Home Blog Page 1331

Tai nạn hay sự trả giá bởi trò chơi bạo lực?

0
Chu Mộng Long
Chọi trâu (cũng như đâm trâu, treo cổ trâu) gần như mặc nhiên được xem là một lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt. Vì loại lễ hội này không chỉ diễn ra kéo dài suốt nhiều năm và mang dấu hiệu cổ sơ, cho nên người ta xem như là một nét đẹp văn hóa, thậm chí là bản sắc dân tộc.

Bản sắc là cái gì vậy? Các nhà văn hóa cho rằng cứ khôi phục đến tối cổ man di là duy trì bản sắc. Trong khi bản sắc không phải là những thứ tối cổ man di mà chỉ là một sự nhận dạng (identification) – nhận dạng về sự khác biệt giữa các dân tộc. Sự khác biệt không đồng nghĩa với khu biệt những phẩm chất cố định mà tạo ra tương tác và phát triển: tôi không chỉ khác với người khác mà luôn khác với chính tôi. Tức tôi phải phát triển bằng chính bản sắc của tôi thông qua tương tác với kẻ khác.

Nhiều dân tộc duy trì bản sắc mà vẫn phát triển, như người Anh, người Pháp, người Đức, người Nhật, người Hàn, người Do Thái… Với trình độ hiểu biết của họ, văn hóa cổ được bảo tồn dưới hai dạng. Một là bảo tồn vật thể. Hai là bảo tồn phi vật thể. Hình thức bảo tồn vật thể thuộc nhóm những thứ chỉ lưu lại bằng hiện vật để thấu hiểu cội nguồn và lịch sử kiến tạo của cha ông. Trong nhóm này có nhiều thứ thuộc về cái đã đi qua, không thể hoặc không được phép hoạt động. Chẳng hạn, các tập tục man di như lễ bắt người tế sống cho thần linh, tình trạng quần hôn tạp hôn, nghi thức Totem… Hình thức bảo tồn phi vật thể thuộc nhóm những thứ được lưu truyền bằng hoạt động có tính chất tái tạo và phát triển bởi sự độc đáo và tính nhân văn. Trong nhóm này có nhiều thứ mang dấu tích xa xưa nhưng vẫn rất hiện đại, không chỉ có ý nghĩa nhận dạng về sự khác biệt mà còn tạo động lực kích thích sự vận động và phát triển. Tất nhiên sự phục sinh ấy chỉ biểu thị bằng biểu tượng và mặt nạ chứ không phải bằng sự thật. Chẳng hạn như hội Carnaval của phương Tây, hội Kanamara Matsuri và tinh thần Samurai của người Nhật, những lễ hội khơi dậy sự sống và sức mạnh tinh thần nguyên thủy, tình yêu và sự tự do bình đẳng.

Không có lí do gì một dân tộc duy trì mãi bản chất man rợ nguyên thủy của mình để gọi là giữ gìn bản sắc!

Tây Ban Nha duy trì đấu bò tót lâu nhất rồi đến lúc cũng bãi bỏ để thay thế bằng hình thức khác.

Trong sự khác biệt phải tìm đến sự tương đồng để hội nhập, nếu không sẽ bị cô lập và tự diệt. Khác biệt văn hóa có thể tạo nên sự đa dạng trong tinh thần nhân loại, nhưng cũng có thể gây xung đột, nếu trong sự khác biệt đó không tìm thấy sự tương đồng. Tính tương đồng không gì khác là những giá trị nhân văn phổ quát để con người ở mọi không gian, thời gian có thể thông hiểu nhau.

Nhận thức sai lầm về bản sắc, các nhà nghiên cứu và quản lí văn hóa Việt Nam đã góp phần làm cho dân tộc không phát triển và đẩy vào nguy cơ bị cô lập và diệt vong.

Rất nhiều các lễ hội của chúng ta đã và đang bị phản đối, không chỉ những người hiểu biết trong nước mà thế giới cũng từng lên tiếng. Lí do đơn giản, những lễ hội đó nằm ngoài những giá trị nhân loại phổ quát và phản nhân văn.

Chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng Ảnh : st Internet

Chọi trâu (cũng như đâm trâu, treo cổ trâu) là hành động man di, lấy sự giết hại làm trò mua vui nhưng lại nhân danh văn hóa. Trong xã hội hiện đại, đó không chỉ là trò mua vui mà còn là trò làm tiền, cờ bạc. Có ai dám chắc trong các lễ hội mang tính ăn thua đó không có trò cá cược? Không chỉ một con trâu bị giết mà cả đàn tham gia bị giết và người xem thích thú reo hò. Con người đã kích thích thú tính và tự nuôi thú tính trong mình.

Xưa ở thời mông muội, con người tin vào thần linh hơn là sức mạnh của chính mình nên mới có hoạt động giết chóc để tế thần như một tín ngưỡng. Thời chiếm hữu nô lệ, những trang nam nhi biểu dương sức mạnh quyền lực phụ quyền mới có chuyện gieo rắc chiến tranh và cổ vũ chém giết rồi dùng nghi lễ ăn mừng chiến thắng (*). Nay những thứ ấy đã thành phản nhân văn, đi ngược lại trào lưu tiến bộ của loài người, nhiều quốc gia tiến bộ đã lên án và hủy bỏ. Tôi tin chắc những người tổ chức và tham dự lễ hội chém giết kia chẳng mấy tin gì vào thánh thần. Thuần túy mua vui và cá cược cho nên hoàn toàn vô cảm. Người ta reo hò trong bãi máu và chết chóc.

Một lễ hội không có chút niềm tin và tín ngưỡng, lễ hội ấy diễn ra tranh chấp và bạo lực là tất yếu. Cảnh các võ sĩ dùng giáo đâm vào thân trâu, thậm chí để cho những con trâu tự đâm vào nhau gãy sừng, vỡ sọ trong niềm hoan hỉ reo mừng của người xem chỉ có thể gieo rắc sự vô cảm và bạo lực.

