Home Blog Page 1339

NGƯỠNG MỘ GƯƠNG LAO ĐỘNG CỦA ÔNG PHẠM SỸ QUÝ

Trần Thị Sánh

Sau tấm gương lao động của ông Trần Văn Truyền, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Nguyễn Sỹ Kỷ, Phó trưởng Ban Nội chính tỉnh Đắc Lắc và nhiều tấm gương khác của các quan đầu tỉnh chạy xe ôm vất vả để xây biệt thự, hiện trong cả nước đang nổi lên một “ngôi sao sáng” về tinh thần lao động quên mình để vươn lên làm giàu, khiến chúng ta thật sự cảm động và ngưỡng mộ. Đó là tấm gương lao động quên mình của ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, em trai bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái….
Nhờ tinh thần lao động quả cảm và sáng tạo ấy mà ông Phạm Sỹ Quý đã sở hữu trong tay khối tài sản khủng và đặc biệt là biệt phủ rất hoành tráng, bề thế rộng hơn 13.000 m2 với tổng giá trị tài sản lên tới cả trăm tỷ đồng….
Trả lời báo chí, ông Quý mở lòng: “Đây là kết quả của cả quá trình tôi lam lũ đi làm từ thời trẻ, nỗ lực vươn lên làm đủ thứ nghề như mua chổi đót, lá chít từ trên này xuống Hà Nội bán. Đã có những lúc tôi lạc trong rừng, ngủ trong rừng, ăn nhầm lá ngón rồi lắng nghe nhạc rừng, tâm hồn vui phơi phới, tôi cười một mình và cất tiếng hát vang. Từ ngày xửa xưa tôi còn làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá đỗ, nuôi gà, nuôi lợn, tôi làm việc đến chai sần và thối cả móng tay. Năm thứ 3 đại học, tôi cùng chung với bạn mở xưởng đóng giày ở Ngã Tư Sở. Mọi người đừng nhìn tôi bằng hình ảnh hôm nay mà nên tìm hiểu cả quá trình”.
Ôi thương và ngưỡng mộ qúa, tuổi thơ của ông Quý quả là dữ dội và cay đắng. Chắc hẳn đây là một minh chứng rõ nhất cho truyền thống lao động cần cù, cho chủ trương “làm giàu không khó” của dân tộc ta. Đây cũng khẳng định câu “kiến tha lâu đầy tổ”, “năng nhặt chặt bị” của cha ông.
Tôi đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động VN tặng ngay cho ông Phạm Sỹ Quý bằng “Lao động sáng tạo” và nên kêu gọi người lao động trong cả nước học tập tấm gương làm giàu chân chính của ông. Đề nghị ông Quý làm ngay báo cáo thành tích để báo cáo điển hình trong Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc tổ chức vào cuối năm nay. Ông Quý cũng sẽ được Tổng Liên đoàn LĐ VN và báo Lao động tuyên dương và tặng quà trong chương trình: Vinh quang Việt Nam sắp tới…
Hiện trong cả nước xuất hiện rất nhiều tấm gương nuôi lợn, buôn chổi đót (đặc biệt là các quan đầu tỉnh) mà có tiền xây biệt phủ siêu khủng. Hầu hết các quan có tài sản khủng và biệt phủ siêu khủng đều kê khai tài sản do nuôi lợn. Chả trách vừa rồi Chính phủ phải kêu gọi nhân dân cả nước “giải cứu lợn”. Hóa ra lợn nhiều, lợn thừa không phải do nông dân nuôi mà là các quan nuôi….
Ha ha ha. Nếu không có vụ Yên Bái và biết bao vụ việc quan các tỉnh tham nhũng, vơ vét tài sản đất đai, tranh giành quyền lực thì tôi không biết đâu là sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ?….
Sau chuyến lên Yên Bái, tôi càng hiểu rằng: Mùa xuân đất nước đã và đang lụi dần, tan dần, lòng dân xuống dần, người dân Yên Bái cứ nghèo mãi, khổ mãi.…có lẽ đã và đang bắt nguồn từ chính những con người dối trá, ma mãnh, những biệt phủ siêu khủng cướp đất của dân, những bộ máy công quyền tỉnh thành thối nát, mục rỗng như thế này….

