Home Blog Page 1362

Nhân quyền Quốc tế phản đối bản án dành cho Blogger Mẹ Nấm

RFA

Ngày 29 tháng 6 vừa qua, toà án Nhân dân tỉnh Khánh Hoà đưa bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, ra xét xử, sau thời gian tạm giam từ tháng 10 năm ngoái, 2016, đến tháng 6 năm nay. Bản án dành cho bà là 10 năm tù giam. Ba Tổ chức Nhân quyền Quốc tế, Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã ra thông cáo chung phản đối. Chúng tôi tìm gặp ông Gerard Staberock, Tổng Thư ký Đài Quan sát, để hiểu rõ lý do phản đối này.

Thông điệp gây khiếp sợ

Ỷ Lan: Thưa ông Gerard Staberock, Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam ra thông cáo chung về việc Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, bị kết án 10 năm tù giam. Điều gì quan trọng khiến 3 tổ chức ra tuyên cáo chung như thế?

Gerard Staberock: Trước hết, tôi nghĩ rằng hôm nay là một ngày buồn cho người bị cáo can đảm chẳng làm gì khác hơn là đòi hỏi nhân quyền và sử dụng quyền tự do ngôn luận của bà. 10 năm tù giam, ngay ở nước Việt Nam, nơi chúng ta chứng kiến các bản án phù phiếm dành cho những bloggers vì tội “chống phá Nhá nước”… 10 năm làm cho người ta khiếp sợ, thứ thông điệp gây khiếp sợ cho bất cứ ai bảo vệ nhân quyền, và tôi nghĩ rằng đây là điều quan trọng cần cho thế giới biết rõ những chi đang xảy ra tại Việt Nam.

Ỷ Lan: Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã cộng tác nhiều năm qua trên lĩnh vực nhân quyền tại Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về tình trạng nhân quyền Việt Nam?

Tại nước tôi ở Thuỵ sĩ, ai hiếp dâm thì mới bị án tù nặng như thế! Nhưng ở Việt Nam chỉ cần sử dụng tự do ngôn luận là bị tù rồi.
-Gerard Staberock

Gerard Staberock: Nếu ta nhìn trường hợp xảy ra hôm nay, và nhìn vào chi tiết của phiên xử, ta sẽ thấy một hình ảnh rất nham hiểm. Trên phương diện quốc tế, có sự đánh giá tổng quan rằng Việt Nam đang cải tiến, và người ta ít chú tâm tới Việt Nam so với quá khứ. Nhưng khi nhìn phiên toà xử hôm nay, người ta kinh ngạc hỏi vì sao lại như thế? Việt Nam là quốc gia ký kết tại LHQ hầu như tất cả các công ước nhân quyền, chẳng hạn như Công ước chống Tra tấn. Thế nhưng họ dùng sự kiện một người thu tập hồ sơ về sự chết chóc trong thời gian tạm giam để kết án người đó 10 năm tù giam. Tại nước tôi ở Thuỵ sĩ, ai hiếp dâm thì mới bị án tù nặng như thế! Nhưng ở Việt Nam chỉ cần sử dụng tự do ngôn luận là bị tù rồi. Chúng ta không thể tự mãn với một sự trạng như vậy!

Ỷ Lan: Như vậy, theo ông nghĩ nhà cầm quyền Việt Nam phải làm gì, và cộng đồng quốc tế phải làm gì trước một sự trạng như thế?

Gerard Staberock: Tôi nghĩ câu hỏi của chị rất đúng, Việt Nam phải làm gì, bởi vì chính Việt Nam là nước ký kết mọi công ước nhân quyền LHQ, và việc kết án Mẹ Nấm là một vi phạm rõ ràng mọi tiêu chuẩn nhân quyền. Trường hợp này đã được Tổ Hành động LHQ chống bắt bớ trái phép tuyên bố việc giam giữ Mẹ Nấm vì bà sử dụng quyền tự do ngôn luận, là trái phép. Nhưng thay vì lưu ý tới ý kiến của LHQ, thì nay Việt Nam kết án bà 10 năm tù. Tôi nghĩ rằng Việt Nam cần nghiêm túc với các lời cam kết của họ. Tôi cũng nghĩ rằng Việt Nam phải hiểu rằng bất đồng ý kiên không có nghĩa là tấn công nhà nước. Vì sao các bloggers luôn bị kết thúc trong nhà tủ? Đấy là vì trong lĩnh vực truyền thông công cộng không hề có không gian dành cho những ý kiến khác biệt. Vì vậy, tôi kêu gọi Nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho Mẹ Nấm và huỷ bỏ bản án hôm nay, một bản án vi phạm luật quốc tế, và đây là trách vụ của Việt Nam.

Cộng đồng quốc tế có thể làm gì? Chúng ta không được tự mãn, đây là điều quan trọng. Chúng ta đang sống trong một môi trường mà chủ nghĩa dân tuý đang tăng tốc quanh thế giới, ở Châu Âu đang có thứ cảm nhận rảng hãy bớt phê phán các quốc gia vi phạm nhân quyền.

Không được, đây là điều sai lầm! Ở thời đại khủng hoảng, tôi nghĩ rằng chúng ta phải kiên trì đòi hỏi thực hiện cho đến cùng lý tưởng của chúng ta, và nói lên khi sự trạng xẩy tới. Tôi muốn thấy rõ ràng vai trò của Liên Âu trong những trường hợp như thế.

Nhưng tôi cũng nghĩ rằng chúng ta nhìn vai trò của các quan toà trong vụ án này. Quan toà tự cho mình trở thành kẻ đồng loã, và chấp hành. Độc lập tư pháp cần được cộng đồng quốc tế trao đổi với Việt Nam. Đây không phải là lần thứ nhất xảy ra. Đã từng có đông đảo các bloggers bị cầm tù vì lý do tương tự. Nhưng bản án 10 năm tù dành cho kẻ chẳng phạm tội gì ngoài việc sử dụng quyền tự do ngôn luận, chúng ta chưa hề thấy một sự việc như thế trước đây. Nó là kích thước mới, một kích thước đáng sợ cho mọi người.

Ỷ Lan: Bản án nặng nề nầy được nhiều người xem như sự cảnh cáo cho các bloggers khác, bắt họ phải sợ hãi để im tiếng. Ông có điều gì chia sẻ với các nhà hoạt động tại Việt Nam?

Gerard Staberock: Tôi chỉ muốn chia sẻ mối cảm thông và liên đới của tôi, và muốn nhắn rằng, các bạn hãy kiên trì tranh đấu cho sự thật. Đối với nhân dân Việt Nam, tôi tin rằng sự thật sẽ thắng, người ta phải kiên trì đẩy mạnh. Không thể nào chấp nhận như thế mãi, chúng ta đã thoát ly thời kỳ Chiến tranh lạnh. Phải có một mức độ minh bạch và tự do ngôn luận, ngay cả tại Việt Nam.

Ỷ Lan: Xin cám ơn ông Gerard Staberock.

Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á Châu Tự do tại Paris

Hà Nội: Chủ nhà cầm cục bê tông đập vỡ kính, đạp gãy gương chiếc ô tô Innova chắn ngang cửa

0
Thấy chiếc xe ô tô Innova chắn ngang cửa nhà mình, chủ nhà bực tức liền cầm mảng bê tông đập vỡ kính, đạp gãy gương chiếc xe này trên phố Trúc Khê, phường Láng Hạ, Hà Nội.
Thứ hai, 03-07-2017 | 6:33 GMT+7

Hà Nội: Chủ nhà cầm cục bê tông đập vỡ kính, đạp gãy gương chiếc ô tô Innova chắn ngang cửa

Chiều 2/7, trên mạng xã hội xôn xao đoạn clip ghi lại hình ảnh chiếc ô tô hiệu Innova bị đập vỡ kính trước và hai chiếc gương tại khu vực đối diện Fivimart trên đường Trúc Khê, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.

Theo nội dung đăng tải, vào thời điểm trên, tài xế chiếc ô tô Range Rover điều khiển xe về đến nhà nhưng không vào được vì có chiếc xe Innova đỗ chắn cửa.

Ha Noi: Chu nha cam cuc be tong dap vo kinh, dap gay guong chiec o to Innova chan ngang cua

“Ngay sau đó, người chủ nhà đã cầm cục bê tông đập nát hết kính trước và đạp gãy cả 2 gương chiếc xe Innova rồi tiếp tục cầm gạch đuổi đánh nên em cũng chỉ quay được ít thế này”, người đăng tải nội dung thông tin.

Theo thông tin trên mạng, người chủ nhà cầm cục bê tông đập nát kính ô tô là một PGS.TS từng đảm nhận chức vụ Phó giám đốc một bệnh viện lớn tại Hà Nội.

Sau khi xuất hiện trên mạng xã hội, đoạn video clip đã thu hút sự chú ý của hàng ngàn người, nhiều người cho rằng hành động của người chủ nhà là chưa đúng mực.

“Có thể lái xe Innova đậu sai quy định nhưng cũng không nhất thiết chủ nhà lại hành xử như vậy. Nếu không gọi được chủ xe có thể gọi công an đến giải quyết”, một cư dân mạng bình luận.

Liên quan đến vụ việc trên, một lãnh đạo công an phường Láng Hạ cho biết, hiện đơn vị vẫn chưa nhận được thông tin về vụ việc cũng như trình báo của người bị hại. Liên hệ với trực ban công an phường Láng Hạ, đơn vị này từ chối cung cấp thông tin.

Theo Định Nguyễn (Thời Đại)

Nói về tăng trưởng GDP.

0
Nhân Tuấn Trương

Tuần trước đọc báo thấy đăng tin 6 tháng đầu năm VN tăng trưởng GDP là 5,73%. Điều này tôi không quan tâm. Từ lâu tôi có nói là con số tăng trưởng “đẹp” GDP ở VN không nói lên được điều gì. Một mặt, tính “trung thực” của thống kê của VN cũng giống tính “trung thực” của nền báo chí nhà nước. Công bố cái gì thì cái đó phải “đúng quy trình”. Thứ hai, tăng trưởng GDP một cách “duy ý chí”, theo chỉ tiêu, kiểu VN hiện nay, thì tương lai đất nước sẽ như cái mền rách. Dân thì mang nợ, ngay cả các thế hệ chưa được sinh ra. Đất nước thì ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.

Lãnh đạo CSVN bấy lâu nay ám ảnh GDP, như ghiền chất thuốc phiện. Họ trải thảm đỏ “rước” bọn tư bản rác rưởi vào VN để đặt các nhà máy ô nhiễm, kiểu Formosa, hay các nhà máy nhiệt điện chạy than cổ lổ sỉ. Bọn tư bản gọi là “rác rưởi” là vì bọn chúng bị cấm hoạt động kinh doanh ngay cả trên quốc gia của họ. Đóng góp của bọn rác rưởi này vào GDP của VN hiện nay chưa tính được. Vì còn phải khấu trừ phí tổn mà các thế hệ tương lai của VN phải bỏ ra để tái tạo lại môi trường. Trường hợp biển bị ô nhiễm do chất thải Formosa, vài chục năm sau môi trường chưa biết có trở lại “tiêu chuẩn bình thường” hay chưa ? Trong khi dân tình khốn khổ, mất công ăn việc làm (ở các ngành nghề đánh cá, muối, làm mắm, du lịch…)

Năm ngoái GDP của VN tăng 6,2%, trong khi Lào 7% và Campuchia là 6,9%, quả nhiên con số rất “đẹp”, so với mức tăng trung bình toàn cầu là 2,4%. Các xứ giàu có G7, không có nước nào tăng trưởng trên 2%. Mỹ 1,6%, Đức 1,9%, Nhật 1%, Pháp 1,2%, Anh 1,8%, Ý 0,9%, Canada 1,5%.

Tăng trưởng như vậy nhưng đâu là thế “mạnh” của nền kinh tế VN ?

Ngoài “công nhân rẻ” và một số mỏ dầu khí làm vốn, đến nay VN chưa sản xuất ra được cây đinh (để đóng hòm). Các “sàn” chứng khoán treo lên đó để “dụ nai”, cướp tiền tiết kiệm của dân nghèo. Làm gì VN có thể “sống” như Singapour, 25% GDP đến từ dịch vụ tài chánh, ngân hàng ? Cái “phồn thịnh” của VN hôm nay là “phồn vinh giả tạo”, đến từ trị giá địa ốc “thăng thiên”. Người dân sống nhờ sự “hào nhoáng” rơi rớt của các tỉ phú địa ốc. Kinh tế VN làm gì bằng Nhật, Singapour… mà giá địa ốc của VN không thua các nơi này ? VN sẽ trả giá đắt cho sự nghịch lý này.

Con số GDP “hoành tráng” của VN là nhờ các xí nghiệp vốn nước ngoài. “Họa người phúc ta”. Vụ Nhật bị nạn “sóng thần” đồng thời vói Thái lan bị trận lụt lịch sử năm 2011, các hãng như Samsung, Canon, Foxconn, Neon Led, Hazan Group v.v… đẩy mạnh đầu tư sang phía VN. Nhưng lãnh đạo CS không biết nắm thời cơ, cờ tới tay không biết phất. Giấc mộng thành cọp thành rồng mãi mãi là giấc mơ.

Thấy ông Phúc cầm chiếc giầy Nike “khoe” với tài phiệt Mỹ, tháng trước nhân qua Mỹ, có ai cảm thấy xấu hổ cho cái kiếp làm công của dân tộc này hay không ?.

Ngoài cá tra, tôm, rau quả (và khai thác dầu khí), VN có mặt hàng nào thực sự do mình sản xuất ?

Đã nói, tới cây đinh (để đóng hòm) mà không sản xuất được.
Bây giờ đọc báo thấy là giá xăng dầu, giá điện… nói chung là giá “năng lượng” của VN sắp tăng thêm. Dầu vậy lãnh đạo CSVN cũng rất “yên tâm”, bởi vì giá điện của VN vẫn thấp hơn khu vực G7 (sic!).

Điều này cho thấy sắp tới mọi mặt hàng do VN sản xuất cũng sẽ tăng lên.

Bọn G7 sản xuất nào là máy bay Boeing, Airbus, các thứ “phi vật chất” kiểu Microsoft, Facebook, Google… những “nhà máy” không cần “đổ xăng”, không cần “cắm điện” mà vẫn hốt vào tiền tỉ tỉ đô la.

Còn VN, cái gì cũng phái tính chi phí năng lượng, từ khâu sản xuất cho tới tồn kho, chuyên chở.

Năng lượng lên là giá thành phẩm sản phẩm lên theo (mà lên nhiều hơn).

