Home Blog Page 1149

Hung thủ khủng bố ở Barcelona là ai?

0
VOA

Cảnh sát Tây Ban Nha ngày 21/8 hạ sát một thành phần chủ chiến Hồi giáo, hung thủ lái xe van lao vào cán chết 13 người ở Barcelona tuần trước, chấm dứt 5 ngày săn lùng kẻ gây ra cuộc tấn công khủng bố thương vong nhất nước này kể trong vòng hơn chục năm nay.

Cảnh sát cho hay họ theo chân Younes Abouyaaqoub, 22 tuổi, tới một khu vực nông thôn gần Barcelona và bắn hạ đương sự sau khi ông ta giơ lên một thắt lưng cài chất nổ rồi la to ‘Thượng đế là vĩ đại nhất.’

Sau khi Abouyaaqoub quỵ ngã, đội rà bom đã cho robot tiếp cận thi thể đương sự để kiểm tra chất nổ và phát hiện thắt lưng cài chất nổ là giả.

Abouyaaqoub chạy trốn từ chiều thứ năm tuần trước sau khi tăng tốc chiếc xe van, tông thẳng vào khách bộ hành trên đại lộ Las Ramblas nổi tiếng nhất của Barcelona.

Chạy bộ tẩu thoát khỏi hiện trường gây án, ông ta cướp một ô tô rồi đâm chết tài xế trước khi vứt bỏ chiếc xe tại thị trấn Sant Just Desvern.

Nhà nước Hồi giáo lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công mà cảnh sát tin là được hoạch định bởi một chục tòng phạm chỉ không đơn phương chỉ mình Abouyaaqoub, trong đó có cả người anh em ruột và hai người họ hàng của hung thủ gốc Ma-rốc này.

Trong số 12 nghi can dính líu trong vụ tấn công, chỉ một mình Abouyaaqoub là tẩu thoát. Mẹ hung thủ từng van nài con trai mình ra đầu thú, nói rằng thà trông thấy ông ta ở tù còn hơn là phải chứng kiến ông ta thiệt mạng.

11 nghi can còn lại trong nhóm này thì có 5 người bị cảnh sát bắn chết chỉ vài giờ sau vụ tấn công bằng xe van; 2 người tử vong và 1 người bị thương trước đó một ngày trong một vụ nổ tại căn hộ họ cư ngụ, nơi họ chế tạo chất nổ; và 3 người bị bắt tại những nơi khác.

Một nhân viên làm việc trong một cây xăng phát hiện Abouyaaqoub và gọi cảnh sát.

Người nhân viên tên Sant Sadurni Mayor Maria Rosell cho hay tất cả lực lượng cảnh sát trong vùng Catalonia huy động về thị trấn. Họ phát hiện Abouyaaqoub trốn trong một vườn nho và bắn chết đương sự.

Abouyaaqoub từng sống tại Ripoll, thị trấn phía Bắc Barcelona gần biên giới Pháp.

Ân xá Quốc tế: Chính quyền Việt Nam Cộng hoà tra tấn và bỏ tù giới bất đồng chính kiến miền Nam

0
LUẬT KHOA

Trong một báo cáo đặc biệt năm 1973, tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đặc biệt lo ngại về việc chính quyền Việt Nam Cộng hoà đàn áp giới bất đồng chính kiến tại miền Nam, trong đó có việc lạm dụng các điều luật mơ hồ để bắt giữ tuỳ tiện, tra tấn, và xét xử bằng toà án binh.

Theo Ân xá Quốc tế, vào thời điểm ấy họ không thể tiếp cận được thông tin về tình hình giam giữ tù binh ở miền Bắc. Vì vậy, họ không thể đưa ra một bản báo cáo nào.

Vào thời điểm năm 1973, có hai chính quyền song song tồn tại ở miền Nam: chính quyền Việt Nam Cộng hoà (VNCH) kiểm soát phần lớn lãnh thổ, được phe tư bản chủ nghĩa công nhận; và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (CPCM) được miền Bắc và phe xã hội chủ nghĩa công nhận.

Không chỉ có quân nhân bị bắt làm tù binh chiến tranh, các bên còn bắt bớ và giam giữ dân thường. Những người dân bị các phe giam giữ đều được Ân xá Quốc tế xem là tù nhân chính trị, vì đa phần trong số đó bị giam giữ vì lý do bất đồng chính kiến.

Nhiều người bị VNCH giam giữ vốn không phải đảng viên đảng Cộng sản hoặc không liên quan đến CPCM và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Mặt Trận)  

Tổ chức Ân xá Quốc tế đánh giá có 4 loại tù thường phạm trong các trại giam thuộc chính quyền VNCH vào năm 1973.

Trong đó, ngoại trừ tù hình sự, thì 3 loại còn lại lần lượt là:

  • (1) Những người nằm trong cơ cấu tổ chức của Mặt trận.
  • (2) Những người bị nghi ngờ là có liên quan đến Mặt trận – bao gồm cả nông dân, thương gia, người già, trẻ em và tất cả những thường dân nào bị cho là có dính líu đến Mặt trận.
  • (3) Những người bất đồng chính kiến khác tại miền Nam.

Theo Ân xá Quốc tế thì cả 3 loại tù thường phạm nêu trên đều là tù nhân chính trị.

Báo cáo cho rằng những người nằm trong loại tù nhân chính trị thứ (3) ở trên là những người không phải là đảng viên đảng Cộng sản hay có liên quan gì đến Mặt trận. Họ chẳng qua chỉ là những người có chính kiến đối lập với VNCH.

Sinh viên biểu tình yêu cầu chính quyền VNCH tuân thủ Hiến pháp. Ảnh: Chưa rõ nguồn.

Tuy nhiên, những ví dụ về người bất đồng chính kiến phi cộng sản tại miền Nam được Ân xá Quốc tế đưa ra trong bản báo cáo năm 1973 lại là các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Long, Trần Hữu Khuê, và bà Ngô Bá Thành.

Sau 30/4/1975, những người này đều công khai cả quá trình hoạt động trong Mặt trận lẫn lý lịch có liên quan đến đảng Cộng sản của mình.

Chính những người này, cũng như nhà nước Việt Nam hiện nay, đều công nhận rằng họ, tức lực lượng thứ 3, đã góp phần vào chiến thắng của Mặt trận và của miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam. Điều này có phần mâu thuẫn với những gì họ đã trao đổi với Ân xá Quốc tế trước năm 1975.

Cả hai phe VNCH và Mặt trận-CPCM đều giam giữ một số lượng tù nhân lớn hơn con số mà họ công bố

Theo Ân xá Quốc tế, cả hai phe của miền Nam vẫn giam giữ một số lượng rất lớn tù nhân mặc dù thời gian trao đổi tù binh của Hiệp định Paris 1973 đã qua.

Các thống kê từ báo chí và các tổ chức dân sự độc lập quốc tế cho thấy có hơn 200.000 người bị giam giữ trong các trại tù của chính phủ VNCH, nằm trong 3 nhóm tù nhân chính trị nói trên. Trong khi đó, con số chính thức từ VNCH là trên dưới 37.000 người.

Ân xá Quốc tế cho rằng căn cứ theo các điều khoản của Hiệp định Paris 1973, những người bất đồng chính kiến như Huỳnh Tấn Mẫm, luật sư Nguyễn Long cần được trả tự do ngay lập tức.

Thế nhưng, VNCH đưa ra lý do là những người này không phải là tù nhân chính trị mà là những tội phạm hình sự đang thi hành án và vẫn phải tiếp tục giam giữ họ.

Ân xá Quốc tế chỉ ra, một trong những điều luật Hình sự được chính quyền VNCH sử dụng trong thời gian này nhằm tiếp tục giam giữ những người bất đồng chính kiến, là các điều luật liên quan đến tội gian nhân hiệp đảng (racketeering). Gian nhân hiệp đảng bao gồm các điều luật hình sự được áp dụng đối với một số tội phạm kinh tế mang tính tổ chức.

Ân xá Quốc tế báo cáo rằng chính quyền VNCH đã sửa đổi hồ sơ vụ án của các tù nhân chính trị để tiếp tục giam giữ họ.

Một cuộc biểu tình tại Huế. Ảnh: Đối thoại Online/Đàn Chim Việt.

