Home PHÁP LUẬT Chống tham nhũng Từ CAI LẬY nghĩ về BOT

Từ CAI LẬY nghĩ về BOT

0
Từ CAI LẬY nghĩ về BOT
Tác giả nói lẽ ra ngay từ khi việc xây dựng các trạm thu phí như BOT Cai Lậy được lên đề án thì đúng ra các đại biểu đã phải giám sát dự án. Ảnh: Truong Huu Danh

Bản chất của Cai Lậy là vấn đề định giá (pricing). Một ví dụ tiêu biểu cho BOT hiện nay.

1. Trước khi có đường mới, đường cũ xậm xệ, chật hẹp. Như thế xe tải đi qua chậm hơn, xóc hơn. Dân trong đô thị khó chịu hơn vì nhiều xe lưu hành, tai nạn xảy ra… Tức là các bên đều có một chi phí nhất định.

2. Để giải quyết việc này, thì xây thêm một đường mới để giúp xe to tránh di vào thành phố. Giảm những chi phí vừa nêu trên kia. Điều này là hoàn toàn tốt đẹp, phù hợp với sự tiến bộ xã hội.

3. Việc xây thêm đường như thế thì tốn kém. Cho nên bài toán kinh tế chi phí-lợi ích bắt đầu xuất hiện ở đây. Giả sử tổng chi phí là C (theo báo cáo là 1300 tỷ). Tất nhiên, chi phí này sẽ thay đổi theo hiệu quả xây dựng. Nếu quản lý tốt, hiệu quả, chi phí có thể là 500 tỷ chẳng hạn.

Lợi ích được chia làm hai: 1) B1 là lợi ích của người dân do xe không chạy qua thành phố nữa (bớt ô nhiễm, ồn nào, tai nạn…) 2) Lợi ích của lái xe, do chạy nhanh hơn, đường đẹp hơn. v.v…

Về mặt xã hội, dự án đầu tư này là có lợi nếu: B1+B2>C.

4. Nhưng làm thế nào để biết: B1+B2>C????

Điều này được thể hiện qua khả năng chi trả của các bên được hưởng lợi. Vì nếu người dân thấy là dự án này đem lại lợi ích là B1, họ sẵn sàng trả một chi phí C1 để đạt được lợi ích này. Và nếu C1 < B1 thì họ sẽ vui vẻ trả. Khoản chi trả này có thể dưới dạng thuế của người dân ở đây. Nhưng trên thực tế, nó được phân bổ từ ngân sách. Có một cơ chế kỹ thuật sẽ quyết định việc này (giúp người dân), và sử dụng ngân sách. Ví dụ: 300 tỷ.

Với lái xe, họ cũng sẽ sẵn sàng trả một chi phí C2 < B2. Với lý do tương tự. Và chi phí này do lái xe trả. Như vậy, chi phí được trang trải là C= C1+C2 < B1+B2.

5. Ở đây cũng có một chi tiết là liên quan đến vị trí đặt trạm thu phí. Rõ ràng trạm thu phí phải đặt ở con đường tránh. Vì đó là nơi để lái xe lựa chọn đi vào và hưởng lợi ích của con đường mới. Còn nếu không, họ chọn đi đường cũ, sẽ phát sinh các chi phí như cũ. Nếu người dân không muốn lái xe đi qua thành phố (vì không muốn bị tăng thêm chi phí cho đời sống) thì có thể tài trợ một phần vào vé qua đường tránh, để vé tiếp tục giảm thêm. Trên thực tế, đây sẽ là một hình thức hỗ trợ từ ngân sách (nếu nhà nước thấy điều này là phù hợp).

6. Vì lái xe sẽ tính C2 và B2 trên từng chuyến đi (ta gọi là c2 và b2), nên c2 phải đủ rẻ, tương ứng với b2. Tức là giá vé phải đủ rẻ. Vì sao vé có thể đủ rẻ? Vì ta cần chia B2 cho cả đời sống của con đường. Như ta đã biết, lợi ích B2 là rất lớn, nó lên tới hàng trăm hoặc ngàn tỷ (phản ánh qua chi phí đầu tư C). Nhưng nếu chia con số khổng lồ này cho đời sống của con đường khoảng 10-15 năm, cho hàng vạn xe mỗi năm, thì chi phí trên mỗi lượt xe sẽ giảm xuống rất nhanh.

Nhưng thực tế cho thấy, các ông chủ đầu tư đã muốn thu hồi vốn chỉ trong 4-6 năm, cho nên giá vé c2 tăng vọt lên, cao ơn b2. Và vì thế, chắc chắn lái xe sẽ phản đối.

TÓM LẠI, vấn đề của Cal Lậy (và cũng là của nhiều dự án BOT) là:

1. Vị trí đặt Trạm là không hợp lý. Vì nó không cho phép người lái xe lựa chọn đi vào đường cũ hay đường mới (thực chất là ép đi vào đường mới, vì đằng nào cũng đã phải trả tiền thì ai chẳng muốn đi vào đường mới, nếu giả định đường mới đem lại lợi ích nhiều hơn đường cũ). Đồng thời, thiếu một cơ chế khuyến khích đi vào đường tránh (ví dụ hỗ trợ một phần nhỏ tiền vé nếu đi vào – chi phí hỗ trợ này thực chất là người dân chi trả, để đổi lại có một sự yên bình hơn trong đô thị của mình.)

2. Chi phí đầu tư có thể quá cao một cách bất hợp lý về mặt kỹ thuật (có thể do chính sách thầu không minh bạch, có móc ngoặc để tăng chi phí, chi phí đút lót, lobby để có dự án, v.v… Cái này nếu chưa có bằng chứng thì chưa kết luận được, chỉ nêu khả năng thôi.)

3. Các ông chủ đầu tư muốn thu hồi vốn quá nhanh. Trong khi đó, về bản chất, ngành kinh doanh này phải xác định vòng đời của dự án dài hơn nhiều.

Còn có thể phân tích thêm nhiều chi tiết khác nữa, ở nhiều góc độ khác, nhưng đại khái có mấy điểm lớn như vậy.

GIẢI PHÁP? Hỏi tức là trả lời. Nếu đã tháy những nguyên nhân trên.

P/S bổ sung: Nếu tất cả các giải pháp không thành công, tức là không tồn tại chế độ định giá phù hợp, thì tức là công thức LỢI ÍCH > CHI PHÍ không đạt được. Thế thì không nên xây dựng dự án này. Nên chờ đợi đến khi nào phù hợp hơn.