Home Blog Page 1135

Cựu chưởng lý Venezuela tố cáo tổng thống Maduro tham nhũng

0
RFI

Hôm qua, 23/08/2017, tại Brasilia, cựu chưởng lý Venezuela, bà Luisa Ortega khẳng định nắm giữ « rất nhiều bằng chứng » tham nhũng của tổng thống Nicolas Maduro, và tỏ ra lo ngại cho sinh mạng của mình.

Từ Colombia sang, nhân hội nghị các chưởng lý khối Mercosur (thị trường chung châu Mỹ), bà Ortega đã lên diễn đàn đả kích chính quyền Venezuela. Bà khẳng định : « Luật pháp đã chết tại Venezuela, sự ổn định khu vực đang lâm nguy. Venezuela đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng, người dân thiếu thốn thực phẩm và thuốc men thiết yếu ».

Cựu chưởng lý Venezuela cho biết bà đang nắm trong tay « rất nhiều bằng chứng, cụ thể là vụ Odebrecht mà nhiều quan chức Venezuela có liên can, trước hết là tổng thống Nicolas Maduro ». Bà Ortega nói : « Chúng tôi phát hiện rằng tập đoàn xây dựng Odebrecht đã chuyển 100 triệu đô la cho Diosdado Cabello (cựu chủ tịch Quốc Hội, nhân vật số 2 trong chính phủ) thông qua một công ty Tây Ban Nha của những người họ hàng ông này. Nhà nước Venezuela đã dùng tiền công quỹ trả 300 tỉ đô la cho các công trường hiện đang bị tê liệt ».

Bà cho biết sẽ chuyển các thông tin hiện có cho chính quyền nhiều nước như Hoa Kỳ, Colombia, Tây Ban Nha, Brazil để tiến hành điều tra riêng. Bên cạnh đó, bà Luisa Ortega cho biết : « Tôi nhận được nhiều đe dọa đến tính mạng, và chính quyền Caracas phải chịu trách nhiệm nếu có chuyện gì xảy ra với tôi ».

Cựu chưởng lý bị ông Maduro cách chức đã bỏ trốn khỏi Venezuela thứ Sáu 18/08. Đến thứ Ba 22/8, tổng thống Maduro loan báo ra lệnh truy nã quốc tế Interpol đối với và Ortega và chồng là dân biểu German Ferrer.

Tại Caracas, người kế nhiệm bà Ortega là Tarek William Saab tuyên bố các tố cáo của bà « không có giá trị gì », còn ông Diossado Cabello cho rằng đó là những lời « dối trá ».

Về phía Hoa Kỳ, ngày 23/08, phó tổng thống Mike Pence tiếp tục bày tỏ sự quan ngại của Mỹ về cuộc khủng hoảng, và tái khẳng định sẽ không để Venezuela sụp đổ.

Quân đội Mỹ sẽ đặt radar ở Palau, Thái Bình Dương

0
RFI

AFP ngày 24/08/2017 đưa tin Hoa Kỳ sẽ lắp đặt hệ thống radar tại quần đảo Palau thuộc liên bang Micronesia, nhằm tăng cường khả năng giám sát ở Tây Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Triều Tiên.

Thông cáo chung của bộ Quốc Phòng Mỹ và chính quyền Palau cho biết sắp chọn xong địa điểm đặt radar. Cũng theo thông cáo: « Hệ thống radar sẽ tăng cường khả năng bảo vệ quyền hàng hải của Palau, đồng thời giúp Hoa Kỳ có thể giám sát rộng rãi hơn nhằm bảo đảm an ninh hàng không ».

Hệ thống radar mới này giúp Palau kiểm soát được vùng bảo tồn biển rộng đến 500.000 km vuông, tương đương diện tích Tây Ban Nha, được thành lập năm 2015.

Quần đảo Palau độc lập từ năm 1994, nhưng vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, và có các định chế tương tự như Mỹ. Hoa Kỳ bảo đảm quốc phòng cho đảo quốc 22.000 dân này qua một hiệp ước cho phép quân đội Mỹ đóng quân tại đây, nhưng cho đến nay Washington chưa hề đưa đến một người lính nào.

Palau nằm cách đảo Guam của Mỹ tại Thái Bình Dương khoảng 1.300 km. Bình Nhưỡng mới đây đã đe dọa bắn một loạt hỏa tiễn về phía đảo Guam, còn tổng thống Mỹ Donald Trump cũng dọa sẽ trút « hỏa lực và phẫn nộ » vào Bắc Triều Tiên. Tuy vậy, đôi bên khẳng định Washington đã đưa ra đề nghị đặt radar tại Palau từ hôm 18/07, tức trước cuộc khủng hoảng với Bình Nhưỡng.

Nhật Bản tập trận gần núi Phú Sĩ

Cũng liên quan đến mối đe dọa Bắc Triều Tiên, quân đội Nhật ngày 24/08/2017 khởi đầu cuộc tập trận thường niên kéo dài ba ngày gần núi Phú Sĩ, nằm cách Tokyo 80 km. Khoảng 2.400 quân nhân cùng với trực thăng, xe tăng và nhiều loại vũ khí được triển khai tại đây.

Tổng tham mưu trưởng Koji Yamazaki tuyên bố: « Hiện có nhiều nhân tố đáng quan ngại, như mưu toan thay đổi hiện trạng Biển Đông và Biển Hoa Đông của Trung Quốc, hay việc Bắc Triều Tiên triển khai hỏa tiễn đạn đạo và vũ khí nguyên tử ».

Trong một diễn biến khác, quân đội Nhật và Mỹ hiện đang tập trận chung tại đảo Hokkaido, miền bắc nước Nhật.

Mỹ lên án Cam Bốt đàn áp báo chí và xã hội dân sự

RFI

Ngày 23/08/2017, Hoa Kỳ đã lên án “sự suy thoái của bầu không khí dân chủ tại Cam Bốt”, sau khi chính quyền Phnom Penh thi hành các biện pháp cấm đoán đối với báo chí và xã hội dân sự.

