Home Blog Page 1152

Sợ tiền lẻ BOT đường tránh Biên Hòa: Hỏa tốc… giảm phí!

VietFact

Sở GTVT tỉnh Đồng Nai cho biết vừa nhận được công văn hỏa tốc từ Tổng cục Đường bộ về việc giảm giá thu phí cho người dân xung quanh trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa.

Xung quanh việc xử lý bức xúc về việc đặt trạm sai vị trí tại BOT tuyến tránh TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, ngày 19-8 Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Đồng Nai cho biết trước đó 1 ngày, cơ quan này nhận được công văn hỏa tốc của Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) về việc giảm giá thu phí cho người dân xung quanh trạm.

Sở GTVT tỉnh Đồng Nai cho biết đơn vị nhận được công văn hỏa tốc vào chiều 18-8. Trong đó, Tổng cục Đường bộ đề nghị địa phương xác nhận miễn, giảm thu phí cho các hộ dân quanh trạm thu phí (theo danh sách do nhà đầu tư cung cấp). Sau đó, danh sách các hộ dân cùng phương tiện được miễn, giảm sẽ được gửi nhanh về Tổng cục đường bộ và các đơn vị liên quan để thực hiện.

Trạm thu phí tuyến tránh Biên Hòa đặt trên Quốc lộ 1 tại xã Trung Hòa huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Trong danh sách miễn, giảm ban đầu mà lãnh đạo Công ty Đồng Thuận, chủ đầu tư, trao cho phóng viên Báo Người Lao Động cách đây 2 ngày, có 108 phương tiện của các hộ dân, chủ yếu ở xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom – vị trí đặt trạm.

Trước đó, trong tháng 6, tỉnh Đồng Nai cũng đã có kiến nghị gửi Bộ GTVT xem xét giảm giá thu phí cho các hộ dân sống quanh trạm khi người dân tiếp tục bày tỏ bức xúc trước những bất hợp lý của trạm này.

Trạm thu phí tuyến tránh TP Biên Hòa do Công ty CP đầu tư Đồng Thuận làm chủ đầu tư đặt trên Quốc lộ 1 (đoạn xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) từ cách đây hơn 3 năm làm người dân bức xúc vì việc trạm đặt tại vị trí khiến nhiều người không sử dụng đường tránh vẫn phải trả phí.

Đường tránh TP Biên Hòa (sau đó được đặt tên là đường Võ Nguyên Giáp) dài hơn 12 km, chủ đầu tư thực hiện thêm đoạn cải tạo Quốc lộ 1 rồi đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 1 khiến các xe cộ từ nhiều luồng đều phải mua vé qua trạm.

Sau khi xảy ra nhiều lộn xộn do tài xế phản đối trạm thu phí đặt theo cách tương tự tại Tiền Giang, trạm tuyến tránh Biên Hòa cũng đang được rà soát lại. Trong công văn của Bộ Tài Chính gửi Bộ GTVT thời điểm làm thủ tục đặt trạm, cũng từng thừa nhận việc đặt trạm ở vị trí như trên là sai nguyên tắc.

Ghi hình các tài xế đưa tiền lẻ qua trạm thu phí giao cho công an làm gì?

VietFact

Trên báo Ấp Bắc – Tiền Giang, ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GT-VT tỉnh này cho biết, các trường hợp tài xế đưa tiền lẻ qua Trạm thu phí tuyến tránh TX. Cai Lậy đều được ghi nhận qua camera và đã được báo về Công an tỉnh Tiền Giang.

Như đã đưa tin, sau khi Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang (BOT Tiền Giang) chính thức thu phí đường tránh TX. Cai Lậy từ 1.8.2017, đã phát sinh nhiều vấn đề gây bức xúc cho cả người tham gia giao thông lẫn nhà đầu tư.

Sau khi trạm thu phí triển khai,  đã xuất hiện tình trạng tài xế dùng tiền lẻ mua vé qua trạm. Họ dùng tiền mệnh giá 500 đồng, 1.000 đồng, bỏ trong bọc nilon hoặc… chai nhựa để mua vé, khiến 2 – 3 nhân viên Trạm thu phí phải xúm lại đếm mất 5 – 7 phút.

Sở dĩ có sự bức xúc là do theo cánh tài xế, điểm bất hợp lý nằm ở chỗ hiện nay đường cao tốc Trung Lương – TP.HCM dài 45km có 4 làn cao tốc cho phép xe lưu thông vận tốc 80 – 100 km/giờ, nhưng chỉ thu phí có 40.000 đồng đối với các loại xe từ 7 chỗ ngồi trở xuống. Thế nhưng đường tránh thị xã Cai Lậy chỉ dài 12,02km, 2 làn đường lưu thông, tốc độ tối đa chỉ bằng quốc lộ 1A mà thu 35.000 đồng/xe từ 7 chỗ ngồi trở xuống là quá đắt!

Chính vì thế, việc dùng tiền lẻ để trả khi qua trạm thu phí là một cách phản ứng. Trên báo Ấp Bắc,  ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc BOT Tiền Giang cho biết, từ khi đi vào hoạt động đến nay, Trạm thu phí tuyến tránh TX. Cai Lậy đã ghi nhận có khoảng 15 trường hợp tài xế dùng tiền lẻ mệnh giá nhỏ 200 đồng, 500 đồng,… bỏ vào chai nhựa hoặc bao nhựa để mua vé qua trạm. “Trước mắt, những trường hợp đưa tiền lẻ để mua vé qua trạm sẽ được giải quyết bằng cách cho xe chạy qua trạm và chờ ở làn dự phòng. Khi nhân viên thu phí đếm đủ tiền sẽ cho phương tiện đi tiếp. Bên cạnh đó, công ty cũng đã làm văn bản gửi đến Công an tỉnh Tiền Giang, Sở GT-VT tỉnh Tiền Giang và cơ quan chức năng đề nghị xử lý những trường hợp tài xế cố tình dùng tiền lẻ mua vé qua trạm” – ông Hiệp cho biết.

Tuy nhiên, ông Hiệp không cho biết là đề nghị cơ quan chức năng xử lý các tài xế dùng tiền lẻ theo điều khoản nào của hệ thống luật. Điều đáng nói là ngay sau đó, cũng trên báo Tiền Giang, ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GT-VT tỉnh này cho biết, các trường hợp tài xế đưa tiền lẻ qua Trạm thu phí tuyến tránh TX. Cai Lậy đều được ghi nhận qua camera và đã được báo về Công an tỉnh Tiền Giang. Nếu trường hợp tài xế nào thực hiên nhiều lần sẽ nhắc nhở và nếu tái phạm sẽ có hướng xử lý cụ thể.

Nhưng chiếu theo luật thì công an Tiền Giang không có cơ sở pháp lý để xử lý các tài xế dù là theo ‘hướng cụ thể’ như ông Bon nói. Theo cánh tài xế,: tiền lẻ vẫn là tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành và vẫn được lưu hành, không ai có quyền cấm người dân dùng tiền lẻ mua vé qua trạm thu phí! Việc sở hữu nhiều tiền lẻ để chi tiêu cũng không ai cấm!

Theo nhiều người dân, đây là 1 thái độ trịch thượng của Công ty BOT Tiền Giang. Bởi căn cứ luật hiện hành, 1 trong những hành vi bị cấm là từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành!

