Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử ông Christopher Wray vào chức Giám đốc FBI vào sáng thứ Ba 6/6. Quyết định này không được loan báo trong một tuyên bố chính thức của Tòa Bạch Ốc, hoặc trực tiếp từ Tổng thống Trump, mà là qua trung gian trang Twitter, một kênh thông tin được ông Trump ưa chuộng.
Ông Trump viết trên Twitter, trang mạng xã hội của ông có đến 31.8 triệu người đăng ký nhận tin như sau: “Tôi sẽ đề cử ông Christopher A. Wray, một người toàn hảo và hội đủ các điều kiện vào chức vụ tân Giám đốc FBI.”
Việc ông Trump loan báo đề cử ông Wray trên Twitter làm dấy lên những bàn tán về liệu phòng báo chí của Tòa Bạch Ốc có hay biết gì về quyết định của ông Trump, đề cử tân Giám Đốc FBI qua mạng xã hội như thế này hay không.
Nếu được chuẩn thuận, ông Wray sẽ thay thế ông James Comey, cựu Giám Đốc FBI đã đột ngột bị sa thải hồi tháng trước.
Tin về việc đề cử tân giám đốc FBI được tung ra một ngày trước khi ông Comey ra điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện về liệu ông Trump có tìm cách gây áp lực để ông Comey hủy bỏ cuộc điều tra cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn hay không.
Tàu và máy bay ngày 7/6 triển khai tìm kiếm khắp bờ biển miền Nam Myanmar sau khi một máy bay quân sự bị mất tích trong không phận bên trên Biển Andaman cùng với 120 binh sĩ, thân nhân, và thành viên phi hành đoàn, theo tin từ giới chức hàng không dân sự và quân đội Myanmar.
Chiếc máy bay vận tải Y-8-200F do Trung Quốc sản xuất rời thị trấn duyên hải Myeik lúc 1:06 chiều (giờ địa phương), bay tới thành phố Yangon trong chuyến bay quân sự thường kỳ mỗi tuần với nhiều chặng dừng dọc các thành phố duyên hải trên đường đi.
Máy bay mất liên lạc sau khi cất cánh được 29 phút ở độ cao 5.485m trên mặt biển.
“Chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra sau khi máy bay bị mất liên lạc,” giới chức hàng không dân sự Kyaw Kyaw They tại phi trường Myeik cho biết.
Thông tin ban đầu nói có 105 người trên máy bay, sau đó quân đội Myanmar cho hay có 106 binh sĩ và thân nhân cùng 14 thành viên phi hành đoàn. Máy bay này có thể chở tối đa 200 người.
Giới hữu trách cho biết vụ việc xảy ra trong điều kiện thời tiết bình thường.
Quân đội huy động 6 tàu hải quân và 3 máy bay quân sự tiếp tục công tác tìm kiếm trong màn đêm.
Tới thời điểm này chưa có thông tin về tung tích chiếc máy bay mất tích.
Máy bay này được tậu về hồi tháng ba năm ngoái và đã thực hiện 809 giờ bay, quân đội Myanmar cho hay.
Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia của Hoa Kỳ James Clapper nói vụ Watergate của những năm 1970 “chẳng thấm vào đâu” so với những cáo buộc là có sự thông đồng giữa chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump với nước Nga.
Lời bình luận của ông Clapper được đưa ra hôm thứ Tư 7/6, tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Australia ở thủ đô Canberra.
Ông Clapper phác họa chuyện người Nga đã can thiệp vào các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong quá khứ như thế nào, nhưng ông nói nỗ lực của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 là “chưa hề có tiền lệ, xét về tính trực diện đối đầu và tính hung hăng của nó.”
Vụ Watergate là một vụ tai tiếng chính trị vào năm 1972, nổ ra khi FBI bắt giữ những người đột nhập trụ sở của Uỷ ban toàn quốc Đảng Dân chủ tại khách sạn Watergate, và tiếp theo đó là vụ bưng bít thông tin, rốt cuộc đã buộc Tổng thống Richard Nixon phải từ chức vào năm 1974.
Ông Clapper lên tiếng một ngày trước khi cựu giám đốc FBI James Comey ra điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ về những cáo buộc cho rằng có thể có sự thông đồng giữa chiến dịch tranh cửa của Tổng thống Trump với nước Nga.
Đây là lần đầu tiên ông Comey xuất hiện trước công chúng, kể từ khi ông bị Tổng thống Trump sa thải hôm 9/5 vừa rồi.