Trong cuộc họp báo tại Washington, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Heather Nauert tuyên bố rằng thành công của các cuộc bầu cử địa phương gần đây đã bị che khuất bởi những hành động “đáng quan ngại” của chính quyền Cam Bốt cản trở quyền tự do báo chí và công việc của các tổ chức xã hội dân sự.

Ngày 23/08, chính quyền đã ra lệnh đóng cửa một tổ chức phi chính phủ của Mỹ, Viện Dân chủ Quốc gia (NDI), và trục xuất các nhân viên nước ngoài của tổ chức này, với lý do NDI nợ thuế. Trong những tuần qua, các phương tiện truyền thông thân chính phủ vẫn cáo buộc NDI, mà chủ tịch là cựu ngoại trưởng Madelaine Albright, hỗ trợ cho phe đối lập Cam Bốt để tìm cách lật đổ chính quyền Hun Sen.

Trước đó, thủ tướng Hun Sen đã dọa sẽ đình bản nhật báo Cambodia Daily, một trong số ít tờ báo chỉ trích chính quyền, với lý do tờ báo này nợ tiền thuế lên tới 6,3 triệu đô la.

Ngày 23/08, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ đã kêu gọi chính phủ Phnom Penh cho phép tổ chức NDI, tờ Cambodia Daily, cũng như các phương tiện truyền thông độc lập khác và các tổ chức dân sự được tiếp tục hoạt động “để cho cuộc bầu cử Quốc Hội năm 2018 được diễn ra trong một môi trường tự do và cởi mở”.

Bộ Ngoại giao Đức đối thoại với Việt Nam về vụ bắt cóc

TAZ

Tác giả: Marina Mai

Hùng Hà chuyển ngữ

25-8-2017

Trong vụ việc người Việt Nam bị bắt cóc ở Bá-linh, một nghi can đã bị tạm giam hầu tra.

BERLIN taz | Trong vụ việc bắt cóc cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh từ Bá-linh về Hà Nội, một nghi can 46 tuổi người Việt Nam đã bị dẫn độ vào hôm thứ Năm từ Tiệp về Đức. Người này hiện đang bị tạm giam hầu tra, theo như Công tố viện Liên bang ở Karlsruhe thông báo. Cáo buộc về vụ án: Hoạt động mật vụ gián điệp và hỗ trợ trong việc tước đoạt tự do người khác.

Theo như TAZ đã tường thuật, vào ngày 23.07. ở Bá-linh, cựu chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh đã bị cưỡng bức bằng vũ lực lên một chiếc xe mang bảng số Tiệp và sau đó bị bắt cóc về Hà Nội. Ông hiện đang bị giam giữ ở đó. Hà Nội truy nã cựu chính trị gia này vì một vụ án kinh tế. Người này lại tự xem mình là nạn nhân của một cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.

Long N. H., 46 tuổi, là người hiện đang bị bắt giữ, đã thuê chiếc xe thực hiện vụ bắt cóc, theo những thông tin của Công tố viện Liên bang. Người này đã thuê chiếc xe vận tải nhỏ hiệu VƯ này ba ngày trước đó ở Praha và mang đến Bá-linh trong cùng ngày hôm đó. Điều này có thể được tái dựng vì chiếc xe thuê này được trang bị hệ thống định vị toàn cầu. Công tố viện Liên bang cũng có thể tái dựng theo cách này việc Thanh đầu tiên đã bị mang vào Đại sứ quán Việt Nam ở Bá-linh.

Theo thông tin của TAZ, người này bị tách khỏi người nữ đồng hành cũng đồng thời bị bắt cóc. Cô này dường như đã được đưa về Hà Nội ngay ngày hôm sau bằng một chuyến bay đặc biệt từ một phi trường ở Đông Âu, và đã bị gãy một cánh tay trong lúc đó. Trịnh Xuân Thanh dường như đã bị khiêng bằng cán cho người bệnh trong lúc bị bất tỉnh và đưa đi bằng máy bay. Lúc đó dường như cũng có nhiều người đàn ông trên máy bay. Hộ chiếu cần thiết cho việc xuất cảnh hình như đã được cấp trong Đại sứ quán.

Vào ngày hôm sau vụ bắt cóc, chiếc xe vận tải nhỏ được trả lại ở Praha. Người chủ cho thuê tuyên bố với tờ báo mạng Đức-Việt được xuất bản ở Bá-linh Thoibao.de rằng Long N. H. đã thuê đúng chiếc xe đấy khoảng gần một tháng trước đó và đã chạy nó khoảng 2.000 cây số. Chuyến đi này có thể nhằm chuẩn bị cho vụ bắt cóc. Đáng lưu ý: Vào cùng thời điểm, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Thủ tướng Liên bang Angela Merkel dẫn độ cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh, người bị Hà Nội truy nã.

Người bị bắt giữ Long N. H. điều hành một văn phòng dịch vụ chuyển ngân ở Praha. Ở đó, những người Việt Nam tại Âu châu có thể chuyển tiền về Việt Nam cho thân nhân của họ. Người này nằm trong một mạng lưới giữa những nhà ngoại giao Việt Nam và những di dân Việt Nam, một mạng lưới được đan kết chặt chẽ trong các quốc gia Âu châu trong những năm vừa qua và cũng nhằm phục vụ công tác mật vụ của những di dân sinh sống ở đây.

Ngoại trưởng Sigmar Gabriel (SPD) đã phát biểu về vụ việc bắt cóc này rằng đây là một vụ vi phạm phát luật đình đám. Hà Nội bác bỏ điều này và nói rằng đây là sự trở về một cách tự nguyện của cựu chính trị gia này.

Tuy nhiên nước này cũng đã chấp nhận các cuộc đối thoại. Một vòng đối thoại đầu tiên dường như đã được diễn ra vào cuối tuần trước tại Bộ Ngoại giao ở Bá-linh. Bộ Ngoại giao không phát biểu gì về điều này.

Nếu chính quyền Liên bang không giữ thái độ cứng rắn ở đây, vụ việc có thể được hiểu đối với các quốc gia khác là lời mời mọc đến bắt cóc người ở Đức.