Quan sát con trâu số 18 húc chết chủ nhân trong lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn. Ảnh st Internet

Quan sát con trâu số 18 húc chết chủ nhân trong lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, tôi không cho rằng đó là “chuyện hi hữu”, “trâu điên”, “phản chủ”, hay “trâu bị sốc tâm lí”, hay do dùng thuốc kích thích. Trâu tấn công người là chuyện đã từng xảy ra và phổ biến. Vạn vật không có tâm lí như người nhưng cũng không hẳn vô tình. Con vật trung thành với chủ thì cũng có khả năng phản chủ. Khi con người đối xử vào con vật bằng bạo lực ắt con vật cũng biết chống trả bằng bạo lực. Đó là bản năng sinh tồn. Không có gì khó hiểu khi con trâu mang số 18 kia không chịu tấn công đồng loại của nó mà quay lại tấn công ngay chủ nhân của mình. Đó là nhân quả báo ứng, bởi chủ nhân của nó đang đẩy nó vào cái chết man rợ cho nên phải trả bằng cái chết cũng không kém phần man rợ.

Tôi nghe kể rằng, con trâu bị quy tội phản chủ hay bị điên này khi mang ra tế sống Thành Hoàng, nó đã từ chối và tiếp tục từ chối khi bị dắt mũi ra sân đấu. Điều đó cũng có nghĩa nó từ chối cái chết như một bản năng sống cho mình và cho đồng loại mình.

Xét đến cùng, chính con người đã bị điên khi tổ chức những cuộc chơi chém giết và reo hò cổ vũ sự chém giết, dù đó là chém giết động vật. Và thật điên khi đã xảy ra quả báo nhãn tiền nhưng những người quản lí và tổ chức lễ hội vẫn khăng khăng sẽ tiếp tục tổ chức để duy trì thứ “bản sắc” man di ấy!

——

(*) Theo S. Freud trong Vật tổ và Cấm kị, sự ăn mừng chiến thắng của các bộ tộc man khai luôn kèm theo nghi thức hối cải chứ không đơn thuần chỉ là sự ăn mừng chiến thắng.

Clip Trâu số 18 húc chết chủ nhân:

Một bài văn về “thấu cảm”

0
Tháng Sáu 25, 2017

Chu Mộng Long – Trong bài phỏng vấn mới nhất, Đặng Hoàng Giang tự hào cho rằng, Bộ GD&ĐT lấy văn bản của ông ra đề thi, học sinh không thể học tủ mà phải sáng tạo. Ông nhấn mạnh, văn chương không có chuyện đúng sai (Tại đây). Có thể không có chuyện đúng sai về quan điểm, nhưng thuật ngữ thì phải dựa vào một chuẩn nhất định. Nếu sáng tạo tùy tiện thì xin hỏi ông: học sinh làm bài như thế này thì với năng lực “thấu cảm” như ông có và như cách ông diễn giải, ông sẽ cho nó mấy điểm? Nên nhớ là bài luận bám khá sát diễn giải trong văn bản của ông, cho nên không thể kết tội nó bôi nhọ hay xuyên tạc nhé!

———————–

EM THẤU CẢM RỒI…

Sau khi đọc hiểu bài văn về thấu cảm của soái ca Đặng Hoàng Giang, em bắt đầu thấy thấu đủ thứ.

Em bắt đầu biết nhìn bằng con mắt của kẻ trộm chó. Mỗi khi thấy các quán thịt chó đông người, em tin chắc là thịt chó thơm ngon, em muốn mỗi đêm bắt được nhiều chó để có được nhiều tiền. Bây giờ thì em biết đặt mình vào cuộc đời của kẻ trộm chó và cảm thấy thương xót cho thân phận của kẻ trộm chó. Thao thức, rình mò thâu đêm, lại bị dân đánh đến tan xác, trông kinh khủng hơn xác chó trong lò mổ. Giá mà dân biết đặt mình vào thân phận kẻ trộm chó thì đời kẻ trộm chó đâu ra nông nỗi?

Giống như cái lạnh đến thấu xương thấu tủy khi bị mắc gió, cảm lạnh, em đã hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn nỗi niềm lạnh lẽo của các đầy tớ nhà cao cửa rộng. Một đời bốc hốt đến thúi móng tay, hì hục đến lấm đầu lấm đít, nhưng đến khi nghỉ hưu phải sống cô đơn trong những ngôi biệt phủ kín cổng cao tường mà chẳng đứa nào đến thăm, trừ bọn nhà báo rình mò chụp ảnh. Em cũng vô cùng thấu cảm nỗi niềm sung sướng đầy xác thịt của những ông đầy tớ có bồ nhí và cũng vô cùng khổ sở khi phải lén lút lấy tiền thiên hạ nuôi bồ nhí. Lại còn rủi ro bị cách nguyên chức nữa thì khác nào bị lột trần truồng, nhục như con trùng trục. Giá mà ai cũng hiểu biết thấu đáo, đối xử có lí có tình với đầy tớ thì đời các đầy tớ của ta đâu ra nông nỗi?

Em đã bắt đầu cảm được cảm xúc của anh cảnh sát đứng đường giữa cái nắng đổ lửa, mong sao xin đểu bọn tài xế thật nhiều tiền để cúng âm hồn trên cao và cuối tuần ăn nhậu một bữa xả láng. Em cũng cảm được niềm vui của bác sĩ khi vặt tiền biếu của bệnh nhân và vô cùng xót xa khi gây chết người hàng loạt. Em cũng cảm được cảm giác ăn rau sạch của người đầy tớ trung thành khi triệu tập các cô giáo trẻ đẹp hầu rượu vui vẻ. Và em cũng cảm được cái cảm giác buồn ngủ trong các cuộc họp dài ngày mà nội dung cuộc họp gần như đã quyết định trước để cảm thông chia sẻ với người vừa họp vừa ngủ mà không cần phán xét. Người ta buồn ngủ thì cứ ngửa cổ ra ngủ, làm gì mà phán xét dữ vậy?