Cựu Giám đốc FBI, James Comey, người bị Tổng thống Donald Trump sa thải cách đây gần 1 tháng, sẽ điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện vào ngày 8/6. Ủy ban này đang điều tra sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 cũng như mối liên hệ, nếu có, giữa Moscow với người của Tổng thống Trump.
Đây sẽ là lần xuất hiện trước công chúng đầu tiên của ông Comey kể từ khi ông bị Tổng thống sa thải vào ngày 9/5 vừa qua.
Ông Comey bị đuổi việc trong lúc đang dẫn đầu cuộc điều tra của FBI về sự can dự của Nga vào bầu cử Mỹ và có hay không sự thông đồng giữa những trợ lý trong chiến dịch tranh cử của ông Trump với Nga nhằm giúp ông Trump đánh bại đối thủ Dân chủ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Vài ngày sau khi ông Comey bị sa thải rộ lên tin ông có ghi chú lại tỉ mỉ chi tiết nội dung trong các cuộc trao đổi với Tổng thống.
Buổi điều trần dự kiến diễn ra lúc 10 giờ sáng ngày 7/6.
Một số những câu hỏi có phần chắc sẽ được nêu lên với cựu Giám đốc FBI:
1. Tổng thống Donald Trump có yêu cầu ông Comey cam kết trung thành với Tổng thống hay không?
Theo tin tức báo chí, các nguồn tin thân cận với ông Comey cho hay ông Trump đã yêu cầu ông Comey hứa trung thành với Tổng thống trong bữa ăn tối tại Tòa Bạch Ốc.
Trong cuộc phỏng vấn với NBC, ông Trump nói ông Comey yêu cầu được gặp Tổng thống vì không muốn bị mất việc. Ông Trump không hề đề cập tới chuyện yêu cầu ông Comey hứa trung thành.
2. Tổng thống Trump có thúc giục ông Comey hủy cuộc điều tra nhắm vào cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn hay không?
Theo báo chí Mỹ, ông Comey cho các thành viên trong nội bộ tin cậy của ông biết rằng Tổng thống Trump tỏ ý hy vọng rằng ông Comey sẽ ngưng cuộc điều tra về ông Flynn và các liên hệ của ông Flynn với các đặc vụ Nga.
“Tôi hy vọng ông sẽ thôi, bỏ qua vụ của ông Flynn,” tờ Times thuật lời Tổng thống Trump nói với ông Comey sau khi bí mật mời ông Comey tới Phòng Bầu Dục. “Ông ấy là người tốt. Tôi hy vọng ông có thể bỏ qua chuyện này.”
3. Ông Comey có nghĩ rằng hành động của ông Trump là tìm cách cản trở cuộc điều tra về Nga hay không?
Ông Comey có phần chắc sẽ không có câu trả lời dứt khoát. Theo dự kiến, ông Comey sẽ mô tả các sự kiện và để người khác phân tích các khía cạnh pháp lý.
4. Có hay không chuyện ông Comey đã nhiều lần nói với Tổng thống rằng Tổng thống không bị điều tra?
Trong thư gửi ông Comey thông báo quyết định sa thải, Tổng thống Trump viết rằng “Tôi hết lòng cảm kích ông đã thông báo với tôi, trong ba lần khác nhau, rằng tôi không bị điều tra” về vụ Nga.
5. Ông Comey có thể trưng ra bằng chứng gì cho thấy có sự thông đồng giữa người nội bộ của ông Trump với các giới chức Nga hay không?
Liệu các phụ tá tin cậy của ông Trump có bí mật hợp tác với Nga trong âm mưu gây hại cho chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton hay không-đó là trọng tâm của các cuộc điều tra của liên bang lẫn của Quốc hội. Có phần chắc ông Comey sẽ không đưa ra câu trả lời dứt khoát.
Ngay trong lời đầu bài phát biểu trước Quốc hội vào ngày 7/6, cựu Giám đốc FBI, James Comey, nêu rõ Tổng thống Donald Trump bảo ông rằng: “Tôi cần sự trung thành. Tôi trông đợi lòng trung thành” trong một buổi cơm tối hồi tháng Giêng, theo các tài liệu công bố 1 ngày trước khi ông Comey ra trả lời chất vấn của Ủy ban Tình báo Thượng viện.
Bài diễn văn đã soạn của ông Comey được tiết lộ cho báo giới chiều 6/6.
Trong đó, ông Comey mô tả chi tiết rằng ông và Tổng thống Trump ăn tối riêng với nhau vào tháng Giêng. Dịp này, Tổng thống Trump hỏi ông Comey có muốn tiếp tục giữ chức Giám đốc FBI hay không. Ông Comey đáp ông muốn phục vụ hết 10 năm nhiệm kỳ và ‘không đứng về bên nào xét về mặt chính trị.’