Mặc dù vậy, việc dọa ‘đưa ra công an’ cũng có tác dụng nhất định. Ghi nhận của VNexpress,  trong một hai ngày gần đây là các tài xế không còn tình trạng nhét tiền lẻ vào chai nữa mà đưa tiền lẻ ra trả một cách bình thường. Nhưng nếu trước kia chủ yếu là tiền 500 thì nay số tiền 200 xuất hiện nhiều hơn nên việc đếm cũng vất vả hơn. Chiều qua, đã có ùn tắc cục bộ trước trạm thu phí Cai Lậy khiến hàng trăm xe chôn bánh hàng giờ. Lý do vẫn là nhân viên trạm thu phí tay không ngớt việc khi phải đếm từng đồng trong xấp tiền lẻ rất dày.

Rủ nhau né trạm

Cũng theo báo Ấp Bắc, một vấn đề phát sinh khác đang gây “đau đầu” cho chủ đầu tư và các ngành chức năng của tỉnh Tiền Giang. Đó là từ khi có trạm thu phí trên quốc lộ, hằng ngày các phương tiên giao thông cứ nối đuôi nhau đi vào các tuyến huyện lộ 67 và 63 (thuộc huyện Cai Lậy) để né trạm thu phí; không phải mất tiền mua vé qua trạm… làm cho số phương tiện giao thông trên các tuyến đường này tăng đột biến.

Theo ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc BOT Tiền Giang, mỗi ngày có hàng ngàn lượt phương tiện đi vào các tuyến huyện lộ 67 và 63… để né Trạm. “Vấn đề này đã được BOT Tiền Giang gửi văn bản đến chính quyền và các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang tuyên truyền vận động các tài xế không đi qua các tuyến huyện lộ 67 và 63 để né trạm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào từ phía cơ quan quản lý Nhà nước và tình trạng các phương tiện né trạm thu phí này vẫn diễn ra” – ông Hiệp cho biết.

Ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GT-VT tỉnh Tiền Giang cho biết, đường huyện 63 và 67 có tải trọng thiết kế đến 10 tấn. Do đó, ngành chức năng chỉ có thể xử phạt nếu xe quá tải trọng đi vào làm hư hỏng đường và xe khách chạy tuyến cố định đi sai tuyến. Còn việc xe lưu thông vào 2 đường này là quyền của người tham gia giao thông và không thể buộc họ phải đi trên Quốc lộ 1 để qua trạm thu phí.

Theo ông Bon, trong thời gian tới, Sở GT-VT sẽ phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, của huyện Cai Lậy, TX. Cai Lậy, huyện Cái Bè, nhất là Thanh tra giao thông sẽ tăng cường kiểm tra các tuyến giao thông tỉnh lộ, huyện lộ, trường hợp nào vi phạm quá tải sẽ bị xử phạt thật nghiêm. Bên cạnh đó, Sở GT-VT cùng các ngành chức năng cũng đang cân nhắc biện pháp hạ tải đường hoặc đặt biển báo cấm ô tô vào các huyện lộ 67 và 63.

Về vấn đề Trạm thu phí tuyến tránh TX. Cai Lậy thu phí quá cao, trong thời gian tới, Sở GT-VT Tiền Giang sẽ phối hợp với chủ đầu tư sẽ có kiến nghị với Bộ Tài chính, Bộ GT-VT xem xét điều chỉnh giá vé thu phí phù hợp với mặt bằng giá thu phí đường bộ chung ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm giảm bớt gánh nặng về phí cho người dân và các phương tiện giao thông.

Kiều hối về Việt Nam bất ngờ sụt giảm mạnh, chỉ có thể đạt 5,4 tỷ USD vào năm 2017

Cựu lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đứng sau các dự án BOT là ai?

VietFact

Nếu như lời tâm sự trên báo Thanh niên là có thật thì cần làm rõ “người nhà” đó là ai? Và ai là “cựu lãnh đạo cao cấp” dù không còn quyền chức vẫn “phủ bóng” để “thâu tóm” dự án này? Lò đã nóng, xin đừng để bất cứ “khúc củi” nào dù tươi và to đến mấy không cháy!

BOT đang nóng bỏng những ngày qua. Thật ra, nó đã được cảnh báo từ rất lâu rồi. Cách đây gần một năm (9/2016), trong bài “Cơ chế mềm”, “chặt nhỏ”, “ân huệ tùy tiện” và BOT của ai?” người viết bài này đã tập hợp ý kiến các chuyên gia và sau đó, có dẫn một câu nói của ông Đinh La Thăng, khi ấy còn làm Bộ trưởng Bộ GTVT:

“Không thể có chuyện vừa không muốn mất tiền, hoặc mất rất ít tiền, lại vừa muốn đi trên những con đường chất lượng cao. Tôi chưa thấy ở đâu đáp ứng được điều đó”.

Và bình luận: “Xin thưa luôn, người dân chúng tôi không bao giờ muốn điều đó và cũng hiểu rất rõ giữa trách nhiệm và hưởng thụ, không “ăn không” của ai. Song ngược lại, cũng không cho phép ai được phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của mình.

Người dân chúng tôi chỉ muốn được trả đúng với giá tiền mà mình phải trả, những con đường làm đúng với giá trị thực của nó, không bị ăn gian, khai vống… và không tồn tại những “cơ chế mềm”, “chặt nhỏ”, “ân huệ tùy tiện” hay khuyến khích “ngầm””…

Công bằng, BOT là một chủ trương đúng. Nó góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh cũng như đời sống nhân dân. Tất nhiên, nếu nó được thực hiện một cách nghiêm túc, công khai, minh bạch.

Song tiếc thay, điều đó lại không xảy ra và hiện tại, không ít dự án BOT trở thành gánh nặng cho ngân sách đồng thời cũng là “cỗ máy nghiền tiền dân”.

Nhiều dự án BOT gần đây đã được thanh kiểm tra, đem lại khối tiền khổng lồ và giảm hàng thế kỉ thời gian thu phí.

Song, có một BOT mà dù dư luận đã “xì xèo” từ lâu, gần đây mới được nhắc tới một cách trực diện, mạnh mẽ. Đó là BOT Pháp Vân — Cầu Giẽ.

Có lẽ ai đã từng đi trên đoạn đường này đều biết, Cao tốc Pháp Vân — Cầu Giẽ trước thuộc về nhà nước quản lý. Thế nhưng không hiểu sao, bỗng một ngày, nó “biến hóa” thành của một số người dù họ chỉ tráng qua lớp nhựa rồi thu mức đường cao tốc mới hoàn toàn như lời Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Thực tế chưa mở rộng, mới chỉ cải tạo mặt đường, đã thu phí.

Ông Phúc còn chia sẻ, từ Hà Nội về Thái Bình quê ông có hơn 100km mà 4 chặng đường BOT, 4 trạm thu phí. Có đoạn gần hết hạn thu phí đường chính thì lại mở thêm đường tránh để thu phí tiếp.

Mới hôm qua (18/8), theo phản ánh từ báo chí, bài “Thanh tra Chính phủ chỉ rõ mức phí bất thường tại dự án BOT Pháp Vân — Cầu Giẽ” cho biết, dự án này đã có hàng loạt các sai phạm “bất hợp lý và bất thường”, cần làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân.

Có một điều mà người viết bài này băn khoăn, đó là vì sao những cái gọi là “bất thường” ấy, ai cũng nhìn thấy được, trong khi các chuyên gia trong vai trò thẩm định và ký duyệt lại không thấy?

