Home Blog Page 1137

Hình ảnh Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng thời điểm bị bắt giữ bất ngờ xuất hiện

0
 Tri thức vn

Tối hôm 18/8, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV phát sóng bộ phim tài liệu “Trung Quốc pháp trị” và hình ảnh hai cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng thời điểm bị cơ quan chức năng bắt giữ điều tra đã xuất hiện trong bộ phim này.

Gần đây, Đài CCTV của Trung Quốc Đại Lục đã phát sóng tập phim tài liệu và bất ngờ tiết lộ hình ảnh hiếm hoi của Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu thời điểm bị bắt giữ (Ảnh chụp màn hình)

Đây là bộ phim tài liệu có tên gọi “Trung Quốc Pháp trị” do Bộ Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kết hợp với CCTV sản xuất. Hình ảnh hai ông Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng bất ngờ xuất hiện trong tập đầu tiên của bộ phim tài liệu.

Ông Quách Bá Hùng khi đó mặc áo sơ mi màu xanh nhạt, ngồi trước chiếc bàn phủ thảm xanh, cúi mặt nhíu mày. Đứng xung quanh ông có 3 người: một người mặc quân phục đứng bên trái, một người khác đứng trước mặt hướng dẫn ông Quách xem tài liệu, người còn lại đứng bên phải. Còn ông Từ Tài Hậu mặc đồ ngủ kẻ sọc, ngồi trước bàn màu trắng và cúi đầu xem tài liệu. Bên cạnh là một nhân viên mặc quân phục màu trắng và người còn lại mặc quân phục màu xanh.

Hình ảnh Quách Bá Hùng (trái), Từ Tài Hậu (phải) xuất hiện trong tập phim tài liệu phát sóng trên kênh truyền hình CCTV

Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu đã trở thành ủy viên Quân ủy Trung ương vào thời điểm Giang Trạch Dân nắm chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, và sau này hai ông đều được thăng lên chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Năm 2002, Giang Trạch Dân sau Đại hội 16 dù không còn là Tổng Bí thư ĐCSTQ nhưng vẫn nắm giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Đến năm 2004, khi ông Hồ Cẩm Đào tiếp nhậm vị trí này, thì Quách-Từ, hai cánh tay đắc lực của Giang đã luôn tìm cách khống chế quân quyền của ông Hồ. Đồng thời họ còn tuân theo cơ chế phân quyền “9 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị” theo ý nguyện của Giang. Ủy ban Chính trị và Pháp Luật của Chu Vĩnh Khang có thể thuận lợi phát triển thành một trung ương quyền lực thứ hai, không thể bỏ qua công lao của hai vị cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu.

Tờ South China Morning Post từng dẫn lời một đại tá trong quân đội ĐCSTQ đã về hưu cho hay, Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu đều là thân tín của Giang Trạch Dân, và chính hai người này đã đẩy ông Hồ Cẩm Đào vào thế bị cô lập.

Tháng 3/2015, thiếu tướng Dương Xuân Trường tại Viện Khoa học Quân sự của ĐCSTQ trong một bài phỏng vấn với kênh thông tấn Hồng Kông đã tiết lộ, quân đội gần như trở thành “người nhà” của Quách-Từ, và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Hồ Cẩm Đào thậm chí còn bị họ qua mặt.

Ông Tập Cận Bình sau khi lên nắm quyền đã tích cực chỉnh đốn quân đội. Ngày 15/3/2014, Từ Tài Hậu đã bị điều tra, đến ngày 30/6 cùng năm ông ta bị khai trừ khỏi ĐCSTQ, bị cáo cuộc hối lộ cùng một số tội danh khác, và bị chuyển cho Viện kiểm sát tối cao, cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc này.

Sau đó một năm, ngày 15/3/2015, Từ Tài Hậu đã tử vong. Ngày hôm sau (16/3), trang web của phía Quân đội ĐCSTQ đã đăng tải bài viết rằng: “Từ Tài Hậu qua đời vì mắc bệnh ung thư”.

Ngày 30/7/2015, Quách Bá Hùng bị khai trừ khỏi đảng, ông ta cũng bị cáo buộc hối lộ nghiêm trọng và vụ việc được bàn giao Viện Kiểm sát tối cao thụ lý. Đến ngày 4/4/2016, vụ điều tra Quách Bá Hùng đã khép lại. Theo thông báo chính thức, Quách Bá Hùng đã lạm dụng chức vị bản thân, mưu cầu lợi ích mà trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua người nhà) đã thụ nhận hối lộ, phạm tội vô cùng nghiêm trọng. Đến 25/7, Quách bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng, bị tước quân hàm thượng tướng. Tại tòa Quách Bá Hùng cũng tuyên bố sẽ không kháng án.

Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng ngoài việc tham ô tham nhũng, còn che giấu một bí mật lớn hơn: họ tích cực đầu quân cho tập đoàn Giang Trạch Dân khởi phát cuộc bức hại Pháp Luân Công từ năm 1999, lợi dụng quân đội và nguồn tư nguyên khổng lồ nắm trong tay để tiến hành mổ cướp tạng từ những người tập Pháp Luân Công bán kiếm lời.

Quân đội, cảnh sát vũ trang, hệ thống chính trị và pháp luật, y tế… của ĐCSTQ đã bắt tay hình thành một hệ thống mổ cướp tạng quy mô lớn từ những người tập Pháp Luân Công, bán nguồn tạng này mang về lợi nhuận khổng lồ, gây ra một “tội ác chưa từng có trên hành tinh này”.

Ngoài hai ông Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, hình ảnh một số quan chức cấp cao khác bị “ngã ngựa” như cựu Thứ trưởng Bộ công an Chu Vĩnh Khang, Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc Tô Vinh… cũng xuất hiện trong tập phim tài liệu. Những nhân vật này đều là những người từng tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công.

Minh Ngọc

Thua lỗ cũng phải nộp thuế: Chống thất thu hay tận thu?

0
TTO – Trong đề xuất sửa các luật thuế, Bộ Tài chính đưa ra nhiều quy định khắt khe như phải thanh toán qua ngân hàng với hóa đơn 10 triệu đồng, các tổ chức nước ngoài phải chịu thuế chuyển nhượng vốn 1% dù lãi hay lỗ…
*** Error ***
Quy định mua hàng hóa từ 10 triệu đồng trở lên phải thanh toán qua ngân hàng mới được đưa vào chi phí khiến việc thanh toán của doanh nghiệp rắc rối thêm. Trong ảnh: công nhân làm việc tại một công ty sản xuất giày dép – Ảnh: T.V.N.

Cũng theo đề xuất của bộ này, nếu góp vốn từ 25% trong một doanh nghiệp (DN) cũng bị xem là có quan hệ mẹ – con! Theo các chuyên gia, những điều khoản siết này sẽ khiến hoạt động của DN thêm khó khăn, chưa kể gây ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư.

Thêm rắc rối

Theo Luật thuế thu nhập DN hiện hành, hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN.

Tuy nhiên, trong lần sửa luật này, Bộ Tài chính kiến nghị quy định mức 10 triệu đồng bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng, tức là giảm một nửa so với trước.

Giải thích lý do của đề xuất này, Bộ Tài chính cho rằng hệ thống thanh toán qua ngân hàng đã phát triển. Hầu hết các địa điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ đã có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng.

Việc đưa ra quy định này nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, ngăn chặn gian lận trong việc khấu trừ, hoàn thuế GTGT, phòng chống rửa tiền và góp phần minh bạch hóa các giao dịch mua bán của DN.

Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản bên mua sang tài khoản bên bán (các tài khoản phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế) theo các hình thức thanh toán như: séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và DN cho rằng đề xuất này sẽ khiến việc thanh toán của DN rắc rối thêm.

Ông V.T.H., giám đốc một công ty nhập khẩu thép tại TP.HCM, dẫn trường hợp DN này phải đặt cọc cho khách hàng khoảng 3 triệu đồng/container khi muốn lấy hàng. Chẳng hạn nếu hàng về 4 container, tiền đặt cọc cộng với tiền lấy lệnh khoảng mười mấy triệu đồng, công ty có thể cầm tiền mặt ra cảng làm thủ tục rồi lấy hàng.

Nhưng khi áp dụng quy định mới, DN phải chuyển khoản, bên hãng tàu nhận được tiền mới làm thủ tục rất mất thời gian, chưa kể nếu hàng về cuối ngày mà chuyển khoản khác hệ thống ngân hàng, hãng tàu chưa cho làm thủ tục do tiền chưa về, DN lại tốn thêm tiền lưu bãi.

“Ngay cả khách hàng mua số lượng hàng dưới 20 triệu đồng trước đây có thể trả tiền mặt trực tiếp và lấy hóa đơn, nhưng nay phải chuyển khoản trước, công ty nhận tiền rồi mới xuất hàng, rất bất tiện nếu khách hàng cần gấp” – ông H. nói.

Giám đốc một công ty thương mại tại Q.1 cũng cho biết DN mua văn phòng phẩm gồm nhiều món, mỗi món trị giá 2-3 triệu đồng, nếu gom vô xuất một hóa đơn cũng trên 10 triệu đồng.

Nếu quy định mua món hàng 10 triệu đồng phải thanh toán qua ngân hàng, DN phải chọn mua những mối quen vì có thể chuyển khoản thanh toán sau, thay vì chọn chỗ có giá rẻ hơn do không được thanh toán sau.

“Mức 20 triệu đồng đã áp dụng nhiều năm, nếu tính thêm trượt giá đã rất thấp, chỉ nên nâng lên chứ không nên giảm” – ông này nói.

Bán lỗ cũng phải 
nộp thuế?

Trong đề xuất sửa đổi luật thuế, Bộ Tài chính cũng đề xuất bổ sung quy định áp dụng tỉ lệ thu thuế 1% đối với chuyển nhượng vốn của DN nước ngoài có hoặc không có cơ sở thường trú tại VN, bất kể lãi hay lỗ nhằm tránh thất thu ngân sách nhà nước.

Theo Bộ Tài chính, đa số tổ chức nước ngoài khi chuyển nhượng vốn cho đối tác nước ngoài khác thường kê khai giá chuyển nhượng bằng giá vốn.

Trong khi đó, VN chưa có cơ sở để kiểm chứng giá chuyển nhượng, nên mới chỉ thu được thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn trên phần chênh lệch tỉ giá hối đoái giữa thời điểm chuyển nhượng và thời điểm góp vốn.

Trao đổi với chúng tôi, một chuyên gia về thuế cho rằng quy định này chưa hợp lý, gây thiệt hại thêm cho nhà đầu tư trong trường hợp thua lỗ.

Vị này dẫn chứng một DN góp vốn 10 triệu USD vào năm 1994 khi tỉ giá là 10.000 đồng/USD và chuyển nhượng vốn vào năm 2017 với giá 7,5 triệu USD. Dù DN này bị lỗ nhưng do quy định giá chuyển nhượng tính theo tỉ giá hiện hành, hiện xấp xỉ 22.760 đồng/USD, nên DN vẫn phải nộp thuế thu nhập DN với mức 20% trên phần lãi do chênh lệch tỉ giá, tương đương khoảng 19 tỉ đồng.

“DN chuyển nhượng vốn lỗ 2,5 triệu USD nhưng vẫn nộp thuế thu nhập DN gần 1 triệu USD là quá vô lý. Trong khi hiện nay Bộ Tài chính còn đề xuất đánh thuế thêm mức 1% với chuyển nhượng vốn bất kể bán lãi hay lỗ, như cách áp thuế với chuyển nhượng chứng khoán hay bất động sản là không hợp lý. Nguyên tắc có lãi mới phải nộp thuế. Nếu áp dụng quy định này, về bản chất không còn là thuế thu nhập nữa mà chuyển thành thuế doanh thu như trước đây vì cứ có doanh thu là phải nộp thuế” – vị này phân tích.

Phó tổng giám đốc một DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng cho rằng để kiểm soát thu và tránh thất thu thuế có nhiều cách, chứ nếu thu bằng cách này sẽ không khuyến khích được đầu tư nước ngoài, gây ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều lĩnh vực khác.

“Thực tế là bên cạnh những DN cố tình lách thuế bằng cách kê khai bằng giá vốn hoặc kê khai lỗ, có những DN kinh doanh không hiệu quả và thua lỗ thật, nếu “vơ đũa cả nắm” như trường hợp này là không ổn” – vị này khẳng định.

Trái với Luật doanh nghiệp 

Theo Luật DN 2014, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó.

Trong khi đó, tại đề xuất sửa đổi các luật thuế, Bộ Tài chính đề nghị nếu góp vốn vào công ty khác với mức từ 25% trở lên thì coi như quan hệ mẹ – con. Do vậy, nếu công ty được góp vốn là DN nhỏ và vừa cũng không được hưởng ưu đãi về thuế suất 17% đối với DN nhỏ và vừa. Đây là quy định trái với Luật DN 2014.

ÁNH HỒNG

Doanh nghiệp Việt “bán mình” được 5,8 tỉ đô trong năm 2016

0
Ngọc An
TTO – Tổng giá trị các giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) trên thị trường Việt Nam năm 2016 đạt giá trị 5,8 tỉ USD, không ít trong đó bị thôn tính và phải “bán mình” vì khó khăn và chính sách.

Thông tin được đưa ra tại buổi họp báo Diễn đàn M&A Vietnam Forum 2017 “Tìm bước đột phá” do Báo Đầu tư tổ chức sáng ngày 20-7-2017 tại Hà Nội. Theo ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty AVM, hoạt động M&A trong năm 2016 đã ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 11,92% khi đạt con số kỉ lục 5,8 tỉ USD.