Máy bay ném bom Mỹ tập trận ở Hàn Quốc

0
VOA

Hai máy bay ném bom chiến lược của Mỹ đã thực hiện các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở Hàn Quốc hôm 8/7 nhằm chứng tỏ sức mạnh sau vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Bắc Hàn, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết.

Reuters dẫn lời các thông cáo cho biết rằng hai chiếc B-1B đã bay từ một căn cứ của Hoa Kỳ trên đảo Guam tới Hàn Quốc, và tại đó, đã cùng với các chiến đấu cơ của Mỹ cũng như của nước chủ nhà thực hiện vụ phá hủy giả tưởng một bệ phóng tên lửa đạn đạo cũng như các cơ sở ngầm của kẻ thù.

Bắc Hàn hôm 4/7 thông báo đã thực hiện thành công vụ phóng thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nói rằng nó có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân loại lớn mà một số chuyên gia nói rằng có tầm bắn tới Alaska và Hawaii của Mỹ.

Cuộc tập trận trên diễn ra sau cuộc thao dượt bắn tên lửa và trọng pháo của các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc một ngày sau vụ phóng tên lửa của Bắc Hàn.

Bất chấp căng thẳng gia tăng, theo Reuters, Seoul và Washington đã tuyên bố rằng cả hai chính quyền này cam kết xử lý khủng hoảng một cách hòa bình.

Trước cuộc tập trận trên, hôm 7/7, hai máy bay ném bom của Mỹ đã bay ngang qua Biển Đông nhằm khẳng định khu vực này là lãnh thổ quốc tế.

Việt Nam sắp nhận công dân trục xuất khỏi Mỹ?

VOA

Việt Nam và Hoa Kỳ mới đây đã tổ chức buổi họp đầu tiên của nhóm làm việc song phương về vấn đề nhận trở lại công dân Việt Nam từ Mỹ.

Đây là lần đầu tiên nhóm này gặp mặt sau khi được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thiết lập vào ngày 31/5.

Chủ đề nhận lại công dân Việt đã được hai phía nêu trong tuyên bố chung nhân chuyến thăm Nhà Trắng của người đứng đầu chính phủ Việt Nam.

Theo Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, tham dự cuộc họp hôm 5/7 có sự tham dự của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Văn phòng chính phủ Việt Nam. Còn về phía Hoa Kỳ có Bộ An ninh Nội địa và Bộ Ngoại giao.

“Hai chính phủ đã có cuộc thảo luận ban đầu về hàng loạt vấn đề liên quan đến việc nhận trở lại công dân Việt Nam có lệnh trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Hai bên dự kiến tiếp tục thảo luận trong thời gian tới”, theo cơ quan ngoại giao Mỹ ở Việt Nam.

Tuy nhiên, cả phía Mỹ và Việt đều không chính thức công bố con số người Việt nhiều khả năng sẽ bị trục xuất về Việt Nam.

Cả trong chiến dịch tranh cử lẫn sau khi nhậm chức tổng thống, ông Trump từng tuyên bố mạnh tay đối với các di dân bất hợp pháp cũng như những người nhập cư vi phạm pháp luật.

Theo các tổ chức thiện nguyện là Trung tâm Hành động vì Nguồn lực Đông Nam Á -SEARAC, APIROC, và Vietlead, hàng trăm người Việt cư trú bất hợp pháp đã bị bắt giữ và có nguy cơ bị trục xuất.

Các cơ quan này cho biết “chỉ trong 2 tuần đầu tiên của tháng Ba, gần 100 người Việt đã bị bắt giữ, phần lớn là tại trại giam York County ở bang Pennsylvania và khu tạm giam Krome ở bang Florida”.

Sau bạo loạn, biểu tình ôn hòa đánh dấu kết thúc hội nghị G-20

0
VOA

Hàng chục ngàn người biểu tình ôn hoà đã xuống đường để biểu tình chống lại hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nước (G-20) tại Hamburg hôm thứ Bảy, vài giờ sau khi những kẻ bạo loạn đeo mặt nạ đụng độ với cảnh sát, đốt xe hơi và cướp bóc các cơ sở kinh doanh.