Cuối cùng, em đọc được tâm trí và tâm hồn của bè lũ Formosa khi ỉa ra môi trường cho dân ta phải ngửi. Tại mình ngửi bằng cái mũi mình thì mới thấy choáng chứ nếu ngửi bằng mũi của những kẻ hám tiền thì sẽ thấy rất thơm. Tâm hồn cặn bã thì không thể thấy mình là cặn bã mà là tinh hoa. Và trong lúc em làm bài thấu cảm thì nghe tin soái ca họ Tập xua quân tràn xuống Biển Đông. Em thật thấu cảm cho Tập soái ca mỗi khi cho tàu tấn công ngư dân ta. Tại bọn ích kỉ chỉ biết đứng về phía ngư dân ta mới thấy đau chứ nếu vị tha mà đứng về phía soái ca thì mới cảm thấy hết niềm vui chiến thắng. Phải đau lưỡi lắm soái ca mới lè cái lưỡi bò liếm hết Biển Đông và uốn lưỡi ngợi ca tình bốn tốt mười sáu chữ vàng. Thấu cảm đến thụt lưỡi nên hoặc là im lặng hoặc là hót theo soái ca mới thấu hiểu hết tình bốn tốt! Nếu ai cũng thấu cảm như em thì làm gì có chuyện những người nhân danh yêu nước xuống đường biểu tình chống soái ca?

Ôi thật là trắc ẩn. Ôi thấu đến tận xương tận tủy. Nếu thầy cô thấu cảm với em thì hãy cho em điểm tối đa bài văn này. Em hứa sau khi học hành thành đạt, em sẽ biến thấu cảm thành hành động như những kẻ mà em thấu cảm!

Kể chuyện cổ tích cho trẻ mầm non: Tấm và Thóc

0
Tháng Sáu 30, 2017

Nguyên tác: Chu Mộng Long

(Dựa vào truyện cổ dân gian Tấm Cám)

Tuổi trẻ cười

Tấm có một người em tên là Thóc. Nhưng người xưa không biết Thóc thế nào nên không kể. Chỉ đến khi Thóc thành đạt người ta mới đua nhau xoi mói những gì Thóc có. Nào chức tước, nào biệt phủ, nào tiền tỉ. Người ta không cần biết Thóc đã lam lũ, hì hục cả đời mới có được…

Thói đời là thế!

Sự thật là sau khi cha mẹ chết, Tấm ở với dì ghẻ, còn Thóc thì bỏ nhà đi hoang. Thóc đi mua chổi đót, lá chít từ trên rừng xuống kinh thành để đổi lấy cái ăn qua bữa. Một hôm Thóc đi lạc vào rừng và ngủ luôn ở trong rừng. Khi thức dậy thấy rừng núi mênh mông, lại đói quá, Thóc ngồi khóc. Bụt hiện ra hỏi: – Vì sao con khóc? Thóc kể lể gia cảnh của mình và cầu mong Bụt cứu giúp. Bụt nói: – Số con sau này sẽ rất giàu. Chỗ rừng này sau này sẽ là của con. Nói đoạn, Bụt đưa Thóc ra khỏi rừng.

Thóc vác mấy cây chổi đót, mấy thúng lá chít đi mãi đi mãi rồi cũng tới kinh thành. Thóc đem ra chợ Đồng Xuân đổi được mấy bữa ăn. Nhưng rồi Thóc không còn đủ sức về lại rừng mua chổi đót, lá chít nữa. Đường sá xa xôi, bùn lầy trơn trợt, lại phải chui vào túi nilon mới qua được mấy con sông…

Một hôm Thóc ngồi bên cạnh Hồ Gươm khóc. Cụ Rùa hiện lên hỏi: – Vì sao con khóc? Thóc kêu đói và xin cái ăn. Cụ Rùa thương tình chia sẻ cho Thóc một nửa con mèo chết. Thóc mừng quá ăn lấy ăn để. Nhờ xác con mèo chết mà Thóc sống thêm được mấy ngày để tìm việc làm. Tìm mãi không xong, Thóc lại đến bên bờ hồ ngồi khóc. Cụ Rùa lại hiện ra hỏi: – Vì sao con khóc? Thóc lại xin mèo chết ăn và nói: – Nhờ Cụ cứu giúp cho con một việc làm, sau này giàu có con sẽ tạ ơn Cụ.

Cụ Rùa chỉ cho Thóc cách làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá đỗ, và làm chả thiếu nghề gì trên đời. Thóc kiếm được một món tiền kha khá nhưng không biết làm gì với số tiền đó. Thóc lại ra bờ hồ khóc. Cụ Rùa lại hiện ra hỏi: – Vì sao con khóc? Thóc nói: – Xác mèo xác chó ở đây ngày nào cũng có, con ăn cũng đã quen rồi. Nay con làm ra tiền để làm gì? Cụ Rùa cười: – Con hãy dành dụm và tìm cách kiếm một tấm bằng đại học.

Thóc vâng lời mang số tiền kiếm được nộp học phí để vào đại học. Năm thứ ba ở trường đại học, Thóc cùng với một người bạn mở xưởng đóng sửa giày. Nhờ hàng ngày ăn mèo chết ở Hồ Gươm mà Thóc bắt đầu dành dụm một vốn khá lớn, lên đến cả chục tỉ.