Xu hướng đang chững lại, ít thương vụ lớn

Lĩnh vực sôi động nhất trong năm 2016 là ngành bán lẻ, sản xuất hàng tiêu dùng, bất động sản… Trong khi đó, ngành tài chính ngân hàng trở lại với những thương vụ trong lĩnh vực bảo hiểm và tài chính tiêu dùng. Đối với nông nghiệp, các thương vụ M&A trong ngành mía đường trở thành xu hướng nổi lên. Ngoài ra, M&A còn góp mặt thêm các ngành khác như hóa chất, hàng không, giáo dục, công nghệ…

Trong tổng số 500 thương vụ M&A năm 2017, có 28 thương vụ lớn tiêu biểu, có quy mô lên tới 2,67 tỉ USD, chiếm tới 46% giá trị các thương vụ M&A trong năm qua. Quy mô trung bình mỗi thương vụ lớn này được ghi nhận đạt giá trị 95 triệu USD.

Các nhà đầu tư nước ngoài chiếm đa số áp đảo trong danh sách các thương vụ có giá trị lớn, với 77% tổng giá trị M&A toàn thị trường. Hai thương vụ M&A lớn nhất thị trường thuộc về Tập đoàn F&N từ Singapore mua 5,4% cổ phần của Vinamilk và SCCC của Thái Lan mua lại nhà máy xi-măng Holcim. Mỗi thương vụ đều có giá trị từ 500 triệu USD trở lên. Bức tranh M&A ở Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng khối ngoại dẫn dắt thị trường khi các nhà đầu tư Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và Hàn Quốc, mà điển hình là Tập đoàn SCCC (Thái Lan) và CJ (Hàn Quốc) nổi lên với các thương vụ M&A có quy mô lớn.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng khá sôi động với các thương vụ như Kido Group tăng sở hữu cổ phần tại Vocarimex và IPO Kido Foods hay Thành Thành Công tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị ngành mía đường thông qua việc mua lại và hợp nhất, sáp nhập Thành Thành Công Tây Ninh và Đường Biên Hòa.

Người Việt không muốn kinh doanh?

Trước nhận định ngày càng có nhiều người Việt không muốn kinh doanh nữa nên thực hiện nhiều thương vụ M&A, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương cho rằng có những doanh nghiệp thực hiện M&A là nhằm nâng cao hơn nữa hình ảnh và giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít trường hợp lại bị thôn tính hoặc “không muốn tiếp tục kinh doanh khi gặp khó khăn thị trường và chính sách”.

Ông Nguyễn Quang Bảo, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt thì cho rằng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang muốn bán cho các nhà đầu tư nước ngoài vì nhu cầu vốn. Lí do, theo ông Bảo, là nhiều chủ doanh nghiệp “có tâm lí nếu cứ duy trì hoạt động như cũ thì sẽ bị các doanh nghiệp quy mô lớn, năng lực quản trị tốt hơn đè bẹp” nên việc chọn M&A là bước để nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động, sức cạnh tranh.

Các chuyên gia dự báo giá trị M&A trong năm 2017 có thể đạt con số trên 5 tỉ USD nhưng “khó có các thương vụ lớn”.

Đến quý I-2017, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam mới đạt 1,1 tỉ USD với xu hướng chững lại khi có ít thương vụ quy mô lớn.

Thị trường M&A Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn nước ngoài, trong đó các hoạt động chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á, chưa tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư châu Âu hay châu Mỹ.

Việt Nam vẫn ở mức trung bình Đông Nam Á.

Xét về quy mô thương vụ, thị trường M&A Việt Nam chủ yếu vẫn là các giao dịch nhỏ với quy mô 3-4 triệu USD (tương đương 40- 80 tỉ đồng), chiếm tới 64,16% về giá trị và chiếm trên 90% các thương vụ.

Với quy mô hơn 5 tỉ USD, thị trường Việt Nam vẫn chỉ ở mức trung bình so với các quốc gia trong khu vực. Trong năm 2016, thị trường M&A Singapore đạt 62,3 tỉ USD, vượt xa so với mức 11-16 tỉ USD của Indonesia, Thái Lan và Malaysia.

N.A.

Nguồn: https://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170720/doanh-nghiep-viet-ban-minh-duoc-58-ti-do-trong-nam-2016/1355509.html

Đảng Cộng sản Trung Quốc vì sao lại rơi vào cục diện bế tắc này?

0
Hạ Tiểu Cường

Ngày 21-5-1957, trong tiệc chiêu đãi Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô Vorosilov sang thăm Việt Nam, ông Hồ Chí Minh đã lẩy đôi câu Kiều: “Quan san muôn dặm một nhà – Bốn phương vô sản đều là anh em”. Nay đọc bài này, càng thêm thấm thía. Ôi, “sao giống nhau đến thế”!

Bauxite Việt Nam

Tình thế các khu vực biên giới căng thẳng, áp lực quốc tế trùng trùng

Trên trường quốc tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang phải hứng chịu áp lực hết sức nặng nề. Liên tiếp những ngày gần đây, Bắc Triều Tiên nhiều lần phóng tên lửa đạn đạo, Mỹ – Hàn liên hợp tập trận chung nhằm đối phó; phía đảo Điếu Ngư Nhật Bản cũng ngày càng khó khăn hơn; Việt Nam lại tuyên bố ý định thăm dò khai thác dầu ở vùng biển tranh chấp, quan hệ Trung Quốc – Việt Nam có chiều hướng xấu đi. Phía Mông Cổ, Tổng thống mới đắc cử là ông Khaltmaa Battulga có nhiều điểm bất đồng so với người tiền nhiệm, do đó mà quan hệ Trung Quốc – Mông Cổ cũng xuất hiện nhiều dấu hiệu không mấy lạc quan.

Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định áp đặt biện pháp trừng phạt thương mại đối với một số công ty, tổ chức Trung Quốc có quan hệ làm ăn với Bắc Triều Tiên, nguyên nhân chủ yếu là Đảng Cộng sản Trung Quốc không có khả năng ngăn chặn kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Nếu cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ bắt đầu, có thể mang đến những tác động lớn cho nền kinh tế Trung Quốc cũng như những áp lực nặng nề cho chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tại khu vực biên giới Trung – Ấn, quân đội Ấn Độ đã tiến sâu vào lãnh thổ Trung Quốc trong nhiều ngày, quân đội Trung – Ấn đối đầu hết sức căng thẳng. Do quan hệ địa chính trị, nếu như Trung – Ấn phát sinh xung đột vũ trang và chiến tranh thì Mỹ, Nga rất có khả năng sẽ vì vấn đề lợi ích mà ủng hộ phía Ấn Độ.

Tại bán đảo Triều Tiên, suốt thời gian dài, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn luôn coi chính quyền họ Kim là một công cụ đối kháng với thế giới tự do phương Tây. Thế nhưng Kim Jong-un lại lợi dụng Đảng Cộng sản Trung Quốc, thái độ thay đổi khôn lường, có thể vượt ra ngoài vòng kiểm soát bất cứ lúc nào, do đó mà quan hệ Trung Quốc – Bắc Triều cũng rất căng thẳng.

Hồi tháng 6 năm nay, một kênh truyền thông chủ lưu của Úc đã tiết lộ về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành những hoạt động quy mô lớn tại quốc gia này. Thông tin nhanh chóng nhận được sự thu hút của ngoại giới. Mọi người đều nhận thức được rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gây nên những tổn hại không nhỏ cho chủ quyền, cho sự an toàn lãnh thổ quốc gia cũng như hệ thống chính trị của Úc.

Cuộc đấu đá gay gắt ở thượng tầng

Suốt thời gian qua, chính quyền Tập Cận Bình “đả hổ” chống tham nhũng đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Phe phái Giang Trạch Dân đã điều động mọi nguồn lực có thể hòng âm mưu chính biến. Không chỉ trong nước, những cuộc công kích cũng xuất hiện ở hải ngoại, hòng đánh đổ ông Vương Kỳ Sơn và cản trở quá trình chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.

Lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho đến tận hôm nay vẫn luôn là đấu tranh nội bộ, tranh đoạt quyền lực tàn khốc, đẫm máu. Ông Tập Cận Bình kể từ khi nhậm chức năm 2012, đã tiến hành “cuộc chơi chính trị” nhằm diệt trừ phe cánh của Giang Trạch Dân, và cuộc chơi này có lẽ sẽ còn tiếp tục cho đến cuối năm nay, cho đến khi ông Tập nắm hoàn toàn bố cục của Đại hội 19.

Trong cuộc chiến chính trị khốc liệt trên thượng tầng Đảng Cộng sản Trung Quốc này, phe cánh Giang Trạch Dân đang ngày càng thất thế, để tránh bị thanh toán sau khi mất quyền lực, đã tìm mọi cách kiểm soát tài nguyên quốc gia, thực hiện nhiều phương thức gây đảo lộn toàn bộ nền kinh tế, từ sản xuất đến chứng khoán, tiếp đó còn hủy hoại khả năng tự bảo hộ của kinh tế Trung Quốc. Rõ ràng là cuộc đấu đá tại thượng tầng Đảng Cộng sản Trung Quốc gây tổn hại nghiêm trọng cho lợi ích của quốc gia cũng như người dân Trung Quốc.

Cùng với cuộc đấu đá thượng tầng Đảng Cộng sản Trung Quốc, để duy trì sự ổn định của toàn bộ chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, càng phải tăng cường sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn đối với xã hội và người dân, nhằm tiếp tục dùng những lời dối trá và phương thức bạo lực để duy trì sự thống trị. Tất cả những điều này khiến người dân Trung Quốc ở giai tầng thấp trong xã hội rơi vào cảnh lầm than, tiếng ai oán khắp nơi. Tình cảnh xã hội Trung Quốc hiện nay quả thực đã giống như miệng núi lửa, sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như cũng đang đi đến điểm cuối cùng.

Kinh tế Trung Quốc đang phải đối diện khủng hoảng

Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thành lập chính quyền cho đến nay vẫn luôn đối mặt với sự khủng hoảng về tính hợp pháp. Đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã triệt để phá sản về mặt ý thức hình thái, từ giai đoạn cải cách mở cửa đến nay uy tín trên chính trường thế giới ngày càng mất dần. Đặc biệt là khoảng 30 năm gần đây, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc chà đạp nhân quyền, phá hoại môi trường và khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm tạo ra những dấu mốc mới trong phát triển kinh tế thì nó đã đi dần đến hồi kết. Đảng Cộng sản Trung Quốc thực sự đã rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về sự tín nhiệm và tính hợp pháp của nó.

Tiến nhập vào năm 2017, nền kinh tế của Trung Quốc tiếp tục xấu đi, đầu tư nước ngoài nhanh chóng rút khỏi Trung Quốc, nguy cơ bong bóng tài chính cũng rất lớn. Trong khi đó, những người nắm quyền lực trong các tập đoàn hay xí nghiệp nhà nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc không ngừng tìm cách chuyển lượng lớn tài sản ra nước ngoài… Những điều kiện từ bên trong và bên ngoài đã khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế mau lẹ vốn có của Trung Quốc tiêu tan. Phát triển kinh tế, chiêu bài để Đảng Cộng sản Trung Quốc hợp thức hóa bản thân nó cuối cùng cũng đã đứng trên bờ vực suy tàn và mất dần.

Tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc lại rơi vào cục diện này?

Từ trong ra ngoài nước, chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc đều đã đi đến cục diện bế tắc tuyệt vọng.

Hiện tại Trung Quốc đang rơi vào tình thế hết sức bất lợi, phải đối mặt với những vấn đề phát sinh cả bên trong và bên ngoài. Đối với áp lực của xã hội quốc tế từ Mỹ cho đến các nước lân cận giáp biên giới, cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn luôn đánh đồng với tên gọi là “thế lực phản Hoa”. Kì thực, đây chính là chiêu bài mà bấy lâu nay cơ quan tuyền truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm lạc hướng và đánh lừa dân chúng. Các quốc gia và cộng đồng quốc tế vốn dĩ không thù địch Trung Quốc, họ chỉ đối đầu với hình thái ý thức và chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Lấy nước Mỹ với tín ngưỡng Cơ đốc giáo làm đại biểu cho các quốc gia và xã hội quốc tế chủ lưu, họ không thể nào dung hòa với những thứ đối lập như duy vật luận, vô thần luận vốn là cơ sở xây dựng chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do đó, trên bề mặt thì nhiều quốc gia có vẻ như thù địch với Trung Quốc nhưng thực tế lại chính là phản cảm, căm hận Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây cũng chính là sự xung đột giữa Mỹ cũng như xã hội quốc tế với Trung Quốc về mặt tôn giáo, tín ngưỡng và hình thái ý thức.