Vẫn theo lời ông Comey, sau đó Tổng thống Trump đã đưa ra những lời lẽ đề cập đến sự trung thành. Ông Comey trả lời rằng ông chỉ có thể cam kết thành thật với Tổng thống. Khi Tổng thống Trump bảo ông ấy muốn ‘một sự trung thành chân thật’, ông Comey đã ngừng một lát rồi đáp rằng “Tôi sẽ dành cho Tổng thống điều đó.’
Ông Comey bị Tổng thống Trump đột ngột sa thải vào tháng trước.
Bộ trưởng Thông tin Truyền thông, kiêm Phó trưởng ban Tuyên giáo Trương Minh Tuấn vừa có bài viết đăng trên báo Thanh Niên hôm 6/6 nói rằng kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã tạo ra những phát triển ngoạn mục cho đất nước. Giới quan sát nghĩ gì về nhận định này?
Phát triển là nhờ KTTT định hướng XHCN?
Trong bài viết, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhận định:
Thực tế cho thấy hơn 30 năm vận hành của KTTT định hướng XHCN đã tạo ra sự phát triển ngoạn mục của đất nước. Công cuộc Đổi mới nhanh chóng đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng, duy trì tốc độ tăng trưởng vào hàng cao trên thế giới.
Ngoài ra, người đứng đầu bộ Thông tin Truyền thông còn đưa ra số liệu cho thấy GPD Việt Nam tăng 37 lần, từ 5,5 tỉ USD năm 1988 lên 205,32 tỉ USD năm 2016.
Cũng theo ông, từ năm 1993 đến năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% xuống chỉ còn 8,38% và thấp xa hơn các nước trong khu vực như Philippines, Ấn Độ, và thấp hơn cả Thái Lan, Indonesia.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã giải thể công nhận rằng sự nền kinh tế của Việt Nam trong 30 năm qua đạt được một số bước phát triển mà ông đánh giá là khá. Nhưng ông không cho rằng đó là công lao của nền KTTT định hướng XHCN:
Toàn bộ cái gọi là công cuộc đổi mới trong thời gian vừa qua thực chất không có gì là đổi mới cả.
– Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Toàn bộ cái gọi là công cuộc đổi mới trong thời gian vừa qua thực chất không có gì là đổi mới cả. Mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã buộc phải trả lại cho người dân một số quyền về kinh tế của họ, nhưng không phải là tất cả. Đấy là động lực chính cho sự phát triển kinh tế trong thời gian 30 năm qua ở Việt Nam. Hay nói cách khác là tiềm năng, lòng hăng say của người dân Việt Nam đã bị tước đoạt một thời gian dài. Đến khi họ nhận thấy rằng nếu tiếp tục như vậy thì bản thân họ không còn đường mà sống nên họ trả lại cho người dân những quyền làm kinh tế, từ nông nghiệp cho đến quyền làm kinh doanh.
Trong bài viết của mình, ông Trương Minh Tuấn nói rằng yếu tố quan trọng nhất của định hướng XHCN trong KTTT là vai trò lãnh đạo của Đảng. Theo ông, Đảng đại diện cho lợi ích của mọi tầng lớp nhân dân và không có lợi ích của riêng mình.
Tuy nhiên trong một bài viết có tựa “Cần hiểu đúng để không làm sai” đăng trên VietnamNet hôm 05/5/2017 nhưng hiện đã bị dỡ xuống, Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó ban Tuyên giáo TW nói:
“Sự lãnh đạo và quản lý chưa thể là một đặc điểm của nền kinh tế. Đặc điểm của nền kinh tế sẽ hình thành trong thực tế một cách khách quan, nó không phải là sự lãnh đạo và quản lý của ai, mà là kết quả của sự lãnh đạo và quản lý ấy thế nào,”
Ông nói rõ vai trò của Nhà nước trong nền KTTT không phải là để kinh doanh, cũng như không để các cơ quan hành chính tham gia kinh doanh. Mà theo ông, nhiệm vụ của Nhà nước là:
“Việc chính của nhà nước là tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong xã hội được kinh doanh thuận lợi, bình đẳng thật sư, không bị thị trường ngầm, không có buôn gian bán lậu, càng không để cho cán bộ của nhà nước tham gia hoạt động trong và cho các “nhóm lợi ích”.
“Tốt khoe ra, xấu xa che lại”?
