Home Blog Page 1131

Vì sao không thể khởi tố tội danh nhập khẩu thuốc giả?

0
VNTB

Trúc Giang (VNTB) Nếu căn cứ theo Luật Dược 2016, hiệu lực từ ngày 1-1-2017, thì với tình tiết công khai tại phiên tòa vụ án “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và buôn lậu xảy ra tại công ty cổ phần VN Pharma”, cho thấy đã đủ yếu tố để Viện kiểm sát Nhân dân tối cao tại TP.HCM kháng nghị bản án sơ thẩm hình sự của Toà án theo thủ tục phúc thẩm, với hướng hủy toàn bộ bản án đã tuyên hôm 25-8-2017.

 

Lý do: hành vi của các bị cáo không phải là “buôn lậu”, mà là “nhập thuốc giả”, hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 6, Luật Dược 2016.

Tại Điều 22. 33 của Luật Dược 2016 định nghĩa: “Thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Không có dược chất, dược liệu; b) Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu; c) Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Khoản 32 Điều này trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối; d) Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ”.

Tuy nhiên do vụ án xảy ra tại công ty cổ phần VN Pharma là trước khi Luật Dược 2016 có hiệu lực thi hành nên… tất cả những kẻ phạm tội đều thoát khỏi cáo buộc “bỏ sỉ thuốc giả” đầy ngoạn mục.

Luật Dược 2005, định nghĩa về “thuốc giả” như sau: “Thuốc giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo, thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Không có dược chất; b) Có dược chất nhưng không đúng hàm lượng đã đăng ký; c) Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn; d) Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác” (Điều 2.24)

Chính cụm từ “sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo” đã giúp những kẻ phạm tội ở công ty cổ phần VN Pharma thoát tội “bán thuốc giả”.

Tại bản án hình sự sơ thẩm ngày 25-8, hội đồng xét xử cho biết khi kết thúc điều tra bổ sung theo yêu cầu của tòa, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an cho rằng đã kiến nghị Bộ Y tế xem xét xử lý trách nhiệm của một số cá nhân liên quan chứ không nhất thiết phải xử lý hình sự. Tuy nhiên, hội đồng xét xử cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền làm rõ hành vi của một số cá nhân có liên quan trong vụ án này đã có vai trò giúp sức các bị cáo buôn lậu.

3 cá nhân của Cục quản lý dược Bộ y tế gồm: ông Nguyễn Tấn Đạt – phó cục trưởng Cục quản lý dược Bộ Y tế – tổ trưởng tổ thẩm định; ông Phan Công Chiến – Trưởng phòng quản lý kinh doanh dược, bà Lê Thúy Hương – chuyên viên Phòng Quản lý kinh doanh dược là thành viên tổ thẩm định đã có vai trò thẩm định lô thuốc H-Capita.

Giới kinh doanh dược phẩm ở Sài Gòn nói rằng đã là dân trong nghề thì ai cũng biết Canada không có một công ty dược nào tên là Helix Pharma, mà chỉ có Helix BioPharma, chuyên về dược sinh học và họ vẫn đang phát triển một loại thuốc chữa ung thư phổi. Tức là công ty Helix Biopharma chưa cho ra được thành phẩm cụ thể được phép lưu hành trên thị trường.

Còn công ty dược phẩm tên Helix Pharmaceuticals mà công ty cổ phần VN Pharma nêu tên trong các giấy tờ trình lên Cục quản lý dược, thì ở tận Pakistan. Họ cũng sản xuất và bán nhiều loại thuốc chống ung thư. Nói một cách khác, các quan chức của Cục quản lý dược trên thực tế không hề có chuyện họ bị lừa vì những bộ hồ sơ được nhà nhập khẩu VN Pharma làm giả.

Đồng Tâm lại bất an: Cụ Lê Đình Kình bị Cục Điều tra Hình sự – Bộ Quốc phòng triệu tập

VNTB

Nguyễn Đăng Quang

25-8-2017

Người dân Đồng Tâm vừa thông tin cho biết: Tiếp theo sau việc Công an Hà Nội triệu tập 70 người dân xã Đồng Tâm khiến cho tình hình nơi đây rất bất an, làm cho cuộc sống, sinh hoạt và lao động của người dân bị đảo lộn, nay đến Cục Điều tra Hình sự – Bộ Quốc phòng lại “vào cuộc”, không cho người dân yên ổn làm ăn và lao động sản xuất. Cục ĐTHS mấy ngày nay gửi “GIẤY TRIỆU TẬP” cho một số người dân Đồng Tâm, yêu cầu họ phải có mặt tại Trụ sở Cơ quan Điều tra – Bộ Quốc phòng (Địa chỉ ngõ 296 phố Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) để phục vụ công tác điều tra vụ án.

    Giấy triệu tập cụ Lê Đình Kình. Nguồn: Nguyễn Đăng Quang.

Trong những người bị triệu tập lần này có cả cụ Lê Đình Kình, là người mà sáng hôm 15/4/2017 đã bị 4 quân nhân mang quân hàm sỹ quan, trong đó có Trung tá Mạc Văn Tin là điều tra viên của Cục ĐTHS – Bộ Quốc phòng lừa ra cánh Đồng Sênh bắt và đánh cụ đến dập nát xương đùi, rạn nứt xương hông, rồi quẳng cụ lên ôtô “như quẳng một con vật”. Vứt cụ lên được xe, họ còn nhảy lên, nhét dẻ vào mồm và khóa trái tay cụ bằng còng số 8, rồi cho xe chạy 50km về nơi giam giữ, để mặc cụ hơn 3 ngày không được cấp cứu, dẫn đến thương tật suốt đời cho cụ.

Đến nay, vết thương trên thân thể cụ Kình chưa hồi phục, cụ vẫn không thể tự ngồi dậy, suốt ngày phải nằm trên giường, khi ngồi dậy phải có người đỡ, di chuyển trong nhà phải dùng đến xe lăn. Hy vọng rồi sẽ có ngày sức khỏe cụ sẽ được hồi phục, mặc dù ngày đó có thể còn lâu. Song vết thương trong lòng mới là nỗi đau khó có thể nguôi ngoai.

Sau ngày bị hành hung dã man, phải mang thương tật suốt đời, sức khỏe cụ bị giảm sút đã đành, song điều đặc biệt đáng ngại là trí nhớ và niềm tin của cụ bị suy giảm khá nhiều. Nay Cục Điều tra Hình sự – BQP không buông tha cụ, lại đang tâm “triệu tập” cụ, khiến cụ không chỉ cảm thấy buồn tức mà còn thấy uất hận dâng trào. Vậy xin được hỏi Cục Điều tra Hình sự_BQP, tình thương và lòng nhân ái của các ông đối với người dân có còn hay không mà các ông lại nỡ triệu tập, bắt một cụ già là nạn nhân của chính mình phải đến trình diện, phục vụ cho công tác điều tra một vụ án đã được khép lại?

Thay vì việc làm vô nhân đạo này, thiết nghĩ các ông nên đến tận nhà thăm hỏi và tạ tội với gia đình và cá nhân cụ Lê Đình Kình, một đảng viên lão thành có tuổi đảng còn cao hơn tuổi đời nhiều lãnh đạo của quý Cục. Vâng, các ông hãy đến tạ tội với cụ Kình đi, rồi sau đó phải tiến hành điều tra, khởi tố và bắt giam ngay các sỹ quan mà cụ Kình tố cáo là những kẻ đã coi thường pháp luật, đánh đập dã man dẫn đến thương tật suốt đời cho cụ Lê Đình Kình, một đảng viên kiên cường chống tham nhũng và lợi ích nhóm, bất kể trong hay ngoài quân đội. Nhân chứng, vật chứng đã rõ ràng, tội ác đã phơi bày. Hãy đến thăm và tạ tội với cụ Kình ngay đi. Đó mới là việc làm phải đạo.

Hãy chọn việc làm hợp đạo lý, hợp pháp luật, đúng đạo đức và hợp với tình nghĩa quân – dân mà làm, xin đừng coi nhân dân là cỏ rác.

Còn nếu thực sự Cục Điều tra Hình sự – BQP muốn tìm hiểu, điều tra, thu thập tin tức phục vụ vụ án mà các ông đang thụ lý, thì cứ xin nói thật với dân và về tận địa phương (thôn Hoành, xã Đồng Tâm), gặp trực tiếp tất cả những người dân nơi đây mà các ông thấy cần thiết và có liên quan, trước sự chứng kiến của chính quyền xã và gia đình những người này, nếu cần có thể mời các luật sư của họ, để sao công việc điều tra, thu thập tin tức, phục vụ cho công tác đánh án mà các ông đang tiến hành được thuận lợi. Người dân Đồng Tâm đã cam kết với CAHN như vậy. Tôi tin cách làm này sẽ có hiệu quả tốt và thiết thực hơn, vì một khi người dân không còn nỗi sợ, chắc chắn họ sẽ hợp tác, sẵn sàng cung cấp thông tin và bằng chứng mà họ biết cho các CQĐT.

Còn việc Cục ĐTHS – BQP triệu tập cụ Lê Đình Kình là người công khai lên tiếng tố cáo các sỹ quan của Cục ĐTHS đã lừa bắt, đánh đập dã man đương sự hôm 15/4/2017, việc triệu tập này có đúng quy định của pháp luật hay không, ta chưa xét đến, nhưng tôi cho rằng việc triệu tập này của quý Cục là thiếu khôn ngoan, thiếu sức thuyết phục, lại vừa thiếu tình người, chưa nói việc này là rất là hạ sách. Cụ Kình đã công khai tố cáo 4 sỹ quan LLVT, trong đó có 3 người là của quý Cục. Cụ tố cáo số sỹ quan này đã thực hiện hành vi tội ác, không chỉ gây thương tích nặng nề cho cụ, mà số sỹ quan này còn có ý đồ thủ tiêu cụ để diệt khẩu, bịt đầu mối. Quý cục đã thừa biết cụ Kình tố cáo 3 sỹ quan thuộc biên chế của BQP với đầy đủ họ tên, cấp bậc, chức vụ và thời gian, ngày tháng phạm tôi, mà nay quý Cục lại phát lệnh triệu tập cụ, là cớ làm sao?

