Home Blog Page 1358

Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa đúng ngày Quốc khánh Mỹ

0
RFI
media

Theo AFP, truyền thông chính thức Bắc Triều Tiên khẳng định với vụ bắn thử một tên lửa Hỏa Tinh -14 (Hwangsong-14) « lịch sử » này, Bình Nhưỡng đã sở hữu được một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) « rất hùng mạnh » có thể tấn công được tới « mọi địa điểm trên Trái đất ». Truyền hình Bắc Triều Tiên cho biết tên lửa đã bay lên đến độ cao 2.802 km, và đi được tổng cộng 933 km.

Theo Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, tên lửa Bắc Triều Tiên được phóng lên từ khu vực gần một sân bay ở Panghyon, cách thủ đô Bình Nhưỡng khoảng 100 km về hướng tây bắc. Quân đội Hàn Quốc và chính quyền Nhật Bản cho biết tên lửa rớt xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã phản ứng trên Twitter về vụ này, ngay sau khi có thông tin. Ông Trump viết : « Khó tưởng tượng được là Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ cho phép việc này tiếp diễn lâu dài. Hy vọng là Trung Quốc có một cử chỉ mạnh đối với Bắc Triều Tiên ».

Về phần mình, thủ tướng Nhật Shinzo Abe khẳng định trước báo giới là với vụ bắn thử mới, « mức đe dọa rõ ràng đã lên cao ». Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In lên án « các khiêu khích vô trách nhiệm » của Bình Nhưỡng và triệu tập khẩn cấp hội đồng an ninh quốc gia.

Thông tín viên Frédéric Ojardias tường trình từ Seoul :

« Các đe dọa, kêu gọi kiềm chế hay hứa hẹn đối thoại đã không hề có hiệu quả. Bắc Triều Tiên vừa tiến hành vụ thử tên lửa lần thứ 13 kể từ đầu năm. Tên lửa đã được phóng lên theo góc bắn rất cao. Căn cứ vào khoảng cách tên lửa vượt qua và thời gian bay, các nhà phân tích tính toán là trái tên lửa này có tầm bắn lý thuyết là 6.700 km… Điều này có nghĩa là tên lửa có thể bắn đến được tiểu bang Alaska (Hoa Kỳ), nếu như được phóng đi theo góc bắn thông thường.

Bình Nhưỡng cũng tìm cách đa dạng hóa các hỏa tiễn và vị trí phóng, nhằm giữ bí mật về các vụ bắn thử cho đến phút chót, hãng thông tấn Hàn Quốc nhắc lại.

Vụ bắn thử nói trên xảy ra đúng ngày Quốc khánh Mỹ, mùng bốn tháng Bảy. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đưa hai thông điệp lên mạng Twitter, đặt câu hỏi liệu có phải lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đang quá rảnh rỗi mà sinh chuyện hay không ?

Donald Trump gợi ý là Trung Quốc, đồng minh chủ yếu của Bắc Triều Tiên, ‘‘có thể’’ hành động nhanh chóng để ‘‘chấm dứt thực sự trò ngớ ngẩn này’’. Lời lẽ hung hăng của tổng thống Mỹ không che nổi sự bất lực của Washington trong nỗ lực thuyết phục Kim Jong Un từ bỏ chương trình răn đe hạt nhân, một chương trình mà Bình Nhưỡng coi là điều kiện thiết yếu cho sự sống còn của chế độ ».

Nga : Tên lửa Bắc Triều Tiên thuộc loại « tầm trung »

Trái với thông báo của chính quyền Bắc Triều Tiên, theo AFP, bộ Quốc Phòng Nga ra một thông báo khẳng định loại hỏa tiễn Bắc Triều Tiên bắn thử ngày 04/07 là thuộc loại « tầm trung », chứ không phải hỏa tiễn xuyên lục địa.

Về độ cao và khoảng cách tên lửa đi qua, Matxcơva cũng đưa ra các số liệu rất khác. Cụ thể là tên lửa Bắc Triều Tiên chỉ lên được độ cao 535 km và bay được hơn 500 km.

LỄ HỘI CHỌI QUAN

0
Chu Mộng Long

Ở ốc đảo nọ có một bộ tộc tự hào mang bản sắc văn hóa ở hàng đỉnh cao trí tuệ. Đặc sắc nhất là Hội thi Chọi quan. Hội thi 5 năm tổ chức một lần.
Các quan tham gia dự thi được ưu tiên sống trong các biệt phủ kín cổng cao tường, có hồ bơi, có vườn ngự uyển, có gái đẹp hầu hạ bên cạnh. Hàng ngày các quan được ăn uống toàn cao lương mĩ vị, khi nào vỗ béo ngang bằng con trâu mộng mới đủ tiêu chuẩn dự thi.
Đến ngày hội, các quan mặc áo đỏ, quần đỏ, đầu đội mũ sừng trâu để tham gia thi chọi. Tù trưởng dắt mũi các quan đến miếu thờ cô hồn để tế trước khi vào bãi thi đấu. Không khí rừng rực cờ trống và biểu ngữ Chào mừng Hội thi Chọi quan. Người lấn chen mua vé vào xem rất đông.
Luật thi đặt ra khá tự do, bình đẳng cho các quan tranh nhau, nhưng có định hướng: quan thắng hay quan thua đều phải đoàn kết một lòng, cùng nhau chịu mang ra xẻ thịt để tế cô hồn, trừ quan thắng chung cuộc được phong Tù trưởng mới.
Hội thi sơ khảo diễn ra ở địa phương trước. Bắt đầu từ một địa phương ở cực nam. Gần chục quan đấu nhau như trâu nhưng chưa có quan nào chết. Một số quan đang bị nhốt chờ làm lễ tế cô hồn. Một quan bỏ chạy khỏi đảo làm Tù trưởng phải đốt đuốc đi tìm. Một quan được đưa về trung tâm để thi vòng chung kết. Sau đó cuộc thi diễn ra ở cực bắc. Đây là cuộc thi hấp dẫn nhất. Cuộc đấu đầu tiên có một quan bị điên húc lòi bụng hai quan khác chết ngay tại chỗ. Dân vỗ tay reo mừng cuồng nhiệt. Số tiền thưởng cho cuộc đấu này lên đến trăm tỉ. Hiện cực bắc đang dự trữ rất nhiều quan béo núc, chuẩn bị cho cuộc thi chung kết. Riêng tại trung phần của đảo, cuộc thi diễn ra khá tẻ nhạt. Các quan hì hục đấu nhau suốt cả tháng mà chỉ có một quan bị gãy sườn. Kết cục không có quan nào đủ tiêu chuẩn tham gia chung cuộc. Một quan tự cho là tử tế nhất có thể tham gia dự thi chung cuộc thì lại lẩn trốn chui rúc trong chùa để cầu an.
Dân đang chờ sau cuộc thi chung kết này sẽ xẻ thịt, lột da các quan béo ra tế cô hồn. Riêng Tù trưởng thì hy vọng bọn quan béo chết hết thì mình còn có cơ hội được tiếp tục làm Tù trưởng…

Mẹ đi ở tù con sống với ai ?