Vì vậy con số tăng trưởng GDP “đẹp”, “hoành tráng”… kiểu VN không nói lên cái gì. Con bệnh sắp chết sẽ có thời khắc “hồi dương”, tưởng rằng “rất khỏe”.

Chừng nào VN sản xuất được cây đinh thì lúc đó nắp hòm sẽ đóng lại.

Hóc Môn: Bị xã phạt vì .. làm đường đẹp!

Mới đây, ông Nguyễn Thế Dũng, bất ngờ nhận được quyết định của UBND xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP HCM xử phạt hành chính số tiền 3 triệu đồng về nội dung “San lấp mương trái quy định”.

Do vào giữa tháng 5-2017, bà Nguyễn Thị Thanh Hoa (vợ ông Dũng) thấy đường Tân Thới Nhì 16 nối dài cứ hễ mưa là lầy lội nên đã hỏi ý kiến 5 hộ dân sinh sống tại đây về việc sẽ tài trợ 113 triệu đồng để thuê xe lu ủi thẳng đường, đổ đá dăm cho hết trơn trượt.

Vụ việc đã được mọi người đồng ý và ký vào cam kết. Tuy nhiên, khi việc đổ đá vừa hoàn thành cũng là lúc cán bộ UBND xã Tân Thới Nhì có mặt lập biên bản và đề nghị “dọn sạch” đá để trả lại… con đường lầy lội!

Hóc Môn: Bị xã phạt vì .. làm đường đẹp! - Ảnh 1.

Hình ảnh trước và sau khi bà Hoa đổ đá dăm ở đường Tân Thới Nhì 16 nối dài, huyện Hóc Môn, TP HCM để tránh bị lầy lội.

Hóc Môn: Bị xã phạt vì .. làm đường đẹp! - Ảnh 2.

Tuy nhiên, việc đổ đá làm đường sạch của bà Hoa bị UBND xã đề nghị tháo dỡ vì “không đúng quy trình”

Bà Hoa cho biết ông Dũng chồng bà không hề đứng giấy tờ sở hữu đất ở xã Tân Thới Nhì tuy nhiên không hiểu sao quyết định xử phạt lại ghi tên chồng bà.

Ngoài ra, việc đổ đá không hề tác động gì đến kênh mương thoát nước mà nội dung phạt lại đề “San lấp mương trái quy định” (!?).

Bà Hoa cho biết sẽ khiếu nại UBND xã về việc ra quyết định này.

“Cách làm của UBND xã rất cứng nhắc. Khi đường sá lầy lội đi lại rất khó khăn, chính quyền địa phương đã không làm đường cho dân chúng tôi đi, mà khi chúng tôi tự bỏ kinh phí ra làm cho đường sạch sẽ và an toàn để tự phục vụ cho chính mình thì chính quyền địa phương lại phạt. Khó ngờ nhất là chính quyền còn buộc chúng tôi phải nạo phần đá dăm chúng tôi đã rải, san ủi lên để trả lại hiện trạng lầy lội dơ bẩn trơn trượt như ban đầu”, bà Hoa bức xúc.

Trao đổi phóng viên báo Người Lao Động, ông Trần Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Tân Thới Nhì thông tin UBND đã hoàn tất dự án triển khai nâng cấp đường Tân Thới Nhì 16 nối dài, tuy nhiên bà Hoa đã làm trước một bước “không đúng quy trình”.

Trong khi đó ông Huỳnh Văn Hồng Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn nêu quan điểm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm đường là đáng được hoan nghênh, khuyến khích” và hứa sẽ xem xét vụ việc khiếu nại của bà Hoa.

LÊ PHONG thực hiện

Sao lại có loại cán bộ thô lỗ và khinh dân đến thế?

(Dân trí) – Xin gửi về lãnh đạo Thành phố Hà Nội câu hỏi rằng một quan chức mà hành xử vừa “ấu trĩ”, vừa thô lỗ, vừa khinh dân, gọi dân là “mày”, liệu có xứng đáng đứng trong đội ngũ?

Dự án xe buýt nhanh là một trong những công trình trọng điểm về giao thông vận tải của Hà Nội, có vốn đầu tư lên đến cả ngàn tỉ đồng. Song, nhiều ý kiến cho rằng hoàn toàn có thể đứng trước nguy cơ đổ vỡ bởi các lỗi kỹ thuật, có thể làm xong rồi không chạy được vì ùn tắc.

Trong một bài đăng trên Dân trí, Tiến sỹ Khoa học – Thiếu tướng Nguyễn Quang Bắc, Nguyên Phó Chủ nhiệm TC KTQS – Nguyên Giám đốc Viện KHCNQS, một chuyên gia đã chỉ ra hàng loạt những bất cập của dự án này. Trong bảng tính điểm của mình, ông Bắc đã cho khá nhiều tiêu chí điểm thấp, thậm chí có tiêu chí chỉ được 0 điểm.

Nhiều bạn đọc gửi thư điện tử (comment) về Dân trí cũng cho rằng dự án trên không khả thi.

Một bạn đọc viết: “Đây là một dự án gây lãng phí tốn kém tiền của một cách kinh khủng nhưng nó lại là một dự án mà hiệu quả hoàn toàn không được như một phần trăm mong muốn, vừa lãng phí vừa gây mất cảnh quan, vừa nguy hiểm cho những đoạn đường có dự án xe buýt nhanh đi qua.

Hơn nữa, nó lại vô lý đến mức kệch cỡm vì gần như toàn bộ điểm dừng đỗ xe đều ở giải phân cách giữa đường và tất cả đều nằm bên tay trái ngược với chiều giao thông.

Các điểm đỗ xe này không những gây nguy hiểm, xung đột ùn tắc giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông khác mà còn gây nguy hiểm, mất an toàn cho ngay cả những hành khách đi xe sau khi xuống xe, phải băng qua đường đông đúc. Dự án thi công phần đường cho xe buýt nhanh thì bị làm theo kiểu bớt xén, chưa đưa vào sử dụng đã bong tróc, nứt nẻ, vỡ từng mảng…

Hiệu quả chưa thấy đâu nhưng bất cập, sự phi lý và tính bất khả thi đã thấy rõ. Có lẽ những cán bộ ban ngành lập dự án đề xuất làm dự án này cần phải bị thanh tra khẩn cấp, thậm chi phải bị xử lý thích đáng vì đã tham mưu cho lãnh đạo một dự án tốn kém, nguy hiểm làm người dân bức xúc…”.

Đọc ý kiến trên, có thể thấy độc giả này rất am hiểu và trùng với ý kiến của nhiều nhà khoa học, nhà chuyên môn.

Vì thế có thể nói, những lo ngại về dự án này là có thật và đang rất bức xúc. Tuy nhiên, trong bài này, người viết muốn đề cập đến một vấn đề không kém bức xúc khác, đó là trả lời phỏng vấn báo Tiền phong của ông Trần Anh Tú – nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội (hiện chuyển công tác sang làm Phó Tổng Giám đốc Cty TNHH một thành viên Đường sắt Hà Nội-một công ty lớn sẽ tiếp quản toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội), một trong những nhân vật chủ chốt của dự án này.

Xin đăng tải nguyên văn:

“+ Vấn đề dự án không hiệu quả, ông nghĩ thế nào?