Hai người đàn ông đi xe máy kéo một lượng rác tái chế trên đường phố Hà Nội vào ngày 12 tháng 8 năm 2016. AFP photo
Ông Trương Minh Tuấn đánh giá cao vai trò kinh doanh của nhà nước mà đại diện là khối doanh nghiệp nhà nước. Ông nói: “Để bảo đảm định hướng XHCN đạt tới mục tiêu, trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta, doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
Cũng trong bài viết này, ông Trương Minh Tuấn chỉ nói chung chung rằng KTTT định hướng XHCN của Việt Nam còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện mà không nêu rõ đó là những vấn đề gì hay hoàn thiện bằng cách nào.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những “vấn đề” lớn nhất của KTTT định hướng XHCN chính là việc các doanh nghiệp Nhà nước làm chủ đạo mà theo ông là một đường lối sai lầm của Việt Nam:
Khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo đã được ghi trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam. Và điều đó ngầm định Nhà nước dùng các doanh nghiệp này để điều tiết nền KTTT định hướng XHCN.
Và nó đã gây ra những hậu quả tai họa cho đất nước này. Không biết bao nhiêu cái gọi là tập đoàn kinh tế nhà nước đã thật sự phá sản. Chuyện Vinashin, Vinaline bây giờ đã vào quên lãng nhưng còn hàng chục các tập đoàn với hàng chục các dự án mười mấy ngàn tỷ do Nhà nước làm chủ đều đang sắp phá sản.
Cho nên việc lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo là một đường lối sai lầm của Đảng. Khu vực quốc doanh này chỉ tạo ra khoảng 25-26% GDP nhưng rất đáng tiếc là doanh nghiệp nhà nước lại sử dụng đến khoảng một nửa nguồn lực của đất nước. Đó là những tài nguyên thiên nhiên như hầm hỏ, đất đai,…và chèn ép các doanh nghiệp tư nhân mà đáng lẽ phải đóng vai trò chủ đạo.
Khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo đã được ghi trong đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam.
– Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội đất nước lần thứ nhất diễn ra sáng 26/4, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ông Nguyễn Văn Bình cho biết, hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân đã tạo việc làm cho trên 85% lao động đang làm việc của nền kinh tế. Tỷ trọng đóng góp GDP của kinh tế tư nhân luôn lớn hơn so với các thành phần kinh tế khác và duy trì ổn định ở mức 39-40% từ năm 2003 -2015.
Như vậy tỷ trọng đóng góp GDP của kinh tế Nhà nước hiện tại đã đứng sau kinh tế tư nhân mặc dù nhiều năm doanh nghiệp Nhà nước được đánh giá là nòng cốt của nền kinh tế.
Ngay sau khi bài viết về vai trò của KTTT định hướng XHCN mang lại những phát triển ngoạn mục của ông Trương Minh Tuấn được đăng tải, trên các trang mạng xã hội, dư luận ngay lập tức có các ý kiến phản biện. Chúng tôi ghi nhận quan điểm của Facebook Nguyễn Thông như sau: Tôi muốn hỏi ông Trương Minh Tuấn bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông: thế nào là ngoạn mục? Người cộng sản nắm quyền cai trị ở nước này tới nay đã 42 năm. Suốt nửa thế kỷ độc tôn cầm quyền mà đất nước vẫn còn nghèo đói, chậm phát triển như hiện nay thì ngoạn mục ở chỗ nào?
Hãy nhớ rằng, các nước Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… với chừng ấy năm, hoặc chỉ 1/4 chừng ấy năm thôi thì họ đã đi được bao nhiêu?
Xin nhắc lại, KTTT định hướng XHCN là tên gọi một cơ chế quản lý kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam tạo ra và triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990. Tuy nhiên cho đến nay, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ có giải thích nguyên lý chung rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Việt Nam mới đây đã đưa ra một dự thảo qui định xử phạt hành chính đối với việc cung cấp thông tin không chính xác, tin tức có tính bạo lực, bôi bác cá nhân, cơ quan hay tổ chức trong một nỗ lực nhằm xiết chặt hơn nữa việc kiểm soát mạng xã hội.
Phạt tiền
Theo Dự Thảo Nghị Định về xử phạt vi phạm hành chính trong lãnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin mạng và an toàn thông tin mạng, từ năm 2018 những người sử dụng facebook sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng nếu lợi dụng mạng xã hội để cung cấp thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức, cơ quan, cá nhân.
Đây là lần đầu tiên qui định xử phạt tiền đặc biệt nhắm vào người sử dụng mạng xã hội mà phổ biến nhất và lớn nhất hiện thời là facebook.