Sau khi học xong đại học, Thóc về quê tìm lại chị Tấm. Về đến nơi thì nghe tin chị Tấm đã thành bồ nhí của vua và đang thăng quan. Số là sau khi đòm xong mẹ con Cám, kinh thành bắt đầu dị nghị về tội ác của Tấm, nhà vua buộc phải đưa Tấm về lại vùng cao, thăng quan cho Tấm và biến Tấm thành bồ nhí để lâu lâu nhà vua vi hành lên đó hưởng lạc. Gặp lại em mình, Tấm mừng vui khôn xiết, lập tức xin vua bổ nhiệm cho em một chức vụ nào đó. Vua nói: – Ta dù là vua thì cũng phải làm đúng quy trình, nếu không sẽ sinh loạn. Bèn chỉ bổ nhiệm Thóc một chức quan nhỏ. Thóc buồn, Thóc ra vạt rừng ngày xưa ngồi khóc. Bụt lại hiện ra hỏi: – Vì sao con khóc? Thóc nói: – Con muốn chết cho xong. Chị em mà đối xử như kẹc! Bụt khuyên: – Thì vua cũng đối xử với chị ngươi như kẹc thôi. Ngươi tưởng chị ngươi làm quan không vì kẹc sao? Thóc hỏi: – Bây giờ con phải làm gì?

Bụt suy tính một hồi rồi nói: – Ta sẽ mách nhà vua cho ngươi làm Thổ Địa Vương trấn giữ cả vùng này. Ngươi xây cái biệt phủ thật to, có hồ bơi, có vườn ngự uyển, mỗi khi nhà vua lên với chị ngươi, ngươi vời đến đây cho họ hưởng lạc, thế là đời ngươi mỹ mãn.

Thóc y lời. Thóc nhờ chị Tấm cưỡng chế dân ở khu rừng này và xây ở đó biệt phủ to hơn cả cung đình, đến mức Trời trên cao nhìn xuống cũng thấy. Dư luận đồn ầm lên, chị em nhà Thóc làm gì mà giàu nhanh thế. Họ không cần biết Thóc đã lam lũ, hì hục đến ăn cả xác mèo xác chó mới có được, cho nên họ cứ quy chị em Tấm và Thóc tham ô. Tấm không kiềm chế được bèn tốc váy chửi: – Đéo mẹ quân phản động chuyên bôi nhọ! Bôi vào đít bà thì có! Chị em nhà bà cống hiến cả đời. Phải đánh đổi đến mấy mạng người mới có được đấy! Quân chúng mày đã đóng góp cái đéo gì mà xoi mói?

Nhưng Thóc thì sợ quá lại ra vạt rừng ngồi khóc. Khóc cả buổi vẫn không thấy Bụt hiện ra. Thóc bèn xuống tận kinh thành, đến bờ hồ ngồi khóc. Khóc tru tréo đến chín lần thì Cụ Rùa hiện ra. Cụ Rùa nói: – Ngươi làm giấy vay nợ ta 20 tỉ làm chứng từ để trả lời trước dư luận là xong. Nói xong, Cụ lặn mất tăm.

Thóc về hỏi chị, Cụ Rùa nói vậy là ý gì? Tấm vốn thông minh hiểu ra ngay. Hai chị em tức tốc xuống kinh thành gặp Cụ Rùa làm giấy vay nợ 20 tỉ. Lại giả vờ hỏi mượn người này người kia dăm bảy mươi triệu để thiên hạ biết chị em Tấm Thóc rất nghèo.

Sau khi làm xong mọi thứ, Tấm chủ động xin nhà vua cho khâm sai đại thần giúp đỡ thanh tra để trấn an dư luận. Khâm sai đại thần sợ bị đòm nên đá sang cho khâm sai tiểu thần, đá qua đá lại rồi cũng vào cuộc. Kết luận như ý chị em Tấm Thóc, rằng chị em Tấm Thóc làm giàu đúng quy trình, có Bụt, có Cụ Rùa chứng giám. Nhưng dư luận vẫn không yên, rằng vay nợ cỡ đó thì chỉ có buôn ma túy mới trả được. Có đứa tìm cách moi móc và tống tiền. Tấm lệnh cho cận vệ gài bẫy bắt như bắt một con chuột. Lại mang cái đầu lâu mẹ con Cám ra bêu ở chợ để thị uy, rằng đứa nào ngứa mồm ngứa miệng thóc mách nữa tao sẽ đòm. Như tao đã từng đòm mẹ con Cám vậy!

Từ đó không ai dám ho he chuyện nhà chị em Tấm Thóc nữa. Những người có lương tâm thì mỗi khi nghe chuyện lam lũ làm đủ thứ nghề, chuyện ăn mèo chết chó chết của Thóc mà thấu cảm đến tận xương tủy. Nhiều người dân ở đây nghe vậy cũng đã bỏ nghề đang sống, bắt chước chị em Tấm Thóc làm đủ thứ nghề, ăn mèo chết chó chết và ra rừng hoặc xuống hồ ngồi khóc để tìm vận may.

Chuyện đến đây là hết rồi. Các cháu có hiểu gì không?

Mỹ-Ấn-Nhật rầm rộ tập trận ở vịnh Bengal với Trung Quốc trong tầm nhắm

0
RFI

Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản vào ngày 10/07/2017 đã chính thức khai mạc cuộc tập trận hải quân chung mang tên Malabar ngoài khơi Vịnh Bengal, nhìn ra Ấn Độ Dương. Đây không phải là lần đầu tiên mà Hải Quân ba nước diễn tập chung, nhưng cuộc tập trận năm 2017 nổi bật với quy mô cực kỳ lớn và với thông điệp được cho là nhắm tới Trung Quốc.

Theo các thông tin báo chí, cuộc tập trận Malabar dự kiến kéo dài 10 ngày, với nội dung quan trọng nhất là diễn tập kỹ thuật và chiến thuật chống tàu ngầm.

