Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 31/8 cho biết sẽ tăng cường tuần tra dọc theo đoạn biên giới có tranh chấp với Ấn Độ, nhưng cũng sẽ “điều chỉnh” các đợt triển khai quân, sau khi hai nước chấm dứt cuộc đối đầu kéo dài hơn hai tháng.
Quân Ấn Độ và Trung Quốc đã đối đầu nhau tại cao nguyên Doklam gần biên giới giữa Ấn Độ, Bhutan – đồng minh của Ấn Độ, và Trung Quốc. Đây là cuộc đối đầu nghiêm trọng và kéo dài nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây, theo Reuters.
Vụ rắc rồi này bắt đầu vào tháng 6 khi Ấn Độ đưa quân tới ngăn Trung Quốc xây dựng một con đường tại khu vực Doklam, vùng lãnh thổ xa xôi và không có người ở mà cả Trung Quốc lẫn Bhutan đều tuyên bố chủ quyền.
Ấn Độ nói họ đưa binh lính đến vì hoạt động quân sự của Trung Quốc ở đó là một mối đe dọa đối với an ninh của khu vực đông bắc Ấn Độ.
Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường nói tại một cuộc họp báo hàng tháng: “Quân đội Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh và trách nhiệm của mình, tăng cường tuần tra và các doanh trại ở ở khu vực Doklam và kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia”.
Ông cho biết thêm rằng “trong bối cảnh có thay đổi tình hình tại thực địa, lực lượng biên phòng Trung Quốc sẽ thực hiện những điều chỉnh về việc triển khai”, nhưng ông không nói cụ thể hơn.
Cả hai quốc gia đều đã không đưa ra những chi tiết rõ ràng về việc họ rút khỏi cuộc đối đầu ở khu vực, vốn đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lớn hơn giữa cường quốc ở châu Á. Hai nước này từng có chiến tranh biên giới ngắn vào năm 1962.
Cuộc đối đầu kết thúc ngay trước hội nghị thượng đỉnh vào cuối tuần tại Trung Quốc của các nước BRICS, nhóm này gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ dự hội nghị.
Một thẩm phán của Ecuador đã kết án 20 ngư dân Trung Quốc với mức cao nhất lên đến 4 năm tù về tội đánh cá bắt bất hợp pháp ngoài khơi quần đảo Galapagos, nơi họ đã bị bắt với 6.600 con cá mập.
Con tàu mang cờ Trung Quốc có tên Phúc Viễn Ngư Lãnh 999 bị chặn bắt vào giữa tháng 8 với khoảng 300 tấn là các loài gần hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, trong đó có cả cá mập búa.
Thủy thủ đoàn phải nhận án tù giam từ 1 đến 4 năm, thẩm phán công bố vào tối 27/8. Họ cũng bị phạt tổng cộng 5,9 triệu đôla, theo Reuters.
Bộ ngoại giao của Ecuador cho biết họ đã gửi công hàm phản đối chính thức tới Trung Quốc về việc con tàu hiện diện gần Galapagos.
Quần đảo này cách bờ biển bên Thái Bình Dương của Ecuador khoảng 1.000 km về phía tây.
Bộ Môi trường cho biết rằng tàu của Trung Quốc đã đánh bắt trong khu bảo tồn biển Galapagos.
Con tàu sẽ được Ecuador tiếp quản và người ta sẽ đổ các động vật bị chết xuống biển, chính phủ cho hay hôm 28/8.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói hôm 29/8 rằng không có bằng chứng nào cho thấy con tàu đã đánh cá ở vùng biển của Ecuador, mà con tàu đã đi qua khu vực bảo tồn Galapagos dù không được phép vì không hiểu các quy định của Ecuador.
Bà Hoa nói rằng Trung Quốc hy vọng Ecuador có thể xử lý vụ việc một cách công bằng và bảo vệ các quyền hợp pháp của những công dân Trung Quốc.
Sau khi Ariana Grande bất ngờ hủy show diễn được nhiều người mong chờ ở Việt Nam, nhiều tin đồn đã rộ lên rằng siêu sao âm nhạc Mỹ đã bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn rút giấy phép vì một số lý do, trong đó có “trang phục biểu diễn của Ariana quá sexy.”
Cục trên sau đó cho biết họ không yêu cầu được kiểm duyệt các trang phục mà Ariana sẽ mặc trên sân khấu cũng như không rút giấy phép đêm diễn dự kiến diễn ra vào 23/8 tại sân vận động Quân khu 7 ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Chỉ vài giờ trước show diễn, nữ ca sỹ 24 tuổi đã bất ngờ hủy bỏ buổi diễn đầu tiên của mình ở Việt Nam. Cô thông báo việc hủy bỏ và xin lỗi khán giả Việt Nam qua 1 tin nhắn trên Instagram. Cô ca sỹ của bản hit “Side to Side” nói do vấn đền sức khỏe nên “bác sỹ không cho phép cô có buổi diễn đó” nhưng phần đăng tải này đã bị xóa sau 24 giờ.
Tuy nhiên, tiết lộ của một thành viên ban Tổ chức cho biết “Ariana có bị sốt nhẹ nhưng vấn đề chính là do Cục Nghệ thuật Biểu diễn (NTBD) đột ngột rút giấy phép biểu diễn của chương trình vào sáng hôm đó.” Sputnik News dẫn nguồn tin riêng từ một nhân viên cao cấp của PULSE, đơn vị tổ chức buổi biểu diễn tại Việt Nam trong tour diễn Dangerous Woman của Ariana cho biết lý do Cục NTBD đưa ra vào giờ chót là “xem xét nhiều khía cạnh vấn đề, trang phục biểu diễn của Ariana quá phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Vi phạm quy định số 79/2012/NĐ-CP về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn sân khấu, ca múa nhạc.”
Tháng trước, Justin Bieber đã bị Cục Văn hóa Bắc Kinh cấm diễn ở Trung Quốc vì đã có những hành động “không phù hợp với thuần phong mỹ tục” của nước này.