Theo thống kê của Facebook công bố hồi đầu năm ngoái, hiện Việt Nam có khoảng 35 triệu người sử dụng facebook, đồng nghĩa với việc 1/3 dân số Việt Nam hiện đang có tài khoản facebook. Việt Nam là quốc gia có lượng người dung Facebook lớn thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, sau Thái Lan và Indonesia.
Theo nhà báo tự do Võ Văn Tạo, không cần đợi tới lúc Dự Thảo Nghị Định có hiệu lực trong 6 tháng nữa mà từ trước và ngay bây giờ chuyện chỉ trích hay phê bình một cơ quan hay một tổ chức nào đó trên facebook đã gặp phải sự răn đe rồi.
Đấy là cái cớ thôi, còn nội dung trong Nghị Định này đã thể hiện đầy đủ hết trong Bộ Luật Hình Sự rồi, tội này tội kia là có hết kể cả tội phạm tin học.
– Nhà báo Võ Văn Tạo
Đấy là cái cớ thôi, còn nội dung trong Nghị Định này đã thể hiện đầy đủ hết trong Bộ Luật Hình Sự rồi, tội này tội kia là có hết kể cả tội phạm tin học. Lâu lâu họ lại đưa ra một dự luật hoặc một văn bản dưới luật gọi là Nghị Định, Thông Tư mà nó luộm thuộm, xa lạ với quyền cơ bản của người dân. Những trang cá nhân trên facebook hoặc blog cá nhân thì nó chỉ là nhật ký cá nhân người ta trao đổi với người khác ngoài xã hội, nó khác với báo chí chính thống. Xã hội luôn tồn tại nhiều quan điểm về nhiều góc độ tư duy, quyền lợi, nhận thức, cá tính vân vân… Bây giờ họ lại đẻ ra cái văn bản pháp qui mà nội dung lại dở hơi, theo dõi rình rập hở là phạt, cái đấy là cái rất tệ hại.
Đầu tháng Sáu này, một nữ học sinh Trung Học Phổ Thông Kiến Tường ở Long An, cho báo trong nước biết em bị kỷ luật, bị nhà trường khiển trách và dọa hạ điểm hạnh kiểm từ tốt xuống thành trung bình vì dám lên Facebook chê bệnh viện đa khoa Đồng Tháp Mười từ bác sĩ, y tá, nhân viên đều có cung cách phục vụ kém, nạt nộ bệnh nhân. “Nên chấn chỉnh lại đi các ông các bà…” là một trong những câu em viết trên facebook, lôi kéo sự chú ý đồng tình của một số facebookers khác.
Về qui định xử phạt hành chính đối với những thông tin có tính cách vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín và nhân phẩm của cơ quan, tổ chức hay của cá nhân, chưa kể những thông tin không phù hợp với tình hình đất nước, facebooker Đoàn Bảo Châu nói với đài Á Châu Tự Do:
Mình cũng phải rạch ròi là nếu chính phủ đề ra xử phạt việc bôi nhọ lãnh đạo, nếu đó là tin chính xác rồi mà vẫn bị phạt thì người dân có quyền khởi kiện cơ quan đã phạt mình. Tôi cũng đồng ý với việc không được nói điều gì sai sự thật, vấn đề là khi chính quyền áp dụng những qui định đó thì họ phải công bằng và không được lạm quyền.
Hai nữa, cái câu không phù hợp với lợi ích đất nước là một khái niệm mập mờ rất dễ dẫn đến oan sai. Không phù hợp với lợi ích đất nước nhưng nó là sự thật thì cần phải tôn trọng. Nếu sự thật đấy mà ông lãnh đạo không thích, ông bảo không phù hợp thế là người dân có tội? Riêng câu không phù hợp với lợi ích đất nước tôi hoàn toàn không đồng ý chút nào. Đề ra luật thì phải theo luật và luật đó phải áp dụng cả người dân lẫn quan chức, không ai là ngoại lệ đối với luật pháp cả.
Nhà cầm quyền lo sợ?
Người dân Hà Nội sử dụng iPad, iPhone trong một quán cà phê hôm 26/11/2014.AFP photo
Bộ luật hình sự Việt Nam cũng có điều luật 258 áp dụng với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Đây một trong số những điều luật bị các tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích là mù mờ vì cho rằng chính phủ Việt Nam đã dung điều luật này để kết tội những người dám lên tiếng chỉ trích chính quyền.