Tham gia cuộc tập trận là một lực lượng tầu thuyền và máy bay hùng hậu chưa từng thấy từ trước đến nay. Lần đầu tiên, mỗi nước đều cử một chiếc tàu sân bay đến tham gia : Hoa Kỳ với siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Ronald Reagan, Ấn Độ với tàu sân bay INS Vikramaditya, thuộc lớp Kiev của Nga và Nhật Bản với « khu trục hạm chở trực thăng » JS Izumo, chiến hạm lớn nhất trong hạm đội nước này. Ngoài ba chiếc mẫu hạm kể trên, các nước đã phái ít nhất là 14 chiến hạm và tàu ngầm tham gia tập trận.

Về phần Ấn Độ, nước này còn cho một phi cơ tuần tra biển P8I tham gia tập trận để phối hợp với một chiếc P8A Poseidon của Mỹ, cùng với hai khinh hạm săn ngầm lớp Kamorta, loại tàu tàng hình săn ngầm đầu tiên do Ấn Độ sản xuất.

Các phương tiện được huy động đã nêu bật trọng tâm chống tàu ngầm của cuộc tập trận Malabar năm 2017. Ngoài các loại tàu chuyên săn ngầm, phi cơ tuần tra biển P8 cũng được trang bị phương tiện truy tìm, thậm chí tấn công tàu ngầm. Tàu Izumo với khả năng chở được 9 trực thăng mà chức năng chính là chống tàu ngầm.

Theo nhật báo Ấn Độ Times of India, nội dung chống tàu ngầm của cuộc tập trận Malabar 2017 đã được nhấn mạnh vào lúc Hải Quân Ấn Độ ghi nhận một « sự tăng vọt khác thường »của tàu chiến và tàu ngầm Trung Quốc trong vùng Ấn Độ Dương trong hai tháng vừa qua, cho thấy là Trung Quốc đang dồn sức vào nơi này sau khi gần như đã hoàn thành mục tiêu khống chế Biển Đông.

Trung Quốc đã không che giấu thái độ quan ngại trước cuộc tập trận ba bên Mỹ-Ấn-Nhật. Ngay từ tuần trước, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã lưu ý rằng cuộc tập trận chung giữa Hải Quân ba nước Mỹ, Nhật, Ấn không nên có mục đích nhằm vào các quốc gia khác.

Thời sự quốc tế và thế giới – RFI

0
Tại Thổ Nhĩ Kỳ , bất chấp tình trạng khẩn cấp, phe đối lập đã huy động thành công một cuộc tuần hành khổng lồ từ thủ đô Ankarra đến Istanbul  lên án chế độ của tổng thống Recep Tayyip Erdogan « bất công,  độc tài ». Chiều tối nay, 09/07/2017, hàng trăm nghìn người tham gia cuộc tuần hành suốt gần một tháng qua, tới Istanbul, tham gia cuộc mít tinh khổng lô do lãnh tụ đảng đối lập chỉ trì.
RFI

Cuộc tuần hành và mít tinh diễn ra trong không khí căng thẳng và được đặt dưới sự kiểm soát an ninh cao độ  của chính quyền.

Đặc phái viên RFI tại Istanbul, Alaxandre Billette tường trình :

Sau 24 ngày đi bộ trên 450 km đường, được khoảng  50 nghìn người ủng hộ vây quanh, lãnh đạo đảng đối lập (CHP) Kemal Kiliçdaroglu đa tới Itanbul trước khi tổ chức cuộc mít tinh khổng lồ  « vì công lý » dự kiến vào tối ngày Chủ nhật.

Một số nhà tổ chức dự trù sẽ có khoảng hơn một triệu người tham gia. Đây là một cuộc tập hợp lớn chưa tùng có do phe đối lập kêu gọi kể từ sau vụ đảo chính hụt hồi tháng 7 năm ngoái.

Cuộc biểu tình diễn ra trong sự giám sát an ninh cao độ, trong khi những đe dọa khủng bố nhằm vào những người tuần hành đã được nhắc tới trong những ngày qua, ngoài ra có khả năng những nhóm quá khích muốn tấn công vào người biểu tình.

Dù gì thì ông Kemal Kiliçdaroglu, lãnh tụ đảng đối lập, dường như đã đạt được mục đích là lên án chính quyền mà ông gọi là độc tài chuyên chế. Nếu như  cuộc biểu tình diễn ra thành công tối nay, ông Kemal Kiliçdaroglu sẽ chứng tỏ được vai trò thủ lĩnh đối lập với tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Nhưng dù sao vẫn còn phải xem  phe đối lập tận dụng ra sao từ cuộc  đại tuần hành này và liệu đối lập có sẵn sàng tiếp tục chiến dịch chống chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ trên đường phố hay không.

Lưu Hiểu Ba: sức mạnh của việc không chấp nhận xóa bỏ lịch sử

Luật khoa tạp chí

Cả tuần nay, tôi đã tìm được niềm an ủi và hy vọng từ một người đã phải ngồi tù trong suốt tám năm qua.

Tôi cảm thấy vô cùng cắn rứt về chuyện này, vì Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) là một nhà văn bất đồng chính kiến người Trung Quốc, vừa được chính quyền tạm thả để điều trị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Hy vọng Trung Quốc sẽ trả tự do cho ông và vợ, để họ được tiếp nhận sự điều trị y tế ở một nơi do họ chọn – đó sẽ là một hành động nhân đạo. Vào thời điểm bài báo này chuẩn bị lên khuôn, thì có tin là sức khỏe của ông Lưu đang xấu đi rất nhanh chóng.

Tuy nhiên, với ông Lưu, việc truyền cảm hứng cho người khác không phải là chuyện gì mới mẻ. Là một nhà thơ và nhà văn của lương tâm, các tác phẩm của ông về Quảng trường Thiên An Môn đã khước từ việc lãng quên hay hay xoa dịu ký ức. Trong quá trình ấy, ông đã mang đến một niềm hy vọng mạnh mẽ, mãnh liệt cho người dân ở Trung Quốc và các nơi khác.