Tuần hành trên một tuyến đường gần tới nơi mà một số vụ bạo lực nghiêm trọng nhất diễn ra suốt đêm tới sáng, người biểu tình hô khẩu hiệu, hát, nhảy múa và chơi nhạc trong khi các nhà lãnh đạo thế giới khép lại hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày tại thành phố cảng này của Đức.

Một đám đông nhiều thành phần, bao gồm các gia đình đẩy xem nôi em bé, những nhóm người Kurd, những người theo phái chủ nghĩa xã hội và vô chính phủ Scotland vẫy cờ và hô lớn các khẩu hiệu chống chủ nghĩa tư bản, đi qua các ngả đường trong với hàng ngàn cảnh sát đi cùng.

Dù bạo loạn nổ ra vào tối thứ Sáu và rạng sáng thứ Bảy, nhiều cảnh sát viên tuần tra tháo mũ bảo hiểm và có vẻ thoải mái khi đám đông khổng lồ đi ngang qua. Ban tổ chức cho biết có khoảng 78.000 người biểu tình tham gia, trong khi cảnh sát ước tính có khoảng 50.000 người.

Cuộc tụ tập lớn diễn ra sau những vụ bạo loạn dữ dội trong khu Schanzenviertel của thành phố, chỉ cách khuôn viên hội nghị vài trăm mét. Hàng trăm cảnh sát đặc nhiệm chống bạo động đã đi vào các tòa nhà để bắt giữ những người gây bạo loạn đeo mặt nạ từ trên nóc nhà trong khi bị tấn công bằng thanh sắt và bom xăng. Khoảng 500 người đã cướp bóc một siêu thị trong khu phố này cũng như những cửa hàng nhỏ hơn. Xe hơi bị phóng hỏa và những đám cháy bùng lên trên đường phố trong khi người biểu tình dựng rào chắn bằng thùng rác và xe đạp.

Người biểu tình nổi lửa trên đường phố Hamburg, Đức, ngày 7 tháng 7, 2017.

Người biểu tình nổi lửa trên đường phố Hamburg, Đức, ngày 7 tháng 7, 2017.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ sự bàng hoàng và tức giận về tình trạng “bạo lực và hung bạo không bị chế ngự” bùng ra ở Hamburg.

“Không hề có sự biện mình nào cho những vụ cướp bóc, đốt phá và tấn công tàn bạo nhắm vào sinh mạng của cảnh sát,” nói rằng lực lượng an ninh đã “làm việc xuất sắc và cảm ơn họ thay mặt cho tất cả những người tham dự hội nghị.”

Vài ngàn người bạo loạn, một số người đến từ những nơi khác ở Châu Âu, đã gây nên cảnh tàn phá trong thành phố. Họ chiến đấu với cảnh sát chống bạo động hai ngày liên tiếp, bày tỏ giận dữ đối với chủ nghĩa tư bản và sự toàn cầu hóa và kêu gọi mở rộng biên giới để cho tất cả người tị nạn nhập cảnh Châu Âu.

Sự tức giận của họ không hẳn tập trung vào Tổng thống Donald Trump hay các nhà lãnh đạo khác, mà vào cảnh sát như biểu tượng của quyền hành.

Cảnh sát đã bắt giữ 143 người, và 122 nhà hoạt động đã bị tạm giam. Khoảng 213 cảnh sát viên bị thương kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu vào tối thứ Năm. Cảnh sát và nhân viên cứu hỏa nói rằng họ không có thông tin về số người biểu tình và thường dân khác bị thương.

EM DŨNG CẢM QUÁ LÀM TÔI HÈN

Nguyễn Thị Thanh Bình

Em dũng cảm quá làm tôi hèn
Mười năm đằng đẳng sao chẳng khóc
Hai mắt sáng mời mặt trời mọc
Nhìn em thổi tắt vầng trời đen

Em đứng thẳng người như tủ áo
Ngẩng đầu khí phách sáng hơn sao
Áo xám nhưng hồn em trong trắng
Mẹ ơi áo trắng nào cho mặc
Chúng sợ vết tù loang trắng trong
Mẹ mặc giùm con trắng một đời
Nuôi giùm hai cháu cho mai sau
Ngoại ngồi xe lăn còn trông ngóng
Đắng cay cháu mình nghẹn chấn song

Em quả cảm quá làm tôi hèn
Mười năm cấm cố sao cười khỉnh
Đôi mắt vẽ hoài những ước mong
Ngư dân biển cá quê hương mình
Em nói chỉ một đời để sống
Thế hệ bấy lâu sống gục đầu

Mẹ hỡi cho con xin lỗi mẹ
Nếu làm lại khởi đầu cũng thế
Tổ quốc gọi, con cần đáp lễ
Cũng chỉ vì hưng thịnh nước nhà
Quên tình nhà nợ nước mai sau
Ngoại còn mơ biển cá trong xanh
Nước mình chỉ thừa nước mắt
long lanh.