Báo cáo cũng nhắc đến hồ sơ của cựu Dân biểu VNCH Trần Ngọc Châu, một tiếng nói đối lập phản đối Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu một cách rất mạnh mẽ. Ông Trần Ngọc Châu đã bị chính quyền quy chụp là Cộng sản nằm vùng vì vẫn giữ liên lạc với thân nhân sống tại miền Bắc.

Ông Châu đã bị truất bỏ đặc quyền miễn tố của một nghị sĩ VNCH. Sau đó, một tòa án quân sự đã tuyên án ông với mức án khổ sai 20 năm vào năm 1970.

Tối cao Pháp viện VNCH đã hủy bỏ bản án của ông Châu và tuyên bố là nó vi hiến. Thế nhưng, đến thời điểm mà Ân xá Quốc tế đưa ra báo cáo về tình hình tù nhân chính trị tại miền Nam Việt Nam năm 1973, ông Châu vẫn bị giam giữ.

Chính quyền VNCH lúc đó chỉ chấp nhận trao trả ông Châu cho Mặt trận theo Hiệp định Paris 1973, nhưng ông và gia đình không đồng ý vì ông vốn không phải là người của Mặt trận. Qua hồ sơ của ông Châu, Ân xá Quốc tế tỏ ra lo ngại về việc bắt và giam giữ người bất đồng chính kiến một cách tùy tiện tại miền Nam Việt Nam.

Thực tế chứng minh rằng ông Châu không có liên quan gì đến đảng Cộng sản hay Mặt trận. Sau 30/4/1975, ông Châu bị đi học tập cải tạo 4 năm. Sau đó, ông vượt biên và đến sinh sống tại Hoa Kỳ.

Về phía Mặt trận, họ cũng chỉ thừa nhận là có giam giữ 671 tù nhân của chế độ VNCH. Ngược lại, tài liệu của VNCH thì lại ghi nhận hơn 67.500 cán bộ và thường dân của phe mình bị Mặt trận bắt và giam giữ.

Ngoài ra, VNCH còn cáo buộc Mặt trận đã giải những binh sỹ bị họ bắt được trong các trận chiến trở ngược ra miền Bắc. Tuy Mặt trận luôn phủ nhận, nhưng việc Hà Nội đã từng công bố các binh lính VNCH bị bắt trong trận đánh tại Khe Sanh-Hạ Lào 1971 và thông tin từ những người tù cải tạo sau năm 1975 cho thấy việc áp giải các quân nhân VNCH ra Bắc là có thật.

Hà Nội tổ chức họp báo năm 1972 v/v bắt giữ quân nhân VNCH trong trận đánh ở Hạ Lào.

Tra tấn và xét xử không công bằng

Theo Ân xá Quốc tế, VNCH đã bắt bớ và giam giữ tuỳ tiện những người bất đồng chính kiến ở miền Nam thông qua những điều luật chống Cộng mơ hồ, ví dụ như tội gian nhân hiệp đảng đã kể trên.

Tuy VNCH và Hoa Kỳ đồng ý tuân thủ các công ước quốc tế về việc đối xử tù binh chiến tranh, nhưng các tù nhân chính trị thì không được hưởng quy chế này.

Có những tù nhân chính trị bị liệt vào thành phần “đặc biệt” và họ có thể bị giam giữ cho dù không bị cáo buộc một tội danh gì, và thời gian bị giam cũng không có giới hạn.

Một số họ bị các tòa án quân sự kết án sau những phiên xử chóng vánh không quá 5 phút với những bản án khổ sai nhiều năm.

Phỏng vấn các cựu tù nhân và nhân chứng, báo cáo cho biết trong quá trình bị giam giữ ngay sau khi bị bắt và trước khi bị xét xử, tù nhân chính trị còn bị tra tấn, bức cung, nhục hình tại các nhà giam, đặc biệt là tại Tổng nha Cảnh sát Quốc gia Đô thành Sài Gòn.

Việc quân đội và các cố vấn Hoa Kỳ lấn sân vào việc làm của cảnh sát tại các trại giam càng khiến cho tình hình đối xử với người bị bắt giữ và tù nhân thêm tồi tệ.

Báo cáo cho biết, việc biệt giam, cùm, đánh đập dã man và nhốt tù nhân trong chuồng cọp khiến cho một số tù nhân bị tàn tật vĩnh viễn. Một số tù nhân đã chết trong ngục hoặc trở thành bán thân bất toại.

Ân xá Quốc tế cũng ghi lại lời kể của những nữ tu dòng Quaker hoạt động thiện nguyện tại Quảng Ngãi về việc chữa trị cho một số tù nhân bị tra tấn tại các trại giam.

Hội Chữ thập đỏ Quốc tế vốn được phép thăm viếng tù nhân chính trị của chế độ VNCH (là điều mà họ không thể làm hiện nay tại Việt Nam), nhưng vì những quy định quá khắt khe của chính quyền VNCH mà họ đã đình chỉ công việc này tại miền Nam vào năm 1972.

Lãnh tụ sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm (giữa) ra tòa ngày 20/4/1970. Ảnh: Báo Đà Nẵng/Đàn Chim Việt.

Lạm dụng việc sử dụng Tòa án quân sự cho việc xét xử án chính trị

Các tội liên quan đến chính trị trong luật của chế độ VNCH lúc đó được áp dụng trong một khuôn khổ rất rộng, vì Điều 4 Hiến pháp VNCH 1967 “nghiêm cấm tất cả các hành vi tuyên truyền hoặc thực hành chủ thuyết cộng sản”.

Do đó, rất nhiều điều luật được ra đời dựa trên Điều 4 của Hiến pháp VNCH 1967. Những tội danh như “gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia”, “gây suy sụp tinh thần chiến sỹ quân đội”, tập hợp người gây bất lợi cho an ninh quốc gia, cổ súy chủ thuyết cộng sản, thân cộng, thân cộng-trung lập, v.v. đều là các tội chính trị.

Đa số người bị cáo buộc vi phạm những tội chính trị kể trên đều bị giam giữ vô thời hạn mà không được mang ra xét xử. Một số nhỏ những người bị mang ra xét xử thì đều bị xử ở các tòa án binh. Trong một số trường hợp, ví dụ như các vụ án tuyên xử ngày 11/2/1972 tại tòa án binh lưu động ở Tân Hiệp, luật sư của một số tù nhân chính trị đã không được thông báo về ngày xử cũng như về bản án đã được tuyên.

“Tuy đã có những bản án của tòa án binh và tòa án binh lưu động bị Tối cao Pháp viện VNCH tuyên bố vi hiến, nhưng luật nhà binh vẫn tiếp tục được chính quyền sử dụng trong các vụ án chính trị”, báo cáo cho biết.

Mặt trận có thể phải chịu trách nhiệm về việc thường dân và cán bộ của VNCH mất tích

Chính quyền VNCH đã lập một danh sách gồm 67.500 quân nhân, cán bộ, và thường dân mất tích do phía Mặt trận gây ra trong cuộc chiến Việt Nam.

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận thăm Quân giải phóng miền Nam tại miền Đông Nam bộ. Ảnh: xaluan.com.

Còn theo Hội Chữ thập đỏ Quốc tế, Mặt trận có lẽ phải chịu trách nhiệm với 29% trong số 6.000 hồ sơ người bị mất tích trong những vùng giao chiến khốc liệt giữa các bên tại Quảng Trị và Thừa Thiên vào những năm 1972-1973.

Về phần Mặt trận, họ không thừa nhận việc ngược đãi tù nhân VNCH, và Ân xá Quốc tế thì lại có rất ít thông tin về việc đối xử với tù binh cũng như tù nhân chính trị của Mặt trận.

Báo cáo của Ân xá Quốc tế trích dẫn một số thông tin từ phía quân đội Hoa Kỳ và cho biết, những người bị Mặt trận bắt giữ, trước hết sẽ bị xem xét xem có phải thuộc diện “kẻ thù của nhân dân” hay không. Nếu có, họ sẽ bị bắt giữ và đưa sâu hơn vào vùng mà Mặt trận kiểm soát để thẩm vấn và xét xử. Chính phủ VNCH và Hoa Kỳ cho rằng Mặt trận thông thường sẽ xử tử những người mà họ bắt được.

Vì thông tin từ hai phía khác nhau rất xa, Ân xá Quốc tế không thể đưa ra kết luận gì về những cáo buộc từ phía VNCH đối với Mặt trận.

Tuy nhiên, Ân xá Quốc tế cho rằng những cuộc thảm sát tại Huế vào dịp Mậu Thân và tại Mỹ Lai năm 1968 nhắc nhở chúng ta về tính chất tàn bạo của một cuộc chiến, và vì thế, không có hành vi tàn ác nào là không thể xảy ra.