Không hiệu quả, không phải việc của chúng mày. Chúng mày làm báo không có chuyên môn. Chúng mày là cơ quan báo chí hay cơ quan thẩm định?

+ Ít nhất chúng tôi thấy ngay khả năng ùn tắc, xe buýt nhanh có chạy được đâu?

Ùn tắc không phải việc của chúng mày. Chúng mày là cơ quan báo chứ có phải cơ quan thẩm định, không phải là cơ quan chuyên môn, chuyên ngành. Mày ăn nói lung tung.

+ Dư luận xã hội quan tâm, các anh có trách nhiệm trả lời chứ?

Dư luận nào. Ăn nói lung tung. Chúng mày mượn báo chí, hay lộng ngôn?”.

Đọc những dòng trên, không khỏi gai người về thái độ trịch thượng và thô lỗ của một cán bộ lãnh đạo Cty Đường sắt Hà Nội khi ông ta gọi người đối thoại là “mày” và cơ quan báo chí là “chúng mày”.

Đây là lối hành xử vô văn hóa của một cán bộ công chức, không thể chấp nhận. Còn nhớ cách đây hơn 2 năm (4/2014), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (khi đó là Phó Thủ tướng) đã đặt rõ yêu cầu “Cán bộ, công chức, viên chức phải biết 4 xin đối với người dân là xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép. Phải rèn luyện điều này, để thực sự do dân, vì dân”.

Điều nữa, ông Tú đã ngộ nhận khi cho rằng việc đặt những câu hỏi về chất lượng công trình với nhà quản lý là “không phải việc của chúng mày” và việc “ùn tắc” cũng “không phải việc của chúng mày”.

Xin hỏi, việc chuyển tải ý kiến của nhân dân và các nhà chuyên môn đến với cơ quan nhà nước nếu không phải là trách nhiệm của báo chí thì của ai, thưa ông Tú?

Đó là chưa kể nhà báo cũng là công dân nên hoàn toàn có quyền chất vấn và các ông phải có trách nhiệm trả lời những thắc mắc của dân.

Ông Tú cũng nên nhớ, số tiền đó là của dân nên dân có quyền hỏi, có quyền truy vấn… như phát biểu của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị An: “Số tiền hàng nghìn tỷ đồng của dự án là công sức của dân đóng góp, mồ hôi nước mắt của dân; dù có vay nước ngoài, đời con cháu phải trả. Không thể trả lời đơn giản làm xong rồi không chạy được vì ùn tắc. Bây giờ phải làm rõ nguyên nhân, xử lý đến cùng, giải quyết tận gốc. Có như vậy mới không ai dám đưa ra những dự án thiếu khả thi, tiêu tốn đến hàng nghìn tỷ đồng. Nước đã nghèo như thế này rồi mà cứ để như thế là không được”.

Xin gửi về lãnh đạo Thành phố Hà Nội rằng một quan chức mà hành xử vừa “ấu trĩ”, vừa thô lỗ, vừa khinh dân, gọi dân là “mày”, liệu có xứng đáng đứng trong đội ngũ?

Bùi Hoàng Tám

Tường thuật phiên tòa Anh Ba Sàm và cô Nguyễn Thị Minh Thúy

Bauxite Việt Nam

GNsP (23.03.2016)

Cho dù vô cùng thất vọng khi nghe mức án mà Chế độ tuyên chiều nay (5 năm tù giam đối với anh Nguyễn Hữu Vinh, 3 năm với chị Nguyễn Thị Minh Thúy) nhưng vẫn cảm thấy hết sức an ủi khi đọc được các bài viết bày tỏ tình cảm của những người trẻ tuổi đối với Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh). Hy sinh của những người như anh rõ ràng là đã không vô ích. Dẫu những kẻ sợ hãi đối xử với anh ra sao, những người trăn trở về tương lai đất nước vẫn sẽ biết ơn những gì anh đã làm cho đất nước.
Huy Đức
https://www.facebook.com/Osinhuyduc?fref=nf

 13 giờ 15: Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã được trả tự do sau hơn 3 tiếng đồng hồ bị câu lưu. Ts Nguyễn Quang A viết trên facebook cá nhân của ông: “Tôi đi uống nước ở Triệu Quốc Đạt, thì bị 6 thanh niên khiêng và tống lên xe. Một vụ bắt cóc thực sự, chúng tước điện thoại, xe về đồn công an phường Gia Thụy. Một cảnh sát điều tra đến lấy lời khai. Tôi phản đối việc bắt cóc, việc lấy lời khai. Tôi không ký bất kể văn bản nào, kể cả văn bản xử phạt vi phạm hành chính của CA hoàn kiếm (mức phạt cảnh cáo). Tôi ra về lúc 12:55 (như vậy bị bắt giữ trái pháp luật từ khoảng 9:30 đến gần 13h).”

12 giờ 15: Phóng viên GNsP cho biết, vào lúc 12 giờ Tòa nghỉ trưa và 13 giờ sẽ tiếp tục xử. Viện kiểm sát đề nghị ông Nguyễn Hữu Vinh 6 năm tù giam và bà Nguyễn Thị Minh Thúy 30 tháng tù giam.

Phóng viên GNsP nói, bà Lê Thị Minh Hà cho biết, các cơ quan tiến hành tố tụng không đưa ra được bằng chứng nào để kết tội ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Trước tòa, ông Vinh và bà Thúy luôn khẳng định vô tội.

11 giờ 30: Một bảo vệ đứng gác cổng tại Tòa án Nhân dân Hà Nội nói với phóng viên GNsP đang có mặt tại sân Tòa án: “Hôm nay xử một vụ rất là phức tạp. Đó, cái lũ ủng hộ phức tạp đang đứng ở bên kia đường đầy kia kìa. Cái lũ đó yêu cầu trả tự do cho ai đó đó…”

Theo bà Thúy Nga cho biết: “Bà Trần Thị Hài dân oan Bình Dương, bà Hồ Thị Liên dân oan Nghệ An, bà Trần Thị Hoàng dân oan Tiền Giang bị công an cộng sản bắt cóc tại ngã tư Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội và đưa lên taxi đi đâu chưa rõ. Ông Nguyễn Tường Thụy và Lê Hoàng bị an ninh cộng sản chặn tại cửa nhà không cho đi. Đảng cộng sản tự bôi nhọ thể chế mà họ đang cầm quyền.”

Hoàng Bình và Việt Quân từ Sài Gòn ra Hà Nội tham dự phiên tòa “công khai” xét xử ông Vinh và bà Thúy.

11 giờ 15: Bà Nguyễn Thị Thúy Hạnh, một trong ứng cử viên độc lập trong khóa Đại biểu Quốc hội sắp tới đi tham dự phiên tòa nhận xét: “Nhiều bạn bè của ông Vinh và cô Thúy không được tham dự phiên tòa. Nhiều xe đứng trước ở cổng tòa phát loa nói chúng tôi là gây rối trật tự công cộng và phiên tòa này không công khai như họ đã nói. Họ làm ngược lại những gì mà Pháp luật quy định. Sự ngăn cản của chính quyền là một hành vi trắng trợn của họ ngăn cản sự thật ra khỏi biên giới  VN. Chính họ không phải ai khác đã nói rằng không hề có tự do dân chủ ở VN.”

