Hồi học lớp nhì (lớp 4 bây giờ), lớp được chia làm 4 đội, tôi được bầu làm đội phó một đội. Nhiệm vụ của đội phó là giữ một cái chổi để đến phiên trực thì mang tới quét lớp. Đó là chức vụ đầu tiên trong đời tôi, nắm giữ nó mà cả năm lo lắng không yên, phần thì sợ mất cái chổi, phần thì xấu hổ với đám con gái mỗi khi mang chổi từ nhà tới trường.
Nếu bạn từng bị ám ảnh bởi những chuyện đại loại như chuyện cái chổi của tôi thì chắc bạn sẽ chẳng dại gì mà có … tham vọng quyền lực. Quyền lực ở đây chỉ là quản lý và sử dụng cái chổi, đối tượng của quyền lực ở đây là bọn rác.
Sau này khi vào làm báo Thanh Niên, anh Nguyễn Công Khế và anh Nguyễn Quốc Phong có đề nghị tôi làm chức này chức kia của báo, tôi từ chối là do nhớ lại chuyện cái chổi hồi nhỏ. Tôi nói với các anh, tôi chỉ nên làm một biên tập viên, nếu chỉ làm biên tập viên mà phóng viên phục thì tôi mới là người các anh cần, còn nếu phong cho một cái chức thì rất có thể người ta nghe cái chức đó chứ chưa chắc là nghe tôi. Có lẽ do thấy tôi nghèo, nên hồi ở Hà Nội các anh phong cho cái chức Phó Tổng thư ký tòa soạn để có thêm chút phụ cấp, còn công việc thì vẫn như trước khi có cái chức đó. Khi tôi vào TP.HCM, lại ép tôi làm Tổng thư ký tòa soạn.
Suốt 8 năm làm tòa soạn, cảm giác giống hệt như hồi làm đội phó giữ chổi, cũng giúp cho báo Thanh Niên quét được một số rác, không nhiều lắm, trong xã hội. Thu nhập từ tiền lương và nhuận bút không phải thấp, nhưng đến khi thôi cái chức đó vẫn chưa trả góp xong để sở hữu một căn hộ chung cư. Giữ cho được cái chổi ở Báo Thanh Niên tôi phải thức đêm thức hôm lo lắng cực nhọc vô cùng, sức khỏe bị suy kiệt phải rất là lâu mới gượng dậy được. Đó cũng là nỗi ám ảnh chắc kiếp sau không lặp lại.
Từ cái chức bé tí tẹo của tôi mà suy ra, những cái chức to trong xã hội ắt phải lo lắng xấu hổ nhọc nhằn tổn thọ ghê gớm gấp ngàn vạn lần như thế, nếu như sử dụng quyền lực như sử dụng những cái chổi to để quét rác. Vì đạo lý của người cầm quyền, nói như Trang Tử, tựu trung lại là trừ bỏ mọi thứ gây hại cho dân, nó chẳng giống như quét rác là gì.
Thì tại sao lại có thể có “tham vọng quyền lực” ? Nói vậy có nghĩa rằng đang có thứ quyền lực gian tà ngự trị, thứ quyền lực mà chiếm đoạt được thì sẽ vinh thân phì gia. Cho nên, vấn đề là triệt tiêu cho được thứ quyền lực gian tà kia để chỉ còn lại quyền lực của người quét rác thôi, khi ấy thì tự nhiên thiên hạ mới không còn có “tham vọng quyền lực”.
Duy trì một hệ thống xấu, cụ thể ở đây là cơ chế quan trường, mà tham vọng đưa người tốt vào để làm cho hệ thống đó tốt lên là chuyện bất khả. Vì có bao nhiêu người tốt đưa vào đó đều hoặc trở thành xấu cả hoặc phải tự tử để thoát thân, nếu sống được cũng tả tơi xác mướp làm khổ vợ khổ con. Phải làm sao tạo ra một hệ thống mà người xấu không muốn chen chân vào thì đó mới thực sự là hệ thống tốt. Chuyện này là ảo tưởng chăng ? Không. Dù cho quyền lực gian tà vẫn còn ngự trị ở tất cả các nước trên thế giới thì đây vẫn không phải là ảo tưởng. Hãy vô tư đọc lại lịch sử nhân loại để không lặp lại những chỗ sai lầm !
Trong mấy ngày qua, dư luận Việt Nam trong và ngoài nước cũng như cả cộng đồng quốc tế xôn xao về việc ông Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt nam bắt cóc tại Đức. Sau đó, ông Thanh đã được đưa lên truyền hình Việt Nam nói là ông “tự thú” vì không muốn tiếp tục “chốn chánh” (chữ viết của chính ông). Dĩ nhiên là màn kịch diễn tồi tệ này không qua mặt được ai. Và đặc biệt là chính quyền Đức đang bực mình lại càng thấy bị nhà nước Việt Nam xúc phạm và khinh thường quá mức.
Bắt cóc là một hành vi vi phạm phát luật hình sự của Đức và luật quốc tế. Do đó, Đức đã có phản ứng mạnh mẽ. Trước hết là trục xuất trùm mật vụ Nguyễn Đức Thoa. Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho biết là họ cũng đang cân nhắc một số biện pháp trả đũa. Họ muốn trừng phạt chế độ nhưng sợ người dân Việt Nam bị thiệt thòi. Phải nói là người Đức bây giờ thật là nhân đạo, trái với những hình ảnh tội ác chiến tranh và diệt chủng của thời Đức Quốc Xã.
Trong khối Liên Âu, Đức là quốc gia có chỉ số giao thương cao nhất với Việt Nam. Trị giá mậu dịch hai chiều lên tới 9 tỷ Mỹ kim vào năm 2016. Trong một phiên họp gần đây nhất tại Hội Nghị Thưởng đỉnh G20 ở Hamburg, hai Thủ Tướng Angela Merkel và Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến cảnh ký kết hàng loạt hợp đồng trị giá tới 1.7 tỷ Mỹ kim. Điều làm cho Đức rất tức giận là trong phiên họp G20, phái đoàn Việt Nam đã nêu trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh và ngỏ ý xin dẫn độ. Bên Đức trả lời là ông Thanh đã nộp đơn xin tỵ nạn và Việt Nam nên chính thức tiến hành hồ sơ dẫn độ để tòa án có thể cứu xét theo đúng hệ thống luật pháp của Đức. Hơn nữa, Đức đã tài trợ cho một vài dự án giúp Việt Nam xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền. Do đó, bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có thể được xem là một sự bội tín, tráo trở và là cái tát vào mặt của Angela Merkel, một nữ chính khách quyền lực nhất và được coi là có thể thay thế Trump trong vai trò lãnh tụ đại diện cho thế giới tự do.
Đức cũng là một trong những nước viện trợ nhiều và thường xuyên cho Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay, Đức đã cung cấp khoảng 2 tỷ USD cho các dự án ODA tại Việt Nam thông qua hợp tác kỹ thuật và hợp tác tài chính. Chính phủ Đức đã cam kết dành cho Việt Nam khoản ODA 220 triệu Euro trong giai đoạn 2015 – 2017 để thực hiện các dự án trong 3 lãnh vực gồm có phát triển năng lượng, đào tạo nghề gắn với phát triển kinh tế bền vững và chính sách môi trường cùng với sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài ra, Việt Nam đang trông chờ Liên Âu phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên Âu (EVFTA) sau khi TPP bị Trump khai tử. Đức là thành viên lãnh đạo của Liên Âu. Chắc chắn là đề tài này nằm trong chương trình nghị sự khi ông Phúc gặp bà Merkel. Hai bên có ý định đẩy mạnh tiến trình phê chuẩn để hoàn tất trong năm 2018. Chỉ cần một trong 27 thành viên Liên Âu không phê chuẩn là Việt Nam không có cơ hội xâm nhập thị trường xuất cảng lớn thứ hai sau Mỹ. Không xâm nhập được thị trường Liên Âu thì Việt Nam càng lún sâu và bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Câu hỏi là kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có dính líu tới bàn tay lông lá của tình báo Hoa Nam hay không?
Thủ Tướng Merkel đang chuẩn bị cho cuộc tranh cử vào tháng 9 sắp tới với cam kết là tiếp tục giương cao ngọn cờ duy trì truyền thống trật tự pháp trị toàn cầu trong một thế giới tự do và hòa bình. Việt Nam đang cần rất nhiều đồng minh khi Bắc Kinh chọn phớt lờ phán quyết ‘Đường 9 đoạn” của Tòa Trọng Tài ban hành ngày 12/7/2016. Bây giờ mà Việt Nam mở miệng nhờ Đức và các nước khác ủng hộ cho vấn đề Biển Đông thì chẳng khác gì một tên tội phạm trơ tráo kêu gọi mọi người khác hãy tôn trọng luật pháp? Cũng thật khôi hài là Hà Nội đang tranh giành chức vụ Tổng Giám đốc Tổ Chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) trong khi Việt Nam đang là nhà tù lớn nhất của những nhà văn, nhà báo, bloggers và những nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc mà lòng tự trọng và tính liêm sỉ của người Việt lại bị thách thức ghê gớm như vậy.
Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên thực hành kế hoạch bắt cóc. Vào năm 1960, tổ chức tình báo của Do Thái Mossad đã bắt cóc Adolf Eichmann tại Argentina. Eichmann là thiếu tá mật vụ SS của Đức Quốc Xã. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, Eichmann chỉ huy công tác chuyên chở hàng triệu người Do Thái đưa vào phòng hơi ngạt và lò thiêu để thực hiện kế hoạch xóa sổ dân tộc Do Thái của Hitler. Eichman bị truy tố tội ác chống nhân loại và tội phạm chiến tranh. Phiên xử kéo dài 8 tháng và có tới 99 nhân chứng là nạn nhân ra tòa làm chứng. Cũng nhờ vậy mà thế giới biết được thảm họa diệt chủng Holocaust dưới tay đồ tể Hitler. Eichmann không phủ nhận vài trò đao phủ của mình nhưng biện bạch rằng hắn chỉ thi hành mệnh lệnh. Luật quốc tế không chấp thuận luận cứ biện hộ thi hành mệnh lệnh khi vi phạm tội ác chiến tranh hoặc tội ác chống nhân loại. Eichmann bị xử tử và treo cổ vào năm 1962.
Bắc Hàn là một nhà nước nổi tiếng với chính sách bắt cóc. Từ 1977 tới 1983, Bình Nhưỡng bắt cóc ít nhất 17 người Nhật đa số là trong tuổi 20. Trẻ nhất là Megumi Yokota một bé gái 13 tuổi. Mục đích là để cưỡng bách họ dạy tiếng Nhật cho điệp viên Bắc Hàn. Các thiếu nữ thì bị ép vừa làm vợ của điệp viên Bắc Hàn và vừa làm con tin. Vào tháng 9 năm 2002 nhân dịp Thủ Tướng Nhật Junichiro Koizumi ghé thăm Bình Nhưỡng, Kim Chánh Nhật chính thức thú nhận là có bắt cóc 13 người Nhật và ngỏ lời xin lỗi. Kim cũng cho biết là 8 người đã chết và cho phép 5 người còn sống về Nhật thăm gia đình với điều kiện là họ quay trở lại. Nhưng không có người nào muốn trở lại. Kim tức giận cho rằng Đông Kinh bội ước và cắt đứt mọi đàm phán ngoại giao với Nhật. Vào năm 2013, Liên Hiệp Quốc thành lập Ủy Ban Điều Tra về Nhân quyền tại Bắc Hàn. Các nạn nhân bị bắt cóc của Nhật đã xuất hiện trước Ủy Ban cung cấp lời khai về tội ác của chế độ cộng sản Bình Nhưỡng.
Tổ chức tình báo CIA của Mỹ cũng bị cáo buộc là có liên quan tới vụ bắt cóc trên đất Ý. Chính sách bắt cóc khủng bố hoặc những kẻ bị tình nghi là khủng bố được áp dụng sau vụ tấn công vào hai tòa cao ốc ở New York ngày 11/9/2001. Vào năm 2003, một giáo sĩ Hồi giáo cực đoan Abu Omar đã bị bắt cóc tại thành phố Milan và chuyển cho nhà nước Ai cập để điều tra. CIA nghi rằng Abu Omar là một tay khủng bố nguy hiểm. Một cựu nhân viên CIA Sabrina de Sousa cùng với 22 người khác đã bị tòa án Ý truy tố và tuyên án tù.
Chính sách bắt cóc được nhà nước cộng sản Trung Quốc thi hành một cách tinh vi hơn. Chỉ trong 2 tháng từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2015, 5 nhân viên của một tiệm sách ở Hồng Kông bị mất tích. Tới tháng 2 năm 2016 thì chính quyền Quảng Đông xác nhận là cả 5 người đã bị bắt về đại lục vì có dính líu tới một vụ ”tai nạn giao thông”. Hồng Kông đã được Anh trả lại cho Trung Quốc nhưng dưới điều kiện là Hông Kông tiếp tục tự trị dưới Đạo Luật Hồng Kông (Hong Kong Basic Law) trong 50 năm cho tới năm 2047. Trong số 5 người bị bắt cóc này thì có ông Lý Ba (Ly Bo) đã có quốc tịch Anh. Một người khác là ông Quế Dương Hải (Gui Min-hai) bị mật vụ Trung Quốc bắt cóc tại Thái Lan đã có quốc tịch Thụy Điển. Những người này đều được đưa lên truyền hình Trung Quốc phát biểu là họ ”tự nguyện” trở về đại lục để ”giúp đỡ cảnh sát điều tra” một vụ tai nạn giao thông.
Chủ nhân và nhân viên của tiệm sách này không phải là tội phạm hoặc khủng bố gì mà họ chỉ đang chuẩn bị in sách nói về đời tư của lãnh tụ Tập Cận Bình. Một trong những quyển sách có tựa đề là ”6 người phụ nữ của Tập Cận Bình”. Một quyển khác có đoạn mô tả cảnh Đệ nhất Phu nhân Bành Lệ Viên ”mất trinh như thế nào”. Đây là các loại sách tạp nhạp vừa tiểu sử vừa tiểu thuyết. Mục đích là đăng những chuyện giật gân để câu khách. Trong một xã hội dân chủ, pháp trị, tác giả và nhà xuất bản có thể bị kiện và bồi thường dân sự dưới luật phỉ báng nhưng không có liên quan tới tội phạm hình sự. Khách hàng chính của tiệm sách này là những du khách từ Trung Quốc. Họ thèm thuồng muốn biết về đời tư của lãnh tụ. Ngay cả việc ông Tập Cận Bình đã từng có vợ và ly dị trước khi lấy Bành Lệ Viên mà họ cũng không biết.
Cũng như ở Việt Nam là vào năm 1992, báo Tuổi Trẻ đã đăng nguyên bài ”Thư Bác Hồ gửi vợ (Tăng Tuyết Minh)” bằng chữ Hán do chính tác giả Hồ Chí Minh chấp bút cùng với bản dịch Hán Việt. Vì vậy mà Tổng Biên Tập Vũ Kim Hạnh được cho là ”phạm khuyết điểm” vì dám tiết lộ ”Đệ Nhất Phu Nhân” của Việt Nam (Bắc Việt) là một người Trung Quốc và bị cho nghỉ việc. Cho tới bây giờ, có nhiều học sinh trong nước và tập thể dư luận viên vẫn tin là ”Bác” hãy còn trinh vì chưa bao giờ lấy vợ.
Tóm lại, Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên thi hành chính sách bắt cóc nhưng lực lượng an ninh Việt Nam đã chứng tỏ tư duy đàn em xuất sắc khi bắt chước công an Trung Quốc đưa nạn nhân lên truyền hình diễn màn tự thú. Nó cũng xác nhận lại một sự thật không thể chối cãi là chủ nghĩa và con người cộng sản tồn tại dựa trên bạo lực, bưng bít và dối trá. Căn bệnh ung thư này đã ăn sâu vào xã hội và những người cộng sản Việt Nam. Sau này khi chế độ độc tài toàn trị có ra đi thì vẫn phải mất ít nhất một vài thế hệ mới mong có thể tẩy sạch hết những di lụy độc hại mà ông Hồ Chí Minh đã du nhập về ra khỏi con người và đất nước Việt Nam.
TTO – Nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam… Đó là những điểm mới của bộ sách Lịch sử VN.
Sáng 18-8, nhiều đơn vị xuất bản (công ty sách VN, NXB Thanh Niên, NXB Công an nhân dân, NXB Khoa học xã hội) tổ chức giới thiệu các bộ sách trọng tâm bao gồm:
– Bộ Lịch sử VN (15 tập)
– Văn hoá biển đảo VN.
– Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (60 tác phẩm).
– 400 chữ quốc ngữ – sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hoá VN.
– Lược sử Việt ngữ học, Hiên ngang Trường Sa…
Trong đó, bộ sách Lịch sử VN tái bản lần thứ nhất, có chỉnh sửa, bổ sung, do Viện Sử học VN biên soạn thu hút nhiều sự quan tâm của báo chí.
Bên lề buổi giới thiệu sách, PGS. TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử VN, đã có cuộc chia sẻ cởi mở với báo chí về những điểm mới của bộ sách này.