Có thể câu này được lý giải bởi một đoạn trong bài “Ăn chặn” tiền dân! Được đăng trên báo Thanh niên ngày 18/8: “… tâm sự thật của một chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn tư nhân đa ngành uy tín, từng làm khá nhiều dự án BOT giao thông. Ông kể đã không còn hứng thú tham gia làm bất cứ dự án BOT nào nữa kể từ năm 2013, sau khi được “vỗ vai” phải nhường một dự án BOT đã hoàn thành những thủ tục cuối cùng, cho một doanh nghiệp “sắp chết”, vốn đứng tên người nhà một cựu lãnh đạo cấp cao”.

Chao ôi! Nếu như làm ăn kiểu “vỗ vai” để cứu một doanh nghiệp “sắp chết” thì làm sao chương trình BOT không sụp đổ?

Và nếu như lời tâm sự trên báo Thanh niên là có thật thì cần làm rõ “người nhà” đó là ai? Và ai là “cựu lãnh đạo cao cấp” dù không còn quyền chức vẫn “phủ bóng” để “thâu tóm” dự án này?

Mong rằng UB Kiểm tra Trung ương và Thanh tra Chính phủ “làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân”, công khai cho người dân được biết.

Lò đã nóng, xin đừng để bất cứ “khúc củi” nào dù tươi và to đến mấy không cháy!

Báo Forbes: Cuộc bắt cóc tại Berlin có thể xóa bỏ Hiệp ước Tự do mậu dịch giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu

Tài liệu tối mật về tranh chấp biên giới, biển đảo cũng bị lộ

0
VietFact

Đã có 840 vụ lộ, mất bí mật nhà nước được phát hiện từ năm 2001 đến nay. Báo cáo UB Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho biết, có nhiều tài liệu trong số đó thuộc danh mục tuyệt mật, tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, biển đảo…

Đây là nội dung thể hiện trong Tờ trình dự thảo luật Bảo vệ bí mật Nhà nước được Chính phủ trình xin ý kiến UB Thường vụ Quốc hội chiều 10/8.

 

Đánh giá khái quát của cơ quan hành chính nhà nước về sự cần thiết xây dựng luật này là vì Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay.

Một trong các hạn chế là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước chưa cụ thể dẫn đến nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và nhân dân còn chủ quan, mất cảnh giác, làm giảm chất lượng, hiệu quả của công tác này.

Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, từ năm 2001 đến nay, các cơ quan đã phát hiện hơn 840 vụ lộ, mất bí mật nhà nước. Trong đó, nhiều tài liệu thuộc danh mục tuyệt mật, tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, biển đảo.

Hình thức lộ, mất bí mật nhà nước chủ yếu là qua thông tin, liên lạc; báo chí, xuất bản, quan hệ quốc tế…

Một trong những nguyên nhân của việc lộ, mất nêu trên là do hệ thống pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước còn chưa đồng bộ; các chế tài xử lý còn thiếu và yếu chưa bảo đảm tính răn đe; việc xử lý vi phạm còn nể nang, thiếu chủ động…

Chính phủ cũng nhận định, trong bối cảnh quốc tế ngày càng trở nên phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch, bọn tội phạm trong và ngoài nước không ngừng gia tăng các hoạt động chống phá Việt Nam nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Để thực hiện các mục tiêu này thì hoạt động tình báo, gián điệp để lấy cắp, chiếm đoạt bí mật nhà nước được đặc biệt chú ý.

Trước tình hình phức tạp nêu trên, từ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và định hướng của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ bí mật nhà nước trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, đồng thời để hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ bí mật nhà nước nên việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước là yêu cầu khách quan và cần thiết – tờ trình nêu rõ.

Dự thảo luật được xây dựng và bố cục thành 5 chương, 41 điều. Cơ quan soạn thảo cho biết, khái niệm bí mật nhà nước được xác định rõ hơn về hình thức, nội dung và tiêu chí, là cơ sở phân biệt giữa bí mật nhà nước với các loại bí mật khác (bí mật đời tư, bí mật công tác, bí mật nội bộ), tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Theo đó, bí mật nhà nước là “thông tin, vật, khu vực cấm, địa điểm cấm có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, các lĩnh vực khác, được quy định bằng danh mục bí mật nhà nước, nếu bị lộ, mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc”.

Điểm mới nữa là dự thảo luật quy định phạm vi bí mật nhà nước theo hướng khái quát hóa (không chia phạm vi bí mật nhà nước theo từng cấp độ mật). Căn cứ phạm vi bí mật nhà nước và tiêu chí xác định độ mật quy định tại dự thảo, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương xác định và lập danh mục bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức mình trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Về thẩm quyền, dự thảo luật sửa đổi thẩm quyền quyết định danh mục bí mật nhà nước theo hướng Thủ tướng quyết định danh mục bí mật nhà nước của từng cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương.

Chính phủ giải thích, việc sửa đổi nêu trên là do khái niệm bí mật nhà nước, phạm vi bí mật nhà nước, tiêu chí xác định cấp độ mật của bí mật nhà nước mớichỉ mang tính chất khung. Do đó, danh mục bí mật nhà nước cần được xem xét, cân nhắc thận trọng, toàn diện với sự tham gia của các cơ quan có liên quan và quyết định bởi chủ thể có thẩm quyền để làm cơ sở áp dụng chung và thống nhất.

Quy định về hoạt động bảo vệ nhà nước cũng có những nội dung mới. Cụ thể, dự thảo đã luật hóa quy định mang bí mật nhà nước đi công tác trong nước, đi công tác nước ngoài, về nhà riêng.

Để bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính tại cửa khẩu, đồng thời khắc phục nhược điểm Pháp lệnh năm 2000, dự thảo không quy địnhtrách nhiệm của cán bộ đi công tác nước ngoài có mang bí mật nhà nước phải xuất trình văn bản xin phép có sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan, tổ chức với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.

(Hữu Vinh)

“Vơ bèo vạt tép”, 3 điểm/môn vào được ngành Sư phạm, ra trường không ai thèm thuê?

Kỷ luật “đúng quy trình” hay là sự “trả thù cá nhân” đối với Hồ Thị Kim Thoa ?

VietFact

Sau khi nghe việc bà Hồ Thị Kim Thoa – Thứ trưởng Bộ Công Thương – và người thân ruột thịt của bà Thoa cùng sở hữu số tài sản khổng lồ tại Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang lên đến hơn 600 tỉ đồng, ngay sau đó Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo yêu cầu các ban, bộ, ngành chức năng khẩn trương kiểm tra, thanh tra, xem xét, kết luận khối tài sản bà Thoa.

Hồ Thị Kim Thoa trước khi bị cách chức

Có lẽ đây là điều rất quyết liệt, bởi toàn bộ hệ thống chính trị của đảng sẽ vào cuộc với bà Thoa dưới sự chỉ đạo chính thức của ông Tổng Bí thư đã từng tuyên bố chống tham nhũng cho đến cùng.

Bà Hồ Thị Kim Thoa sau khi bị khiển trách trong việc đồng ý với đề xuất tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh trái quy định. Điều này lại cho thấy kế hoạch hoàn hảo của TBT Nguyễn Phú Trọng, một kế hoạch không nói ra nhưng tất cả điều phải hiểu rằng, có thể không bắt được Trịnh Xuân Thanh để lấy lại uy tín, nhưng những người có liên quan đến thì chắc chắn sẽ bị xử lý cho dù nhỏ nhất.