Bộ Y tế nói sẽ ‘đề nghị xử lý’ báo chí đăng tin sai về bộ trưởng

TTO – Bộ Y tế vừa có thông cáo báo chí cho biết sẽ xử lý nghiêm về vụ Công ty VN Pharma kinh doanh thuốc giả, kể cả các trường hợp đăng thông tin làm ảnh hưởng uy tín của Bộ trưởng.

Bộ Y tế nói sẽ 'đề nghị xử lý' báo chí đăng tin sai về bộ trưởng 
Phiên tòa xét xử vụ buôn lậu thuốc ung thư, làm giả con dấu, tài liệu xảy ra tại công ty Cổ phần VN Pharma đang diễn ra tại TP.HCM – Ảnh: HỮU KHOA

“Sau khi có phán quyết của tòa án, Bộ Y tế sẽ xử lý nghiêm, đúng pháp luật, không bao che đối với những tập thể, cá nhân có sai phạm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế” – thông cáo viết.

Thông cáo này cũng cho biết Bộ Y tế sẽ đề nghị xử lý nghiêm khắc các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật, vô căn cứ làm ảnh hưởng uy tín của ngành y tế và Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trước đó trong những ngày vừa qua, mạng xã hội đặt nhiều câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Y tế, trong việc xử lý các cán bộ có liên quan cấp phép lưu hành các thuốc bị VN Pharma giả mạo hồ sơ.

Đã có ba cán bộ của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, được xác định có thiếu sót trong vụ việc này.

Tuy nhiên cho đến nay Bộ Y tế không công khai về xử lý các thiếu sót của cán bộ thuộc thẩm quyền, mặc dù sai phạm của VN Pharma được phát hiện từ 2014.

Ngoài ra, các thông tin trên mạng xã hội đang đòi hỏi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời nghi vấn liên quan đến người thân của bà làm lãnh đạo tại Công ty VN Pharma.

Theo thông tin của chúng tôi, trước khi VN Pharma bị phát hiện kinh doanh thuốc giả, em chồng Bộ trưởng Bộ Y tế có giữ một vị trí lãnh đạo trong công ty này.

Phiên xét xử sơ thẩm vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và buôn lậu xảy ra tại công ty cổ phần VN Pharma diễn ra từ ngày 21-8. Có 9 bị cáo bị đưa ra xét xử. Dự kiến, sáng 25-8, hội đồng xét xử sẽ tuyên án.

L.ANH

Tội ác giết người!

Nhà Quản Lý

Hoa Trinh

(NQL) – “Vụ việc nhập khẩu 9.000 hộp thuốc ung thư giả, là tội ác giết người hàng loạt chứ không phải đơn giản chỉ là tội buôn lậu hay làm giả chứng từ”.

LTS: Vụ việc “tập đoàn” tuồn thuốc ung thư giả vào bệnh viện mà kẻ cầm đầu là VN Pharma đã dấy lên nỗi phẫn nộ tột cùng của xã hội trong những ngày này. Một bài viết trên trang cá nhân của một nhà báo, xét thấy tiếp nối được dòng sự kiện và mối quan tâm của độc giả, có nhiều điều để suy ngẫm, Nhà Quản Lý xin giới thiệu đến bạn đọc.

Hôm nay, tôi vừa đọc bài báo của bộ trưởng Tiến, bài viết hay, cảm động: Áo blu trắng nhuốm máu. Hành động côn đồ của kẻ hành hung BS cần được nghiêm trị. Nhưng thưa Bộ trưởng, giá như chị viết một bài về thuốc ung thư giải và hàng trăm tỷ mà công ty dược VN Pharma chung chi cho ngành y tế thì toàn cảnh bức tranh y tế VN sẽ đầy đủ hơn.

Khao khát sống là bản năng của con người. Một bệnh nhân ung thư cũng khao khát sống cho dù với họ, khao khát đó phải trả giá bằng tháng ngày gian khổ chống chọi với bệnh tật bị sang chấn về mặt tinh thần, bị khuyết tật về thể xác, và tốn kém rất nhiều về tiền của.

Gian nan, chật vật, mà sự sống thì rất đỗi mong manh. Và đáng nói là, niềm khao khát sống, niềm tin của họ được giao trọn vẹn cho bệnh viện và các bác sỹ. Bởi đó là những người duy nhất có thể giúp họ kéo dài sự sống hoặc may ra thoát khỏi lưỡi hái của thần chết.

Ung thư theo quan niệm của rất nhiều người là án tử lúc nào cũng treo lơ lửng, nhưng ung thư không phải là chết là chấm dứt. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, chất lượng thuốc tốt ung thư bị khống chế, có thể kéo dài thời gian sống không bệnh cho bệnh nhân, 5, 10, 20, 30 năm. Điều này thực tế đã chứng minh. Và tôi là một trong bệnh nhân ung thư đã trải nghiệm, minh chứng cho điều đó.

Vậy mà người đứng đầu công ty dược đã thản nhiên nói, nhập thuốc ung thư giả là bình thường… Tôi nghe mà rợn cả mình!

Nó chỉ bình thường với bè lũ lợi ích, bởi họ rất hài lòng với việc đem tiền về túi. Thuốc ung thư giả có khác gì thuốc độc. Nó có thể tước đoạt đi cơ hội sống của bao nhiêu sinh mệnh. Vì vậy, nhập lậu thuốc, thuốc giả, để thuốc quá hạn… đều là hành vi của tội ác giết người hàng loạt, cần nghiêm trị.

Vì sao thuốc kém chất lượng vẫn ngang nhiên trúng thầu, đi lại tung tăng trong cơ thể bệnh nhân, trong khi quy chế đấu thầu thuốc vào bệnh viện là không dễ? Bởi hàng trăm tỷ của chỉ một công ty dược đã thao túng cả lương tâm từ bác sĩ đến người quản lý bệnh viện, đến các cơ quan có quyền khác nữa. Họ phải chung chi từ khâu duyệt, cấp vi da nhập khẩu, cấp phép lưu hành, cấp mã số được in trên bao bì. Rồi khâu xét duyệt thầu, có khi còn cho cả quân xanh, quân đỏ.