Các vị nên dừng ngay việc làm thiếu khôn ngoan và vô chính trị này đi, các vị chớ nên dại dột hủy hoại lòng tin của người dân đối với chính quyền nói chung và quân đội nói riêng vốn hiện chỉ còn rất ít và thực tế đã cạn kiệt đến đáy. Đừng thù dai và hãnh tiến vô lối.

(Tiếng Dân)

Tôi mơ một giấc mơ…

0
FB Ngô Anh Tuấn

26-8-2017

Hôm nay, tôi vui mừng vì có mặt ở đây cùng với các bạn trong cuộc tuần hành lớn nhất kể từ khi đất nước lập lại hòa bình…

Hơn 70 năm trước đây, một người Việt Nam lớn, người mà hôm nay chúng ta đứng trước lăng của ông – người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng với Tuyên ngôn độc lập, bản Hiến pháp năm 1946 đã thắp sáng cho niềm hy vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam sau hàng nghìn năm Bắc thuộc khổ đau, sau chế độ phong kiến hà khắc và những cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lược triền miên.

Điều 10, bản Hiến pháp 1946 ghi rõ: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Những từ ngữ ấy, cha ông chúng ta trước đấy chưa từng được nghe thấy, chưa nói đến việc được thực hiện.

Tuyên ngôn độc lập đã văng vẳng vang lên tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Bản Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đã được thông qua. Nhưng, chiến tranh vẫn chưa dừng lại: Hết chống đế quốc rồi nội chiến và chống quân xâm lược phương Bắc – khổ đau của dân tộc vẫn bị kéo dài thêm và những quyền của người dân theo Hiến pháp vẫn chưa được hưởng trọn vẹn.

Gần 70 năm sau, những quyền cơ bản của công dân theo bản Hiến pháp đầu tiên của dân tộc vẫn được ghi nhận rõ ràng trong Hiến pháp năm 2013. Điều 25 của bản văn này ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”.

Tuy nhiên, thực tế thì:

– Quyền tự do ngôn luận vẫn chỉ nằm trên giấy;

– Quyền lập hội vẫn chỉ nằm trên bàn hội nghị;

– Quyền biểu tình vẫn chỉ nằm trong sách vở…

Nói khác đi, các quyền cơ bản của công dân vẫn chỉ là một sự mơ hồ, vô định. Và, các quyền mà hiến pháp, bản văn có giá trị pháp lý cao nhất của quốc gia cho chúng ta ngay từ ngày đầu lập quốc tới nay vẫn treo lơ lững mà chưa biết bao giờ chúng ta mới thể có được.

Hôm nay đây, chính tại nơi này sẽ là nơi khởi đầu cho việc đi đòi lại những gì chúng ta đáng được nhận; chúng ta phải đòi lại những gì là của mình, những thứ mà cha ông ta đã phải đánh đổi bằng máu thịt để mong một ngày chúng ta được hưởng hạnh phúc – chúng ta đi đòi quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội và quyền biểu tình – đó là những quyền làm người, một con người trọn vẹn!

Độc lập đã có rồi – tự do, dân chủ, hạnh phúc của chúng ta đâu?

Chúng ta đấu tranh không nhằm phá bỏ mọi thành quả hiện tại, cũng không để phục dựng lại quá khứ. Chúng đấu tranh giành lại quyền làm người, đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội chứ không nhằm trả thù cá nhân. Do vậy, trong suốt cuộc đấu tranh này, mọi hành vi bạo lực là không được chấp nhận và cần được loại bỏ, dù mới chỉ là trong suy nghĩ.

Chúng ta đã từng cô đơn và hiện vẫn chưa hết cô đơn trong cuộc đấu tranh này, nhưng hãy nhìn xung quanh, vẫn còn đó những người bạn của ta đang ủng hộ ta, dõi theo ta và một ngày sắp tới đây, họ sẽ bước cùng chúng ta. Những người dân đang hối hả mưu sinh ngoài kia; những quân nhân đang đứng quanh đây hay những chiến sĩ an ninh đang đứng trong này… họ cũng là người dân mang dòng máu Việt, cuộc đấu tranh này không phải chỉ của riêng chúng ta, thành quả cuối cùng không chỉ thuộc về chúng ta, một ngày không xa nữa, họ sẽ đồng hành cùng chúng ta – Tất cả chúng ta là bạn, hoàn toàn không phải là kẻ thù của nhau…

Hãy đừng tuyệt vọng, hãy chớ buông tay!

Các bạn và tôi, chúng ta sẽ tiếp tục nắm tay nhau, hãy cùng nhau bước đi. Chúng ta sẽ mang hơi ấm tự do phủ kín từ miền Bắc tới miền Nam, từ miền xuôi lên miền ngược để đâu đâu cũng có thể cảm nhận, tự tin mà rằng “Sự thay đổi đã bắt đầu!”

Hãy tự tin rằng súng ống và nhà tù không thể ngăn được khi chúng ta có chính nghĩa, chúng ta có niềm tin mãnh liệt…

Hãy tin rằng, những kẻ cố tình phủ nhận hay lờ đi những quyền lợi cơ bản, chính đáng của chúng ta, phủ nhận quy luật phát triển tự nhiên của giống nòi, rồi sẽ đến lúc bị xóa tan….

Và, giữa muôn trùng sóng gió bủa vây, tôi vẫn luôn ấp ủ một giấc mơ, một giấc mơ cũ kỹ của nhân loài. Tôi mơ, sự tự do, dân chủ trọn vẹn được hiện hình.

Trong giấc mơ tôi, những người bất đồng chính kiến được trả tự do vô điều kiện. Ai ai cũng có quyền được biểu đạt chính kiến của mình và được quyền bảo lưu điều đó mà không phụ thuộc vào sự điều khiển của ai.

Trong giấc mơ tôi, cảnh sát, công an, quân đội bảo vệ, dọn đường cho người dân đi biểu tình.

Trong giấc mơ tôi, những người đi tranh đấu, tất cả vì mục tiêu duy nhất là xây dựng một dân tộc hùng cường; không ai ôm tham vọng bá quyền cá nhân trong tương lai hay nhằm khôi phục hào quang quá khứ.

Trong giấc mơ tôi, những binh sỹ hai bên trong nội chiến năm xưa gặp gỡ nhau, móm mém hỏi thăm “cậu tên gì”? Ai hy sinh vì tổ quốc đều được vinh danh là “liệt sỹ”. Những bà mẹ già có mất con trong chiến trận đều cũng được thăm nuôi… những vết thương trong quá khứ sẽ được chữa lành.

Tôi mơ, những đứa trẻ lớn lên không hướng về phương Tây như mơ tới chốn thiên đường hay nhìn về mẫu quốc; những người có tài, không phải nhìn qua biên giới tự hỏi “sắp tới sẽ đi đâu”…

Trong giấc mơ tôi, chốn công đường, thượng tôn là pháp luật…

Tôi mơ, một ngày nào đó, sẽ trả được ơn sâu cho những người đi trước và để lại chút gì đó đáng ghi cho con cháu mai sau…

Chính các bạn, không ai khác sẽ là người viết tiếp giấc mơ, là người sẽ cùng tôi, chúng ta sẽ hoàn thành giấc mơ đó. Dẫu rằng giấc mơ tôi là mơ ước đơn sơ, cũ kỹ, lạc bước với dấu chân thời gian nhưng nó vẫn chỉ là một giấc mơ không bao giờ thành sự thực nếu không có sự đồng hành của các bạn ở đây, các bạn ở ngoài kia và cả những bạn đang ngồi êm ấm trên những chiếc ghế sofa trong ngôi nhà đẹp đẽ, khang trang của mình nữa…Tôi tin, tôi có niềm tin sâu sắc rằng, chúng ta sẽ hoàn thành giấc mơ đó.

Cha mẹ cho ta sự sống nhưng quyền làm người do chúng ta chọn, chúng ta được quyền chọn cách sống và chọn cách “ra đi”. Vâng! Các bạn có quyền chọn! Và, tôi cũng vậy!

Nào, hãy cùng bước! Mỗi đoạn đường đã đi qua là chúng ta đang rút ngắn lại quảng đường đi tới sự tự do cho bản thân, cho con cháu, cho dân tộc mình…

Tôi cảm nhận được hơi ấm của sự tự do trong mỗi bước chân đi, trong mỗi tiếng hô vang…
Tự do, tự do đang về với chúng ta!!!

P/s: Chủ nhật tới đây là tròn 54 năm kể từ ngày Mục sư Martin Luther King, người mà tôi luôn kính trọng đã đọc bài diễn văn “I have a dream” trước hàng trăm ngàn người ủng hộ trong một cuộc tuần hành tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ (28/8/2017). Bài viết này của tôi có lối hành văn cũng như mang nhiều âm hưởng của bài diễn văn trên…

Tính mạng Trịnh Xuân Thanh – Chỉ mành treo chuông?

0
TIẾNG DÂN

Thạch Đạt Lang

26-8-2017

Trịnh Xuân Thanh lên TV tự thú. Nguồn: chụp từ clip VTV.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin do tình báo của chế độ CSVN thực hiện đã bước sang một bước ngoặt mới. Cảnh sát hình sự Đức với sự cộng tác của cảnh sát Tiệp, đã bắt Nguyễn Hải Long, một người Việt Nam có cơ sở chuyển ngân, làm ăn ở Praha, thủ đô Tiệp Khắc.

Do “điếc không sợ súng”, cũng như quen cách hành xử theo luật rừng với người dân trong nước, coi thường công pháp quốc tế, ngày 18.8.2017, Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 462, có đăng một bài viết của Vũ Hương, công kích, chỉ trích chính phủ Đức, với tựa đề: Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?

Bài viết này có lẽ nhằm mục đích đối phó với người dân trong nước, và CSVN nghĩ rằng, chẳng có ai trong chính quyền Đức bỏ thì giờ tìm đọc những bài báo tiếng Việt này. Nhưng mạng xã hội đã loan tải bài này, có người đã dịch ra tiếng Đức và nó đã được gửi tới Bộ Ngoại giao Đức.