Tin Mừng Cho Người Nghèo

#GNsP (05.07.2017)- “Gấu, em trai con luôn hỏi sao mẹ đi mua sữa lâu về vậy? Gấu không cần sữa nữa, Gấu chỉ cần mẹ Quỳnh về với Gấu” …. Lời tâm sự của bé Nấm, con gái của chị Quỳnh đã làm tan chảy trái tim của những phụ nữ đã từng làm mẹ. Rưng rức. Xót xa. Trên thế gian này có ai cần mẹ hơn con và còn ai muốn gần con hơn mẹ ?

Trong một clip do facebooker Philia Mai Tan đăng trên trang facebook cá nhân, bé Nấm đã bày tỏ mong ước gia đình đoàn tụ và xin cộng đoàn, xin mọi người hãy giúp đỡ cháu thực hiện mong ước đó. Tuy không khóc khi nhắc đến mẹ, nhưng qua ánh mắt đượm buồn và nhất là qua những lần ngưng lại lấy hơi, tôi cảm nhận rằng dường như cháu đang cố nén xúc động, cố ngăn chặn những giọt nước mắt chực tuôn trào …

https://www.facebook.com/167211953352555/videos/1563304427076627/

Tôi sợ, rất lo sợ nếu chị Quỳnh thấy được clip này. Bởi lẽ từng lời nói của đứa con gái yêu dấu sẽ làm ruột gan chị quặn đau. Cái miệng mếu máo chực khóc của cháu ở phía cuối clip sẽ là những nhát dao cứa vào trái tim đang tơi bời thương nhớ của chị.

Chị là một phụ nữ kiên cường và dũng cảm. Nếu không như thế chị chẳng phải chịu cảnh tù đày. Chẳng khó khăn nào khiến chị phải lùi bước, chẳng khổ nhục nào khiến chị phải ân hận. Là phụ nữ nhưng chị phải chấp nhận thiếu thốn cả những nhu yếu phẩm mà bất cứ người phụ nữ nào cũng cần phải có đó là quần lót và băng vệ sinh. Vậy mà trong chốn lao tù, chị vẫn cắn răng chịu đựng cuộc sống tồi tệ này. Thế nhưng, chị vẫn nói với mẹ của mình rằng “Nếu cho con làm lại từ đầu và lựa chọn, con vẫn đi con đường con đã đi….”

Chị là một anh hùng nhưng chị cũng là một người mẹ. Vì thế tôi tin rằng chị sẽ cảm thấy đau khổ-rất đau khổ khi phải bị dày dò trong nỗi thương nhớ hai đứa con yêu dấu. Khi nhận bản án 10 năm tù, chắn chắn điều làm chị đau khổ nhất chính là phải xa hai đứa con yêu dấu trong bằng ấy thời gian. Đặc biệt đây cũng là khoảng thời gian hai bé đang lớn, đang rất cần sự hiện diện của chị trong cuộc sống của chúng. Đây mới là sự hy sinh vĩ đại nhất, cực hình khủng khiếp nhất mà chị phải chịu khi dấn thân cho lý tưởng của mình.

Cũng có thể nói nếu quả thật chị yêu quý con cái mình, tại sao chị không sống bình thường như bao phụ nữ khác để được gần gũi chăm sóc bé Nấm, bé Gấu? Phải chăng chị không trân trọng tình mẫu tử? Phải chăng chị không yêu thương con cái mình?

Thưa không. Những gì chị đã và đang làm hôm nay chính vì rất yêu thương những đứa con bé bỏng của mình. Trong lời kêu gọi “Một Ngày vì môi trường” vào ngày 07-08-2016, Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp đã nói : “Rất có thể con cháu chúng ta sẽ hỏi: Vào thời điểm đất nước lâm nguy, Biển Đông bị ô nhiễm, ông, bà, cha, mẹ đã làm gì để cứu Biển Đông và cứu chúng con?”. Như vậy, khi chị Quỳnh “thực hiện quyền công dân được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế quy định, thể hiện cách ôn hòa quyền đòi hỏi minh bạch trong việc điều hành đất nước, cũng như xử lý thảm họa và buộc những kẻ gây ra phải bị xét xử đúng với công lý” là chị đã cứu lấy hai đứa con bé bỏng của mình. Vì chị muốn con cháu của mình sau này được sống trong một môi trường sạch, trong một xã hội công bằng và tốt đẹp. Chị yêu con. Rất yêu. Và chính tình yêu đó giúp chị có sức mạnh để vượt qua những đau khổ, những thiệt thòi mà chị đang gánh chịu.

Bé Nấm, Bé Gấu quả là còn quá thơ dại nhưng đã phải rời xa vòng tay chăm sóc và giáo dưỡng của người mẹ. Với một bà ngoại già yếu lại bệnh tật thì đây quả là một trách nhiệm nặng nề. Tuy nhiên, điều quý giá nhất mà chị Quỳnh có thể làm cho con cái của mình là để lại trong tâm hồn chúng một niềm tự hào rất lớn về người mẹ của mình. Chị đã cho con cái mình một bài học tuyệt vời về ý nghĩa cuộc sống, về giá trị làm người.

“Trời mưa bong bóng bập bồng,
Mẹ đi ở tù con sống với ai?”

Không! Các cháu thiếu mẹ nhưng không thiếu tình thương của những người yêu chuộng công lý và sự thật. Các cháu không có sự quan tâm trực tiếp của mẹ nhưng đã có rất nhiều người luôn theo dõi và sẵn sàng giúp đỡ các cháu.

Vì một lẽ dường như những ai còn tâm huyết với hoàn cảnh đất nước xã hội ngày nay đều cảm thấy mình còn nợ chị Quỳnh rất nhiều, vì những gì chị đã và đang làm hôm nay không những cho tương lai con cái của chị mà còn cho tương lai con cái của chính chúng ta nữa.

Điền Phương Thảo

Hàng loạt ngân hàng ngoại muốn rút vốn khỏi Việt Nam, trùng hợp hay xu hướng?

0

Hàng loạt ngân hàng ngoại muốn rút vốn khỏi Việt Nam, trùng hợp hay xu hướng?

Hàng loạt ngân hàng ngoại muốn thu hẹp hoạt động, rút vốn

Mới đây, Ngân hàng TMCP Quốc tế ( VIB ) vừa công bố nhận chuyển giao toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Toàn bộ cuộc chuyển giao dự kiến sẽ được hoàn tất trong quý III năm nay.

Được biết, CBA Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh bắt đầu hoạt động vào năm 2008. Hai năm sau, ngân hàng mẹ CBA đã đầu tư vào VIB với phần vốn góp 15% và sau đó nâng tỷ lệ lên 20%. Hiện CBA là nhà đầu tư chiến lược và cổ đông lớn nhất của VIB. Ngân hàng đến từ Úc cũng đang giữ 2 ghế trong HĐQT và 1 ghế trong BKS của VIB.