Chồng tôi là dược sỹ có thâm niên hơn 40 năm, nói, để xin được một số đăng ký thuốc được phép lưu hành trên thị trường vô cùng gian nan, có khi kéo dài hàng năm. Có được số đăng ký, mỗi loại thuốc nhập khẩu vào Việt Nam đều phải xin quota. Mỗi lần xin quota lại một lần xét duyệt nghiêm ngặt. Vậy tại sao hàng lậu, hàng giả vẫn tồn tại? Câu hỏi nhức nhối có lẽ câu trả lời lại không khó.

Bọn buôn lậu, hàng giả, xin cấp quota theo chuyến hàng. Chúng nhập khẩu thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn độ chất lượng kém, giá thành rẻ, biến hóa làm giả xuất xứ Canada, Mỹ để nâng giá thuốc mà vẫn lọt qua cửa Bộ y tế. Bộ Y tế đã không kiểm duyệt hay cố tình không biết để vẫn cấp phép lưu hành? Đây là câu hỏi mà dư luận muốn các nhà chức trách trả lời.

Khi nhóm lợi ích trong y tế được đồng tiền cầm tay chỉ lối, thì con đường đi đến nghĩa địa của bệnh nhân quả là rất gần.

Vụ việc nhập khẩu 9.000 hộp thuốc ung thư giả, là tội ác giết người hàng loạt chứ không phải chỉ là tội buôn lậu hay làm giả chứng từ.

Bộ trưởng Bộ Y tế, chúng tôi rất cần một lời giải thích, và cam kết khi bà còn là tư lệnh ngành. Có lẽ ảo tưởng chăng, khi mà văn hóa từ chức, hoặc cúi đầu xin lỗi dân sẽ không bao giờ xuất hiện ở Việt Nam.

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.
* Tiêu đề do tòa soạn đặt.

Hoa Trinh

Dược phẩm nào VN Pharma nhập nhưng bị cấm lưu hành?

BBC

Liên quan đến có buộc nhập thuốc ung thư kém chất lượng của ông Nguyễn Minh Hùng, VN Pharma đã nhập lậu một lượng lớn thuốc “kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.”

Đây là những loại thuốc gì? Chỉ định chữa trị cho những căn bệnh nào?

VN Pharma: phát triển nhanh, sụp đổ cũng nhanh

Chủ tịch VN Pharma ‘bị cáo buộc buôn lậu’

‘Khởi tố’ Chủ tịch VN Pharma

VN bắt giám đốc ‘trúng thầu hàng trăm tỷ’

Capecitabine – thuốc hóa trị liệu ung thư

Trong đó, đề cập đến nhiều nhất là thuốc Capecitabine 500mg, hay VN Pharma gọi là H-Capita 500mg Caplet.

Capecitabine
Capecitabine hay còn được biết đến dưới tên Xeloda thường được dùng để chữa trị bệnh ung thư vú, trực tràng, dạ dày ở các nước Phương Tây

Giám định của Bộ Y tế cho thấy lô thuốc 9.300 hộp VN Pharma nhập về hồi tháng 4/2014 chứa 97% hoạt chất capecitabine kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

VnExpress trích dẫn Sách Dược lực học do Đại học Y Dược TP HCM nhận định chất capecitabine để điều trị một số loại ung thư như vú, đại tràng, trực tràng, dạ dày.

Cơ chế hoạt động của thuốc là làm chậm hoặc ngăn sự tăng trưởng các tế bào ung thư và giảm kích thước khối u. Tuy nhiên, thuốc làm giả hoặc không đủ hàm lượng theo quy định của nhà sản xuất sẽ không đảm bảo công năng, sẽ ảnh hưởng hiệu quả điều trị của bệnh nhân.

Theo thông tin trên trang web của Trung tâm nghiên cứu Ung thư của Anh Quốc, capecitabine là một loại thuốc thường được dùng trong phương pháp hóa trị liệu ung thư.

Bệnh nhận uống thuốc hai lần một ngày, sáng và tối. Và thường sử dụng thuốc trong một chu kỳ kéo dài hơn ba tuần, hoặc trong nhiều tháng.

Lô thuốc hơn 9.000 VN Pharma được nhập về từ tháng 4 nhưng Cục Quản lý Dược không phát hiện cho đến tháng 8, và việc tiến hành bắt giữ ông Nguyễn Mình Hùng không xảy ra cho đến tháng 9/2014.

Hồi 10/2014, VN Pharma xác nhận mặt hàng H-Capita caplet 500 mg đã bị Cục Quản lý dược niêm phong ngay sau khi công ty nhập hàng về Việt Nam, báo Pháp luật đưa tin.

WikiMed.vn
Trang WikiMed.vn vẫn cung cấp thông tin dược liệu về thuốc H2K Ciprofloxacin và H2K Levofloxacin của VN Pharma

Thuốc kháng sinh

Theo công văn 522 hôm 19/9/2014, Cục Quản lý Dược ra quyết định rút mặt hàng dược phẩm do VN Pharma nhập khẩu khỏi danh sách lưu hành tại Việt Nam, gồm thuốc dạng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch với các hàm lượng khác nhau, H2K Ciprofloxacin và H2K Levofloxacin.

thuvienphapluat.vnthuvienphapluat.vn
Giới chức nêu danh sách bảy loại kháng sinh do VN Pharma nhập khẩu bị cấm lưu hành vào 9/2014

H2K Levofloxacin và H2K Ciprofloxacin là hai loại thuốc kháng sinh tổng hợp.

H2K Levofloxacin, chuyên chỉ định cho các bệnh như viêm xoang cấp, đợt cấp viêm phế quản mãn, viêm phổi cộng đồng, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da, bệnh than.

Trong khi đó H2K Ciprofloxacin, chuyên chỉ định cho nhiễm khuẩn nặng mà các thuốc kháng sinh thông thường không tác dụng và các bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm xương – tủy, viêm ruột vi khuẩn nặng…

VN Pharma bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 10/2011, nhưng nhanh chóng thắng thầu, giành được các hợp đồng khổng lồ với các bệnh viện và cơ sở y tế lớn.