Khi biết chắc không thể tránh né, im lặng mãi vì những bằng chứng do cảnh sát Đức và Tiệp thu thập được càng ngày càng nhiều, chứng tỏ rằng CSVN đã vi phạm công pháp quốc tế và dân luật của Đức nặng nề, viễn cảnh bị Đức và Liên Minh Âu Châu trừng phạt kinh tế lẫn ngoại giao sẽ được áp dụng nay mai, khiến cộng sản Hà Nội lo quắn đít, vội vã xuống nước xin điều đình, một hành động hiếm khi xảy ra với những cái đầu ít học, mắc bệnh tự kiêu, coi thường thiên hạ của CSVN.

Chính phủ Đức chấp thuận đối thoại với Hà Nội về vụ Trịnh Xuân Thanh, chẳng phải nước Đức thương yêu gì Thanh hay cần Thanh cho mục đích nào đó. Thanh đối với họ chẳng có nghĩa lý gì, chỉ là một người xin tị nạn đang chờ được cứu xét như hàng trăm ngàn người tị nạn Syria khác. Nhận Thanh trở lại Đức, chính quyền Đức chỉ mất thời gian, tốn thêm tiền thuế của dân cho các phiên tòa, luật sư, cảnh sát, chánh án… nhưng họ vẫn phải làm, bởi họ tôn trọng hiến pháp, sức mạnh của một đất nước dân chủ, tự do.

Thông điệp của chính phủ Đức rất rõ: Trịnh Xuân Thanh phải được CS Hà Nội giao trả về Đức để kết thúc hồ sơ, quyết định cho tị nạn hay dẫn độ Thanh như trao đổi giữa Thủ tướng Angela Merkel và Nguyễn Xuân Phúc trước đó. Đây chính là chuyện nhức nhối, gai góc nhất mà CS Hà Nội đang tìm phương hướng giải quyết. Trước sau gì thì Hà Nội cũng phải trả Thanh về lại Đức, nhưng trả bằng cách nào cho êm thắm, không bị mất sĩ diện, phải giải thích như thế nào với dân chúng trong nước, giải thích ra sao để không bị Liên Âu trừng phạt, cấm vận kinh tế?

Không biết ai là người đưa ra ý kiến bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nhưng chắc chắn phải có sự đồng ý của ông Trọng, mặc dù vậy vụ bắt cóc Thanh khiến ông Trọng mất ăn, mất ngủ và phản ứng mạnh mẽ của Chính phủ Đức, có lẽ ngoài dự đoán của ông Trọng và Bộ Chính trị.

Rất khó để ông Trọng trả Thanh về lại Đức nhưng không trả Thanh cho chính phủ Đức cũng không được, vì có thể Đức sẽ đóng băng những ngân khoản viện trợ phát triển hiện nay cho VN, đồng thời Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch giữa Việt Nam và Liên Âu sẽ bị hủy bỏ.

Hơn 3 tuần lễ đã trôi qua trong vòng tay “thương mến, ấm áp tình người” của công an, những bí mật mà ông Nguyễn Phú Trọng cần khai thác để có đủ bằng chứng đánh gục các đối thủ chính trị lẫn trả mối thù hằn sâu trong tâm khảm, trong thời gian Thanh làm giám đốc công ty xây lắp dầu khí PVC dẫn đến thua lỗ 3.300 tỉ VNĐ, nhờ ai mà Thanh tiếp tục được thăng tiến sau khi rời khỏi PVC, ai là người đã tiếp tay, tiết lộ, chỉ đường cho Thanh tẩu thoát, trốn qua Đức trước khi có lệnh bắt… chắc chắn đã được Thanh khai ra, nếu chưa hết thì cũng gần hết.

Những kẻ chủ trương bắt cóc Thanh, ngoại trừ ông Trọng và những người trong phe nhóm của ổng, có lẽ chẳng có ai muốn giữ Thanh ở lại Việt Nam để kết án 5-10 năm tù hoặc hơn, bởi giữ Thanh lại không có lợi gì. Tuy nhiên, trả Thanh về Đức cũng có nhiều nguy hiểm cho chế độ. Nếu Thanh khai ra với chính phủ, báo chí, truyền thông Đức những trò tra tấn, nhục hình mà công an áp dụng khi hỏi cung, cũng như diễn tiến cuộc bắt cóc ra sao, ai là kẻ tham gia… thì bộ mặt của chế độ vốn đã lem luốc, càng thêm xấu xí hơn.

Người viết nhận định rằng, môt trong 2 kịch bản sau đây sẽ được chế độ CSVN áp dụng để “xử lý” Thanh sau khi đạt được thỏa thuận về việc trao trả Thanh cho chính phủ Đức, tránh cho Hà Nội không bị trừng phạt về kinh tế lẫn ngoại giao.

1- Tìm cách cù cưa, kéo dài ngày giờ trao trả, tìm mọi cách trì hoãn, gây khó khăn việc trao trả – như đã từng làm trong quá khứ trao trả tù binh Quốc-Cộng theo hiệp định Paris năm 1973 – khiến chính phủ Đức mệt mỏi, chán nản, không còn để ý việc trao trả. Đến khi không thể trì hoãn được nữa, Hà Nội sẽ giao Thanh cho Đức nhưng không phải là một Thanh khỏe mạnh, hồng hào, tươi tỉnh như những tấm hình chụp trước khi bị bắt cóc, lúc đó (có thể) dư luận Đức không còn ai quan tâm đến Thanh.

Thanh sẽ được về Đức với thân thể giống như những hình ảnh xuất hiện trên truyền hình khi tự thú, đầu tóc bơ phờ, mặt mày xơ xác, ánh mắt thất thần, đi đứng đờ đẫn, không còn nhớ gì, không còn biết mình là ai. Đối với người CSVN, có quá khó để làm chuyện này không? Chắc chắn là không.

2- Trước ngày trao trả cho Đức, CSVN ngưng tra tấn, thẩm vấn, đồng thời “bồi dưỡng”, vỗ béo, cho Thanh ăn uống đầy đủ, tóc tai gọn gàng, quần áo lịch sự, đưa Thanh lên truyền hình cám ơn chính phủ VN, dù tội trạng ngập đầu, đáng lẽ phải chịu án tử hình vẫn được khoan hồng, ân xá cho về đoàn tụ với vợ con ở Đức…

Sau khi lên phi cơ, Thanh đột nhiên bị tai biến mạch máu não, hoặc nhồi máu cơ tim và chế độ CSVN sẽ tuyên bố với phía Đức rằng: “Chúng tôi rất tiếc thông báo với quý vị rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã từ trần khi lên phi cơ trên đường trở lại nước Đức vì một cơn đau tim”. Xác của Thanh sẽ được nhanh chóng đem đi hỏa táng (theo nguyện vọng của đương sự), hủy bỏ mọi dấu vết điều tra.

Cho dù không tin nhưng chính phủ Đức không có cách nào để truy cứu sự việc khi mọi chuyện đã rồi.

Tỉ lệ kịch bản 2 so với 1 là 70-30%. Tính mạng Trịnh Xuân Thanh hiện tại như chỉ mành treo chuông.

Bản tin ngày 26/8/2017

0
Tin trong nước

Tin Biển Đông

Về thông tin bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam  phản đối Đài Loan tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình, RFI có bài: Biển Đông: Đài Loan tái khẳng định chủ quyền trên đảo Ba Bình.

Bài báo đưa tin, Bộ Ngoại giao Đài Loan ra thông cáo “khẳng định là đảo Thái Bình (tên Đài Loan gọi đảo Ba Bình) là một phần lãnh thổ quốc gia và Đài Bắc hoàn toàn có quyền tiến thành các cuộc tập trận thường xuyên trên đảo này. Thông cáo của họ còn cho rằng Trung Hoa Dân Quốc có chủ quyền trên các đảo ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh những đảo này”.

Báo QĐND có bài: Đại tướng Ngô Xuân Lịch cắt băng khánh thành trụ sở mới của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển. Đại tướng Ngô Xuân Lịch “chỉ đạo các cơ quan, đơn vị duy trì nghiêm chế độ trực các cấp, theo dõi và nắm chắc tình hình diễn biến các vùng biển, đảo, kiên quyết không để bị động bất ngờ“. Bài trên báo VietNamNet có nhiều hình ảnh hơn: Khánh thành trụ sở mới Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.

Sự kiện tàu khu trục USS John McCain và tàu chở dầu Liberia, Alnic MC, đụng nhau trên Biển Đông ngày 21/8/2017, dẫn đến việc tư lệnh Hạm đội 7, ông Joseph Aucoin bị mất chức, RFI có bài: Trung Quốc bị nghi đứng sau tai nạn tàu chiến Mỹ ở Singapore. Bài viết nói về hoạt động đáng ngờ của tàu chở dầu Trung Quốc, Guang Zhou Wan, vào thời điểm tai nạn xảy ra.

Dẫn nguồn từ báo The Australian của Úc, một cựu sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh nêu giả thiết, có thể ‘lộ trình của tàu Mỹ và tàu Liberia đã bị đánh cắp, và tàu Trung Quốc ‘có thể đã’ đóng vai trò trong vụ đụng tàu này. Video clip của trang Vessel Finder, trang mạng chuyên theo dõi giao thông hàng hải, cho thấy tàu Trung Quốc bất ngờ đổi hướng ngay trước khi tàu chở dầu Liberia đâm vào tàu Mỹ:

Cựu sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh nói: “Nếu bạn quan sát chuyển động của tàu Trung Quốc từ đầu, bạn có thể thấy tàu Trung Quốc bám sát đúng theo lộ trình của chiếc Alnic MC. Rồi, ngay trước khi chiếc tàu này quay đầu, tàu Trung Quốc đã chuyển hướng về phía phải… đúng vào lúc vụ va chạm xảy ra”.

Trang Đại Kỷ Nguyên VN đưa tin: Tướng Trung Quốc ăn mừng vụ tai nạn của tàu khu trục Mỹ. Thiếu tướng Hải quân Trương Thiệu Trung (Zhang Zhaozhong), kiêm giảng viên của Đại học Quốc phòng TQ, bình luận về vụ tai nạn của tàu John McCain: “Gieo gió thì gặp bão thôi. Tàu USS John S. McCain đã gây ra rất nhiều rắc rối ở Biển Đông“.