Như vậy, sau gần chục năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, CBA đã bắt đầu có động thái chuyển giao. Theo một số chuyên gia, về bản chất, đây là sự thu hẹp hoạt động tại Việt Nam của ngân hàng.

Dù không diễn ra rầm rộ nhưng có thể thấy, trong thời gian gần đây, khá nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang hoạt động tại Việt Nam cũng đang có những động thái tương tự.

Hồi giữa tháng 6 vừa qua, trên trang web chính thức, Techcombank đã có thông báo về việc xin ý kiến cổ đông thông qua đề xuất mua lại 19,41% vốn mà HSBC nắm giữ sau 12 năm gắn bó.

Với mức giá mua đề xuất không thấp hơn 23.455 đồng/cổ phần, ước tính giá trị thương vụ sẽ lên đến hơn 4 nghìn tỷ đồng.

Việc thoái vốn của HSBC được dự báo sẽ gây áp lực cho Techcombank tìm đối tác có đủ tiềm năng để bán lại số cổ phần này, cũng như khiến ngân hàng phải hoãn kế hoạch tăng vốn điều lệ từ mức 8.878 tỷ đồng lên mức 14.000 tỷ đồng trong năm 2017.

Trước đó hai tháng, ngân hàng ANZ Việt Nam ra thông cáo cho biết đã bán toàn bộ mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam cho một đối tác nước ngoài là ngân hàng Shinhan Việt Nam.

Thỏa thuận với ngân hàng Shinhan Việt Nam bao gồm chuyển giao 8 chi nhánh và phòng giao dịch của ANZ Việt nam tại Hà Nội và Tp.HCM, cũng như nhân viên khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Phụ thuộc vào sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền, ANZ dự kiến cuộc chuyển giao mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho ngân hàng Shinhan Việt Nam sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2017.

Trước đó, hồi cuối tháng 3/2016, “ông lớn” Standard Chartered cũng đã gây xôn xao thị trường khi bất ngờ rút hai đại diện của mình khỏi ACB. Và tại ĐHĐCĐ thường niên ACB năm 2017 tổ chức hồi tháng 4 mới đây, phía Standard Chartered cũng đã xác nhận kế hoạch thoái vốn đang trong tiến trình thảo luận. Theo quy định, nhà đầu tư tổ chức là nước ngoài muốn rút ra khỏi ngân hàng Việt Nam thì phải rút khỏi HĐQT 18 tháng trước ngày chuyển nhượng cổ phần.

Vì sao?

Việc hàng loạt các “ông lớn” trong ngành tài chính thế giới muốn rút vốn khỏi ngân hàng Việt sau một thời gian hợp tác chỉ là do sự thay đổi về chiến lược kinh doanh hay là một điềm báo gì khác về môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam?

Trao đổi với phóng viên BizLIVE, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đây là một xu hướng đáng lo ngại, cho thấy thị trường tài chính Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro và không mang lại lợi nhuận kỳ vọng cho các nhà đầu tư ngoại.

“Ngược với một số chuyên gia nhận định đây là một trường hợp riêng lẻ, tôi cho rằng đây là một động thái mang tính chất xu hướng. Và việc ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là ngân hàng phương Tây dần dần rút khỏi Việt Nam là một xu hướng đáng lo ngại”, ông Hiếu nói.

“Ngành ngân hàng Việt Nam trước đây từng là một địa chỉ hấp dẫn. Cách đây hơn 20 năm khi tôi mới về Việt Nam, có một làn sóng ngân hàng nước ngoài đổ về Việt Nam hoạt động dưới hình thức các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các văn phòng đại diện, sau đó thì có các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được mở. Nhưng khoảng hơn 5 năm trở lại đây đã có hiện tượng ngân hàng nước ngoài dần dần rút vốn đầu tư khỏi các ngân hàng trong nước, nhường lại cổ phần cho nhà đầu tư trong nước hoặc các ngân hàng châu Á từ Hàn quốc, Singapore, Nhật Bản. Có lẽ các ngân hàng phương Tây đang dần thấy hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam có quá nhiều rủi ro và không tạo lợi nhuận trong khi có rất nhiều thị trường béo bở khác thu hút dòng vốn của họ”, chuyên gia nhận định.

Theo nhận định của TS. Hiếu, một loạt các vấn đề như tỷ lệ nợ xấu lớn, quả trị rủi ro nhiều thiếu sót trong khi quản trị doanh nghiệp còn hạn chế là những nguyên nhân chính làm giảm tính hấp dẫn của các ngân hàng Việt.

“Đối với các ngân hàng ngoại, quy trình quản trị doanh nghiệp như thế nào rất quan trọng. Họ đã quen với việc quản trị theo chuẩn mực quốc tế trong khi ngân hàng Việt lại thường điều hành theo kiểu “gia đình”, được điều hành bởi những cổ đông lớn. Tôi cho rằng, xu hướng này có lẽ sẽ còn tiếp tục trong những năm tới cho tới khi nào vấn đề xử lý nợ xấu có những điều kiện tích cực, quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp được cải thiện”, ông Hiếu nói.

XỬ LÝ KỶ LUẬT THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ PHÓ BÍ THƯ ĐỒNG NAI

1

Nguyễn Văn Trung Sơn

Từ ngày 27 đến ngày 30/6, UBKT T.Ư đã họp kỳ thứ 15 với sự chủ trì của ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UBKT T.Ư.

Tại kỳ họp này, UBKT TƯ đã xem xét, thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai.

Theo đó, trong thời gian giữ các cương vị Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương, Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch, bà Phan Thị Mỹ Thanh tham gia điều hành Công ty TNHH Cường Hưng do chồng mình là cổ đông sáng lập, Chủ tịch HĐTV là vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng.

Thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, bà Phan Thị Mỹ Thanh đã có các vi phạm, khuyết điểm.

Cụ thể, đã ký các văn bản của UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty Cường Hưng đầu tư dự án Khu dân cư thương mại xã Phước Tân, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng và quy định về những điều đảng viên không được làm.

Bà Thanh cũng ký các văn bản của UBND tỉnh không thuộc lĩnh vực phụ trách để cấp phép và gia hạn cho Công ty Cường Hưng kinh doanh bến thủy, mặt bằng, vật liệu xây dựng, vi phạm quy chế làm việc của UBND tỉnh.

Cùng với đó, ký văn bản chấp thuận hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án BOT đường chuyên dùng cho Hợp tác xã An Phát, nhưng không thông qua tập thể UBND tỉnh, chưa báo cáo Thường trực HĐND tỉnh, vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư.

Bà Thanh cũng có vi phạm, khuyết điểm khi kê khai tài sản, thu nhập không đầy đủ, không đúng quy định của Đảng và Nhà nước là vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.