Nhà báo độc lập Trần Ngọc Quang, cựu biên tập viên báo đảng ở Hà Nội, nhận định rằng chẳng qua sau xã hội dân sự thì nay mạng facebook ngày càng phổ biến làm nhà cầm quyền lo sợ trước sức mạnh và sự nhanh nhạy của nó:
Đó là cái tính tự kỷ cộng sản, là trò chơi quyền lực mà họ nghĩ là họ muốn gì được nấy. Thế nhưng quyền nào cũng có hạn, họ sợ công nghệ thông tin đến múc như vậy thì hết chỗ nói rồi, họ không kiểm soát được mạng xã hội đâu, kỹ thuật số tiêu diệt cả một đế quốc của phim nhựa mà. Chính Marx nói là “ khi công nghệ thay đổi thì toàn bộ cuộc cách mạng ấy làm đảo lộn thế giới chứ không chỉ đảo lộn một nhóm người đâu. Cái nhóm này ngồi trong phòng nó cứ tưởng tượng là kiểm soát được tất cả, đó là sự vô lối của họ thôi.
Tôi cũng đồng ý với việc không được nói điều gì sai sự thật, vấn đề là khi chính quyền áp dụng những qui định đó thì họ phải công bằng và không được lạm quyền.
– facebooker Đoàn Bảo Châu
Dưới mắt một facebooker khác, nhạc sĩ Bùi Thanh Tuấn, Dự Thảo Nghị Định này phản ảnh quan ngại của một chính quyền khi thấy khả năng kiểm soát chính kiến cũng như kềm chế tư tưởng của người dân đã vuột khỏi tầm tay họ:
Những nghị đinh như vậy, cái luật và văn bản dưới luật ở Việt Nam gần như không còn sức thuyết phục nào đối với các facebookers, mỗi ngày họ cứ sử dụng mạng xã hội để kinh doanh, kết giao, trò chuyện, tán gẫu, bày tỏ quan điểm cá nhân … Nghị Định đưa ra mà không thực hiện được, thường là không bao giờ thực hiện được. Mạng xã hội cũng vậy, người ta không sai nhưng nghị định đưa ra bảo họ sai thì trúng ai nấy chịu. Mạng facebook hiện nay như trong tình trạng là mất kiểm soát hoàn toàn. Làm gì có luật nào áp dụng phạt một facebooker phản đối đúng vào tội nói xấu lãnh đạo, nhưng Việt Nam thì đưa ra những cái trái với sự tiến bộ của thế giới như vậy.
Hồi tháng Tư vừa qua, trả lời Uỷ ban thường vụ Quốc hội về quản lý mạng xã hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết hành vi vu khống, bôi nhọ và xúc phạm danh dự các cá nhân, tổ chức đang diễn ra rất nóng. Ông cho biết tính từ đầu năm đến ngày 12 tháng 4, Bộ thông tin và Truyền thông đã xử phạt 10 trường hợp vi phạm.
Mới đây Việt Nam cũng đưa ra thông tư 38 quy định việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới nhằm kiểm soát việc đưa tin trên các trang mạng có yếu tố nước ngoài như Google, Facebook và Youtube. Ông Trương Minh Tuấn cho biết Việt Nam đã yêu cầu Google gỡ bỏ khoảng hơn 2000 clip nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo đảng và nhà nước trên Youtube. Tới nay, Google đã gỡ bỏ 1,000 clips trên Youtube.
Tại phiên thảo luận về dự thảo Luật cảnh vệ chiều 6/6, có ý kiến cho rằng nên bổ sung các Bí thư, Chủ tịch vào đối tượng được cảnh vệ với lý do “khi có tình hình phức tạp ở địa phương thì có thể ảnh hưởng đến an toàn của một số cán bộ chủ chốt.”
Vì sao phải có đề nghị tăng cường đối tượng cảnh vệ? Trong cách phân bổ ngân sách của Việt Nam, dự thảo luật này có hợp lý?
Từ nỗi sợ hãi
“Cần và không cần” là câu trả lời được tiến sĩ kinh tế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đưa ra ngay khi được hỏi về tính hợp lý và sự cần thiết cho dự thảo Luật Cảnh vệ.
Theo ông, nếu xét Dự thảo luật về phía của những người dân thì không cần thiết.
“Đối với người dân thì chẳng có gì là cần thiết cả, vì tất cả những cái đó đều từ tiền đóng thuế của dân. Và nếu mỗi vị được bảo vệ thì chắc chắn kéo theo tiền đóng thuế của dân phải nong lên.”
Nhưng, ngược lại, theo ông Phạm Chí Dũng, Dự thảo luật này rất cần cho các giới quan chức ở Việt Nam. Ông giải thích lý do vì sao đưa ra nhận định trên.
Nguồn cơn chính là xuất phát từ tháng 9 năm 2016 nổ ra vụ Yên Bái. Ba người “bị bắn” đã làm rúng động trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Ông Phạm Chí Dũng
“Nguồn cơn chính là xuất phát từ tháng 9 năm 2016 nổ ra vụ Yên Bái. Ba người “bị bắn” đã làm rúng động trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam và cho thấy là không một ai, từ Tổng bí thư trở xuống mà có thể an toàn.