“Lý do tôi đi tham dự phiên tòa này là vì lẽ phải vì anh Nguyễn Hữu Vinh là người đấu tranh cho lẽ phải, cho dân chủ và đặc biệt là cho Dân tộc VN. Bây giờ, anh ấy đang phải chịu một phiên tòa bất công, vậy thì làm sao chúng tôi có thể ngồi ở nhà được.” Bà Hạnh bày tỏ.

“Tôi nghĩ rằng đây là cơ hội tốt cho chính quyền để loại chúng tôi ra và đấu tố chúng tôi ở tổ dân phố. Tất cả chúng tôi đều chụp ảnh trong phiên tòa này thì họ sẽ lấy những hình ảnh này để xuyên tạc hành động của chúng tôi.” Bà Hạnh nói. Và đây cũng là một trong những khó khăn của những ửng cử viên độc lập khi bày tỏ chính khiến khác với nhà cầm quyền.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hạnh, người mặc áo trắng có hiệu đính hình Anh Ba Sàm, đứng thứ ba trong hình, tính từ phải qua trái.

10 giờ 15: Phóng viên GNsP ở Hà Nội cho biết: “Nhà báo Đoan Trang bị bắt tại tư gia và đưa về đồn công an phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội. Ở nhà theo dõi phiên tòa cũng bị bắt!”.

9 giờ 50: Nghệ sĩ Kim Chi đi tham dự phiên tòa chia sẻ: “Mấy chú ngồi trên xe đang gào to trong máy rằng chúng tôi là những người đi hỗ trợ phiên tòa xử trái phép Ba Sàm là “tụ tập trái phép”. Bất chấp mọi lời cảnh báo, đe dọa, chúng tôi vẫn ngồi tọa kháng để tiếp lửa cho Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đang ở trong phiên tòa. Không thế lực đen tối nào ngăn được tinh thần bất khuất của chúng tôi và tình yêu thương của chúng tôi dành cho những người dám đem mạng sống của mình hiến dâng cho đất nước. Chúng tôi yêu quí và biết ơn Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn thị Minh Thúy.”

Nghệ sĩ Kim Chi cùng với bà con dân oan Dương Nội ủng hộ ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy.

9 giờ 30: Cựu TNLT Nam Trung đang có mặt tại hiện trường cho hay: “Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã bị bắt tại ngã tư Tràng Thi – Triệu Quốc Đạt. Chưa đầy 10 phút sau đó, Blogger Nguyễn Đình Hà cũng bị bắt cách đó 50m”.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Blogger Nguyễn Đình Hà là hai ứng cử viên độc lập tham gia ứng cử vào Đại Biểu Quốc Hội khóa tới.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A đang trả lời phóng viên nước ngoài trước khi bị bắt. Ảnh: Trung Nghĩa.

9 giờ 10: Có khoảng 200 bà con dân oan và những người yêu mến ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy đi tham dự phiên tòa hôm nay. Nhà cầm quyền không cho họ vào tham dự phiên tòa theo như Luật định thì họ biểu tình bên ngoài phiên tòa ủng hộ tinh thần yêu nước của ông Vinh và bà Thúy. Bên phía ngoài Tòa án, họ hô to các khẩu hiệu “trả tự do cho Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy”, “Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy vô tội”…

8 giờ 50: Cô Thảo cho hay: “Đại diện các ĐSQ Mỹ, Đức, Thuỵ Điển đang đứng trước cửa Toà Án Nhân Dân Tối Cao để yêu cầu được dự phiên toà xử Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Nghị sĩ Martin Patzelt, thành viên Ủy ban Nhân quyền Quốc hội CHLB Đức – người vừa bay sang Việt Nam để tham dự phiên tòa với tư cách quan sát viên nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội cấm cản vào dự khán phiên tòa. Xung quanh an ninh mật vụ đầy đặc.”

Lý do ông Martin Patzelt không được tham dự phiên tòa bởi vì “ông không có giấy triệu tập”, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đang có mặt trước cổng Tòa án nói.

Nghị sĩ Martin Patzelt, thành viên Ủy ban Nhân quyền Quốc hội CHLB Đức – người vừa bay sang Việt Nam để tham dự phiên tòa với tư cách quan sát viên nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội cấm cản vào dự khán phiên tòa. Ảnh: Thao Terexa

Ông Felix Schwarz, tham tán Chính trị và Nhân quyền đại sứ quán Đức, tham dự phiên tòa với tư cách quan sát viên nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội cấm cản vào dự khán phiên tòa. Ảnh Thao Terexa

Đại diện các ĐSQ Mỹ, Đức, Thuỵ Điển đang đứng trước cửa Toà Án Nhân Dân Tối Cao để yêu cầu được dự phiên toà xử Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Ảnh: Thao Terexa

An ninh chìm nổi dầy đặc xung quanh khu vực tòa án. Ảnh: Thao Terexa

8 giờ 00: Cựu TNLT Nam Trung cho hay: “Đây là một phiên tòa mà chính quyền Cộng sản Việt Nam thông báo là công khai nhưng hiện tại trước cổng tòa án thành phố Hà Nội rất đông lực lượng an ninh chìm nổi, các lực lượng CSGT, CSCĐ, CS113, dân phòng… đang phong tỏa, ngăn cản người dân đến để tham dự và chứng kiến phiên tòa. Đây không phải là lần đầu tiên một phiên tòa công khai bị chính quyền Cộng sản xử kín, đặc biệt là các vụ án chính trị mà đã từng có rất nhiều những phiên tòa như thế diễn ra trên khắp đất nước Việt Nam. Những người đến tham dự phiên tòa cũng không lạ gì với trò mèo này của nhà cầm quyền, tuy nhiên mọi người vẫn tập trung đến đây để ủng hộ cho những người dám dấn thân cho nền dân chủ tại Việt Nam, cho sự công bằng trong xã hội. Chân lý nhất định rồi sẽ chiến thắng. Chúng tôi ủng hộ Anh Ba Sàm!”

Các bạn trẻ yêu mến Anh Bà Sàm và bà Thúy muốn đi tham dự phiên tòa nhưng phải đứng bên ngoài Tòa án.

Lực lượng công an rào chắn các ngả đường đi vào Tòa án và ngăn cản không cho người dân tham dự phiên tòa. Ảnh: Nam Trung

7 giờ 00: Blogger Bạch Hồng Quyền cho biết: “Cửa toà án thành phố Hà Nội số 43 Hai Bà Trưng lúc 7h ngày 23/3/2016, nơi sắp diễn ra phiên xử Anh Ba Sàm và đồng nghiệp. Lực lượng an ninh, công an dày đặc, hàng rào sắt được dựng vây kín khu vực toà vừa được lắp xong. Lại thêm một phiên toà công nhưng rất khai.”

Trước cổng Tòa án Nhân dân Tp.Hà Nội trong phiên tòa xét xử ông Vinh và bà Thúy vào ngày 23.03.2016. Ảnh: Bạch Hồng Quyền

Theo lịch xét xử, sáng nay ngày 23.03.2015, Tòa án Nhân dân Hà Nội sẽ xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh -tức Blogger Anh Bà Sam- và bà Nguyễn Thị Minh Thúy được xem là đồng phạm của vụ án “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước” theo Điều 258 BLHS.

Bộ Công An cáo buộc ông Vinh “đã có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân”, theo Điều 258 BLHS.