Hàng trăm năm lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mang đến chiến tranh loạn lạc, nạn đói, thảm sát và khủng bố. Những cuộc vận động của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gây ra cái chết bất thường cho hàng trăm triệu người. Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay là số ít những chính quyền theo chủ nghĩa cộng sản còn sót lại nhưng dường như đã có đủ lực hủy diệt thế giới, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, cũng đồng thời thâm nhập, chi phối, tác động đến các kênh truyền thông tại thế giới phương Tây tự do. Đây là nguyên nhân căn bản vì sao xã hội quốc tế phải cẩn trọng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Từ bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc – Khôi phục hồi sinh văn hóa truyền thống Trung Hoa

Nhiều năm trước, khi văn minh công nghiệp hiện đại Tây phương ngày càng trở nên hưng khởi thì Trung Quốc lại ngày một suy lạc, phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng. Những nhân sĩ Trung Quốc lo nước thương dân thời ấy không ngừng đi tìm con đường cứu nước. Trong quá trình này, không biết bao nhiêu người phải đầu rơi máu chảy. Đáng tiếc là họ đã ngộ nhận chủ nghĩa mà Đảng Cộng sản Trung Quốc theo đuổi chính là “liều thuốc” quý mà mang về đất nước. Điều này tạo nên một tai nạn thảm khốc cho dân tộc Trung Hoa. Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ tàn sát về mặt thân thể mà còn hủy hoại con người cả ở tinh thần, đạo đức và văn hóa, hoàn toàn hủy hoại huyết mạch văn hóa truyền thừa mấy nghìn năm của dân tộc Trung Hoa, tạo nên một xã hội Trung Quốc đầy loạn lạc và tuyệt vọng ngày hôm nay.

Chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chủ nghĩa mà nó theo đuổi đã trở thành một khối u ác tính trong xã hội Trung Quốc. Khối u này không ngừng lan rộng khắp lãnh thổ Trung Hoa, hủy diệt đi hết thảy sinh mệnh, khiến người ta đoạn tuyệt với mọi hi vọng. Muốn để xã hội Trung Quốc có thể ổn định, nhất thiết phải cắt bỏ khối u độc đó. Việc này hết sức khẩn cấp, không thể chậm trễ.

Nền văn hóa truyền thống kính thiên, kính thần của Trung Hoa mấy nghìn năm qua từng sáng tạo nên những điều huy hoàng và vinh diệu cho cả thế giới. Trên thực tế, những giá trị phổ quát của thế giới như tín ngưỡng, tự do, nhân quyền… so với văn hóa truyền thống Trung Hoa có nhiều điểm tương đồng, có thể tìm thấy trong các di sản văn hóa truyền thống mà người xưa lưu lại. Con đường để Trung Quốc có thể tiến về phía trước một cách bình ổn, chính là khôi phục văn hóa truyền thống Trung Hoa.

H.T.C

Nguồn: https://trithucvn.net/blog/dcstq-vi-sao-lai-roi-vao-cuc-dien-tac-nay.html

Thử xét vài lập luận của các học giả “bên thắng cuộc” về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

0

Chủ trương “nhìn nhận VNCH” như là “một quốc gia” của các học giả “bên thắng cuộc” có từ khoảng vài năm gần đây. Mục đích của các “học giả” là để “vô hiệu hóa” công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. Dựa lên ý kiến của học giả Monique Chemillier-Gendreau “người ta không thể từ bỏ lãnh thổ mà người ta không có chủ quyền”. Khi VNCH là “một quốc gia” và VNDCCH là một “quốc gia khác”, thì các tuyên bố của phe VNDCCH về lãnh thổ sẽ không có giá trị đối với lãnh thổ của phe VNCH.

Nhưng vấn đề đâu đơn thuần như vậy ?

Bài viết sau đây của tôi, viết ngày 11 tháng chín 2013 nhằm góp ý với các học giả “bên thắng cuộc”.

Lập trường của Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được trình bày rõ rệt qua bài viết “Vietnams Position on the Sovereignty over the Paracels & the Spratlys : Its Maritime Claims » của TS Nguyễn Hồng Thao (TS. NHT). Không biết đây có thực sự là quan điểm chính thức của VN, như tựa đề muốn nói, hay chỉ là ý kiến riêng của tác giả. Điều quan tâm là một số lập luận được sử dụng trong bài có thể không thuyết phục.

1/ Thử xét lập luận : « Người ta không thể từ bỏ về cái mà người ta không có chủ quyền ».

Lập luận này thường được dẫn đi dẫn lại ở các bài viết của các học giả VN[i]. Ý kiến này nguyên của học giả Monique Chemillier-Gendreau, trong tập tài liệu « La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys ». Nguyên văn lẽ ra phải viết đầy đủ như sau :

« Dans ce contexte, les déclarations ou pris de position éventuelles des autorités du Nord-Vietnam sont sans conséquences sur le titre de souveraineté. Il ne s’agit pas du gouvernement territorialement compétent à l’égard des archipels. On ne peut renoncer à ce sur quoi on n’a pas d’autorité[ii] ».

Tạm dịch : trong bối cảnh đó, những tuyên bố hay lập trường nào đó của nhà cầm quyền miền Bắc thì không ảnh hưởng lên danh nghĩa chủ quyền. Nhà nước này không phải là nhà nước có thẩm quyền về lãnh thổ đối với các quần đảo. Người ta không thể từ bỏ về cái mà người ta không có thẩm quyền.

Các học giả VN « vắn tắt » bớt, do việc người sau trích dẫn người trước, không kiểm chứng lại nguồn. TS. NHT viết :

« It had no right to give up the territory that it did not have[iii]”  – « Người ta không thể từ bỏ lãnh thổ mà người ta không có thẩm quyền »

Người đầu tiên sử dụng lý lẽ này có lẽ là ông Từ Đặng Minh Thu, qua bài viết ở đây. Tác giả này dịch đoạn văn trên như sau :

“Trong những điều kiện này, những lời tuyên bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền miền Bắc Việt Nam không có hiệu lực gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có thẩm quyền trên quần đảo này. Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không kiểm soát được…”

Tác giả dịch « Dans ce contexte – bối cảnh này » thành ra « trong những điều kiện này », theo tôi là không phù hợp. Vấn đề cần tìm hiểu: bối cảnh đó là bối cảnh nào ?

Trang 122, tác giả Monique Chemillier-Gendreau nhắc đến ông L. Thomas Bradford, trong « The Spratly Island Imbroglio : a tangled web of conflict”; Ông này cho rằng, qua công hàm Phạm Văn Đồng, “Vietnam réaffirmé sa reconnaissance de la prétention chinois sur les archipels » – « Việc Nam tái xác nhận sự công nhận của họ về chủ quyền của Trung Quốc ở các quần đảo ».

Một số lập luận của bà Monique Chemillier-Gendreau nhằm mục đính phủ nhận ý kiến của Thomas Bradford (cho rằng VN bị Estoppel). Không thể diễn giải Công hàm 1958 như là « tái xác nhận việc công nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS ».

Đó là “bối cảnh” của câu văn.

Các học giả VN, chỉ dựa vào câu « Người ta không thể từ bỏ lãnh thổ mà người ta không có thẩm quyền », từ đó kết luận công hàm PVD là không có giá trị ràng buộc. Điều này hiển nhiên thiếu thận trọng. Bởi vì, nó có thể đúng trong bối cảnh này (estoppel) nhưng chưa chắc đúng trong các bối cảnh khác (thí dụ: acquiescement).

Có hai điều cần xem xét:

1/ Vào thời điểm 1958, VNDCCH có là một “quốc gia” như các học giả VN đã nói hay không? Nếu có, quốc gia này có  “thẩm quyền quốc gia – compétence étatique” ở HS và TS hay không ?.

2/ Sau 1976, VN thống nhất đất nước, dĩ nhiên nhà nước CSVN có thẩm quyền trên toàn lãnh thổ đất nước. Câu hỏi đặt ra: VN có bị ràng buộc bởi công hàm 1958 hay không ?  

Điều thứ nhất sẽ khảo sát ở dưới. Điều thứ hai, cũng là sự lo ngại của bà Monique Chemillier-Gendreau. Ý kiến của bà học giả không chỉ vỏn vẹn trong câu văn dẫn trên. Vài dòng trước đó bà viết :

« Néanmoins, son silence devant l’affirmation de souveraineté chinoise sur les iles peut être interprété comme un acquiescement, et cela autant plus qu’il est renforcé par la déclaration relative aux zones de combat et les articles du Nhan Dan.[iv] »

Tạm dịch : « dầu vậy, sự im lặng (của nhà nước VNDCCH) trước sự khẳng định chủ quyền của Trung Hoa tại các đảo có thể được hiểu như là một sự đồng thuận. Việc này càng được củng cố qua các tuyên bố liên quan đến vùng chiến sự và những bài viết trên báo Nhân Dân. »

Phải hiểu thể nào về « acquiescement – sự đồng thuận » theo luật Quốc tế ? Điều này cũng sẽ nói sau đây.

 

2/ Về ý nghĩa pháp lý « acquiescement – sự đồng thuận » của các « tuyên bố đơn phương ».

Điều cần nói rõ, Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Quốc về lãnh hải quốc gia, là Tuyên bố đơn phương có hình thức « décision[v] – quyết định » (hơn là hình thức « notification[vi] »).

Theo tập quán quốc tế hiện nay, khi quốc gia ra tuyên bố về bề rộng lãnh hải của nước mình, thường thông báo đến các quốc gia khác « lập trường » của nước mình qua hình thức « notification – thông báo ». Các nước khác, nếu công nhận lập trường này, sẽ gởi công hàm trả lời mang hình thức « reconnaissance[vii] – công nhận ». Trường hợp không đồng ý thì gởi công hàm « phản đối – protestation[viii] ».

Bất kể tuyên bố về lãnh thổ và hải phận của TQ mang hình thức « Désision – quyết định » (mang tính ép buộc cho phía nhận quyết định) hay « Notification – thông báo », công hàm của ông Phạm Văn Đồng là một Tuyên bố đơn phương, công khai, mang hình thức « công nhận » tuyên bố của TQ. (Ở đây là công nhận tuyên bố chủ quyền lãnh thổ cũng như việc mở rộng lãnh hải 12 hải lý của TQ).

Vấn đề là, VN hôm nay có thể nói ngược lại, là chỉ công nhận lãnh hải 12 hải lý của TQ ở mọi vùng lãnh thổ của TQ, mà không tôn trọng ở HS và TS, với lý do HS và TS thuộc VN hay không ?.

Như bà Monique Chemillier-Gendreau có ghi nhận, VNDCCH đã tôn trọng quyết định của TQ qua nhiều hình thức khác nhau, trong một thời gian dài, trong đó có việc nhìn nhận vùng biển và vùng trời của TQ tại HS, qua bài báo trên nhật báo Nhân Dân. Mặt khác, nhà cầm quyền miền Bắc cũng nhiều lần cho in bản đồ trong đó ghi chú Nam Sa và Tây Sa thuộc TQ (chứ không phải HS và TS thuộc VN).

Các động thái trên là hình thức « comportement actif[ix] – thái độ chủ động », dấu hiệu của « acquiescement ».

Ngoài ra, nhà cầm quyền miền Bắc đã giữ thái độ im lặng khi TQ xâm lăng HS của VN năm 1974. Đây là hình thức « comportement passif – thái độ thụ động », một dấu hiệu khác của « acquiescement ».

Khoản 1 của Nguyên tắc Hướng dẫn về Tuyên bố Đơn phương của Quốc gia được  Ủy ban Công pháp Quốc tế thuộc LHQ[x] thông qua có nội dung :

Des déclarations formulées publiquement et manifestant la volonté de s’engager peuvent avoir pour effet de créer des obligations juridiques. Lorsque les conditions pour qu’il en soit ainsi sont réunies, le caractère obligatoire de telles déclarations repose sur la bonne foi; les États intéressés peuvent donc en tenir compte et tabler sur elles; ils sont fondés à exiger que de telles obligations soient respectées.

Tạm dịch : « Những tuyên bố phát biểu một cách công khai và bày tỏ ý muốn tôn trọng (những gì đã tuyên bố) có thể có tác dụng tạo ra các nghĩa vụ pháp lý. Khi các điều kiện được hội đủ, tính cách ràng buộc của các tuyên bố này được dựa vào sự thành tín. Quốc gia liên hệ có thể xem xét và dựa vào tuyên bố này làm căn cứ, để đòi hỏi các nghĩa vụ đó phải được tôn trọng ».

 

Công hàm 1958 hội đủ hai yếu tố « công khai » và « ý chí tôn trọng ». Vì vậy nó có thể tạo ra một nghĩa vụ pháp lý.

Nhà nước CHXHCNVN hiện nay – nhà nước kế thừa VNDCCH –  khó có thể cho rằng « công hàm 1958 công nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc ở mọi nơi, ngoại trừ HS và TS ».

Sai lầm là vì, năm 1958, thay vì đưa ra tuyên bố « phản đối – protestation », theo đúng như thủ tục của luật quốc tế, nhằm bảo lưu chủ quyền của VN tại HS và TS, VNDCCH lại viết công hàm « công nhận – reconnaissance » nội dung tuyên bố của TQ.

Theo tập quán quốc tế, các quan Tòa thường rất thận trọng khi kết án một quốc gia trên nguyên tắc « acquiescement », nếu chỉ đơn thuần dựa trên một vài « dấu hiệu » nào đó. Trường hợp VN, nếu so sánh với các bản án mẫu, với thái thái độ thụ động của CSVN trước việc xâm lăng của TQ ở HS năm 1974, cách hành sử của nhà nước CSVN qua việc nhìn nhận và tôn trọng vùng biển, vùng trời của TQ tại HS và TS, các việc in ấn các bản đồ, cùng với các các tuyên bố của các viên chức nhà nước… tất cả tạo nên thành tố « acquiescement – nhìn nhận » chủ quyền của TQ tại HS và TS.

TS Nguyễn Hồng Thao dẫn vụ án xử Tân Tây Lan và Úc cùng kiện Pháp năm 1974 lên CIJ về việc Pháp « Thử bom nguyên tử trong khí quyển » :

 

“If States make statements by which their freedom of action is to be limited, a restrictive interpretation is called for”.