08.07.2017

Nguyễn Thị Thanh Bình
Nguồn:danlambaovn.blogspot.com

Ta Phong Tan freed, 15 other citizen-journalists still in prison

Blogger Ta Phong Tan stands next to Dieu Cay as she is welcomed by the Vietnamese diaspora community upon her arrival at the Los Angeles airport, 19 September 2015
Ha Giang

This statement was originally published on rsf.org on 22 September 2015.

Reporters Without Borders is relieved by blogger Ta Phong Tan’s release after three years in prison on an anti-state propaganda charge but points out that 15 other citizen-journalists are still detained in Vietnam.

A former policewoman held since 5 September 2011, Ta Phong Tan was released on 19 September 2015 and immediately boarded a flight to Los Angeles for exile in the United States. In September 2012, she was sentenced to ten years in prison for criticizing corruption and human rights violations in the police and judicial system on her blog “Cong Ly v Su That” (Justice and Truth).

She was greeted on arrival in Los Angeles by Nguyen Van Hai, who is better known by the blog name of Dieu Cay and who was sentenced at the same time as Tan to 13 years in prison. Like Tan, he was forced into exile in the United States when released in October 2014. He and Tan are co-founders of the Free Journalists Club.

Tan has paid dearly for her commitment to free speech. Her mother took her own life by setting fire to herself outside the People’s Committee building in the southern town of Bac Lieu on 20 July 2012 in protest against Tan’s detention. Tan went on hunger strike for more than three weeks in May 2014 in protest against the mistreatment of political prisoners.

Vietnam continues to be one of the world’s biggest prisons for bloggers and online information activities.

Tran Anh Kim, a 66-year-old member of the Bloc 8406 pro-democracy movement and recipient of the Human Rights Watch Hellman/Hammett award in 2009, has been held in secret since his arrest yesterday in the northern province of Thai Binh.

After his arrest on a charge of anti-state propaganda under article 88 of the criminal code in July 2009, he spent more than five years in prison and was not released until last January.

“We are delighted to learn that Ta Phong Tan has been freed after being held for three years in deplorable conditions,” said Benjamin Ismaïl, the head of the Reporters Without Borders Asia-Pacific desk.

“At the same time, we would also like to point out that 15 bloggers and citizen-journalists are still in Vietnamese jails for exercising their right to provide their fellow citizens and the rest of the world with information, including information about the state of human rights in Vietnam. We again call on the authorities to release all of them.”

As legal grounds for jailing dissidents, the Vietnamese authorities have recourse to an arsenal of arbitrary laws with systematically vague wording such as article 258 of the criminal code, under which “abusing democratic freedoms” is punishable by imprisonment.

Police violence against bloggers is also particularly worrying, especially as the authorities often enlist members of the criminal underworld to carry out these acts of violence. The choice of targets and the brutality used indicate that the regime is taking an increasingly harder line with dissent.

Reporters Without Borders published a damning report entitled “Programmed death of freedom of information” in September 2013. The jailing of citizen-journalists and bloggers continued in 2014.