Tháng trước, Justin Bieber đã bị Cục Văn hóa Bắc Kinh cấm diễn ở Trung Quốc vì đã có những hành động “không phù hợp với thuần phong mỹ tục” của nước này.
Ariana Grande nổi tiếng với những trang phục gợi cảm khi diễn trên sân khấu và với lý do sau khi tham khảo một số thông tin hình ảnh từ các buổi diễn trước đó, cục NTBD cho rằng cần duyệt trước phần trang phục của cô để tránh trường hợp những hình ảnh phản cảm, vô văn hóa, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Trước đây, đã có nhiều ca sỹ Việt Nam bị cục NTBD phạt hoặc rút giấy phép biểu diễn vì có những trang phục “phản cảm” trên sân khấu.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Vương Duy Bền, được Tuổi Trẻ trích lời nói những tin đồn này là không có thực.
Mặc dù lý do tình trạng sức khỏe kém không thể biểu diễn của Ariana là không thể kiểm chứng được nhưng ngay sau khi rời Việt Nam, cô đã trình diễn ngay tại Bắc Kinh. Ariana đã đăng tải hình ảnh của mình trong show diễn tại Bắc Kinh trên trang Instagram cá nhân.
Châu Á đang là điểm đến của nhiều ca sỹ hàng đầu thế giới nhưng sự khác biệt về khái niệm văn hóa và thuần phong mỹ tục đang là một cản trở đối với họ.
Tháng trước, Justin Bieber đã bị Cục Văn hóa Bắc Kinh cấm diễn ở Trung Quốc vì đã có những hành động “không phù hợp với thuần phong mỹ tục” của nước này. Ngôi sao nhạc pop Canada sau đó đã hủy các show diễn còn lại ở châu Á trong tour diễn vòng quanh thế giới của anh.
Người Việt tại đảo Guam không lo lắng lắm trước lời đe dọa tấn công của Bắc Triều Tiên và an tâm rằng chính phủ Mỹ có đủ khả năng bảo vệ cư dân trên đảo.
Dù Bắc Hàn liên tục đe dọa tấn công, các cư dân gốc Việt trên hòn đảo được mệnh danh là thiên đường du lịch vẫn bình thản và họ vẫn duy trì cuộc sống thường nhật.
Bà Jennifer Ada Mai Anh, một doanh nhân trong lĩnh vực địa ốc và bất động sản du lịch tại Guam và cũng là Đại sứ Lưu động của Guam tại Việt Nam cho VOA biết phản ứng của cộng đồng gốc Việt trước các lời đe dọa của Bắc Triều Tiên:
“Tôi có đi thăm hỏi một vài người Việt trong cộng đồng trên đảo Guam phần đông rất an tâm, không sợ hãi. Nhường như người Việt từng trải qua thời gian chiến tranh họ cũng hiểu biết và không lo lắng nhiều. Họ vẫn sống bình thường. Cộng đồng Việt Nam và các cộng đồng khác trên đảo Guam vẫn làm việc, đi học như thường lệ. Không có gì quá sợ hãi.”
A man watches a TV screen showing a local news program reporting about North Korea’s missile firing with an image of North Korean leader Kim Jong Un, at Seoul Train Station in Seoul, South Korea, Wednesday, July 5, 2017. North Korea’s leader Kim Jong Un vowed his nation would “demonstrate its mettle to the U.S.” and never put its weapons programs up for negotiations a day after test-launching its first intercontinental ballistic missile. The hard line suggests more tests are being prepared as the country tries to perfect a nuclear missile capable of striking anywhere in the United States. (APMột người đàn ông Hàn Quốc đứng xem tin tức về vụ phóng tên lửa của Bắc Hàn với hình ảnh của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un hôm 5/7.Photo/Lee Jin-man)
Chính quyền của ông Kim Jong Un được cho là muốn dùng tên lửa để “kiềm tỏa Guam”.
Truyền thông Bắc Triều Tiên hôm 30/8 dẫn lời lãnh tụ Kim Jong Un rằng cuộc phóng thử tên lửa Hwasong-12 ngày 29/8 bay qua Nhật Bản nhằm trả đũa các cuộc tập trận quân sự Mỹ – Hàn Quốc, đồng thời nói rằng đây được xem là bước đi đầu tiên trong hành động quân sự để “kiềm tỏa” đảo Guam, một lãnh thổ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Nằm cách thủ đô Washington 19 giờ bay nhưng chỉ cách thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Triều Tiên chỉ khoảng 4 giờ bay, đảo Guam là lãnh thổ thuộc Mỹ gần Bắc Triều Tiên nhất. Trong thời gian vừa qua, điểm đến du lịch tại Tây Thái Bình Dương bỗng trở thành tâm điểm của những trận đấu khẩu giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
Trước đây Bắc Hàn cũng đe dọa rồi, nhưng lần này thì hơn sợ vì họ đưa ra chi tiết rõ ràng hơn. Và ông Trump cũng hăm dọa lại nữa. Hai bên cùng nóng tính lên mà thọt nhau thì hơi mệt à – Guam thì lại ở chính giữa.
Bà Trang Nguyễn, một cư dân sống lâu năm trên đảo, nói rằng lời đe đọa gần nhất của Bắc Hàn làm bản thân bà thấy lo sợ, nhất là khi ông Donald Trump và ông Kim Jong Un cùng đấu khẩu:
“Trước đây Bắc Hàn cũng đe dọa rồi, nhưng lần này thì hơn sợ vì họ đưa ra chi tiết rõ ràng hơn. Và ông Trump cũng hăm dọa lại nữa. Hai bên cùng nóng tính lên mà thọt nhau thì hơi mệt à – Guam thì lại ở chính giữa.”
Đây không phải lần đầu tiên Guam bị đe dọa tấn công. Trước đó vào năm 2013, khi Hàn Quốc đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai Hệ thống Phòng thủ Tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (còn gọi là THAAD), thì Bắc Triều Tiên đã dọa tấn công lên hòn đảo xinh đẹp này.