Có 8 LS tham gia bào chữa cho ông Vinh và bà Thúy, gồm: LS Trần Văn Tạo – LS Văn phòng LS Văn Tạo, LS Nguyễn Hà Luân – LS Văn phòng LS Hưng Đạo Thăng Long, LS Hà Hải và LS Trần Quốc Thuận – LS Văn phòng LS Hà Hải và Cộng sự, LS Trịnh Minh Tân – LS Văn phòng LS Trịnh Minh Tân, LS Nguyễn Tiến Dũng và LS Hà Huy Sơn – Công ty Luật TNHH Hà Sơn, LS Trần Đình Triển – Văn phòng LS Vì Dân.

Trước đó, LS Hà Huy Sơn, một trong những LS tham gia bào chữa cho ông Vinh bình luận với GNsP:

“Trong vụ án này thì ngoài điều tra bổ sung đến 4 lần và trong vụ án này có những sai phạm BLTTHS từ cái khâu bắt giữ khẩn cấp, bởi vì ông Vinh và bà Thúy không phạm tội thuộc trường hợp theo quy định tại Điều 81, 82 BLTTHS mà bắt khẩn cấp ông Vinh và bà Thúy. Về thời gian giam giữ ông Vinh và bà Thúy thì vi phạm nhiều về pháp luật, tức là [trong quá trình] giam giữ có nhiều giai đoạn không có căn cứ pháp luật để mà giam giữ. Trong vụ án này có đến ba lần điều tra bổ sung để nhằm xác định vấn đề ông Vinh có phải là Đảng viên hay không, thì vi phạm vào Điều 5 của BLTTHS quy định về mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, nghĩa là không phân biệt người đó thuộc thành phần tôn giáo, hay thành phần xã hội, hay nói tóm lại là không phân biệt người đó thuộc đảng viên hay không đảng viên. Thực tế vụ án này có vi phạm luật trong quá trình điều tra.

Đặc biệt trong phiên tòa này có sự hiện diện của Nghị sĩ Martin Patzelt, thành viên Ủy ban Nhân quyền Quốc hội CHLB Đức – người vừa bay sang Việt Nam để tham dự phiên tòa với tư cách quan sát viên.

Trước phiên xử một ngày, tại Giáo xứ Thái Hà-Hà Nội, có hàng chục nhà ngoại giao đến từ các đại sứ quán phương Tây ở Hà Nội đã có cuộc gặp với gia đình ông Vinh và bà Thúy cùng với các Luật sư bảo vệ ông Vinh và cô Thúy.

Cũng trong buổi gặp mặt đó, gia đình ông Vinh và bà Thúy ra mắt chính thức tác phẩm song ngữ Việt-Anh về “Anh Ba Sàm”.

Tối ngày hôm qua, những người yêu mến Anh Ba Sàm và bà Thúy muốn đi tham dự phiên tòa đã bị lực lượng công an địa phương bố ráp.

LS Lê Quốc Quân viết trên Facebook: “Ngày mai xử Anhbasam Nguyễn Hữu Vinh, tối nay đã có những dấu hiệu bị ngăn cản không cho tham dự. Nếu ngày mai bị ngăn cản thì chỉ làm dày thêm những bằng chứng về sự vi phạm tố tụng mà thôi. Đối với mình thì dù có hiện diện được ở quanh toà án hay không thì hình ảnh của anh vẫn luôn sống động trong tim óc mình.”

Pv.GNsP Hà Nội – SàiGòn

Ảnh: Nguồn Facebook

Nguồn: https://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/03/23/tuong-thuat-phien-toa-anh-ba-sam-va-co-nguyen-thi-minh-thuy/

Khu trục hạm Mỹ áp sát đảo tranh chấp ở Biển Đông

0
VOA

Một quan chức quân đội Mỹ nói với CNN rằng hôm 2/7 một tàu khu trục của Hải quân Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý quanh một đảo có tranh chấp ở Biển Đông.

Hải quân Mỹ đã tiến hành một “hoạt động vì tự do hàng hải” quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa. Cả Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền về quần đảo này.

Trong khuôn khổ hoạt động, tàu khu trục mang tên lửa điều hướng USS Stethem đã đi vào bên trong vùng 12 hải lý của Tri Tôn, nơi mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải của họ.

Mỹ không công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các hòn đảo mà họ đã chiếm đóng và đã xây dựng trên đó các công trình kiên cố.

Ngũ Giác Đài từ chối bình luận về hoạt động này.

Theo Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đặt ở thủ đô Washington, Mỹ, “Bắc Kinh đã thực hiện nâng cấp đáng kể cơ sở hạ tầng quân sự của họ ở quần đảo Hoàng Sa”.

Chương trình này cũng nói rằng Trung Quốc gần đây đã mở rộng các cơ sở của họ trên đảo Tri Tôn, bao gồm cả việc xây dựng một sân bay trực thăng.

Một phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Trung tá Matt Knight, không thể xác nhận về hoạt động hôm 2/7 nhưng ông nói với CNN rằng các hoạt động đó là một phần thường lệ trong các công việc của Hải quân Hoa Kỳ. Ông nói “những tuyên bố về hàng hải thái quá” của 22 quốc gia đã bị thách thức trong năm tài chính vừa qua.

Hoạt động hôm 2/7 diễn ra vài ngày sau khi chính quyền ông Trump thực hiện một số động thái dường như gây khó chịu cho Bắc Kinh, bao gồm các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh với Bắc Triều Tiên và chuẩn thuận việc bán vũ khí mới cho Đài Loan.

Hoạt động hôm 2/7 là cuộc thứ hai được ghi nhận dưới thời chính quyền ông Trump.

Cuộc thứ nhất diễn ra ngày 24/5, khi tàu khu trục mang tên lửa điều hướng USS Dewey đi vào bên trong vùng 12 hải lý quanh đá Vành Khăn (Mischief Reef) thuộc quần đảo Trường Sa, ở phía nam của quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc đã không trả lời hôm 2/7 khi được CNN đề nghị cho biết ý kiến về hoạt động của tàu Stethem.

(theo CNN, Wall Street Journal, Fox News)

Blogger Anh Ba Sàm Bị Tuyên Án 5 Năm Tù – Diễn Tuồng Xét Xử Blogger Nguyễn Hữu Vinh – Quốc Tế Bị Giễu Cợt

BÌNH TRUNG

TNCG: Đại sứ quán Mỹ, Đức, Thụy Điển, Nghị sĩ Martin Patzelt hôm nay được chứng kiến một phiên tòa hài hước. Bao nhiêu nỗ lực quốc tế như lên tiếng kêu gọi thả tự do, gặp gỡ gia đình của blogger Anh Ba Sàm, hay dự buổi lễ ra sách nói về ông của các nhân viên ngoại giao quốc tế dường như đều trở nên vô hiệu trước cổng sắt của nhà cầm quyền và màn kịch kệch cỡm được tái diễn. Với sự giảo hoạt của mình nhà cầm quyền tưởng đã thắng nhưng những nỗ lực ngoại giao quý báu là một chiến thắng của tình liên đới trong một xã hội nhân bản.

Ngoài việc đây là phiên tòa “công khai” mà bất kì công dân nào cũng đều được tham gia. Các viên chức ngoại quốc này còn có tư cách nhân viên ngoại giao quốc tế và có quyền dự khán phiên tòa. Tuy nhiên, chỉ cần một chiêu “không có giấy triệu tập” là những lợi thế ngoại giao lập tức trở nên yếu thế. Đừng bàn đến các Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự Và Chính Trị hay Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Quát nhé, ở Việt Nam “Phép vua thua lệ làng” mà.

