Ảnh chụp năm ngoái 2016, Đại sứ quán Việt Nam tại Đức đã long trọng tổ chức chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 71. Đến tham dự buổi lễ về phía Đức có bà Edelgard Bulmahn, Phó Chủ tịch Quốc hội, ông Michael Fuchs, Phó Chủ tịch đảng đoàn Liên minh Dân chủ/Xã hội Thiên chúa giáo (CDU/CSU) trong Quốc hội, cùng hơn 400 vị khách là các Nghị sỹ Quốc hội, quan chức Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành của Đức, các vị Đại sứ, Đại biện, Trưởng đại diện các T
Năm nay, gần đến ngày lễ lớn của dân tộc – Quốc khánh lần thứ 72, hàng nghìn trái tim kiều bào tại Đức lại nhớ đến ngày Quốc khánh của đất nước và mong muốn được cùng cơ quan đại diện chia sẻ niềm vui của 72 năm độc lập.
Các hội đoàn người Việt tại Đức thêm phần sôi động với màn tập dượt các bài hát “nhạc đỏ´´, nhiều chủ doanh nghiệp lớn cũng chuẩn bị khoản tài trợ và bài phát biểu trước cộng đồng như vẫn thường diễn ra theo một kịch bản định trước.
Những người gần gũi với sứ quán cũng trông ngóng và đợi cặp giấy mời thường niên mà họ vẫn thường nhận được ở những dịp này để sắp xếp thời gian tham dự, nhưng mọi việc vẫn im lìm và không có một tín hiệu nào chứng tỏ ngài Đại sứ Việt Nam ở đây sẽ mời kiều bào của mình đến dự ngày Quốc khánh 2.9 như thông lệ hàng năm.
Mối quan hệ của tòa Đại sứ với các hoạt động cộng đồng gần như “ đóng băng ´´, tòa Đại sứ đột nhiên trở thành một ốc đảo tại Đức trong lòng những công dân của mình.
Các hoạt động hội đoàn Berlin gần gũi với cơ quan đại diện cũng trùng xuống khi thiếu vắng các cán bộ ĐSQVN tại Đức lên đọc lời chúc mừng như thường lệ, thay vào đó họ lặng lẽ tổ chức hoạt động thiết thực hơn cho hội viên của mình, bỏ qua các màn chào đón với băng rôn và khẩu hiệu lòe loẹt màu đỏ.
Có lẽ cảm nhận được sự căng thẳng này tại thủ đô Berlin, ngài Đại Sứ Đoàn Xuân Hưng đã dẫn đoàn công tác Sứ quán đi xuống tỉnh lẻ, với hành trình về thành phố Jena hôm 26 v à 27.8 dự Trại hè sinh viên Việt Nam, những thanh niên trẻ đến dự dù có những lo ngại, nhưng vẫn chào đón các cán bộ đại diện của đất nước.
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng dự Hội trại Sinh viên Việt Nam, được tổ chức ở Jena
Tuy nhiên, có 3 điều trớ trêu trong chuyến đi này. Thứ nhất, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng đi đến thành phố Jena, đúng nơi Hồ Ngọc Thắng cư ngụ và làm việc. Thứ hai, ông Đoàn Xuân Hưng đến dự Hội trại Sinh viên Việt Nam, được tổ chức tại trường Đai học Friedrich-Schiller-Jena, đúng nơi Hồ Ngọc Thắng học và tốt nghiệp Luật. Và thứ ba, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng xuống thành phố Jena vào cuối tuần, đúng thời điểm Cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF) sa thải Hồ Ngọc Thắng.
Dường như những điều không may đó đã góp thêm vào câu chuyện buồn của Quốc khánh năm nay, thay vào không khí phấn khởi chuẩn bị ngày lễ độc lập, giờ đây bao phủ tòa đại sứ là một không gian nặng nề, thỉnh thoảng bên ngoài chỉ thấy xuất hiện các phóng viên báo chí truyền hình quốc tế loay xoay chụp hình đưa tin cho bạn đọc về một sự kiện lạ đang diễn ra ở nước Đức.