Cũng trong tháng này, Bắc Triều Tiên tuyên bố, theo kế hoạch, bốn tên lửa Hwasong-12 sẽ bay qua các tỉnh Shimane, Hiroshima và Koichi của Nhật, bắn trúng vào vùng biển cách đảo Guam khoảng 30 – 40km. Theo phát ngôn viên cơ quan an ninh nội địa Guam Jenna Gaminde, nếu Bắc Triều Tiên phóng tên lửa tới Guam, thì nó chỉ mất 14 phút là chạm tới hòn đảo này.
Mặc dù bị Bắc Triều Tiên liên tục đe doa, nhưng hòn đảo du lịch này vẫn thu hút du khách. Mỗi ngày, sân bay quốc tế Guam vẫn nhộn nhịp đón khoảng 10.000 – 15.000 khách, theo Reuters.
Một góc Guam.
Là chủ một nhà hàng Việt Nam trên đảo hơn 15 năm qua, bà Trang Trương chia sẻ rằng lượng khách vào quán của bà cũng không có dấu hiệu giảm sút, và du khách quốc tế vẫn kéo đến hòn đảo nơi có nhiều có bãi cát tuyệt đẹp:
“Sức mua của khách vẫn không thấy xuống. Khách cũng đi ăn, đi tắm biển bình thường, đa số là người địa phương, người Mỹ, người Phi, Đại Hàn, Nhật…”
Bà Trang Nguyễn cũng an tâm phần nào vì có chính phủ Mỹ bảo vệ cư dân trên đảo:
“Tôi cũng tiếp xúc với một số người Việt trong cộng đồng ở đây, họ cũng lo sợ một phần nhưng người ta cũng tin tưởng về sự bảo vệ của chính phủ Mỹ. Người dân cũng yên tâm vì có Mỹ bảo vệ Guam.”
Tuy nhiên, một vài người cũng sợ, lo lắng cho tương lai của con cái hay công ăn việc làm sau này.
Các cư dân luôn cầu nguyện để hòn đảo được an lành. Bà Jennifer chia sẻ: “Người đải Guam rất sung đạo, phần đông là theo đạo Công giáo. Họ thường cầu nguyện và đọc kinh, cầu mong sự an bình cho đảo Guam.”
An cư lạc nghiệp hết ở đây nên họ không muốn đi đâu cả. Ở đây có căn cứ quân sự Mỹ rất lớn, có trang bị hệ thống lá chắn THAAD nên họ cũng an tâm. Hằng ngày thống đốc Guam thông báo cho người dân rằng nếu có trường hợp tấn công xảy ra thì nên làm những việc gì. Chẳng hạn như phải ở trong nhà hay khi có điều lệnh thì các trại lính sẽ báo động để người dân di chuyển đến những căn cứ chắc chắn hơn.
Bà Jennifer nói vì gần 200 cư dân gốc Việt đã bám trụ tại đảo Guam nhiều năm qua nên họ không có ý định dời cư. Hơn nữa, đảo Guam là nơi đặt trụ sở hai căn cứ quân sự chiến lược của Hoa Kỳ nên người dân rất an tâm.
Bà nói thêm: “An cư lạc nghiệp hết ở đây nên họ không muốn đi đâu cả. Ở đây có căn cứ quân sự Mỹ rất lớn, có trang bị hệ thống lá chắn THAAD nên họ cũng an tâm. Hằng ngày thống đốc Guam thông báo cho người dân rằng nếu có trường hợp tấn công xảy ra thì nên làm những việc gì. Chẳng hạn như phải ở trong nhà hay khi có điều lệnh thì các trại lính sẽ báo động để người dân di chuyển đến những căn cứ chắc chắn hơn.”
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, Thống đốc Guam Eddie Calvo nói: “Chúng tôi lo ngại về những lời đe dọa nhưng chúng tôi cũng muốn đảm bảo rằng mọi người không hoảng loạn và tiếp tục cuộc sống của họ.”
Trong một cuộc điện đàm với ông Eddie Calvo vào giữa tháng này, Tổng thống Trump nói rằng những lời đe dọa của Bắc Hàn chỉ làm cho ngành du dịch của đảo Guam tăng doanh thu lên gấp 10 mà không tốn tiền quảng bá.
Theo AP, các quan chức đảo Guam hôm 30/8 tuyên bố mức độ đe dọa đối với hòn đảo không thay đổi và người dân trên lãnh thổ thuộc Mỹ này vẫn an toàn sau khi Bắc Triều Tiên phóng thử một tên lửa đạn đạo bay qua Nhật Bản và rơi xuống khu vực phía bắc Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/8 nhấn mạnh “ngôn từ không phải là đáp án” cho bế tắc căng thẳng với Bắc Triều Tiên về chương trình phát triển phi đạn hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết Mỹ vẫn còn các phương án ngoại giao.
Phát biểu của ông Trump xuất hiện 1 ngày sau khi Bình Nhưỡng bắn một phi đạn đạn đạo ngang qua Nhật Bản khiến Liên hiệp quốc và thế giới lên án.
Tổng thống Trump chia sẻ trên Twitter rằng Mỹ đã dùng lời lẽ với Bắc Triều Tiên, tốn tiền cho Bình Nhưỡng trong 25 năm qua và như vậy “Ngôn từ không phải là giải pháp,” ông Trump viết. Chuyện tốn tiền mà ông Trump đề cập có lẽ là nhắc tới các khoản viện trợ trước đây của Mỹ dành cho Bắc Triều Tiên.
Vài giờ sau, trả lời câu hỏi báo giới liệu Mỹ đã cạn giải pháp ngoại giao với Bình Nhưỡng hay chăng, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đáp rằng “Không.”
“Chúng ta không bao giờ cạn giải pháp ngoại giao,” Bộ trưởng Mattis tuyên bố trước cuộc họp với người đồng nhiệm phía Hàn Quốc tại Ngũ Giác Đài. “Chúng ta sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc và tôi cùng chung trách nhiệm bảo vệ hai quốc gia, nhân dân hai nước, và lợi ích song phương.”
Với cam kết không để Bình Nhưỡng phát triển phi đạn hạt nhân có khả năng bắn trúng lục địa Mỹ, Tổng thống Trump thứ ba tuần này nhấn mạnh: “Tất cả mọi phương án đang được đặt lên bàn.”