Tạm dịch : Nếu một quốc gia có tuyên bố mà (nội dung của tuyên bố) có thể hạn chế hành động của quốc gia này trong tương lai, việc giải thích cần hạn chế.

 

Hàm ý cho rằng việc diễn giải công hàm 1958 cũng cần sự hạn chế.

Trường hợp vụ án, các viên chức có thẩm quyền của Pháp đã ra các tuyên bố, theo đó nước Pháp sẽ không thử bom nguyên tử trong khí quyển nữa. Tân Tây Lan và Úc vịn vào các tuyên bố này kiện lên CIJ, yêu cầu Pháp không được thử (khi thấy Pháp lăm le muốn thử nữa).

Ta thấy rõ ràng tuyên bố của các viên chức Pháp có hệ quả hạn chế tự do của nước Pháp trong tương lai. Nhưng kết quả phân xử cho thấy, phía Tân Tây Lan và Úc thắng kiện. Pháp không được quyền thử bom nguyên tử trong bầu khí quyển (nhưng sau đó thì thử dưới lòng đất!).

Tuyên bố của ông Đồng hạn chế hành động nào của VN trong tương lai ? Không có điều nào cả !

Vấn đề tranh chấp chủ quyền HS giữa VN và TQ bắt đầu từ năm 1909. Còn tranh chấp TS thì sau Thế chiến II. Nhà cầm quyền VNDCCH không thể vịn lý do “không biết” để mà tuyên bố “công nhận” đòi hỏi của TQ.

TS NHT ghi lại nội dung của điều 7[xi] của bản Nguyên tắc Hướng dẫn về Tuyên bố Đơn phương của Quốc gia được  Ủy ban Công pháp Quốc tế thuộc LHQ. Người viết đã từng tham khảo và tạm dịch (từ tiếng Pháp) như sau:

Một tuyên bố đơn phương chỉ có khả năng ràng buộc quốc gia (đã phát biểu) khi nội dung (của bản tuyên bố) có một mục đích rõ ràng và cụ thể. Trong trường hợp có nghi ngờ về mức độ cam kết của tuyên bố, thì văn bản phải được giải thích một cách hạn chế.

Trở lại vụ án “Thử bom nguyên tử” 1974 giữa Tân Tây Lan và Pháp trước CIJ, Tòa cũng nhấn mạnh :

Một tuyên bố đơn phương chỉ có thể tạo nghĩa vụ pháp lý đối với quốc gia tuyên bố khi mà nó có mục tiêu rõ rệt và cụ thể[xii].

Các tuyên bố của các lãnh đạo Pháp đã có mục tiêu rõ rệt và cụ thể. Vì vậy nó tạo nghĩa vụ pháp lý, buộc nước Pháp phải giữ lời.

Tương tự, tuyên bố của Phạm Văn Đồng cũng rất rõ rệt và cụ thể: nhìn nhận và tán thành tuyên bố về lãnh thổ cũng như việc mở rộng 12 hải lý lãnh hải của TQ. Vì vậy nó sẽ tạo nghĩa vụ pháp lý, buộc VN phải giữ lời. Có nghĩa là VN phải tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của TQ ở mọi nơi có liệt kê trong bản tuyên bố của TQ. Tức kể cả ở HS và TS.

TS NHT cũng dẫn vụ án giữa Mã Lai và Singapour về chủ quyền các đảo Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge, CIJ[xiii], ngày 23-5-2008 nhằm biện hộ cho công hàm 1958 :

The declaration by PM Pham Van Dong did not have a constitutive character for giving up territory. In the case concerning sovereignty over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks, and South Ledge (Malaysia/Singapore) regarding the Singapore argument that the Johor Authority recognized Singapore sovereignty over those islands, the Court took a position not to consider the Johor reply as having a constitutive character in the sense that it had a conclusive legal effect on Johor. The text of PM Pham Van Dong does not have any constitutive character regarding South Vietnamese territory. Consequently, it had no conclusive legal effect on the fate of the Paracels and Spratlys.

Tạm dịch: Tuyên bố của Phạm Văn Đồng không có giá trị thiết định cho việc từ bỏ lãnh thổ. Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền  tại các đảo Pedra Branca / Pulau Batu Puteh, Middle Rocks et South Ledge (Malaisie / Singapour), liên quan đến lý lẽ của phía Singapour, (nước này) cho rằng lãnh đạo của Johor đã nhìn nhận chủ quyền của Singapour tại các đảo. Lập trường của Tòa thì không xem lá thư của Johor có giá trị thiết định trong chiều hướng (lá thư này) có hiệu quả pháp lý đối với Johor. Văn thư của ông Đồng không có giá trị thiết định đối với những vấn đề lãnh thổ của miền Nam. Do đó, không có một hiệu quả pháp lý nào trên vấn đề HS và TS.

 

TS NHT, cũng như nhóm Quĩ Nghiên cứu biển Đông, dẫn thí dụ về quan điểm của Tòa đối với lá thư của Bộ trưởng Ngoại giao Johor trong vụ án dẫn trên nhưng việc trích dẫn này không phù hợp, nếu không nói là thiếu thành thật.

Trong vụ án CIJ xử vụ tranh chấp giữa Mã Lai và Singapour về chủ quyền các đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge, việc giải thích hiệu lực công hàm 1953 của Johor chiếm một thời lượng lớn, từ đoạn 192 đến đoạn 230 trong biên bản ghi chép phiên xử.

Đoạn trích dẫn của TS NHT về hiệu quả lá thư của Johor là đoạn 227, nguyên văn như sau:

  1. Pour ce qui est du premier argument, la Cour ne considère pas la réponse du Johor comme revêtant un caractère constitutif au sens où elle aurait eu pour celui-ci un effet juridique décisif. Il s’agit plutôt d’une réponse à une demande de renseignements. Ainsi qu’il apparaîtra plus loin, cet argument est, compte tenu des circonstances, étroitement lié au troisième.

 

Tạm dịch : về lý lẽ thứ nhất, Tòa không cho rằng lá thư trả lời của Johor bao gồm một giá trị thiết định trong chiều hướng nó đem lại cho lý lẽ này một hiệu quả pháp lý quyết định. Đúng ra đây là câu trả lời cho một câu hỏi tham khảo. Cũng như nó sẽ trở lại ở phần sau, lý lẽ này, với hoàn cảnh như vậy, có liên hệ chặt chẽ với (lý lẽ) thứ ba.

 

TS NHT đã trích dẫn không đầy đủ, sau đó diễn giải ý nghĩa xa rời bối cảnh.

Ở đây Tòa không hề cho rằng lá thư của nhà nước Johor không có hiệu lực pháp lý, mà chỉ cho rằng nó không có một hiệu quả pháp lý quyết định cho lý lẽ thứ nhất. Vấn đề là lý lẽ thứ nhất đó là gì ?

Tòa cũng cho rằng lý lẽ này quan hệ chặt chẽ với (cái) thứ ba. (Cái) thứ ba đó là cái gì ?

Muốn biết lý lẽ thứ nhất và « cái » thứ ba là gì, ta phải xem đoạn 226 :

 

  1. Pour conclure son examen de la correspondance de 1953, la Cour relèvera trois aspects connexes de l’argumentation développée par les conseils de Singapour à partir de celle-ci. Premièrement, Singapour a présenté la réponse du Johor comme une «déclaration de non-revendication expresse» ou «officielle» du titre sur Pedra Branca/Pulau Batu Puteh; deuxièmement, elle a invoqué la notion d’estoppel ; troisièmement, elle a fait valoir que la réponse du Johor équivalait à un engagement unilatéral obligatoire.

Tạm dịch : Để kết luận việc khảo sát của Tòa về lá thư 1953, Tòa đưa ra ba phương diện liên hệ đến lý lẽ được khai triển bởi các Ủy viên Singapour ở lá thư này. Thứ nhất, Singapour đã trình bày thư trả lời của Johor như là một « tuyên bố minh thị từ bỏ chủ quyền », hay « chính thức », về danh nghĩa ở đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh ; thứ hai, viện dẫn khái niệm Estoppel ; thứ ba, lập luận rằng thư trả lời của Johor tương đương với một cam kết đơn phương bắt buộc.

 

Như vậy, đoạn trích dẫn của TS NHT chỉ liên quan đến khía cạnh thứ nhất : Singapour đã trình bày thư trả lời của Johor như là một « tuyên bố minh thị từ bỏ chủ quyền », hay « chính thức », về danh nghĩa ở đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh. Tức là, theo Tòa, lá thư không có giá trị thiết định để việc « tuyên bố minh thị từ bỏ chủ quyền » có hiệu quả pháp lý quyết định.

Điều này không có nghĩa, lá thư không có giá trị pháp lý nào khác. Tòa còn có ý kiến riêng của tòa, có điều các học giả VN « quên » không nhắc mà thôi.

Tòa cho rằng lá thư này là một câu trả lời của Johor cho câu hỏi của Singapour. Câu hỏi của Singapour đại khái là : Đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh có thuộc chủ quyền của Johor không ?

Bộ trưởng Ngoại giao lâm thời Johor trả lời : Đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh không thuộc sở hữu của Johor.

 

Đoạn 275, ý kiến của Tòa về lá thư :

« Il s’agit de la déclaration, faite dans des termes clairs en 1953 par le secrétaire d’Etat par intérim de l’Etat du Johor, selon laquelle le Johor ne revendiquait pas la propriété de Pedra Branca/Pulau Batu Puteh. Cette déclaration revêt une importance capitale ».

Tạm dịch : Về tuyên bố 1953 của Ngoại trưởng lâm thời Johor, thể hiện bằng những lời lẽ cụ thể, theo đó Johor không tranh dành chủ quyền đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh. Tuyên bố này mang một tầm quan trọng quyết định.

 

Cuối cùng Tòa phán đảo Pedra Branca/Pulau Batu thuộc về Singapour, mặc dầu hồ sơ phía Mã Lai đã lập rất công phu, bao gồm nhiều văn kiện lịch sử quan trọng, chứng minh được rằng Mã Lai có chủ quyền lịch sử tại đảo tranh chấp.

Mã Lai bị mất chủ quyền lịch sử ở đảo này vì nhiều lý do, ngoài lý do « effectivité », Singapour đã hành sử các quyền chủ quyền một cách hòa bình và liên tục tại đảo này, còn có lá thư của Johor là một yếu tố quyết định « importance capitale ».

Trở lại tuyên bố 1958 của ông Đồng, thật vậy, nội dung lá thư không hề nói đến chủ quyền HS và TS. Nhưng lá thư này có thể diễn giải tương tự như trường hợp lá thư của Johor, đó là « ý kiến » của VNDCCH về một quyết định của TQ.

Ngoài ra Công hàm 1958 có tính cách pháp lý ràng buộc của một tuyên bố « công nhận[xiv] », trong khi lá thư Johor chỉ là một « câu trả lời cho một câu hỏi tham khảo – une réponse à une demande de renseignements. »

 

3/ Vấn đề « thẩm quyền lãnh thổ » :

 

Trở lại câu : « Người ta không thể từ bỏ lãnh thổ mà người ta không có thẩm quyền » mà các học giả VN dẫn tới dẫn lui trong các bài viết. Như đã viết ở trên, điều cần phải làm cho minh bạch là vào thời điểm 1958, VNDCCH có là một “quốc gia” như các học giả VN đã nói hay không? Nếu có, quốc gia này có  “thẩm quyền quốc gia – compétence étatique” ở HS và TS hay không ?.

Câu trả lời là vào khoảng 1958, VNDCCH không hề là một « quốc gia », theo định nghĩa của Quốc tế Công pháp, đơn giản vì VNDCCH không phải là « đối tượng » của Quốc tế Công pháp.

Nếu hiểu theo nghĩa rộng, VNDCCH và VNCH chỉ là « quốc gia từng phần – Etat partiel » trong một « quốc gia tổng thể – Etat global[xv] ».

Trong thời kỳ 1954-1975, Việt Nam là một đất nước bị phân chia (état divisé – divided state). Trường hợp Ấn Độ và Pakistan, hoặc Pakistan và Bangladesh, cũng là các nước bị phân chia nhưng tình trạng pháp lý của các quốc gia[xvi] này hoàn toàn khác với Việt Nam.

Theo định nghĩa[xvii], quốc gia bị phân chia (état divisé) là quốc gia, lúc trước khi bị phân chia đã là một « quốc gia – Etat », được cộng đồng quốc tế nhìn nhận, và lập trường chính trị chung của các bên (sau khi bị phân chia) là mong muốn thống nhất lại đất nước trong tương lai. Đường ranh phân chia chỉ có giá trị tạm thời, không được nhìn nhận là đường biên giới.

Cộng đồng quốc tế đã nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia, thành hình từ rất lâu, đã tuyên bố độc lập từ thế kỷ thứ X. Sau hiệp định Genève 1954, VN bị phân chia bằng vĩ tuyến 17 thành hai vùng lãnh thổ. Đường phân chia này chỉ có giá trị tạm thời (nhằm về tập kết quân sự). Cũng theo qui định của Hiệp định này, việc thống nhất VN sẽ thể hiện bằng một cuộc bầu cử, trễ nhất là năm 1956. Việc bầu cử, do nhiều lý do, đã không diễn ra. Hai miền, từ những năm của thập niên 60, trên thực tế đã hành sử như là « quốc gia ». Nhưng lập trường chính trị của hai bên vẫn là ý muốn thống nhất lại đất nước. Cả hai miền đều quyết định không gia nhập Liên hiệp quốc[xviii].

