xẩy ra một cuộc nổi loạn đẫm máu để phản đối sự đàn áp của chính quyền. Theo các người bất đồng chính kiến, tới nay đã có 343 nạn nhân bị giết hay bị ám sát vì chính trị. Theo lời tố cáo của Hội Nhân Quyền Libya (the Libyan League for Human Rights = LLHR), vào tháng 2 năm 2006 trong một cuộc biểu tình phản đối chính quyền tại thành phố Benghazi, đã có 30 người Libya và ngoại quốc bị giết.

Đối với các nước láng giềng, Đại Tá Gaddafi đã làm theo các ý tưởng “thuần Ả Rập” (pan-Arabism) của Tổng Thống Gamal Abdel Nasser của nước Ai Cập và là người cổ võ cho chương trình hợp nhất mọi quốc gia Ả Rập thành một nước Ả Rập duy nhất. Sau khi Tổng Thống Nasser qua đời vào ngày 28/9/1970, Đại Tá Gaddafi đã muốn trở nên nhà lãnh đạo ý thức hệ của chủ nghĩa quốc gia Ả Rập (Arab nationalism).

Vào năm 1972, Đại Tá Gaddafi công bố thành lập “Liên Hiệp các Quốc Gia Cộng Hòa Ả Rập” (the Federation of Arab Republic), gồm 3 nước Libya, Ai CậpSyria, nhưng cả ba quốc gia này đã không đồng ý với nhau về các điều kiện hợp nhất. Hai năm sau, 1974, ông Gaddafi đã ký một thỏa hiệp với Tổng Thống Tunisia là ôngHabib Bourguiba, để hai nước kết hợp lại thành một quốc gia nhưng rồi trên thực tế, các khác biệt cơ bản đã làm cho hai nước này trở thành thù nghịch.

Nước Libya cũng tham gia vào việc tranh giành giẻo đất Aouzou (the Aouzou Strip) với nước Chad láng giềng, miền đất này bị người Libya chiếm đóng vào năm 1973. Cuộc tranh chấp đã dẫn tới việc quân đội Libya xâm lăng qua nước láng giềng và vụ xung đột được chấm dứt bằng cuộc ngưng chiến vào năm 1987. Cuộc tranh giành đất đai này đã kết thúc một cách hòa bình vào tháng 6 năm 1994 khi Tòa Án Quốc Tế (the International Court of Justice) ra lệnh cho Libya phải rút quân đội ra khỏi nước Chad.

Đại Tá Gaddafi cũng là người ủng hộ mạnh mẽ cho Tổ Chức Giải Phóng Palestine(thePalestine Liberation Organization), công việc này đã làm thiệt hại tới sự liên hệ với nước Ai Cập khi vào năm 1979 nước Ai Cập ký thỏa ứơc Hòa Bình với nước Do Thái. Nhưng sự ủng hộ kể trên đã không kéo dài được lâu khi nước Do Thái bắt đầu thương lượng về vấn đề hòa bình với Mặt Trận Giải Phóng Palestine (PLO) thì Đại Tá Gaddafi đã phản ứng lại bằng cách trục xuất 30,000 người Palestines sinh sống tại Libya.

Trong khi liên hệ với Ai Cập kém đi, Đại Tá Gaddafi tìm cách kết thân với Liên Xô và như vậy Libya đã là nước ở ngoài khối Liên Xô mà nhận được các chiến đấu cơ siêu thanh Mig-25 (the supersonic Mig-25 combat fighter), nhưng rồi sau đó, các liên lạc Libya-Liên Xô bị suy giảm đi.

4. Trợ giúp các tổ chức khủng bố

Đại Tá Gaddafi muốn làm gia tăng ảnh hưởng của nước Libya ra các xư sở bên ngoài, đặc biệt là những nơi có dân số Hồi Giáo. Ông Gaddafi đã kêu gọi nên tạo dựng ra một quốc gia Islam của miền Sa Mạc Sahara (a Saharan Islamic state) và nước Libya đã yểm trợ cho các lực lượng chống chính phủ trong miền đất phía nam của Sa Mạc Sahara.

Nước Libya còn bảo trợ các phong trào nổi loạn tại miền tây của châu Phi (West Africa), đặc biệt là tại 2 xứ Sierra LeoneLiberia, yểm trợ cho mặt trận Polisario(the Polisario Front) trong các công cuộc chống “chủ nghĩa thuộc địa hóa Tây Ban Nha” (Spanish colonialism) và sự chiếm đóng quân sự Marốc (the Moroccan militaryoccupation), cũng như đỡ đầu cho các nhóm Muslim khác và trong 2 thập niên 1970 và 1980, nhiều nhóm khủng bố với ý thức hệ khác hẳn với triết lý của ông Gaddafi cũng đã nhận được tài trợ và giới quan sát quốc tế khó mà hiểu rõ các lý do của các hành động của ông Gaddafi.