Bắc Triều Tiên tuyên bố vụ phóng phi đạn đạn đạo liên lục địa tầm trung hôm thứ ba là nhằm chống lại các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Hàn và là bước đầu tiên trong hành động quân sự tại Thái Bình Dương “chế ngự” lãnh thổ Guam của Mỹ.
15 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc lên án việc Bình Nhưỡng bắn phi đạn ngang qua Nhật là đáng ‘phẫn nộ’ và yêu cầu Bắc Triều Tiên ngưng chương trình võ khí hạt nhân.
Thông cáo do Mỹ soạn thảo dù không đe dọa ban hành thêm chế tài với Bắc Triều Tiên nhưng kêu gọi tất cả các nước thực thi các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp quốc nhắm vào quốc gia cộng sản cô lập này. Thông cáo đề nghị Bình Nhưỡng phải có hành động tức thì, cụ thể giảm căng thẳng.
Bắc Triều Tiên đã tiến hành hàng chục vụ thử phi đạn đạn đạo bất chấp trừng phạt của Liên hiệp quốc, nhưng bắn một phi đạn ngang qua lục địa Nhật là một hành động khiêu khích hiếm thấy.
Vụ phóng hôm thứ ba sử dụng cùng phi đạn Hwasong-12 mà Bắc Triều Tiên dọa bắn sang Guam nhưng đã bay theo hướng khác, ngang đảo Hokkaido của Nhật và rơi xuống biển.
Hai chiếc máy bay siêu thanh B-1B cùng 4 chiến đấu cơ tàng hình F-35B của Mỹ với các chiến đấu cơ của Nhật và Hàn Quốc hôm 31/8 đã bay trên bán đảo Triều Tiên, hai ngày sau khi Bắc Hàn phóng một quả tên lửa qua xứ sở mặt trời mọc, làm leo thang căng thẳng ở khu vực.
Reuters đưa tin rằng đây là một phần của cuộc diễn tập quân sự chung giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc mà chủ yếu tập trung vào các tình huống giả định trên máy tính.
CNN dẫn lời một quan chức trong không lực Hàn Quốc cho biết rằng việc thể hiện sức mạnh này nhằm thể hiện “phản ứng mạnh mẽ trước các vụ thử nghiệm liên tiếp tên lửa đạn đạo cũng như việc phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn”.
Kênh truyền hình này đưa tin thêm rằng các chiếc máy bay ném bom của Mỹ xuất phát từ Guam, nơi Bắc Hàn từng dọa sẽ tấn công tên lửa, còn các chiến đấu cơ cất cánh từ một căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản.
Tin cho hay rằng các máy bay thực hiện một cuộc ném bom giả định nhắm vào “các cơ sở của kẻ thù”.
Trong một tuyên bố, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nói rằng vụ bay ngang bán đảo Triều Tiên là một “phản ứng trực tiếp trước vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung của Bắc Hàn”.
Các hãng tin nói rằng việc triển khai máy bay ném bom bay trên bán đảo Triều Tiên là phản ứng thường làm đối với các hành động của Bắc Hàn mà Mỹ và các đồng minh cho là “thù nghịch”.
Trước đó, quân đội Hàn Quốc nói rằng quả tên lửa của Bắc Hàn được phóng đi từ vị trí gần thủ đô Bình Nhưỡng khoảng 6 giờ sáng 29/8, bay khoảng 2.700km và đạt độ cao khoảng 500km.
Theo Reuters, dưới thời kỳ lãnh đạo của lãnh tụ Kim Jong Un, Bắc Hàn đã thực hiện hàng chục vụ thử tên lửa bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, nhưng việc phóng hỏa tiễn qua lãnh thổ Nhật là chuyện hiếm.
Chiều 16.7, chúng tôi – mấy anh chị em ở CLB Lê Hiếu Đằng hân hạnh được giáo sư Tương Lai mời đến nhà riêng ở quận 7 dự lễ tưởng niệm nhà văn Trung Quốc Lưu Hiểu Ba vừa mới qua đời. Lúc chia tay ra về, Sương Quỳnh có nói với chúng tôi: Từ đây (Q.7) về quận 2 xa quá, có lẽ em đi lạc đường mất (!). Linh tính báo cho chúng tôi hay, sẽ có chuyện chẳng lành xảy ra với người phụ nữ này.
Quả nhiên, trên đường về cô bị một đám đông thanh niên mặc thường phục xông vào đánh hội đồng: Đạp đổ xe, đấm đá rất tàn bạo gây thương tích. Quỳnh hô hoán: Cướp! Cướp! Cướp! Dân chúng xung quanh đã xô vào đánh cướp, có người còn mang cả hung khí ra…Bị đánh đau, bọn “cướp” hô lên: Tôi là CA đánh phản động! Dân càng đánh mạnh vì không tin là CA lại mặc thường phục đánh phụ nữ giữa đường! Đến ngay cả đồn CA gần đó được báo để đến can thiệp cũng không tin là CA có thể mặc thường phục để đánh người!
Cô Quỳnh đã lập tức đưa thông tin này lên mạng xã hội kèm theo hình ảnh vết thương của cô. Cả thế gian đã biết sự thật này vì thời đại thông tin đã bùng nổ.
Từ sự việc trên, nhiều vấn đề có tính cốt tử với xã hội đã được đặt ra:
– Một là, nếu quả thực CA đã giả danh côn đồ đánh hội đồng một phụ nữ giữa đường phố đông người thì tính chính danh của Nhà nước pháp quyền XHCN không còn nữa. Thật là khôi hài, Nhà nước Việt Nam đã công khai du nhập Khổng Tử vào Việt Nam. Triết thuyết cơ bản của Khổng Tử là học thuyết về người quân tử, tức kẻ cai trị đất nước, muốn là quân tử thì phải có đạo đức. Tiêu chuẩn thứ hai sau đạo đức theo Khổng Tử là phải có chính danh. Sách Luận Ngữ của Khổng Tử dạy rằng: Nếu danh không chính thì lời nói không thuận. Lời nói không thuận thì việc làm chẳng thành.