5 điều cần biết về ngành dầu khí Việt Nam

0
BBC
Nguyễn Tấn DũngBloomberg
Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại lễ khai mạc nhà máy lọc dầu Dung Quất hồi 2009

Kể từ sau quyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam thành lập Tổng công ty dầu khí Việt Nam năm 2006, đây là ngành có thế mạnh cho nguồn thu ngân sách Việt Nam nhờ hoạt động ở vùng có tiềm năng khá ở Biển Đông.

Trong bối cảnh Việt Nam và các nước trong khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, việc nắm được tiến độ của các dự án dầu khí Việt Nam trong 15 năm qua là cần thiết như tổng hợp sau của tác giả Toàn Việt:

Về tổ chức, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnamPVN) thành lập năm 2006, có tiền thân là Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam (năm 1990).

Giàn khoan khổng lồ ‘Lam Kình’ còn to hơn HD-981

Biển Đông: “Hoạt động dầu khí thuộc chủ quyền VN”

Biển Đông: Làm rõ tin ‘VN phải dừng khoan’

Báo TQ dọa ‘sẽ có đối đầu lớn’ sau lời Tillerson

Tháng 6/2010, PVN được chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu.

Vì thế, việc khai thác dầu khí thuộc lĩnh vực nhà nước Việt Nam hoàn toàn quản lý không có công ty tư nhân nào trong nước tham gia và gắn chặt với các hoạt động an ninh biển và ngoại giao của Việt Nam.

Bản đồ các lô khai thác dầu khí của Việt NamPVN
Bản đồ các lô khai thác dầu khí của Việt Nam

1. Các địa điểm thăm dò và khai thác

Theo các số liệu chính thức đã công bố, chính quyền Việt Nam đã phân bổ các bể trầm tích thành bảy nhóm, trong đó hoạt động thăm dò và khai thác của PVN diễn ra dày đặc nhất ở các bể ven thềm lục địa:

  • bể Sông Hồng (còn gọi là Yinggehai bởi Trung Quốc)
  • bể Phú Khánh
  • bể Cửu Long
  • bể Nam Côn Sơn
  • bể Malay-Thổ Chu
  • bể Tư Chính – Vũng Mây (mà Trung Quốc gọi là khu vực Wan An Bei, hay Vạn An Bắc)
  • nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa.

Ngoài việc một số lô trong bể Cửu Long và Nam Côn Sơn của Việt Nam rơi vào trong ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc, còn có hai khu vực thăm dò khai thác nhạy cảm giữa hai nước, chính là:

  • Các lô từ 128 đến 132 và 144 đến 156 thuộc bể Phú Khánh – đều nằm trong 200 hải lý (370km) vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Các lô này chồng lấn với 9 lô dầu Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế vào tháng 6/2012.
  • Bể trầm tích Tư Chính – Vũng Mây trên thềm lục địa Đông Nam Việt Nam, bao gồm các lô từ 133 đến 136 và 157 đến 159. Chỉ có một phần lô 158 và 159 nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

2. Những hoạt động liên quan đến dầu khí

Từ cuối năm 1992 khi Quốc hội khóa IX thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (ban hành năm 1988), PVN đã tổ chức nhiều hội thảo quốc tế quảng bá về cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí của Việt Nam.

Tính đến thời điểm này, sau nhiều thay đổi về nhà đầu tư và cổ phần sở hữu, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam (PVEP), đơn vị thành viên của PVN, là nhà điều hành và toàn quyền sở hữu Lô 05-1A (bể Nam Côn Sơn) và Lô 46/13 (bể Malay – Thổ Chu).

Cả hai dự án đều đang trong giai đoạn khai thác, phát triển.

Như vậy, hầu hết các dự án đang triển khai trong nước của PVN đều có sự tham gia của các công ty dầu khí và năng lượng nước ngoài. Đáng lưu ý, nhiều dự án vẫn trong giai đoạn tìm kiếm, thăm dò.

3. Nga là đối tác từ ban đầu lớn nhất

Lãnh đạo Nga và Việt Nam ở Moscow năm 2008DMITRY ASTAKHOV
Lãnh đạo Nga và Việt Nam nâng cốc chúc mừng một hợp đồng liên doanh khai thác dầu khí ở Moscow trong chuyến thăm của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tháng 10/2008

Đối tác lớn nhất của PVN trong ngành dầu khí là Nga, với hiệp định Liên Doanh Việt – Xô (Vietsovpetro) ký kết từ tháng 6/1981.

Đây là liên doanh đầu tiên của Việt Nam với nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, trong đó Tập đoàn Nga Zarubezhneft chiếm 49% và PVN giữ 51%.

Các lô Vietsovpetro hiện đang điều hành là: Lô 09-1 (Mỏ Bạch Hổ, Rồng, và Gấu Trắng) và Lô 09-3/12 (Mỏ Cá Tầm) thuộc bể Cửu Long, Lô 04-3 (Mỏ Thiên Ưng) và Lô 12/11 thuộc bể Nam Côn Sơn.

Ngoài ra, Zarubezhneft còn tham gia góp vốn thành lập Công ty Dầu khí Việt – Nga – Nhật (VRJ) cùng các đối tác là: Tổng công ty PVEP của Việt Nam và Tập đoàn Idemitsu của Nhật Bản, theo tỷ lệ: Zarubezneft góp 50%, PVEP góp 35% vốn và Idemitsui góp 15% vốn.

Thời hạn hoạt động của VRJ là 30 năm kể từ ngày hợp đồng được ký kết vào tháng 2/2002. Hiện VRJ đang cùng Vietsovpetro khai thác Lô 09-1 và 09-3 (Mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi) thuộc bể Cửu Long, với tỷ lệ sở hữu chia đều là 50%.