Như vậy Việt Nam là một quốc gia bị phân chia (état divisé – divided state), tương tự trường hợp của Đại Hàn và Đức, ý muốn của họ là trong tương lai thống nhất lại đất nước[xix].

Trường hợp Ấn Độ và Pakistan, sau khi được Anh trả độc lập, đã quyết định phân chia đất nước thành hai vùng lãnh thổ và việc phân chia có tính cách vĩnh viễn. Hai vùng lãnh thổ trở thành hai quốc gia : Ấn Độ và Pakistan, với một đường biên giới được xác định và cả hai đều gia nhập vào Liên Hiệp quốc. Trường hợp Bangladesh ly khai khỏi Pakistan để trở thành một quốc gia độc lập, được quốc tế nhìn nhận. Các trường hợp phân chia này hoàn toàn khác với tình trạng của quốc gia Việt Nam.

Về thái độ của các nước trên thế giới, có thể phân chia thành 2 nhóm khác nhau, có quan niệm đối chọi nhau về tư cách pháp nhân của « quốc gia Việt Nam » trong giai đoạn 1954-1975.

Nhóm 1 : công nhận nhà nước VNCH là chính thống, đại diện cho quốc gia Việt Nam (từ Nam Quan đến Cà Mau). Các nước tiêu biểu của nhóm này bao gồm các nước tư bản, thuộc khối tự do như Mỹ, Pháp, Anh… khoảng 56 quốc gia. Nhà nước VNCH cũng được nhìn nhận là đại diện chính thức của Quốc gia VN tại các định chế quốc tế thuộc LHQ.

Nhóm 2 : công nhận nhà nước VNDCCH là chính thống, đại diện cho Quốc gia VN (từ Lạng Sơn đến Cà Mau). Các nước tiêu biểu của nhóm này bao gồm các nước thuộc khối cộng sản, như Liên Xô, Trung Quốc…

Ngoại lệ Ấn Độ, không công nhận bên nào là đại diện chính thống của quốc gia Việt Nam[xx].

Như thế, lập trường áp đảo là chỉ có 1 quốc gia VN, hoặc do nhà nước VNDCCH đại diện, hoặc do VNCH đại diện.

Điều cần nói, Hoa Kỳ cũng đã từng nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia « tạm thời bị phân chia, giống như trường hợp của Đại Hàn và Đức ». Việc này trình bày trong « Biên bản ghi nhớ » của bộ Ngoại giao ngày 4-3-1966[xxi]. Hoa Kỳ cũng nhìn nhận và tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam theo tinh thần Hiệp định Paris 1973. Tức nhìn nhận VN là một quốc gia duy nhứt.

Điều đáng ghi nhận khác, liên tục nhiều năm, cho đến năm 1960, nhà cầm quyền miền Bắc vẫn còn lên tiếng, vào tháng 7, yêu cầu miền Nam tuân thủ hiệp định Genève, trưng cầu dân ý thống nhất đất nước.

Như thế thì lý lẽ nào để cho rằng, vào thời điểm 1958, VNDCCH và VNCH là hai quốc gia ?

VNCH và VNDCCH là hai nhà nước thù nghịch nhau vì lý do ý thức hệ (tương tự Đại Hàn và Đức) nhưng cùng thuộc về một nước VN duy nhất. Vif cùng chủ trương một nước VN duy nhất, hai nhà nước, chính thống hay không chính thống, đều có tư cách và trách nhiệm như nhau về các vấn đề chủ quyền lãnh thổ.

Nhóm Quĩ Nghiên cứu Biển Đông, qua bài viết ở đây, có dẫn tên một số học giả như James Crawford, Robert Jennings, Nguyễn Quốc Định, Jules Basdevant, Paul Reuter, Louis Henkin, Grigory Tunkin, cho rằng VNCH và VNDCCH là « hai quốc gia » riêng biệt. Điều đáng tiếc là không thấy nhóm nghiên cứu này nói rõ hơn là các học giả đó viết trong sách nào ? trang mấy ? Riêng tác giả James Crawford, thì trong cuốn The Creation the States in International Law mà tôi có tham khảo, từ trang 472 đến trang 477 cho rằng Việt Nam là một quốc gia bị phân chia.

Nhưng cũng đặt thử giả thuyết, năm 1958 VNDCCH và VNCH là hai « quốc gia », cho đẹp lòng các học giả VN. Hệ quả sẽ ra sao về các vấn đề lịch sử và pháp lý ?

Khi đã là « Quốc gia », VNDCCH sẽ phải là đối tượng của Quốc tế Công pháp. Các hành vi, các tuyên bố của VNDCCH trước quốc tế, từ 1954 đến 1975, sẽ là một vấn đề thuộc phạm vi « quốc tế ». Công hàm 1958 vì vậy trở thành một vấn đề thuộc công pháp quốc tế. Dĩ nhiên nước VNDCCH sẽ là nước thứ ba, không liên can gì đến việc tranh chấp HS và TS giữa TQ và nước VNCH.

Còn chiến tranh VN, tức cuộc nội chiến nồi da xáo thịt, tên « xung kích XHCN » sừng sỏ đánh tên đại diện « tiền đồn thế giới tự do » VNCH, qua sự ủy nhiệm của các « quan thầy quốc tế ». Là hai quốc gia, quan điểm của miền Bắc, cuộc chiến tranh « Giải phóng, Thống nhất đất nước », sẽ phải đổi lại là chiến tranh « chinh phục, mở rộng bờ cõi ». Quan điểm của VNCH, chiến tranh chống kẻ xâm lăng, dân tộc « Nam kỳ » « mất nước », bị dân tộc Bắc Kỳ đô hộ. Quan điểm quốc tế, cuộc chiến tranh này vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương LHQ, các nước có bổn phận can thiệp để bảo vệ VNCH (như trường hợp Koweit bị Irak xâm lăng qua cuộc chiến Vùng Vịnh lần 1). Lúc đó sự can thiệp (nếu có) của Hoa Kỳ sẽ chính đáng, (chứ không bị thế giới lên án như chiến tranh VN).

Đặt giả thuyết này để thấy rằng quan điểm hai nhà nước VNDCCH và VNCH là hai « quốc gia » là một điều rất sai, sai lầm về mặt lịch sử và tai hại về mặt pháp lý.

Vì vậy, cố gắng biện luận rằng VNDCCH và VNCH là hai quốc gia (với những bằng chứng ngụy tạo), sau đó dẫn lời (một cách không đầy đủ) của bà Monique Chemillier-Gendreau : “người ta không thể cho cái mà người ta không có thẩm quyền”… đều chỉ là ngụy biện. Các học giả này không ai chứng minh rằng VHDCCH và VNCH là hai quốc gia độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ được phân định, theo như tiêu chuẩn của Quốc tế công pháp. (Và đây là điều thật may mắn cho tiền đồ của dân tộc VN !)

Thái độ ngụy biện, hay việc thiếu thành thật trong việc trích dẫn, không hề giúp VN giành lại HS và TS, mà ngược lại, nó chỉ cho người ta thấy sự yếu kém của học giả VN và càng củng cố thêm cho lý lẽ của phía TQ.

 

4/ Vấn đề kế thừa :

TS Nguyễn Hồng Thao, cũng như nhiều học giả VN, khi trích dẫn câu « người ta không thể từ bỏ cái mà người ta không có chủ quyền », mặc nhiên thừa nhận hai quần đảo HS và TS không thuộc chủ quyền của « quốc gia » VNDCCH.

Như vậy, sau 1976, từ bao giờ HS và TS của « quốc gia » VNCH trở lại thuộc chủ quyền của CHXHCNVH ? Trở lại bằng cách nào ? Kế thừa từ Cộng hòa Miền nam VN hay kế thừa VNCH ? Kế thừa ở đây là kế thừa « Quốc gia – Etat » (vì đã nhìn nhận VNDCCH và VNCH là hai quốc gia) chứ không phải kế thừa chính quyền (Gouvernement). Thủ tục kế thừa đã thể hiện ra sao ?

Không thấy ai đưa ra lời giải thích rành mạch.

Nhóm Quĩ nghiên cứu Biển Đông, trong bài viết ở đây, đề nghị nhà nước CSVN hôm nay « nhìn nhận » VNCH « từng là một quốc gia » (sic !).

Vấn đề « nhìn nhận » một vùng lãnh thổ có phải là một quốc gia hay không là tùy thuộc theo nhiều tiêu chuẩn pháp lý do LHQ đặt ra, chứ không tùy thuộc vào sự việc được sự nhìn nhận của nước khác. Mặt khác, người ta không thể « nhìn nhận » tư cách pháp nhân cho một thực thể nào đó đã không còn hiện hữu.

Vấn đề là làm thế nào « kế thừa » VNCH chứ không phải « nhìn nhận » VNCH đã từng như là một quốc gia !

Như thế lập luận « có hai quốc gia VN trong khoảng 1956-1975 » là điều nguy hiểm cho VN tương lai. Nó không hề hóa giải được hệ quả công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng mà nó chỉ có khả năng xóa bỏ mọi chứng cớ pháp lý quan hệ giữa VN hôm nay (CHXHCNVN) và các đảo HS và TS.

Cũng nói về lý lẽ của phía TQ, trả lời khi VN đòi đưa HS vào bàn thuơng thuyết : khi nào VN chứng minh được miền Nam (tức VNCH) không thuộc nước Việt Nam thì họ sẽ ngồi xuống đàm phán với VN về quần đảo HS.

Phía VN « ngọng » ! Vì danh không chánh thì ngôn không thuận !

Đối với TS, quan niệm của TQ, VNDCCH đã chiếm trái phép các đảo TS của TQ.

Các học giả VN, người đi sau « copy » người đi trước, không ai thấy có nhu cầu xem xét lại, rập khuôn vào cùng một lập luận, cùng mắc phải một sai lầm, « đóng đinh » VN cứng đơ trên cây « thánh giá », bất khả tranh biện với TQ.

Vấn đề « kế thừa » và « liên tục » quốc gia của VN đã được nhiều tác giả đề cập, cụ thể qua tập « State Succession and Membership in International Organisations – Legal Theories versus Political Pragmatism »[xxii] của tác giả Conrad G. Buhler (trang 69-113) hoặc Luận án của bà Mme Joële Nguyên Duy-Tân, tóm lược qua bài « La représentation du VietNam dans les institutions spécialisées »[xxiii].

 

Các tập tài liệu này đã đưa ra những tài liệu pháp lý, cho thấy CHXHCNVN là một quốc gia mới. Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước tiếp nối của VNDCCH[xxiv]. Nhà nước này từ chối kế thừa bất kỳ danh nghĩa nào thuộc về VNCH.

Những nhà lãnh đạo CSVN làm như thế là đúng với cái « logic » của họ.

Bà Joële Nguyên Duy-Tân có đặt vấn đề :

« La R.D.V.N. avait toujours nié théoriquement l’existence d’un Etat au Sud, en particulier celui de la R.V.N. La R.S.V.N. peut-elle succéder à une entité inexistante pour elle?

Tạm dịch : VNDCCH luôn cương quyết phủ nhận sự hiện hữu của một quốc gia ở miền Nam, tức VNCH. CHXHCNVN có thể kế thừa một thực thể mà họ đã quan niệm là không hiện hữu ?

Tài liệu thuộc Bộ Ngoại giao Pháp, ngày 9-9-1978, cho thấy CHXHCNVN từ chối kế thừa di sản của thực dân Pháp (chuyển sang VNCH) :

A la suite de la disparition de la République du Sud VN, le nouveau gouvernement de VN n’a pas fait la déclaration indiquant qu’il entendait succéder aux traités des 16 Septembre 1954 et 16 Aout 1955, conclus entre la République française et l’ancien gouvernement Sud Vietnam. Il en résulte, conformément au principes du droit international actuel en matière de question du succestion d’Etat, que ces traités n’engagent plus le gouvernement actuel de VN et qu’il sont devenus caduc.[xxv]

Tạm dịch : Tiếp theo sự biến mất của Cộng hòa miền Nam, chính phủ VN mới đã không ra tuyên bố cho biết họ kế thừa các hiệp ước 16-9-1954 và 16-8-1955, ký kết giữa Cộng hòa Pháp và chính phủ miền Nam VN cũ. Vì vậy, chiếu theo các nguyên tắc của luật quốc tế hiện thời về vấn đề kế thừa quốc gia, các hiệp ước này không còn ràng buộc chính phủ VN hiện thời và chúng trở thành vô giá trị.

Một loạt các hành động khác, như CHXHCNVN ký kết vào hiệp ước « Không phổ biến vũ khí nguyên tử » với tư cách một quốc gia mới, từ chối kế thừa VNCH[xxvi].

Hoa Kỳ cũng xác nhận VNCH là một quốc gia bị gián đoạn[xxvii] :

The Republic of Viet Nam, both of a state and government, had ceased to exist in law or fact and the United States had not recognized any government as the sovereigh authority in the territory formerly known as South Viet nam

Tạm dịch: Việt Nam cộng hòa, quốc gia và chính quyền, đã ngừng hiện hữu trên phương diện pháp lý và thực tế. Hoa Kỳ không công nhận bất kỳ nhà nước nào trên vùng lãnh thổ trước kia mang tên Nam Việt Nam.

 

TS NHT lập luận CHXHCNVN kế thừa HS và TS từ CHMNVH. Vậy thì nhà nước CHMNVN đã thụ đắc danh nghĩa chủ quyền tại HS và TS khi nào ? Từ nhà Nguyễn, chính quyền thực dân Pháp hay VNCH ?