Vụ “cướp người “ tại Berlin đã đem đến cho những người dân Đức cảm giác ngạc nhiên khi họ phát biểu “Vụ bắt cóc này tôi có nghe đài và báo chí Đức có đưa tin. Thật là một động thái khó chấp nhận được!” Nhiều kiều bào cảm thấy hổ thẹn và khó giải thích cho những người bạn Đức của mình khi Tổng Công tố viên Liên bang Đức đưa ra cáo buộc “Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc nhốt trong Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin“.
Cho đến thời điểm này đã có ông Nguyễn Đức Thoa, đại diện tình báo Việt Nam tại Đức bị trục xuất, công dân Việt Nam Nguyễn Hải Long tại Séc bị bắt giam và một nhân viên cơ quan BAMF Hồ Ngọc Thắng bị đuổi việc.
Các cơ quan chức năng của Đức và Séc đang khẩn trương điều tra tình tiết vụ việc để đưa ra ánh sáng những kẻ chủ mưu bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, bất kể người đó là ai và đang ở cương vị nào đều có thể nhận lệnh truy nã quốc tế.
Hậu quả của việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp đến những hoạt động ngoại giao quan trọng của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức. Trong không khí căng thẳng này, lễ Quốc khánh lần thứ 72 của Việt Nam ở Berlin bắt buộc phải hủy bỏ, vì nếu có tổ chức thì có lẽ Bộ Ngoại giao Đức, chính phủ Đức và các đoàn khách quốc tế cũng từ chối không đến dự.
Nhiệm kỳ của ông Đoàn Xuân Hưng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và là Đại sứ Việt Nam tại Đức, là một đề tài hấp dẫn được nhiều người Việt ở đây bàn luận, điều tâm đắc của ông “thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt- Đức´´ đã bị các đồng chí trong nước sang phá tan hoang, đưa ông đi vào trang sử đen tối của Việt Nam trên toàn thế giới.
Trung Khoa – Thoibao.de
1/ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức kỷ niệm Quốc khánh 2016:
Hôm 31.08.2017 Thoibao.de đưa tin “Hậu quả vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Hủy bỏ – Không tổ chức kỷ niệm Quốc khánh 2/09 tại Đức” với sự nhấn mạnh:
+ Từ nhiều năm nay Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin luôn luôn tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm Quốc khánh 02/09, đặc biệt là mời Bộ Ngoại giao Đức, đại diện nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp Đức, và mời đại diện của nhiều Đại sứ quán nước bạn tại Đức đến dự tiệc chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh.
+ Nêu thí dụ điển hình như Quốc khánh năm ngoái 2016:
Ảnh chụp lễ kỷ niệm Quốc khánh 2.9 năm 2016 tại ĐSQ VN ở Berlin
Năm ngoái 2016, Đại sứ quán Việt Nam tại Đức đã long trọng tổ chức chiêu đãi kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 71. Đến tham dự buổi lễ về phía Đức có bà Edelgard Bulmahn, Phó Chủ tịch Quốc hội, ông Michael Fuchs, Phó Chủ tịch đảng đoàn Liên minh Dân chủ/Xã hội Thiên chúa giáo (CDU/CSU) trong Quốc hội, cùng hơn 400 vị khách là các Nghị sỹ Quốc hội, quan chức Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành của Đức, các vị Đại sứ, Đại biện, Trưởng đại diện các Tổ chức quốc tế và đông đảo bà con đại diện cộng đồng Việt Nam tại Đức.
Ngay sau khi Thoibao.de đưa tin, một buổi lễ kỷ niệm Quốc khánh được diễn ra vội vàng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin vào ngày 31.08.2017. Qua những hình ảnh và Video-Clip tường thuật chính thức trên báo chí truyền thông ở Việt Nam cho thấy chỉ có vọn vẹn khoảng 40 người tham dự, tất cả đều là người Việt với đa phần là cán bộ ĐSQ cùng vài người ở hai khu chợ Berlin. Điều lạ là đã không có sự hiện diện của bất kỳ người Đức hoặc người nước ngoài nào khác trong buổi lễ mang tính đối ngoại quan trọng này.