Reporters Without Borders calls for the release of the 15 citizen-journalists still detained in Vietnam:

Held since 12 February 2015: Pham Minh Vu – Blogger
Held since 27 December 2014: Nguyen Ngoc Gia (Nguyen Dinh Ngoc) – Blogger
Held since 5 May 2014: Nguyen Huu Vinh – Ba Sam
Held since 5 May 2014: Nguyen Thi Minh Thuy
Held since 11 February 2014: Bui Thi Minh Hang
Held since 11 September 2013: Ngo Hao – Online activist
Held since 19 October 2012: Dinh Nguyen Kha – Blogger
Held since 1 December 2011: Le Thanh Tung
Held since 19 September 2011: Tran Vu Anh Binh – Online activist
Held since 30 July 2011: Dang Xuan Dieu – Vietnam Redemptorist News
Held since 30 July 2011: Ho Duc Hoa – Vietnam Redemptorist News
Held since 25 July 2011: Nguyen Van Ly
Held since 28 April 2011: Nguyen Cong Chinh – Preacher, online activist
Held since April 2011: Nguyen Ngoc Cuong
Held since 7 July 2010: Tran Huynh Duy Thuc

In July 2013, Reporters Without Borders launched a petition for the release of bloggers held by the Vietnamese authorities. Some of them have since been freed but the fight continues.

Sign the petition.

Vietnam is ranked 175th out of 180 countries in the 2015 Reporters Without Borders press freedom index.

source : https://www.ifex.org/vietnam/2015/09/22/ta_phong_tan_freed/

Bác sĩ Đức, Mỹ chấp thuận phương thức chữa trị ung thư cho Lưu Hiểu Ba

VOA

Hai bác sĩ từ các nước phương Tây đã đến thăm ông Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đoạt Giải Nobel Hòa bình, tại một bệnh viện ở Trung Quốc hôm thứ Bảy và đã chấp thuận phương thức chữa trị cho ông.

Ông Lưu bị tuyên án 11 năm tù giam vào năm 2009 vì “cuộc đấu tranh lâu dài và bất bạo động của ông đối vì nhân quyền căn bản ở Trung Quốc” trước khi được chuyển vào bệnh viện ở thành phố Thẩm Dương ở vùng đông bắc để điều trị ung thư gan giai đoạn cuối.

Bệnh viện Số Một Đại học Y khoa Trung Quốc cho biết họ đã mời hai bác sĩ này, một từ Mỹ và một từ Đức, tới để giúp chữa trị cho ông Lưu.

Bệnh viện xác định danh tính của hai bác sĩ này là Joseph Herman từ Trung tâm Ung thư Anderson Anderson ở Mỹ và Markus Buchler từ Đại học Heidelberg ở Đức.

Sau khi xem xét bệnh sử của ông Lưu và bản báo cáo về phương thức chữa trị cho ông, hai bác sĩ, cùng với các chuyên gia Trung Quốc đang chữa trị cho ông Lưu, đã trao đổi về bệnh tình của ông với ông và người nhà của ông.

“Các chuyên gia Mỹ và Đức hoàn toàn chấp thuận hoàn toàn phương thức trị của nhóm chuyên gia trong nước và những gì họ đã làm,” bệnh viện cho biết trong một thông cáo.

Ông Lưu bị cầm tù sau khi bị kết tội “kích động lật đổ quyền hành nhà nước.” Trước đó ông đã viết một thỉnh nguyện thư được gọi là Hiến chương 08 kêu gọi cải tổ dân chủ ở Trung Quốc.

Ông được thả ra trước thời hạn vì lý do y tế để nhập viện vào cuối tháng 6.

Các biện pháp an ninh mới

An ninh tại bệnh viện đã được tăng cường trong vài ngày qua. Một khu trên tầng 23 đã bị chặn lại bằng một vách ngăn. Một phóng viên của VOA tìm cách đi ra đằng sau vách ngăn thị bị những người đàn ông ở phía bên kia vách ngăn chặn lại.

Hai người canh gác thang máy ở tầng 23. Một người đàn ông giao thức ăn cho bệnh nhân không rõ là ai được yêu cầu đợi như người canh gác. Ông ta gọi người nhà bệnh nhân đến nhận thức ăn. Cả người giao thức ăn lẫn người nhà bệnh nhân đều nói với VOA rằng mới có các biện pháp an ninh này và những tầng khác của bệnh viện thì không có.

Trung Quốc từ chối bình luận

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm thứ Sáu từ chối bình luận về chuyện chữa trị cho ông Lưu và sự tiếp cận của truyền thông đối với gia đình ông.

Tuy nhiên, ông bày tỏ bất mãn về sự can dự của Liên Hiệp Quốc, sau khi ông Zeid Ra’ad al-Hussein, Trưởng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền, gặp gỡ các quan chức Trung Quốc để nói về trường hợp ông Lưu.