Các nhân vật quốc tế “ảo tưởng” khi tưởng mình có thể ung dung vào xem ông Nguyễn Hữu Vinh ghê gớm thế nào. Xí. sai nhé. Chuyện đó là của tòa. Các ông có giỏi thì vượt qua hàng rào an ninh mật vụ “đông như quân Nguyên” không? Sao các đại diện đại sứ quán không nói lý lẽ với công an để được vào trong phiên tòa? có chứ. Nhưng tiếng nó của con người tiến bộ thì làm gì mấy chú ở trong rừng có thể hiểu. Lại thua vì công an Việt Nam bất chấp chuẩn mực quốc tế.

Hơn 200 dân oan và bao nhiêu nhà hoạt động dân chủ nhân quyền với đủ thứ băng rôn đòi “công lý cho Nguyễn Hữu Vinh” “trả tự do cho người vô tội” chỉ có thể vang được một phạm vi nhỏ thôi. Người dân đã được tập cho thờ ơ vô cảm. Cũng đơn giản bởi vì họ suốt ngày nghe loa phóng thanh rêu rao này nọ. Nghe nhé, một bảo vệ đứng gác cổng tại Tòa án Nhân dân Hà Nội nói với phóng viên GNsP đang có mặt tại Hà Nội: “Hôm nay xử một vụ rất là phức tạp. Đó, cái lũ ủng hộ phức tạp đang đứng ở bên kia đường đầy kia kìa. Cái lũ đó yêu cầu trả tự do cho ai đó đó…”

Đấy thấy chưa. Facebook tràn ngập thông tin vụ xét xử nhưng làm sao tới tai những “con người định hướng XHCN” được. Hài quá.

Thật ra, hài hước hơn cả việc nhân viên ngoại giao các nước dân chủ Phương Tây phải hít bụi ngoài đường, thì màn kịch trong phiên tòa mới thực sự lý thú. Tôi cá là với lý lẽ của 8 luật sư, cũng như của vị blogger nổi tiếng Anh Ba Sàm cũng chỉ là “đàn gảy tai trâu”. Luật sư sẽ vặn lại những luận chứng thiếu thuyết phục của Viện Kiểm Sát, nhưng họ lại nhầm, búa tòa sẽ gõ và nói đại loại như “tòa bác bỏ những luận chứng của luật sư”, “vụ án đúng người đúng tội”. Đừng cãi vô ích: tao là luật mà lị. Bản án sẽ tuyên theo hướng có lợi nhất theo đúng chỉ thị của cấp trên. Đằng nào thì ông Vinh cũng bị gán là “phản động” cả thôi.

Chưa hết đâu, bắt giữ các ứng cử viên tự do vào quốc hội như tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động Nguyễn Đình Hà, nhà báo Đoan Trang và các dân oan là một màn trong vở kịch nhằm kẽo dãn dư luận và đồng thời nhổ toẹt vào cộng đồng quốc tế: Cực lực lên án hành động can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam.

Theo dõi các phiên tòa xử tội danh chính trị, hài lắm. Cười ra nước mắt cho Việt Nam tôi. Nhưng nhìn lại thì chính khi mà nhà cầm quyền tưởng là chiến thắng thì lại là lúc thất bại nặng nề nhất trước mắt nhân loại tiến bộ.

blank
Đại diện đại sứ quán Mỹ, Đức, Thụy Điển yêu cầu được vào tham dự phiên tòa

 

blank
Ông Felix Schwarz tham tán chính trị và nhân quyền đại sứ quán Đức trả lởi phỏng vấn báo quốc tế

 

blank
An ninh mật vụ quay phim chụp ảnh đoàn người tham dự phiên tòa một cách cẩn mật

 

blank
Nghị sĩ Martin Patzelt thuộc Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội CHLB Đức và ông Felix ngoài phiên tòa

 

blank
Khoảng hơn 200 dân oan và nhiều nhà hoạt động đứng ngoài phiên tòa biểu tình

 

blank
Băng rôn khẩu hiệu đòi tự do cho blogger Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy

Ảnh từ facebook

Fb Paul Trần Minh Nhật

Tổng thống Đức nêu vụ Mẹ Nấm?

VOA
Tổng thống Đức (phải) trao giải thưởng về nhân quyền cho đại diện của luật sư Nguyễn Văn Đài hồi tháng Tư năm nay.

Thủ tướng Việt Nam dự kiến sẽ hội đàm với Tổng thống Đức vào cuối tuần này, và nhiều khả năng, vấn đề nhân quyền qua vụ kết án blogger Mẹ Nấm sẽ nổi lên trong cuộc đối thoại.

Thông tin trên trang web của nguyên thủ Đức cho biết rằng ông Frank-Walter Steinmeier sẽ trao đổi với ông Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 6/7, khi người đứng đầu chính phủ Việt Nam tới thăm.

Đức là một trong số các quốc gia đã mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích việc Hà Nội mới kết án 10 năm tù đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm.

Bản án khiến tôi đau buồn khi nghĩ đến số phận của chị Quỳnh và hai con vị thành niên của chị ấy. Điều đáng buồn nữa là chính phủ Việt Nam không tận dụng tiềm năng của các công dân tận tâm cho việc thúc đẩy sự phát triển đất nước. Tôi hi vọng rằng tòa sẽ tuyên vô tội ở phiên xét xử phúc thẩm.

Hôm 30/6, bà Bärbel Kofler, đại diện về nhân quyền của chính phủ Đức, cho biết rằng bà “bàng hoàng” trước án tù mà bà nói có “động cơ chính trị” và “đi ngược lại các nguyên tắc về nhân quyền và vi phạm các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết”.

“Mức án nặng còn cho thấy sự bất hợp lý và thiếu cân nhắc đối với quyền căn bản về tự do biểu đạt và tự do báo chí được Hiến pháp Việt Nam đảm bảo”, bà Kofler nói trong một thông cáo.

Quan chức về nhân quyền của Đức nói tiếp: “Bản án khiến tôi đau buồn khi nghĩ đến số phận của chị Quỳnh và hai con vị thành niên của chị ấy. Điều đáng buồn nữa là chính phủ Việt Nam không tận dụng tiềm năng của các công dân tận tâm cho việc thúc đẩy sự phát triển đất nước. Tôi hi vọng rằng tòa sẽ tuyên vô tội ở phiên xét xử phúc thẩm”.

Bà Quỳnh trong phiên xử ngày 29/6.

Bà Quỳnh trong phiên xử ngày 29/6.

​Vấp phải chỉ trích từ các nước và nhiều tổ chức, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng nói rằng bà Quỳnh đã được xử “đúng theo các quy định pháp luật Việt Nam”.

Đức là một trong số các quốc gia phương Tây đã mạnh mẽ thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier hồi tháng Tư vừa qua từng gặp người đại diện cho luật sư Nguyễn Văn Đài tới nhận giải thưởng về nhân quyền mà nhà bất đồng chính kiến đang bị cầm tù này được Liên đoàn Thẩm phán Đức trao tặng. Vợ ông Đài, bà Vũ Minh Khánh, hồi cuối năm 2016 cũng đã tới Đức vận động cho tự do của chồng bà.