Mời đọc thêm: Tai nạn hải quân không ảnh hưởng chiến dịch tự do hàng hải (RFA). – Mỹ vẫn ‘tự do đi lại’ ở Biển Đông sau các vụ đâm tàu (BBC). – Trung Quốc và ASEAN diễn tập cứu nạn trên biển (RFA). – Việt Nam – Australia ký bản ghi nhớ về chống đánh bắt cá trái phép (DT).

Cảnh giác trước Trung Quốc

TTXVN có bài: Sáng kiến Vành đai và Con đường: Cơ hội mới cho hợp tác Việt-Trung. Tin cho hay, sáng 25/8 tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao Việt Nam cùng Đại sứ quán Trung Quốc tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Sáng kiến Vành đai và Con đường: Cơ hội mới cho hợp tác Việt-Trung”.

Bài báo cho biết: Trên tinh thần “duy trì và củng cố hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực“, buổi tạo đàm muốn “làm rõ các vấn đề liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường” giúp cho công chúng, giới học giả và các doanh nghiệp VN “hiểu rõ hơn về mục tiêu, cơ hội và các vấn đề trong triển khai Sáng kiến“.

Mời đọc thêm: Vấn đề lòng tin giữa Việt Nam và Trung Quốc cản trở hợp tác hai nước (RFA). – Người tiêu dùng VN không ưa TQ, còn quan chức thì muốn dĩ hòa (VOA).

Bộ sách Lịch sử Việt Nam: Vẫn là loại lịch sử do đảng viết ra

Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn nhận xét: “Bây giờ có gọi Việt Nam Cộng Hòa đúng như cái tên của nó, thì cũng không thay đổi được cái gì, từ lịch sử cho tới việc khẳng định chủ quyền biển đảo“. Lý do, theo ông Tuấn, tiêu chuẩn của “sử học” là sự “trung thực”, nên bất kỳ một sự nửa vời nào đều là gian dối.

Facebooker Nguyễn Thị Bích Ngà có bài: Về bộ sách Lịch sử Việt Nam. Cô Ngà cho rằng, bộ sách này không có gì mới cả, vẫn là loại sách lịch sử do đảng viết ra, sở dĩ nó ồn ào mấy ngày qua cũng chỉ là một hình thức PR, “đánh vào tâm lý mong muốn có sự đổi mới trong xã hội, mong ước sự thật lich sử được làm rõ của nhiều người dân để… bán sách“.

Cô Ngà viết, “lật giở những đoạn lịch sử hiện đại trong cuốn 12, thì thấy đó vẫn là lịch sử đảng mở rộng, không khác các sách tuyên truyền. Nó không phải là sách sử...” Về Chính quyền VNCH: “Sách vẫn viết ‘chính quyền tay sai’, không hề thừa nhận VNCH như một số người nhận định“.

Trang 167, tập 12, sách Lịch sử Việt Nam, vẫn gọi chính quyền VNCH là “ngụy quân, ngụy quyền”. Nguồn: Nguyễn Thị Bích Ngà.

Ông Trần Đức Cường, cựu Viện trưởng Viện sử học và là tổng chủ biên bộ sách lịch sử này, đã từng phát biểu: “Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả“.

Hơn một tháng trôi qua, Chủ tịch nước vẫn ‘biệt tích’

Trang Dân Luận có bài dịch từ báo Nikkei Asian Review: Nghi ngại gia tăng trước sự vắng mặt bí ẩn của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Kể từ tối 25/7/2017 đến nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang không hề xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, mà chỉ có các tờ báo đưa tin, Chủ tịch nói cái này, Chủ tịch làm cái kia… nhưng không hề có hình ảnh, âm thanh mới nhất, chứng minh sự tồn tại của ông Quang.

Bài viết nêu những sự kiện bất thường liên quan đến sự vắng mặt của Chủ Tịch nước Trần Đại Quang, như việc đột ngột thay đổi lịch trình của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ thăm Việt Nam đêm 22/8/2017: “Phiên bản sửa đổi được gửi tới các phương tiện truyền thông đã xóa bỏ cuộc gặp với Trần Đại Quang được dự kiến ​​vào ngày hôm sau. Bộ Ngoại giao không đưa ra lý do gì để giải thích cho sự thay đổi“.

VOA có bài: Không đặc xá và ông Quang vắng mặt bất thường: điều gì đang xảy ra? Bài báo viết: “Các nhà quan sát Hà Nội đang chờ xem liệu ông Quang có xuất hiện vào ngày lễ Quốc Khánh 2-9 này hoặc đánh trống khai giảng năm học mới vào ngày 5-9 như các vị chủ tịch nước tiền nhiệm đã làm hay không. Việc không xét đặc xá 2-9, không tiếp thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với sự vắng mặt bất thường của ông Quang trong tháng qua, vẫn chưa ngơi những lời đồn đoán trong chính trường Hà Nội“.

Mời đọc thêm: Báo Nhật bàn về sự vắng bóng của Chủ tịch Quang (BBC).

“Trịnh – Nguyễn phân tranh”

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh có bài: Hai ông họ Nguyễn đau đầu với hai ông họ Trịnh. Đó là hai ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc, đấu với hai ông Trịnh Vĩnh Bình và Trịnh Xuân Thanh. Theo ông Chênh, trong khi ông Trọng là người chịu trách nhiệm trực tiếp về vụ “đầu thú” của ông Trịnh Xuân Thanh, thì ông Phúc lại là người đứng đầu chính phủ đương nhiệm, phải lo giải quyết hậu quả của những vị lãnh đạo tiền nhiệm, như vụ kiện của doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình.

Với ông Trọng: “Mỗi thông tin đưa ra như một tiếng búa nện vào tai ông ấy. Mà gần một tháng qua, từ trung tâm Berlin cứ thế, chậm chạp, đều đặn và từ tốn vang lên từng nhát búa, chưa biết đến lúc nào mới ngưng. Khổ thân ông. Phải chi trắng đen, nước Đức lạnh lùng ấy làm quách một lần cho xong để ông Trọng dứt cơn đau đầu, yên tâm lo việc đốt lò cứu đảng“.

Còn với ông Phúc thì: “Ở phiên tòa Paris này, dù ông Nguyễn có thắng ông Trịnh thì VN cũng thua to. Bao nhiêu cái xấu xa của hệ thống tư pháp không độc lập bị phơi bày ra trước mắt thiên hạ qua vụ hình sự hóa quan hệ kinh tế với nhà đầu tư Trịnh Vĩnh Bình trước đây ở VN“.

Nhà báo Bùi Tín có bài trên VOA: Cột trụ suy yếu nhất của Lâu Đài Độc Đảng. Nhờ có 2 vụ án liên quan đến pháp luật quốc tế, giúp người dân hiểu rõ “thế nào là một nền tư pháp quốc tế, dân chủ công bằng, bình đẳng, thế nào là một phiên tòa liêm chính, thượng tôn luật pháp, không có một uy quyền hay số tiền nong nào có thể mua chuộc…”

Về vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện chính quyền CSVN, ông Bùi Tín viết, “trong vụ án này, Nhà nước độc đảng lần đầu phải ngồi vào ghế bị cáo, cúi đầu phải nghe và trả lời quan tòa một cách lễ phép, để rồi phải cúi đầu nghe các bản luận tội đanh thép. Đây là bài học nhớ đời cho những kẻ quen xử án theo uy quyền tuyệt đối – pháp luật là ta“.

RFA có bài: Thiếu dân chủ, trả giá kinh tế. Ông Davit Hutt, báo The Diplomat, cho biết: “Theo tôi, một trong những điều Đức có thể làm là đe doạ cắt giảm viện trợ Việt Nam, và có lẽ Đức sẽ lên tiếng kêu gọi các quốc gia Châu Âu khác cùng làm như vậy. Đức cũng có thể sẽ kêu gọi chấm dứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Và nghiêm trọng nhất, tôi cho đó là chấm dứt Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam.”

Nhân quyền Việt Nam

BBC có bài: Khởi tố LS Đài theo hai điều là ‘chưa có tiền lệ’. Việc LS Nguyễn Văn Đài bị khởi tố về các tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” và “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 88 và 79 Bộ luật Hình sự, được LS Lê Quốc Quân nói: “Tôi bị sốc… Lần đầu tiên có người bị khởi tố vì hai hành vi liên quan đến hai Điều 79, 88 thuộc Chương an ninh quốc gia, có mức án rất cao, có thể đến tử hình”.

LS Lê Quốc Quân cho biết thêm: “Chính quyền xem vụ án Nguyễn Văn Đài là đầu vụ, xem ông là con cá lớn, là món đổi chác cho những vấn đề lớn với quốc tế. Nhưng hiện tại Việt Nam đang vỡ trận, bị ảnh hưởng bởi vụ không tôn trọng luật pháp quốc tế sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh nên không có nhiều cơ hội để đổi chác.

Facebooker Phạm Lê Vương Các có bài: Phán xử vụ việc giãu luật sư Hà Huy Sơn và Viện kiểm sát Tối cao, khi VKS “từ chối cấp giấy chứng nhận bào chữa” để có thể tham gia vụ án từ giai đoạn điều tra và quyết định chỉ để LS Hà Huy Sơn tham gia tố tụng sau khi kết thúc điều tra vụ án ông Nguyễn Văn Đài.

Ông Các đưa ra nhận định, “trong vụ việc này Quyền có luật sư kịp thời của bị can Nguyễn Văn Đài, và Quyền tham gia vào tất cả giai đoạn vụ án của Luật sư Hà Huy Sơn đã bị vi phạm. Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao cần thay đổi quyết định của mình để đảm bảo thực hiện các quyền này theo như luật định và không thể bị trì hoãn“.

Mời đọc thêm: Việt Nam thêm tội danh với Luật sư Nguyễn Văn Đài (VOA). – Thêm người Thượng từ Campuchia về lại Việt Nam (RFA).

Bê bối thuốc điều trị ung thư giả

Để đáp lại sự nhập nhèm thuốc H-Capita của công ty VN Pharma nhập về là thuốc giả hay thuốc sử dụng giấy tờ giả, báo Phụ nữ TP có bài: Bà Phạm Khánh Phong Lan, nguyên PGĐ Sở Y tế TP. HCM: ‘Nói thẳng ra, H-Capita là thuốc giả’. Bà viết rõ: “Nói thẳng ra, H-Capita là thuốc giả. Hành vi vi phạm pháp luật này gây tác hại rất lớn, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, niềm tin trong người dân và niềm tin trong điều trị“.