Tuyên bố của bộ Ngoại giao Pháp 9-9-1978 dẫn trên cho thấy lập luận của TS NHT về kế thừa HS và TS là không có cơ sở.

Như vậy, lập luận VNDCCH và VNCH là « hai quốc gia » đã đưa VN vào bế tắc.

Trong khi lập luận « hiệp định Genève 1954 phân chia VN thành hai quốc gia » nguyên thủy là lập trường của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là một « tác nhân » trong cuộc chiến VN. Vì lo ngại xảy ra một « chiến tranh Cao Ly thứ 2 » với Trung Cộng, đồng thời bảo đảm việc can thiệp vào VN phải phù hợp với các nguyên tắc về chiến tranh theo qui định của quốc tế « jus ad bellum » và « jus in bello »[xxviii], HK muốn biến miền Nam thành một « tiền đồn chống cộng » vững chắc. Do đó nước này có ý muốn thành lập ở miền Nam một « quốc gia » đúng nghĩa.

Nội dung bức thư[xxix] của Eisenhower gởi ông Diệm này 1-10-1954 : chúng tôi sẽ giúp cho VNCH xây dựng thành một « quốc gia » phú cường, có khả  năng chống lại mọi loạn lạc bên trong cũng như những gây hấn bên ngoài.

Tháng 12 năm 1961, trả lời thư ông Diệm, TT Kennedy hứa hẹn[xxx] : « Chúng tôi sẵn sàng giúp chính quyền VNCH để bảo vệ người dân trong nước, để giữ vững nền độc lập của đất nước ».

Hoa Kỳ muốn xây dựng miền Nam VNCH trở thành một « quốc gia » hùng mạnh, có tính chính thống, duy nhất đại diện quốc gia VN. Cuộc chiến VN sẽ cuộc chiến « xâm lược », vì miền Bắc vi phạm hiệp định Genève, xâm lược miền Nam. Từ đó Hoa Kỳ mới có lý do vịn vào để đổ quân vào VN, tương tự như chiến tranh Cao Ly. Nhưng VNCH không trở thành một quốc gia « chính thống » và « hùng mạnh », vì song song đó, các nước XHCN cũng giúp VNDCCH trở thành một quốc gia « chính thống » và « hùng mạnh » khác. Cuộc chiến mà Hoa Kỳ lo ngại (trường hợp Bắc Hàn xua quân đánh Nam Hàn) đã không xảy ra, vì lãnh đạo CSVN đã áp dụng phương sách của Mao Trạch Đông, dùng « du kích chiến », nuôi dưỡng con bài MTGPMN đồng thời mở mặt trận chính trị tuyên truyền, bôi nhọ việc can thiệp của HK vào VN và kích động những trí thức ở miền Nam trở thành « phản chiến ».

 

Cuộc chiến « hao mòn » này đã làm cho HK hụt hơi, như chiến tranh Afghanistan hiện nay, trong khi dư luận trong và ngoài nước chống lại cuộc chiến. Cuối thập niên 60 HK thay đổi quan niệm về VN, đồng thời công nhận hai thực thể chính trị khác, cũng « đại diện cho VN », là VNDCCH và CHMNCH. Lập trường của Hoa Kỳ thay đổi, kéo chính phủ VNCH xuống ngang hàng với MTGPMN, chuẩn bị tư thế « đồng minh tháo chạy ». Những hứa hẹn của Eisenhower, Kennedy (và Nixon sau này) trở thành vô ý nghĩa. Tình trạng pháp lý của quốc gia Việt Nam do đó lại càng rắc rối hơn.

Vấn đề kế thừa của VN, đáng lẽ chỉ là « kế thừa chính quyền – succession gouvernement » lại trở thành « kế thừa quốc gia – succession d’état ».

Kế thừa chính quyền thuộc phạm vi « nội bộ » của quốc gia, « trong nhà đóng cửa dạy nhau » trong khi kế thừa quốc gia thuộc phạm vi quốc tế. Chuyện nội bộ có thể thay đổi hay sửa chữa nhưng chuyện thuộc phạm vi quốc tế thì sẽ rất khó khăn. Vấn đề là việc hòa giải quốc gia phải được thể hiện nghiêm túc.

Các học giả VN cùng quyết định « vung đao tự thiến ». Mất nước do đó trước hết là do mình.

 

5/ Giải pháp nào ?

 

Nội dung Nguyên tắc hướng dẫn của LHQ về « Acquiescement – sự đồng thuận » đã ghi ở trên : « Những tuyên bố phát biểu một cách công khai và bày tỏ ý muốn tôn trọng (những gì đã tuyên bố) có thể có tác dụng tạo ra các nghĩa vụ pháp lý…  Khi các điều kiện được hội đủ, Quốc gia liên hệ có thể xem xét và dựa vào tuyên bố này làm căn cứ, để đòi hỏi các nghĩa vụ đó phải được tôn trọng ».

Các điều kiện đã hội đủ : CHXHCNVN là nhà nước tiếp nối nhà nước VNDCCH, có đầy đủ thẩm quyền quốc gia về lãnh thổ, trên phương diện thực tế cũng như trên phương diện pháp lý. TQ có thể bất cứ lúc nào, dựa vào tuyên bố 1958, đòi hỏi VN tôn trọng.

Đứng trước đòi hỏi này, VN ở vào thế yếu về cả hai mặt : pháp lý và tương quan lực lượng. Trong khi quan niệm của TQ ngày càng cứng rắn: những gì thuộc chủ quyền lãnh thổ quốc gia đều thuộc lào “lợi ích cốt lõi” của TQ.

Các giải pháp có thể xảy ra như sau:

1-   Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề chủ quyền. VN sẽ đứng vào thế yếu vì vừa không đủ sức bảo vệ cũng như không có đồng minh tin cậy giúp đỡ.

2-   Việt Nam cố gắng giải quyết vấn đề thông qua thuơng lượng, phù hợp với “luật quốc tế” về việc không thực hiện được các tuyên bố đơn phương[xxxi] (công hàm 1958). Nhưng việc thuơng lượng cho thấy VN khó đạt được giải pháp mà người dân dễ dàng chấp thuận. VN cố gắng tập trung vào việc “hải phận 12 hải lý” ở các đảo, cho rằng các đảo HS và TS là các đảo nhỏ. Trong khi TQ đi hai bước: đường chữ U và hiệu quả Kinh tế độc quyền ZEE (200 hải lý) của các đảo. Nếu VN bác được đường chữ U thì cũng khó bác bỏ vùng ZEE các đảo, bởi vì chính VN cũng đã từng chủ trương như vậy. Sai lầm lớn của VN là anh có tư cách nào cấm người ta khi anh cũng chủ trương y như vậy? Cho dầu VN có từ bỏ tuyên bố năm 1977 về ZEE cho các đảo, cũng không thể ngăn cản được TQ. Đòi hỏi này không hề vi phạm Luật quốc tế về Biển 1982.

3-   Mong muốn của VN hiện nay là giữ nguyên trạng. Để đạt được điều này VN nhượng bộ cho TQ quyền lợi chiến lược ở các lãnh vực kinh tế, văn hóa, quân sự v.v… với hy vọng TQ sẽ ký kết hiệp ước “COC” với ASEAN. Nhưng việc nhượng bộ chiến lược, thể hiện qua một loạt hiệp ước vừa ký kết, sẽ đẩy VN đi nhanh vào vòng lệ thuộc TQ. Chưa nói đến các hiệp ước vừa ký kết phải được xếp vào loại “bất bình đẳng”. Bất kỳ kiệp ước nào ký kết giữa hai quốc gia cũng đều ảnh hưởng đến sự độc lập (la souveraineté) của quốc gia. Các hiệp ước vừa ký, cho thấy VN không khác TQ trong thời kỳ bị liệt cường phân xé, hậu bán thế kỷ 19, phải ký các hiệp ước nhượng bộ cho nước ngoài những điều khoản không chấp nhận được.

4-    Vấn đề “hòa giải dân tộc” để kế thừa danh nghĩa VNCH tại HS và TS cho thấy sẽ không có có hội thực hiện. Các vụ bắt bớ sinh viên Phương Uyên, Nguyên Kha vì tội “rải truyền đơn cờ vàng ba sọc âm mưu chống chế độ…” cho thấy nhà nước CSVN vẫn bất dung mọi dấu hiệu thuộc về chế độ VNCH. Hiện nay, VN cố thực hiện nghị quyết 36, “hồi chánh” các viên chức VNCH cũ, cho vào dự hội thảo, cho lên truyền hình… để tuyên truyền chủ trương của nhà nước CSVN. Lãnh đạo CSVN muốn dùng các “học giả” VN hốt những thang thuốc có hiệu quả ru ngủ, đánh lạc hướng mọi sự thật cần phải biết về HS và TS.

Sắp tới, xương máu người dân VN có thể sẽ phải đổ xuống để bảo vệ chủ quyền của VN tại biển Đông. Nguyên nhân là do lãnh đạo CSVN không giữ lời hứa của họ với TQ. Dĩ nhiên có những giải pháp hòa bình khác, thay vì chiến tranh, 1954-1975, cuộc chiến biên giới 1979, cuộc chiến Kampuchia… Lãnh đạo CSVN luôn lựa chọn các giải pháp tồi tệ nhất. Lãnh đạo CSVN sẽ tiếp tục đưa nhân dân VN “lên giàn lửa thiêu”, kích động tinh thần dân tộc trong tầng lớp dân chúng, đẩy mũi dùi chống đối về phía một địch thủ khác, để bảo vệ chế độ.

Từ xưa đến nay sĩ phu VN luôn phò chính thống. Vì lẽ sống của họ phụ thuộc vào quyền lực của người lãnh đạo. Điều này có thể thông cảm, do trường hợp giảm khinh. Nhưng sĩ phu VN hải ngoại không thể vì chút quyền lợi nhỏ nhoi mà bán rẻ lương tâm của mình. Không bảo toàn được lãnh thổ, máu xương người dân đổ xuống, trách nhiệm là do người lãnh đạo. Nhưng phần trách nhiệm về lịch sử, về đạo đức và lương tri, là do sĩ phu nhận lãnh, mà nhóm người hải ngoại lãnh phần nhiều.

5-   Việc đưa vấn đề tranh chấp ra một trọng tài quốc tế phân giải sẽ không có hy vọng xảy ra, khi mà CSVN còn nắm quyền lãnh đạo. VN hiện nay còn không dám lên tiếng công khai ủng hộ Phi trong vụ kiện TQ, huống chi lên tiếng thách thức TQ giải quyết tranh chấp bằng các phương tiện của công lý quốc tế. Trong khi sĩ phu vẫn còn đang dắt díu, người sau nắm chéo áo người trước, lầm lũi đi theo “tấm chỉ đường của trí tuệ”, mà không biết sẽ đưa về đâu ?.

VN có nhiều hy vọng thắng kiện, nếu và chỉ nếu, chính quyền VN (hiện tại hay trong tương lai) kế thừa danh nghĩa của VNCH. Mà việc kế thừa chỉ có thể thực hiện bằng phương pháp “hòa giải quốc gia”.

Việc “hòa giải quốc gia”, trên bình diện chính trị, chỉ có thể thực hiện nếu tương quan lực lượng hai bên “ngang cơ” với nhau. Nhưng khi việc “hòa giải quốc gia” là một phạm trù thuộc đạo đức, tương quan lực lượng là tương quan giữa “cái đúng, cái sai”, giữa “đạo lý và phi đạo lý”… Như vậy, lực lượng vô minh vẫn áp đảo trong xã hội.

Những tuyên bố về HS và TS, như Luật biển 2012 của VN, tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng… đều không có giá trị pháp lý trên phương diện quốc tế công pháp. Việc không dùng tiếng “ngụy” chỉ người VNCH cũ, như có học giả vừa nói, không hề là dấu hiệu của việc “hòa giải”, hay thể hiện hành vi kế thừa VNCH.

 

6-   Việc nhóm Quĩ Nghiên cứu Biển Đông cố gắng chứng minh VNCH và VNDCCH là hai quốc gia đem lại hệ quả khẳng định tính chính đáng cho các ý kiến  “tái lập lại” hay “phục hồi” nước VNCH đã hiện hữu trước đây. Đây cũng là một “giải pháp” trong nhiều giải pháp để lấy lại danh nghĩa chủ quyền ở HS và TS. Có điều giả phải trả quá đắt: đất nước phải phân chia lần nữa.

 

[i] Ngoài TS Nguyễn Hồng Thao và hầu hết cảc nhà nghiên cứu trong nước, còn có các ông Thái Văn Cầu, Tạ Văn Tài cùng một số nhân vật khác ở nước ngoài.

[ii] Monique Chemillier-Gendreau – La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys – NXB Harmattan 1996, page 123.

[iii] Nguyễn Hồng Thao, bài đã dẫn link.

[iv] Monique Chemillier-Gendreau, sdd, tr 123.

[v] Nguyen Quoc Dinh, Patrick Daillier, Mathias Forteau, Alain Pellet – Doit International Public, L.G.D.J, 8e Edition, đoạn 242, tr 405

[vi] Doit International Public , sdd, đoạn 242, tr 405.

[vii] Doit International Public , sdd, đoạn 237, tr 396.

[viii] Doit International Public , sdd, đoạn 237, tr 396-397.