Tài liệu tham khảo:

Bình luận

Hiệp định Paris và Nhân quyền: Điều khó nói của ‘bên thắng cuộc’

0
LUẬT KHOA

Gần như người Việt Nam trưởng thành nào cũng từng nghe nói đến Hiệp định Paris năm 1973 về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam.

Đó được coi là thắng lợi của phe miền Bắc, tạo đà cho họ, cùng với Mặt trận Giải phóng, kiểm soát hoàn toàn miền Nam hai năm sau đó. Nhưng chấm dứt chiến tranh, buộc Mỹ rút quân có phải là toàn bộ nội dung của Hiệp định Paris không?

Câu trả lời là không. Hãy cùng xem:

Điều 11 – Hiệp định Paris 1973

Ngay sau khi ngừng bắn hai bên miền Nam Việt Nam sẽ:

– Thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc, xoá bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;

– Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.

Cần lưu ý rằng, có bốn bên và hai phe tham gia ký kết Hiệp định Paris: một phe gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (CPCM), phe kia là Việt Nam Cộng hoà (VNCH) và Mỹ.

“Hai bên miền Nam Việt Nam” mà hiệp định nhắc tới là VNCH và CPCM.

Chỉ trích VNCH vi phạm nhân quyền

Sau khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết, hai chính phủ tại miền Nam Việt Nam tiến hành tổ chức các buổi họp hiệp thương để giải quyết các vấn đề nội bộ giữa họ.

Phe CPCM liên tục nhấn mạnh việc cần phải tuân thủ hiệp định và đảm bảo các quyền tự do dân chủ nói trên cho người dân. Họ cũng liên tục cáo buộc chính quyền VNCH đã đàn áp và tước đoạt các quyền này của người dân miền Nam Việt Nam.

Tại buổi hiệp thương lần thứ 17 ngày 18/7/1973, ông Nguyễn Văn Hiếu, Bộ trưởng kiêm trưởng đoàn của CPCM, cáo buộc chính quyền VNCH đàn áp nhân quyền:

“Đối với quyền tự do dân chủ của nhân dân, phía các vị chẳng những không chịu bảo đảm đầy đủ như Hiệp định và Thông cáo chung quy định, lại còn chà đạp một cách thô bạo hơn trước. Các vị đã liên tiếp mở những chiến dịch đàn áp và khủng bố bắt bớ và ‘thanh lọc’ hàng trăm ngàn người, ngăn cản nhân dân tự do cư trú, tự do đi lại và làm ăn sinh sống. Các vị cũng liên tiếp đưa ra những luật lệ phát xít nhằm bịt miệng báo chí, ngăn cản các xu hướng chánh trị và tôn giáo nói lên tiếng nói của mình.”

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu (giữa) và bà Nguyễn Thị Chơn, phái đoàn Chính phủ Cách mạng tại Hội nghị Hiệp thương hai bên miền Nam ở La Celle St. Cloud, sau Hiệp định Paris 1973. Ảnh: vietscience.free.fr.

Ngoài ra, cũng tại lần hiệp thương thứ 17 này, CPCM đã đưa ra 22 yêu cầu đối với VNCH. Trong đó, có những đòi hỏi “phải bãi bỏ tất cả các loại kiểm duyệt và tất cả các biện pháp được dùng để kiểm soát báo chí”, cũng như “quyền tự do hội họp (của người dân) phải được bảo đảm, và những việc tụ tập, nhóm họp, hay biểu tình của người dân đều không cần phải xin phép chính quyền trước.”

Đến lần hiệp thương thứ 41 ngày 15/2/1974, CPCM nhắc lại 6 điểm mà họ đã yêu cầu VNCH từ những phiên họp đầu tiên.

Trong đó, điểm thứ 3 một lần nữa yêu cầu “bảo đảm ngay và đầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân”, đặc biệt nhấn mạnh các quyền “tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống” dựa trên Điều 11 của Hiệp định Paris 1973.

Không phải chỉ riêng CPCM lên tiếng về việc phải thực thi Điều 11 của Hiệp định Paris 1973 nhằm đảm bảo các quyền tự do dân chủ cho người dân.

Năm 1973, Hà Nội đã cho phép Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Luật học xuất bản một tập hợp các bài tiểu luận của các luật gia và chính khách của VNDCCH và CPCM với tên gọi “Hiệp định Paris về Việt Nam – Những vấn đề pháp lý cơ bản”.

Cuốn sách này đã nhấn mạnh, “những quyền tự do dân chủ phải là tiền đề của mọi không gian chính trị và xã hội”. Sách cũng trích dẫn phát biểu của Bộ trưởng CPCM Nguyễn Văn Hiếu:

“Các quyền tự do dân chủ là những quyền con người căn bản, là khát khao cháy bỏng của mọi tầng lớp xã hội, mọi thế lực chính trị và tôn giáo và mọi xu hướng của miền Nam Việt Nam. Chỉ duy nhất bằng cách thực thi toàn bộ các quyền tự do dân chủ mới có thể đem đến hòa bình và hòa giải dân tộc, giải quyết các tranh chấp nội bộ tại miền Nam Việt Nam, cũng như mang lại quyền tự chủ cho người dân”.

Trong một số cuộc họp hiệp thương khác giữa CPCM và VNCH vào năm 1973 và 1974 tại lâu đài La Celle St. Cloud ở Pháp, đoàn CPCM cũng liên tiếp chỉ trích mạnh mẽ chính quyền VNCH, và đặc biệt là nội các của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, về việc đàn áp nhân quyền và tự do của người dân miền Nam.

Từ buổi hiệp thương thứ 8 diễn ra ngày 25/4/1973, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu đã đề nghị 6 điểm với VNCH, trong đó nhấn mạnh việc “bảo đảm ngay lập tức và đầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân” theo Điều 11 của Hiệp định Paris 1973.

Vào buổi họp hiệp thương lần thứ 12 ngày 22/5/1973, ông Nguyễn Văn Hiếu cũng đưa ra 3 vấn đề cấp bách cần phải giải quyết, mà một trong số đó chính là việc “đảm bảo các quyền tự do dân chủ” cho người dân.

Như vậy, CPCM và VNDCCH không những ký kết mà còn liên tục khẳng định nghĩa vụ nhân quyền của các bên trong Hiệp định Paris.

Nghĩa vụ nhân quyền của Việt Nam ngày nay và những câu hỏi còn bỏ ngỏ

Kể từ ngày 30/4/1975, CPCM lật đổ được chính quyền VNCH và kiểm soát hoàn toàn miền Nam, lập ra nước Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (CHMN). Đến ngày 2/7/1976, miền Nam thống nhất với miền Bắc, lập ra nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Chính quyền hiện nay có nghĩa vụ tiếp tục thực thi Hiệp định Paris năm 1973. Ảnh: Hoàng Hà/Zing.

Về nguyên tắc, CHMN và sau này là Việt Nam thống nhất vẫn có nghĩa vụ tuân thủ Điều 11 của Hiệp định Paris vì họ thừa kế lại các nghĩa vụ này từ các chính quyền tiền nhiệm – tức là các bên đã ký kết hiệp định.

Hiệp định Paris 1973 là một hiệp ước quốc tế, và những bên tham gia ký kết đều có nghĩa vụ thực thi toàn bộ những điều khoản của nó như đã cam kết. Không có bất kỳ giới hạn nào về thời gian đối với nghĩa vụ thực thi này.

Việc thống nhất thành một quốc gia duy nhất từ năm 1976 không đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể chấm dứt nghĩa vụ thực thi Hiệp định Paris 1973.

Như vậy, đối chiếu với hiệp định, chính quyền Việt Nam ngày nay sẽ phải đối mặt với nhiều câu hỏi lớn về các trại tập trung cải tạo và các chương trình “đánh tư sản” ở miền Nam sau năm 1975, về hàng triệu thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi, về việc phân biệt đối xử với con em viên chức miền Nam cũ, về việc chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và các vụ cưỡng chế thu hồi đất, cấm kinh tế tư nhân, cấm báo chí tư nhân, về chế độ kiểm duyệt sách báo và văn hoá phẩm hiện nay.

Chưa hết, việc bỏ tù người dân chỉ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị và tôn giáo của họ, hay cấm công đoàn độc lập và việc thành lập các tổ chức xã hội dân sự cũng là những vấn đề lớn không kém.