Bà Lan kể, “nhiều doanh nghiệp dược than trời khi tình hình cấp số đăng ký của Cục Quản lý Dược rất khó khăn khi một hồ sơ chờ đợi cả hàng năm. Trong khi đó, một công ty vừa thành lập lại trúng thầu ở nhiều địa phương. Khi cung cấp visa thì tương đối dễ dàng, trong thời gian rất nhanh. Khi cơ quan điều tra có những những kết luận thì mới ‘té ngửa’ bởi toàn bộ hồ sơ giả mạo“.

Báo Một Thế Giới có bài: Vụ VN Pharma, Bộ trưởng Y tế nói có sự vu khống, bịa đặt trên mạng xã hội. Trước hàng loạt thông tin về việc Bộ trưởng Bộ Y tế“can thiệp vào đấu thầu thuốc để công ty VN Pharma Việt Nam nhập khẩu thuốc điều trị ung thư giả“, Bộ Y tế đã khẩn cấp ra Thông cáo báo chí khẳng định: “Các thông tin trên mạng là hoàn toàn vu khống, bịa đặt… đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm khắc các trường hợp đăng tải và phát tán thông tin sai sự thật và vô căn cứ làm ảnh hưởng uy tín của ngành y tế và Bộ trưởng Bộ Y tế”.

Nhà báo Bạch Hoàn viết: “Vậy là, theo xác minh của báo Tuổi Trẻ, em chồng bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế là lãnh đạo của Công ty VN Pharma, trước khi công ty này bị phát hiện nhập khẩu thuốc giả.

LS Luân Lê có bài: Trách nhiệm và liêm sỉ của việc từ chức. Ông Luân dẫn chứng, nữ Bộ trưởng của Thuỵ Điển “chỉ vì lái xe khi có men rượu sau khi cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn đã lập tức từ chức vì thấy mình không còn đủ tư cách để đảm nhận chức vụ đó nữa“. Còn Bộ trưởng về tái thiết sau thảm hoạ ở Nhật Bản, “chỉ vì lỡ lời sau trận động đất lớn ở một thành phố vào tháng 4/2017, khi nói về tình trạng nơi này vẫn còn ‘tốt’, liền sau đó đã phải từ chức vì chính điều này“…

Riêng Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, sau khi để xảy ra nhiều tai tiếng, đã “đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm các tin đồn, bịa đặt gây ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị và an ninh“.

Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu có bài: Thưa Bộ trưởng, có một người vừa mất hôm qua! Tác giả kể về một bệnh nhân ung thư, bà Chín, vừa qua đời, là những người vất vả làm lụng tích cóp quanh năm, khi có bệnh thì của cải “chuyển quyền sở hữu” cho bệnh viện, phó mặc số phận mình cho bác sĩ: “Họ chỉ biết có bệnh thì cố chịu, lúc chịu hết được thì đến bệnh viện, bác sĩ cho thuốc nào về uống thuốc đó”.

Tác giả viết, “lẽ ra Bộ trưởng phải bảo vệ họ bằng cách nêu cao trách nhiệm, vạch trần những gian dối trong đầu thầu thuốc, xoá bỏ những tiêu cực đang tồn tại trong ngành y tế. Đó là việc quan trọng hơn gấp nghìn lần chuyện Bộ trưởng nhanh chóng phân bua Bộ trưởng không từ chức, Bộ trưởng kiến nghị Cơ quan An ninh điều tra ai tung tin đồn“.

Facebooker Tuệ Lâm có bài nói về thân phận bệnh nhân ung thư, 2 lần bị nhận án tử hình: “Một khi bị bác sĩ ‘phán’ bị K, bệnh nhân ung thư xem như đã nhận bản án tử hình. Vật vả chống chọi với căn bệnh nan y – giành giật sự sống mong manh, rơi vào tay đám bác sĩ ‘mê’ hoa hồng kê thuốc dỏm, họ xem như thêm một lần nữa bị tuyên án tử!

Báo Tuổi Trẻ có bài: Nguyên tổng giám đốc VN Pharma bị phạt 12 năm tù, một mức án mà dư luận cho là quá nhẹ, lẽ ra ông Hùng phải nhận bản án tử hình.

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan, cựu Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM nói: “Các bị cáo của VN Pharma trong đó có ông Nguyễn Minh Hùng đã vi phạm Bộ luật hình sự với tội kinh doanh thuốc giả chứ không phải tội buôn lậu. Hình phạt cao nhất cho tôi kinh doanh thuốc giả là tử hình và cần phải xử nghiêm các bị cáo để răn đe hành vi vô nhân đạo này tái diễn“.

Báo Phụ Nữ TP có bài: Chuyện động trời phía sau vụ án VN Pharma. Bài báo nêu trách nhiệm của Cục Quản Lý Dược: “Vì sao chỉ trong thời gian ngắn, Cục Quản Lý Dược lại có thể cho VN Pharma nhập hàng từ đơn vị ‘không rõ nguồn gốc’ ồ ạt? Ai ‘chống lưng’ cho những phi vụ này? Do vậy, việc không xem xét trách nhiệm hình sự đối với các cán bộ Cục QLD là không thể chấp nhận“.

Cũng báo Tuổi Trẻ, có bài: Nhức nhối chuyện nâng khống giá thuốc để chi hoa hồng. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết: “Nếu tài trợ nghiên cứu khoa học hoặc đào tạo thì được, còn đưa tiền mặt cho bác sĩ là hành vi không thể chấp nhận. Tuy nhiên muốn đưa vào luật thì phải nghiên cứu thêm, đưa vào chương nào, khoản nào…”.

Báo Nhà Quản Lý có bài: Làm thế nào để không mua phải thuốc chống ung thư giả? Báo viết giới thiệu “top 20 loại thuốc chữa các loại bệnh ung thư bán chạy nhất trên thế giới năm 2017″ để bạn đọc tham khảo.

Bệnh nhân nằm chờ khám bệnh ở bệnh viện ung bướu. Nguồn: suckhoeembe.com

Mời đọc thêm: Cục quản lý dược cấp phép nhập thuốc ung thư giả ra sao?(TT). – Vụ VN Pharma: Kiến nghị xem xét trách nhiệm Cục Quản lý dược(NLĐ). – Kiến nghị làm rõ việc chi hoa hồng nhập thuốc ung thư giả (TT). – ‘Hoa hồng’ cho bác sĩ như vết dao cắt vào tim bệnh nhân nghèo (TT). – Chủ tịch Hà Nội yêu cầu trả lời việc “phun thuốc nhưng muỗi không chết” (DT). Chắc là do mua nhầm thuốc giả? – Hoa Kỳ cam kết giúp ngành y tế Việt Nam (RFA).

Diễn biến Đồng Tâm

Ông Nguyễn Đăng Quang, cựu Đại tá công an có bài: Đồng Tâm lại bất an: Cụ Lê Đình Kình bị Cục Điều tra Hình sự – Bộ Quốc phòng triệu tập. Tác giả cho rằng, “việc triệu tập này của quý Cục là thiếu khôn ngoan, thiếu sức thuyết phục, lại vừa thiếu tình người, chưa nói việc này là rất là hạ sách“, vì cụ Kình đã “công khai tố cáo 4 sỹ quan LLVT, trong đó có 3 người là của quý Cục“.

VOA có bài: Dân Đồng Tâm ‘quyết chiến’ nếu công an cố bắt người. Thông tin cho biết, Công an Hà Nội gửi giấy triệu tập hơn 70 người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để làm rõ về vụ “bắt người trái phép” và “gây rối trật tự công cộng” xảy ra hồi tháng 4/2017. Trong khi đó, người dân tại đây nói “sẽ quyết chiến nếu công an cố bắt người“.

Anh Trịnh Bá Phương, dân oan Dương Nội cho biết: “Người dân Đồng Tâm đã tuyên bố với chính quyền, với lực lượng công an của Hà Nội rằng sau khi nhận hơn 70 quyết định triệu tập, chỉ cần bất kỳ ai ở Đồng Tâm bị bắt thì họ sẽ đóng cửa ủy ban [nhân dân], hai là họ sẽ không còn nhân nhượng với lực lượng cưỡng chế, với những quan chức tham nhũng ở địa phương nữa. Sự không nhân nhượng của người Đồng Tâm theo tôi phỏng đoán rất là nghiêm trọng. Tại Đồng Tâm có thể lặp lại nhiều vụ ở Đắc Nông”.

Đừng để xảy ra vụ Đồng Tâm 2!

Báo Gia đình & Xã hội có bài: Gần 20 công an bị thương ở Thái Nguyên: Dân dùng kẻng báo động khi có xe đổ xỉ thải. Việc đổ xỉ thải của Công ty Than Khánh Hòa đã diễn ra từ lâu và do quá bức xúc, người dân xã An Khánh – Đại Từ – Thái Nguyên đã cắt cử người ăn ngủ tại chân mỏ, dùng kẻng đánh báo động cho mọi người biết mỗi khi doanh nghiệp đổ thải.

Trước việc người dân tụ tập, phản đối việc đổ xỉ thải của Công ty Than Khánh Hòa, cơ quan chức năng Thái Nguyên đã phải huy động gần 1.000 cảnh sát để giữ gìn an ninh trật tự tại đây. Tuy nhiên, “nhiều người dân bị kích động, dùng cả gạch đá ném về phía lực lượng chức năng bảo vệ mục tiêu, khiến gần 20 chiến sĩ công an bị thương“.

Mời đọc thêm: Gần ngàn cảnh sát giữ ở khu xỉ than nơi có biểu tình phản đối (RFA). Đọc lại: Chủ tịch xã An Khánh lo ngại Thái Nguyên sẽ có vụ Đồng Tâm thứ 2 (Giadinh.net).

UBND tỉnh Hà Tĩnh giúp đỡ Formosa

Báo Một Thế Giới có bài: Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành tuyên truyền giúp công ty Formosa tuyển lao động. Do công ty Formosa không thể tuyển đủ số lao động cần thiết, nên đã gửi công văn cầu cứu tới UBND tỉnh Hà Tĩnh và các cơ quan địa phương tỉnh này nhờ giúp họ tuyển nhân sự.

Một công văn của UBND tỉnh Hà Tĩnh giao cho Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, phối hợp với các cơ quan địa phương, “làm việc với Công ty Formosa để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giới thiệu, tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu vào làm việc tại Công ty Formosa“.

Vẫn chưa làm rõ các vi phạm của Formosa, dù Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên tục hứa là sẽ đóng cửa nhà máy này, nếu nó tiếp tục vi phạm. Bây giờ UBND tỉnh Hà Tĩnh lại giúp Formosa tuyển dụng nhân sự, giúp nhà máy này vận hành với nhiều sai phạm, để nó tiếp tục tàn phá môi trường biển miền Trung?

Không chịu giảm chi, chỉ lăm le tăng thuế

Thời báo Kinh tế SG có bài viết của tác giả Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh: Thuế nhà nước và nợ của dân. Tác giả nhận định, trong bối cảnh nợ công tại Việt Nam tăng cao, cùng với việc nới lỏng chính sách tiền tệ, thì tăng thuế sớm muộn cũng sẽ xảy ra.

Tác giả kết luận: “Từ nhiều năm nay, đã rất nhiều lần các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng cần phải giảm chi thường xuyên thì mới có cơ hội cân bằng được ngân sách của Việt Nam… Thế thì vì sao không quyết liệt hơn trong chuyện giảm chi thường xuyên thay vì quyết liệt tăng thuế? Không nên để tình trạng dân cứ phải có nghĩa vụ đóng thuế để trả nợ công và thu hẹp thâm hụt ngân sách; còn xài tiền thuế nhà nước thế nào thì là chuyện của người khác“.

Báo Tuổi Trẻ cuối tuần: Chuyện phải làm trước khi tăng thuế: giảm chi. “Tình trạng chi tiêu đến mức khiến bội chi tăng cao, đặt vấn đề thu để mà chi là không ổn. Chính phủ nên lo giảm chi trước hết… Hiện 70% tổng chi thường xuyên là chi cho lương của bộ máy“.

Mời đọc thêm: Đánh thuế nặng người vay tiền nhiều  —  Tăng thuế phải khoan sức dân (PLTP).

BOT: sản phẩm lỗi

Thời báo Kinh tế SG có bài của tác giả Võ Trí Hảo: BOT – Nhà nước cần “bảo hành” các sản phẩm lỗi. Tác giả cho rằng: “Nếu chỉ vì lý do phải lấy ngân sách để bồi thường cho nhà đầu tư để từ chối việc di dời trạm thu phí BOT trở về vị trí hợp lý thì rõ ràng Nhà nước đã bắt nhân dân gánh chịu hai lần: một lần nộp thuế, phí để nuôi bộ máy để họ gây ra lỗi, một lần phải trả phí bổ sung vì lỗi đó không được khắc phục“.

Tác giả viết: “Nếu đã thừa nhận có sai sót trong quá trình triển khai các dự án BOT như TTCP đã chỉ ra thì Nhà nước cần ‘bảo hành’ sản phẩm lỗi của mình, mà không nên đùn đẩy trách nhiệm giữa tỉnh với bộ, giữa bộ với Chính phủ nữa.

Mời đọc thêm: BOT: Trả bằng tiền thuế của dân thì phải công khai rõ(VNN). – Thừa Thiên – Huế: Trạm BOT Bắc Hải Vân phải giảm hơn 11 năm thu phí (DT). – Sai phạm nhưng trạm thu phí BOT Bắc Hải Vân vẫn “tận thu“ (VOV). – Làm 19km quốc lộ, đặt 2 trạm thu phí BOT (SGGP). – BOT mang tiếng ‘móc túi’: Vì đâu nên nỗi? (VNN).

Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu

Báo SGGP có bài: Móc ruột những dòng sông (bài 1): Vắt kiệt tài nguyên cát. Bài báo cho biết, dọc tuyến sông Tiền, sông Hậu, hoạt động khai thác cát diễn ra rất rầm rộ, sôi động “với hàng chục xáng cạp nhấp nhô và nhiều sà lan nối đuôi nhau chờ ‘ăn’ cát”.

TS. Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam: “Hiện ở ĐBSCL có khoảng 126 tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép khai thác tại các mỏ cát dọc sông Cửu Long, khối lượng khai thác hàng năm khoảng 28 triệu m³. Với tốc độ khai thác như hiện nay, toàn bộ trữ lượng cát trên sông Tiền, sông Hậu sẽ hết sau 30 năm nữa. Nếu khai thác toàn bộ trữ lượng này không xem xét tác động đến môi trường, hậu quả sẽ rất khó lường“.

Mời xem lại clip của báo Lao Động: Hiểm họa từ khai thác cát tại Đồng bằng Sông Cửu Long:

Video clip người dân ấp Tấn Thuận, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, hôm 20/5 đã ra tận xáng cạp, buộc công nhân ngừng hoạt động khai thác cát:

Vụ tàu vỏ thép đóng theo nghị định 67/CP

Báo Tuổi Trẻ có bài: Tàu vỏ thép nằm bờ, công ty dọa… kiện đăng kiểm và chủ tàu. Ông Lê Văn Thục, chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Đại Nguyên Dương, đe dọa sẽ kiện cơ quan đăng kiểm và chủ tàu về chuyện ngư dân đóng tiền mua thép Nam Hàn, nhưng nhận tàu thép Trung Quốc.

Ông Thục cho rằng, mỗi con tàu có 20 tấn thép Nam Hàn và 60 tấn thép Trung Quốc, trước khi đóng đều được Trung tâm Đăng kiểm tàu cá thuộc Tổng cục Thủy sản kiểm tra, xác nhận là thép đủ mác A nên công ty mới đóng tàu cho ngư dân.

Còn ông Phan Trọng Hổ, GĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định, cho biết, “ngay tại cuộc họp nêu trên, ông đã nói thẳng với ông Thục rằng Công ty Đại Nguyên Dương đã lừa dối ngư dân khi dùng thép Trung Quốc đóng tàu thay cho thép Hàn Quốc như cam kết“.

“Mùa thu em thay áo mới”

Báo VnExpress có bài: May trang phục lưu giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Báo cho biết: “Năm năm một lần, xí nghiệp đo may quân đội tổ chức may trang phục cho Chủ tịch Hồ Chí Minh,… mỗi lần may 10 bộ hoàn chỉnh gồm 10 bộ đồ đông, 10 áo sơ mi, 10 bộ lót trong và 10 vỏ gối“. Được biết, toàn bộ vật liệu đều do Viện 69 cung cấp.

Báo cũng cho biết, “chất liệu vải sẽ được kiểm soát rất kỹ. Chỉ cần một dấu chấm nhỏ như đầu bút bi hay vết hơi mờ thì cũng phải thay bằng tấm vải khác” và “việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng cực kỳ ngặt nghèo, tính từng đường kim mũi chỉ, các thông số đảm bảo tuyệt đối. 10 chiếc áo may xong thì về trực quan và thông số phải giống nhau tuyệt đối“.

Tin quốc tế

Donald Trump, chuyện dài nhiều tập

Báo Politico có bài nói về những chuyện lộn xộn trong tòa Bạch Ốc dưới thời Trump. Bài báo nói rằng, chuyện từ chức, bị sa thải hoặc ngay cả bị đe dọa phải từ chức của các quan chức bên trong tòa Bạch Ốc dưới thời Trump, không đơn giản chút nào.

Dẫn chứng nhiều trường hợp như cựu phát ngôn viên Nhà Trắng, Sean Spicer; cựu Chánh Văn phòng Reince Priebus, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions; cựu Giám đốc Truyền thông Anthony Scaramucci, hay cánh tay phải của Trump là Steve Bannon… nhiều người đã bị Trump hành hạ để rồi đi không được, mà ở cũng không xong.

Hiện tại ông Gary Cohn, cố vấn kinh tế hàng đầu của tổng thống Mỹ đang ở trong hoàn cảnh đó, khi ông viết nhiều bức thư từ chức và cuối cùng ông chọn cách tấn công ông Trump bằng cách trả lời báo Financial Times, công khai chỉ trích ông chủ Nhà Trắng, xem ông Trump phản ứng ra sao.

Báo Người Việt có bài: Cố vấn TT Trump chỉ trích Tòa Bạch Ốc không mạnh mẽ đả kích kỳ thị chủng tộc. Ông Gary Cohn nói với báo Financial Times. “Chính phủ này có thể làm được, và phải có hành động rõ ràng hơn, trong việc lên án một cách rõ ràng và nhất quán các nhóm kỳ thị này và phải làm tất cả những gì trong khả năng để hàn gắn sự chia rẽ trong cộng đồng chúng ta“.

Về cuộc đối đầu giữa TT Trump và những người cùng đảng Cộng Hòa với ông, báo Người Việt có bài: TT Trump tiếp tục tấn công lãnh đạo Cộng Hòa. “Tổng Thống Donald Trump hiện đang làm trầm trọng hơn cuộc đối đầu với thành phần lãnh đạo đảng Cộng Hòa tại Quốc Hội, giữa khi thời điểm phải đưa ra được các đạo luật quan trọng đang ngày càng đến gần. Tình trạng này nếu kéo dài có thể khiến chính phủ phải đóng cửa“.

Không còn chịu đựng thêm nữa những cái tweet của Trump, bà Valerie Plame Wilson, cựu nhân viên CIA gây quỹ, để mua lại Twitter, “bịt miệng” Tổng thống. Bà Wilson cho biết trên Twitter: “Có hàng ngàn người đã đóng góp trong hai ngày qua, đã nhận được đóng góp $1.000 mỗi tiếng, có thêm nhiều người mới tham gia đóng góp từng phút“.

Bà Valerie Plame Wilson là vợ của cựu đại sứ Mỹ Joseph Wilson ở Niger. Còn nhớ, năm 2006, dưới thời TT George W. Bush, bà Wilson đã từng kiện Phó Tổng thống Dick Cheney và các viên chức cao cấp khác trong chính quyền Bush con, gồm cố vấn của tổng thống và phó tổng thống, cáo buộc họ đã tiết lộ danh tính của bà, để trả thù chồng bà khi ông điều tra vụ bê bối của chính quyền Bush liên quan tới “vũ khí hủy diệt hàng loạt” ở Iraq.