* Lịch sử khởi thủy của VN trong bộ sử này có những điểm gì mới, thưa ông?
– Chúng tôi khẳng định nhà nước ở VN hình thành sớm, dân tộc VN hình thành sớm.
Đất nước VN chúng ta hình thành trên cơ sở sự phát triển của ba nền văn hoá tương ứng với ba vương quốc cổ đại là: văn hoá Đông Sơn với vương quốc Âu Lạc, văn hóa Sa Huỳnh với nhà nước Chăm Pa, văn hóa Óc Eo với vương quốc Phù Nam.
Chúng tôi đã tránh được điều mà nhiều nhà sử học trước đây mắc phải là viết lịch sử VN nhưng chủ yếu là lịch sử của người Việt gắn với vương quốc Âu Lạc.
* Thời kỳ các triều đại quân chủ chuyên chế ở VN cũng có nhiều tranh cãi sẽ được nhìn nhận ra sao trong bộ sách này?
– Việc đánh giá một số vương triều phong kiến VN được chúng tôi tiếp cận với nhiều điểm mới.
Với vương triều nhà Mạc, rõ ràng chúng ta cần đi đến kết luận nhà Mạc là một trong những vương triều có đóng góp trong lịch sử VN.
Dù chỉ tồn tại khoảng thời gian không dài nhưng đã giải quyết được một số khủng hoảng về kinh tế, xã hội cuối thời Lê. Chúng tôi đã bước đầu, đánh giá đầy đủ, khách quan, trung thực về vấn đề này.
Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, là lúc nhà Lê đã rơi vào khủng hoảng kinh tế, xã hội rất rõ chứ không còn như thời kỳ Lê Lợi, Lê Thánh Tông nữa. Để giải quyết vấn đề này, Mạc Đăng Dung mới làm cuộc chính biến, giành lấy chính quyền.
Không chỉ ổn định kinh tế, xã hội mà nhà Mạc còn phát triển văn hoá, giáo dục với nhiều khoa thi được mở, tìm được nhiều nhân tài cho đất nước.
Câu chuyện về các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn cũng phải đánh giá cho đúng. Chúng ta phải ghi nhận các chúa Nguyễn đã có công tổ chức cho người Việt khai phá vùng đất Nam Bộ bây giờ.
Sau khi lên ngôi, thành lập vương triều Nguyễn năm 1802, nhà Nguyễn đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước – sự nghiệp mà nhà Tây Sơn và người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã mở ra nhưng chưa hoàn thiện.
Vua Gia Long lên ngôi đã góp phần hoàn thiện vào sự nghiệp thống nhất đất nước.
Thứ hai, nhà Nguyễn củng cố bộ máy cai trị toàn quốc, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau.
Cùng với đó, phải ghi nhận công lao của các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn trong việc xác định chủ quyền của đất nước với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thời đó, hàng năm triều đình đã cử những đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải đi tuần thú ở các đảo vùng Hoàng Sa, Trường Sa bây giờ.
Thứ ba, nhà Nguyễn đã làm được nhiều việc phát triển văn hoá. Nhiều công trình được xây dựng dưới thời Nguyễn sau này được UNESCO công nhận là di sản thế giới như cung đình Huế. Lúc bấy giờ nước ta là vương quốc khá mạnh trong khu vực Đông Nam Á.
Nhưng bên cạnh điểm tích cực, các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn cũng có những sai lầm bị lịch sử lên án. Việc Nguyễn Ánh cầu cứu 5 vạn quân Xiêm sang xâm lược nước ta là sai lầm hết sức nghiêm trọng. Chính người anh hùng Nguyễn Huệ đã đánh tan đạo quân ấy.
Sai lầm thứ hai là họ ký hiệp ước với người Pháp, dựa vào người Pháp, dù lúc đó nước Pháp còn khó khăn nên chưa thể giúp đỡ.
Nhà Nguyễn không chịu canh tân đất ước dù có nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà nho yêu nước có tư tưởng đổi mới đề xuất canh tân, đổi mới đất nước về nhiều mặt như Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ…
Nhưng các vua nhà Nguyễn đã không chấp nhận những cải cách này khiến đất nước bị lạc hậu. Có lẽ do lợi ích của dòng họ quá lớn. Vậy nên khi đất nước phải đối diện với sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây thì nhà Nguyễn để đất nước rơi vào tay ngoại bang.
Chúng tôi đã đánh giá nhà Nguyễn rõ ràng, khách quan, không phiến diện như trước đây.
* Lịch sử hiện đại VN cũng có rất nhiều câu chuyện gây tranh cãi. Tiêu biểu là cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc đến nay vẫn ít được nhắc đến trong sách sử?
– Cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc nước ta do Trung Quốc gây nên. Chúng ta phải chiến đấu bảo vệ toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Lai Châu đến Quảng Ninh. Cuộc chiến đấu ấy rất quyết liệt để bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc.
* Một vấn đề khác được tranh cãi lâu nay là sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hoà được nhìn nhận như thế nào, thưa ông?
– Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc gia VN. Sau đó đến năm 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống.
Việt Nam Cộng hoà là nối tiếp của Quốc gia VN. Nhưng vấn đề phải nghiên cứu cho rõ nguyên tắc vận hành của chính quyền này là gì? Đó là một thực thể trên lãnh thổ quốc gia VN.
Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn.
Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận.
* Vậy còn những quan lại người Việt làm việc với chính quyền bảo hộ như Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu. Vì sao trong bộ sử lại đánh giá họ rất nặng nề là “tay sai của thực dân Pháp”?
– Tôi xác nhận Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu chính là tay sai của thực dân Pháp. Điều này không có gì thay đổi cả, bởi họ thực hiện mưu đồ của chính quyền bảo hộ.
Có những viên quan lại của Nam Triều có tinh thần yêu nước và chính quyền cách mạng vẫn mời họ ra cộng tác như cụ Phan Kế Toại, cụ Phạm Khắc Hòe…
Nhưng hai nhân vật Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu, qua những chứng cứ lịch sử thì không đánh giá khác được.
* Trong quá trình thực hiện bộ sách đồ sộ này, có những khó khăn gì, thưa ông?
– Khó khăn đầu tiên là chúng tôi chưa có điều kiện tập hợp tất cả giới sử học.
Khó khăn thứ hai là về tư liệu vì hầu hết hiện nằm rải rác ở khắp nơi ngay trên đất nước chúng ta. Đó là chưa kể chúng ta chưa có quy định pháp luật về việc giải mật và công bố các tư liệu lịch sử.
Ở các nước có quy định rõ ràng loại tư liệu nào trong 20 năm, hoặc 30 năm, 50 năm… thì được bạch hoá. Nhưng chúng ta chưa có những quy định đó nên có những tư liệu chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận.
Hơn nữa, có các tư liệu ở Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Nga, Nhật và nhiều nước khác nữa, vì điều kiện chúng tôi cũng chưa tiếp cận được.
Khi các anh chị đọc bài phỏng vấn dưới đây, cũng là lúc nhà tranh đấu trẻ Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) đã bị chính quyền tay sai của Trung Quốc ở Hồng Kông kết án tù anh và các đồng sự.
Tin cho hay, Joshua Wong, Nathan Law (La Quán Thông) và Alex Chow (Châu Vĩnh Khang) lần lượt bị tuyên 6 tháng, 8 tháng và 7 tháng tù giam trong phiên tòa diễn ra tại Hong Kong ngày 17/8/2017. Tội danh của những thanh niên này cũng giống như “lợi dụng quyền tự do dân chủ” nhằm khép một mức án, cản bước họ không thể hoạt động chính trị chính thức, vận động cho tự do và dân chủ tại Hồng Kông.
Đây là những thủ lĩnh và là biểu tượng hy vọng của người dân Hồng Kông, qua phong trào Cách mạng Dù Vàng vào năm 2014.
Bài phỏng vấn của Time chỉ 24 giờ trước khi bản án bỏ túi được đưa ra. Nhưng nói lên rất nhiều điều, đặc biệt với thế hệ trẻ.
Tôi gửi bản dịch này ở đây, dành tặng cho tất cả những bạn đã nhắn tin, gửi thư và chia sẻ những suy nghĩ về đất nước lâu nay. Xin được nhắc lại câu nói cuối của Joshua Wong, để chúng ta giữ gìn cùng nhau “Tôi mệt mỏi, và tôi sợ hãi, nhưng tôi sẽ vẫn tiếp tục chiến đấu”.
—————————————————–
Joshua Wong, khi 17 tuổi đã là nhà lãnh đạo của nhóm hoạt động dân chủ Scholarism, ngồi bên cạnh những thanh rào chắn dựng trước tòa nhà chính phủ trung ương tại quận Admiralty, Hồng Kông, Trung Quốc, vào thứ Tư 10-12-2014. Ảnh: Lam Yik Fei / nguồn Getty Images đăng trên Bloomberg.