“Các quan chức hữu quan của Liên Hiệp Quốc nên tuân thủ nghiêm ngặt những mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, nên tôn trọng chủ quyền tư pháp của Trung Quốc và không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc,” ông Cảnh nói trong một cuộc họp báo hàng ngày.

Văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu cho biết họ rất lo ngại về tin tức cho hay sức khỏe của ông Lưu đang xấu đi.

“Trưởng Cao ủy đã yêu cầu để một quan chức cao cấp của Liên Hiệp Quốc được tiếp cận khẩn cấp Lưu Hiểu Ba và Lưu Hà,” cơ quan này cho biết trong một ghi chú báo cáo. “Tuy nhiên, đến giờ chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi từ chính phủ Trung Quốc đối với yêu cầu này.”

Tổng thống Putin tiết lộ về cuộc gặp với ông Trump

0
VOA

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 8/7 nói rằng ông nghĩ nguyên thủ Mỹ Donald Trump hài lòng với tuyên bố của ông rằng Nga không can thiệp vào cuộc bầu cử của Mỹ.

Phát biểu sau lễ bế mạc hội nghị G20 ở Đức, nơi hai nhà lãnh đạo đã gặp mặt lần đầu tiên, ông Putin nói rằng ông tin đã thiết lập một mối quan hệ mang tính cá nhân với ông Trump, cũng như đặt nền móng ban đầu nhằm cải thiện quan hệ Nga – Mỹ.

Cuộc gặp bên lề của hai nhà lãnh đạo đã thu hút nhiều sự chú ý sau khi có các cáo buộc rằng chính Moscow đã tìm cách giúp ông Trump thắng cử.

Theo Reuters, khi được hỏi về nội dung trao đổi liên quan tới cáo buộc trên, ông Putin nói: “Ông Trump đã đặt nhiều câu hỏi về chủ đề này. Tôi đã cố gắng hết mức có thể để trả lời chúng. Dường như rằng ông ấy đã tiếp thu và đồng ý với các câu trả lời này, nhưng tốt nhất hãy hỏi ông ấy về chuyện này”.

Khi được hỏi tiếp về điều ông Trump đã nói với mình, Tổng thống Nga nói rằng “sẽ không phù hợp nếu tôi tiết lộ chi tiết cuộc thảo luận với ông Trump”.

“Ông ấy hỏi, tôi trả lời. Ông ấy hỏi các câu cụ thể và tôi trả lời. Tôi nghĩ rằng dường như ông ấy hài lòng với các câu trả lời đó”, ông Putin nói thêm.

Ngoài ra, ông Putin cũng có nhận xét nồng ấm về cá tính của Tổng thống Trump: “Ông Trump trên truyền hình khác xa so với ngoài đời thực. Ông ấy hết sức cụ thể, ông ấy phản ứng trước người đối thoại, phân tích khá nhanh và trả lời các câu hỏi đặt ra”.

“Theo tôi, dường như nếu chúng tôi xây dựng mối quan hệ theo đúng những gì xảy ra trong cuộc trao đổi hôm qua, thì chúng tôi có cơ sở để tin rằng chúng tôi ít ra có thể khôi phục mức độ hợp tác cần thiết”, tổng thống Nga nhấn mạnh.

Lãnh đạo đối lập Venezuela được thả khỏi tù, bị quản thúc tại gia

VOA

Lãnh đạo phe đối lập Venezuela Leopoldo Lopez đã được thả ra khỏi tù và chuyển sang quản thúc tại gia vì lý do sức khoẻ, sau ba năm bị giam giữ trong nhà tù quân đội, luật sư của ông Lopez và Tòa án Tối cao Venezuela cho biết hôm thứ Bảy.

Một thông cáo của tòa án nói rằng “biện pháp nhân đạo” này được thực hiện đối với ông Lopez vì lý do sức khỏe, và trên tài khoản Twitter tòa án nói rằng hành động này được Chánh án Tòa án Maikel Moreno cấp phép.

Ông Lopez, 46 tuổi, bị bắt giữ vào tháng 2 năm 2014 vì cáo buộc kích động bạo lực trong các cuộc biểu tình chống chính phủ mà trong đó ba người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Một năm sau ông bị kết án gần 14 năm tù giam.