UBKT T.Ư nhận thấy những vi phạm nêu trên của bà Phan Thị Mỹ Thanh là nghiêm trọng.

Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT T.Ư quyết định thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh bằng hình thức cảnh cáo.

Vi phạm, khuyết điểm của bà Hồ Thị Kim Thoa là nghiêm trọng

Liên quan đến bà Hồ Thị Kim Thoa (Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương), UBKT T.Ư kết luận, trong thời gian giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (tháng 1/2004 – 5/2010), đã có các vi phạm, khuyết điểm.

Theo đó, bà Thoa đã vi phạm trình tự, thủ tục trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, chậm báo cáo, chưa tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần theo quy định của pháp luật; không báo cáo Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) xử lý và xử lý không đúng số tiền lãi vay được ngân hàng cho miễn 6,7 tỷ đồng.

Thực hiện không đúng, không đầy đủ các thủ tục theo quy định, quyết định của Nhà nước về quản lý đất đai trong quá trình Công ty Điện Quang ký hợp đồng và phụ lục hợp đồng về hợp tác đầu tư tại khu đất số 12 Tôn Đản, TP Hồ Chí Minh với Công ty Constrexim – Bộ Xây dựng, khi chưa được chủ sở hữu và cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn, chấp thuận. Không báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xử lý và xử lý không đúng khoản thu 30 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng quyền khai thác, sử dụng khu đất 12 Tôn Đản.

Thứ trưởng Bộ Công thương còn mua cổ phần vượt mức quy định; chuyển nhượng cổ phần không đúng quy định của Điều lệ của công ty. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của Nhà nước vào Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Điện Quang không báo cáo, xin ý kiến chủ sở hữu là vi phạm quy định về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong thời gian dài, nhiều lần kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ theo quy định về kê khai tài sản, thu nhập, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.

Những vi phạm, khuyết điểm của bà Hồ Thị Kim Thoa là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật.

Thông tin từ Nhà báo Phương Nam

Lester Shum-cựu thủ lĩnh Dù vàng, chấp nhận ngồi tù để bảo vệ pháp quyền

Luật khoa tạp chí

Tôi gặp Lester Shum vào một buổi chiều tháng 5 tại Gwangju, Hàn Quốc trong dịp kỷ niệm 37 năm phong trào nổi dậy ngày 18/5/1980 của sinh viên Gwangju.

So với các cựu thủ lĩnh của phong trào Dù vàng Hong Kong (Umbrella Movement) mà tôi đã gặp qua, Lester trầm tĩnh và mang dáng dấp già dặn hơn rất nhiều.

Lester có vẻ là một người hướng nội, và đó có thể là lý do mà truyền thông khu vực và quốc tế ít nhắc tới anh. Thế nhưng, trong giới hoạt động dân chủ khu vực Đông Á, Lester là một nhà hoạt động trẻ năng nổ, được nhiều người yêu mến.

Lester không nói với tôi về những thành tựu của phong trào hay bản thân. Anh dành phần lớn thời gian để chiêm nghiệm và trăn trở về những gì chưa làm được, và về tương lai của Hong Kong.

Lester Shum năm nay chỉ suýt soát 23-24 tuổi. Khi phong trào Dù vàng nổ ra, anh chỉ vừa 21 và là Phó Tổng thư ký Liên hội Sinh viên Hong Kong (deputy secretary-general of the Hong Kong Federation of Students) lúc ấy.

Cùng với Joshua Wong, Alex Chow, Nathan Law, Lester Shum đã tham gia từ những ngày đầu tiên của phong trào đòi hỏi quyền đầu phiếu phổ thông (universal suffrage) của người dân Hong Kong vào tháng 9/2014.

Joshua Wong, Lester Shum (giữa), và Alex Chow trong thời kỳ đỉnh điểm của PT Dù vàng 2014. Ảnh: TODAY Online

Lý do phong trào Dù vàng nổ ra.

Kể từ sau khi Hong Kong được trao trả vào năm 1997, người dân tại đây luôn yêu cầu Trung Quốc cho phép họ có quyền được bầu trực tiếp – mỗi người dân một lá phiếu – đối với các chức vụ lãnh đạo cao cấp của Đặc khu này.

Thế nhưng, đến khoảng năm 2013, chính quyền Trung Quốc đã công khai tuyên bố, họ sẽ không chấp nhận điều đó.

Mà tệ hại hơn, thay vào đó sẽ là một cuộc bầu cử theo kiểu “đảng cử dân bầu”. Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ chọn ra các ứng cử viên cho chức vụ đấy, và sẽ để đại diện Lập pháp của người dân bỏ phiếu bầu.

Điều nay đã làm người dân Hong Kong bất bình, và đã có gần 510.000 người xuống đường vào ngày 1/7/2014 để phản đối, nhiều hơn lần mít tinh lớn nhất trước đó vào năm 2003 với xấp xỉ nửa triệu người tham gia.

Hình ảnh so sánh giữa cuộc mít tinh ngày 1/7 về quyền phổ thông đầu phiếu năm 2003 và 2014 tại HK. Ảnh: EJ Insight

Năm 2014, các nhà hoạt động xã hội kỳ cựu ở Hong Kong, trong đó có giáo sư Benny Tai, đã phát động chiến dịch Chiếm giữ Trung tâm (Occupy Central) để phản đối Trung Quốc.

Bắt đầu từ tháng 7, 2014, nhiều sự kiện đòi hỏi quyền phổ thông đầu phiếu đã nổ ra.

Đến tháng 9/2014, phong trào này trở thành cuộc cách mạng của sinh viên vì số sinh viên, học sinh tham gia đã trở thành lực lượng chính. Từ đó, công cuộc đòi hỏi dân chủ qua việc đòi quyền được bầu trực tiếp các chức vụ lãnh đạo của người Hong Kong đã được thế giới biết đến với tên gọi Dù vàng (Umbrella Movement).

Với cương vị là Phó Tổng thư ký của Tổng hội Sinh viên – một tổ chức Xã hội Dân sự đầy uy tín với lịch sử hơn 50 năm – Lester Shum trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào.

Vào tháng 10/2014, Lester và Alex Chow (Tổng thư ký Tổng hội) đã cùng Joshua Wong, Nathan Law, Agnes Chow đại diện cho giới sinh viên tham gia thương thảo với chính quyền Hong Kong.

Tuy nhiên, cuộc thương thảo thất bại vì hai bên không đạt được điểm đồng thuận.

Lester Shum phát biểu tại buổi thương thảo với chính quyền vào tháng 10/2014. Ảnh: The Epochtimes.

Bỏ thương thảo, chính quyền dùng mánh khóe chính trị để dẹp bỏ PT Dù vàng

Lester Shum kể lại, ngay sau khi cuộc thương thảo thất bại, một công ty xe buýt nhỏ của Hong Kong đã đệ đơn lên tòa xin ban hành một lệnh cấm tạm thời (injunction) đối với người biểu tình của phong trào Dù vàng. Trong đó, nguyên đơn yêu cầu không cho phép người biểu tình được tiếp tục tụ tập tại khu Mongkok.