Joshua Wong, khi 17 tuổi đã là nhà lãnh đạo của nhóm hoạt động dân chủ Scholarism, ngồi bên cạnh những thanh rào chắn dựng trước tòa nhà chính phủ trung ương tại quận Admiralty, Hồng Kông, Trung Quốc, vào thứ Tư 10-12-2014.
Tác giả: Feliz Solomon và Aria Chen/ Hong Kong Tuấn Khanh chuyển ngữ (16-8-2017) ========================
Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) là một người tự do, trẻ tuổi. Chiều thứ Tư vừa rồi, khi anh đến trước một quảng trường ở Hồng Kông, mà anh hay gọi Quảng trường Công Dân, đó là lúc anh có thể không còn là một người tự do nữa.
Vào thứ Năm, người thanh niên 20 tuổi này đang đối mặt với án tù vì đã khởi động những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở đây ba năm trước. ‘Tôi chưa thực sự chuẩn bị đủ cho nó’, anh nói với báo TIME trong một cuộc phỏng vấn độc quyền. Vào ngày 26 tháng 9 năm 2014, Wong và một nhóm nhỏ các nhà hoạt động sinh viên khác đã tạo nên một trận cuồng phong ở tiền đường trụ sở chính phủ Hồng Kông nhằm phản đối những gì mà họ coi là sự xâm lăng chính trị và xã hội từ đại lục. Lúc đầu chỉ là ở không gian quảng trường, sau đó đến khu hội chợ cũng bị rào chắn vào năm 2014 để ngăn chặn những người biểu tình, từ các nhà hoạt động dân chủ tới các nhà vận động nhân quyền, cùng phối hợp ở đó.
Đêm đó, Wong và những người khác bị xịt hơi cay giữa những cuộc đụng độ với cảnh sát. Có ít nhất một chục học sinh đã bị bắt. Hai ngày sau, một phần để phản ứng các vụ cảnh sát tấn công sinh viên ở tiền đường – nơi mà những người biểu tình bắt đầu gọi đó là ‘Quảng trường Dân sự’ hay ‘Quảng trường Công dân’ – hàng chục ngàn người trẻ tuổi đã tràn ngập các khu phố trung tâm và khu kế cận Admiralty, nơi của giới quyền lực tại Hồng Kông. Ở đó, họ đẩy mạnh các cuộc biểu tình đã lên kế hoạch nhằm chống lại sự can thiệp của Trung Quốc vào các cuộc bầu cử ở Hồng Kông, và cắm trại, biểu thị ôn hòa trên đường phố trong suốt 79 ngày. Vai trò xuất sắc của Wong trong các cuộc phản kháng này trở thành chủ đề của bản phim tài liệu có trên Netflix “Joshua: Teenager vs. Superpower (tạm dịch: Joshua- cậu thiếu niên chống lại với siêu quyền lực).
Trong tất cả các sự kiện của phong trào, sau này được gọi tên là cuộc Cách mạng Dù, đó có thể chỉ mới là hành động đầu tiên Wong trong chuỗi suy nghĩ của anh. Vào ngày 19 tháng 8 năm 2015, anh và hai người bạn cùng trang lức của mình đứng ra thành lập đảng chính trị Demosisto, mà sau đó bị buộc tội tập hợp bất hợp pháp và kích động tình trạng bất ổn vì vai trò của họ trong việc dấy động tiền đường tòa nhà chính phủ. Ngày 20 tháng 7 năm 2016, họ bị kết án 80 giờ phục vụ cộng đồng.
Hôm thứ Năm, Wong, cùng với Nathan Law (La Quán Thông), 23 tuổi, và Alex Chow (Chu Vĩnh Khang), 26 tuổi, phải đối mặt với một ủy ban tư pháp mà các công tố viên đã yêu cầu một án tù cho những người này, vì chính quyền cho rằng bản án phạt như vậy là quá nhẹ nên đã gửi thông điệp không đủ mạnh đến các nhà hoạt động khác.
Tháng 9 năm ngoái, Law 23 tuổi, trở thành luật sư trẻ nhất từng được bầu vào cơ quan lập pháp Hồng Kông, nhưng anh đã bị các đồng nghiệp thân Bắc Kinh lật đổ vì tuyên bố anh không tôn trọng chính quyền trung ương Trung Quốc trong buổi lễ tuyên thệ. Nếu Law bị án tù hơn ba tháng, anh sẽ bị truất quyền hành pháp vì không thể vận động cho sự nghiệp chính trị của mình suốt trong 5 năm như Wong và Chow. Tòa án thậm chí đã đồng ý đánh giá lại mức án của ba thanh niên. Thái độ này của Hồng Kông là tiếng chuông cảnh báo rằng, Trung Quốc có đủ quyền áp đặt lên Hồng Kông, vốn được coi là vùng bán tự trị, với một nền tư pháp độc lập.
Hôm thứ Tư, dù trong tâm trạng lo lắng nhưng Wong đã kiên quyết đã gặp báo TIME bên ngoài quảng trường, ở chính nơi mà anh đã khởi động phong trào vào ba năm trước. Chỉ không đầy 24 giờ trước khi có quyết định tái thẩm, anh nói thẳng thắn về niềm tin của mình rằng anh đã trở thành mục tiêu của việc truy tố chính trị. Anh nói mục tiêu của anh là hướng về một chế độ dân chủ và tự trị Hồng Kông, và hy vọng rằng quê hương anh sẽ đứng vững trong phần – mà anh gọi là – vùng lãnh thổ tự do nhất của Trung Quốc.
Cuộc phỏng vấn của TIME với Wong sau đây, đã được tạp chí này chỉnh sửa về độ dài và làm rõ nghĩa.
Tòa án đang xét lại mức trừng phạt đối với vai trò của anh trong sự kiện 26/9/2014 khi anh cùng các bạn khởi phát phong trào trước tòa nhà chính quyền. Anh có thể điểm lại vài điều từ sự kiện này?
Ba năm trước, chúng tôi đã tổ chức một hoạt động giành lấy Quảng trường của Công dân và yêu cầu bầu cử tự do và dân chủ ở Hồng Kông. Chúng tôi đã chống lại sự can thiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Và rồi hôm nay chúng tôi đang phải đối mặt với một bản án từ chính phủ Trung Quốc. Có thể họ sẽ gửi tôi đến nhà tù hơn nửa năm. Những gì tôi muốn cộng đồng quốc tế nhận ra là Hồng Kông đã thuộc về chế độ độc tài. Đây là một trận chiến lâu dài, và chúng tôi cũng kêu gọi sự yểm trợ dài hạn. Hồng Kông giờ đây đang bị đe dọa.
Giờ đây nhìn lại hoạt động đó, anh có nghĩ rằng mình sẽ chọn một phương thức tranh đấu khác, nếu có cơ hội làm lại?
Tôi không hề hối tiếc gì. Chúng tôi đã chống lại việc giáo dục yêu nước (một nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm áp đặt việc thần phục Bắc Kinh trong các chương trình tại trường học ở địa phương), đó là lý do tại sao chúng tôi tiến đến quảng trường. Ba năm trước, chính phủ đã thiết lập một rào cản để ngăn chặn quyền tự do hội họp của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi tổ chức một hành động để lấy lại quảng trường, nhắc nhở mọi người rằng, đã đến lúc lấy lại quyền của mình. Đây là nơi đầu tiên tôi bị bắt, và đó là lý do tôi sẽ bị đưa đến nhà tù, nhưng tôi không hối tiếc về điều đó và tôi vẫn tiếp tục đấu tranh cho nền dân chủ.
Với tình trạng anh đã nhận một mức án đối với tội danh này, và rồi lại bị sửa đổi lại bản án với mục đích nhằm ngăn chận một cách hợp pháp con đường hoạt động chính trị của anh, anh có xem việc kháng cáo mức án cũng là một hành động chính trị?
Mùa hè năm ngoái tôi đã bị kết án 80 giờ phục vụ cộng đồng. Ngày mai (thứ Năm) tôi sẽ phải đối mặt với án tù gần một năm với hình phạt tù ngay lập tức. Điều này chứng minh rằng các tòa án Hồng Kông chỉ tuân lệnh Trung Quốc. Đây cũng là một mối đe dọa.
Nếu bị bỏ tù, nhiều người sẽ xem anh và những người cùng chí hướng của anh là những tù nhân chính trị đầu tiên của Hồng Kông. Điều này thể hiện gì về sự độc lập của hệ thống tư pháp Hồng Kông mà anh vẫn gọi là một trong những ‘giá trị cốt lõi’ của hòn đảo này?