Mồi đọc thêm: Cựu nhân viên CIA muốn mua Twitter để chặn TT Trump gửi tweet (NV). Thêm tin về Mỹ: FED muốn duy trì các quy định an toàn thời hậu khủng hoảng (VOA). – Ít nhất 16 nhân viên sứ quán Mỹ tại Cuba bị “tấn công thính giác” (RFI). – Mỹ-Hàn tranh cãi về thương mại song phương (VOA).

Mỹ bắt tin tặc Trung Quốc

VOA đưa tin: Một tin tặc Trung Quốc bị Mỹ bắt ở Los Angeles. Người phát ngôn Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, hôm 24/8, ông Vu Bình An, người Thượng Hải đã bị bắt ngày 21/8 tại phi trường Los Angeles, “vì bị cáo buộc cùng một số người khác sử dụng một phần mềm độc hại có tên gọi là Sakula“. Ông Vu bị cáo buộc “cung cấp một phần mềm độc hại có liên quan đến vụ đánh cắp lý lịch an ninh của hàng triệu viên chức chính quyền liên bang Mỹ“.

Lệnh bắt giữ cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra

RFI đưa tin: Thái Lan phát lệnh bắt giữ cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra. Tòa án Tối Cao dự định tuyên án cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra vào ngày 25/08/2017 vì tội bất cẩn trong thời gian đương nhiệm, tội danh mà bà có thể đối mặt với mức án 10 năm tù. Bà Yingluck Shinawatra thông báo không đến tòa vì lý do sức khỏe, nên các thẩm phán đã ra lệnh bắt giữ cựu thủ tướng và hoãn tuyên án tới cuối tháng 9.

Phóng viên RFI tường trình: “Sau nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi, một thông báo bất ngờ được đưa ra: Luật sư của bà Yingluck Shinawatra giải thích thân chủ của ông có vấn đề về sức khỏe, bị đau tai, vì thế bà không thể đế để nghe tuyên án. Không thuyết phục với lý do trên, Tòa đã phát lệnh bắt giữ, cho rằng bà Yingluck Shinawatra có thể bỏ trốn… tòa quyết định hoãn tuyên án đến ngày 27/09 tới”.

Mời đọc thêm: Cựu thủ tướng Yingluck đã ‘trốn khỏi Thái Lan’ (BBC). – Cựu thủ tướng Thái Lan trốn khỏi nước trước ngày bị tuyên án (RFI). – Cựu Thủ tướng Thái trốn khỏi Thái Lan (RFA). – Cựu thủ tướng Thái Lan không trình diện tòa, bỏ trốn ra ngoại quốc (NV).

Mời đọc thêm tin quốc tế:  Tòa Nam Hàn tuyên án người thừa kế công ty Samsung 5 năm tù (NV). – Quyền chủ tịch Samsung Lee Jae-yong lĩnh án 5 năm tù (BBC). – Miến Điện: Quân nổi dậy Rohingya tấn công chốt biên phòng (RFI). – Bắc Hàn lại phóng nhiều ‘vật thể lạ’ ra biển (NV). – Bắc Triều Tiên tăng cường thiết bị cho lò phản ứng (VOA). – Cuba : Chính quyền hù dọa các ứng cử viên bất đồng chính kiến (RFI). – Mỹ áp đặt chế tài mới, mạnh tay với Venezuela (VOA).

QUỐC HỘI NÊN ĐIỀU TRA, CHUẨN BỊ CHO MỘT CUỘC BỎ PHIẾU BẤT TÍN NHIỆM BÀ TIẾN

Nếu Bộ trưởng Bộ Y tế không trả lời nghi vấn em chồng của bà có phải là phó giám đốc đối ngoại của VN Pharma trong thời gian công ty này “thắng thầu” nhiều lô thuốc nhất thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên lập một ủy ban điều tra độc lập, làm rõ điều đó và tìm thêm những dấu hiệu liệu VN Pharma có phải là “sân sau” của bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến hay không.

Là Bộ trưởng, bà Tiến không chỉ phải đối diện với các cáo buộc pháp lý mà còn phải đối diện với các áp lực chính trị. Ủy ban thường vụ Quốc hội và Ủy ban Văn hóa, giáo dục… nên tổ chức sớm phiên điều trần để nghe báo cáo của Ủy ban điều tra này và quyết định có đưa bà Tiến ra Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Vụ VN Pharma đồng thời cũng cho thấy cần phải bổ sung rất nhiều điều kiện nhằm tránh tối đa khả năng xung đột lợi ích. Ví dụ: Phải cấm bổ nhiệm một người giữ các trọng trách hay đứng đầu một ngành mà trong đó, cả khu vực công lẫn khu vực tư, “nhung nhúc” thân bằng, quyến thuộc.

Bộ Y tế nói sẽ ‘đề nghị xử lý’ người đăng tin sai về bộ trưởng

TTO – Bộ Y tế vừa có thông cáo báo chí cho biết sẽ xử lý nghiêm về vụ Công ty VN Pharma kinh doanh thuốc giả, kể cả các trường hợp đăng thông tin làm ảnh hưởng uy tín của Bộ trưởng. 

Bộ Y tế nói sẽ 'đề nghị xử lý' người đăng tin sai về bộ trưởng
Phiên tòa xét xử vụ buôn lậu thuốc ung thư, làm giả con dấu, tài liệu xảy ra tại công ty Cổ phần VN Pharma đang diễn ra tại TP.HCM – Ảnh: HỮU KHOA

“Sau khi có phán quyết của tòa án, Bộ Y tế sẽ xử lý nghiêm, đúng pháp luật, không bao che đối với những tập thể, cá nhân có sai phạm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế” – thông cáo viết.

Thông cáo này cũng cho biết Bộ Y tế sẽ đề nghị xử lý nghiêm khắc các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật, vô căn cứ làm ảnh hưởng uy tín của ngành y tế và Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trước đó trong những ngày vừa qua, mạng xã hội đặt nhiều câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Y tế, trong việc xử lý các cán bộ có liên quan cấp phép lưu hành các thuốc bị VN Pharma giả mạo hồ sơ.

Đã có ba cán bộ của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, được xác định có thiếu sót trong vụ việc này.

Tuy nhiên cho đến nay Bộ Y tế không công khai về xử lý các thiếu sót của cán bộ thuộc thẩm quyền, mặc dù sai phạm của VN Pharma được phát hiện từ 2014.

Ngoài ra, các thông tin trên mạng xã hội đang đòi hỏi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời nghi vấn liên quan đến người thân của bà làm lãnh đạo tại Công ty VN Pharma.

Thông tin cũng cho rằng trước khi VN Pharma bị phát hiện kinh doanh thuốc giả, em chồng Bộ trưởng Bộ Y tế có giữ một vị trí lãnh đạo trong công ty này.

Phiên xét xử sơ thẩm vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và buôn lậu xảy ra tại công ty cổ phần VN Pharma diễn ra từ ngày 21-8. Có 9 bị cáo bị đưa ra xét xử. Dự kiến, sáng 25-8, hội đồng xét xử sẽ tuyên án.

L.ANH

Oanh tạc cơ Nga biểu dương lực lượng, bay quanh bán đảo Triều Tiên

0
NGƯỜI VIỆT

MOSCOW, Nga (NV) – Các oanh tạc cơ chiến lược có khả năng chở theo võ khí nguyên tử của Nga vừa thực hiện một phi vụ hiếm thấy là bay quanh bán đảo Triều Tiên giữa khi Mỹ và Nam Hàn cùng tham dự cuộc tập trận đang làm Bình Nhưỡng giận dữ.

Nga, vốn từng cho hay hoàn toàn chống lại bất cứ hành động quân sự đơn phương nào từ phía Mỹ trên bán đảo Triều Tiên, nói rằng các oanh tạc cơ loại Tupolev-95MS của họ vừa có chuyến bay qua Thái Bình Dương, Biển Nhật Bản, Hoàng Hải, và Biển Đông, khiến Nhật và Nam Hàn phải nhanh chóng đưa chiến đấu cơ lên nghênh cản, theo bản tin hãng thông tấn Reuters.

Phi vụ này, gồm cả các phi cơ với máy móc tối tân có khả năng thu thập tin tức tình báo điện tử, bay trên vùng biển quốc tế và được Bộ Quốc Phòng Nga loan báo cùng ngày với việc Moscow bày tỏ sự không đồng ý về cuộc tập trận của Mỹ và Nam Hàn, theo Reuters.

“Mỹ và Nam Hàn đang mở ra cuộc tập trận có tầm vóc lớn, cả lục quân lẫn không quân, không giúp gì cho việc giảm thiểu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên,” theo lời bà Maria Zakharova, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Nga.

Moscow cho hay các oanh tạc cơ được gửi đi cùng với các chiến đấu cơ Sukhoi-35S và phi cơ trinh sát báo động sớm loại A-50, bản tin Reuters cho biết. (V.Giang)

Cựu thủ tướng Thái Lan không trình diện tòa, bỏ trốn ra ngoại quốc

0
NGƯỜI VIỆT

BANGKOK, Thái Lan (AP) – Hội đồng tướng lãnh cai trị Thái Lan hôm Thứ Sáu cho hay họ đang truy lùng bà Yingluck Shinawatra, cựu thủ tướng của chính phủ bị quân đội đảo chánh ba năm trước đây, sau khi bà không thấy xuất hiện trước tòa để nghe phán quyết về một vụ xử hình sự có thể khiến bà bị tù 10 năm.

Hiện chưa có xác định rõ ràng là bà Yingluck đang ở đâu.

Tuy nhiên, một nguồn tin thân cận bên trong đảng Pheu Thai nói rằng bà hiện đang an toàn ở Dubai.

Một giới chức đảng Pheu Thai, thân cận với gia đình Shinawatra, cho AP hay rằng bà không còn ở Thái Lan và có thể đã rời Thái Lan hai ngày trước khi phán quyết được công bố.