Đối tác dầu khí thứ hai của Nga có mặt tại Việt Nam là Tập đoàn khí đốt lớn nhất nước Nga Gazprom. Liên doanh Vietgazprom bắt đầu hoạt động từ ngày 21/6/2002 với tư cách là nhà điều hành hợp đồng dầu khí Lô 112 trên thềm lục địa Việt Nam. Đây là hợp đồng dầu khí được ký kết giữa Gazprom, PetroVietnam, và các công ty con của hai bên là Gazprom Zarubezhneftegaz và Tổng Công ty PVEP.

Bên cạnh Gazprom và Zarubezhneft, Công ty dầu khí quốc gia lớn nhất nước Nga Rosneft bước vào thị trường Việt Nam năm 2013 thông qua TNK Việt Nam. Rosneft Vietnam B.V. là nhà điều hành của hai lô dầu khí (Lô 06-1 có mỏ khí condensate Lan Tây và Lan Đỏ và Lô 05-3/11) thuộc bể Nam Côn Sơn.

Công ty thứ hai của Rosneft tại Việt Nam là Rosneft Pipelines Vietnam B.V., là nhà đầu tư nắm giữ 32,67% cổ phần Đường ống Nam Côn Sơn, vận chuyển khí tự nhiên và dầu nhẹ từ 4 lô ngoài khơi vào bờ.

4. Các đối tác nước ngoài khác

Ngoài đối tác từ Nga, Việt Nam hiện đang hợp tác với nhiều công ty nước ngoài khác, bao gồm:

Xuất xứ Đối tác nước ngoài Dự án Tiến độ thựchiện
Thái Lan PTTEP 7.74% tại Lô B & 48/95 Khai thác phát triển
28.5% tại Lô 16-1 Khai thác phát triển
25% tại Lô 09-2 Khai thác phát triển
Malaysia Petronas Carigali Overseas Nhà điều hành và sở hữu 57.14% tại Lô 102 & 106 Khai thác phát triển
40% tại Lô 10 & 11-1 Khai thác phát triển
Petronas Carigali Vietnam Limited 50% tại Lô 01/97 & 02/97 Khai thác phát triển
30% tại Lô 46-CN Tìm kiếm, thăm dò
45% tại Lô 103 & 107 Tìm kiếm, thăm dò
Talisman Malaysia Nhà điều hành và sở hữu 35% tại Lô PM3-CAA(Khu vực chồng lấn Việt Nam và Malaysia)
Singapore Singapore Petroleum Company (SPC) 22.86% tại Lô 102 & 106 Khai thác phát triển
20% tại Lô 19 Tìm kiếm, thăm dò
Nhật Bản JX Nippon Oil & Gas Exploration Corp 30% tại Lô 05-1B & 05-1C Khai thác phát triển
Idemitsu Kosan Nhà điều hành và sở hữu 35% tại Lô 05-1B & 05-1C Khai thác phát triển
Nhà điều hành và sở hữu 75% tại Lô 39 & 40/02 Tìm kiếm, thăm dò
INPEX Corp (Năm 2008 INPEX Corp được hợp nhất bởi Teikoku Oil và INPEX Holdings) 30% tại Lô 05-1B & 05-1C Khai thác phát triển
Sumitomo Corp 25% tại Lô 39 & 40/02 Tìm kiếm, thăm dò
Hàn Quốc Korea National Oil Corporation (KNOC) 14.25% tại Lô 15-1 Khai thác phát triển
Nhà điều hành và sở hữu 75% tại Lô 11-2 Khai thác phát triển
SK Corp / SK Innovation 9% tại Lô 15-1 Khai thác phát triển
25% tại Lô 15-1/05 Tìm kiếm, thăm dò
20% tại Lô 123 Tìm kiếm, thăm dò
Ấn Độ Oil and Natural Gas Corporation Limited (ONGC) Nhà điều hành và sở hữu 50% tại Lô 128 Tìm kiếm, thăm dò
45% tại Lô 06-1 Khai thác phát triển
Ý Eni S.p.A. / ENI Vietnam B.V. Nhà điều hành Lô 122 Tìm kiếm, thăm dò
Nhà điều hành và sở hữu 50% Lô 120 và 114 Tìm kiếm, thăm dò
Nhà điều hành và sở hữu 50% Lô 105 & 110/04 Tìm kiếm, thăm dò
Nhà điều hành và sở hữu 60% Lô 124 Tìm kiếm, thăm dò
Nhà điều hành và sở hữu 100% Lô 116 Tìm kiếm, thăm dò
Pháp Perenco / Perenco Rang Dong Ltd 36% tại Lô 15-2 Khai thác phát triển
23.25% tại Lô 15-1 Khai thác phát triển
Hà Lan Shell Nhà điều hành tại Lô 44 Tìm kiếm, thăm dò
Anh SOCO Tham gia vào Lô 125 & 126 (từ năm 2015) Tìm kiếm, thăm dò
25% tại Lô 09-2 Khai thác phát triển
28.5% tại Lô 16-1 Khai thác phát triển
Salamander Energy Nhà điều hành và sở hữu 75% tại DBSCL-01 Tìm kiếm, thăm dò
Nhà điều hành và sở hữu 35% tại Lô 31 Tìm kiếm, thăm dò
Premier Oil 50% tại Lô 104 & 109/05 Tìm kiếm, thăm dò
40% tại Lô 121 Tìm kiếm, thăm dò
Nhà điều hành và sở hữu 53.125% Lô 12W Khai thác phát triển
Mỹ Neon Energy 25% tại Lô 120 Khai thác phát triển
25% tại Lô 105 & 110/04 Tìm kiếm, thăm dò
Kris Energy 25% tại Lô 120 Khai thác phát triển
25% tại Lô 105 & 110/04 Tìm kiếm, thăm dò
Murphy Oil 35% tại Lô 15-1/05 Tìm kiếm, thăm dò
20% tại Lô 13/03 Tìm kiếm, thăm dò
Nhà điều hành và sở hữu 65% tại Lô 144 & 145 Tìm kiếm, thăm dò
Nhà điều hành và sở hữu 60% tại Lô 11-2/11 Tìm kiếm, thăm dò
ExxonMobil Nhà điều hành tại Lô 156, 157, 158, 159 Tìm kiếm, thăm dò
Nhà điều hành tại Lô 117, 118, 119 Tìm kiếm, thăm dò
Canada Jadestone Energy – tên cũ là Mitra Energy 40% tại Lô 19 & 20 Tìm kiếm, thăm dò
Nhà điều hành và sở hữu 70% tại Lô 46/07 Tìm kiếm, thăm dò
Nhà điều hành và sở hữu 35% tại Lô 51 Tìm kiếm, thăm dò
Nhà điều hành và sở hữu 70% tại Lô 45 Tìm kiếm, thăm dò
Nhà điều hành và sở hữu 75% tại Lô 127 Tìm kiếm, thăm dò
Nhà điều hành và sở hữu Lô MVHN/12KS thuộc miền võng Hà Nội Tìm kiếm, thăm dò
Úc Santos Nhà điều hành và sở hữu 50% tại Lô 123 Tìm kiếm, thăm dò
Nhà điều hành và sở hữu 45% tại Lô 13/03 (Tuy nhiên, tính đến năm 2017, không thấy Santos liệt kê Lô 13/03 trong các dự án của họ tại Việt Nam. Hiện cũng không có thông tin cập nhật về tình trạng của Lô 13/03.) Tìm kiếm, thăm dò
40% tại Lô 124 Tìm kiếm, thăm dò
31.875% tại Lô 12W Khai thác phát triển
Origin Energy Nhà điều hành và sở hữu 45% tại Lô 121 Tìm kiếm, thăm dò
25% tại Lô DBSCL-01 Tìm kiếm, thăm dò
25% tại Lô 31 Tìm kiếm, thăm dò
Dart Energy / Arrow Energy Nhà điều hành Lô MVHN-01KT Tìm kiếm, thăm dò