Vào giữa thập niên 1980, đa số các nhà chính trị phương tây cho rằng Đại Tá Gaddafi là người đứng đầu cung cấp tài chính cho các vụ khủng bố quốc tế (international terrorism). Nhiều cơ quan đã báo cáo rằng ông Gaddafi là ngừoi tài trợ chính cho “Phong Trào Tháng 9 Đen” (the Black September Movement) với quân khủng bố đột nhập vào khu vực “Thế Vận Hội Mùa Hè năm 1972” (the 1972 Summer Olympics) và Hoa Kỳ đã tố cáo ông Gaddafi phải chịu trách nhiệm về vụ đặt bom Vũ Trường Berlin năm 1986 (the 1986 Berlin discotheque bombing), làm cho 3 người chết, hơn 200 người bị thương với số thương vong đáng kể là quân lính Hoa Kỳ. Ông Gaddafi cũng bị tố cáo đã trả tiền cho tên “Carlos the Jackal” để bắt cóc các bộ trưởng mỏ dầu của 2 nước Iran và Ả Rập Saudi, rồi sau đó thả họ ra.

Chính sách chống phương tây của Đại Tá Gaddafi đã gây tiếng xấu trong các giới ngoại giao và trong giới truyền thông của phương tây, rồi các căng thẳng giữa nước Libya và phưong tây đã đi tới cao điểm trong nhiệm kỳ của Tổng Thống Ronald Reagan. Chính quyền thời Tổng Thống Reagan đã coi Libya là một nước hiếu chiến, đã có lập trường không thỏa hiệp đối với nền độc lập của xứ Palestine, đã ủng hộ nước Iran cách mạng chống Iraq trong các năm 1980-88, đã hậu thuẫn cho các “phong trào giải phóng” tại các quốc gia đang phát triển. Tổng Thống Reagan đã gọi Đại Tá Gaddafi là “con chó điên của miền Trung Đông” (the mad dog of the Middle East).

Vào tháng 12 năm 1981, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã cấm tất cả các công dân Hoa Kỳ du lịch tới xứ Libya rồi tới tháng 3 năm 1982, Hoa Kỳ cấm nhập cảng dầu thô của Libya, cấm xuất cảng các kỹ thuật lọc dầu của Hoa Kỳ qua xứ sở này.

Vào năm 1984, một cảnh sát viên người Anh tên là Yvonne Fletcher trong khi đang canh gác tại một cuộc biểu tình chống Gaddafi bên ngoài Thư Viện Libya trong thành phố London thì một loạt súng liên thanh đã nổ từ bên trong tòa nhà thư viện làm thiệt mạng cô cảnh sát viên kể trên. Các nhà ngoại giao Libya đã viện cớ được đặc miễn ngoại giao để trở về xứ mà không bị xét xử về vụ án mạng kể trên. Vì thế nước Anh đã đoạn tuyệt ngoại giao với nước Libya trong hơn một chục năm.

Tại ngoài khơi của xứ Libya, từ tháng 1 tới tháng 3 năm 1986, Hải Quân Hoa Kỳ đã tấn công các tầu tuần tiễu của Libya trong Vịnh Sidra, nơi đây nước Libya coi là lãnh hải của họ. Rồi vào ngày 15 tháng 4 năm 1986, Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã hạ lệnh thả bom vào hai thành phố Tripoli Benghazi, cuộc oanh tạc này được gọi là “Cuộc Hành Quân El Dorao Canyon”, đã làm chết 45 nhân viên dân sự và quân sự của Libya, 15 người dân thường cùng với người con gái nuôi của ông Gaddafi tên là Hannah. Libya đã chống lại bằng cách bắn 2 hỏa tiễn Scud vào các tầu tuần duyên Hoa Kỳ đang trú đóng tại hòn đảo Lampedusa của nước Ý. Hai hỏa tiễn này đã rơi xuống biển và không gây thiệt hại.

Vào cuối năm 1987, con tầu biển thương mại tên là MV Eksund bị chặn lại và bị khám xét, người ta đã tìm thấy rất nhiều võ khí và chất nổ được xứ Libya chuyển vận cho Phong Trào Giải Phóng Ái Nhĩ Lan (IRA). Nhiều người đã tin chắc rằng Đại Tá Gaddafi đã từng xuất cảng võ khí cho nhóm nổi loạn FARC tại xứ Columbia.