Đối với tôi, các tác phẩm của ông Lưu là một bài học về sức mạnh của những lựa chọn mang vẻ nhỏ bé mà mỗi cá nhân đưa ra trong cuộc đời mình. Trong những năm 1980, ông nổi danh là một học giả xuất sắc, từng đến thỉnh giảng tại Đại học Oslo và Đại học Columbia trước khi trở về Trung Quốc vào cuối thập niên đó, khi phong trào ủng hộ dân chủ bùng nổ.

“Tôi hy vọng mình không phải là kiểu người cố gắng tạo ra dáng vẻ một tư thế anh hùng khi đứng trước cửa địa ngục, rồi sau đó lại bắt đầu chau mày do dự”, ông tâm sự sau này.

Ông Liu Xiaobo (thứ hai từ trái sang) cùng với ba người bạn đã tham gia tuyệt thực tại Thiên An Môn. Ảnh: AP.

Ông bị bắt vào tháng 6 năm 1989, lần đầu tiên trong bốn lần bị bắt giữ. Dù là ở trong hay ngoài nhà tù, hai yếu tố chính vẫn luôn nhất quán trong các tác phẩm của ông. Ông tiếp tục viết, thường là hướng đến chính phủ; lời lẽ của ông trói buộc nhà nước vào một mối quan hệ với các công dân, đưa ra tuyên bố qua các kiến nghị, các lập luận, các hiến chương, và các đòi hỏi mà họ không thể làm ngơ.

Và ông dùng ký ức làm vũ khí, chống lại các tuyên truyền của lịch sử chính thống từ nhà nước, chống lại việc họ cố tình xóa bỏ lịch sử. Nhưng bằng lòng thành thật tuyệt đối, nỗi thống khổ của ông cũng được viết xuống cho những người biểu tình bị lãng quên, những người vốn chưa bao giờ được ca tụng, chưa bao giờ được vinh danh anh hùng. Ký ức của ông đã trở thành bản nhạc nền song song của lịch sử Trung Quốc.

Ông mô tả lần đầu bị bắt giữ trong cuốn Niệm niệm Lục Tứ:

Giữa đêm khuya trước gian hàng thuốc lá
Mấy gã to con chèn ép tôi chặn đường
Tay tra còng bịt mắt miệng nhét giẻ
Quẳng xe tù chạy đi đâu chẳng biết

Rồi bỗng nhiên tỉnh ngộ: Tôi còn sống
Khi tên mình trên truyền hình trung ương
Trong bản tin biến thành tay “phản động”
[1]

Những bài thơ ông làm mỗi năm để kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng, không chấp nhận lãng quên, không chấp nhận xóa bỏ khỏi ký ức về những người đã chết là một hành động có giá trị to lớn.

Tôi lại nghĩ về điều này thêm một lần nữa trong tuần, sau khi chứng kiến người dân Ấn Độ đã tổ chức các cuộc biểu tình và các cuộc mít tinh tưởng niệm những người đã bị sát hại trong một loạt các vụ hành hình man rợ. Đa số nạn nhân là người Hồi giáo, và phản ứng của các nhà bình luận cánh hữu Ấn Độ thì đầy thù địch, điển hình của những nỗ lực thật hung tợn cho mục đích muốn phủ nhận tác động xã hội của các cuộc sát hại tập thể này.

Ảnh: Human Rights Watch

Tháng 12 năm 2008, ông Lưu là một trong 303 công dân ủng hộ dân chủ của Trung Quốc đưa ra Hiến chương 08, đòi hỏi các quyền tự do lớn hơn và cải cách chính trị. Bị kết tội “kích động lật đổ”, ông bị giam giữ từ đó đến nay. Dù thường xuyên viết trong đau đớn về cái giá mà cuộc đời bất đồng chính kiến đã cuốn ông ra khỏi gia đình, những người thân yêu, và người bạn đời của mình, ông không còn sợ nhà tù.

Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện không lâu trước khi ông bị bắt, ông nói: “Tôi thấy thế này, những người như tôi sống trong hai nhà tù ở Trung Quốc. Anh ra khỏi cái nhà tù nhỏ, có song sắt, thì lại bước vào cái nhà tù lớn hơn, không song sắt của xã hội”.

Khi ông được trao giải Nobel Hòa bình năm 2010, huy chương và tấm bằng của ông được đặt trên một cái ghế trống trong lễ trao giải ở Oslo. Có lẽ đoạn xuất sắc nhất trong diễn từ Nobel của ông, được đọc khi ông vắng mặt, là đoạn ông cảnh báo việc hình thành một “tâm lý kẻ thù”.

Với chế độ, với công an, với kiểm sát viên, với thẩm phán của chế độ, ông lặp lại những lời ông đã nói từ 20 năm trước, khi các cuộc đấu tranh và giam cầm của ông còn tương đối mới: “Tôi không có kẻ thù và không có thù hận”. Thù hận, ông viết, “có thể làm mục rữa trí tuệ và lương tâm của con người”.

Tôi thường đọc lại thơ của ông – chúng mang theo sự thật, kiên nhẫn ghi lại từ năm này qua năm khác như nước chảy đá mòn. Nhưng tôi cũng nâng niu điều này như là một bài học – nếu ông Lưu, sau một đời bị cầm tù và chứng kiến mọi thứ, vẫn có thể buông bỏ thù hận, và có thể làm chứng mà không mang theo thù oán, thì vẫn còn hy vọng cho tất cả chúng ta.

Nilanjana Roy là tác giả cuốn The WildingsThe Hundred Names of Darkness.

[1] Đoạn trích này nằm trong bài “Trải nghiệm cái chết” (体验死亡), được sáng tác vào tháng 6 năm 1990 tại Nhà tù Qincheng (Tân Thành). Các bài thơ của Lưu Hiểu Ba viết về ngày 4 tháng 6 – kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn – được in thành tập Niệm niệm Lục Tứ (念念六四) và được dịch sang tiếng Anh với nhan đề June Fourth Elegies (Graywolf Press, 2012). Bản dịch trên đây được dịch giả Nguyễn Huy Hoàng dịch từ nguyên tác tiếng Trung.