Đúng như Thoibao.de đã nhận định trong bài viết trước đó, xin trích lại nguyên văn:
“Hậu quả của việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp đến những hoạt động ngoại giao quan trọng của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức. Trong không khí căng thẳng này, lễ Quốc khánh lần thứ 72 của Việt Nam ở Berlin bắt buộc phải hủy bỏ, vì nếu có tổ chức thì Bộ Ngoại giao Đức, chính phủ Đức và các đoàn khách quốc tế cũng từ chối không đến dự“.
Ngay cả những hội đoàn bạn thân thiết, luôn luôn có mặt trong những buổi tổ chức của Đại sứ quán, như Hội Đức-Việt (Deutsch-Vietnamesische Gesellschaft), Hội Nhịp cầu Việt-Đức (Vietnam-Deutsche Brücke e.V.) … , cũng vắng bóng trong buổi lễ kỷ niệm Quốc khánh vừa qua.
Ai cũng biết, Đại sứ quán là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nhiệm vụ chủ yếu của nó là làm công tác ngoại giao. Quốc khánh là ngày lễ lớn nhất của một nước, đó là một dịp tốt để Đại sứ quán hoạt động ngoại giao là chính, chứ không phải là tụ tập một nhóm người Việt tại Đại sứ quán để kỷ niệm Quốc khánh với nhau.
Hôm qua thứ Sáu 01.09.2017 trang mạng của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và nhiều tờ báo trong nước đăng bài tường thuật “Đại sứ quán Việt Nam và kiều bào tại Đức kỷ niệm 72 năm Quốc khánh” của tác giả Hùng Lý (Nguyễn Khắc Hùng, một nhà báo Việt kiều cư ngụ ở Berlin).
Ảnh chụp màn hình bài báo trên trang mạng của đài VOV
Nhiều hội đoàn ở Đức đã bất ngờ và ngạc nhiên khi đọc tin về buổi lễ này, vì không hề hay biết, nhận được giấy mời hay thông báo gì. Ngay chính trên Facebook của tác giả (với Nickname Hung Nguyen), Chủ tịch Hội thiện Từ tâm ở Berlin đã ngỡ ngàng:
Vậy một câu hỏi được đặt ra, ngoài đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Đức, số người còn lại được mời tham dự là những ai?
Nhờ những ảnh chụp, độc giả ở Đức đã nhận ra những khuôn mặt quen thuộc:
Trên Facebook của mình tác giả Hùng Lý cũng giải thích thắc mắc tại sao không mời khách Đức chủ nhà:
Một độc giả đã phát hiện Đài truyền hình VTC10 tường thuật (tác giả Hùng Lý viết lời thoại): “hàng trăm bà con kiều bào” tham dự lễ kỷ niệm Quốc khánh ở Đại sứ Quán Việt Nam tại Berlin:
Ảnh chụp màn hình Video-Clip tường thuật của đài VTC10
Ngoài những bình luận nêu trên, còn có những độc giả đã viết các Status chỉ trích phê bình Hùng Lý, tác giả bài tường thuật “Đại sứ quán Việt Nam và kiều bào tại Đức kỷ niệm 72 năm Quốc khánh” đăng trên trang mạng của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và nhiều tờ báo trong nước:
Để kết thúc bài viết này xin nêu ra đây lời “hăm dọa” của nhà văn Nguyễn Văn Thọ (Thọ muối) viết còm trên Facebook của tác giả Hùng Lý (Hùng Lý và Thọ muối là bạn thân với nhau)
Ảnh Nguyễn Văn Thọ (Thọ muối) với DLV khét tiếng Trần Nhật Quang
Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam vừa giới thiệu và phát hành các bộ Lịch sử Việt Nam (15 tập) từ thời khởi thủy của Việt Nam đến năm 2.000, do tập thể các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu lịch sử của Viện Sử học biên soạn.