Yêu cầu này đã được tòa án chấp thuận, và lệnh cấm tạm thời được ban hành.

Tổng hội sinh viên và những người lãnh đạo phong trào Dù vàng tin rằng, lệnh cấm đó vốn có bàn tay của chính quyền đứng sau.

Họ cho rằng chính quyền Hong Kong, do không thể trực tiếp cấm người dân biểu tình – vì như thế là vi phạm Bộ luật Căn bản (Basics Law) của Hong Kong và là hành vi vi hiến – nên họ đã “đi đêm” với một công ty tư nhân để biến vụ việc trở thành tranh chấp dân sự giữa người dân với nhau.

Các thủ lĩnh sinh viên đứng trước một tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Nếu tiếp tục biểu tình thì sẽ vi phạm lệnh của tòa án và có thể bị công chúng xem là những kẻ vi phạm pháp luật. Còn nếu tuân theo, thì có nghĩa là đối với sự tin tưởng của những người tham gia phong trào, họ đã khuất phục trước chính quyền.

Lester Shum và Joshua Wong họp báo tại Mong Kok khi lệnh cấm của tòa bắt đầu được cảnh sát sử dụng để giải tán người biểu tình tháng 11/2014. Ảnh: Apple Daily.

Chống lệnh tòa, chấp nhận bị bắt để bảo vệ pháp quyền

Đến cuối cùng, các sinh viên đã quyết định là nếu chính quyền thực sự ngay lập tức dùng đến nhân viên công lực để giải tán người biểu tình, thì họ sẽ “bám trụ” tại Mongkok để phản đối lại lệnh cấm do tòa ban hành.

Vì điều đó chứng minh rằng, chính quyền đã đứng sau lưng công ty tư nhân kia, và đã dùng những biện pháp bất minh để có được một kết quả pháp lý bất công (unjust legal decision) cho mục đích chính trị.

Và nếu như thế, họ sẽ phải thực hành bất tuân dân sự để phản đối việc chính quyền đã lợi dụng các thủ tục pháp lý nhằm tước đi quyền tụ tập và biểu tình của công dân.

Sau đó, họ sẽ chịu trách nhiệm trước tòa về hành vi của mình để tỏ rõ tinh thần bảo vệ pháp quyền (rule of law).

Vào ngày 26/11/2014, cảnh sát Hong Kong đã tiến hành bắt giữ Lester Shum cùng với Joshua Wong và một số sinh viên khác tại Mongkok, với lý do họ đã vi phạm lệnh cấm nói trên.

Lester Shum (áo đen), Joshua Wong, và Rafael Wong tại Mongkok ngay trước khi bị bắt ngày 26/11/2014. Ảnh: Demotix/Corbis

Bảo vệ nền pháp quyền KHÔNG đồng nghĩa với việc tuân thủ tuyệt đối tất cả luật lệ

Lester Shum và các bạn của anh đã phải làm ra một quyết định khó khăn. Nhưng họ đã chọn thực hành bất tuân dân sự và chấp nhận ngồi tù vì nó. Vì chỉ như thế, họ mới có thể đánh tan sự mập mờ của chính quyền giữa hai định nghĩa của pháp quyền – rule of law, và dụng pháp trị – rule by law.

Theo Lester, chính quyền Hong Kong và Trung Quốc luốn cổ súy việc đánh đồng khái niệm “xây dựng nhà nước pháp quyền” với việc phải tuân thủ tuyệt đối hệ thống pháp luật (theo kiểu quốc có quốc pháp, gia có gia quy).

Nhưng sử dụng pháp luật để cai trị và bắt buộc mọi người dân phải tuân thủ theo nó là ỷ pháp trị quốc, là “rule by law”.

Còn một nhà nước pháp quyền thật sự thì phải là một nhà nước biết bảo vệ đầy đủ các quyền con người căn bản của người dân, cũng như không sử dụng luật pháp một cách tùy tiện để đạt được mục đích cai trị.

Vì vậy, Lester cho rằng hành động của anh chỉ là thực thi bất tuân dân sự đối với chính quyền (the administration), chứ không phải là anh không tôn trọng nền pháp quyền của Hong Kong.

Theo anh, chính quyền đã lợi dụng tòa án để thực hiện các toan tính chính trị của họ. Thế nên chính những người lãnh đạo Đặc khu mới là những kẻ không tôn trọng tinh thần nhà nước pháp quyền.

Và để tỏ rõ thái độ tôn trọng tinh thần pháp quyền, vào ngày 15/6/2017 vừa qua, Lester Shum cùng Joshua Wong và 9 người khác đã nhận tội (plead guilty) đối với cáo trạng khinh miệt tòa án (contempt of court).

Lester Shum (áo xanh đậm) cùng Joshua Wong và những người khác tại phiên xử ngày 3/7/2017. Ảnh: FB 蕭雲

Tiếp tục đấu tranh cho dân chủ, vì đó là tương lai 

Lester Shum thường chia sẻ với mọi người, anh và các bạn của mình chỉ là những sinh viên rất bình thường, không phải anh hùng hay thủ lĩnh gì cà. Thế nhưng, họ đã bị ép phải đứng lên đấu tranh bảo vệ nền dân chủ của Hong Kong, vì đó chính là tương lai của họ.

Lester Shum kể với tôi là anh đã thường xuyên bị mất ngủ hậu phong trào Dù vàng, và đôi khi anh cũng cảm thấy bản thân đang rơi vào trạng thái trầm cảm.

Anh không lo lắng cho an nguy cá nhân, dù cho chính quyền Beijing có thể cho rằng anh và các bạn của anh là kẻ thù của chế độ. Mà anh cảm nhận được mối nguy hiểm từ sự đe doạ ngày một lớn và rõ nét của Trung Quốc đối với nền dân chủ của Hong Kong.

Viễn cảnh một Hong Kong không có tự do, dân chủ nếu người dân bỏ cuộc và ngừng đấu tranh đã tiếp cho anh thêm sức mạnh, để anh tiếp tục dấn thân trên con đường hoạt động của mình.

Ngày 3/6/2017, Tòa Cao đẳng Pháp viện Đặc khu Hong Kong (High Court of the Hong Kong Special Administrative Region) đã mở phiên xử đầu tiên đối với vụ án của Lester Shum.

Lester đã chuẩn bị tinh thần để an nhiên đối mặt với bản án vì anh sẵn sàng gánh trách nhiệm cho hành vi của mình.  Hơn nữa, đây chỉ là một chút hy sinh cá nhân để đổi lấy cơ hội cho một Hong Kong dân chủ được tiếp tục tồn tại trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:

Nhà nước CSVN đã mặc thị nhìn nhận đảo Tri Tôn không thuộc chủ quyền của VN.