Chính vì các lý do trên, mà một số nhà quan sát nhận định với VOA Việt Ngữ rằng vấn đề nhân quyền Việt Nam, nhất là vụ blogger Mẹ Nấm, có thể sẽ nổi lên trong chuyến công du Đức của Thủ tướng Việt Nam.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Phúc tới thăm Đức và Hà Lan từ ngày 5 tới 11/7 để “củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Đức, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước và đối tác chiến lược về nông Nghiệp bền vững và an ninh lương thực với Hà Lan”.

Tin cho hay, tại Đức, nhà lãnh đạo này “dự kiến có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, hội kiến Tổng thống Đức, gặp lãnh đạo quốc hội và một số bộ, ngành, các doanh nghiệp lớn của Đức; tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, phát biểu khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt – Đức”.

Tính tới ngày 2/7, trang web của chính phủ Đức chưa thấy xác nhận cuộc gặp giữa bà Merkel và ông Phúc.

Hướng dẫn viên người Hoa nói cố đô Huế thuộc TQ

0
vietnamnet.vn

– Một hướng dẫn viên trẻ đang thuyết minh trên xe thì bị người TQ giật mic, bảo “Biển Đông là biển Nam TQ”. Một người Hoa khác giới thiệu “cố đô Huế giống kiến trúc TQ vì trước đây khu vực này là của Trung Hoa”.

Trong buổi đối thoại hôm nay với lãnh đạo Sở Du lịch Đà Nẵng, hàng chục hướng dẫn viên (HDV) tiếng Trung bức xúc cho biết phải chạm mặt hàng ngày với các HDV Trung Quốc hoạt động ngang nhiên ở Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành.

Thủ đoạn chủ yếu của họ là sử dụng các sitting guide (hướng dẫn viên tại chỗ – PV) làm bình phong qua mắt cơ quan chức năng. Đây là các HDV người Việt, được thuê đi cùng đoàn nhưng không được nói gì. Khi gặp thanh tra thì những người này sẽ lo thủ tục.

Các HDV chuyên nghiệp cho biết, 2-3 năm qua nhiều công ty lữ hành ở Đà Nẵng đều nuôi HDV người Trung Quốc trong nhà. Đơn cử như công ty Q.Đ nuôi ít nhất 20 HDV người TQ ăn ngủ tại đơn vị mình, liên tục dẫn đoàn đi khắp nơi, trong đó có cả Phố cổ Hội An.

“Buổi tối nào ở sân bay chúng tôi cũng chạm mặt HDV người TQ. Điều nguy hiểm là họ không chỉ sang đây cướp việc của chúng ta, mà còn mạo danh là người Việt để đón đoàn TQ. Khi trên xe hay đến các địa điểm, danh thắng, họ xuyên tạc hoặc bịa đặt”, một HDV lâu năm cho biết.

Một HDV trẻ tuổi cho hay đã phải bỏ việc làm HDV do bị ép làm sitting guide cho đoàn TQ.

“Họ rất lộng hành, từ Đà Nẵng đến Hội An hay cố đô Huế. Họ thường xuyên tạc về lịch sử, văn hóa. Bạn em là HDV dẫn khách đến Đại nội Huế thì nghe một người TQ dẫn đoàn bên cạnh bảo Đại nội có kiến trúc giống TQ bởi trước đây nơi này thuộc Trung Quốc.

Một bạn khác của em là HDV nữ đang thuyết minh trên xe thì bị HDV Trung Quốc cướp mic, xuyên tạc Biển Đông là biển Nam Trung Quốc”, HDV này phát biểu trước sự có mặt của PGĐ Sở Du lịch Đà Nẵng Trần Chí Cường.

Một nữ HDV có 16 năm kinh nghiệm cho biết, cách đây 5 ngày ra sân bay đón khách từ Ma Cao có 5 đoàn thì chỉ mỗi chị là HDV người Việt. “Đoàn em chỉ 15 người, các đoàn khác do người TQ dẫn hơn 30 người. Hôm sau em dẫn khách vào Hội An có 4 đoàn thì 3 đoàn còn lại là HDV người Hoa. Họ đi cùng với các sitting guide”, chị cho biết.

Sitting guide bán rẻ lòng tự tôn dân tộc

Các HDV tiếng Trung chuyên nghiệp đều bức xúc trước thực trạng nhiều người Việt chấp nhận làm sitting guide, tiếp tay cho người TQ hoạt động du lịch chui.

Mỗi sitting guide được thuê với giá khoảng 300 tệ/ngày. ‘Nếu những người tâm huyết như chúng tôi không lên tiếng thì chỉ vài ba năm nữa, tất cả thị trường khách TQ đều rơi vào tay HDV người TQ. Khi đó thì ngay cả sitting guide họ cũng chẳng cần nữa.

Tôi muốn nói rằng ngoài cơm áo gạo tiền, HDV còn phải có lòng tự tôn dân tộc và đạo đức nghề. Chúng tôi rất bức xúc vì các sitting guide tiếp tay cho người TQ”, một nữ HDV cho biết.

Các HDV tiếng Trung cho biết, ngày ngày đều chạm mặt người Trung Quốc làm HDV chui ở ngay sân bay Đà Nẵng. Ảnh: HDV tiếng Trung cung cấp

Anh H.M.H, một HDV tự do cho rằng sitting guide gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng chỉ là phần ngọn. Cơ quan chức năng cần phải xử lý dứt điểm phần gốc, đó là các công ty lữ hành Trung Quốc hoạt động chui, có sự chống lưng của người Việt.

“Hàng loạt công ty lữ hành chui như Q.Đ, T.L… tồn tại bao nhiêu năm sờ sờ ra đó sao cơ quan chức năng không biết để xử lý. Tôi đảm bảo 100% các công ty này đều trốn thuế, Đà Nẵng không có 1 xu ngân sách từ họ. Tôi đề nghị các sở ngành phải phối hợp và quyết liệt xử lý tận gốc rễ”, anh H. đề xuất.

PGĐ Sở Trần Chí Cường cho rằng sẽ có hình phạt thật nặng các trường hợp vi phạm, căn cứ vào nhiều quy định khác chứ không chỉ riêng nghị định 158.

“Hoạt động du lịch tại Đà Nẵng nói riêng cũng như các hoạt động kinh doanh khác phải đúng pháp luật. Chúng tôi tạo mọi điều kiện tốt nhất cho những người làm đúng pháp luật, trái lại sẽ bị xử lý nghiêm.

Bí thư Thành ủy cũng đã nói Đà Nẵng sẽ là mảnh đất đáng sống của những người tử tế và không có đất sống cho những người vi phạm pháp luật”, ông Cường nhấn mạnh.

Theo đó, Sở sẽ buộc các hãng lữ hành ký cam kết. Với các HDV, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng, thậm chí tước thẻ.

Đà Nẵng xin thí điểm lập Cảnh sát du lịch

Hôm qua, trong buổi làm việc với Ban Kinh tế TƯ, UBND TP Đà Nẵng kiến nghị được thí điểm lập Cảnh sát du lịch.

Theo đó, nhiệm vụ của lực lượng này sẽ là giải quyết triệt để việc buôn bán hàng rong, quản lý môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách.

Mỗi năm Đà Nẵng này đón 4-5 triệu du khách, đông gấp 4 lần dân số.

Lượng khách TQ trong vài năm qua tăng rất mạnh. Năm 2015, có hơn 300 ngàn khách TQ đến Đà Nẵng, chiếm 24,01% lượng khách quốc tế.

Cao Thái