Được biết từ năm 2000 đến 2005, bà Thoa là Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Công ty Điện Quang. Từ năm 2005 đến 2010 bà kiêm thêm ghế Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Năm 2010, người đảng viên vô (số) sản này được ngồi vào ghế Thứ trưởng Bộ Công thương và cùng với phe cánh Nguyễn Tấn Dũng, Đinh La Thăng tiến nhanh tiến mạnh trong sự nghiệp làm giàu.

Bà Hồ Thị Kim Thoa đang là “nhân dân làm chủ” 1,6 triệu cổ phiếu DQC, tương ứng 91,1 tỷ đồng. Đây chỉ là mặt nổi của tảng băng gia tài dựa vào cổ phiếu. Còn những phần chìm như nhiều quan chức khác đang có thì có trời mới biết.

Theo văn bản thông báo của Văn phòng TƯ đảng cộng sản thì Nguyễn Phú Trọng đã “yêu cầu Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật có liên quan để sớm sửa đổi hoặc kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý; lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phòng, chống thất thoát tài sản của Nhà nước, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.”

Ngay sau khi thông tin Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú thì Ủy ban Kiểm tra Trung  đã xem xét và nhận thấy những vi phạm, khuyết điểm của bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương là nghiêm trọng và quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với bà Thoa.

Ngay sau khi Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú

Đồng thời, căn cứ Quy định số 260-QĐ/TW của Bộ Chính trị, UBKT Trung ương kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện nay của bà Hồ Thị Kim Thoa.

Trao đổi với PV, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận các vi phạm thi hành kỷ luật Đảng và đề nghị miễn nhiệm các chức vụ hiện nay của bà Thoa là thỏa đáng, thể hiện sự nghiêm minh.

“Ở đây, bà Hồ Thị Kim Thoa bị thi hành kỷ luật cảnh cáo về Đảng tức là bà vẫn là đảng viên nên sau đây, còn có cơ hội để sửa chữa các khuyết điểm, phấn đấu, trở thành đảng viên tốt.

Đối với việc kiến nghị cách tất cả các chức vụ thì sẽ do các cơ quan có thẩm quyền quyết và khi đó, sẽ không còn chức vụ.

Tôi muốn nói thêm, nếu là một đảng viên trung kiên của Đảng thì khi vấp ngã vẫn có thể đứng lên. Bà Thoa đã sa ngã, vi phạm kỷ luật Đảng thì phải phấn đấu để nói với Đảng, nhân dân, tôi đã hối hận và sẽ làm tốt các việc sau này”, ông Hùng nói.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng cho hay, sau khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì đối với bà Thoa, là cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý nên cơ quan này sẽ họp để có hình thức xử lý, cách các chức vụ về Đảng.

“Bà Thoa hiện đang là Ủy viên Ban cán sự Đảng Bộ Công thương, Thứ trưởng Bộ Công thương nên thuộc cán bộ do Ban Bí thư quản lý do đó, cơ quan này sẽ họp, quyết định việc cách các chức vụ về Đảng.

Còn về mặt chính quyền, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định cách chức vụ Thứ trưởng Bộ Công thương của bà này.

Các việc này sẽ được làm đúng quy trình, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước”, ông Hùng nêu rõ.

Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Cùng nhận định về việc kỷ luật đối với bà Thoa, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cũng cho rằng, việc xử lý này thể hiện sự nghiêm minh, quyết tâm trong công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta.

Đồng thời, nó cũng cho thấy, ở đây không có “vùng cấm” trong xử lý cán bộ sai phạm dù ở bất cứ cương vị, chức vụ nào, kể cả đang đương đức.

Việc xử lý này cũng tạo thêm được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và xóa đi những nghi ngờ về việc cho rằng, chỉ xử lý cấp dưới, cấp thấp mà không xử lý cấp trên vi phạm.

“Việc thi hành kỷ luật với bà Thoa cũng là lời cảnh báo cho các cán bộ vi phạm nhưng chưa bị lộ và nếu sai phạm, dù ở cấp nào cũng sẽ bị xử lý nghiêm minh”, ông Phương nhấn mạnh.

Đọc kỹ nội dung yêu cầu trên thì thấy rõ ràng Nguyễn Phú Trọng và các cơ quan chức năng  sẽ chẳng làm được gì bà Thoa vì tài sản, cổ phần của bà ta là đã có trước khi bà ta nhậm chức thứ trưởng. Việc tiến hành kỷ luật, cách chức bà này ra chỉ là một cách để trả thù  việc có liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, đồng thời cũng cho người khác thấy rằng ông tay “cộng sản chân chính” trong đảng, nhưng đâu ai hiểu được bản chất thâm độc của ông. Suy cho cùng việc thanh tra khối tài sản của Bà Thoa cũng do Nguyễn Phú Trọng mà ra.

(Hữu Vinh)

Vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam lần thứ hai sẽ xử tại Paris vào ngày 21 tháng Tám

0
Kính Hòa RFA
2017-08-18

Một vụ án trong đó một doanh nhân Hà Lan gốc Việt là ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam lần thứ hai dự định xử tại Paris, Pháp vào ngày 21 tháng Tám.

Mời quí vị nghe chúng tôi tóm lại lịch sử vụ án này.

Ông Trịnh Vĩnh Bình là một doanh nhân Hà Lan gốc Việt Nam, đến Hà Lan như là một thuyền nhân vào năm 1976. Sau khi thành đạt ở xứ người, ông về nước làm ăn, bỏ vốn đầu tư vào năm 1990, chủ yếu tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nhưng đến năm 1999, ông bị chính quyền Bà Rịa Vũng Tàu kết án kinh doanh bất động sản trái phép với bản án 11 năm tù giam. Năm 2000 ông trốn tù, vượt biên lần nữa trở lại Hà Lan. Năm 2003 ông kiện chính phủ Việt Nam tại một tòa án ở Thụy Điển. Để tránh vụ kiện này chính phủ Việt Nam đã ký một thỏa thuận với ông ở Singapore vào năm 2006, theo đó thì ông sẽ giữ bí mật thỏa thuận này, không kiện nữa, và đổi lại chính phủ Việt Nam phải bồi thường cho ông số tiền là 150 triệu đô la Mỹ, trả lại tất cả các tài sản đã bị tịch thu của ông. Nhưng ông nói với thông tín viên Tường An của đài RFA tại châu Âu rằng chính phủ Việt Nam đã không giữ lời hứa nên một lần nữa ông đã kiện chính phủ Việt Nam, và vụ kiện được lên lịch vào ngày 21 tháng tám.

Ông Trịnh Vĩnh Bình nói về việc này với thông tín viên Tường An của đài RFA:

Có một điểm nhất quán giữa hai vụ kiện là: tôi kiện chính phủ Việt Nam lần thứ nhất là vì lý do đòi bồi thường tài sản, trong đó có vấn đề bồi thường nhân thân: nhốt tôi oan. Khi mà ký thỏa thuận ở Singapore thì chính phủ Việt Nam hứa trả lại toàn bộ tài sản. Nhưng sau 7 năm trời chính phủ Việt Nam không trả, dù một tài sản nhỏ cũng không trả. Tôi đọc trong một hồ sơ tôi thấy có những điểm rất là tệ.

Khi tìm kiếm về vụ án Trịnh Vĩnh Bình trên báo chí Việt Nam thì hầu như chỉ thấy có báo Thanh Niên mà cũng chỉ có 8 bài và bài sớm nhất chỉ đến năm 2006.