Tài liệu tham khảo:

Bình luận

1954-1975: Quốc tế đã công nhận hai nhà nước Việt Nam như thế nào

0
LUẬT KHOA TC

Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất giữa người Việt với nhau khi nói đến cuộc chiến Việt Nam trong giai đoạn từ 1954-1975 là về tính chính danh của hai nhà nước ở hai miền Nam-Bắc Việt Nam.

Hai điều khó có thể phủ nhận là: cả hai miền đều có sự ủng hộ riêng từ cộng đồng quốc tế, và kể từ 30/4/1975, Cộng hoà Miền Nam Việt Nam rồi tiếp đến là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thừa kế hàng loạt quyền và nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam Cộng hoà.

Hiệp định Geneva 1954 nhấn mạnh việc tạm thời chia đôi nước Việt Nam tại vĩ tuyến 17 không đồng nghĩa với việc thiết lập ranh giới lãnh thổ và chính trị giữa hai miền Nam-Bắc. Chính phủ ở cả hai miền đều thể hiện rất rõ ràng điều này tại các bản hiến pháp của họ trong giai đoạn 1954-1975.

Từ thời điểm bắt đầu đàm phán Hiệp định Geneva 1954 cho đến khi chiến tranh kết thúc, cả hai chính thể được thành lập trước đó tại mỗi miền đều cho rằng chỉ duy nhất một mình họ là đủ tính chính danh để quản lý cả đất nước. Cũng như, chỉ có họ là được quốc tế công nhận.

Thế nhưng định nghĩa “quốc tế” của mỗi miền cũng không giống nhau. Khi ấy, chính cộng đồng quốc tế cũng chia rẽ thành hai khối, chứ không riêng gì đất nước Việt Nam.

Tháng 1, 1950, cùng với Trung Quốc và Liên Xô, các quốc gia cộng sản Đông Âu đều công nhận tính chính danh của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) đối với lãnh thổ Việt Nam.

Cũng vào đầu năm 1950, Liên hiệp Pháp công nhận quyền tự trị và nền độc lập của Quốc gia Việt Nam (QGVN), tiền thân của Việt Nam Cộng hòa (VNCH), dựa trên một số hiệp ước được ký kết trước đó giữa hai nước vào năm 1949.

Đến tháng 2, 1950, Anh, Hoa Kỳ và một số nước Tây phương đều công nhận QGVN là thể chế lãnh đạo của nước Việt Nam.

Sau khi VNCH được thành lập vào năm 1955 và thay thế quyền lãnh đạo miền Nam của QGVN, Hoa Kỳ và các đồng minh Tây phương tiếp tục công nhận tính chính danh của VNCH. Đến năm 1966, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thống kê là có 60 quốc gia trên thế giới công nhận chính thể VNCH của Nam Việt Nam.

Một số nước như Ấn Độ, Thuỵ Điển thì lại theo quy tắc không công nhận cả hai. Tuy nhiên, đến năm 1969, Thuỵ Điển trở thành nước Tây phương đầu tiên công nhận nhà nước VNDCCH của Bắc Việt Nam.

Việc công nhận thể chế nào tại Việt Nam mới thật sự đại diện cho cả đất nước vốn không hề ngã ngũ vào thời điểm Hiệp định Geneva 1954 được ký kết.

Ngược lại, cuộc giằng co này đã kéo dài đến hơn 20 năm sau.

Trong giai đoạn 1954-1975, ngoài sự công nhận của các nước trên thế giới bị chia rẽ theo hai cực cộng sản và tư bản trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, thì hai nhà nước Việt Nam còn được công nhận theo một số cách khác.

Cờ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Việt Nam Cộng hoà tại vĩ tuyến 17 trong thời kỳ chiến tranh. Ảnh: Tạp chí Life.

Gia nhập Liên Hiệp Quốc

Trước hết, VNCH đã từng xin tham gia vào LHQ từ đầu thập niên 1950. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, VNDCCH cũng nộp đơn làm thành viên. Tuy nhiên, cả hai đều gặp phản đối từ thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.

Chúng ta không cảm thấy khó hiểu khi biết được Liên Xô đã từng phản đối VNCH tham gia vào LHQ, và ngược lại thì Hoa Kỳ phản đối VNDCCH.

Cùng vì những sự phản đối này mà việc đăng ký làm thành viên LHQ của hai chính phủ Bắc-Nam Việt Nam đã khá lận đận trong vòng 20 năm.

Ngày 30/4/1975, chế độ VNCH bị thay thế bởi chính quyền của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CHMN), nhưng vẫn giữ vị thế một nhà nước độc lập đối với VNDCCH tại miền Bắc. Điều này được thể hiện rõ qua hai lá đơn xin tham gia LHQ riêng biệt của VNDCCH – Bắc Việt và CHMN – Nam Việt vào năm 1975.

Đến ngày 8/8/1975, Hội đồng Bảo an đã đồng thuận chấp nhận và đề cử với Đại Hội đồng LHQ cho cả hai quốc gia VNDCCH – Bắc Việt lẫn CHMN – Nam Việt được tham gia vào LHQ.

Việc Hội đồng Bảo an đưa ra đề cử với cả hai đơn xin tham gia LHQ của hai nhà nước Việt Nam vào tháng 8, 1975 càng làm rõ vấn đề là cả hai chính thể đều được đối xử như nhau và đều được LHQ công nhận.

Sau khi hai nhà nước VNDCCH và CHMN thống nhất và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời vào ngày 2/7/1976, thì Việt Nam mới trở thành một quốc gia với một chính phủ duy nhất. Sau đó, CHXHCN Việt Nam đã chính thức gia nhập LHQ vào tháng 9, 1977.

Trên danh nghĩa, kể từ ngày 30/4/1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam tiếp quản toàn bộ lãnh thổ do Việt Nam Cộng hoà quản lý trước đó. Ảnh: Uỷ ban Quân quản Sài Gòn – Gia Định tổ chức họp báo quốc tế ngày 8/5/1975. Nguồn: Herve GLOAGUEN/Gamma-Rapho via Getty Images.

Tham gia với tư cách thành viên của các tổ chức Quốc tế

Có lẽ việc VNCH và VNDCCH đều tham gia làm thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) càng giúp chúng ta phân biệt được Việt Nam đã từng có hai chính phủ và được đối đãi như hai quốc gia riêng biệt.

Trước hết, đây là các tổ chức quốc tế mà thành viên tham gia hầu hết phải là các quốc gia có chủ quyền (sovereign states). Chúng ta có thể dùng Đài Loan làm ví dụ để so sánh vì Đài Loan chưa bao giờ là thành viên của WHO.

Thế nhưng, từ 17/5/1950, VNCH là thành viên của WHO, và là thành viên của WMO từ 1/4/1955.

Sau khi VNCH sụp đổ vào ngày 30/4/1975, VNDCCH mới xin gia nhập hai tổ chức này và trở thành thành viên của WMO ngày 7/8/1975, và của WHO vào ngày 22/10/1975. Điều này có nghĩa là tư cách thành viên của VNCH tại WHO và WMO lúc đó không bị xoá bỏ cho dù chính thể VNCH không còn tồn tại nữa.

Sau khi hai miền Nam Bắc đồng ý thống nhất và trở thành CHXHCN Việt Nam vào tháng 7, 1976, chính phủ mới đã gửi thông báo đến hai tổ chức này trong năm 1977 để yêu cầu cho phép CHXHCN Việt Nam tiếp nhận tư cách thành viên của cả hai chính phủ Nam-Bắc Việt Nam trước đó.

Điều này đồng nghĩa với việc trong thời gian trước năm 1977, đã có hai quốc gia Việt Nam là thành viên của WHO và WMO được các tổ chức quốc tế này công nhận.

Điểm này được nhấn mạnh bởi ngày tham gia vào WHO của Việt Nam hiện nay là ngày 17/5/1950. Đó là ngày mà VNCH tham gia vào WHO như đã nói ở trên, và có nghĩa là tư cách tham gia WHO với danh nghĩa một quốc gia của VNCH không hề bị ảnh hưởng bởi việc thống nhất đất nước vào năm 1976.

Ngoài ra, CHXHCN Việt Nam còn tiếp tục thay thế tư cách thành viên của VNCH với các tổ chức ILO, ITU, UPU, UNESCO, và IAEA. Đây là những tổ chức quốc tế mà trước năm 1975, chỉ có VNCH tham gia làm thành viên.

Kể từ năm 1977, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là chính thể duy nhất quản lý toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Ảnh: mard.gov.vn.

CHXHCN Việt Nam tiếp tục tư cách thành viên của VNCH đối với các định chế tài chính quốc tế

Trước tháng 4, 1975, chỉ có VNCH là thành viên của các định chế tài chính quốc tế. Đó là Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Sau khi được thành lập vào tháng 7, 1976, CHXHCN Việt Nam đã trình thư xin thay thế (substitution) tư cách thành viên của VNCH tại các định chế tài chính nói trên, chứ không phải là đơn xin gia nhập làm thành viên mới.

Cụ thể là khi thay thế tư cách thành viên của VNCH với ADB, CHXHCN Việt Nam đã tiếp quản 3.000 cổ phần của chính phủ VNCH tại ngân hàng này.

Đồng thời, CHXHCN Việt Nam cũng tiếp tục được nhận tất cả các khoản vay mà VNCH đã được ADB chấp thuận cho vay trong những năm trước đó. CHXHCN Việt Nam cũng bảo đảm sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho những khoản vay này.

Vì vậy, ngày gia nhập ADB của Việt Nam hiện nay là ngày 22/9/1966, là ngày mà Quốc hội của chính phủ VNCH tại miền Nam đã phê chuẩn việc tham gia ADB.

CHXHCN Việt Nam tiếp tục công nhận một số hiệp ước mà VNCH đã ký kết 

Tương tự như việc tiếp tục tư cách thành viên của VNCH tại một số tổ chức và định chế tài chính quốc tế như đã nêu, CHXHCN Việt Nam còn tiếp tục công nhận ít nhất hai hiệp ước quốc tế mà VNCH đã ký kết trước ngày 30/4/1975.

Ngày 16/12/1976, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã đệ trình đơn phê chuẩn Công ước Viễn thông Quốc tế 1973 (1973 International Telecommunication Convention) mà chính phủ VNCH đã ký kết vào ngày 25/10/1974 tại Hội nghị Málaga-Torremolinos nhưng chưa kịp phê chuẩn. Đơn đệ trình của CHXHCN Việt Nam nêu rõ là việc phê chuẩn được dựa trên những ký kết mà VNCH đã thực hiện trước đó.

Tương tự, VNCH được công nhận tư cách thành viên của Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) từ năm 1951. Vào tháng 7/1974, chính phủ VNCH đã ký kết các văn bản liên quan đến Các Quy chế chung (General Regulations) và Công ước Liên minh Bưu chính Lausanne (Universal Postal Convention) của UPU nhưng chưa kịp phê chuẩn. Ngày 27/10/1976, Quốc hội của CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn các văn bản này và đệ trình lên tổ chức UPU với yêu cầu được thừa kế (succession) tư cách của VNCH.

Ngoài ra, vào ngày 4/7/1976, chỉ 2 ngày sau khi được thành lập, Bộ Ngoại giao của nhà nước CHXHCN Việt Nam đã gửi công hàm đến chính phủ Thụy Sỹ và tuyên bố khẳng định tiếp tục tham gia vào các hiệp ước của Công ước Geneva 1949 (Geneva Conventions of 1949) mà hai chính phủ VNDCCH VNCH đã ký kết trước đó về các vấn đề bảo vệ nạn nhân chiến tranh.

***

Qua những ví dụ kể trên chúng ta nhận thấy rằng, bằng nhiều hành động khác nhau, cả hai chính phủ VNCH và VNDCCH đã khẳng định tư cách quốc gia của mình trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam từ năm 1954-1975.

Tuy nhà nước Việt Nam hiện nay chưa bao giờ chính thức công nhận chính thể VNCH nhưng CHXHCN Việt Nam lại liên tục công nhận tư cách quốc gia của VNCH một cách gián tiếp, qua việc thừa kế hoặc tiếp nhận tư cách thành viên của VNCH tại các tổ chức và định chế tài chính quốc tế.

Ngày nay, có lẽ đối với nhiều người Việt Nam, đặc biệt là những thế hệ sinh ra và lớn lên sau năm 1975, tư cách quốc gia của VNDCCH tại miền Bắc Việt Nam là việc không còn phải tranh cãi.

Còn về chính thể QGVN – VNCH tại miền Nam, chúng ta có thể đọc lại những gì mà Đại Hội đồng LHQ đã phát biểu khi đề cử QGVN tham gia LHQ trong phiên họp năm 1952. Từ đó, chúng ta có thể phần nào hiểu thêm được một quan điểm khác về sự tồn tại và tính chính danh của chính thể QGVN – VNCH:

“Quan điểm của Đại Hội đồng cho rằng (Quốc gia) Việt Nam là một nhà nước yêu chuộng hòa bình đúng như định nghĩa của Điều 4 Hiến chương, đã thể hiện nguyện ý cũng như có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của Hiến chương, và do đó nên được chấp thuận tham gia làm thành viên của Liên Hiệp Quốc.”

Tài liệu tham khảo:

Bình luận

Nữ bác sỹ bị đánh tới tấp vào mặt trong phòng cấp cứu

0
Dân trí : Trong quá trình tiếp nhận, xử lý một ca nhập viện cấp cứu, bác sỹ, điều dưỡng Khoa cấp cứu Bệnh viện 115 Nghệ An bị một thanh niên đánh vào mặt. Kể cả khi bác sỹ, điều dưỡng chạy vào phòng trực, người đàn ông này vẫn theo vào và tiếp tục hành hung.

Nữ bác sỹ bị đánh tới tấp vào mặt trong phòng cấp cứu (clip bệnh viện cung cấp)

Theo trình bày của bác sỹ Hoàng Thị Minh – Khoa cấp cứu, Bệnh viện 115 Nghệ An, vào khoảng 21h30 ngày 18/8, khoa cấp cứu có tiếp nhận anh Nguyễn Văn Nam (26 tuổi) bị tai nạn giao thông. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân tỉnh táo, tinh thần ổn định, bị phù nề ở mặt. Sau khi kiểm tra, phát hiện nạn nhân bị vỡ xương gò má, kíp trực đã giải thích tình trạng cho những người đi cùng và thông báo đưa bệnh nhân đi chụp phim.

Người dàn ông tát vào mặt bác sỹ Hoàng Thị Minh trong phòng cấp cứu

Người dàn ông tát vào mặt bác sỹ Hoàng Thị Minh trong phòng cấp cứu

“Khoảng 22h, khi chúng tôi đang tiếp tục sơ cứu cho bệnh nhân thì một nhóm người đến. Một người đàn ông to cao, mang kính cận yêu cầu đưa bệnh nhân đi chụp phim, tôi giải thích là đã chỉ định chụp phim và chuẩn bị đưa đi chụp. Anh ta bảo tại sao bệnh nhân vào cấp cứu lâu rồi mà không cho đi chụp phim rồi lớn tiếng chửi bới, tát tôi một cái vào mặt, đấm liên tiếp vào đầu khiến tôi loạng choạng, ngã ra phía sau”, bác sỹ Minh kể lại.

Thấy bác sỹ Minh bị đánh, điều dưỡng Lê Quang Hòa ra can thiệp, yêu cầu không được hành hung bác sỹ. “Anh ta xông tới, chửi và đe dọa tôi. Tôi và bác sỹ Minh lánh vào phòng trực thì người này đi vào, đánh vào mặt tôi. Khi bị một số người kéo ra ngoài, người đàn ông này vẫn lớn tiếng “đánh thằng đó cho tao”, điều dưỡng Lê Quang Hòa kể.

Sau đó tiếp tục đánh vào đầu vị nữ bác sỹ này

Sau đó tiếp tục đánh vào đầu vị nữ bác sỹ này

Khi Công an xã Nghi Phú, Cảnh sát 113 có mặt, trật tự mới được vãn hồi. Bệnh nhân Nam được đưa đến phòng chụp phim. Sáng ngày 19/8, bệnh nhân được phẫu thuật, hiện đang được theo dõi tại bệnh viện.

Sáng ngày 19/8, bác sỹ Hoàng Thị Minh và điều dưỡng Lê Quang Hòa có đơn trình báo sự việc gửi cơ quan chức năng. Công an xã Nghi Phú đã mời bác sỹ Minh, điều dưỡng Hòa đến trụ sở làm việc, ghi lời khai.

“Đến thời điểm này, tức 3 ngày trôi qua chúng tôi chưa nhận được thông tin nào từ phía cơ quan chức năng về việc giải quyết sự việc cũng như xử lý những đối tượng có hành vi gây rối, hành hung bác sỹ, nhân viên của Bệnh viện. Sự việc được camera an ninh của bệnh viện ghi lại nhưng phía công an cũng chưa trích xuất để làm cơ sở xử lý.

Điều dưỡng Lê Quang Hòa (ngoài cùng bên trái) ra can ngăn cũng bị người đàn ông này đánh và đe dọa (ảnh cắt từ clip)

Điều dưỡng Lê Quang Hòa (ngoài cùng bên trái) ra can ngăn cũng bị người đàn ông này đánh và đe dọa (ảnh cắt từ clip)

Sự việc xảy ra ngay trong phòng trực cấp cứu khiến bác sỹ, điều dưỡng hoang mang, lo lắng; ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tiếp nhận, cấp cứu bệnh nhân. Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng sớm giải quyết vụ việc và xử lý nghiêm những người liên quan”, ông Phạm Văn Dũng – Phó GĐ Bệnh viện 115 Nghệ An nói.

Sáng ngày 21/8, trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Ban công an xã Nghi Phú cho biết, vụ việc đang được điều tra, chưa thể cung cấp thông tin.

Vĩnh Khang

Hồng Kông: Hàng chục ngàn người biểu tình phản đối bỏ tù các nhà hoạt động dân chủ

0

Hàng chục ngàn người Hồng Kông hôm Chủ Nhật (20/8) đã xuống đường biểu tình phản đối án phạt tù giam với 3 nhà hoạt động dân chủ trẻ tuổi. Người dân cũng đang đặt dấu hỏi về tính độc lập của hệ thống tư pháp Hồng Kông.

Bộ ba nhà hoạt động dân chủ gồm Hoàng Chi Phong, Nathan Law và Alex Chow hôm thứ Năm (17/8) đã bị tòa phúc thẩm tuyên án từ 6 đến 8 tháng tù giam và không được tham gia chính trị trong vòng 5 năm tới. Điều này đã giáng một đòn chí mạng tới mục tiêu đấu tranh cho quyền phổ thông đầu phiếu tại Hồng Kông của Hoàng Chi Phong và những người bạn. Đồng thời, bản án này cũng khiến ngoại giới dấy lên vấn đề chính quyền trung ương Trung Quốc ngày càng can thiệp sâu hơn vào hệ thống chính trị của Đặc khu Hồng Kông.

Cuộc biểu tình ô dù năm 2014 đã khiến Hồng Kông rung chuyển trong 79 ngày cuối cùng vẫn chưa thể thực hiện việc tổng tuyển cử tự do tại Đặc khu này. 

Reuters cho hay hàng ngàn người đã xuống đường tuần hành trong thời tiết hơn 30 độ C. Người biểu tình mang theo các tấm bảng và biểu ngữ phản đối bỏ tù các nhà hoạt động dân chủ và di chuyển hướng tới Tòa Phúc thẩm.

Cựu lãnh đạo sinh viên Lester Shum, người hỗ trợ tổ chức cuộc biểu tình này, cho biết số người tham gia xuống đường lần này là lớn nhất kể từ sau cuộc biểu tình Ô dù ủng hộ dân chủ chiếm giữ các tuyến phố chính của Hồng Kông 79 ngày liên tiếp trong năm 2014.

Anh Shum nói: “Điều này cho thấy rằng âm mưu của chính phủ Hồng Kông, chế độ Cộng sản Trung Quốc và Sở Tư pháp nhằm ngăn chặn người dân Hồng Kông tiếp tục tham gia vào hoạt động chính trị và phản đối việc sử dụng luật pháp cùng hình phạt khắc nghiệt, đã hoàn toàn thất bại”.

Cảnh sát Hồng Kông ước tính vào lúc cao điểm của cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật (20/8) có khoảng 22.000 người dân tham gia.

Những người biểu tình đã dựng lên một biểu ngữ lớn: “Chống lại chế độ độc tài toàn trị không phải là tội phạm.” Họ hét lên: “Hãy thả tất cả tù nhân chính trị.  Phản kháng dân sự. Chúng tôi không sợ hãi. Chúng tôi không hối hận”.

Anh Ray Wong, 24 tuổi, người lãnh đạo một nhóm ủng hộ Hồng Kông độc lập, nói rằng những vụ bỏ tù đáng khinh bỉ đã giúp tăng cường đoàn kết các nhóm đối lập ủng hộ dân chủ. Anh Wong cho hay các nhóm này trong những năm qua đã bị phân tán do không thống nhất được đường hướng hoạt động. Anh nói: “Từ sau phong trào Ô dù, các lực lượng cấp tiến và ôn hòa hơn đã đi theo con đường riêng của họ. Nhưng hiện nay, chúng tôi đang sát cánh cùng nhau. Đây là một sự khởi đầu tốt”.

Bất chấp những cáo buộc của người dân trong nước và cộng đồng quốc tế về việc chính phủ Hồng Kông đang làm xói mòn nền dân chủ của trung tâm tài chính hàng đầu Châu Á này, giới chức Đặc khu vẫn phủ nhận việc đang bị chính quyền cộng sản trung ương Trung Quốc thao túng các quyết định tư pháp.

Trong một tuyên bố phát đi hôm Chủ Nhật (20/8), chính phủ Hồng Kông cho hay: “Tuyệt đối không có sự chi phối chính trị nào. Hơn nữa, cáo buộc rằng tòa án đang bị can thiệp chính trị là hoàn toàn không chính xác và là vô căn cứ”.

Trong khi đó, vị Thống đống người Anh cuối cùng của Hồng Kông, ông Chris Patten hôm thứ Bảy (19/8), đã viết một lá thư gửi tới tờ Financial Times bày tỏ rằng: “Tên tuổi của Hoàng Chi Phong, Alex Chow và Nathan Law sẽ được ghi nhớ mãi mãi, trong khi tên của những kẻ bức hại họ sẽ sớm bị lãng quên và cuốn vào đống tàn tro của lịch sử”.

Xuân Thành

Tri thức vn

SỰ CÔNG NHẬN VÔ NGHĨA

0

Lê Công Định

Sự kiện bộ sách lịch sử mới ấn hành mặc nhiên công nhận Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) như một quốc gia từng hiện hữu suy cho cùng vẫn chưa phải là sự công nhận chính thức của nhà nước cộng sản hiện nay. Hơn nữa, việc nhà nước này muốn công nhận chính quyền ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975 hay không, và sớm hay muộn, thật ra có gì là quan trọng?

Đối với VNCH trước đây, chỉ sự công nhận của các quốc gia khác đương thời xét về phương diện Công pháp Quốc tế mới đáng là mối quan tâm của chính quyền thời ấy. Còn sự công nhận bởi một nước thù nghịch như nhà nước cộng sản miền Bắc trước 1975 và hiện nay, hoàn toàn không cần thiết.

Sự công nhận VNCH ngày nay, ngay cả một cách chính thức, chỉ là hành động chính trị đơn thuần, chứ không mang lại giá trị hay ý nghĩa pháp lý gì. Tất nhiên nó cũng giúp người ta nhận ra tâm thế và đẳng cấp chính trị của bên thắng trận qua thái độ đàng hoàng hay không đối với bên thua trận.

Sau hơn 42 năm kết thúc chiến cuộc, việc tránh né gọi bên thua trận bằng danh xưng chính thức của nó, chỉ thể hiện tâm địa hẹp hòi và tâm lý thù hận nặng nề của những kẻ thắng trận đầy mặc cảm, thay vì phong thái xứng đáng của một nhà cầm quyền chính danh.

Sau biến cố 30/4/1975, nhà nước CHXHCNVN đã chính thức kế thừa nhà nước VNCH, nên xét về phương diện Công pháp Quốc tế sự thừa hưởng chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đương nhiên kể từ thời điểm đó.

Mọi sự công nhận VNCH về chính trị, dù sớm hay muộn, có thể nói không giúp ích gì thêm cho lập luận xác nhận chủ quyền đối với hai quần đảo này. Bởi thế, sự công nhận đó chẳng củng cố thêm bất kỳ luận cứ pháp lý nào.

Đối với những ai dành nhiều tình cảm và cả sự luyến tiếc đối với các thành quả mà VNCH từng đạt được về kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục, thì sự công nhận nhà nước VNCH hiển nhiên đã luôn hiện hữu và duy trì trong lòng họ. Sự công nhận của nhà nước cộng sản hẹp hòi và thù hận này do vậy càng vô nghĩa lý.

Bộ sử Việt Nam mới ‘tôn trọng quá khứ, vì lợi ích quốc gia’

0

Bộ sử mới của Việt Nam vừa chính thức ra mắt, được cho là chứa đựng thông tin “chân thực, khách quan” về Việt Nam Cộng hòa, cũng như cuộc chiến tranh với Trung Quốc nổ ra năm 1979. Một nhà sử học đánh giá bộ sử này “tôn trọng quá khứ, vì lợi ích quốc gia”.

Báo chí Việt Nam cho hay Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam hôm 18/8 đã phát hành rộng rãi trên thị trường bộ sách mang tên Lịch sử Việt Nam dày 10.000 trang, được coi là bộ sử đồ sộ nhất của đất nước từ trước đến nay.

Theo lời phó Giáo sư, tiến sĩ Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học, được báo chí dẫn lại, bộ sử nói về Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000. Điểm đáng chú ý của bộ sử là nó bổ sung những kết quả nghiên cứu mới nhất của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, ông Hải cho biết.

Ông Hải nói các nhà nghiên cứu của bộ sách này “muốn phản ảnh chân thực nhất, khách quan nhất, đặc biệt là về chiến tranh biên giới phía bắc”, là cuộc chiến do Trung Quốc phát động đánh vào Việt Nam đầu năm 1979.

Trên báo chí Việt Nam, phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nhấn mạnh rằng bộ sử “nói kỹ hơn nhiều” về chiến tranh biên giới phía bắc và cuộc chiến bảo vệ biên giới phía tây nam trước quân Khmer Đỏ Campuchia. Ông Cường lưu ý rằng chỉ có 8 dòng nói về hai cuộc chiến này trong sách giáo khoa.

Vị chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử cho biết thêm cuốn sử nói rõ rằng cuộc chiến do Trung Quốc phát động là “chiến tranh xâm lược”. Bên cạnh đó, theo lời ông Cường, bộ sử cũng nói rõ là cuộc chiến đó “không gói gọn trong tháng 2/1979 mà còn kéo rất dài”, đến khoảng năm 1988 “mới thực sự có hòa bình ở biên giới phía bắc”, sau khi các cán bộ, chiến sĩ của Việt Nam “phải hy sinh rất nhiều xương máu”.

Vẫn theo PGS TS Cường, bộ lịch sử mới “bổ khuyết được nhiều vấn đề mà các công trình sử học trước đó chưa có điều kiện nghiên cứu”.

Tôi cho rằng việc làm này không phải là sự đảo lộn gì ghê gớm, mà vấn đề là nhận thức lại quá khứ trên cơ sở chính lợi ích của hiện tại … Vì nó thể hiện trong bộ sử cho nên nó cũng là một cái thể hiện được quan điểm của người dân Việt Nam hiện đại đối với vấn đề quá khứ

Ông chỉ ra rằng các sách sử trước đây của chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dùng các từ “ngụy quân”, “ngụy quyền” để gọi Việt Nam Cộng hòa và quân đội của chính thể đó. “Nhưng bây giờ chúng ta viết là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn”, ông Cường nói.

Bản đồ diễn biến chiến sự ở Việt Nam Cộng hòa tính đến thời điểm 31/3/1975 (ảnh tư liệu)

Bản đồ diễn biến chiến sự ở Việt Nam Cộng hòa tính đến thời điểm 31/3/1975 (ảnh tư liệu)

Nhận xét về những thay đổi quan trọng này, nhà sử học Dương Trung Quốc, người cũng là một đại biểu quốc hội, đưa ra ý kiến với VOA:

“Tôi cho rằng việc làm này không phải là sự đảo lộn gì ghê gớm, mà vấn đề là nhận thức lại quá khứ trên cơ sở chính lợi ích của hiện tại. Tôi cho rằng việc viết như thế không chỉ là vấn đề ứng xử với quá khứ mà là ứng xử với chính hiện tại này. Tôi cho là như thế nó công bằng, có một sự tôn trọng nhất định. Nó thể hiện một thái độ không phải chỉ là cởi mở hay khoan dung, mà thực sự là một nhận thức hết sức thực tiễn. Tôi cho đây là việc làm mà vì nó thể hiện trong bộ sử cho nên nó cũng là một cái thể hiện được quan điểm của người dân Việt Nam hiện đại đối với vấn đề quá khứ”.

Một trong những cơ sở chủ quyền của chúng ta là cơ sở lịch sử, là tính liên tục trong quản lý nhà nước … Mỗi thế hệ, mỗi triều đại, hoặc mỗi thể chế đều có sự đóng góp nhất định cho lịch sử chung của dân tộc.

Trong một bài viết được báo Tuổi Trẻ đăng hôm 20/8 với tít “Thừa nhận Việt Nam Cộng hòa là bước tiến quan trọng”, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã bình luận rằng việc bộ sử Việt Nam mới thừa nhận chính thể tại miền nam Việt Nam trước 1975 là việc làm “có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam” ở Biển Đông.

Ông Nhã nhắc lại sự thật lịch sử là nhiều nước trong đó có Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Hiệp định Geneva 1954, theo đó công nhân Việt Nam Cộng hòa “là một thực thể chính trị” với “chính quyền hợp pháp” quản lý lãnh thổ kể cả biển phía nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam khi chưa thống nhất đất nước.

Nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh với VOA việc công nhận Việt Nam Cộng hòa là điều thiết yếu khi nói đến tính liên tục trong công cuộc khẳng định chủ quyền:

“Một trong những cơ sở chủ quyền của chúng ta là cơ sở lịch sử, là tính liên tục trong quản lý nhà nước. Từ thời các Chúa Nguyễn chúng ta có bằng chứng, thời Hoàng đế Gia Long chúng ta có bằng chứng, thì tất cả các giai đoạn lịch sử sau là sự nối tiếp kế tục của nhau. Cho nên phải có đủ tiếng nói mang tính chất đại diện của lợi ích quốc gia, chủ quyền dân tộc. Thì cái sự công nhận ấy nó cũng thể hiện sự tôn trọng những giá trị ấy. Mỗi thế hệ, mỗi triều đại, hoặc mỗi thể chế đều có sự đóng góp nhất định cho lịch sử chung của dân tộc”.

Thông tin rằng bộ sử mới viết khách quan về Việt Nam Cộng hòa đã đón nhận nhiều ý kiến tích cực trên báo chí Việt Nam và các diễn đàn mạng xã hội.

Bài báo hôm 20/8 của Tuổi Trẻ trích đăng ý kiến của nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc nhận định rằng nội dung bộ sử mới là “tiền đề cho thống nhất nhân tâm” và “cho hòa giải dân tộc”. Nhiều người tiếp đó bình luận rằng đây là việc làm “tuyệt vời” và “có thể là một dấu hiệu khởi sắc của dân tộc”.

Ông Dương Trung Quốc nhận xét:

“Tôi cho là hoàn toàn đúng những điều những người dân họ suy nghĩ. Lịch sử là tài sản chung của cả dân tộc và trao truyền qua nhiều thế hệ. Cho nên nó càng thể hiện tính khách quan, tính công bằng, trong đó có cả tính khoa học nữa, và cuối cùng cũng là tính chính trị của nó nữa, thì tôi cho là điều đó sẽ tự nhiên tạo ra cho nhận thức ấy có giá trị lâu bền và nó được sự thừa nhận của những người dân, đó là thước đo cao nhất của bộ sử”.

Lâu nay, sách báo dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo ở Việt Nam vẫn dùng các thuật ngữ “ngụy quân, ngụy quyền” để nói đến quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Hồi tháng 5/2016 và tháng 4/2015, các trang web của Báo Vĩnh Long và Đài Tiếng nói Việt Nam đăng cùng một bài của tác giả ký tên Trung Hiếu cáo buộc rằng chính quyền Việt Nam Cộng hòa là “bất hợp pháp”, và quân đội, cảnh sát của chính quyền này là “có gốc gác thực dân”.

Bài báo dùng những từ như “chính quyền phản động”, “chính thể phi pháp” hay “lực lượng phản dân hại nước”, “đang tâm làm tay sai” khi mô tả về thực thể chính trị tồn tại ở miền nam Việt Nam từ 1954 đến 1975.