‘Mỹ xin lỗi Trung Quốc vì gọi nhầm tên’

0
VOA

Trung Quốc cho biết nhận được lời xin lỗi của các giới chức Mỹ sau khi Bắc Kinh phản đối một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc gọi nhầm Chủ tịch Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo của Cộng hòa Trung Hoa, thay vì Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Cộng hòa Trung Hoa là tên chính thức của Đài Loan, lãnh thổ mà Bắc Kinh xem là một tỉnh ly khai đang chờ thống nhất.

“Phía Hoa Kỳ đã ngỏ lời xin lỗi về lỗi kỹ thuật này và đã sửa lại,” phát ngôn viên Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 10/7.

Đài VOA hỏi các giới chức Tòa Bạch Ốc để xác nhận việc này nhưng chưa được trả lời.

Nhầm lẫn được phát hiện trong một văn bản chính thức về cuộc họp giữa ông Tập Cận Bình và Tổng thống Trump tại hội nghị thượng đỉnh G20 tuần qua ở Hamburg, Đức.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ bị tổn thương vì liên hệ giữa Mỹ và Đài Loan, đặc biệt là sau khi Tổng thống Trump phá vỡ nghi thức, điện đàm với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn sau khi ông Trump được bầu vào Tòa Bạch Ốc.

Hoa Kỳ công nhận lập trường chính thức của Bắc Kinh là Đài Loan là một phần của Trung Quốc, nhưng Washington cũng là một trong những nước ủng hộ mạnh mẽ nhất nền dân chủ của Đài Loan này.

Chính phủ Mỹ vừa mới chấp thuận bán cho Đài Loan 1,42 tỉ đô la vũ khí.

Cán bộ xã Đồng Tâm đã làm sai, thu tiền tỷ như thế nào?

BÁO MỚI
VKSND huyện Mỹ Đức vừa hoàn tất cáo trạng, truy tố 14 bị can là nguyên cán bộ xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo quy định tại khoản 2, điều 285 BLHS.

Theo cáo trạng, từ năm 2002 đến năm 2013, do buông lỏng công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai tại địa bàn xã Đồng Tâm, các ông Nguyễn Văn Bột, Nguyễn Văn Sơn, Lê Đình Thuần (nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm), Nguyễn Xuân Trường (nguyên cán bộ địa chính xã) cùng Nguyễn Tiến Triển (nguyên bí thư Đảng ủy xã) và một số cán bộ nguyên là chủ chốt của xã Đồng Tâm vì động cơ vụ lợi đã thực hiện việc cấp, giao đất (trái thẩm quyền), hợp thức đất lấn chiếm cho một số hộ dân trái quy định.

Cán bộ làm sai, vô tư nhận đất

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Sơn đã cấp, giao đất trái thẩm quyền cho 4 hộ, với tổng diện tích 1.090,2 m2, thu tổng số tiền vụ lợi là hơn 28 triệu đồng (để ngoài ngân sách xã 15 triệu đồng).

Cấp giao đất cho 11 hộ không đúng đối tượng với tổng diện tích 1.285m2, không thu tiền sử dụng đất. Giao đất sai đối tượng cho 29 hộ dân, với tổng diện tích 2.638m2, thu số tiền vụ lợi hơn 1,5 tỷ đồng (để ngoài ngân sách xã 50 triệu đồng).

Sau đó, UBND huyện Mỹ Đức đã có Quyết định thu hồi 6.530m2 để hợp thức cho hàng chục hộ trên.

Can bo xa Dong Tam da lam sai, thu tien ty nhu the nao? - Anh 1

Người dân xã Đồng Tâm dự buổi công bố dự thảo kết luận thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn sáng 7/7. Ảnh: Phạm Hải

Đối với ông Lê Đình Thuần, năm 2008, ông này đã trực tiếp ký Biên bản hội nghị thống nhất cấp quyền sử dụng đất dãn dân được hợp thức vào ngày 10/12/2002, trên bản đồ đất thổ cư năm 2003 đứng tên Lê Đình Toản (em họ Thuần), bản đồ đất thổ cư năm 2009 đứng tên vợ là Nguyễn Thị Thúy với diện tích 100m2.

Ông Thuần bị cáo buộc đã lập hồ sơ ký xác nhận hợp thức cho 12 hộ dân đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặc dù đất có nguồn gốc là đất nông nghiệp thuê thầu, đất lấn chiếm, đất giao trái thẩm quyền, sai đối tượng vào khoảng thời gian năm 2002- 2003, nhưng vẫn ký xác nhận hồ sơ có nguồn dốc đất sử dụng hợp pháp trước ngày 15/10/1993, với tổng diện tích 1.844m2 để đề nghị UBND huyện ra Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái quy định.

Cáo trạng cho rằng, ông Nguyễn Xuân Trường đã cùng Nguyễn Văn Bột và Nguyễn Văn Sơn cấp, bán đất, giao đất trái thẩm quyền cho 9 hộ, với tổng diện tích là 1.652,5m2, thu số tiền vụ lợi 21 triệu đồng.

Ông Trường còn bị cáo buộc đã cấp giao đất cho 11 hộ không đúng đối tượng, với tổng diện tích 1.285m2, không thu tiền sử dụng đất; Giao đất sai đối tượng cho 29 hộ dân, với tổng diện tích 2.638m2 thu số tiền vụ lợi, hơn 1,5 tỷ đồng; hợp thức đất lấn chiếm cho 2 hộ dân với tổng diện tích 552m2.

Ngoài ra, ông Trường còn cùng Lê Đình Thuần làm hồ sơ và xác nhận hợp thức nguồn gốc sử dụng đất cho 12 hộ dân từ đất giao trái thẩm quyền, sai đối tượng, đất lấn chiếm thành đất thổ cư, với tổng diện tích 1.844m2.