Nếu quả thật CA đội lốt côn đồ để đánh cô Quỳnh cũng như đã đánh nhiều phụ nữ trước đó, thì đúng là trong cơn hốt hoảng, chính quyền đã đánh mất tính chính đáng của mình. Bất cứ chính quyền nào trong lịch sử nhân loại cũng nêu lên một chính danh của mình để cai trị đất nước. Chế độ phong kiến nêu chính danh là thuận theo “Mệnh Trời”. Tư bản nêu chính danh “Nhân quyền”, cụ Hồ nêu chính danh “Trung với nước, hiếu với dân”,… Mất chính danh là mất hết!
– Hai là, có người nêu câu hỏi: Chắc gì đã phải CA giả danh côn đồ đánh cô Sương Quỳnh? Có thể là bọn đặc tình – tình báo nước ngoài có ngoại hình giống Việt Nam đã giả danh để đánh cô Sương Quỳnh thì sao? Vì việc tưởng niệm nhà văn Trung Quốc Lưu Hiểu Ba có liên quan trực tiếp gì với nền an ninh của Việt Nam? Không phải là không có lý khi người ta nêu câu hỏi đó! Vậy thì, nếu không điều tra, truy tìm những kẻ giả danh đó để trừng trị thì hậu họa khôn lường. Sẽ có nhiều kẻ giả danh như thế xuất hiện, xã hội sẽ hỗn loạn không kiểm soát được nữa. Một xã hội không kiểm soát được thì vô cùng nguy hiểm vì bạo lọan sẽ bùng phát. Tôi thật sự lo lắng cho nhân dân và cả những người đang có vị trí quản lý xã hội, tức nhà cầm quyền.
Chính vì thế mà tất cả những người quan tâm đến vận mệnh đất nước, mong muốn dân chủ hóa đất nước đều chủ trương phản biện ôn hòa, phản đối bạo lực dù từ phía nào.
Một tháng tròn đã trôi qua, hiện nay mẹ cô Sương Quỳnh ốm liệt giường, hàng ngày, cô phải túc trực bên mẹ. Vậy mà, CA liên tục xuất giấy đòi cô Sương Quỳnh phải lên giải trình. Ngay khi bị đánh, họ tảng lờ, nay mẹ ốm, lại liên tục xuất giấy đòi đương sự đến gặp CA, cô Sương Quỳnh cho hay.
Là một thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng, tôi thấy có trách nhiệm phải lên tiếng về vụ việc này trước công luận.
Anh Văn (VNTB) Người dân rùng mình trước lời của ông Lê Đông Phong lúc đó, một lãnh đạo với tư duy như vậy hỏi tại sao Việt Nam không lắm dân oan, tù oan, và chết oan? Điều này cho thấy, yếu tố luật pháp bị chà đạp và thậm chí là vứt bỏ nhằm đẩy nhanh các yếu tố phá án-phi nhân quyền của mình.
Một pano tuyên truyền pháp luật
Trong một chia sẻ với báo chí gần đây về Bầu Kiên, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Bằng -Tổng cục trưởng Tổng cục VIII nhận xét: “Ông ấy có nhiều trò quái đản, nắm được luật và có nhiều bài, cứ có sơ hở là đòi kiện nên cán bộ luôn phải đề phòng.”
Đối với Bộ Công an mà nói, từ lâu đã là Bộ Vi hiến, lý do vì Bộ này ban hành nhiều văn bản luật trái với Hiến pháp và pháp luật Nhà nước, từ việc CSGT được quyền trưng dụng phương tiện (xâm hại quyền sở hữu tài sản của công dân theo Điều 169 Bộ luật Dân sự và Điều 21 về quyền riêng tư) đến Cấm người dân bí mật ghi âm ghi hình, hay câu chuyện ban hành quy định mỗi người chỉ được quyền sở hữu một xe máy (vi phạm Điều 58 Hiến pháp).
Từng có một thời điểm hệ thống công an được coi là Vua bởi quyền sinh-sát nằm trong tay họ, và biểu hiện lớn nhất là sự nhập nhằng giữa giấy mời và giấy triệu tập hay câu chuyện CSGT bắt người mà không cần chứng minh vi phạm. Nhưng khi internet xuất hiện, mạng xã hội được sử dụng nhiều thì tính phổ biến pháp luật ngày càng rộng, điều này khiến tình trạng người hiểu luật và nắm luật tăng lên dẫn đến những phản ứng xã hội đối với lực lượng công an làm trái luật.
Câu chuyện bầu Kiên nhắc lại Mẹ Nấm bị Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”, và một yếu tố có phần chủ đạo là việc bà thu thập thông tin và viết báo cáo về 31 trường hợp người dân chết sau khi làm việc với công an.
Quyền lực được nảy sinh khiến hệ thống hành pháp đặt pháp luật qua một bên, chính yếu tố này đã khiến cho lực lượng công an liên tiếp sử dụng bức cung, nhục hình trong quá trình làm việc với nghi phạm, dẫn đến những cái chết đau lòng trong đồn. Mới đây nhất, anh Trần Anh Doanh (xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã phải điều trị tại bệnh viện sau khi bước ra khỏi cổng Công an thị xã Sơn Tây vì bị đánh đập, dí điện và tưới nước nhằm bức cung.
Hiện trạng vô pháp trong hệ thống pháp luật cũng khiến cho hệ thống lãnh đạo phía công an nhiều lần lên tiếng phản bác vấn đề về quyền im lặng lẫn sử dụng camera trong phòng thẩm vấn. Một sinh động nhất là vào năm 2015, ông Trung tướng Lê Đông Phong, nay là Giám đốc Công an TPHCM, cho rằng “lời khai vẫn là một chứng cứ, quy định bị can, bị cáo không khai (được quyền im lặng) là máy móc, bắt chước nước ngoài”.