0
Nhân Tuấn Trương

Vụ tàu khu trục của Mỹ, chiếc US Stethem, áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm chủ nhựt, 2 tháng bảy, đã tạo phản ứng hết sức gay gắt nơi TQ. Phát ngôn nhân BNG Trung quốc ông Lục Kháng cho rằng hành vi của tàu chiến Mỹ là « khiêu khích chính trị và quân sự, đe dọa an ninh Trung Quốc ». Ông này cũng cho biết TQ sẽ đưa tàu chiến và phi cơ chiến đấu đến khu vực.

Báo chí cho biết chuyện này xảy ra sau cú điện thoại của ông Trump cho Tập Cận Bình về vụ Bắc Hàn.

Điều này cho thấy Mỹ đã đặt Biển Đông lên bàn cân để mặc cả với TQ về vấn đề Bắc Hàn. Hệ quả là Mỹ có thể “giao” Biển Đông cho TQ nếu vấn đề Bắc Hàn được TQ giải quyết theo ý muốn của Mỹ.

Nhưng ý muốn của ông Trump là gì vẫn chưa rõ rệt.

Bắc Hàn là “hòn đá tảng” cho hòa bình khu vực Bắc Á, bao gồm TQ, Nhật, Nam, Bắc Hàn, Nga (và Mỹ). Hòn đá “chông chênh”, thí dụ Bắc Hàn sụp đổ, Hàn quốc thống nhứt. Nga và TQ (thậm chí Nhật và Mỹ) sẽ không bao giờ chấp nhận một tình huống địa chiến lược đảo ngược, bất lợi cho nhiều phía.
Hàn Quốc thống nhứt, đông dân và giàu mạnh, xứng danh với tên “Đại Hàn”, chắc chắn sẽ không cần đến Mỹ. Quân Mỹ đóng ở đây, không còn lý do ở lại, phải rút về. Đồng thời một Hàn quốc giàu mạnh thách thức cả Nhật lẫn TQ. Di sản lịch sử giữa Đại Hàn và Nhật để lại từ thế kỷ 19 đến sau Thế chiến thứ II có nhiều gúc mắc chưa giải tỏa hết. Trật tự khu vực sẽ thay đổi.

Có lẽ ông Trump muốn thay Kim jong Un bằng một lãnh tụ khác, hiếu hòa và biết điều hơn. Điều này nằm trong khả năng của TQ. Nhưng vấn đề là người có thể thay thế Jong Un là Kim jong Nam, anh cùng cha khác mẹ với Jong Un, đã bị giết ở phi trường Mã Lai (sát thủ là hai phụ nữ, trong đó có một người VN).

Thế lưỡng nan, “statu quo ante” chấp nhận hiện trạng, không bao lâu thì hỏa tiễn Bắc Hàn có thể đe dọa cả Hoa Kỳ. Lật đổ Kim Jong Un, cái hộp “pandore” (la boite de pandore) sẽ mở ra, chiến tranh đau khổ sẽ lan tràn. Nếu ai có đọc lịch sử thần thoại Hy Lạp sẽ biết điều này.

Nhưng vấn đề chiếc tàu khu trục của Mỹ đi qua vùng lãnh hải của đảo Tri Tôn, bất kể sự phản đối của TQ, lại cho ta thấy thái độ của lãnh đạo CS Hà nội về chủ quyền lãnh thổ.

Luật Biển của VN điều 12 nói về “chế độ pháp lý của lãnh hải”. Khoản 2 ghi như sau:

“Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.”

Luật biển của VN không khác với luật biển của TQ về việc tàu chiến đi qua lãnh hải quốc gia.

Ta thấy phía TQ cực lực phản đối, đe dọa đưa tàu chiến và máy bay tới để ngăn cản, khi biết tàu khu trục của Mỹ đi qua hải phận đảo Tri Tôn. Trong khi phía VN hoàn toàn im lặng, xem như việc này không liên quan đến quốc gia mình.

Sự im lặng của VN, trước một sự việc đòi hỏi nhà nước phải có thái độ, được tập quán quốc tế xem như là sự “động thuận ám thị”.

Nhà nước VN đã mặc thị nhìn nhận đảo Tri Tôn không thuộc chủ quyền của VN.

IS bị dồn vào đường cùng ở Mosul, Iraq chuẩn bị mừng chiến thắng

0
VOA

Các chiến binh Nhà nước Hồi giáo đang chiến đấu để bám víu vào những đường phố cuối cùng còn nằm dưới quyền kiểm soát của họ ở khu Phố Cổ của Mosul hôm thứ Hai, là nỗ lực cuối cùng trước khi sắp sửa bị quân đội Iraq đánh bật khỏi nơi từng là cứ địa của họ.

Trong chiến sự ác liệt, các đơn vị quân đội Iraq đã dồn phiến quân trở lại vào một khu hình chữ nhật đang thu hẹp với kích cỡ không quá 300 nhân 500 mét cạnh sông Tigris, theo một bản đồ được văn phòng truyền thông quân đội công bố.

Khói bao trùm một số nơi trong Phố Cổ, bị rung chuyển bởi các cuộc không kích và những đợt pháo kích nã vào suốt buổi sáng.

Số lượng những kẻ chủ chiến Nhà nước Hồi giáo (IS) chiến đấu tại Mosul đã giảm từ mức hàng ngàn người vào lúc khởi sự cuộc tiến công của chính phủ cách đây hơn tám tháng xuống chỉ còn vài trăm người.

Lực lượng Iraq nói họ dự liệu sẽ tới được sông Tigris và giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố trước cuối tuần này. Thủ tướng Haider al-Abadi dự kiến sẽ đến Mosul chính thức tuyên bố chiến thắng, và một tuần lễ ăn mừng trên toàn quốc đã được lên kế hoạch.

Mosul tính tới thời điểm này là thành phố lớn nhất mà IS chiếm cứ. Tại đây gần ba năm trước, IS đã tuyên bố sáng lập lãnh địa “caliphate” của họ trên một số phần lãnh thổ thuộc Iraq và Syria.

Mosul thất thủ, lãnh thổ của IS ở Iraq sẽ chỉ giới hạn trong các khu vực ở phía tây và nam của thành phố nơi hàng chục ngàn thường dân cư trú.

“Chiến thắng đang gần kề, chỉ cách các lực lượng an ninh mỗi 300 mét từ sông Tigris,” phát ngôn viên quân đội, Chuẩn tướng Yahya Rasool, nói trên truyền hình nhà nước.

Thường dân chạy lánh chiến sự trong khu Phố Cổ của Mosul, Iraq, ngày 1 tháng 7, 2017.

Thường dân chạy lánh chiến sự trong khu Phố Cổ của Mosul, Iraq, ngày 1 tháng 7, 2017.