5. Vì sao đối tác thoái vốn hoặc rút đi?

Sự thoái vốn, tạm dừng phát triển dự án, hoặc rút lui hoàn toàn của các đối tác nước ngoài trong các dự án dầu khí tại Việt Nam thường vì hai lý do chính: (i) kết quả tìm kiếm thăm dò không khả quan, không phát hiện được hydrocarbon thương mại, hoặc (ii) áp lực từ Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Pertamina (Indonesia) rút lui khỏi Lô 10 & 11-1 tại Việt Nam năm 2016; trước đó công ty này nắm giữ 10% cổ phần.

PVNHOANG DINH NAM
Từ nhiều năm trước, lãnh đạo ngành dầu khí Việt nam đã công bố bản đồ các khu thăm dò khai thác dầu khí

BP (Anh): Tập đoàn BP bắt đầu vào hoạt động tại Việt Nam năm 1989 trong các lĩnh vực chính là thăm dò sản xuất dầu khí cũng như phân phối khí gas lỏng LPG và dầu nhờn.

  • Từ 1992 đến 2009, BP nắm tỷ lệ cao nhất tại hai lô 05-2 & 05-3 ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, cùng ConocoPhilips (Hoa Kỳ) nắm 50% ở lô 05-3. Năm 2007, Trung Quốc đã gây áp lực buộc BP ngưng hoạt động trong dự án dầu khí có vốn đầu tư $2 tỷ này. Đến năm 2009, sau khi BP và ConocoPhillips chính thức rút khỏi quyền lợi trong hợp đồng, PVN đã thành lập Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (Biển Đông POC) để triển khai dự án.
  • BP còn là chủ đầu tư và nhà điều hành chính của lô 06-1 từ 2002 đến 2010. Sau đó, BP quyết định rút lui khỏi các dự án thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam dưới áp lực từ Trung Quốc.

Chevron (Mỹ): Tháng 8/2007 giám đốc điều hành Chevron được triệu tập tới tòa đại sứ Trung Quốc ở Washington DC và yêu cầu ngừng việc thăm dò tại lô 122 ngoài khơi Việt Nam. Thông điệp được lặp lại tại một cuộc họp khác ở Bắc Kinh vào tuần sau đó. Chevron quyết định đình chỉ hoạt động tại lô 122 trước cuối tháng.

Repsol (Tây Ban Nha): Tháng 5/2015 Công ty năng lượng Tây Ban Nha Repsol mua lại Talisman Energy Inc (trước đó của Canada). Giữa tháng 6/2017, Repsol thực hiện khoan tại Lô 136/03 thuộc bể Tư Chính – Vũng Mây nhưng đã phải ngưng hoạt động khoan vài tuần sau đó dưới áp lực từ Trung Quốc.

Cho đến thời điểm hiện nay, sự kiện Repsol phải rút đi vì áp lực của Trung Quốc và quyết tâm của Bắc Kinh xác định chủ quyền trong “Đường Lưỡi Bò” chiếm gần trọn Biển Đông đang là thách thức lớn nhất đối với ngành khai thác dầu khí của Việt Nam sau nhiều năm hoạt động, theo giới quan sát.

RepsolBloomberg
Tập đoàn dầu Repsol của Tây Ban Nha đã phải rút khỏi điểm khai thác với Việt Nam ở Biển Đông (hình một giàn khoan của Repsol ở gần châu Phi chỉ có tính minh họa)

Hiện chưa rõ Việt Nam sẽ tìm câu trả lời thế nào cho vấn đề có thể có tác động trực tiếp đến tương lai ngành khai thác dầu khí nước này trong những năm tới.

Bài tổng hợp của Toàn Việt gửi đến cho chuyên đề dầu khí và Biển Đông của BBC Tiếng Việt thể hiện nhãn quan riêng của tác giả.

Cùng chủ đề:

Bill Hayton: VN đang ‘thân cô, thế cô’

‘Phản biện’ về tin Biển Đông của Bill Hayton

Bill Hayton: ‘Cá Voi Xanh chặn Đường Lưỡi Bò’

Phải chăng ông Hoàng Đình Thắng đã tự nhận Chủ tịch Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu khi Đại hội còn chưa bắt đầu?