Nước Libya còn bị tố cáo đã cho đặc công của mình gài bom trên chuyến bay Pan Am số 103, khiến cho chiếc phi cơ này bị nổ trên không phận của miền Lockerbie, Tô Cách Lan (Scotland). Vụ phá hoại này đã khiến cho nước Libya đã bị một số nước phương tây cấm vận kinh tế và cô lập ngoại giao, bởi vì Đại Tá Gaddafi đã từ chối không cho dẫn độ 2 kẻ khủng bố. Nhờ sự can thiệp sau này của Tổng Thống Nelson Mandela của nước Nam Phi và Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, vào năm 1999, Đại Tá Gaddafi mới đồng ý giao 2 phạm nhân kể trên cho nước Hòa Lan để xét xử theo luật Ái Nhĩ Lan.

5. Thay đổi chính sách đối ngoại 

Tới tháng 8 năm 2003, nước Libya mới viết thư chính thức cho Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm về vụ gài bom Lockerbie và chịu trả số tiền bồi thường là 2.7 tỉ Mỹ kim để đền bù cho 270 gia đình nạn nhân. Tới tháng 10 năm 2008, Libya cũng đồng ý bồi thường 1.5 tỉ Mỹ kim cho các nạn nhân thuộc về a) vụ gài bom Lockerbie, b) vụ đặt bom trong vũ trường Berlin năm 1986, c) chuyến bay UTA số 772 bị gài bom vào năm 1989, d) các nạn nhân Libya của cuộc oanh tạc do Hoa Kỳ vào năm 1986 tại hai thành phố Tripoli và Benghazi.

Kết quả của hai việc bồi thường kể trên là Tổng Thống Bush đã ký một đạo luật giải tỏa tất cả các vụ kiện liên quan. Kể từ nay, Đại Tá Gaddafi đã tỏ ra muốn cải thiện liên lạc với các quốc gia phương tây. Ông ta hứa sẽ chống quân khủng bố al-Qa’ida và sẵn lòng để các chuyên viên quốc tế khám xét chưong trình võ khí. Ông Gaddafi cũng xuất hiện trên đài ABC để trả lời các câu phỏng vấn của ký giả George Stephanopoulos, đây là một điều mà 10 năm về trước, không ai dám nghĩ tới.

Tới tháng 3 năm 2004, Thủ Tướng Anh Tony Blair là chính khách phương tây đầu tiên tới viếng thăm thành phố Tripoli và chính thức gặp mặt Đại Tá Gaddafi, rồi vào ngày 15/5/2006, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố việc phục hồi mọi liên lạc ngoại giao với nước Libya. Vào tháng 7 năm 2007, Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy viếng thăm nước Libya và đã ký các hiệp ước song phương và đa phương với Đại Tá Gaddafi.

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ là bà Condoleezza Rice cũng tới thăm nước Libya vào tháng 9 năm 2008 và đã gặp mặt Đại Tá Gaddafi. Đây là lần thăm viếng đầu tiên của một Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ kể từ năm 1953.

Ngày 23 tháng 9 năm 2009, Đại Tá Gaddafi đã đọc diễn văn trong 1 giờ 36 phút tạiĐại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (the United Nations General Assembly) ở New York, nhân kỳ họp thứ 64, ông Gaddafi tới đây một phần cũng vì nhà ngoại giao Libya là ông Ali Treki mới trở nên Chủ Tịch của Đại Hội Đồng LHQ trong nhiệm kỳ 2009-2010. Trong kỳ họp này, ông Gaddafi đã chỉ trích Liên Hiệp Quốc là đã thất bại, không thể tránh cho 65 cuộc chiến tranh xẩy ra. Ông Gaddafi cũng gọi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (UN Security Council) là “Hội Đồng Khủng Bố” (the Terro Council) đồng thời ông ta cũng bênh vực Nhóm Khủng Bố Taliban và các quân cướp biển Somali (Somali pirates).

Đại Tá Gaddafi là một nhà lãnh đạo cách mạng, đã dùng tài nguyên thiên nhiên của xứ Libya là dầu hỏa, để mang lại một phần thịnh vượng cho người dân trong nước nhưng đồng thời cũng mang tiếng xấu cho nước Libya vì các hành động yểm trợ khủng bố và thái độ không hợp tác với nhiều nước khác trên thế giới.