Ông Nguyễn Tiến Triển bị cáo buộc đã đồng ý với chủ trương của UBND xã về việc chia đất cho 10 cán bộ UBND xã trái quy định, với tổng diện tích 1.208m2, không thu tiền sử dụng đất.

Ông Triển còn bị quy kết đã đồng ý chủ trương và kế hoạch của UBND xã trong việc tổ chức cho các hộ dân đấu thầu đất theo Quyết định 883, ngày 31/12/2003 của UBND huyện Mỹ Đức, dẫn đến 29 hộ trúng thầu (sai đối tượng), thu số tiền vụ lợi cho UBND xã là hơn 1,5 tỷ đồng.

Tất cả các cán bộ kể trên, mỗi người đều được hưởng lợi 2 xuất đất, với tổng diện tích từ hơn 260- 334m2 mà không phải nộp tiền đất.

Cáo trạng còn cho rằng, các cán bộ văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức và Phòng tài nguyên và môi trường huyện đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định, thẩm tra nguồn gốc đất, dẫn đến việc ký xác nhận không có căn cứ.

14 bị can bị truy tố :

1. Nguyễn Văn Sơn (SN 1958, ở Mỹ Đức, Hà Nội), nguyên Chủ tịch xã Đồng Tâm.

2. Lê Đình Thuần (SN 1956), nguyên Chủ tịch UBND xã

3. Nguyễn Xuân Trường (SN 1959), nguyên cán bộ địa chính xã

4. Nguyễn Tiến Triển (SN 1954), nguyên Bí thư Đảng ủy xã

5. Nguyễn Văn Bột (SN 1955), nguyên Chủ tịch UBND xã

6. Nguyễn Văn Đức (SN 1965), nguyên Chủ tịch UBND xã

7. Bùi Văn Dũng (SN 1958), nguyên Trưởng ban tài chính xã

8. Bùi Văn Hồng (SN 1958), nguyên xã đội trưởng

9. Nguyễn Văn Minh (SN 1960), nguyên Trưởng Công an xã

10. Nguyễn Văn Khang (SN 1965), nguyên kế toán ngân sách xã

11. Phạm Hữu Sách (SN 1965), nguyên Trưởng Phòng TN&MT huyện Mỹ Đức

12. Đinh Văn Dũng (SN 1959), nguyên Giám đốc văn phòng đăng ký đất đai huyện

13. Bạch Văn Đông (SN 1974), nguyên Phó giám đốc văn phòng đăng ký đất đai huyện

14. Trần Trung Tấn (SN 1975), cán bộ văn phòng đăng ký đất đai huyện

T.Nhung

Vietnam Human Rights Defenders’ Weekly July 3-9, 2017

Vietnam Officially Charges Young Activist Tran Hoang Phuc with Anti-state Propaganda Allegation

By Defend the Defenders, July 9, 2017

Vietnam has officially charged young activist Tran Hoang Phuc with allegation of “conducting anti-state propaganda” under Article 88 of the country’s 1999 Penal Code after detaining him for five days.

On July 3, Hanoi’s police said they will hold Phuc for investigation for producing, holding and spreading videoclips which defame the ruling communist party and its leaders. Phuc, a member of the Young Southeast Asian Leaders Initiative (YSEALI) established few years ago by then U.S. President Barack Obama, was kidnapped by security forces in his renting apartment in Hanoi on June 29 and the arrest was publicized after his mother came from Ho Chi Minh City to ask about his situation.

Mrs. Nguyen Thi Tuyet Lan, the mother of imprisoned Nguyen Ngoc Nhu Quynh, said she came to the police detention facility in Khanh Hoa province on July 3 to request for meeting with her daughter but the prison’s authorities denied. Quynh, who was arrested on October 10 last year and sentenced to 10 years in prison on allegation of “conducting anti-state propaganda” under Article 88 of the 1999 Penal Code, met with her mother once since her arrest on June 28, one day ahead of her trial on June 29.

Authorities in Quynh Luu district, Nghe An province continue to terror the Catholic community in the Van Thai sub-parish by sending thugs to beet followers.

Many Vietnamese detainees continue to be found dead in police stations in a number of localities. This week, the victim came from Phan Rang city and police said the detainee hanged himself with his shirt.

Many domestic and international human rights signed in a joint letter to request Vietnam’s government to launch an “independent, unbiased and effective” investigation into the suspicious death of Nguyen Huu Tan, a Hoa Hao Buddhist follower, at a police station in the southern province of Vinh Long in May.

Many international rights groups also jointly sent a petition to Prime Minister Nguyen Xuan Phuc to demand for release of prisoners of conscience Buddhist monk Thich Quang Do, human rights attorney Nguyen Van Dai and environmental activist Do Thi Hong.

Nhật kêu gọi Nga nỗ lực hơn về vấn đề Bắc Triều Tiên

1
VOA

Nhật Bản và các đồng minh quốc tế sẽ thúc đẩy Nga làm nhiều hơn nữa để kìm chế tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên, một giới chức Nhật Bản cho biết trong chuyến viếng thăm Đan Mạch ngày 10/7.

“Nga có một vai trò quan trọng trong việc đối phó với vấn đề Bắc Triều Tiên và chúng tôi sẽ khuyến khích Nga đóng một vai trò lớn hơn nữa trong việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên,” ông Norio Maruyama, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói.

Ông Maruyama nói thêm là hiện nay Nhật Bản “không thấy ảnh hưởng to lớn về kinh tế” dù có một số phản ứng tiêu cực về thị trường chứng khoán đối với những căng thẳng ngày càng tăng tại bán đảo Triều Tiên.

Thông điệp này phản ánh những tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh G20 trong tuần qua, khi Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đồng ý thúc đẩy Trung Quốc đóng một vai trò lớn hơn trong việc kìm chế tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên.