Home Blog Page 1148

Dân bị ảnh hưởng của Facebook, ứng xử tệ với CSGT

VN ngày nay
( Tin tức thời sự ) – Theo 1 trung úy CSGT, do bị ảnh hưởng mạng xã hội nên nhiều người dân khi ra đường bị CSGT bắt đã nói những lời rất khó nghe.

Xung quanh thông tin phần nhiều các trường hợp người đi đường bị dừng xe kiểm tra đều có mắc lỗi nhưng chẳng ai tự nguyện, tự giác nộp phạt, ngày 29/7, trao đổi với báo Đất Việt, 1 trung úy CSGT ở Hà Nội thừa nhận thực tế.

Theo trung úy CSGT này, công việc của anh gặp rất nhiều trường hợp người dân vi phạm luật giao thông nhưng khi bị dừng xe thì chống đối, không chấp nhận nộp phạt hoặc có những lời nói thách thức cán bộ CSGT.

“Những người dân này có thể do bị ảnh hưởng của mạng xã hội, tiếp thu những tiêu cực trên đó nên mới có những suy nghĩ không tốt về CSGT. Bởi vậy, công việc của chúng tôi nếu không có tính kiềm chế cảm xúc hay nhẫn nại thì khó có thể xử lý được hết công việc một cách thông suốt”, trung úy CSGT nói.

Người phụ nữ lái ô tô lấn tuyến khi bị CSGT nhắc nhở đã xuống xe cự cãi, xúc phạm lực lượng chức năng. Ảnh cắt từ clip

Trung úy CSGT này kể, trước đó anh cũng đã từng gặp trường hợp khi dừng xe vi phạm để kiểm tra giấy tờ nhưng người này không những không đưa còn đe dọa có người nhà làm to trong ngành công an rồi dọa cho anh nghỉ việc.

“Thực sự công việc đứng đường nhiều thời gian đã áp lực lắm rồi, khi gặp những trường hợp đó tôi cũng bức xúc lắm chứ nhưng vì công việc nên tôi đành phải tìm  cách giao tiếp với họ với 1 thái độ thân thiện.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng làm được điều đó, vì đường đông hay có sự cố gì trên đường là chúng tôi phải đến giải quyết liền trong khi những chuyện như này không ngày nào là không diễn ra”, trung úy CSGT nói thêm.

Cũng theo trung úy này, hồi còn học đại học, anh được đào tạo kỹ năng giao tiếp nên anh đã vận dụng nó trong công việc. Theo anh, nếu không có những kỹ năng này mà cứ đôi co với dân thì hết ngày cũng không giải quyết được việc gì.

Như trước đó, trên báo Pháp luật TP.HCM có bài viết về phản ứng của người dân khi bị CSGT yêu cầu dừng xe.

Theo đó, phần nhiều khi bị kiểm tra hành chính, người tham gia giao thông đều có một lỗi nhỏ nào đó, ví dụ không đem bằng lái, không có bảo hiểm xe, quên bật xi nhan, tranh thủ vượt đèn vàng… Vì muốn giải quyết nhanh, người vi phạm sẽ dúi tiền cho CSGT để không phải lập biên bản.

Mất tiền ai mà không tức nên dúi xong sẽ càm ràm vài câu. Đó là 90% phản ứng của người dân, 10% còn lại sẽ chống đối, cự cãi, chạy trốn, thậm chí ẩu đả với CSGT khi bị thổi phạt.

Tâm lý sai nhưng ghét bị phạt vì đụng chạm quyền lợi sâu xa bắt nguồn từ thói vô trách nhiệm đã ăn sâu trong số đông người dân.

Xã hội chúng ta đang sống tài nguyên, tiền của không thiếu nhưng có nhiều cái thiếu trầm trọng, trong đó có “trách nhiệm”.

Thu Hoài

Khảo sát về đề xuất tăng thuế VAT

0

Trên báo Dân trí, một cuộc khảo sát về đề xuất tăng thuế VAT từ 10% lên 12% vào năm 2019 của Bộ Tài chính, kết quả có đến 98,47% người tham gia khảo sát không đồng ý.

Điều này hoàn toàn dễ hiểu và phản ánh đúng suy nghĩ của người dân. VAT là thuế gián thu, hiểu nôm na là khi mua hàng người dân đang phải đóng 10% giá trị món hàng cho nhà nước. Với đề xuất của Bộ Tài chính, số tiền người dân phải đóng tăng thêm 20%. Trong lúc còn đang phải thắt lưng buộc bụng, giật gấu vá vai, chắt bóp từng đồng, chẳng mấy người muốn bị móc túi ngày một nhiều hơn.

Tôi rất hiểu trong bối cảnh ngân sách khó khăn, sớm muộn gì họ cũng tăng cường moi tiền từ túi nhân dân. Với tình hình hiện nay, tôi không chấp thuận với đề nghị tăng thuế của Bộ Tài chính.

Tôi chỉ đồng ý trong trường hợp sau đây:

1. Chính phủ có cam kết đến năm 2019, thu nhập của người dân tăng thêm tối thiểu 20%. Nếu thu nhập trung bình không tăng thêm tối thiểu 20%, thì không được phép tăng thu VAT từ 10% lên 12%.

2. Chính phủ phải cam kết cắt giảm số cán bộ công chức làm việc không hiệu quả, ăn bám vào ngân sách. Đến năm 2019, phải cắt giảm được 20% và trong tương lai phải tiếp tục cắt giảm.

3. Chính phủ cần cam kết cắt giảm chi tiêu công. Đến năm 2019, chi tiêu bằng tiền ngân sách, gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển đều phải giảm tối thiểu 20%. Tất nhiên, không giảm bằng cách thu hẹp uy mô, mà giảm những khoản thất thoát, lãng phí, tăng cường hiệu quả đầu tư.

4. Chính phủ phải cam kết năm 2019 chấm dứt tình trạng cả rừng thủ tục hành chính hành doanh nghiệp. Phải tinh giản mọi khâu kiểm soát hành chính để đạt được kết quả chi phí cho các khâu hành chính của doanh nghiệp phải giảm tối thiểu 20%.

5. Chính phủ phải có cam kết chống thất thoát từ hoàn thuế VAT, phải có con số cụ thể vào năm 2019, giảm được bao nhiêu số thuế thất thoát này. Đồng thời, phải có cam kết phải chống chuyển giá với những con số rất cụ thể.

6. Chính phủ phải có cam kết chống tham nhũng. Các vụ tham nhũng, lãng phí bị phanh phui, nhất thiết phải thu hồi lại được tiền tham nhũng. Đồng thời, đến năm 2019, phải công khai trước toàn dân một cơ chế kiểm soát quyền lực để chặn đứng tội phạm tham nhũng ngay từ trong trứng nước!

Nếu cam kết làm được những điều này, thì tôi tin nhân dân sẽ chấp nhận cho tăng thuế. Tuy nhiên, làm được như vậy thì cần gì tăng thuế nữa!?

Đánh chặn thương thảo Virginia – Việt Nam về thương mại: Cập nhật diễn tiến

0
Ở Hoa Kỳ sẽ có nhiều nghìn “Trịnh Vĩnh Bình”

Mạch Sống, ngày 21 tháng 8, 2017

https://machsongmedia.com

Một số dân biểu của tiểu bang Virginia đã hưởng ứng lập trường của BPSOS đối với bản thoả thuận thư (MOU) về thương mại mà Văn Phòng Thống Đốc Virginia vừa ký với Việt Nam. Trong văn thư gửi Văn Phòng Thống Đốc Virginia, BPSOS yêu cầu 4 điểm: (1) đình chỉ ngay việc triển khai MOU, (2) thẩm định mức tài sản của cư dân Virginia bị chính quyền Việt Nam cướp đoạt, (3) đưa vấn đề bồi thường cho các cư dân này vào MOU, và (4) lập hội đồng tư vấn để bảo đảm việc thực hiện 3 điều trên – hội đồng tư vấn này phải gồm đại diện của nạn nhân, luật sư của BPSOS và đại diện của cộng đồng Việt tại Virginia.

Thứ Sáu 18 tháng 8, Dân Biểu Bob Marshall (Cộng Hoà, địa hạt cử tri số 13 của Virginia) đã chính thức yêu cầu Văn Phòng Thống Đốc gửi các tài liệu, bao gồm mọi biên bản họp và danh sách người tham gia họp, các tài liệu và số liệu do chính quyền Việt Nam cung cấp, và mọi truyền thông qua lại với Hiệp Hội Doanh Nhân Việt Nam ở Nước Ngoài liên quan đến bản MOU.

“Với các thông tin này chúng ta sẽ nắm rõ mọi diễn tiến và vai trò của các cá nhân và tổ chức liên quan đến bản MOU”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích.

Trước đó, Dân Biểu Kaye Kory (Dân Chủ, địa hạt cử tri số 38) cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của BPSOS. Bà đã kêu gọi 2 vị Dân Biểu Liên Bang Don Beyer và Gerry Connolly cùng với 2 Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Mark Warner và Tim Kaine cùng nhập cuộc. Các dân biểu và thượng nghị sĩ này đều cùng Đảng Dân Chủ với Thống Đốc Terry McAuliffe của Virginia.

DB Bob Marshall (thứ 2 từ trái) tại buổi họp ở trụ sở BPSOS, Falls Church, VA, ngày 17/08/2017 (ảnh BPSOS)

Văn phòng của nữ Dân Biểu Liên Bang Barbara Comstock (Cộng Hoà) cho biết là vị Chánh Văn Phòng của họ đang nghiên cứu hồ sơ và sẽ sắp xếp một buổi họp với các cử tri bị mất tài sản do chính quyền Việt Nam tịch thu mà không bồi thường.

Tại buổi hội luận ngày 19 tháng 8 ở trụ sở của BPSOS tại Falls Church, Bắc Virginia, Ông Đinh Hùng Cường, Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn, Maryland và Virginia cho biết là ứng cử viên Thống Đốc Ed Gillespie của Đảng Cộng Hoà đã trả lời văn thư của tổ chức cộng đồng và bày tỏ sự ủng hộ các đòi hỏi trong đó.

“Năm nay là năm tranh cử ở Virginia nên tiếng nói của cử tri rất quan trọng,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích. “Chúng ta không chỉ vận động các giới chức đương nhiệm mà các ứng cử viên để tạo áp lực lên các vị đương nhiệm đang tái tranh cử.”

Ts. Lolita Mancheno-Smoak, ứng cử viên dân biểu tiểu bang địa hạt 42, là một trong số người đã hưởng ứng ngay từ đầu nỗ lực của BPSOS và tổ chức cộng đồng vùng Hoa Thịnh Đốn. Bà đã có mặt tại buổi họp ngày 17 tháng 8 cũng như buổi hội luận ngày 19 tháng 8 ở trụ sở BPSOS.

Ts. Mancheno-Smoak tại buổi hội thảo về phương cách đối phó với MOU Virginia-Việt Nam, ngày 19/08/2017 (ảnh Richard Mai)

Ts. Thắng cho biết là hiện nay tổ chức BPSOS có trên 20 hồ sơ của công dân Mỹ gốc Việt trong tiểu bang Virginia bị chế độ cộng sản ở Việt Nam cướp trắng tài sản. Các hồ sơ này thuộc Chương Trình Công Dân Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản mà BPSOS đã bắt đầu thu thập từ năm 2013.

“Trong 4 năm qua BPSOS vẫn lẳng lặng xúc tiến chương trình này, và bây giờ là thời điểm thuận lợi để ép chế độ vào luật chơi của thế giới tự do khi họ hội nhập toàn cầu,” Ts. Thắng nói. “Sắp đến họ sẽ phải đối mặt với nhiều nghìn trường hợp ở Hoa Kỳ tương tự vụ kiện của Ông Trịnh Vĩnh Bình ở Hoà Lan.”

Bài liên quan:

“Nhóm kết nghĩa” đánh chặn triển vọng thương mại Virginia – Việt Nam
https://machsongmedia.com/vietnam/quanhemyviet/1240-2017-08-15-05-26-50.html

Công dân Mỹ kêu gọi TT Trump: Dự APEC nhưng tẩy chay TP Đà Nẵng và Sun Group
https://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1228-2017-06-26-16-46-30.html

3 trọng tâm của BPSOS cho năm 2017: bảo vệ tự do tôn giáo, chống tra tấn và đẩy lùi nạn cướp đất
https://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1227-2017-06-26-16-05-26.html

Bọn Quân Phiệt Việt

0
RFA

“Trần trụi trước miệng sói”

Tình thế “trần trụi trước miệng sói” của Việt Nam đã khiến những chuyến thăm qua, viếng lại của các viên chức Việt Nam và Hoa Kỳ nảy lên mầm hy vọng trong lòng công chúng Việt Nam. Những tuyên bố hợp tác, đặc biệt là về quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, những tin kiểu như năm tới, lần đầu tiên, một hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ sẽ ghé thăm Việt Nam có tác dụng “an thần,” chúng không trị “căn,” không giúp Việt Nam có một đối trọng đủ thực lực để kiểm chế Trung Quốc.(G.Đ – Người Việt Online)

Mãi tới xế chiều tôi mới chợt nhận ra là mình có chút máu giang hồ (vặt). Cứ hễ vợ con sểnh mắt ra chút xíu là tôi lại vội vã khoác ba lô, chạy vù ra phi trường, hối hả bay ngay đi đâu đó. Bởi cứ đi hoài nên có lúc tôi bị lạc.

Tôi lạc tới một huyện lỵ nhỏ bé, sống bằng nghề nông, giữa miền Trung nước Thái. Nơi đây có con sông Chao Phraya hiền hoà, đậm sắc phù sa, chầm chậm trôi qua. Dòng nước đỏ luôn cuốn theo những đám lục bình, cùng mấy cọng hoa bèo tim tím.

Chiều ở chốn này cũng tím, và tím nhạt nhoà đến tận chân trời. Duy chỉ cây cỏ cùng đồng lúa là bát ngát xanh, và luôn lượn quanh bởi mấy cánh cò trăng trắng.

Tôi sinh trưởng ở cao nguyên nên nhìn thấy sông ngòi, đồng ruộng là đâm ra mê mẩn, cứ như kẻ bị hớp hồn. Sông nước và ruộng đồng có sức quyến rũ lạ lùng khiến tôi chỉ muốn ở luôn, quên bẵng đi rằng mình đã đến đây chỉ vì lạc bước!

Cảnh vật yên bình, tĩnh lặng tựa một bức tranh mà tôi lại còn lọt vô một khu resort ế khách và vắng tanh (như chùa Bà Đanh) nằm giữa đồng không mông quạnh. Chả có chi xung quanh ngoài côn trùng, ếch nhái, sáo cò, và loài chim cu gáy.

Qua đến tuần lễ thứ hai tôi mới bắt đầu cảm thấy hơi (hơi) trống vắng, và chợt thèm nghe lại tiếng người nên bèn mở TV coi chơi chút xíu. Hoá ra chương trình truyền hình của tất cả mọi đài ở Thái, theo luật định, đều phải dành hẳn mươi mười lăm phút (hằng đêm) để trình chiếu về sinh hoạt của Hoàng Gia.

Đại khái là bữa qua nhà vua vừa thăm chỗ này, bữa nay công chúa đã ghé qua chỗ nọ, ngày mai hoàng hậu sẽ viếng chỗ kia … Đến đâu thì cũng chừng đó chuyện: khai từ, thắp hương, dâng hoa, qùi lậy… Ngó (hoài) chán muốn chết luôn!

Thảo nào mà Hoàng Tử Harry, người đứng vị trí thứ 5 trong danh sách thừa kế ngôi vị của Nữ hoàng Elizabeth, đã nói trong một cuộc phỏng vấn (hồi tháng 6 năm nay) rằng: “Không ai trong Hoàng Gia Anh muốn lên ngôi cả,” và “Thỉnh thoảng, tôi vẫn có cảm giác mình sống trong một hồ cá vàng.”

Nghe thiệt… ớn chè đậu!

Thái Tử Vajiralongkorn lại ở vào một cảnh khác, muốn hay không thì cũng phải nối ngôi thôi. Bởi vậy dù hoàn toàn không thiết tha gì ráo với ngai vàng, và dư luận thì rõ ràng cũng chả đồng thuận gì cho lắm, ông vẫn trở thành vị vua thứ 10 (Rama X) của vương triều Chakri.

Hoàng tộc Thái, tất nhiên, cần phải có một vị quốc vương. Đám tướng lĩnh Thái Lan cũng thế. Chế độ quân phiệt ở đất nước này vốn hơi nhiều tai tiếng nên cần một liên minh, có truyền thống lịch sử, đứng liền một bên … cho nó đỡ khó coi!

Thảo nào mà ở Thái tôi nhìn đâu cũng thấy chân dung đức vua Bhumibol Adulyadej, Rama IX. Nay mới hiểu ra là không phải vô cớ mà ngân quĩ quốc gia dành một số tiền không nhỏ cho việc quảng bá những hình ảnh nhân từ và khả ái của ông. Đây là việc “an dân,” chứ không phải là chuyện tình cờ – theo như cách nghĩ ngây thơ, trước giờ, của một anh thường dân (dấm dớ) như tôi.

Tuy biết không nhiều về nội tình nước Thái, và chỉ bằng cảm quan của một tên lãng tử, tôi vẫn tin rằng chế độ quân phiệt Thái (tương đối) khả kham – nếu so với tình hình kinh tế và chính trị của những nước láng giềng.

Ở Thái dễ thở hơn ở Tầu là cái chắc. Dân Thái sống khoẻ hơn dân Miên, dân Miến, dân Lào, và dân Phi xa lắc. Đám tướng lãnh Thái biết giới hạn lòng tham, và trọng pháp. Họ không vội vã, tựa những tên cướp giựt  trên một con tầu vét (tốc hành) như đám lãnh đạo – hiện nay – ở Việt Nam.

Sự chênh lệch giữa giàu/nghèo ở Thái không đến nỗi nào. Mức sống giữa thôn quê và thành thị cũng chả khác là bao. Người dân nơi đâu trông cũng no đủ, tươm tất, và đều có vẻ an bình.

Chim trời cá nước cũng thế. Chúng bay rợp trời hay chen chúc lúc nhúc khắp nẻo sông hồ. Nhà nước Thái Lan không theo đuổi chính sách tận thu nên dân chúng không buộc phải tận diệt, theo kiểu chích cá điện, như ở Việt Nam. Dân Thái còn có niềm tin vào tương lai. Dân Việt thì không. Chúng ta sống như thể là ngày mai sẽ không bao giờ đến.

Theo số liệu, tính đến năm 2016, tổng sản phẩm nội địa của Thái Lan là 390.592 USD (đứng thứ 28 thế giới, đứng thứ 9 châu Á và đứng thứ 2 Đông Nam Á sau Indonesia). Chỉ bằng vào mấy con số này cũng đủ để thấy sự khác biệt lớn lao giữa chế độ quân phiệt Thái Lan và đảng phiệt Việt Nam.

Một thế lực quân phiệt?

000_RD47W.jpg
Tướng Ngô Xuân Lịch thăm Mỹ hôm 8/8/2017. AFP

Vấn đề e chưa dừng ở đó. Vừa qua, trên mảnh đất Đồng Tâm và sân bay Tân Sơn Nhất, đám tướng lĩnh Việt đã không chỉ xuất hiện như một nhóm lợi ích mà còn là một thế lực quân phiệt hẳn hòi.

Nói cho nó công bằng thì chủ nghĩa quân phiệt (đúng nghĩa) với chủ trương “hiếu chiến và trang bị đến tận răng” vẫn có thể được xem là thể chế khả dụng khi đất nước đang bị đe dọa vì họa ngoại xâm. Cái kẹt là đám quân phiệt ở Việt Nam lại không hiếu chiến xíu. Biên cương bị xâm lấn, biển đảo bị xâm chiếm mà họ chỉ bám bờ, để mặc dân bám biểm.

Không chỉ hiếu hoà, họ lại còn vô cùng hiếu hỉ nữa. Từ Đài Bắc, ký giả Wendell Minnick có bài tường thuật (“Can the US get a foot in Vietnam’s door?”) đọc được vào hôm 25 tháng 7 như sau:

“Một cuộc họp giữa các quan chức Bộ Quốc Phòng CSVN và giới kỹ nghệ vũ khí Hoa Kỳ đã chấm dứt đột ngột khi những quan chức trong Bộ Quốc Phòng cộng sản cho biết tất cả mọi buôn bán vũ khí cho Việt Nam phải được cắt ra 25% tổng số tiền để cho vào túi riêng của các quan chức CSVN.” (“an arms sale would require 25% off the top”, bản dịch Dân Làm Báo).

Theo cách nói của tác giả Tô Văn Trường thì đây là cách hành xử “ngu và tham.” Không chỉ tham và ngu mà họ còn sẵn sàng qụy lụy (“bent the knee”) nữa, như nguyên văn cách dùng chữ của nhà báo Bill Hayton, đọc được trên trang Foreign Policy Magazine, vào hôm 31 tháng 7 năm 2017:

Vietnam’s history is full of heroic tales of resistance to China. But this month Hanoi bent the knee to Beijing, humiliated in a contest over who controls the South China Sea, the most disputed waterway in the world. (“Việt Nam đầy những câu chuyện anh hùng về cuộc kháng chiến chống Tàu. Nhưng tháng này Hà Nội đã quì gối, bị làm nhục trong cuộc cạnh tranh về việc ai kiểm soát Biển Đông, vùng biển có nhiều quốc gia tranh chấp nhất thế giới.” translated by Phạm Nguyên Trường).

Hai kẻ bị chỉ đích danh “qùi gối” trước Tầu không ai khác hơn là Bí Thư Quân Ủy Trung Ương Nguyễn Phú Trọng và Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch. Ấy vậy mà mấy hôm sau chính ông bộ trưởng lại là kẻ đi Tây cầu viện.

Với tâm thế tráo trở và qụi lụy của bọn quân phiệt Việt Nam hiện nay thì Ngô Xuân Lịch phải lên đến Giời (cầu cứu) mới có chút hy vọng, chứ sang Mỹ thì cũng chả nước mẹ gì. Phen này, chúng mày chắc chết – chết chắc. Còn dân Việt thì không cách chi thoát Tầu, nếu chưa thoát Cộng.

Mexico muốn kéo Cuba rời xa Venezuela

0
VOA

Ngoại trưởng Mexico đang có mặt ở Havana hy vọng thuyết phục Cuba, một trong những đồng minh hàng đầu của Venezuela, hỗ trợ giải tỏa căng thẳng chính trị ở quốc gia Nam Mỹ từng nổi tiếng qua các cuộc thi hoa hậu quốc tế.

Reuters dẫn lời một giới chức cao cấp của Mexico cho biết Ngoại trưởng Luis Videgaray sẽ tìm hiểu quan điểm của Cuba về khủng hoảng Venezuela và cách xoa dịu hoặc kiểm soát cuộc chuyển tiếp ở Venezuela cũng như tác động của việc này.

Mexico có thể sẽ phải vất vả trong mục tiêu thuyết phục Cuba tham gia nỗ lực này. Venezuela, đồng minh chiến lược và ý thức hệ gần gũi nhất với Cuba, đã đổ vào Cuba hàng tỷ đô la dầu và viện trợ kể từ đầu thế kỷ này.

Chuyến công du của Ngoại trưởng Mexico cũng nhằm trấn an Cuba rằng Mexico sẽ nhảy vào hỗ trợ Cuba nếu Venezuela sụp đổ.

Mexico quyết định dẫn đầu các nỗ lực trong khu vực chống lại Venezuela, một phần nhằm đảm bảo những lợi thế khi tái thương thuyết Hiệp định Tự do Thương mại với Mỹ, theo các giới chức Mexico và Hoa Kỳ.

Mỹ – Nam Hàn vẫn tập trận bất chấp đe dọa của Bình Nhưỡng

0
RFA

Bất chấp những lời chỉ trích lẫn đe dọa đến từ Bình Nhưỡng, quân đội Hoa Kỳ và Nam Hàn vẫn tiến hành cuộc tập trận quan trọng thường niên, nhằm đo lường khả năng chiến đấu chung của binh sĩ 2 nước trong trường hợp chiến tranh xảy ra.

Cuộc tập trận kéo dài 10 ngày mang tên “Người Bảo Vệ Tự Do Ulchi” bắt đầu từ sáng sớm hôm nay, với sự tham dự của 50.000 binh sĩ Nam Hàn và 17.500 binh sĩ Mỹ. Bà Michelle Thomas, phát ngôn viên quân sự Hoa Kỳ, nói rằng mục tiêu nhằm để phòng trường hợp có biến động lớn xảy ra, vì mục tiêu hàng đầu của chính phủ Mỹ là bảo vệ an ninh cho đồng minh Nam Hàn.

Trước khi cuộc tập trận hỗn hợp Hàn-Mỹ diễn ra, các giới chức cao cấp của Hoa Kỳ đều lên tiếng cho hay một mặt mong giải quyết căng thẳng với Bình Nhưỡng qua giải pháp ôn hòa, nhưng mặt khác vẫn phải đề phòng trường hợp tình huống xấu nhất có thể xảy ra, do Bắc Hàn gây nên.

Một trong những người đưa ra lời tuyên bố này là Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Mỹ Joseph Dunford. Tuần trước khi ghé Seoul, Tokyo và Bắc Kinh, Tướng Dunford nhấn mạnh ở điểm không thể để yên cho Bắc Hàn phát triển tên lửa đạn đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân,  và sử dụng loại võ khí này để đe dọa tấn công Hoa Kỳ và các nước đồng mình của Mỹ.

Tại Seoul, Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in cho báo chí biết rằng cuộc tập trận không nhằm mục đích tăng thêm mức độ căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, mà chỉ nhắm vào mục đích phòng vệ trước nguy cơ tình huống xấu không thể lường trước được. Tổng Thống Nam Hàn cũng kêu gọi Bắc Hàn không nên lấy cớ cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn để tiếp tục những hành động mang tính gây hấn.

Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng cả Hoa Kỳ, Nam và Bắc Hàn phải nỗ lực hơn nữa để giảm bớt mức độ căng thẳng hiện giờ. Bà Hoa Xuấn Oánh cũng nói là cuộc tập trận Mỹ-Hàn không thể làm giảm bớt căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên.

Cùng một lập luận đó, bài xã luận đang trên tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao Động Bắc Hàn chỉ trích cuộc tập trận là hành động thiếu cân nhắc, cố ý đổ thêm dầu vào lửa, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Công nhận Việt Nam Cộng Hòa hay không thì quốc gia đó đã từng tồn tại: Luật sư Lê Công Định

0
Kính Hòa RFA
2017-08-21

Việt Nam vừa cho ra đời một bộ sách lịch sử mới, trong đó tên gọi Việt Nam Cộng hòa được dùng để chỉ chế độ chính trị tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

Một số ý kiến trên tờ Tuổi Trẻ trong nước cho rằng việc thừa nhận Việt Nam Cộng hòa là một bước tiến quan trọng trong việc viết sử tại Việt Nam.

Luật sư Lê Công Định cho rằng điều đó không có nghĩa như vậy.

Luật sư Lê Công Định: Tôi thấy đôi khi họ vẫn dùng nguyên tên của Việt Nam Cộng hòa, tuy nhiên trên các văn bảng, hay truyền thông họ vẫn dùng song song với những từ như là ngụy quân ngụy quyền. Nếu gọi là có nhẹ đi thì tôi nghĩ nó chỉ thỉnh thoảng thôi, chứ nó không phải là một xu hướng, và đây cũng không phải là một sự công nhận chính thức gì cả. Giới sử học từ xưa đến giờ vẫn đi theo cách gọi của nhà cầm quyền, mà lẽ ra với tư cách những người viết sử, thì họ phải có một thái độ trung lập. Đằng này họ bị ảnh hưởng, và tôi nói thẳng là họ bị nô lệ cho sự tuyên truyền của nhà cầm quyền. Thì bây giờ họ có dùng lại đúng từ Việt Nam Cộng hòa, hay là không dùng những thuật ngữ như là ngụy quân ngụy quyền để chỉ quân đội Sài Gòn hay chính quyền Sài Gòn, thì đây chỉ là sự trở lại một chuẩn mực mà lẽ ra họ phải trở lại từ lâu rồi với tư cách những người viết sử. Cho nên là việc họ dùng lại một cách chính thức Việt Nam Cộng hòa thì cũng chỉ để cho thấy họ bắt đầu có khuynh hướng trung lập mà thôi chứ không có sự chính thức công nhận nào từ phía nhà nước này.

Kính Hòa: Tờ báo Tuổi Trẻ hầu như là tờ duy nhất nói đến bộ sử 15 quyển này, có đưa ra những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có ý kiến đi xa hơn nói rằng công nhận Việt Nam Cộng hòa là một bước tiến?

Luật sư Lê Công Định: Việc ra đời bộ sử mới trong đó dùng từ Việt Nam Cộng hòa nó khích lệ rất nhiều người quan tâm đến thời cuộc vì từ xưa đến giờ quan điểm chính thống của nhà cầm quyền là luôn luôn phủ nhận chế độ Sài Gòn. Điều đó làm nhiều người phấn khởi cho rằng đây là một thay đổi lớn của chính quyền này. Tôi thì tôi thấy đó chỉ là cái cách dùng tên cho đúng trở lại, còn cái việc mà nhà nước này có xem Việt Nam Cộng hòa như là một quốc gia hay không thì đến giờ họ không có một tuyên bố chính thức nào cả.

Cho nên tôi vẫn giữ một thái độ dè dặt là có một sự thay đổi lớn trong việc nhìn nhận thể chế chính trị ở miền Nam.

Kính Hòa: Có những lý do thực tiễn là để bảo vệ biên giới hải đảo thì họ phải công nhận quốc gia Việt Nam Cộng hòa, ông thấy rằng đó có thể là một điều mà họ sẽ làm hay không?

Luật sư Lê Công Định: Thực ra chính quyền này có công nhận Việt Nam Cộng hòa hay không, thì cũng không thay đổi được một thực tế là chính quyền ở miền Nam Việt Nam vẫn tồn tại như một quốc gia từ năm 1955 đến năm 1975. Xét về công pháp quốc tế thì việc công nhận một quốc gia nằm trong một bối cảnh quốc tế là sự công nhận của các quốc gia khác. Mặt khác chế độ Việt Nam Cộng hòa cũng không còn nữa, thì sự công nhận nó cũng chẳng đem lại một hệ lụy về phương diện pháp lý nào trong việc bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa, xét trên phương diện công pháp quốc tế, bởi vì hai quốc gia đã từng tồn tại song song với nhau cho đến 1975, thì chế độ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thừa hưởng toàn bộ chính quyền ở miền Nam, thì dù cho họ có công nhận Việt Nam Cộng hòa hay không thì sự thừa kế pháp lý đã diễn ra rồi. Hoàng Sa và Trường sa cũng sẽ được giải quyết như vậy, chứ không phải chờ đến một sự nhìn nhận nào của chính quyền này thì mới có thể giải quyết vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa.

Kính Hòa: Có ý kiến cho rằng nếu có sự thừa nhận nào đó thì có lợi cho việc hòa giải hòa hợp dân tộc, ông thấy đúng không?

Bên thắng trận lại không có sự độ lượng, thể hiện cái đẳng cấp chính trị của mình để công nhận một quốc gia, mà quốc gia đó đã bại trận trong cuộc chiến đối đầu với mình.
-Luật sư Lê Công Định.

Luật sư Lê Công Định: Xét về chuyện đó thì đúng vì đó là sự thừa nhận mặc nhiên về phương diện chính trị. Do đó nó gửi tín hiệu tốt cho vấn đề hòa hợp và hòa giải dân tộc. Nhưng hòa hợp hòa giải dân tộc đòi hỏi những vấn đề khác, như là cách đối xử đối với quân nhân của chế độ cũ, với nghĩa trang những người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến, chứ không chỉ cần sự thùa nhận danh xưng Việt Nam Cộng hòa là nói lên tất cả cái thái độ muốn hòa hợp hòa giải dân tộc.

Chúng ta thấy trong 42 năm vừa qua, sự hòa hợp hòa giải dân tộc đó cũng chỉ trên đầu môi chót lưỡi mà thôi, không có một thực chất nào cả. Chúng ta hãy chờ xem sau cái diễn biến mới là sự ra đời của bộ sách lịch sử này thì chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc của chính quyền này có thực tâm hay không, hay chỉ là sự bật đèn xanh cho giới sử học dùng lại danh xưng Việt Nam Cộng hòa.

Tôi chỉ thấy buồn cười là bên thắng trận lại không có sự độ lượng, thể hiện cái đẳng cấp chính trị của mình để công nhận một quốc gia, mà quốc gia đó đã bại trận trong cuộc chiến đối đầu với mình, mà sợ hãi cái tên gọi Việt Nam Cộng hòa. Họ phải dùng những từ ngữ của thời phong kiến, giống như trong cuộc chiến giữa Tây Sơn và Chúa Nguyễn, khi Chúa Nguyễn thắng trận rồi thì gọi triều Tây Sơn là triều ngụy. Có gọi là ngụy đi chăng nữa, thì triều Tây Sơn vẫn tồn tại trong lịch sử như một quốc gia, nó cũng đã từng thành công, và dĩ nhiên nó thất bại nó mới chấm dứt.

Bây giờ họ có thay đổi đi chăng nữa thì nó cũng chẳng nói lên được điều gì. Đối với những người quan tâm tới chính thể Việt Nam Cộng hòa, cũng như những thành tựu xét về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục, thì trong lòng họ cũng đã có một sự tôn trọng đối với Việt Nam Cộng hòa rồi. Còn chính quyền này thì khi họ thế này, khi họ thế khác, thực ra chẳng có gì thay đổi cả. Tôi cũng chẳng quan tâm, và cũng chẳng tin cái thực tâm của họ.

Phấn trẻ em Johnson & Johnson có nguy cơ gây ung thư?

0
VOA

Một bồi thẩm đoàn ở bang California ngày 21/8 ra lệnh cho công ty Johnson & Johnson phải trả 417 triệu đô la cho một nữ khách hàng kiện hãng sản xuất đồ dùng trẻ em nổi tiếng thế giới này rằng bà bị ung thư buồng trứng sau một thời gian dùng phấn bột trẻ em của Johnson cho mục đích vệ sinh phụ nữ.

Bồi thẩm đoàn Tòa tối cao Los Angeles bênh vực bà Eva Echeverria, một cư dân California, và đây là vụ kiện lớn nhất cáo buộc công ty Johnson & Johnson đã không khuyến cáo thích hợp cho khách hàng về các nguy cơ ung thư từ những sản phẩm phấn bột của công ty.

Bản án bao gồm 70 triệu bồi thường thiệt hại và 347 triệu tiền phạt thiệt hại.

Đây là một đòn giáng nặng nề cho hãng Johnson & Johnson vốn đang đối mặt với 4800 đơn kiện tương tự trên toàn quốc và đã bị tuyên phạt hơn 300 triệu đô la trong các bản án ở Missouri.

“Chúng tôi sẽ kháng án vì chúng tôi làm theo khoa học vốn hậu thuẫn độ an toàn của phấn bột trẻ em Johnson,” hãng loan báo.

Đơn kiện của Echeverria là một trong số hàng trăm đơn kiện tại California về sản phẩm phấn bột vừa kể.

Đương đơn, 63 tuổi, nói bà phát triển ung thư buồng trứng sau nhiều chục năm dùng các sản phẩm của hãng Johnson’s.

Luật sư của bà nói hãng Johnson & Johnson khuyến khích phụ nữ dùng các sản phẩm của hãng mặc dù biết rõ về các cuộc nghiên cứu liên kết ung thư buồng trứng với việc dùng phấn bột nơi bộ phận sinh dục.

Vụ kiện này theo sau 5 vụ trước đó ở tòa án bang Missouri.

Hãng Johnson & Johnson thua 4 vụ trong số các đơn kiện này. Trước vụ kiện hôm nay, án phạt lớn nhất lên tới 110 triệu đô la.

Hàng Bắc Triều Tiên gửi tới cơ quan võ khí hóa học Syria bị chặn

1
VOA

Trong nửa năm qua có hai chuyến hàng của Bắc Triều Tiên chuyển tới một cơ quan chính phủ Syria chịu trách nhiệm cho chương trình võ khí hóa học của Syria bị chặn, theo một phúc trình mật của Liên hiệp quốc về các vi phạm trừng phạt của Bình Nhưỡng.

Reuters ngày 21/8 dẫn báo cáo do một ủy ban Liên hiệp quốc gồm các chuyên gia độc lập thực hiện đệ nạp cho Hội đồng Bảo an trong tháng này nhưng phúc trình không nêu rõ chi tiết về thời gian, địa điểm, và số hàng thu được.

Báo cáo dày 37 trang cho biết ủy ban đang điều tra về hợp tác võ khí và hợp tác về phi đạn đạn đạo hay võ khí hóa học giữa Syria và Bắc Triều Tiên, kể cả hợp tác về các chương trình phi đạn Scud của Syria và hợp tác sửa chữa-bảo trì hệ thống phòng không phi đạn đất đối không của Syria.

Phái bộ ngoại giao của Bắc Triều Tiên và Syria tại Liên hiệp quốc chưa lên tiếng bình luận về tin này.

Các chuyên gia Liên hiệp quốc cũng cho hay họ đang điều tra việc sử dụng chất độc thần kinh VX trong vụ sát hại người anh cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Kim Jong Un là ông Kim Jong Nam tại Malaysia hồi tháng 2 năm nay. Vụ này có dính tới một nghi can người Việt tên Đoàn Thị Hương.

Syria đồng ý hủy bỏ các võ khí hóa học của mình vào năm 2013 theo một thỏa thuận do Mỹ và Nga làm trung gian. Tuy nhiên, giới ngoại giao và giới thanh sát võ khí quốc tế nghi ngờ Syria có lẽ vẫn bí mật duy trì hay phát triển khả năng võ khí hóa học mới.

Trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 6 năm nay ở Syria, người ta tin rằng chất độc thần kinh sarin đã được dùng ít nhất hai lần trong khi việc sử dụng chất chlorine như một võ khí vẫn còn tràn lan.

Chính phủ Syria đã nhiều lần bác mọi tố cáo về việc sử dụng võ khí hóa học.

Bình Nhưỡng: Cuộc tập trận Mỹ-Hàn khơi mào chiến tranh hạt nhân

0
VOA

Hoa Kỳ và Hàn Quốc đầu tuần này khởi sự cuộc diễn tập quân sự chung đã hoạch định lâu nay, tăng nhiệt căng thẳng với Bắc Triều Tiên vì Bình Nhưỡng gọi đây là bước khinh suất hướng tới xung đột hạt nhân.

Mỹ và Hàn Quốc nói cuộc tập trận Ulchi Freedom Guardian chỉ nhằm tự vệ không nhằm gia tăng căng thẳng bán đảo Triều Tiên, nhưng Bình Nhưỡng lên án đây là một sự thao dượt chuẩn bị chiến tranh.

Cuộc tập trận kéo dài đến ngày 31/8 với sự tham gia cảu hàng chục ngàn binh sĩ.

Thông tấn xã trung ương của Bắc Triều Tiên nói “Điều này nhằm khơi mào cuộc chiến hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên bằng mọi giá.”

Bình Nhưỡng nói “tình hình bán đảo Triều Tiên đã rơi vào giai đoạn nghiêm trọng” cũng bởi hành động mà họ gọi là khinh suất, khơi mào chiến tranh nhắm vào miền Bắc này.

Một báo cáo mật của Liên hiệp quốc được Reuters ghi nhận hôm 21/8 cho thấy Bình Nhưỡng đã vi phạm các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp quốc bằng cách “cố tình dùng các kênh gián tiếp” để xuất khẩu các mặt hàng bị cấm và đã thu về 270 triệu đô la từ tháng 10/2016 tới tháng 5/2017.

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đồng lòng ban hành các lệnh cấm mới đối với Bình Nhưỡng ngày 5/8 cắt giảm giá trị xuất khẩu 3 tỷ đô la thường niên của Bắc Triều Tiên 1/3 sau khi nước này phóng thử 2 phi đạn đạn đạo xuyên lục địa hồi tháng 7.

Hoa Kỳ hiện có 28 ngàn binh sĩ đồn trú tại Hàn Quốc. Khoảng 17.500 quân nhân tham gia vào cuộc tập trận với nước chủ nhà trong tháng này, Ngũ Giác Đài cho hay.

Ngoài ra, cuộc thao dượt còn có sự góp mặt của binh sĩ các nước đồng minh khác của Hàn Quốc như Úc, Anh, Canada, Colombia, Đan Mạch, Hà Lan, và New Zealand.