Trong đó, đáng chú ý, tại tập 14, từ trang 351 – 356 đã biên niên một số sự kiện liên quan tới cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động, đưa 60 vạn quân xâm phạm biên giới 6 tỉnh phía bắc Việt Nam 2-1979.
Bộ sách được coi là “chính sử” 15 tập dành vỏn vẹn 6 trang nói về 1 sự kiện: đó là hành động quân sự do Trung Quốc gây ra với Việt Nam sau 2/1979 với một số sự kiện có liên quan…
“Xem từ trang 351 đến trang 357, “Lịch sử Việt Nam”, tập 14, NXB Khoa học Xã hội) tôi tóm tắt kèm theo hình như sau:
“Trang 351: Ngay sau chiến tranh 1975 ta đã cảm ơn và coi trọng tình hữu nghị
Trang 352: TQ viện trợ giúp đỡ ta
Trang 353: Việt Nam gây xung đột do vấn đề người Hoa cư trú (thực ra TQ xuyên tạc tình hình)
Hai bên bắt đầu có xung đột biên giới
Trang 354: Trung Quốc khiêu khích và chuẩn bị chiến tranh
Trang 355: 60 vạn quân TQ xâm lược
Trang 356:
1-3: hòa đàm cấp thứ trưởng
5-3: ra lệnh tổng động viên, cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu chiến tranh, chiến thắng và bắt đầu rút quân.
7-3: Việt Nam ra tuyên bố thiện chí hòa bình, cho phép Trung Quốc rút quân về nước.
14-3: Trung Quốc chính thức rút quân về nước.”
Đọc kỹ 6 trang trên, người đọc không thấy có chỗ nào sách viết: đây là cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam như một số báo đưa tin; 6 trang trên, theo người viết bài này qua hình thức và nội dung cho thấy được trình bày theo dạng “biên niên sử”… Trong 6 trang trên, các tác giả ghi lại một số sự kiện xảy ra trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ sau 1975 tới tháng 3/1979…không đầy đủ và không tiêu biểu, không dẫn giải phân tích thấu đáo.
Khi sách lịch sử chính thống đề cập tới các hành động quân sự do phía Trung Quốc gây ra với Việt Nam sau 1975 mà chỉ đề cập tới cuộc chiến tháng 2/1979 là khiếm khuyết, khó chấp nhận. Bởi vì, sau 1975, Trung Quốc đã tiến hành nhiều hành động quân sự, ngoại giao, kinh tế với quy mô và tầm mức cao gây hấn, chiếm đất và lãnh hải Việt Nam sau cuộc chiến 2/1979:
1/ Trung Quốc mở mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ 1979-1990
– Đây là cuộc chiến có quy mô lớn nhất, chỉ sau chiến tranh giải phóng miền Nam. Trung Quốc huy động 8/10 đại quân khu với hơn 50 vạn quân; phía Việt Nam huy động 9 sư đoàn với số lượng quân có lúc lên tới 15 vạn quân. Đây là cuộc chiến ác liệt nhất khi Trung Quốc cày nát Vị Xuyên, có ngày bắn tới 3 vạn quả đạn pháo, tấn công vào tất cả các điểm cao của ta. Tổn thất của địch trong trận chiến này rất lớn nhưng có những trận trong một ngày quân ta hy sinh khoảng 1.000 chiến sĩ…
– Cuộc chiến tranh Vị Xuyên đã khiến hơn 5.000 chiến sĩ của ta hy sinh, đến nay hơn 3.000 người chưa tìm thấy hài cốt; trong nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên có hơn 1.700 mộ liệt sĩ nhưng tới 700 ngôi mộ liệt sĩ chưa xác định được tên tuổi. Tôi kiến nghị phải tổ chức đội rà phá bom mìn, quy tập mộ và hài cốt liệt sĩ trong cuộc chiến Vị Xuyên để đưa về nghĩa trang…
Về Mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang): TBT Đảng CS Trung Quốc Hồ Diệu Bang, các nguyên soái Từ Hướng Tiền, Diệp Kiếm Anh đã trực tiếp đến thị sát, úy lão quân TQ tại mặt trận này…
Mặt trận Vị Xuyên: quân Trung Quốc nằm dưới quyền chỉ huy của Đại tướng Dương Đắc Chí và hàng chục tướng lĩnh nổi tiếng của Trung Quốc…
Tại mặt trận Vị Xuyên: phía Trung Quốc đã tổn thất, tử thương 15.000 quân, gấp 5 số thương vong của Việt Nam…
Tại mặt trận này, 1 người lính Việt nam đã phải đương đầu với khoảng 10 lính Trung Cộng.