Nền tư pháp độc lập đang bị đe dọa vì sự trung thành của Bộ Tư pháp đối với Trung Quốc. Tôi hy vọng mọi người sẽ nhận ra điều đó. Một thập kỷ trước, người ta mô tả Hồng Kông là một nơi không còn chế độ dân chủ nhưng vẫn có luật pháp. Và bây giờ thì Hồng Kông đã chuyển hóa thành chế độ độc tài.
Chúng tôi sẽ không phải là những tù nhân chính trị đầu tiên ở Hồng Kông (hôm thứ Ba vừa rồi, tòa án cũng đã kết án 13 nhà hoạt động từ 8 đến 13 tháng, tội danh phá hoại các hoạt động lập pháp khi tổ chức phản đối các dự án phát triển nông thôn). Chúng tôi chỉ là người đầu tiên trong Phong trào Dù Vàng. Chính phủ đã xem xét trường hợp này chống lại chúng tôi vì họ hy vọng đưa chúng tôi đến nhà tù và ngăn chặn cơ may của chúng tôi trong cuộc bầu cử. Tôi tin rằng Bộ Tư pháp đang tái thẩm án của tôi vì họ nghĩ rằng làm vậy, tôi sẽ không thể đến với một cuộc bầu cử.
Anh có xem Hồng Kông là một phong vũ biểu của tự do ở ở Châu Á, và cách anh đang bị đối xử có là một dấu hiệu bất ổn cho các quy tắc dân chủ và pháp quyền trong khu vực rộng lớn hơn?
Hồng Kông là thành phố có mức độ tự do cao nhất trong tất cả các lãnh thổ Trung Quốc. Ở châu Á Thái Bình Dương, tôi nghĩ Hồng Kông nên trở thành điểm nhấn để mọi người nhận ra rằng [Trung Quốc] vẫn vi phạm nhân quyền. Tôi hy vọng kinh nghiệm của Hồng Kông sẽ thúc giục sự đoàn kết toàn cầu và làm cho mọi người quan tâm hơn đến Hồng Kông. Đây là nơi mà những người trẻ tuổi – như cô ấy hay tôi (Wong chỉ vào một người qua đường) – bị đưa đến nhà tù.
Về chuyện giữa anh và tòa án Hồng Kông, anh có nghĩ rằng đã có những tác động đối với nhiều bạn trẻ ở Hồng Kông, hay nơi nào khác, tích cực hơn về mặt chính trị trong những năm gần đây?
Trong vài năm qua đã có một cuộc nổi dậy, đã có một nhận thức chính trị mới trong thế hệ tôi. Tuy nhiên, các vụ truy tố và tuyên án chính trị đang gia tăng. Chúng tôi đang ở trong thời kỳ đen tối của quê hương mình. Nhưng với một kỷ nguyên đen tối như thế này, với sự đàn áp chế độ Bắc Kinh, những người trẻ tuổi phải đứng ở tuyến đầu để đòi dân chủ. Tôi chỉ muốn nói rằng nếu Nathan, Alex và tôi phải chịu án tù, vì tất cả chúng tôi không chọn đứng ngoài cuộc, thì không có lý do gì để mọi người lùi lại.
Hầu hết các nhà quan sát đều có chung dự đoán rằng anh sẽ phải vào tù. Anh mới 20 tuổi. Anh có sợ không?
Tôi chưa chuẩn bị cho điều này. Và sau khi tôi bị đưa đến nhà tù, tôi chỉ có thể gặp bố mẹ tôi hai lần mỗi tháng trong nửa giờ. Tôi sẽ nhớ họ, và tôi sẽ nhớ ngôi nhà của tôi. Không ai muốn bị đưa đến nhà tù, kể cả tôi. Tôi mệt mỏi, và tôi sợ hãi, nhưng tôi sẽ vẫn tiếp tục chiến đấu.
Hôm 17.8 văn phòng của ông Long cũng bị cảnh sát đặc biệt của CH Séc đến kiểm tra và niêm phong các tài liệu cùng nhiều trang thiết bị để tiếp tục điều tra.
Được biết, chính ông Long đã chủ động thuê chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) – biển số 2AB-3140 cho những người từ Việt Nam sang, nhiều khả năng chiếc xe này đã được họ sử dụng vào việc bắt cóc ông Trịnh Xuân thanh tại Đức hôm 23.7.
Hiện chiếc xe hiện đã bị cảnh sát thu giữ và chuyển về Đức để truy tìm dấu vết tội phạm.
Hôm nay Công tố viện Liên bang Đức đã xác nhận có bắt giữ một nghi can ở nước ngoài (không phải ở Đức).
Chiếc xe Auto Multivan VW (Volkswagen) – biển số 2AB-3140 đã được ông Nguyễn Hải Long thuê cho nhóm tình nghi bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh hôm 23.7 tại Berlin
Thờibáo.de có một cuộc phỏng vấn đặc biệt về vụ bắt giữ này và sẽ đưa lên trong vài giờ tới. Mời quý vị đón xem.
Trong vụ BOT Cai Lậy, mấu chốt của vấn đề gây phản ứng dữ dội của giới tài xế và người dân là vị trí đặt trạm thu phí và giá phí cao ngất ngưởng. Vậy ai đã chọn vị trí đặt trạm thu phí và giá tiền phí ?
Dưới đây là hai cuộc phỏng vấn của hai phóng viên LÊ PHONG – THÚY AN (Báo Người Lao Động) với một lãnh đạo tỉnh Tiền Giang và Chủ đầu tư dự án BOT Cai Lậy. Ai nói đúng sự thật? AI ĐÃ CHỌN VỊ TRÍ ĐẶT TRẠM THU PHÍ ?
Một lãnh đạo tỉnh Tiền Giang
Trích 1 : “…vị lãnh đạo này cũng khẳng định dự án này là của Bộ GTVT, tỉnh chỉ tham gia giai đoạn giải tỏa mặt bằng, các khâu còn lại từ vị trí đặt trạm thu phí, giá thu phí, chủ đầu tư là ai thì không biết.”
Chủ đầu tư dự án BOT Cai Lậy
Trích 2 : “Thật ra, từ vị trí đặt trạm đến giá tiền, chúng tôi không quyết định mà do UBND tỉnh Tiền Giang đề xuất. Giá tiền này được ban hành dựa trên trạm thu phí ở Sóc Trăng.”
————–
Bài : Vụ BOT Cai Lậy: Tỉnh Tiền Giang phản ứng Bộ GTVTVụ BOT Cai Lậy: Tỉnh Tiền Giang phản ứng Bộ GTVT
Bài 1
Vụ BOT Cai Lậy: Tỉnh Tiền Giang phản ứng Bộ GTVT
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sáng 18-8, một lãnh đạo tỉnh Tiền Giang cho biết xuất phát từ việc kẹt xe các ngày cao điểm ở ngã tư huyện Cai Lậy nên UBND tỉnh có đề nghị Chính phủ và Bộ GTVT xem xét làm đường tránh qua huyện này.
“Tỉnh mong muốn có con đường tránh để giảm tải Quốc lộ 1 bằng tiền ngân sách nhưng không rõ vì sao sau đó Bộ GTVT kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT” – vị lãnh đạo này nói.
Ngoài ra, vị lãnh đạo này cũng khẳng định dự án này là của Bộ GTVT, tỉnh chỉ tham gia giai đoạn giải tỏa mặt bằng, các khâu còn lại từ vị trí đặt trạm thu phí, giá thu phí, chủ đầu tư là ai thì không biết. “Đặc biệt, việc Bộ GTVT cho rằng tỉnh Tiền Giang đề nghị đưa thêm hạng mục “Tăng cường mặt đường Quốc lộ 1″ vào dự án là hoàn toàn không có. Cả dự án này, Bộ GTVT và chủ đầu tư thực hiện chứ tỉnh không có đề nghị nào cả” – đại diện tỉnh Tiền Giang nhấn mạnh.
Theo tìm hiểu của phóng viên, vào năm 2009 – thời điểm ông Hồ Nghĩa Dũng làm Bộ trưởng Bộ GTVT – ông Dũng có ký quyết định cho phép lập dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 1, đoạn qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Sau đó, ngày 11-11-2013, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng có chủ trương đồng ý đầu tư tuyến tránh qua huyện Cai Lậy theo hình thức hợp đồng BOT.
Đến ngày 19-12-2013, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ký quyết định phê duyệt dự án sửa lại dự án “đầu tư xây dựng tuyến tránh qua Quốc lộ 1” và thêm cụm từ “Tăng cường mặt đường đoạn Km1987+500 – KM 2014+000”.
Chủ trạm thu phí Cai Lậy: “Để kéo dài, chúng tôi chết!”
Phóng viên: Dự kiến ngày nào trạm BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại, thưa ông?