Người dân rùng mình trước lời của ông Lê Đông Phong lúc đó, một lãnh đạo với tư duy như vậy hỏi tại sao Việt Nam không lắm dân oan, tù oan, và chết oan? Điều này cho thấy, yếu tố luật pháp bị chà đạp và thậm chí là vứt bỏ nhằm đẩy nhanh các yếu tố phá án-phi nhân quyền của mình.
Không chỉ có công an, mà ngay trong Viện Kiểm soát (cơ quan thuộc nhánh tư pháp, và thực hiện chức năng công tố) cũng thể hiện một thái độ vô pháp trong vụ xử kiện Trương Hồ Phương Nga bằng câu hỏi về lý do im lặng của “người mẫu” này (bị cáo Nga lại giữ im lặng tại tòa, có phải bị cáo không hợp tác không?). Kết quả, cô “người mẫu” đã tát một phát vào sự vô pháp bằng quan điểm: Im lặng không có nghĩa đồng ý, im lặng chỉ là im lặng
Chính thói quen lạm pháp này đã khiến xã hội Việt Nam trở thành một xã hội mà công cụ của pháp luật lại trở thành một yếu tố để tạo ra sự ảo tưởng về mặt quyền lực, và thiết lập ở xã hội một cái gọi là xã hội công an trị.
Nhà báo Đoan Trang đã khái quát nó bằng một luận điểm: Xã hội công an trị là xã hội mà trong đó công an đánh người, công an bắt người, công an điều tra, công an giám định, công an lên báo định hướng dư luận, công an chỉ đạo báo chí. Tới lúc người ta ra tòa, cũng là tòa án của công an xử, sau đấy người ta đi tù thì nhà tù cũng là do công an làm quản giáo, cai ngục nốt. Vòng tròn khép kín, trong đó mọi khâu, mọi công đoạn đều do công an nắm giữ, giật dây, chỉ đạo thực hiện.
Và chính cái vòng luẩn quẩn đó, đã khiến cho quyền con người hoặc không được thực hiện, hoặc bị thực hiện một cách nửa vời.
Trở lại với bầu Kiên, bầu Kiên cũng như nhiều công dân Việt Nam khác, hoặc như cô người mẫu Trương Hồ Phương Nga trong mắt giới lạm quyền là đang “quậy”. Nhưng tính chất quậy này mới chính là yếu tố tạo nên một xã hội thực sự, nơi đó nó đi lên bằng sự tổng hòa của phân công lao động hơn là một vị thế “kẻ trị” và “người bị trị” như hiện nay. Càng “quậy” thì chứng tỏ khả năng làm chủ của người dân càng cao, tính chất nhận thức xã hội càng lớn, và càng tạo ra vòng kiềm tỏa để giảm bớt xung lực gây hại của quyền lực đối với xã hội.
Do đó, thay vì một sự kiên dè hay lo sợ, như cách ông Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Bằng -Tổng cục trưởng Tổng cục VIII nhận xét, thì đã đến lúc lực lượng công an – mà đứng đầu là những người lãnh đạo như ông cần phải học lại câu nói “Thượng tôn pháp luật”. Nó được hiểu đơn giản hơn qua nguyên tắc: người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, và lực lượng công vụ phải làm tất cả những gì mà pháp luật quy định.
Và Công an hay hệ thống pháp luật Việt Nam nên vui mừng trước cái “quậy” đó của người dân. Lý do là vì, cái thời của trùm Dzerzhinsky và những đứa con nối dõi đã qua lâu lắm rồi.
Vietnam – Cali Today news – Rốt cuộc, sân golf Tân Sơn Nhất đã bị biến thành “kẻ tống tiền”, còn ngân sách quốc gia và tiền thuế của dân tạo ra ngân sách lại bị biến thành một thứ “con tin”.
Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ ngày 28/8/2017, ông Trần Văn Tĩnh, người nắm giữ 48,5% cổ phần tại Công ty cổ phần Đầu tư Long Biên (Lobico) và hiện giữ chức phó chủ tịch HĐQT Lobico – “ông chủ” của sân golf Tân Sơn Nhất, đã nói toạc ra “đạo lý” trên: “sẵn sàng bàn giao sân golf Tân Sơn Nhất, nhưng phải bồi thường”!
Ông Trần Văn Tĩnh “ra giá”: “Đến nay chúng tôi đã đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng vào dự án…”. Ảnh: Tuổi Trẻ
“Đạo lý” trên lại rất nhất quán từ trên xuống dưới, và từ dưới lên trên trong hệ thống “nhóm lợi ích quân đội”. Chỉ khoảng 3 tuần trước khi “phải bồi thường” của ông Trần Văn Tĩnh, Thứ trưởng quốc phòng Trần Đơn cũng đã ‘bắn ý” về “phải bồi thường”.
“Bộ Quốc phòng đã báo cáo Chính phủ, nếu Chính phủ quyết định thu hồi thì bất kỳ lúc nào cũng được”, nhưng “Vấn đề là cần tính đến phương án đền bù, giải quyết cho nhà đầu tư ra sao cho hợp lý” – Thượng tướng Trần Đơn nói “thòng” trong hội nghị quán triệt, triển khai kết luận của Thường vụ Quân ủy Trung ương về quản lý sử dụng đất quốc phòng khu vực sân bay TSN diễn ra tại TP.HCM vào sáng ngày 8/8/2017.
Có thể hiểu phát ngôn của tướng Trần Đơn là điều kiện tiên quyết để phía quân đội trả lại đất cho phi trường TSN, còn nếu không thì có chờ đến… tết công gô.
Thứ trưởng quốc phòng Trần Đơn, không biết có “đại diện” cho một nhóm lợi ích nào, đã như thách thức dư luận theo cách “muốn lấy sân golf thì lấy đi, nhưng đã xây bao nhiêu thì phải bỏ ra chừng đó tiền mà đền”. Và nếu theo đúng phương châm “quân đội làm kinh tế sân golf” như thế thì còn rất lâu hoặc chẳng bao giờ có chuyện “sân golf trả về phi trường”.