Thủ tướng Abadi tuyên bố sự cáo chung cho “nhà nước của sự giả trá” của Nhà nước Hồi giáo thứ Năm tuần trước, sau khi các lực lượng an ninh chiếm giáo đường Hồi giáo thời trung cổ al-Nuri Lớn.

Chính tại nơi này, thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất xuất hiện trên video, tuyên bố ông ta là “caliph” – người cai trị nhà nước Hồi giáo thần quyền – vào ngày 4 tháng 7 năm 2014.

Với lãnh thổ đang co cụm nhanh chóng, tổ chức khủng bố này đã tăng cường các vụ tấn công tự sát nhắm vào một số nơi ở Mosul do lực lượng Iraq kiểm soát và những nơi khác.

Truyền hình nhà nước Iraq cho biết hàng ngàn người đã tháo chạy khỏi khu Phố Cổ đông dân của Mosul trong 24 giờ qua.

Nhưng hàng ngàn người được cho là vẫn còn đang mắc kẹt trong khu vực này với ít thức ăn, nước uống và thuốc men, và trên thực tế đang bị dùng làm lá chắn sống, theo lời những cư dân đã trốn thoát.

Chiến tranh kéo dài hàng tháng trời trong khu đô thị đã buộc 900.000 người, khoảng phân nửa dân số của thành phố trước chiến tranh, phải tản cư và làm hàng ngàn người thiệt mạng.

Baghdadi đã để lại chiến sự ở Mosul cho các chỉ huy địa phương và được cho là đang lẩn trốn gần biên giới Iraq-Syria, theo các nguồn tin quân đội của Mỹ và Iraq.

Thêm bằng chứng vũ khí hóa học, Mỹ cho Syria đòn đau

0
Đất Việt
(Tin tức 24h) – Tổ chức OPCW xác nhận, trong vụ tấn công ở thị trấn Khan Shaykhun, quân đội Syria có sử dụng khí độc Sarin.

Hãng Reuters hôm 29/6 trích dẫn bản sao tài liệu báo cáo của Phái bộ tìm kiếm sự thật (FFM) thuộc Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) cho thấy,  vụ tấn công vào thị trấn Khan Shaykhun hồi tháng 4 là có sử dụng khí độc Sarin.

Them bang chung vu khi hoa hoc, My cho Syria don dau
Vũ khí hóa học được sử dụng trong cuộc tấn công ở Khan Shaykhun.

Báo cáo này được phân phát đến các thành viên của OPCW ở La Hay (Hà Lan), nhưng không được công bố ra bên ngoài.

Bản báo cáo được lập nên sau khi  tổ chức này điều một nhóm đến thực địa để khảo sát về vụ tấn công  tại thị trấn Khan Sheikhoun thuộc tỉnh miền Bắc Idlib.

Sau khi phỏng vấn các nhân chứng và xét nghiệm các mẫu phẩm, FFM kết luận rằng “một số lượng lớn người dân, trong đó có những người đã chết, bị phơi nhiễm chất độc thần kinh sarin hoặc một chất giống sarin”.

Bản tóm tắt của tài liệu này nêu rõ: “FFM kết luận việc thải chất độc này chỉ có thể được xác định là việc sử dụng sarin như một vũ khí hóa học”.

Cùng ngày, trong một tuyên bố, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley nói: “Giờ chúng ta đã biết sự thật không thể phủ nhận, chúng ta hy vọng một cuộc điều tra độc lập được tiến hành nhằm xác định chính xác ai phải chịu trách nhiệm đối với những vụ tấn công tàn bạo này, để chúng ta có thể tìm ra công lý cho những nạn nhân”.

Bà Haley cho biết thêm, một nhóm điều tra chung của Liên Hợp Quốc và OPCW- được biết đến với tên gọi JIM- rất có thể sẽ được chỉ định làm việc này.

Trước đó, JIM từng kết luận rằng quân Chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm cho 3 vụ tấn công bằng khí clo năm 2014 và 2015. Trong khi đó, theo JIM, phiến quân IS thường xuyên sử dụng khí độc mù tạt để tấn công.

Ngày 19/4, OPCW cũng từng thông báo xét nghiệm các mẫu phẩm lấy từ vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học ở Syria đã cho thấy kết quả “không thể chối cãi” về việc sử dụng chất độc thần kinh sarin hoặc một chất tương tự.

Bản báo cáo trên hoàn toàn có thể là bằng chứng để Mỹ dựa vào đó tiến hành cuộc tấn công vào Syria sau trận dội “lửa” Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat nhằm cảnh cáo quân Chính phủ Syria chuẩn bị các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.

Hiện, chính quyền Mỹ đang tích cực điều tra về các bằng chứng cho thấy Syria chuẩn bị các vũ khí hóa học để thực hiện các cuộc tấn công trên lãnh thổ nước này để chống khủng bố nhưng lại giết hại dân thường.

Hôm 28/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nhận định những lời cảnh báo mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố về khả năng một cuộc chiến mới với Syria nếu chính quyền ông Bashar al-Assad tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học để tấn công.

Ông Mattis cho rằng, việc cảnh báo này dường như có hiệu nghiệm.

“Dường như họ đã xem xét nghiêm túc lời cảnh báo này. Họ đã không làm điều đó” – ông nói với các phóng viên.

Song dù phản ứng từ phía Syria thế nào, bằng chứng mà các tổ chức quốc tế chứng minh về loại vũ khí thần kinh Sarin được Syria sử dụng trong cuộc tấn công ở Khan Shaykhun khiến  87 người thiệt mạng sẽ khiến Mỹ chắc chắn sẽ xây dựng kế hoạch phản ứng nhanh nhằm ngăn chặn mọi cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học như thế có thể xảy ra lần nữa.

Nga phản ứng mạnh mẽ, Mỹ bất chấp?

Sputnik ngày 29/6 dẫn  thông báo của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Bộ này đã thu thập được một số dữ liệu mới cho thấy phương Tây đang có kế hoạch thực hiện những hành động khiêu khích ở Syria liên quan tới vụ tấn công nghi là sử dụng chất độc hóa học hồi tháng 4 vừa qua tại thị trấn Khan Shaykhun.

Bên cạnh đó, Moscow cũng khẳng định sẽ đưa ra những phản ứng “phù hợp” nếu Mỹ có hành động quân sự để đối phó với cái mà Washington gọi là vụ tấn công hóa học của quân đội Chính phủ Syria.

“Chúng tôi có trong tay những dữ liệu mới. Chúng tôi tin rằng, họ (phương Tây) đang chuẩn bị một vở kịch tương tự, một sự khiêu khích tương tự” – phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định.

Trước đó 1 ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng hy vọng Mỹ không sử dụng các đánh giá tình báo về những kế hoạch của chính quyền Syria làm cớ cho các hành động “khiêu khích” tại Syria.

Them bang chung vu khi hoa hoc, My cho Syria don dau
Mỹ đã chấp nhận đối đầu với Nga ở Syria.