“Leopoldo Lopez đang ở nhà ông ấy ở Caracas với [vợ] Lilian và các con,” luật sư người Tây Ban Nha Javier Cremades của ông Lopez phát biểu tại Madrid. “Ông ấy vẫn chưa được tự do nhưng bị quản thúc tại gia. Ông ấy được thả ra vào lúc bình minh.”

G-20 gạt Trump ra rìa về khí hậu, đạt thỏa thuận về thương mại

VOA

Các cường quốc thế giới hôm thứ Bảy đồng loạt đi ngược lại Tổng thống Mỹ Donald Trump về biến đổi khí hậu, tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với các nỗ lực quốc tế nhằm chống lại sự tăng nhiệt toàn cầu.

Tuyên bố cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 Nước (G-20) tại Hamburg, Đức, nhấn mạnh rằng các nước khác và Liên minh Châu Âu ủng hộ thỏa thuận khí hậu Paris mà ông Trump khước từ. Họ gọi thỏa thuận giảm thiểu phát thải khí nhà kính này là “không thể đảo ngược được” và tuyên bố sẽ thi hành nó một cách nhanh chóng và không có ngoại lệ.

Các quốc gia khác, từ các cường quốc Châu Âu như Đức đến các nước đang trỗi dậy như Trung Quốc và các nước sản xuất năng lượng như Ả-rập Saudi, hờ hững “lưu ý” lập trường của Mỹ được nhắc tới trong một đoạn văn riêng biệt mà chủ tọa hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng Đức Angela Merkel, nói rõ rằng chỉ áp dụng riêng cho Mỹ.

Bà nói rằng lập trường của Mỹ là “đáng tiếc” nhưng hội nghị thượng đỉnh đã đạt được “kết quả tốt ở một số lĩnh vực” và dẫn ra một thỏa thuận khó khăn lắm mới đạt được về thương mại bao gồm cả ông Trump và Mỹ.

Về thương mại, các cuộc hội đàm khó khăn đã đưa tới kết quả là G-20 vẫn tiếp tục lên án chủ nghĩa bảo hộ thương mại, một tuyên bố mà lâu nay vẫn là đặc trưng trong những nỗ lực của nhóm nhằm chống lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế.

Tuy nhiên nhóm bổ sung thêm các yếu tố mới: thừa nhận rằng thương mại phải “đối ứng và có lợi cho cả đôi bên” và rằng các nước có thể sử dụng “các công cụ bảo vệ thương mại chính đáng” nếu họ bị lợi dụng.

Điều này nêu bật những lo ngại của ông Trump, người lần đầu tiên tham dự hội nghị G-20. Ông nói rằng thương mại phải công bằng và cởi mở và phải có lợi cho các công ty và người lao động Mỹ. Ông đã tập trung vào các mối quan hệ thương mại mà trong đó các nước khác có thặng dư lớn so với Mỹ, nghĩa là họ bán cho người tiêu dùng Mỹ nhiều hơn là họ mua từ các công ty Mỹ.

Rộng hơn, những lo ngại về thương mại và ảnh hưởng của nó đối với người lao động đã đóng một vai trò lớn trong một cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ năm 2016 và cuộc trưng cầu dân ý ở Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu, một khối thương mại tự do.

Tuy nhiên các quan chức ủng hộ thương mại của Liên minh Châu Âu chỉ ra rằng lời lẽ trong tuyên bố G-20 không chệch khỏi hệ thống quy định toàn cầu hiện hành, vốn đã cho phép các nước thực hiện các biện pháp bảo vệ theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới. Những biện pháp này có thể bao gồm áp đặt thuế nhập khẩu để đáp lại những tập tục không công bằng như trợ cấp của chính phủ hoặc việc định giá thấp hơn chi phí.

EU đã cho thấy họ sẵn sàng tiến về phía trước với tự do thương mại mà không cần ông Trump bằng cách loan báo một hiệp định thương mại với Nhật Bản vào hôm trước khi hội nghị thượng đỉnh khai mạc.

G-20 bao gồm Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Mỹ, Mexico, Argentina, Brazil, Nam Phi, Ả-rập Saudi, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Úc và Liên minh Châu Âu.