“Sẵn sàng bàn giao sân golf Tân Sơn Nhất” cũng là “quan điểm” của giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng, từ Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đến Thứ trưởng Trần Đơn, trong các chuyến thị sát sân bay TSN và trong các cuộc làm việc với chính phủ và chính quyền TP.HCM. Sự nhượng bộ có vẻ dễ dãi như thế đã khiến một số dư luận ngạc nhiên, vì sân golf TSN chiến diện tích đến 157 ha và đều là “đất vàng”.
Tuy vậy, thái độ nhượng bộ trên lại không quá khó để giải thích.
Một “biến cố” mà nhóm lợi ích quân đội và giao thông không thể lường trước khi làm sân golf TSN là đến nay phi trường TSN đã kẹt cả dưới đất lẫn trên trời. Giờ đây, đường vào phi trường TSN đang trở nên nỗi kinh hoàng với tất cả hành khách. Rất nhiều lần tuyến chính dẫn vào phi trường là đường Trường Sơn cùng các đường nhánh bị kẹt suốt 3-4 tiếng đồng hồ, khiến nhiều hành khách phải bỏ xe hơi, ôm hành lý chạy vội vào nhà ga phi trường để khỏi lỡ chuyến bay.
Trong khi đó, lối thoát được kỳ vọng nhất của sân bay TSN là dự án phi trường Long Thành lại… bế tắc.
Khác hẳn thời “tiền vào như nước” và vốn ODA “từ trên trời rơi xuống”, từ năm 2017 Việt Nam sẽ không còn được ưu ái về lãi suất và thời hạn cho vay vốn ODA từ các chủ nợ lớn nhất như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu, kể cả Nhật Bản. Trong cơn bĩ cực ấy, thế lực muốn dời phi trường TSN về sân bay Long Thành không biết tìm đâu ra gần 18 tỷ USD để xây dựng. Ngay cả 18 ngàn tỷ đồng để bồi thường giải tỏa dân cư xung quanh dự án này còn chưa biết tìm đâu ra… Do đó, không chịu trả sân golf cho phi trường là không thể được.
Và nếu không chịu trả sân golf cho phi trường, chính phủ sẽ không biết đào đâu ra ít nhất 9,3 tỷ USD để bồi thường trong phương án “mở rộng phi trường TSN về phía Nam”, tức phải giải tỏa các khu dân cư ở ba quận Tân Bình, Gò Vấp và Phú Nhuận.
Chưa kể đến việc sân golf TSN vẫn tiếp tục… lỗ. giới chủ đầu tư của sân golf này vừa nêu ra còn số tổng số lỗ lũy kế của dự án đến nay khoảng hơn 400 tỉ đồng.
Nói trắng ra, không còn tương lai cho sân golf TSN.
Cho đến nay, đã có thể khẳng định quan điểm của Quân ủy trung ương, đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, đang nghiêng về phương án “trả sân golf cho phi trường Tân Sơn Nhất”.
Vô hình trung, ý đồ ban đầu “chuyển phi trường TSN về sân bay Long Thành” của nhóm lợi ích giao thông và ODA đã gần như phá sản. Giờ đây, chỉ còn phi trường TSN và Bộ Chính trị không còn cách nào khác là phải chọn phi trường này, ít nhất từ đây đến năm 2025.
Vậy nếu “phải bồi thường” cho nhà đầu tư đã xây dựng sân golf TSN, tức cho Công ty cổ phần Long Biên của Tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh, kinh phí bồi thường là bao nhiêu?
Trong phát ngôn của mình, ông Trần Đơn không nói ra con số nào. Chỉ đến ông Trần Văn Tĩnh mới “ra giá”: “Đến nay chúng tôi đã đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng vào dự án…”.
Tình thế cấp bách đang đặt ra hai khả năng: ngân sách quốc gia có phải bồi thường hay là không.
Về mặt pháp luật, cần nhắc lại một kết luận của Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật quốc hội Nguyễn Đức Kiên: hợp đồng xây dựng sân golf TSN là vô hiệu. Theo đó, có thể cho rằng phát ngôn của Thứ trưởng Đơn đã vô trách nhiệm và sai luật. Hợp đồng đã vô hiệu thì chỉ có giải tỏa trắng chứ không bồi thường gì cả.
Nhưng nếu chính phủ vẫn “quyết liệt” trích ngân sách ra để bồi thường cho nhóm lợi ích sân golf mà không thèm hỏi ý kiến dân, quan chức nào sẽ phải chịu trách nhiệm về 3.000 tỷ đồng bồi thường trái pháp luật ấy?
Kỳ Lâm (VNTB) Tăng thuế VAT không ảnh hưởng tới người nghèo, hay bằng mọi giá phải phát triển nhiệt điện than là những phát ngôn ấn tượng nhất trong những ngày cuối tháng 8/2017 này. Họ là ai?
Kiên quyết tăng thuế VAT – Họ là ai?
Bằng mọi giá phải phát triển?
Ông Lê Hồng Tịnh – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội, người chủ trì Hội thảo về Nhiệt điện than (cùng với Hội KHKT Nhiệt) sáng qua 29/8/2017 đã lên tiếng bằng mọi giá phải phát triển nhiệt điện than; báo chí đưa tin về nhiệt điện than thời gian qua sai hết cả, phải kiến nghị Bộ TT&TT chấn chỉnh. Đồng thời vị này đồng ý kiến nghị của Bộ Công thương tạo điều kiện dễ dãi hơn cho các nhà máy nhiệt than: Sửa đổi Nghị định 38 của Chính phủ theo hướng loại bỏ giấy phép xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và xử lý tái chế tro, xỉ. Đối với Quy chuẩn 22 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng cần có những sửa đổi, ban hành phù hợp với thực tế hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than…
Quan điểm này đặt ra khi mà nhiều nhà máy nhiệt điện than đang cảnh báo là một ổ lò nguy hiểm can thiệp trực tiếp đến môi trường thiên nhiên và môi trường sống, thậm chí di hại của nó làm bùng phát những mâu thuẫn xã hội như trong vụ chôn “1 triệu tấn vật chất”, hay trước đó là một đụng độ giữa người dân với lực lượng cảnh sát tại huyện Tuy Phong (Bình Thuận) liên quan đến ô nhiễm môi trường từ bụi tro và xỉ than của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.