Theo ông Huỳnh Ngọc Chênh, lúc đó phụ trách mảng chính trị xã hội tại báo Thanh niên, thì trước năm 2006, báo online chưa phát triển nên không còn lưu giữ các bản tin cũng như bài phóng sự. Ông Chênh nhớ lại lý lẽ mà báo Thanh Niên đưa ra trong việc phản đối bắt ông Bình:

Chúng tôi nói rằng chuyện người nhà đứng tên mua đất là không sai trái, làm như vậy là không được.”

Trong tám bài viết còn lưu lại trên báo Thanh Niên, có hai bài phân tích Việt Nam nên tham gia vụ kiện lần thứ nhất của ông Trịnh Vĩnh Bình hay không, còn 6 bài còn lại là chuyện các quan chức Bà Rịa Vũng Tàu bị kỷ luật khi tiến hành tham ô các tài sản tịch thu của ông Bình.

Thường vụ tỉnh ủy (Bà Rịa Vũng Tàu) đã quyết định chuyện đó thì sẽ chịu trách nhiệm, và đó là quyết định đúng.
-Cựu viên chức đảng cộng sản nói với ông Huỳnh Ngọc Chênh.

Bất chấp việc lên tiếng của báo Thanh Niên về vụ này, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vẫn kết án ông Bình. Nhưng sau đó có lẽ các viên chức ở cấp cao hơn đã thấy điều nguy hại nên đã ký thỏa thuận Singapore với ông Bình, và theo thông tin từ ông Huỳnh Ngọc Chênh thì Việt Nam có đền cho ông Bình số tiền 15 triệu đô la Mỹ. Nhà nước Việt Nam đã xử một số quan chức cấp thấp liên quan đến vụ này, nhưng theo ông Chênh thì những người ra quyết định vụ án vẫn không bị xử, tức là cơ quan đảng cộng sản của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh thuật lại ý kiến của một quan chức đảng ủy tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu:

Tôi có gặp một ông trong thường vụ trong một bữa tiệc, và tôi có nêu lên vấn đề này. Tôi không nhớ ông ấy tên gì. Hình như ông ấy làm Trưởng Ban nội chính hay gì đó. Tôi nêu lên vụ Trịnh Vĩnh Bình với quan điểm như tôi đã nói, rằng bắt ông Bình là sai, thì ông ấy nói là ông ấy hoàn toàn đúng, Thường vụ tỉnh ủy đã quyết định chuyện đó thì sẽ chịu trách nhiệm và đó là quyết định đúng đắn.”

Chung tôi cũng có gửi email đến Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để hỏi về vụ này như họ không trả lời.

Tin từ Sứ quan Việt Nam cho chúng tôi biết là Bộ Tư pháp Việt Nam có cử một đoàn sang Paris để ra tòa,

Nhưng báo chí nhà nước Việt Nam thì hoàn toàn im tiếng về vụ này.

Tướng Trung Quốc tuyên bố : Bắn tất cả tàu cá Việt Nam ra Hoàng Sa và Trường Sa

0
VietFact

Ngày 20/7 tại kênh truyền thông Tân Hoa Xã Tướng Trung Quốc dọa biến tàu Cá Việt Nam thành bia tập trận nếu dám đánh bắt trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Tướng Bành Quang Khiêm tuyên bố cho dù Cảnh Sát Biển và Bộ Đội Biên Phòng Việt Nam có ra hỗ trợ ngư dân cũng sẽ trở thành ” Bia Sống ” trên Hai quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Đe dọa của thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó chủ tịch Ủy ban chính sách an ninh Trung Quốc được đưa ra khi phán quyết toàn án quốc tế về đường lưỡi bò do Trung Quốc đưa ra .Dù Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhất nhưng nếu điều tàu chiến ra giáp mặt Quần Đảo Trường Sa Hoàng Sa thì ” Không còn tàu nào quay về “. Các tàu chiến và lính quân đội Việt Nam sẽ trở thành ” Bia sống ” nếu như dám ra các quần đảo mà không xin phép Trung Quốc .

Thiếu tướng Bành Quang Khiêm còn tuyên bố rằng việc máy bay Su-22 và Casa -212 rơi đó coi như là lời cảnh báo đến ai dám điều động quân đội tiến gần các Đảo

Tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc tấn công thuộc quần đảo Hoàng Sa

Phía Việt Nam Đại Tướng Ngô Xuân Lịch cũng đưa ra lời bình luận rằng : Những điều Tướng Trung Quốc tuyên bố hết sực ngong cuồng nhân dân Việt Nam sẽ chiến đấu đến cùng nếu có tranh chấp lãnh thổ xảy ra . Không ai một nước lớn có thể tùy tiền áp đặt bất kì điều gì trên lãnh thổ chủ quyền Việt Nam

Tướng Lịch cho biết thêm . Hiện tại phía quân đội Việt Nam sẽ giám sát trặt chẽ hành động phía Trung Quốc để có biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Việt Nam .

Tuần qua, PCA ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông sau hơn 3 năm thụ lý. Một trong những nội dung đầu tiên PCA đưa ra là Trung Quốc không có quyền lịch sử ở Biển Đông.

“Không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên trong vùng biển nằm trong đường 9 đoạn”, phán quyết của toà cho hay.

Toà khẳng định dù ngư dân Trung Quốc từng đến một số đảo trong quá khứ, nhưng trong lịch sử, Trung Quốc chưa bao giờ “thực hiện quyền kiểm soát đặc quyền đối với vùng nước và nguồn tài nguyên xung quanh”.

(nguồn đã bị gỡ: https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tuong-trung-quoc-tuyen-bo-ban-tat-ca-tau-ca-viet-nam-ra-hoang-sa-va-truong-sa)

Khủng hoảng Venezuela, tỉ lệ cá cược của Trung Quốc và Nga

0

Gerard Latulippe
Phạm Nguyên Trường dịch

Ngày 8 tháng 8, sau cuộc bầu cử Hội đồng Lập hiến ở Venezuela, đại diện của 17 nước châu Mỹ Latin đã gặp nhau ở Peru. Hầu hết những người dự họp đều lên án sự sụp đổ chế độ dân chủ và đã tiến hành một số bước nhằm chống lại chính phủ Maduro. Như vậy là, sự chống đối được mọi người nhất trí càng làm cho Venezuela thêm cô lập hơn nữa.

Ảnh hưởng tất yếu của Trung Quốc và Nga

Nhưng, Maduro không lùi bước. Ông ta kiên quyết thiết chế hóa chế độ độc tài. Nga và Trung Quốc đang cung cấp cho chính phủ của ông ta những khoản trợ giúp to lớn. Trung Quốc và Nga có vai trò gì trong cuộc khủng hoảng ở Venezuela? Đâu là mục tiêu chiến lược của họ?

Trong một thông báo chính thức, Trung Quốc tuyên bố rằng cuộc bầu cử Hội đồng Lập hiến được tổ chức trên cơ sở pháp luật và kêu gọi các nước khác kiềm chế, không can thiệp vào công việc nội bộ của Venezuela. Đáng chú ý là, Trung Quốc đã nhiều lần nói đến ý nghĩa của sự ổn định ở đất nước đang làm cho họ lo ngại.

Vấn đề dầu mỏ và tiền

Từ năm 2014, Trung Quốc đã cấp cho Venezuela gần 30 tỷ USD. Điều khoản của thỏa thuận không hoàn toàn minh bạch và không được Quốc hội chấp thuận. Nợ được thanh toán bằng dầu mỏ. Đây là một cam kết đấy rủi ro, vì sau khi giá dầu giảm vào năm 2016, các khoản thanh toán đã gia tăng đột ngột.