[ix] Jean Barale, L’ acquiescement dans la jurisprudence internationale, In: Annuaire français de droit international, volume 11, 1965. pp. 389-427. https://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/afdi_0066-3085_1965_num_11_1_1827

[x] Texte adopté par la Commission du droit international à sa cinquante-huitième session, en 2006, et soumis à l’Assemblée générale dans le cadre de son rapport sur les travaux de ladite session (A/61/10). Le rapport, qui contient également des commentaires sur le projet d’articles, sera reproduit dans l’Annuaire de la Commission du droit international, 2006, vol. II(2).

[xi] Texte adopté par la Commission du droit international… tài liệu đã dẫn.

[xii] Essais nucléaires (Australie c. France; Nouvelle-Zélande c. France), C.I.J. Recueil 1974, p. 267, par. 43, p. 269, par. 51 et p. 472, par. 46, p. 474, par. 53

Thái Lan: Bà Yingluck yêu cầu người ủng hộ đừng tụ tập trước tòa

0
RFA

Cựu Thủ Tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra, kêu gọi những người ủng hộ bà là đừng tụ tập bên ngoài tòa án vào ngày mai khi bản án về trường hợp của bà được công bố.

Bà Yingluck kêu gọi trên tài khoản Facebook cá nhân vào ngày 24 tháng 8 như vừa nêu với lý do nhằm tránh đụng chạm cố tình từ những người khác, bởi điều đó sẽ có hại cho phong trào.

Theo đánh giá sẽ có đến hàng ngàn người ủng hộ bà Yingluck kéo đến tòa án nằm ở phía bắc thủ đô Bangkok vào ngày 25 tháng 8i, và chính quyền quân nhân cũng cho biết là sẽ triển khai một lực lượng đến 4000 cảnh sát và nhân viên có vũ trang để giữ trật tự.

Bà Yingluck bị quân đội Thái lật đổ vào năm 2014, kết thúc một giai đoạn xáo trộn chính trị do sự đối đầu nhau giữa phong trào áo đỏ và áo vàng. Những người áo đỏ chủ yếu là cư dân vùng quê Thái Lan ủng hộ bà Yingluck và anh trai bà, cũng là một cựu Thủ tướng bị truất phế. Trong khi đó phe áo vàng thân cận với Hoàng gia Thái.

Theo các công tố viên Thái Lan thì bà Yingluck phải chịu trách nhiệm trong việc thất thoát khoản ngân sách lớn mà chính phủ của bà dùng để trợ giá lúa gạo cho nông dân Xứ Chùa Vàng.

Áo blouse nhuốm máu và “thức ăn máu”

0
Trương Duy Nhất
2017-08-24

“Áo blouse nhuốm máu”. Bài viết cảm động của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trên Vnexpress sáng 24/8/2017. “Cứ mỗi lần nghe tin một bác sĩ, điều dưỡng hay nhân viên y tế bị hành hung là tôi lại cảm thấy đau đớn như chính mình bị xúc phạm”.

“Tôi nguyện sẽ làm tất cả để chiếc áo của thầy thuốc – biểu tượng cho bình an không bao giờ bị nhuốm máu, để thầy thuốc không bao giờ trở thành nạn nhân của bạo lực”.

Tôi tin những dòng bà viết. Tin ở tấm lòng và xúc cảm của một phụ nữ như bà, vừa trên cương vị thầy thuốc, vừa là quan chức đầu ngành.

Nhưng, tôi sẽ tin, và quí hơn, nếu trên cương vị Bộ trưởng Y tế (đồng thời cũng là một thầy thuốc), bà viết thêm vào cái bài viết “nhuốm máu” cảm động ấy, cho dù chỉ một dòng, bày tỏ một thái độ về vụ đại án VN Pharma đang xét xử kia.

Biết đau cùng nỗi đau của đồng nghiệp và thuộc cấp, nhưng lại không thấy đau trước sự sống còn, trước lằn ranh sinh tử của từng bệnh nhân.

Bao nhiêu bác sĩ, thầy thuốc với chiếc áo choàng blouse nhuốm máu. Vâng. Nhưng cũng đã bao nhiêu, hàng chục, hàng trăm, hay vạn vạn những bệnh nhân ung thư từ Bắc chí Nam, trong suốt nhiều năm qua trở thành “thức ăn máu” của những người thầy thuốc táng tận lương tâm, phải nhờ vụ án VN Pharma mới lôi ra được ánh sáng.

“Để chiếc áo của thầy thuốc – biểu tượng cho bình an không bao giờ bị nhuốm máu, để thầy thuốc không bao giờ trở thành nạn nhân của bạo lực”. Đúng. Vâng. Nhưng, cũng phải để sinh mạng của bệnh nhân không bao giờ bị biến thành những “thức ăn máu”.

Số tiền hàng tỷ, thậm chí có thể hàng chục, trăm tỷ trong đại án “ăn máu ung thư” mang tên VN Pharma đang dần hé lộ. Không biết đã có bao nhiêu những quan chức ngành y trở nên vương giả nhờ những đồng tiền vấy máu này?

Vâng. Không chỉ những chiếc áo boules nhuốm máu. Còn cả những “thức ăn máu”. Để công tâm, bên cạnh hình ảnh những chiếc áo boules nhuốm máu ấy, xin đặt thêm trên bàn Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến… vài mươi thôi, những xác bệnh nhân ung thư, nạn nhân trong đại án “ăn máu ung thư” mang tên VN Pharma.

Ý nghĩa của việc thừa nhận chính thể Việt Nam Cộng hòa

0
Nguyễn Tường Thụy
2017-08-24

Bộ Lịch sử Việt Nam vừa xuất bản đang được công luận quan tâm. Nội dung có những thay đổi về cách nhìn nhận một số sự kiện lịch sử, trong đó, điều mà công luận quan tâm nhất là trả lại tên gọi cho chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Đây là vấn đề cực kỳ nhạy cảm và tế nhị vì vậy bộ sử nhận được rất nhiều hoan nghênh nhưng còn có cả những ý kiến phản đối dữ dội.

Thực ra, không phải bây giờ mà từ 6,7 năm nay, trong hệ thống chính trị đã đề cập về vấn đề này.

Đại đoàn kết có lẽ là tờ báo đầu tiên đưa ra luận điểm này với bài “Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” (20/07/2011)

“Theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.”

Nhưng phải 3 năm sau, vào thời điểm Trung Cộng đem giàn khoan HD 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN (tháng 5/2014), báo chí VN mới phản công rầm rộ. Nhiều tờ báo dẫn lại đọan trích trên của Đại Đoàn Kết hoặc dựa theo luận điểm này để bác bỏ sự luận điểm của Trung Cộng cho rằng Công hàm 1958 do ông Phạm Văn Đồng ký đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ.

Còn báo điện tử của Chính phủ viết:

“Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974”.

Ông Trần Công Trục nguyên trưởng ban Biên giới của Chính phủ, tức là một quan chức cao cấp có trách nhiệm trực tiếp đến chủ quyền của đất nước, trong chương trình thời sự 19 giờ ngày 22/5/2014 của đài VTV1 còn nói toạc ra là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nếu có tuyên bố này nọ về Hoàng Sa, Trường Sa thì cũng chẳng có giá trị pháp lý gì:

“Các bạn hãy nhớ rằng tuyên bố của chúng ta vào thời kỳ 1958 nghĩa là cái lúc mà hai miền Bắc, Nam được hiệp định Genève ký kết năm 1954 phân chia quyền quản lý cho 2 nhà nước với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế là Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Quần đảo Hoàng Sa của chúng ta nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của VNCH với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế theo hiệp định Genève, Và vì vậy, mọi tuyên bố, mọi hành vi của VNCH có giá trị pháp lý thay mặt Nhà nước VN quản lý vùng đất ấy còn VNDCCH chúng ta không trực tiếp quản lý. Vì vậy cho dù tuyên bố đó như thế nào thì giá trị pháp lý trong quan hệ quốc tế không có. Cho nên TQ họ muốn dùng tất cả mọi lý lẽ để nói rằng chúng ta thừa nhận thì đấy hoàn toàn là sự bịa đặt”.

Đấy là báo chí, còn bây giờ là chính sử. Vấn đề xoay quanh thể chế chính trị ở Miền Nam Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào là ngụy quyền hay Việt Nam Cộng hòa. Câu hỏi dễ trả lời, đó là Việt Nam Cộng hòa vì đấy là sự thật lịch sử.

Xuyên tạc VNCH là ngụy quyền, Quân lực VNCH là ngụy quân là cách gọi nhằm phục vụ ý đồ tuyên truyền của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là miệt thị đối phương. Sau khi VNCH thua trận, cách gọi này vẫn được duy trì, thể hiện tính hẹp hòi, bần tiện, không sạch sẽ của kẻ thắng trận.

Trả lại tên gọi VNCH và chính thức đưa vào chính sử thì vấn đề ảnh hưởng sâu và rộng hơn so với báo chí. Nhưng dù báo chí hay sử sách thì về nguyên tắc, nó không phản ánh quan điểm của thể chế chính trị đương thời mà trong trường hợp này là Nhà nước Việt Nam hiện nay. Cần phải có sự khẳng định, thừa nhận bằng văn bản hay bằng tuyên bố hoặc lồng vào nội dung nào cũng được của Nhà nước Việt Nam hay Bộ ngoại giao Việt Nam.

Tuy nhiên, do đặc thù của hệ thống chính trị ở Việt Nam thì việc báo chí, đặc biệt là sử sách viết như thế nào cũng do đảng CSVN và Nhà nước VN chi phối, vì vậy nó vẫn phản ánh quan điểm, thái độ của Nhà nước Việt Nam.

Có ý kiến cho rằng thừa nhận VNCH là bước tiến quan trọng. Tôi không cho đây là bước tiến. Bản chất của vấn đề là gọi lại cho đúng tên, thế thôi. Điều này có thể ghi nhận, chứ không có gì đáng khen. Liên hệ đến công cuộc gọi là đổi mới năm 1986. Từ chỗ nền kinh tế bị bóp nghẹt, đảng CSVN nới lỏng ra một phần nên thoát ra được cuộc khủng hoảng kinh tế. Như vậy, cái gọi là “đổi mới” ở đây thực chất là sửa sai, từ chỗ cấm rồi buông, trói rồi cởi. Tuy nhiên, ông Đỗ Mười đã vơ công ấy là công của đảng CSVN: “Không có Đảng thì không có đổi mới”. Chỉ cần đặt ra câu hỏi ai cấm, ai trói và tự trả lời thì sẽ hiểu, công của Đảng CSVN có hay không.

Vấn đề Việt Nam Cộng hòa cũng vậy, gọi chính thể này đúng tên cũng là việc sửa sai, có gì đáng khen. Lịch sử phải ghi lại những sự kiện một cách khách quan trung thực như nó đã xảy ra. Đó là thiên chức của người viết sử. Lịch sử không xu nịnh ai. Trả lại sự thật cho lịch sử là tất yếu.

Nhiều người còn nghi ngờ sự thực tâm khi gọi đúng tên của chính thể ở miền Nam giai đoạn 1954-1975, cho rằng việc này nhằm vào nhiều mục đích chính trị. Có chăng, việc thừa nhận này nên ghi nhận và khuyến khích ở sự can đảm.

Dẫu đơn giản chỉ là gọi lại cho đúng tên, thế mà nhiều người đã giãy nảy lên, ra sức phản đối. Với họ, cứ phải gọi VNCH là ngụy quân ngụy quyền mới được. Họ cho rằng, Giáo sư Phan Huy Lê  “đánh tráo sự thật lịch sử”. Điển hình cho nhóm người này là ông Nguyễn Thanh Tuấn, trung tướng – nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục chính trị, Bộ Quốc phòng. Ông ta tỏ ra hậm hực và rất cay cú về bộ Lịch sử mới xuất bản, đòi xử lý nhóm biên soạn.

Đây là kết quả của sự nhồi nhét, tuyên truyền một chiều. Sự nhồi nhét ấy đã tạo ra một lớp người còn bảo thủ hơn cả Đảng. Đã có lời cảnh báo rằng rô bốt là sản phẩm của con người nhưng coi chừng có ngày con người không kiểm soát nổi nó.

Nhưng ý nghĩa của việc thừa nhận Việt Nam Cộng hòa không đơn thuần chỉ là tên gọi. Điều quan trọng ở chỗ, khi đã công nhận VNCH là một thực thể, có giá trị pháp lý theo Hiệp định Genève tương tự VNDCCH ở Miền Bắc thì vấn đề nảy sinh từ đó là:

– Bản chất của cuộc chiến tranh 1954 – 1975 là gì? Đó có phải cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước như trước nay vẫn tuyên truyền không?

– Sự có mặt của Mỹ và đồng minh của VNCH ở Miền Nam (Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines) có khác gì về bản chất so với sự có mặt của đồng minh của VNDCCH ở Miền Bắc (Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên) ở miền Bắc không khi cả 2 nhóm đồng minh này đều tham chiến? v.v…

– Và vấn đề lquan trọng nhất là tại sao quân đội VNDCCH lại có mặt trên lãnh thổ VNCH và lật đổ nó?

Ở đây, tôi chỉ gợi mở vấn đề, chứ không có tham vọng lý giải nó trong phạm vi một bài viết.