Nhà báo Phan Mai Lợi sau đó phải giận dữ mà đặt câu hỏi rằng: “là lãnh đạo một Uỷ ban của Quốc hội, có nhiệm vụ nói lên tiếng nói của cử tri, gác cửa và thổi còi Chính phủ các hành vi đưa công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường vào Việt Nam!”
ĐBQH Lê Hồng Tịnh (Đồng Nai), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ môi trường người đòi sửa luật để thông thoáng hóa cho nhiệt điện than phát triển?
Nhưng xa hơn là ông ta muốn gì trong “kết luận” đó? Một thông tin có liên quan là nếu Công ty nhiệt điện Mông Dương không được cấp phép bãi thải xỉ mới thì dự án Nhiệt điện Mông Dương 1 (Quảng Ninh) có tổng mức đầu tư hơn 33.600 tỉ đồng sẽ phải đóng cửa sau khoảng 8 tháng nữa. Cấp phép bãi thải sỉ là một trong những yếu tố ràng buộc giữa đầu tư và đảm bảo môi trường, trong trường hợp “cấp phép” này bị phá bỏ thì đồng nghĩa môi trường sẽ bị xâm hại nghiêm trọng, và việc kết luận nêu trên không ngoài yếu tố: các nhà máy nhiệt điện than trước đó được xây dựng và thông qua hoàn toàn tìm cách bỏ qua các khâu bảo vệ môi trường (từ sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu, việc thu gom và tái chế các phế thải không được đề cao; nguồn than sử dụng có chất lượng không cao) để giờ đây, khi áp lực xã hội liên quan đến bảo vệ môi trường cũng như quan điểm của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về “không đánh đổi”, đã đặt ra cho chính bản thân Nhà nước Việt Nam một thế khó. Nếu tuân thủ thì nhiều những nhà máy như Nhiệt điện Mông Dương 1 phải đóng cửa, và số tiền phung phí sẽ không dừng ở mức 33.600 tỷ đồng; cũng như bế tắc trong giải quyết khâu xỉ than của Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận – nơi xảy ra sự kiện giấy phép chôn 1 triệu m3 vật chất xuống vùng biển Tuy Phong vừa qua).
Nhiều câu hỏi đặt ra là tại sao các nhà máy này không sử dụng sỉ than để tạo ra mẫu gạch không nung theo nhưng Tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 do Chính phủ phê duyệt. Đó là vì nguồn than và thiết bị xử lý xả thải của chính bản thân nhà máy hoàn toàn không đáp ứng đủ điều kiện để tạo ra xỉ than dùng được trong xây dựng, hay thậm chí là không có một giải pháp tái sử dụng sỉ than thành vật liệu xây dựng.
Do đó, câu hỏi đặt ra “Đại biểu này đại diện cho ai?”
Bằng mọi giá phải tăng thuế!
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, việc tăng thuế VAT không ảnh hưởng đến người thu nhập thấp. Còn ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho rằng người nghèo mua rau dưa ở chợ không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) nên tăng thuế VAT lên 12% thì người nghèo không bị ảnh hưởng.
Hóa ra rau, thịt hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi VAT, và cũng hóa ra người nghèo sống chỉ ăn mỗi thịt và rau. Họ không sử dụng bất kỳ dịch vụ cơ bản nào hết, ngay cả điện, xăng, thậm chí mua các đồ dùng cá nhân.
Hoặc là người nghèo như ông Phạm Đình Thi và bà Vũ Thị Mai là những người “vô sản hoàn toàn”, và đang sống trong thời đại xã hội cộng sản nguyên thủy. Nơi chỉ có ăn và ngủ chứ không phải là một xã hội mà bao quanh là dịch vụ như hiện nay. Hay đúng hơn, ngay cả siêu thị mọc đầy rẫy ở Hà Nội và Sài Gòn như hiện nay, thì người nghèo cũng bị “cấm” vào theo đúng lý thuyết của 2 vị trên.
Nói đúng hơn, hai ông bà ở Bộ Tài Chính nói đúng trong điều kiện lý tưởng hóa hoàn toàn, một môi trường mà sự tăng giá của cái sản phẩm A hoàn toàn không tác động đến sản phẩm B.
Người nghèo bị tước quyền làm người bằng câu nói tăng phí VAT không ảnh hưởng đến họ
Tuy nhiên, thực tế lại khác. Tại Việt Nam, mọi thứ đều chịu sự tác động lẫn nhau, và “chợ” là môi trường dễ bị tổn thương nhất bởi sự tăng thuế, phí. Không đâu xa, nếu phí xăng tăng 500 đồng, thì bó rau muống cũng chịu tác động bởi quá trình chuyên chở, và tự giác nó sẽ nhích giá lên thay vì đứng im.
“Rau, thịt” không chịu ảnh hưởng bởi VAT nhưng nó lại là sản phẩm cấu thành bởi những yếu tố chịu ảnh hưởng bởi VAT như: hạt giống, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, phân bón, xăng dầu, thuế phí.
Thậm chí khi nấu lên để ăn, thì “rau, thịt” tiếp tục chịu tác động bởi giá điện, giá gas.
Vấn đề ngoài sự “vô cảm” của giới chức Bộ Tài chính ra thì còn nguyên nhân gì nữa để họ có thể nhận định một cách “trời ơi” như vậy. Và hóa ra, câu chuyện lại liên quan đến vấn đề Ngân sách nhà nước, khi mà mới đây nhất (30/08), ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng “nhắc lại với Ngân hàng Nhà nước là báo cáo sớm với Chính phủ liên quan đến việc huy động nguồn lực tư nhân, trong đó có cả ngoại tệ, vàng…”.
Do đó, câu hỏi đặt ra “họ đại diện cho ai?” – Những ĐBQH, những cán bộ cấp cao của Nhà nước thản nhiên thốt ra những câu từ “bóc lột sức dân” và gián tiếp làm khánh kiệt con người, môi trường, dân tộc Việt Nam?