0
Trong khi Đại hội Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu chuẩn bị nhóm họp vào ngày 29/10/2016 tại Praha, CH Séc, thì theo tài liệu được công bố dưới đây của Tòa án CH Séc, do bà Jana Felixova ký ngày 29/9/2016 đã công nhận ông Hoàng Đình Thắng là Chủ tịch Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu, có trụ sở tại phố V Lužích 735/6, Libuš, 142 00 Praha 4, với số đăng ký L66631/RD7/MSPH.

Điều này đã gây bất ngờ lớn cho các đoàn đại biểu đến từ nhiều nước khác nhau, đặc biệt là đoàn Đức với 13 đại biểu, đại diện cho hàng nghìn hội viên, doanh nghiệp của mình đang chuẩn bị đến Séc để thảo luận điều lệ hội và bầu ra ban chấp hành, từ đó bầu ra một vị chủ tịch xứng đáng.

Giờ đây, mọi việc trở nên khó khăn khi vị chủ tịch mới đã được lựa chọn theo ý muốn của một số ít cá nhân sống tại các nước Đông Âu nhằm áp đặt cho đa số các hội thành viên còn lại, biến những lá phiếu của họ trở thành thứ vô giá trị.

Sự việc xảy ra tại Liên minh châu Âu, nơi nguyên tắc dân chủ và nhà nước pháp quyền được tuyệt đối coi trọng, sẽ gây ra bất ổn lớn trong lòng cộng đồng với hàng trăm nghìn kiều bào đang định cư ở đây.

Liệu quy trình ngược này của một số cá nhân có phù hợp với luật pháp châu Âu và góp phần hợp nhất, đoàn kết người Việt tại châu Âu hay không?

Rồi đây, khi những đại biểu ở các nước sang dự hội nghị tại Séc sẽ có nhiều câu hỏi khó trả lời dành cho ngài Chủ tịch tự phong này và hy vọng những nỗ lực của cộng đồng các nước không bị biến thành việc “đem chuông… giấy đi đánh xứ người“.

***

Bản dịch công chứng nội dung quyết định công nhận của Tòa án Séc ngày 29/9/2016 cho Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu với ông Hoàng Đình Thắng là chủ Tịch:

Bản gốc của Tòa án CH Séc: 

T.K- Thoibao.de

*****

Bản dự thảo Điều lệ của “LH Hội Châu Âu” sẽ được thảo luận ngày 29/10/2016 tại Séc. Các đại biểu đại diện cho hội viên của cơ sở mình cho ý kiến đóng góp.

Trong đó ghi rõ tại  Điều 5:Tổ chức của Liên hiệp Hội.

3. Đai hội hội viên hoặc đai biểu hội viên có trách nhiệm:

Thông qua điều lệ Liên hiệp Hội, quyêt định giải thể Liên hiệp Hội.

Bầu ban chấp hành. Sau đó ban chấp hành tiến hành bầu Chủ tịch, bầu các phó Chủ tịch,

– Bầu ban kiểm tra.

( như phần đánh dấu đỏ trong bản dự thảo Điều lệ dưới đây )

*****

Tin thêm: Tới thời điểm hiện tại, ông Hoàng Đình Thắng vẫn có chân trong “ ĐOÀN CHỦ TỊCH ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM KHÓA VIII,  NHIỆM KỲ 2014 – 2019“.

Link:https://mattran.org.vn/Home/Dai%20Hoi%20VIII/DaihoiVIII.htm

VN PHARMA CHI HOA HỒNG BÁC SĨ CẢ TRĂM TỶ CHỨ KHÔNG CHỈ 7,5 TỶ

Báo Nhà Quản Lý:

Thứ Tư, 23/08/2017, 22:35
Họ đã trả cho bác sĩ hàng trăm tỷ đồng, sau đó móc lại từ người bệnh.

VN Pharma nâng khống giá thuốc, chuyển tiền ra nước ngoài, sau đó chuyển lại về nước, và lấy đó chi hoa hồng cho bác sĩ. Số tiền lên đến cả trăm tỷ. Sau đó họ móc lại số tiền này từ người bệnh.

Họ đã ăn trên từng tế bào của người ung thư
Bệnh viện Ung bướu TPHCM có dùng một số thuốc của Cty VN Pharma, trừ H-Capital
Thông tin tại phiên xét xử hôm nay 23/8 cho biết, cơ quan điều tra VN Pharma không chỉ chi hoa hồng cho các bác sỹ trong vụ án này mà trước đó, ở rất nhiều phi vụ khác, VN Pharma còn dùng hàng trăm tỷ đồng để chi hoa hồng cho các bác sỹ để từ đó đưa thuốc vào các bệnh viện.

Theo cáo trạng, số tiền VN Pharma chi hoa hồng cho các bác sỹ gần 7,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này không là gì so với việc VN Pharma đã dùng cả trăm tỷ đồng để chi hoa hồng trong các phi vụ trước đó.

Tại tòa, bị cáo Lê Thị Vũ Phương (nguyên kế toán trưởng VN Pharma) cũng thừa nhận là muốn bán được thuốc tại các bệnh viện phải chi hoa hồng cho bác sĩ. “Ngoài lô thuốc H-Capita 500mg, các loại thuốc khác chúng tôi đều phải chi hoa hồng”, bị cáo Phương nói.

Do việc chi hoa hồng không có chứng từ, VN Pharma đã nâng khống giá thuốc trong các hợp đồng nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc, rồi chuyển tiền ra nước ngoài, sau đó rút về chuyển qua chi hoa hồng.

Theo Cơ quan điều tra, số tiền này là tiền của VN Pharma, sử dụng chi phí hoa hồng cho các bệnh viện. Cơ quan điều tra nhận định hành vi trên có dấu hiệu trốn thuế.

Đại diện VKS cáo buộc, trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Minh Hùng là chủ mưu. “Bị cáo Hùng biết biết rõ nguồn gốc, xuất xứ…nhưng do nhu cầu trong nước nên bị cáo nhập về Việt Nam”, kết luận nêu trong cáo trạng của VKS.

Luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TP.HCM, bảo vệ cho bị cáo Võ Mạnh Cường) đề nghị HĐXX trả hồ sơ để điều tra làm rõ trách nhiệm của các công chức Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) liên quan trong vụ án.

Đặng Vỹ