– Chủ đầu tư dự án BOT Cai Lậy: Mới đây, trong cuộc làm việc với Bộ GTVT, UBND tỉnh Tiền Giang đã thống nhất ngày 21-8 sẽ thu phí theo giá mới. Tuy nhiên, đây chỉ là dự kiến của các bên, quyết định cuối cùng là Bộ trưởng Bộ GTVT.
Hiện tại, nhiều tài xế vẫn không đồng ý giảm giá cước mà yêu cầu dời trạm thu phí vào bên trong đường tránh 12 km. Công ty có nghĩ đến phương án di dời?
– Nếu làm như vậy, chúng tôi sẽ gặp khó khăn lớn về vấn đề tài chính. Khi giải pháp này thực hiện, chúng tôi sẽ xem xét việc trả lại dự án cho nhà nước hoặc đề nghị bồi thường theo điều khoản hợp đồng quy định.
Kinh phí đầu tư dự án chúng tôi phải vay rất nhiều từ bên ngân hàng. Để vay được phải trình hồ sơ bao gồm tổng mức đầu tư và quy mô, vị trí đặt trạm… Nếu mà thay đổi, có nghĩa là phá vỡ phương án tài chính.
Hiện mỗi ngày, chúng tôi phải trả vốn và lãi là 1 tỉ đồng, tổng cộng tiền lãi không trong vòng 1 tháng tới 10 tỉ đồng. Càng để tình trạng này kéo dài chắc chắn sẽ chết! Điều chúng tôi còn lo lắng nữa là sắp tới, đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ được xây dựng, dự kiến giai đoạn 2020-2025 hoạt động. Như vậy sẽ không còn nhiều phương tiện lưu thông qua Cai Lậy nên hoàn vốn rất khó khăn.
Nhưng nếu không dời đi, kịch bản cũ sẽ lặp lại, trạm thu phí sẽ bị tài xế mang tiền lẻ đến phản đối?
– Có 2 giải pháp mà tôi nghĩ sẽ giải quyết được. Một là, các cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc giải thích, vận động người dân hiểu rõ. Hai là, nếu dời trạm thu phí đi thì ngân hàng phải đồng ý gia hạn trả nợ.
Thật ra, từ vị trí đặt trạm đến giá tiền, chúng tôi không quyết định mà do UBND tỉnh Tiền Giang đề xuất. Giá tiền này được ban hành dựa trên trạm thu phí ở Sóc Trăng.
Ông có thể nói rõ hơn về việc 2 cây cầu ở đường tránh 12 km bị “biến mất”?
– Ban đầu, trong quyết định phê duyệt thì có 7 cây cầu nhưng sau thi công điều chỉnh lại 5 cây cầu. Thứ nhất, kênh Ông Thiệm gần đó có một con đường song song đặt cống hộp nên không thông thủy. Thứ hai, kênh Chín Chương vắt chéo qua đường góc 45 độ, nếu làm cầu cực kỳ khó, tốn nhiều kinh phí. Từ thực tiễn, Bộ GTVT, UBND tỉnh, Sở GTVT tỉnh đã thống nhất điều chỉnh dự án và có giảm chi phí đầu tư.
Trước việc dư luận nghi ngờ 12 km tuyến đường tránh Cai Lậy và 26 km tăng cường mặt QL 1 chưa được nghiệm thu đã đưa vào thu phí, ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang, khẳng định tỉnh không tham gia nghiệm thu mà chỉ tham gia việc giải phóng mặt bằng.
“Tất cả do Bộ GTVT làm hết. Tỉnh cũng không quản lý mà sau khi thu phí xong thì bàn giao cho Tổng cục Đường bộ vì đó là QL 1” – ông Bon cho biết.
Đại diện Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang (chủ đầu tư dự án BOT Cai Lậy) cho biết: “Từ vị trí đặt trạm đến giá tiền, chúng tôi không quyết định mà do UBND tỉnh Tiền Giang đề xuất”
Phóng viên: Dự kiến ngày nào trạm BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại, thưa ông?
– Chủ đầu tư dự án BOT Cai Lậy: Mới đây, trong cuộc làm việc với Bộ GTVT, UBND tỉnh Tiền Giang đã thống nhất ngày 21-8 sẽ thu phí theo giá mới. Tuy nhiên, đây chỉ là dự kiến của các bên, quyết định cuối cùng là Bộ trưởng Bộ GTVT.
Trạm BOT Cai Lậy vẫn chưa thu phí trong ngày 17-8 Ảnh: LÊ PHONG
Hiện tại, nhiều tài xế vẫn không đồng ý giảm giá cước mà yêu cầu dời trạm thu phívào bên trong đường tránh 12 km. Công ty có nghĩ đến phương án di dời?
– Nếu làm như vậy, chúng tôi sẽ gặp khó khăn lớn về vấn đề tài chính. Khi giải pháp này thực hiện, chúng tôi sẽ xem xét việc trả lại dự án cho nhà nước hoặc đề nghị bồi thường theo điều khoản hợp đồng quy định.
Kinh phí đầu tư dự án chúng tôi phải vay rất nhiều từ bên ngân hàng. Để vay được phải trình hồ sơ bao gồm tổng mức đầu tư và quy mô, vị trí đặt trạm… Nếu mà thay đổi, có nghĩa là phá vỡ phương án tài chính.
Hiện mỗi ngày, chúng tôi phải trả vốn và lãi là 1 tỉ đồng, tổng cộng tiền lãi không trong vòng 1 tháng tới 10 tỉ đồng. Càng để tình trạng này kéo dài chắc chắn sẽ chết! Điều chúng tôi còn lo lắng nữa là sắp tới, đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ được xây dựng, dự kiến giai đoạn 2020-2025 hoạt động. Như vậy sẽ không còn nhiều phương tiện lưu thông qua Cai Lậy nên hoàn vốn rất khó khăn.
Nhưng nếu không dời đi, kịch bản cũ sẽ lặp lại, trạm thu phí sẽ bị tài xế mang tiền lẻ đến phản đối?
– Có 2 giải pháp mà tôi nghĩ sẽ giải quyết được. Một là, các cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc giải thích, vận động người dân hiểu rõ. Hai là, nếu dời trạm thu phí đi thì ngân hàng phải đồng ý gia hạn trả nợ.
Thật ra, từ vị trí đặt trạm đến giá tiền, chúng tôi không quyết định mà do UBND tỉnh Tiền Giang đề xuất. Giá tiền này được ban hành dựa trên trạm thu phí ở Sóc Trăng.
Ông có thể nói rõ hơn về việc 2 cây cầu ở đường tránh 12 km bị “biến mất”?
– Ban đầu, trong quyết định phê duyệt thì có 7 cây cầu nhưng sau thi công điều chỉnh lại 5 cây cầu. Thứ nhất, kênh Ông Thiệm gần đó có một con đường song song đặt cống hộp nên không thông thủy. Thứ hai, kênh Chín Chương vắt chéo qua đường góc 45 độ, nếu làm cầu cực kỳ khó, tốn nhiều kinh phí. Từ thực tiễn, Bộ GTVT, UBND tỉnh, Sở GTVT tỉnh đã thống nhất điều chỉnh dự án và có giảm chi phí đầu tư.
Trước việc dư luận nghi ngờ 12 km tuyến đường tránh Cai Lậy và 26 km tăng cường mặt QL 1 chưa được nghiệm thu đã đưa vào thu phí, ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang, khẳng định tỉnh không tham gia nghiệm thu mà chỉ tham gia việc giải phóng mặt bằng.
“Tất cả do Bộ GTVT làm hết. Tỉnh cũng không quản lý mà sau khi thu phí xong thì bàn giao cho Tổng cục Đường bộ vì đó là QL 1” – ông Bon cho biết.
Lối sống suy đồi của nhà sư Wirapol Sukphol khi sở hữu khối tài sản kếch xù và có quan hệ với nhiều phụ nữ không chỉ làm dấy lên sự bất bình trong dư luận mà còn đặt ra câu hỏi về cuộc khủng hoảng tôn giáo tại Thái Lan.
Ăn chơi khét tiếng
Năm 2013, dư luận Thái Lan đã “dậy sóng” khi đoạn video ghi lại cảnh nhà sư Wirapol Sukphol cùng những nhà sư khác ngồi trên một chiếc máy bay tư nhân, với những phụ kiện xa xỉ trên người, bị tung lên mạng.
Cuộc điều tra sau đó của Cục Điều tra đặc biệt Thái Lan (DSI) đã cho thấy lối sống suy đồi của nhà sư Wirapol. Họ đã phát hiện ít nhất 200 triệu baht Thái (khoảng 6 triệu USD) trong 10 tài khoản ngân hàng và 22 chiếc Mercedes Benz của Sukphol.