Cho nên từ sau vụ đó, tự nhiên trong Quốc hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng dậy lên những đề xuất, đề nghị là phải tăng cường lực lượng cảnh vệ, phải bổ sung trang thiết bị, và đồng thời gia tăng số đối tượng, thành phần được bảo vệ.”
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng còn có một lý do khác. Lý do này cũng bắt nguồn từ vụ án ở Yên Bái.
“Nó có một cái chuyện là lợi ích và nỗi sợ hãi của 1 số cán bộ cấp cao nào đó ở tỉnh. Nó thể hiện sự lo sợ nên họ yêu cầu tăng cảnh vệ. Trước đây không có.”
Xiin được nhắc lại vào ngày 18 tháng 8 năm 2016, ông Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng chi cục Kiểm lâm Yên Bái dùng súng bắn chết Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái, ông Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân kiêm Trưởng ban Tổ chức tỉnh uỷ rồi sau đó tự sát.
Sau khi xảy ra vụ việc, một số dự án luật như Luật quản lý, sử dụng vũ khí, quy định nổ súng, và cả quy định về phòng vệ chính đáng trong Bộ luật hình sự được mang ra thảo luận tại các phiên họp thẩm tra sơ bộ của vụ án.
Cho đến phiên thảo luận chiều ngày 6 tháng 6, theo đề xuất của đại biểu quốc hội Đỗ Văn Bình, từ Hải Phòng, ông đề nghi nên tăng cường bổ sung biện pháp bảo vệ đặc biệt trong thời gian nhất định cho một số lãnh đạo chủ chốt, các cán bộ tỉnh, địa phương.
Phân tích thêm về luật cảnh vệ từ trước đến nay trong bộ máy nhà nước Việt Nam, tiến sĩ Phạm Chí Dũng nói rằng việc bảo vệ đối với giới lãnh đạo từ trước đến này là do Bộ Tư lệnh cảnh vệ phụ trách. Và đối tượng cảnh vệ chủ yếu là Uỷ viên Bộ chính trị, Ban bí thư và một số uỷ viên Trung ương ở các cương vị đặc biệt.
Sau này, ông nghe rằng đối với một số Uỷ viên Bộ chính trị đã được tăng gấp đôi lực lượng cảnh vệ và quy chế bảo vệ rất nghiêm khắc.
Sợ hãi ai?
Cảnh sát cơ động Việt Nam. AFP photo
Một ý kiến khác trong phiên thảo luận, từ ông Võ Trọng Việt – Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội cho biết sau việc nổ súng vào lãnh đạo ở một tỉnh, nhiều địa phương đã đề nghị Bí thư, Chủ tịch cũng được nằm trong diện được cảnh vệ.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nhận định cách tiếp cận này là “một cách nguỵ biện”.
“Việt Nam quá dư quan chức. Việt Nam có một diện tích chỉ bằng 1/25 của nước Mỹ, nhưng số lượng quan chức Việt Nam gấp 3 đến 4 lần Hoa Kỳ. Một Bộ ở Việt Nam là có đến 7,8,9 thứ trưởng. Cho nên việc nói là nếu mà quan chức có bị gì mà ảnh hưởng đến địa phương hay đến tình hình cả nước thì đó chỉ là một lý do để nguỵ biện mà thôi. Nên nhìn theo chiều ngược lại là cần giảm đi số lượng quan chức thì bớt rủi ro.”
Nếu mà sống mà tử tế với dân thì luôn luôn yên ổn. Dân bảo vệ cho. Còn nếu mà ác độc với dân thì làm sao bảo vệ được?
– Giáo sư Nguyễn Khắc Mai
Lực lượng cảnh vệ đó sẽ bảo vệ họ khỏi những điều gì? Và từ ai? Câu hỏi này được nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nhận định như một “thực tế khốn quẫn, chua chát và bi đát ở Việt Nam.”
Ông đặt câu hỏi “Tại sao họ sợ hãi như thế?”
“Tại sao họ lo sợ đến thế? Lẽ ra người lãnh đạo phải gần nhau, thật sự gần dân, mắt trông, tai nghe, miệng nói, chân đi, tay làm. Bây giờ lại xây dựng 1 hàng rào ngăn cách với dân rồi. Như vậy họ sợ dân hay sợ cái gì khác? Nếu cái gì khác có phải họ sợ chính nhau hay không? Sợ trong chính nội bộ họ hay không?