Bà Yingluck bị Hội Đồng Quân Nhân đưa ra tòa về tội bất cẩn gây thiệt hại nặng nề cho công quỹ trong vụ mua gạo của nông dân để giữ giá.

Bà Yingluck nói rằng việc truy tố bà hoàn toàn có tính cách chính trị và phía quân đội muốn tiêu diệt hoàn toàn mọi hình thức đối lập.

Đảng Pheu Thai có sự ủng hộ mạnh mẽ của thành phần người nghèo, nông dân, bên ngoài thủ đô Bangkok, và đặc biệt là ở vùng Bắc Thái Lan. (V.Giang)

FBI bắt công dân Trung Quốc tội tin tặc cơ quan OPM

Cựu Thủ tướng Thái trốn khỏi Thái Lan

0
RFA

Cựu Thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra, đã trốn khỏi Thái Lan, hãng AFP trích một nguồn tin cấp cao của Đảng Pheu Thai, cho biết như vậy vào hôm 25 tháng 8.

Bà Yingluck không xuất hiện tại tòa vào ngày 25 tháng 8 để nghe phán quyết về cáo buộc bà xao lãng trong chính sách trợ cấp giá gạo. Nếu bị kết án có tội, bà có thể bị kết án đến 10 năm tù và bị cấm tham gia chính trị đến trọn đời.

Tại tòa luật sư của bà Yingluck nói bà bị ốm và đề nghị lùi lại ngày xét xử. Tuy nhiên tòa không tin vào lý do này và đã quyết định ra lệnh bắt giữ vì lo ngại bà sẽ bỏ trốn khỏi Thái Lan.

Một bộ trưởng trong chính phủ của bà Yingluck sau đó bị kết án tù 42 năm trong một phiên tòa khác vì tội tham nhũng liên quan đến chính sách trợ giá lúa gạo.

Thủ tướng Thái Prayut Chan-O-Cha lệnh cho các trạm kiểm soát ở biên giới phải được thắt chặt. Người đứng thứ hai của chính phủ là ông Prawit Wongsuwon cho biết có khả năng bà Yingluck đã bỏ trốn sang nước láng giềng Campuchia.

Nguồn tin của đáng Pheu Thai nói với AFP rằng bà Yingluck đã rời Thái lan hôm thứ 4 và cho biết thêm là không thể nào có chuyện bà ra đi mà không có sự đồng ý từ quân đội Thái Lan.

Không đặc xá và ông Quang vắng mặt bất thường: điều gì đang xảy ra?

0

Một luật sư nói rằng việc chính quyền Việt Nam không ký đặc xá dịp lễ Quốc Khánh 2-9 năm nay là một thiếu sót, và không thể vì chủ tịch nước vắng mặt mà gây cản trở hay đình trệ quốc sự.

Luật sư Đặng Đình Mạnh từ thành phố Hồ Chí Minh nói rằng việc không xét đặc xá dịp lễ 2-9 này là một thiếu sót lớn:

“Việc không xét đặc xá trong dịp lễ Quốc khánh 2-9, một dịp lễ lớn nhất của quốc gia, là một sự thiếu sót rất lớn. Điều này không nên.”

Công an tại trại giam Thanh Xuân, Hà Nội.

Công an tại trại giam Thanh Xuân, Hà Nội.

Việc không xét đặc xá trong dịp lễ Quốc khánh 2-9, một dịp lễ lớn nhất của quốc gia, là một sự thiếu sót rất lớn.

Hôm 24/8, truyền thông Việt Nam trích lời trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an, nói rằng dịp Quốc khánh năm nay Nhà nước sẽ không tiến hành đặc xá mà chờ “đề án tha tù trước thời hạn có điều kiện” sẽ được áp dụng từ ngày 1/1/2018.

Ông Mạnh nói ông “rất ngạc nhiên” trước quyết định “không hợp lý” này:

“Tôi cho là lý do như vậy là không đúng. Quan điểm chung của xã hội hiện nay là rất ngạc nhiên. Việc này xảy ra cùng lúc với những đồn đoán nói rằng Chủ tịch nước Trần Đại Quang vắng mặt trên các hoạt động chính trị, xã hội trong một thời gian khá lâu vừa qua.”

Luật sư Mạnh nói rằng nếu chủ tịch nước vắng mặt theo luật phải có người thay thế:

“Về phương diện luật pháp là có sự thiếu sót. Thông thường tôi nghĩ là phải có sự kế thừa, dự liệu trước. Nếu như chủ tịch nước có vấn đề về sức khỏe, ví dụ như ốm hay phải điều trị bệnh thì theo quy định phải có người thay thế như phó chủ tịch nước chẳng hạn. Như vậy thì công việc điều hành theo qui định pháp luật không bị đình trệ.”

Theo hiến pháp Việt Nam năm 2013, quyết định đặc xá là quyền hạn và trách nhiệm của chủ tịch nước.

Báo chí trong nước hôm 20/8 đăng tải một bài được cho là do Chủ tịch Trần Đại Quang viết về tình hình an ninh mạng ở Việt Nam, trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về sức khỏe của ông. Tuy nhiên các blogger nói rằng bài viết này được soạn lại từ một bài viết đã xuất hiện vào năm 2013.

Trước đó hôm 10/8, Facebooker Huy Đức viết: “Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25/7/2017. Sự vắng mặt của ông ở trong nước suốt hơn hai tuần qua đã tạo ra một khoảng trống cho các lời đồn đoán.”

Hôm 25/8, báo Nikkei Asian Review có bài nói rằng việc vắng mặt bất thường của ông Trần Đại Quang làm dấy lên những nghi ngờ trong chính trường Việt Nam.

Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang không xuất hiện trước công chúng gần một tháng qua mà không có lời giải thích từ phía chính phủ, gây ra tranh cãi về cuộc đấu đá quyền lực.

Tờ báo Nhật viết: “Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang không xuất hiện trước công chúng gần một tháng qua mà không có lời giải thích từ phía chính phủ, gây ra tranh cãi về cuộc đấu đá quyền lực và tin cho rằng lãnh đạo cao nhất – Tổng bí thư Đảng Cộng sản – có thể sẽ từ chức vào năm tới.”

Ngoài việc chủ tịch nước không ký lệnh đặc xá dịp 2-9 năm nay, việc điều chỉnh lịch trình của một nguyên thủ phương tây khi đến Việt Nam cũng làm tăng thêm những đồn đoán về sức khỏe của ông Quang.

Thủ tưởng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, ngày 23/8/2017.

Thủ tưởng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, ngày 23/8/2017.

​Tờ báo này cho biết thêm: “Chủ tịch nước đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, tham gia các sự kiện như các buổi lễ và tiệc đón tiếp. Không có dấu hiệu cho thấy ông Quang có mặt ở nước ngoài có nghĩa là ông Quang vẫn còn ở trong nước, việc vắng mặt của ông trở nên bất thường hơn trong một quốc gia cộng sản, vốn luôn đặt trọng tâm vào trật tự chính trị.”

Việc vắng mặt của ông Quang trở nên bất thường hơn trong một quốc gia cộng sản, vốn luôn đặt trọng tâm vào trật tự chính trị.

“Lần xuất hiện công khai cuối cùng của ông Quang là ngày 25/7, khi ông gặp Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev. Ông Quang kể từ đó đã bỏ lỡ các sự kiện quan trọng như dịp kỷ niệm ngày thành lập Lực lượng Công an Nhân dân – tiền thân của cảnh sát Việt Nam, thứ Sáu vừa qua. Ông Quang không xuất hiện, mà chỉ gửi lời chúc mừng và động viên.”

Trong khi đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại thực hiện các hoạt động thăm viếng ngoại giao thường xuyên một cách bất thường.

Báo Nikkei Asian Review viết tiếp:

“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tăng cường các hoạt động ngoại giao như thể để khoả lấp sự vắng mặt rõ ràng của Chủ tịch nước, người thường đảm nhiệm thăm viếng lễ tân. Ông Trọng thăm Indonesia từ thứ Ba 22/8 đến thứ Năm 24/8, gặp Tổng Thống Joko Widodo, và đang thực hiện chuyến thăm 3 ngày tới Myanmar, nơi mà ông Trọng sẽ nói chuyện với Tổng thống Htin Kyaw.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) tiếp Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Jarkata, ngày 23/8/2017.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) tiếp Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Jarkata, ngày 23/8/2017.

“Sự im hơn lặng tiếng của ông Quang trong con mắt công chúng không phải là sự việc kỳ quặc duy nhất trong chính trường Việt Nam trong vài tháng qua. Vào ngày 30/7, ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, được cho là một ứng cử viên để thay thế ông Trọng, vì lý do sức khỏe đã được uỷ viên Bộ Chính Trị Trần Quốc Vượng thay thế.

Một chuyên gia về chính trị Việt Nam cho tờ Nikkei Asian Review biết khó có việc ông Huynh quay trở lại chức vụ vì có tin đồn rằng ông đang điều trị bệnh ung thư.

“Các lãnh đạo Việt Nam được bầu tại các kỳ Đại hội Đảng mỗi 5 năm, lần kế tiếp là vào năm 2021. Nhưng ở độ tuổi 73, ông Trọng đã tái nhiệm vào năm 2011 đã làm tăng nghi ngờ rằng ông có thể bàn giao quyền lực cho một người kế nhiệm vào năm tới.

“Chủ tịch Trần Đại Quang, một sự lựa chọn có nhiều khả năng nhất vào chức tổng bí thư, bây giờ dường như vắng mặt. Ông Huynh vì bị bệnh coi như đã loại khỏi danh sách. Việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh cũng liên quan đến mối quan hệ của ông ta với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một cựu đối thủ chính trị của Trọng. Liệu tất cả những điều này có thể được cho là sự trùng hợp hay không vẫn còn chưa rõ ràng.”

Các nhà quan sát Hà Nội đang chờ xem liệu ông Quang có xuất hiện vào ngày lễ Quốc Khánh 2-9 này hoặc đánh trống khai giảng năm học mới vào ngày 5-9 như các vị chủ tịch nước tiền nhiệm đã làm hay không.

Việc không xét đặc xá 2-9, không tiếp thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với sự vắng mặt bất thường của ông Quang trong tháng qua, vẫn chưa ngơi những lời đồn đoán trong chính trường Hà Nội.