Wirapol, 37 tuổi, đã xây một ngôi biệt thự ở phía nam California, Mỹ, và cũng sở hữu một ngôi nhà lớn với trang trí xa hoa tại thị trấn Ubon Ratchathani, Thái Lan. Nhà sư này cũng dựng một bản sao khổng lồ của bức tượng Phật ngọc nổi tiếng ở cung điện hoàng gia Bangkok và tuyên bố trong tượng có 9 tấn vàng.
DSI cũng có bằng chứng về quan hệ của Wirapol với nhiều phụ nữ, trong đó có một người tiết lộ rằng nhà sư này có con với cô khi cô mới 15 tuổi.
Wirapol đã trốn sang Mỹ và phải mất tới 4 năm để chính quyền Thái Lan có thể hoàn thành các thủ tục dẫn độ nhà sư này về nước hồi tuần trước. Tuy nhiên, Wirapol bác bỏ tất cả những cáo buộc về tội gian lận, rửa tiền và hiếp dâm.
Nguyên nhân vì đâu?
Wirapol Sukphol chụp ảnh bên cạnh chiếc Mercedez Benz sang trọng (Ảnh: Dailymail)
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra sau vụ việc của Wirapol. Làm thế nào một nhà sư có thể tạo dựng được ảnh hưởng cực kỳ lớn như vậy khi còn đang ở độ tuổi rất trẻ? Làm thế nào mà một nhà sư có thể cử xử vô pháp đến vậy khi vi phạm hàng loạt giới luật trong Phật giáo tại Thái lan? Theo quy định của Phật giáo, các nhà sư thậm chí không được phép chạm vào tiền, và tình dục là thứ cấm kỵ.
Tuy nhiên, tình trạng sư tăng suy đồi không phải điều lạ lẫm ở Thái Lan. Sự cám dỗ của cuộc sống hiện đại đã làm xuất hiện những nhà sư giàu bất thường, nghiện ma túy, ăn chơi, quan hệ nam nữ, thậm chí quan hệ tình dục với cả trẻ vị thành niên.
Ngoài ra, một số chùa chiền còn thu hút tín đồ bằng việc quảng bá về quyền năng siêu nhiên. Nó xuất phát từ 2 khía cạnh của cuộc sống hiện đại ở Thái Lan: khát vọng được trợ giúp tinh thần của người dân đô thị, do họ không còn giữ quan hệ gắn bó với làng quê truyền thống; và niềm tin rằng sự cung tiến công đức vào những chùa chiền linh thiêng sẽ mang đến thành công cũng như sự giàu có vật chất.
Dường như Wirapol đã lợi dụng xu hướng đó. Ông ta đến tỉnh Sisaket nghèo vào đầu những năm 2000, thành lập một tu viện trên khu đất được cấp trong làng Ban Yang. Nhưng theo lời trưởng làng, Ittipol Nontha, rất ít dân địa phương đến đó vì họ quá nghèo.
Nhà sư này đã tổ chức các buổi lễ cầu kỳ, bán bùa chú và cho xây dựng bản sao tượng Phật ngọc để thu hút tín đồ từ những vùng miền khác.
Những tín đồ của Wirapol bị mê muội bởi vẻ ngoài tao nhã, giọng nói ấm áp của Wirapol và bị thuyết phục rằng Wirapol có quyền năng siêu nhiên, như khả năng đi trên mặt nước và giao tiếp với thần thánh.
Về phần mình, Wirapol rất hào phóng với những người có ảnh hưởng trong tỉnh. Ông ta mua nhiều xe hơi làm quà tặng cho các nhà sư và giới chức. Sự ảnh hưởng này mạnh đến nỗi thậm chí ngày nay vẫn có những người ủng hộ Wirapol.
Chính phủ vào cuộc
Wirapol bị cảnh sát Thái Lan thẩm vấn (Ảnh: AFP)
Sau một loạt tai tiếng, nhiều người đã công khai lên tiếng về một cuộc khủng hoảng Phật giáo ở Thái Lan. Số lượng các nhà sư được tấn phong giảm mạnh trong những năm gần đây và nhiều chùa nhỏ nơi thôn quê không thể tồn tại nếu không được hỗ trợ tài chính.
Trên danh nghĩa, quản lý tăng đoàn ở Thái Lan là Hội đồng Tăng già, nhưng hầu hết là các hòa thượng cao tuổi và nhiều năm qua hoạt động của hội đồng đã tỏ ra không hiệu quả. Văn phòng Phật giáo quốc gia cũng có chức năng quản lý các vấn đề tôn giáo, nhưng luôn gặp bất ổn do thay đổi lãnh đạo và chịu nhiều cáo buộc về tài chính thiếu minh bạch.
Chính phủ Thái Lan giờ đây đã ban hành một đạo luật yêu cầu các chùa chiền, nơi tích lũy được 3-4 tỷ USD từ khoản quyên góp mỗi năm, phải công khai hồ sơ tài chính. Cũng có các thảo luận về một loại thẻ kỹ thuật số cho các nhà sư để đảm bảo những sư tăng sa đọa không thể được tấn phong lại.
Tuy nhiên, gốc rễ vấn đề lại là cách thức Phật giáo phát triển ở Thái Lan. Trong 150 năm qua, đã có hai hệ phái Phật giáo khác nhau. Truyền thống Thammayut khổ hạnh ở Bangkok tuân thủ nghiêm ngặt giới luật về sự tách biệt khỏi thế giới vật chất. Trong khi đó, truyền thống Mahanikai lại lỏng lẻo của các tỉnh, nơi nhà sư là một phần của cộng đồng, tham gia vào các hoạt động làng xã và đôi lúc phạm giới luật một cách vô tình hay cố ý.
Tại các ngôi làng ở Thái Lan, chùa chiền đóng vai trò như các trường học, trung tâm y học cổ truyền hay địa điểm tổ chức lễ hội địa phương. Người dân đến chùa để xin lời khuyên trong mọi vấn đề thế tục. Và trong hoàn cảnh đó, ranh giới giữa hành vi được và không được phép thực hiện có thể bị lẫn lộn.
Wirapol bị cảnh sát dẫn độ từ Mỹ về nước hôm 19/7 để xét xử một loạt cáo buộc sau 4 năm lẩn trốn (Ảnh: Reuters)
Một nguyên nhân khác dẫn tới cuộc khủng hoảng tôn giáo tại Thái Lan là sự mê tín của nhiều người dân Thái Lan, và sự mê tín này đã bị thương mại hoá.
Các nhà sư ngày nay thậm chí còn làm lễ cầu may cho những chiếc xe hơi hoặc căn nhà mới xây. Thậm chí, ngay cả việc bán vé số trong chùa cũng không phải là điều gì bất thường ở Thái Lan.
Sự mê tín này lan đến cả giới nhà giàu, những người sẵn lòng cung tiến một cách hào phóng với niềm tin rằng điều đó sẽ đảm bảo tương lai giàu có hơn cho họ.
Phra Payom Kalayano, trụ trì một ngôi chùa phía Bắc Bangkok, nổi tiếng vì những lời chỉ trích việc thương mại hóa Phật giáo, đã kêu gọi người dân Thái Lan cần cân nhắc kỹ hơn khi cúng bái.
“Ngày nay mọi người nghĩ rằng cách tạo nghiệp tốt là quyên tiền vào chùa chiền – đặc biệt là những người giàu. Nhưng điều đó không tạo nên nghiệp tốt, mà chỉ là đức tin mù quáng”, ông Kalayano nói.
TTO – Bộ Giao thông vận tải, tỉnh Tiền Giang và nhà đầu tư lý giải rằng nhà đầu tư đã chi hơn 300 tỉ đồng để nâng cấp đoạn quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) nên phải thu phí.
Nhiều tài xế dùng tiền lẻ để qua trạm thu phí Cai Lậy gây ra cảnh kẹt xe kéo dài, buộc trạm phải xả cửa – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Thế nhưng, những hình ảnh mới nhất được báo chí đăng tải cho thấy thật không thể chấp nhận. Đoạn đường này đầy ổ gà, mặt đường lồi lõm, nắp cống hỏng dù mới xây và đưa vào thu phí.
Nhưng vấn đề không chỉ là đường hỏng hóc.
Mục tiêu của các dự án BOT giao thông là huy động xã hội hóa để giảm gánh nặng ngân sách của Nhà nước, nhưng không được tạo thế độc quyền bằng các dự án đặt trên những con đường độc đạo và phải tạo cho người dân có sự lựa chọn.
Trạm thu phí BOT Cai Lậy trên quốc lộ 1 lại đặt ở vị trí chặn thu phí cả quốc lộ độc đạo và huyết mạch nối cả miền Tây rộng lớn với đô thị lớn nhất nước là TP.HCM lẫn đường tránh mới xây.