Theo thôi họ sợ dân thì ít, sợ nhau thì nhiều.”
Một cách nhìn khác từ Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, ông cho rằng:
“Nếu mà sống mà tử tế với dân thì luôn luôn yên ổn. Dân bảo vệ cho. Còn nếu mà ác độc với dân thì làm sao bảo vệ được?
Tôi cho rằng nên khuyến khích người ta ăn ở hiền lành phúc hậu hơn, đừng đàn áp dã man, ăn cướp đất của dân. Như thế thì chả sợ gì cả, dân sẽ bảo vệ cho.”
Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) kinh ngạc bởi chính phủ VN dự tính trục xuất ông Phạm Minh Hoàng, người luôn lên tiếng các vấn nạn tại VN.
Ngày 7/6/2017 RSF đưa ra bản thông cáo báo chí kêu goi chính phủ VN rút lại quyết định hủy quốc tịch VN đối với ông Phạm Minh Hoàng, một quyết định trắng trợn nhằm bịt miệng tiếng nói bất đồng.
VN nằm vị trí cuối, 175 trong số 180 quốc gia, trong bảng xếp hạng Chỉ số tự do báo chí của RSF năm 2017.
Vietnam : French-Vietnamese blogger threatened with expulsion
Cựu tù nhân lương tâm, Giáo sư Phạm Minh Hoàng. RFA PHOTO
Reporters Without Borders (RSF) is extremely concerned about the Vietnamese government’s declared intention to expel Pham Minh Hoang, an outspoken blogger who has French as well as Vietnamese nationality. RSF condemns this persecution of Hoang and urges the French authorities to give him their support.
The French consulate in Ho Chi Minh City notified Huang on 1 June that he will probably be expelled in the next few days. This sudden move is the result of President Tran Dai Quang’s decision to strip Hoang of his Vietnamese nationality.
A university lecturer who acquired French citizenship during many years in France, where he joined the Vietnamese pro-democracy party, Viet Tan, Hoang has been the target of both psychological and judicial harassment since his return to Vietnam.
His blog posts about education, the environment and the threats to Vietnamese sovereignty from China led to his being sentenced to 17 months in prison and three years of house arrest in 2011 – a sentence that was reduced thanks to support from human rights defenders and the French government. His family has also been the target of threats.
Hoang, who is deeply attached to Vietnam, has posted a “Letter from the bottom of my heart” on Facebook professing his desire to remain with his family in Vietnam and continue to work peacefully to address his country’s problems. He hopes to be backed by the international community, including the French government.
RSF is appalled by this latest Vietnamese Communist Party attempt to intimidate and silence dissidents. Hoang’s announced expulsion is unjustified and out of all proportion. The authorities must reverse this decision, which is typical of the blatant way they harass all those who raise controversial issues.
Vietnam continues to be a one-party state that clamps down on freedom of expression. Recent victims include Nguyen Van Dai, a human rights lawyer and blogger who has been held arbitrarily for more than a year on a charge of anti-state propaganda. Neither he nor his family have been told anything about the investigation to which he is being subjected or any eventual trial.
Hồng Ly xin được chia sẻ một chút cảm xúc bất chợt đã đến và xin gửi lòng tri ân đến tất cả những người tù chính trị đã và luôn thao thức cho quê hương. Nhất định các cô, chú, anh, chị, em phải sống để chứng kiến sự đổi thay của đất nước ! Và ngày đó sẽ không còn xa nữa ! ❤️
~~~~~~~~~~~~~~~~
Xót xa lắm những đêm dài trăn trở
Ký ức buồn một thuở chẳng thể quên
Tình chiến hữu cứ hiện về nguyên vẹn
Bất chấp thời gian, nỗi đau nghẹn đắng lòng !
Gông cùm này còng chân Anh tóe máu
Xiềng xích kia cào xé nát đôi vai
Phòng biệt giam một mình ôm thương nhớ
Gửi con yêu, vợ thảo chốn quê nhà.
Những buổi cung, nhục hình và cài bẫy
Những chiêu trò đầy rẫy của đớn hèn
Máu cứ chảy, dù sức tàn lực kiệt
Vẫn hiến mình cho lý tưởng tự do !
Trong ánh chớp, gió giật từng số phận
Những con người dám chấp nhận hy sinh
Dẫu phải chết, biệt ly tình đôi lứa
Vì quê hương đành thất hứa kiếp này !
…
Sau đêm tối ánh bình minh sẽ đến
Nỗi đọan trường đầy ải cũng sẽ qua
Ngày chiến thắng mang tự do tỏa sáng
Gieo yêu thương trải khắp đất nước này!