Trong khi đó, sản lượng dầu khai thác giảm mạnh. Từ khi Chavez được bầu, sản lượng khai của nước này đã giảm một triệu thùng mỗi ngày. Nếu năm 2013 Venezuela cung cấp cho Trung Quốc 12,5 tỷ thùng, thì năm năm 2016 chỉ còn 4,5 tỷ thùng. Đất nước này không thể cung cấp cho Trung Quốc đủ số lượng dầu để trả nợ. Ở Venezuela, cuộc khủng hoảng vẫn đang hoành hành và Trung Quốc rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Trung Quốc – ngoại giao tài chính và ảnh hưởng trên khắp thế giới

Sự bành trướng trên khắp thế giới của Trung Quốc dựa trên những khoản vay lớn mà nước này cung cấp cho những quốc gia mà họ quan tâm về mặt chiến lược. Nhân quyền, bảo vệ môi trường, tham nhũng – không phải là mối bận tâm của Trung Quốc. Trung Quốc cung cấp các khoản vay mà không đòi hỏi bất kỳ điều kiện nào. Trung Quốc cũng không quan tâm đến khả năng thanh toán của các nước nhận được “viện trợ”. Trên thực tế, Trung Quốc chỉ quan tâm tới việc mở rộng thị trường của mình, tiếp cận với nguồn nguyên liệu thô và ảnh hưởng chính trị nhằm củng cố quyền lợi địa-chiến lược trên thế giới.

Mỹ Latin là khu vực ưu tiên về chiến lược của Trung Quốc. Năm 2015, các ngân hàng phát triển Trung Quốc đã cho các nước Mỹ Latin vay 30 tỷ USD, nhiều hơn khoản vay của cả Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển liên Mỹ cộng lại. Năm 2015, các vị tổng thống của tất cả các nước châu Mỹ Latin đã tới thăm Trung Quốc và Tập Cận Bình hứa trong mười năm tới sẽ đầu tư vào khu vực này 250 tỷ USD. Brazil, đối tác chiến lược của Trung Quốc trong khối BRICS, gồm cả Trung Quốc và Nga. Chile, Peru, Bolivia và Venezuela đã trở thành thành viên của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), do Trung Quốc đứng đầu. Sự hội nhập ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ Latin đã làm suy giảm thế thượng phong mang tính lịch sử của Mỹ trong khu vực. Học thuyết Monroe được lặng lẽ đưa vào kho lưu trữ.

Trong khuôn khổ sáng kiến “Một Vành đai Một Con đường”, Trung Quốc dự định đầu tư 5 ngàn tỷ USD, thông qua các khoản cho vay và xây dựng cơ sở hạ tầng trong những nước độc tài và đáng ngờ như Pakistan, Sri Lanka và một số nước khác. Bằng chính sách cho vay không giới hạn và xây dựng cơ sở hạ tầng khổng lồ, Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh toàn cầu của mình nhằm hoàn thành giấc mơ khôi phục “Đế chế Trung Hoa”.

Nhưng Trung Quốc có sẵn sàng mất hàng tỷ USD do chính sách ngoại giao phiêu lưu của mình?

Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc

Suốt nhiều năm qua, Trung Quốc đã ủng hộ chính phủ sử dụng các nguồn tài chính vô trách nhiệm và tham nhũng của Venezuela. Đây là lúc phải đối diện với sự thật. Dự trữ ngoại hối của nước này chưa tới 10,5 tỷ USD, trong khi nợ phải trả là 7,2 tỷ USD. Chẳng bao lâu nữa, nước này sẽ cạn kiệt tiền mặt.

Trung Quốc luôn khuyến khích quyền xoá nợ của các nước đang phát triển, với điều kiện đấy là các khoản vay của các nước phương Tây. Nhưng khi nói đến những khoản vay của chính mình, Trung Quốc có chấp nhận quyền này hay không? Không có gì chắc chắn. Nếu Trung Quốc xoá một phần hay toàn bộ món nợ khổng lồ của Venezuela, họ có thể tạo ra hiệu ứng domino trong các chính sách cung cấp những khoản tín dụng khổng lồ và thiếu trách nhiệm của mình cho các nước độc tài. Đề nghị sửa đổi thời hạn và điều kiện trả nợ đang được gửi tới từ tất cả các phía. Trung Quốc có thể phải sẽ gặp những hậu quả nặng nề về ngoại giao và tài chính.

Trung Quốc cần ổn định chính trị ở Venezuela. Nước này có những lựa chọn nào?

Trung Quốc và cuộc khủng hoảng ở Venezuela

Ít có khả năng là Trung Quốc sẽ dính líu vào vụ xung đột này. Mối quan tâm về địa chiến lược của Trung Quốc: mở rộng ảnh hưởng của nước này trên khắp Mỹ Latin làm cho họ không thể đứng hẳn về phía băng đảng của Maduro.

Những người đại diện của phe đối lập Venezuela nói rằng tất cả các khoản cho vay từ Trung Quốc là vô giá trị, do không minh bạch và không được Quốc hội chấp thuận. Nếu ở Venezuela có thay đổi chế độ thì Trung Quốc sẽ tìm cách thỏa hiệp để thu hồi tất cả các khoản nợ. Không loại trừ khả năng là Trung Quốc đã chuẩn bị để hướng các nhà lãnh đạo phe đối lập tới bước ngoặt như thế.

Cũng không loại trừ khả năng là Trung Quốc đang tìm cách gây ảnh hưởng tới một số nước châu Mỹ Latin mà họ đã phát triển được các mối quan hệ hợp tác về kinh tế và tài chính như Brazil, Chile và Pêru nhằm thảo luận một thỏa hiệp mà không lật đổ chính phủ hiện nay ở Venezuela. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không ủng hộ Tuyên bố Lima. Mô hình Trung Quốc không tương thích với sự trở lại của chế độ dân chủ.

Nguồn: Le Huffington Post (Pháp)
Dịch theo bản tiếng Nga tại địa chỉ: https://inosmi.ru/politic/20170818/240063063.html

Từ CAI LẬY nghĩ về BOT

Bản chất của Cai Lậy là vấn đề định giá (pricing). Một ví dụ tiêu biểu cho BOT hiện nay.

1. Trước khi có đường mới, đường cũ xậm xệ, chật hẹp. Như thế xe tải đi qua chậm hơn, xóc hơn. Dân trong đô thị khó chịu hơn vì nhiều xe lưu hành, tai nạn xảy ra… Tức là các bên đều có một chi phí nhất định.

2. Để giải quyết việc này, thì xây thêm một đường mới để giúp xe to tránh di vào thành phố. Giảm những chi phí vừa nêu trên kia. Điều này là hoàn toàn tốt đẹp, phù hợp với sự tiến bộ xã hội.

3. Việc xây thêm đường như thế thì tốn kém. Cho nên bài toán kinh tế chi phí-lợi ích bắt đầu xuất hiện ở đây. Giả sử tổng chi phí là C (theo báo cáo là 1300 tỷ). Tất nhiên, chi phí này sẽ thay đổi theo hiệu quả xây dựng. Nếu quản lý tốt, hiệu quả, chi phí có thể là 500 tỷ chẳng hạn.