Vị trí “thắt cổ chai” như vậy không để cho người dân có cơ hội lựa chọn khác, buộc tài xế phải đóng phí nếu muốn đi qua.
Trong khi đó, quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy nếu có xuống cấp thì trách nhiệm của Nhà nước phải nâng cấp thông qua ngân sách nhà nước và phí đường bộ mà tài xế và doanh nghiệp vận tải đóng hằng năm.
Người dân khó có thể chấp nhận khi doanh nghiệp chi ra 300 tỉ đồng để nâng cấp rồi buộc tài xế đóng phí trả lại, thực chất là mang lợi cho doanh nghiệp, trong khi buộc người dân đóng phí hai lần.
Sự việc các tài xế dùng tiền lẻ để qua trạm thu phí Cai Lậy gây ra kẹt xe kéo dài và trạm phải xả cửa những ngày qua là việc chẳng hay ho gì, song là việc chẳng đặng đừng để đấu tranh với một chính sách còn bất hợp lý, nhất là khi những đề xuất của họ có từ trước đó song đã không được chủ đầu tư, tỉnh và Bộ Giao thông vận tải lắng nghe và chia sẻ.
Tình hình căng thẳng những ngày qua tại trạm Cai Lậy cho thấy việc giảm giá phíkhông phải là bản chất của vấn đề, mà tài xế và đông đảo dư luận đều yêu cầu phải đưa trạm vào đúng vị trí có đi mới thu của nó là đường tránh 12km vừa được xây mới.
Song vấn đề mấu chốt đó đã không được Bộ GTVT và tỉnh lắng nghe, thay vào đó chọn giải pháp tình thế là giảm giá và kéo dài thời gian thu phí nhưng tính ra đâu vẫn hoàn đó. Không cần giảm giá, chỉ cần minh bạch và công bằng – không khó để ghi nhận được ý kiến này những ngày này.
Tại cuộc họp báo chiều 17-8, Bộ GTVT một lần nữa khẳng định bảo vệ quan điểm không di dời trạm thu phí, vì nếu dời thì “phương án tài chính sẽ đổ bể”. Bộ lo phương án tài chính của chủ đầu tư “đổ bể”, muốn thu hồi vốn cho chủ đầu tư, trong khi vốn của bao nhiêu người dân thì lại quyết tâm… thu.
Như vậy bộ chọn giải pháp ưu tiên cho nhà đầu tư thay vì bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân?
Tâm thư của một cô bé chịu hết nổi với câu hỏi của bà chủ tịch quốc hội Kim Ngân.
MỌI NGƯỜI ĐÃ LÀM GÌ CHO ĐẤT NƯỚC CHƯA?
Cháu đành phải lên tiếng vì sự chịu đựng của con người chỉ có giới hạn của nó, và sự tha thứ cũng nằm trong giới hạn. Từ ngày thống nhất đất nước, cô là nữ duy nhất lên được chức CTQH (tứ trụ), đây là phúc lớn cho dân tộc VN, một dân tộc có vẻ như trọng nam khinh nữ vẫn còn ẩn hiện trong thế kỷ 21 này!
Xưa kia Trưng Trắc, Trưng Nhị nổi lên cầm quân chống lại giặc Đông Hán, đánh cho Đông Hán thua chạy tan xác, rồi tự xưng Nữ Vương, đóng tại Mê Linh ngày nay. Tuy nhiên Đông Hán phục thù, do nước nhỏ, quân chưa mạnh nhưng khi thua trận Hai Bà Trưng đã gieo mình tuẫn tiết ở sông Hát Giang – Hát Môn. Nay địa danh này đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Nữ Vương ấy giờ nhân dân Việt vẫn còn ghi nhớ, thậm chí còn xây đền thờ, tạc tượng, đặt tên đường in dấu không phai.
Cách đây mấy tháng, khi cô Kim Ngân được bầu chức CTQH, một loạt báo chí lề phải (xu nịnh) còn ví cô như: “Bà Đầm Thép –Margaret Thatcher” của Anh Quốc!?
Lúc đó cháu còn viết stt thế này: “Về độ thép còn thua Nguyễn thị Định, về ngoại giao còn thua Tôn Nữ Thị Ninh, về khôn khéo kém xa Nguyễn Thị Doan” lên trang cá nhân. Ấy thế mà báo chí lại viết stt a dua nào ai thiết kế áo cho tân chủ tịch, áo tân chủ tịch có gì khác?
Mới đây trên mạng lại ồn ào ngày thương binh liệt sĩ 27/7 cô chủ tịch mặc áo rực rỡ viếng các anh hùng liệt sỹ? Chuyện áo cô mặc là do cô chọn chẳng ai có quyền ép cô mặc cho vừa lòng họ được, kể cả cô mặc sexy cũng thế bởi tự do cá nhân là bất khả xâm phạm. Nhưng trên cương vị CTQH đại diện cho hơn 90 triệu đồng bào thì khó có thể biện minh được vì có biết bao đau thương còn in dấu cái ngày có thể gọi là “quốc tang” không thưa cô CT!? Nếu như chuyện này nhỏ mọi người có thể bỏ qua cho thiếu sót cá nhân của cô được, cũng giống như sự tha thứ có giới hạn của nó.
Nhưng mới đây khi phát biểu trong cuộc họp báo chí sau khi QH chính thức phê chuẩn chức danh CTQH của cô Kim Ngân thì đã chạm vào biết bao trái tim Việt! Giờ đây phải dùng những từ ngữ mạnh mẽ với cô Kim Ngân là cô đã làm thất vọng và tổn thương có kèm tức giận khi cô nói “Mọi người đã làm gì cho đất nước chưa?”
Vậy xin hỏi cô Kim Ngân là ai mới là người đã làm gì cho đất nước chưa? Có lẽ cô đã làm rất nhiều điều tốt đẹp cho đất nước?
NAY CHÁU MẠN PHÉP THAY MẶT MỘT SỐ NGƯỜI NẾU CÓ CÙNG CHÍNH KIẾN XIN TRẢ LỜI CÔ CHỦ TỊCH QH VIỆT NAM NHỮNG CÂU NÓI CỦA CÔ NHƯ SAU:
1. Mọi người đã làm gì cho đất nước chưa?
Dạ thưa cô:
– Người dân Việt Nam hiện đang gánh nợ công 30 triệu/1 người. Kể cả ăn xin, bán vé số, tàn tật, bệnh tật, trẻ em mới sinh ra. Các loại nợ này nhà nước sẽ tăng tất cả các loại dịch vụ lên để có tiền trả nợ.
– Bất cứ ai mua 1 lít xăng cũng đóng 8.300 đồng tiền thuế. Thuế này đi về đâu thưa cô?
– Mua ô 7 tỷ, đóng thuế tiêu thụ đặc biệt 5 tỷ, xin hỏi 5 tỷ đóng cho ma cô hả cô?
– Với 432 các loại thuế, phí đè cổ người dân xin hỏi ai là người phải đóng thuế? Sáng ra ăn tô phở đáng lẽ trả 10 ngàn nay trả thêm 10 ngàn do thuế phí tăng?
– Trong giấc ngủ dân cũng phải trả thuế, phí ,điện, và cõng thêm cả chơi goif biệt thự cho ngành điện!?
Đây chỉ liệt kê sơ và sài thôi!
2. Nhà nước đã làm gì cho Tổ Quốc
– Rừng thì đã bán gần như hết hoặc chặt cũng gần hết.
– Đất cũng bán, dự án thì tran lan nhưng ô nhiễm tung hoành.
– Biển thì chết hoặc đã bị chiếm gần hết.
– Tham nhũng tràn lan như ung thư quái ác.
– Xã hội bất công do chênh lệch giàu nghèo cũng vì tham nhũng mà ra.
– Giáo dục, y tế thì như ong vỡ tổ.
– Nợ công thì như chúa chổm.
– Sinh viên chưa ra trường đã dính vào đa cấp hoặc ra trường thì cũng phải làm nghề trái tay.
– Thực phẩm bẩn đang tàn phá nhân dân từng ngày.
Vậy xin hỏi ai đã làm gì cho tổ quốc thưa cô Kim Ngân?
Vậy ai đã rước Fofmosa vào đầu độc biển Miền trung? Làm cho dân không còn đường ra biển kiếm sống?
Nói đến đây cháu không muốn nói đến hai từ “lãnh đạo” nữa. Bởi lãnh đạo liên quan đến trí tuệ và trách nhiệm. Trí tuệ tồi phát ngôn dở cũng giống như cuội ngồi gốc cây đa, đi la cà vũ trụ vậy!