Tuy nhiên, với bản báo cáo của các cơ quan, tổ chức quốc tế về việc Syria sử dụng vũ khí hóa học, quốc gia Trung Đông này lại một lần nữa đứng trước nguy cơ là mục tiêu trọng điểm của Mỹ thời gian tới nhằm kiểm chứng việc sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc không kích của mình.

Nguy cơ đối đầu trực diện với Nga là điều không thể tránh khỏi song Mỹ đã sẵn sàng các hành động quân sự cho bất cứ cuộc không kích nào có thể tiếp tục mang vũ khí hóa học tấn công ở Syria trong khi các cuộc điều tra vẫn tiếp tục được tiến hành.

Truyền thông Mỹ thông tin, tàu sân bay của hải quân nước này đã ở vào vị trí thuận lợi để sẵn sàng tung đòn tấn công bằng tiêm kích hạm F/A-18 vào Syria.

Hiện,  Lầu Năm Góc đang giám sát căn cứ không quân Shaayrat ở tỉnh Homs của Syria “suốt ngày đêm”, các tàu chiến và máy bay chiến đấu của Mỹ sẵn sàng tấn công Syria, nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump ra mệnh lệnh thích hợp.

Washington tin rằng, không quân Syria đang tiếp tục chuẩn bị cho một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học thứ hai, theo lệnh của Tổng thống nước này là ông Bashar al-Assad.

Với bản báo cáo mới nhất, cùng với việc tàu sân bay Mỹ đã sẵn sàng vào vị trí tấn công Syria, Mỹ đã quyết tâm không cho bất cứ máy bay nào của Syria cất cánh, có thể chứa các nguy cơ tấn công vũ khí hóa học.

Thạch Tú

Female Bloggers in Vietnam Risk Arrest for Challenging Regime

News Deeply Woman & Girls
In Vietnam, the arrest of famous blogger “Mother Mushroom” has highlighted the growing number of female bloggers and human rights activists challenging the communist regime.

It was only a matter of time. Nguyen Ngoc Nhu Quynh knew that one day the police would come knocking. The 37-year-old political blogger, writing under the pen name “Me Nam” (Mother Mushroom), has openly condemned the Vietnamese government for human rights abuses and corruption. It was risky work – severe punishments are meted out to those who dare criticize Vietnam’s one-party communist state.

After a decade of blogging, Quynh was arrested in early October. A family friend told Women & Girls Hub that Quynh’s 8-year-old daughter, Nam, was “very, very brave” as she silently watched her mother being handcuffed and led away. Before leaving, Quynh scribbled one last note to her children:

“Nam: You must be well-behaved. Listen to Grandma. Don’t tease your brother. I love you both very much.”

Before leaving, Mother Mushroom scribbled one last note to her children: "You must be well-behaved. Listen to Grandma. Don't tease your brother. I love you both very much.” (Nguyen Ngoc Nhu Quynh)
Before leaving, Mother Mushroom scribbled one last note to her children: “You must be well-behaved. Listen to Grandma. Don’t tease your brother. I love you both very much.” (Nguyen Ngoc Nhu Quynh)

No one has heard from the famous blogger since.

State media accused Quynh of criticizing the government via social media, citing a document she shared on Facebook listing the names of dozens of people who died in police custody. Media reports accused her of “causing detriment to national security.” Quynh has been detained under Article 88 of the criminal code, which punishes anyone for committing “propaganda against the state:” it carries a maximum prison sentence of 20 years.

If convicted, Quynh will become one of the estimated 200 political prisoners in Vietnam, many of whom were imprisoned as a result of their online activity.

“Vietnam is one of the worst countries in the world for the jailing of bloggers,” says Robert Hardh, executive director of Civil Rights Defenders.

Bloggers in Vietnam use the internet to circumvent state-controlled media and expose controversial issues, such as the toxic chemical spill in April that has devastated the fishing industry in four provinces. The incident – which has been blamed on the Taiwanese steel company Formosa – and human rights abuses such as land seizures, discrimination and police brutality, have galvanized Vietnam’s underground democracy movement.

More women are joining the movement’s ranks, according to an April 2015 Civil Rights Defenders report, and they face “surveillance, arbitrary detention, physical and cyber attacks, criminal prosecution and imprisonment.”

In 2008, blogger Thanh Nghien Pham was sentenced to four years in prison under Article 88.

In 2008, blogger Thanh Nghien Pham was sentenced to four years in prison under Article 88. (Thanh Nghien Pham)
In 2008, blogger Thanh Nghien Pham was sentenced to four years in prison under Article 88. (Thanh Nghien Pham)

“Those years were terrible for me,” she says. The 39-year-old says she felt “spiritually assaulted” during her incarceration, as she was segregated from other prisoners. Despite this, Pham never considered giving up blogging. “We do not want to stop raising our voices, we want to change our country,” she says.

When her good friend Quynh was arrested earlier this month, Pham received dozens of hostile phone calls. “They were threatening me to stop my activities, otherwise [they said] I will be the next prisoner,” she says.

As a famous blogger in Vietnam, Pham is accustomed to such treatment. “Every day when I wake up, I face difficulties and harassment by the government,” she says, adding that policemen have assaulted her many times and often threaten to put her back in jail.

The treatment of female bloggers and activists has come to the attention of the U.N.Committee on the Elimination of Discrimination against Women (CEDAW), which last year urged the Vietnamese government “to investigate allegations of harassment, arbitrary detention and ill treatment of women human rights defenders.”

Harassment of female activists can sometimes degenerate into gender-based violence. Bloggers told Women & Girls Hub that state officials have told women to strip, and human rights campaigner Nguyen Hoang Vi blogged about how she was sexually assaulted in Ho Chi Minh City in 2012. The blog describes how she was brought to the police station, strip-searched and then subjected to a vaginal cavity search. “The terrible thing was they brought out a video camera to record the event. Their goal was to humiliate me,” she wrote in her blog.

These days, 29-year-old Hoang Vi says she is regularly “monitored, harassed and violently cracked down on.” Her three children are often caught up in the conflict. She recalls how last year, while on the way to the shops with her daughter, her path was blocked by plain-clothes policemen. With nowhere to go, she staged a sit-down protest with her baby in the middle of the road – they stayed there for the following three hours.

These female activists and bloggers have dedicated their lives to the reform movement, but they don’t always win the support of others, including from their own families. Vietnam is a patriarchal society – mothers are expected to produce a male heir, and few women occupy top government posts. Against this backdrop of gender inequality, strong, independent women who raise their voices are often condemned. Hoang Vi says that many are not supported by their families. “Worse than that,” she says, “some people criticize female political bloggers for not taking good care of the family but for spending time writing ‘nonsense posts.’”

Yet bloggers and campaigners understand that if they wish to change society, they must make sacrifices and endure hardships.

“We have accepted this life, we have to move forward, we have to do something helpful for democracy. So everyday we must overcome our feelings of fear,” says Pham.