Lợi ích được chia làm hai: 1) B1 là lợi ích của người dân do xe không chạy qua thành phố nữa (bớt ô nhiễm, ồn nào, tai nạn…) 2) Lợi ích của lái xe, do chạy nhanh hơn, đường đẹp hơn. v.v…

Về mặt xã hội, dự án đầu tư này là có lợi nếu: B1+B2>C.

4. Nhưng làm thế nào để biết: B1+B2>C????

Điều này được thể hiện qua khả năng chi trả của các bên được hưởng lợi. Vì nếu người dân thấy là dự án này đem lại lợi ích là B1, họ sẵn sàng trả một chi phí C1 để đạt được lợi ích này. Và nếu C1 < B1 thì họ sẽ vui vẻ trả. Khoản chi trả này có thể dưới dạng thuế của người dân ở đây. Nhưng trên thực tế, nó được phân bổ từ ngân sách. Có một cơ chế kỹ thuật sẽ quyết định việc này (giúp người dân), và sử dụng ngân sách. Ví dụ: 300 tỷ.

Với lái xe, họ cũng sẽ sẵn sàng trả một chi phí C2 < B2. Với lý do tương tự. Và chi phí này do lái xe trả. Như vậy, chi phí được trang trải là C= C1+C2 < B1+B2.

5. Ở đây cũng có một chi tiết là liên quan đến vị trí đặt trạm thu phí. Rõ ràng trạm thu phí phải đặt ở con đường tránh. Vì đó là nơi để lái xe lựa chọn đi vào và hưởng lợi ích của con đường mới. Còn nếu không, họ chọn đi đường cũ, sẽ phát sinh các chi phí như cũ. Nếu người dân không muốn lái xe đi qua thành phố (vì không muốn bị tăng thêm chi phí cho đời sống) thì có thể tài trợ một phần vào vé qua đường tránh, để vé tiếp tục giảm thêm. Trên thực tế, đây sẽ là một hình thức hỗ trợ từ ngân sách (nếu nhà nước thấy điều này là phù hợp).

6. Vì lái xe sẽ tính C2 và B2 trên từng chuyến đi (ta gọi là c2 và b2), nên c2 phải đủ rẻ, tương ứng với b2. Tức là giá vé phải đủ rẻ. Vì sao vé có thể đủ rẻ? Vì ta cần chia B2 cho cả đời sống của con đường. Như ta đã biết, lợi ích B2 là rất lớn, nó lên tới hàng trăm hoặc ngàn tỷ (phản ánh qua chi phí đầu tư C). Nhưng nếu chia con số khổng lồ này cho đời sống của con đường khoảng 10-15 năm, cho hàng vạn xe mỗi năm, thì chi phí trên mỗi lượt xe sẽ giảm xuống rất nhanh.

Nhưng thực tế cho thấy, các ông chủ đầu tư đã muốn thu hồi vốn chỉ trong 4-6 năm, cho nên giá vé c2 tăng vọt lên, cao ơn b2. Và vì thế, chắc chắn lái xe sẽ phản đối.

TÓM LẠI, vấn đề của Cal Lậy (và cũng là của nhiều dự án BOT) là:

1. Vị trí đặt Trạm là không hợp lý. Vì nó không cho phép người lái xe lựa chọn đi vào đường cũ hay đường mới (thực chất là ép đi vào đường mới, vì đằng nào cũng đã phải trả tiền thì ai chẳng muốn đi vào đường mới, nếu giả định đường mới đem lại lợi ích nhiều hơn đường cũ). Đồng thời, thiếu một cơ chế khuyến khích đi vào đường tránh (ví dụ hỗ trợ một phần nhỏ tiền vé nếu đi vào – chi phí hỗ trợ này thực chất là người dân chi trả, để đổi lại có một sự yên bình hơn trong đô thị của mình.)

2. Chi phí đầu tư có thể quá cao một cách bất hợp lý về mặt kỹ thuật (có thể do chính sách thầu không minh bạch, có móc ngoặc để tăng chi phí, chi phí đút lót, lobby để có dự án, v.v… Cái này nếu chưa có bằng chứng thì chưa kết luận được, chỉ nêu khả năng thôi.)

3. Các ông chủ đầu tư muốn thu hồi vốn quá nhanh. Trong khi đó, về bản chất, ngành kinh doanh này phải xác định vòng đời của dự án dài hơn nhiều.

Còn có thể phân tích thêm nhiều chi tiết khác nữa, ở nhiều góc độ khác, nhưng đại khái có mấy điểm lớn như vậy.

GIẢI PHÁP? Hỏi tức là trả lời. Nếu đã tháy những nguyên nhân trên.

P/S bổ sung: Nếu tất cả các giải pháp không thành công, tức là không tồn tại chế độ định giá phù hợp, thì tức là công thức LỢI ÍCH > CHI PHÍ không đạt được. Thế thì không nên xây dựng dự án này. Nên chờ đợi đến khi nào phù hợp hơn.

VNTB- Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc – EVN: Mối quan hệ đáng ngờ

Phạm Chí Dũng

Người Việt 20/8/2017

Tới giờ phút này, đã có thể kết luận rằng có một mối quan hệ đáng ngờ, rất đáng ngờ giữa chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN).

Bản đề án dung dưỡng độc quyền

Vào cuối Tháng Sáu vừa qua, ông Phúc đã ký phê duyệt đề án tái cơ cấu EVN nhưng lại không có bất cứ một cải cách nào để xóa bỏ vai trò độc quyền tàn hại dân sinh của tập đoàn mà báo chí quốc tế đặt cho biệt hiệu “cậu ấm hư hỏng” này.

Trong đề án trên, EVN vẫn nắm 100% vốn ở các khâu truyền tải, phân phối mà không hề có một chút hơi hướng nào về điều mà giới quan chức hay phủ dụ là “hướng đến thị trường điện cạnh tranh.”

Cũng trong đề án trên, nhiều doanh nghiệp tham gia khâu phát điện nhưng chỉ có một đầu mối EVN mua điện và bán điện. Mặt khác, theo quyết định của chính phủ thì nhà nước nắm 100% vốn ở công ty này, như vậy tư nhân không hề có cơ hội để tham gia…

Lịch sử độc quyền kinh doanh lại hết sức môi-răng với thâm niên độc tài chính trị.

Từ nhiều năm qua, EVN đã tạo dựng được một bảng thành tích “nối giáo cho giặc” khi mua điện từ các doanh nghiệp Trung Quốc với giá gấp đến ba lần mức thông thường của doanh nghiệp Việt Nam. Thậm chí, EVN mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, vin vào lý do vì hợp đồng mua điện với Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009.

Thái độ kinh doanh bất chấp này đã bất chấp một thực tế là càng về sau này, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài EVN chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Quốc bán cho Việt Nam.

Những năm 2007-2009, EVN cũng là tác nhân gây ra khoản lỗ khủng khiếp lên đến 30,000 tỷ đồng khi đầu tư trái ngành vào bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm. Các nhà máy thủy điện của EVN còn xả lũ lên đầu dân chúng vào năm 2013 mà gây ra đến hơn 50 cái chết của dân nghèo… Nhưng tất cả những tội ác đó đã không bị một cấp nào giải quyết.