Bị lật đổ và thiệt mạng

Tháng 2 năm 2011, vài tuần sau khi các cuộc biểu tình khiến tổng thống của Tunisia và Ai Cập từ chức, cuộc nổi dậy chống Gadhafi đã bùng lên. Gadhafi dùng quân đội để trấn áp cuộc nổi dậy và tuyên bố trên truyền hình rằng ông sẽ truy đuổi những người chống đối như những con chuột, và khẳng định hành động của họ là hậu quả của việc dùng thuốc gây ảo giác. Việc này đẩy sự căm phẫn của những người chống đối lên cao hơn, khiến làn sóng nổi dậy phát triển mạnh hơn, biến thành nội chiến.

Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc ra Nghị quyết số 1973, thiết lập vùng cấm bay tại Libya. Sau đó, 15 quốc gia phương Tây lập liên minh, đem không quân và hải quân tới thực thi khu vực cấm bay và phong tỏa hải quân, cũng như tiến hành không kích vào lực lượng của ông Gadhafi để hỗ trợ quân nổi dậy

Gaddafi bị chính thức lật đổ vào cuối tháng 8 năm 2011, sau 42 năm cầm quyền ở Libya. Đến giữa tháng 9, khoảng một nửa quốc gia trên thế giới, chính thức công nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya (NTC) là chính quyền hợp pháp của nước này. Ngày 6 tháng 10, đại tá Gaddafi lại ra mặt sau một thời gian mất tích để kêu gọi “toàn dân xuống đường biểu tình rầm rộ phản đối chính quyền lâm thời Libya”, nhưng chẳng có ai hưởng ứng và không có cuộc biểu tình chống NTC nào diễn ra.

Quân NTC tấn công Sirte, quê hương và cũng là thành trì cuối cùng của Gaddafi, vào ngày 20 tháng 10. Cùng ngày, các phương tiện truyền thông đã dẫn lời một quan chức quân đội cao cấp của hội đồng Dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC) cho biết đại tá Gaddafi đã chết vì nhiều vết thương nặng khi đang trên đường chạy trốn và bị bắt gần Sirte.Theo một số nguồn tin, Gaddafi bị bắt khi đang trốn trong một ống cống, ông ta đã cầu xin tha mạng và van xin các binh sĩ nổi dậy “đừng bắn”, nhưng sau đó đã chết do bị một viên đạn bắn vào đầu,. Việc ông bị hành quyết cố ý hay bị trúng đạn lạc được NTC hứa là sẽ cho điều tra, nhưng sau đó thì vụ việc bị “chìm xuồng” luôn. Cho tới nay vẫn không rõ ai là người đã bắn Gaddafi.

Binh sĩ NTC viết lên cống bằng sơn màu xanh dòng chữ “Nơi trốn của Gaddafi, con chuột cống”, và chuyền nhau khẩu súng lục bằng vàng của ông ta. Thi thể của Gaddafi sau đó được đưa đến Misrata với 2 cái lỗ trên ngực và thái dương, và được đặt trong một phòng lạnh dùng để chứa thị gia súc cùng với thi thể của con trai Mu’tasim. Tại đây, người ta xếp những hàng dài để được vào xem tận mắt thi thể Gaddafi, dắt theo cả con cái  và tạ ơn Thượng đế.

Nhiều người Libya đã đổ ra đường ăn mừng cái chết của đại tá Gaddafi, còn Hugo Chavez thì bày tỏ sự thương tiếc và gọi nhà lãnh đạo bị lật đổ này là “liệt sĩ”. Tờ New York Times đã đăng tải tường thuật của Mansour Dhao Ibrahim, một phụ tá và được cho là anh em họ của ông Muammar Gaddafi: Gaddafi đã “rất sợ NATO”, trong những ngày cuối đời, ông phải ăn gạo sống và mì ống nhặt được từ các nhà dân bỏ hoang, than thở về việc không có điện và nước. Tuy nhiên theo Huneish Nasr, lái xe riêng Gaddafi trong 30 năm, người cuối cùng chứng kiến cảnh Đại tá Gaddafi chết thì: “Ông ấy thật kỳ lạ. Ông luôn đứng yên và hướng về phía Tây. Tôi chưa từng thấy sự sợ hãi trong mắt ông.”, và binh lính nổi dậy tiến đến gần, ông Gaddafi tuy lúng túng không biết phải làm gì nhưng không hề tỏ ra sợ hãi.

Đến ngày 25 tháng 10, Gaddafi cùng con trai Mutassim và cựu bộ trưởng quốc phòng dưới chế độ Gaddafi Abu Bakr Younis đã được đem chôn tại một nơi bí mật trong sa mạc.ĐIều này trái với mong ước trong di chúc của Gaddafi, trong đó ông bày tỏ mong muốn được chôn cất bên cạnh “gia đình và bạn bè” ở quê hương mình. (wikipedia)