Nhà sử học đồng thời là đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc nhận định với VOA rằng theo thời gian Việt Nam “sẽ còn có những thay đổi nhận thức khác cho thực sự đúng nghĩa hai chữ lịch sử”.

Việt Nam giữ du khách Đài Loan mang vũ khí xuất cảnh

0

Việt Nam bắt và cấm xuất cảnh một người đàn ông Đài Loan mang theo một số lượng lớn vũ khí quân sự tại sân bay Tân Sơn Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 20/8, theo tờ Taiwan News, các quan chức hải quan sân bay Tân Sơn Nhất đã chặn lại một người đàn ông Đài Loan 31 tuổi để kiểm tra hành lý sau khi phát hiện có hành động nghi ngờ.

Hải quan Việt Nam phát hiện 79 khẩu súng ngắn, hai máy phát quân sự, mặt nạ chống khí độc, quân trang của khối NATO và một vài viên đạn AR15 và lựu đạn M79.

Người đàn ông này hiện đang bị giữ và chờ đợi cảnh sát thẩm vấn thêm.

Việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu thiết bị quân sự ở Việt Nam là hành vi bất hợp pháp. Khung hình phạt đối với tội buôn bán, vận chuyển vũ khí là tù giam từ một năm đến tù chung thân.

Hải quan Việt Nam đã phát hiện nhiều vụ xuất, nhập vũ khí trái phép từ Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, và các nước lân cận như Campuchia, Hàn Quốc và Thái Lan.

Một tin liên quan khác, chính quyền Đài Loan hôm 17/8 bắt giữ một người Mỹ giấu 10 gói ma túy, nặng hơn 1 kg, trong hành lý xách tay từ Malaysia nhập cảnh Đài Loan.

China Post dẫn nguồn tin cảnh sát Đài Loan cho biết người đàn ông 38 tuổi trước đó vào ngày 23/3 đi từ Nepal đến Malaysia.

Vụ bán dâm nghìn đô ‘lái’ dư luận Việt Nam?

0
VOA

Vụ bắt giữ “hoa khôi cầm đầu đường dây bán dâm nghìn đô” ở Việt Nam bị nhiều người coi là để “hướng” dư luận, nhất là mạng xã hội, khỏi vụ Trịnh Xuân Thanh, trạm thu phí BOT hay sức khỏe của Chủ tịch Trần Đại Quang.

Truyền thông trong nước cũng như Facebook mấy ngày qua tràn ngập hình ảnh của người đẹp từng đăng quang một cuộc thi nhan sắc, bị cáo buộc là một trong những người “cầm đầu” nhóm bán dâm với giá lên tới vài nghìn đô, “nhấn chìm” các tin tức nóng khác đang thu hút sự chú tâm của công chúng.

Tối 21/8, tìm kiếm về vụ việc, hàng trăm nghìn kết quả liên quan hiện ra trên Google. Còn trên Facebook, tên của hoa khôi liên quan được gần 90 nghìn người bàn luận, cao hơn nhiều so với ông Trịnh Xuân Thanh và ông Trần Đại Quang hay BOT.

Trước khi bùng ra tin “bán dâm tiền đô”, việc dùng tiền lẻ để phản đối các trạm BOT, sức khỏe của chủ tịch Việt Nam cùng khả năng Đức trả đũa vụ bắt cóc ông Thanh đã khiến cư dân mạng bình luận nhiều.

Vụ "bắt cóc" ông Trịnh Xuân Thanh thu hút nhiều sự chú ý của dư luận nhiều tuần nay.

Vụ “bắt cóc” ông Trịnh Xuân Thanh thu hút nhiều sự chú ý của dư luận nhiều tuần nay.

Trả lời VOA tiếng Việt, luật gia Nguyễn Đình Hà đồng ý với ý kiến cho rằng có thể là có “thế lực” nào đó đang “lái dư luận” khỏi các vấn đề “nóng” và gây đau đầu cho chính quyền trong nước.

Có khả năng là việc này có sự dàn dựng, sắp xếp nào đó. Trong tình hình hiện tại ở xã hội Việt Nam thì đang có rất nhiều sự kiện nóng như việc bắt giữ Trịnh Xuân Thanh hay các trạm [thu phí] BOT ở Cai Lậy, đang thu hút sự chú ý của độc giả, của dư luận trong xã hội. Do vậy, việc tung lên cái thông tin về mua dâm đó có thể là để kéo sự chú ý của dư luận về hướng đó.

Ông nói thêm: “Cái chuyện mua bán dâm hàng nghìn đô thì không phải bây giờ mới có. Nó có từ trước rất lâu rồi. Có khả năng là việc này có sự dàn dựng, sắp xếp nào đó. Trong tình hình hiện tại ở xã hội Việt Nam thì đang có rất nhiều sự kiện nóng như việc bắt giữ Trịnh Xuân Thanh hay các trạm [thu phí] BOT ở Cai Lậy, đang thu hút sự chú ý của độc giả, của dư luận trong xã hội. Do vậy, việc tung lên cái thông tin về mua dâm đó có thể là để kéo sự chú ý của dư luận về hướng đó”.

Đây không phải là lần đầu tiên có sự nghi ngờ về chuyện chính quyền “lái dư luận”.

Hồi tháng Sáu, khi vấn đề sân golf trong sân bay Tây Sơn Nhất đang gây tranh cãi, công an Hà Nội bất ngờ “khởi tố hình sự” người dân Đồng Tâm, dù Chủ tịch Nguyễn Đức Chung từng cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự” đối với nhân dân xã này.

Việt Nam hiện vẫn "hình sự hóa" mại dâm.

Việt Nam hiện vẫn “hình sự hóa” mại dâm.

​Liên quan tới vụ “sex tour”, trong các bản tin, báo chí trong nước chỉ đăng thông tin và hình ảnh của những người được cho là bán dâm mà không có bất kỳ chi tiết nào về người mua dâm, mà tin cho hay, có thể trả tới hàng nghìn đôla, cao hơn nhiều so với mức thu nhập của nhiều người dân.

Còn trước đó, một cụ ông ở Đà Nẵng được truyền thông đăng tải cả hình ảnh và địa chỉ khi bị bắt gặp “đi mua dâm”. Người đàn ông 85 tuổi này sau đó đã phải đóng tiền phạt gần 800 nghìn đồng (khoảng 36 đôla).

Câu chuyện trên cũng đã khơi lại chủ đề cho phép những người bán dâm hoạt động theo pháp luật. Về việc này, luật gia Hà nói:

“Xu hướng kêu gọi hợp pháp hóa mại dâm không phải chỉ có khi xảy ra vụ việc này. Đã rất nhiều lần, khi sửa đổi các bộ luật của Việt Nam, thì đã có tiếng nói kêu gọi như thế. Rất nhiều người mong muốn rằng vấn đề mại dâm được hợp pháp hóa, bởi vì nó có những điểm lợi ích”.

Vụ hoa khôi bán dâm làm nổi lên vấn đề hợp pháp hóa việc bán dâm.

Vụ hoa khôi bán dâm làm nổi lên vấn đề hợp pháp hóa việc bán dâm.

Nhà hoạt động xã hội này nói thêm: “Thứ nhất, nó giúp hạn chế tình hình lây lan của các bệnh liên quan tới đường tình dục. Các cô gái khi đã được hợp pháp hóa như thế thì các cô sẽ được hưởng các quyền lợi được chăm sóc y tế, được khám định kỳ, được đóng bảo hiểm, được công nhận là một người lao động đàng hoàng, không phải trốn chui trốn lủi. Tiếp đến nữa là lợi ích về việc thu ngân sách”.

Các cô gái khi đã được hợp pháp hóa như thế thì các cô sẽ được hưởng các quyền lợi được chăm sóc y tế, được khám định kỳ, được đóng bảo hiểm, được công nhận là một người lao động đàng hoàng, không phải trốn chui trốn lủi.

Việt Nam hiện vẫn “hình sự hóa” mại dâm, khiến những người hoạt động mại dâm được cho là “gặp nhiều rủi ro, bị kỳ thị, lạm dụng và dễ bị tổn thương”.

Trên Facebook cá nhân, luật sư Trần Vũ Hải cũng đã “hiến kế tăng thu và giảm chi ngân sách” bằng việc “hợp pháp hoá mại dâm”, dẫn tới việc “kích thích du lịch, giảm các vụ hiếp dâm và xâm phạm tình dục trẻ em, giảm thất nghiệp, giảm lao động tình dục nữ ra nước ngoài!”