Không những không giải quyết mà còn bao che. Năm 2016, cú xả lũ của thủy điện Hố Hô đã giết sống hơn 20 người dân Hương Khê ở Hà Tĩnh, rốt cuộc đã được Thủ Tướng Phúc cho “chìm xuồng.” Đây là một trong những bằng chứng sống động nhất, lộ diện nhất và tàn nhẫn nhất từ một chính phủ vẫn đang tự tôn “liêm chính, kiến tạo, hành động,” ở ngay dải đất miền Trung cùng cực của ông Nguyễn Xuân Phúc.

Chính phủ “tiếp tay” cho “cá mập”

Dung dưỡng độc quyền đã “nối giáo” cho chuyên chế tăng giá điện.

Ngay sau đề án tái cơ cấu EVN được Thủ Tướng Phúc ký phê duyệt, nỗi lo sợ thường trực của nhân dân đã biến thành sự thật khi cũng chính thủ tướng này lại ký tiếp quyết định số 24/2017, thay thế quyết định số 69/2013 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, áp dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện, có hiệu lực từ ngày 15 Tháng Tám, 2017.

Quyết định trên cho phép EVN được tự quyết tăng giá điện hai lần mỗi năm với mức từ 3% đến dưới 5%, Bộ Công Thương được quyết tăng giá điện từ 5% đến 10%.

Nhóm lợi ích điện lực chỉ cần có thế!

Cùng với Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản của “cá mập” EVN, sự nghiệp “lobby tăng giá” của EVN đã thành công bước đầu.

Có thể không cần đến trường hợp phải tăng giá điện trên 10% mà do đó Bộ Công Thương phải xin ý kiến chính phủ, vì đối với nhóm lợi ích EVN và Bộ Công Thương mà từ rất lâu rồi người ta vẫn ví là “nhóm cá mập” hay “bạch tuộc,” chỉ cần được chính phủ bật đèn xanh tăng giá điện và tăng vài chục phần trăm mỗi năm đã đã đủ để “bù giá vào dân.”

Theo đó và trong trường hợp “nhân đạo” nhất, EVN sẽ được quyền tự quyết định tăng giá diện dưới 5% và được tăng hai lần một năm, nghĩa là giá điện ngay trong năm 2017 sẽ tăng khoảng gần 10%.

Còn kém “nhân đạo” hơn, không phải EVN mà chính là Bộ Công Thương sẽ “trảm” dân. Nối tiếp truyền thống “đi đêm” và “bảo kê” từ thời Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng, đương kim Bộ Trưởng Trần Tuấn Anh của bộ này – nhân vật suýt thành công với người anh em cọc chèo Lê Phước Vũ trong dự án Thép Hoa Sen-Cà Ná ở Ninh Thuận, sẽ có hai lần tăng giá điện trong năm với biên độ gần 10%/lần, để “kết quả dân chúng” bằng tỷ lệ tăng cả năm lên đến gần 20%!

Quyết định tăng giá điện mà Thủ Tướng Phúc vừa ký lại xảy ra trong bối cảnh một khoản nợ khổng lồ lên đến $9.3 tỷ của EVN vừa được báo cáo. Chi tiết cần đặc tả không kém là vốn vay của EVN phần lớn là nợ vay được chính phủ bảo lãnh.

Nhưng $9.3 tỷ chưa phải hết. Kết luận của hãng kiểm toán Delotte Việt Nam, đơn vị kiểm toán cho EVN đã nhấn mạnh: Tổng nợ phải trả của tập đoàn này đã lên đến xấp xỉ 487 ngàn tỷ đồng, tăng 7.1% so với cùng kỳ năm 2015.

Chỉ mới vào năm 2015, một quan chức cao cấp của ngành công thương đã phải tán thán rằng nếu không cho tăng giá điện, EVN sẽ có nguy cơ bị… phá sản.

EVN lại là một tác nhân gây “nợ máu” cho tuyệt đại đa số dân chúng Việt Nam bởi “thú tính” tăng giá điện bất chấp dân sinh. Chỉ riêng năm 2015, giá điện bình quân đã tăng gần 13%, khiến doanh thu của tập đoàn tăng đến 18.5% so với năm 2014, giúp cho doanh nghiệp này giảm được một phần lỗ của mình.

Nếu lấy lợi nhuận trước thuế năm 2016 của EVN vào khoảng 5,000 tỷ đồng để tính mức bình quân cho các năm, để trả hết nợ hiện thời, EVN sẽ phải liên tục tăng giá điện như thiêu thân hàng trăm năm nữa!

Tương lai nổi loạn?

Một lối thoát đơn giản nhất để chính phủ không phải gánh núi nợ của EVN là xóa bỏ cơ chế độc quyền của tập đoàn này, cổ phần hóa triệt để EVN, cho các doanh nghiệp điện khác tham gia vào thị trường bán lẻ, thậm chí quyết định cho EVN được phá sản nếu tập đoàn này không bảo đảm cân đối tài chính.

Nhưng thay vì chấp nhận để EVN rời xa môi trường độc quyền hay chịu phá sản, chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc lại đang thể hiện sự ưu ái một cách kỳ lạ với “cậu ấm hư hỏng,” để khó có thể hiểu khác hơn là đang có những cú “đi đêm” với nhau.

Song cơ chế tăng giá điện lại ập đến trong bối cảnh nền kinh tế vẫn tiếp tục suy thoái và đang lao đến khủng hoảng, một bộ phận lớn trong dân chúng đang cạn nhanh túi tiền, thậm chí một số gia đình đang cạn nhanh dự trữ đã tích lũy trước đó.

Việt Nam 2017. Ngày càng hiện rõ bóng ma tăng giá đang đẩy xã hội vào giai đoạn khốn quẫn cuối cùng trước khi từng tế bào bị tan vỡ.

Giá điện sắp tăng vọt, cùng với cơn tăng giá điên loạn của viện phí và thuế “bảo vệ môi trường” được hứa hẹn tăng từ 3,000 đồng lên đến 8,000 đồng/lít xăng, đang đẩy xã hội và đời sống người dân vào cảnh bất an và phản ứng chưa từng thấy.

Hiện tượng dân chúng nổi lên chống lạm thu phí và lệ phí dần lan rộng ra nhiều địa phương là một bằng chứng hiển nhiên cho sự đổ vỡ cuối cùng.

Việt Nam 10 năm sau thời hoàng kim kinh tế và cơ hội làm ăn của các thị trường đầu cơ, giờ đây, tài nguyên thiên nhiên đã gần như cạn kiệt, các dòng “ngoại viện” – từ vốn ODA đến kiều hối và cả đầu tư nước ngoài – đều từ giảm đến giảm hẳn.

Trong lúc đó, nợ công và nợ xấu bùng lên ghê gớm, dẫn đến tình trạng ngân sách phục vụ cho bộ máy có “ít nhất 30% công chức không làm gì cả mà vẫn lĩnh lương” cũng rơi vào tình trạng có thể “sụp đổ tài khóa quốc gia” (như một cụm từ cực kỳ nhạy cảm chính trị được chính Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc thốt ra vào đầu năm), nguồn tiền gần như duy nhất để duy trì ngân sách và chân đứng chế độ chỉ còn là thuế bổ đầu dân.

Nhưng không có gì bảo đảm là dân chúng Việt Nam sẽ đủ sức chịu đựng sự hành hạ của EVN trong 10 năm tới.

EVN đang nằm trong nhóm các doanh nghiệp có nhiều khả năng nhất tác động đến dân sinh mà có thể làm dân chúng nổi loạn ở Việt Nam. Còn hẳn nhiên, chính phủ của Thủ Tướng Phúc đang “tiếp tay” cho tương lai nổi loạn rất cận kề đó.