Dù sao thì, việc thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa cũng đáng hoan nghênh và là một sự can đảm cần khuyến khích. Thế hệ lãnh đạo Việt Nam hiện nay, vào năm 1975 họ chưa có vai trò gì. Họ không phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh. Cái khó nhất của họ là cuộc chiến tranh do thế hệ lãnh đạo trước tiến hành đã cho họ thừa hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi mặc dù với dân tộc và với đất nước thì không. Vì vậy, nếu họ dám thừa nhận sai lầm của thế hệ lãnh đạo trước và dám sửa cũng là một sự can đảm. Họ hoàn toàn nhận thức được bản chất của cuộc chiến tranh 1954-1975 chứ không đến mức bảo thủ như ông trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn vừa nêu trên. Điều quan trọng là họ có thực tâm hay không và thực tâm đến đâu Nếu biết đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên trên hết thì những vấn đề tưởng như là phức tạp sẽ giải quyết được. Đó là chủ quyền, biển đảo của Tổ quốc, là sự hòa giải dân tộc, là khai thác và phát triển giá trị của Việt Nam Cộng hòa và cao hơn là đưa đất nước tiến cùng thời đại chứ không phải hổ thẹn với quốc dân và thế giới như hiện nay.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Có thế lực phía sau bài báo lăng mạ chính phủ Đức?

VOA

Lần đầu tiên, một tờ báo chính thống của nhà nước Việt Nam đưa ra bình luận cách hành xử của chính phủ Đức trong vụ Trịnh Xuân Thanh.

“Hiện nay dư luận cũng đang đặt dấu hỏi ai đứng đằng sau, thế lực nào đứng đằng sau tờ báo này để dường như cố ý tạo ra sự căng thẳng nhưng lại bằng tính chất vu khống.”

Bài báo trong số mới nhất của Tuần báo Văn Nghệ TPHCM phát hành ngày 18/8 cho rằng “không có việc bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh vì “không ai có thể rời khỏi châu Âu nếu không tự nguyện.”

Với những ngôn từ đả kích mạnh mẽ, bài viết của tờ báo thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố HCM khẳng định Bộ Ngoại giao Đức “hồ đồ, hoặc cố tình hồ đồ để mua phiếu của vài kẻ cực đoan chống Việt Nam đang có quốc tịch Đức cho cuộc bầu cử vào thời gian vài tuần tới.”

Bài báo trên Tuần báo Văn nghệ cho rằng chính phủ Đức "hồ đồ" khi cáo buộc Việt Nam bắt có Trịnh Xuân Thanh và đang tìm cách "mua phiếu" từ những người Việt gốc Đức cho cuộc bầu cử sắp tới.

Bài báo trên Tuần báo Văn nghệ cho rằng chính phủ Đức “hồ đồ” khi cáo buộc Việt Nam bắt có Trịnh Xuân Thanh và đang tìm cách “mua phiếu” từ những người Việt gốc Đức cho cuộc bầu cử sắp tới.

Tác giả của bài báo, có tên Vũ Hương, muốn nói đến cuộc bầu cử quốc hội liên bang Đức sẽ diễn ra vào ngày 24/9.

Mặc dù chính phủ Việt Nam gần đây đã tiếp cận chính phủ Đức để tìm cách giải quyết vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin theo tố cáo của Bộ Ngoại giao Đức nhưng “những bài báo như thế này,” theo nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp từ Singapore, “không có lợi cho các nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết khủng hoảng ngoại giao hiện nay với Đức.”

“Không rõ liệu có sự chỉ đạo nào đằng sau các bài viết này hay không nhưng theo tôi việc dùng những cáo buộc không có căn cứ và lăng mạ nước Đức như bài viết trên Tuần báo Văn nghệ thì rõ ràng là thiếu khôn ngoan và thiếu cẩn trọng,” ông Hiệp nói với VOA. “Nó không giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề và nó càng làm cho vấn đề trở nên khó giải quyết hơn đối với Việt Nam.”

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cũng có nhận định tương tự và cho rằng bài viết của một tờ báo nhà nước chính thống “mang tính quy chụp và vu khống.” Nhà báo này nghi ngờ có một thế lực đứng sau những bài viết như vậy.

Chính phủ Đức cho rằng mật vụ Việt Nam bắt cóc cựu lãnh đạo ngành dầu khí nhưng Việt Nam truyên bố ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú với chính quyền Hà Nội.

Chính phủ Đức cho rằng mật vụ Việt Nam bắt cóc cựu lãnh đạo ngành dầu khí nhưng Việt Nam truyên bố ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú với chính quyền Hà Nội.

Giống như nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Phạm Chí Dũng cũng nhận định gần đây tuần báo Văn Nghệ TPHCM có những bài viết liên quan đến chính trị và “hoàn toàn không phù hợp một chút nào với tính chất văn học nghệ thuật.”

“Không rõ liệu có sự chỉ đạo nào đằng sau các bài viết này hay không nhưng theo tôi việc dùng những cáo buộc không có căn cứ và lăng mạ nước Đức như bài viết trên Tuần báo Văn nghệ thì rõ ràng là thiếu khôn ngoan và thiếu cẩn trọng.”

Tháng trước, Tuần báo Văn nghệ có bài viết đánh vào giáo sư Ngô Bảo Châu khi cho rằng vị giáo sư này đang “trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình.”

Theo mô tả trên website của Tuần báo Văn nghệ TPHCM, đây là tờ báo “sáng tác nghiên cứu lý luận – phê bình văn học – nghệ thuật” của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép ngày 31/12/2014. Tuy nhiên theo nhà báo Dũng, người sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh, tờ báo này nằm trong nhóm có “chỉ đạo mang tính Đảng từ Thường trực thành ủy Thành phố HCM.”

“Hiện nay dư luận cũng đang đặt dấu hỏi ai đứng đằng sau, thế lực nào đứng đằng sau tờ báo này để dường như cố ý tạo ra sự căng thẳng nhưng lại bằng tính chất vu khống.”

Theo nhận định của chủ tịch Hội nhà báo Độc lập, hiện đang có nhiều phe phái chính trị ở Việt Nam, “thậm chí trong Đảng, trong chính phủ cũng có nhiều phe phái.”

Gần đây trên mạng xã hội cũng đã nổi lên những trang Facekook cá nhân của các nhà lãnh đạo Việt Nam như Trần Đại Quang, Tô Lâm, Nguyễn Xuân Phúc hay Nguyễn Phú Trọng với các bài viết được cho rằng có mục đích nhắm vào ai đó hoặc tạo dư luận.

“Phía sau Tuần báo Văn nghệ cần phải làm rõ xem là thế lực chính trị nào và thế lực chính trị đó có liên quan đến những quan chức cấp cao nào và các quan chức cấp cao đó không nhất thiết phải đồng nhất với chính phủ, cũng không nhiết thiết phải đồng nhất với Đảng,” theo nhà báo Dũng.

Mối quan hệ Việt-Đức tiếp tục xấu đi sau khi các thành viên quốc hội Đức kêu gọi những biện pháp trừng phạt Việt Nam vào tuần trước và theo nhận định của tạp chí Forbes gần đây, hiệp định thương mại Việt Nam-EU (EVFTA) mà Việt Nam rất mong chờ có nguy cơ đổ vỡ vì sự căng thẳng ngoại giao từ vụ Trịnh Xuân Thanh.

Thành viên của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS và là người quan sát chính trường Việt Nam, Lê Hồng Hiệp, cho rằng cần phải “dỡ bỏ” và “loại trừ” những bài viết như vậy trong tương lai “để giúp cho những biện pháp của Việt Nam trong việc hóa giải căng thẳng với Đức hiện nay có thể đạt được kết quả.”

Nhà báo Dũng cho rằng Việt Nam cần phải chấm dứt lối viết tuyên truyền, công kích, nhất là nhắm vào việc “mạt sát nước Đức” như của Tuần báo Văn nghệ nếu không muốn thấy mối quan hệ giữa 2 nước trầm trọng hơn hiện nay.

Trung Quốc tăng cường tấn công mạng Việt Nam trước thềm APEC

0
VOA

Một báo cáo của công ty an ninh mạng FireEye gửi cho VOA hôm 24/8 cho thấy thấy một nhóm hacker của chính phủ Trung Quốc tấn công các quan chức chính phủ Việt Nam qua mạng để giành lợi thế trong các thương thảo về thương mại sắp tới.

“Trung Quốc, cũng giống như nhiều quốc gia khác, không ngại ngần gì về việc ăn trộm hay thâm nhập bất hợp pháp vào các bí mật thương mại của các nước khác.”

Báo cáo của FireEye phát hiện ra hoạt động gián điệp mạng nhắm vào chính phủ Việt Nam bằng các email giả mạo liên quan đến các chủ đề kinh tế của ASEAN và APEC nhằm lấy thông tin từ người nhận. Dựa trên những tương đồng về hành động thâm nhập mạng trước đây, FireEye khẳng định hoạt động này được tiến hành từ Trung Quốc có liên quan tới nhóm Bolo.

Chuyên gia nghiên cứu cao cấp về tình báo mạng của FireEye Fred Plan cho VOA biết do tầm quan trọng về địa chính trị, đặc biệt khi các vấn đề biển Đông và cạnh tranh kinh tế đang tăng cao, Việt Nam sẽ tiếp tục là mục tiêu của các hacker Trung Quốc.

“Họ dùng phần mềm độc hại 008S Trojan để tấn công tài khoản của các quan chức chính phủ Việt Nam qua các email có gắn kèm các tài liệu về các vấn đề kinh tế của ASEAN cũng như các cuộc họp APEC ở Việt Nam từ đầu năm nay để đánh cắp mật khẩu và thông tin người dùng.”

Các tệp tin nhiễm độc mà hacker Trung Quốc gửi cho các quan chức chính phủ Việt Nam, được FireEye phát hiện, nhằm thu thập thông tin về chính sách thương mại để có lợi thế trong các cuộc thương lượng sắp tới.

Các tệp tin nhiễm độc mà hacker Trung Quốc gửi cho các quan chức chính phủ Việt Nam, được FireEye phát hiện, nhằm thu thập thông tin về chính sách thương mại để có lợi thế trong các cuộc thương lượng sắp tới.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc luôn tìm cách theo dõi hệ thống máy tính của các chính phủ nước ngoài. “Họ muốn biết về các đề tài thảo luận của các cuộc thương lượng về thương mại cũng như của các nhà ngoại giao trước khi bước vào thương lượng,” theo Adam Segal, một chuyên gia về chính sách Trung Quốc và giám đốc chính sách an ninh mạng của trung tâm nghiên cứu Hội đồng Quan hệ Quốc tế có trụ sở ở New York và Washington DC nói với BuzzFeed.

Đồng tình với quan điểm này, giáo sư Carl Thayer của học viện Quốc phòng Úc nói “Trung Quốc, cũng giống như nhiều quốc gia khác, không ngại ngần gì về việc ăn trộm hay thâm nhập bất hợp pháp vào các bí mật thương mại của các nước khác.”

Nhà phân tích chính trị và quốc phòng của khu vực nói với VOA rằng đây sẽ là một mối đe dọa thường trực đối với bất kỳ nhà ngoại giao nào của khối ASEAN về cả khía cạnh thương mại và chiến lược chính trị.

Báo cáo của FireEye kết luận rằng hoạt động của hacker Trung Quốc nhằm thu thập thông tin về các chính sách kinh tế thương mại từ quan chức chính phủ Việt Nam để có được lợi thế về chính trị. Sau khi Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đổ bể, các hiệp định thương mại tự do của khối ASEAN và APEC sẽ trở thành mục tiêu nhắm đến. Trung Quốc coi Việt Nam là một đối thủ trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu trong khu vực.

Việt Nam đã tổ chức các cuộc họp APEC từ đầu năm nay và sẽ là nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương vào cuối năm nay với sự tham dự của tổng thống Mỹ Donald Trump. Trung Quốc cũng đang vận động sự ủng hộ cho hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RECEP) do họ khởi xướng.

Nhà phân tích Plan của FireEye và giáo sư Thayer đều cho rằng Việt Nam ý thức được mối đe dọa an ninh mạng từ Trung Quốc đặc biệt từ vụ tấn công hệ thống máy tính của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines vào tháng 7 năm ngoái, không lâu sau khi tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.

​“Những cuộc tấn công mạng vào các sân bay của Việt Nam năm ngoái chỉ là ví dụ gần đây nhất. Các website chính phủ bị tấn công và làm tê liệt. Chỉ trước đại hội Đảng 12 vào tháng 1/2016, một người Việt Nam đã bị kết án vì cung cấp những thông tin mật cho Trung Quốc,” theo giáo sư Thayer.

Trong con mắt của các cơ quan an ninh Úc và Mỹ, Trung Quốc được coi là một trong những nước hung hăng nhất trong hoạt động gián điệp kinh tế thông qua điệp viên và gián điệp mạng, theo giáo sư Thayer.

Nói với VOA, chuyên gia phân tích Plan của FireEye cho hoạt động này đã tăng trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng khi Việt Nam nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc. Và mặc dù các hacker Trung Quốc dùng các thủ thuật rất phổ biến là “spear phishing” nhưng chính phủ Việt Nam cần thận trọng và nâng cấp hệ thống máy tính cũng như đào tạo về an ninh tốt hơn cho các quan chức chính phủ. Giáo sư Thayer cũng nhận định rằng trong bối cảnh mạng toàn cầu làm cho việc bảo vệ các bí mật quốc gia khó khăn hơn, không phải quốc gia nào cũng có đủ khả năng luôn cập nhật với các hệ thống an ninh máy tính tốt nhất.

Theo thống kê từ một nghiên cứu cách đây 3 năm của nhóm APWC chống lừa đảo ăn cắp thông tin trên mạng, Trung Quốc đứng sau 85% các cuộc tấn công bằng phương pháp phishing trên toàn cầu.