2/ 1988 Trung Quốc cho hải quân đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam; 64 chiến sĩ của ta đã hy sinh trong trận chiến chống Trung Quốc xâm lược…
3/ Từ sau năm 2000 Trung Quốc có nhiều hành động gây hấn trên Biển Đông, cho dàn khoan 981 vào vũng lãnh hải Việt nam thăm do dầu khí; Cho tàu hải cảnh gây hấn tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam; cho bồi đắp Gạc Ma thành một căn cứ quân sự…
4/ Hội nghị Thành Đô với những “thỏa thuận lịch sử, ngầm” giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Anh, Đỗ Mười với các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm thắt chặt quan hệ 2 Đảng và bình thường hóa quan hệ 2 nước hiện vẫn còn chưa được bạch hóa ?
Với những cứ liệu trên cho thấy: 6 trang trên của bộ sách được mang tên Lịch sử Việt Nam là một thiếu sót đáng chê trách do cách biên niên một cách sơ sài, tắc trách về cuộc chiến 2/1979 và lảng tráng 3 sự kiện quan trọng đã nêu…
“Lịch sử là bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người[1][2]. Đây là một thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học…” (WikiPedia)
Chiến tranh là một câu chuyện thảm khốc, đau đớn vì nó phải trả giá bằng sinh mạng của hàng vạn con người. Viết lịch sử về chiến tranh không thể làm như kẻ cưỡi ngựa xem hoa, hay viết kể lại những số liệu, sự kiện khô cứng, vô cảm, vô hồn… chất đầy trong các kho tư liệu quốc gia phủ đầy bụi bặm.
Các nhà chép sử khi đụng bút viết về cuộc chiến tranh tranh xâm lấn biên giới Việt Nam do Trung Quốc phát động, họ phải có trách nhiệm giúp hậu thế, không sống giai đoạn đó và cả người không thuộc quốc tịch Việt Nam hiểu được bản chất thật của cuộc chiến tranh này?
Là người ngoại đạo về bộ môn khoa học linh thiêng này, người viết tạm nêu ra một số tiêu chí yêu cầu các nhà viết sử phải có trách nhiệm trả lời, giải đáp:
– Phải xác định mốc thời gian; Cuộc chiến tranh này xảy ra giai doạn nào từ năm nào tới năm nào?
– Phải xác định những địa điểm, những địa bàn xảy ra cuộc chiến tranh, quy mô, tầm mức của cuộc chiến?
– Phải đúc kết cho được những bài học gì rút ra từ cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược giai đoạn 1975-1988 ấy?
– Phải chỉ ra nguyên nhân vì sao xảy ra cuộc chiến tranh ấy?
– Cuộc chiến tranh thua hay thắng, vì sao thua vì sao thắng? Thua như thế nào, thắng những thế nào, được cái gì và mất cái gì ?
– Làm sao tránh chiến tranh và nếu có chiến tranh làm sao giảm tổn thất?
– Cuộc chiến tranh Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược của Trung Quốc cả trên biên giới và hải đảo có ảnh hướng gì tới quan hệ Việt-Trung trong quá khứ, hiện tại và tương lai; Cuộc chiến tranh, hành động gây hấn bằng vũ lực của Trung Quốc có ảnh hưởng gì tới quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới thời điểm đó và sau này?
Đó chính là những câu hỏi đòi người chép sử phải chịu trách nhiệm trả lời nếu họ đã nhận lương, đã nhận tiền thuế của dân thông qua các đề tài nghiên cứu?
Không rõ bấy lâu nay, các nhà nghiên cứu ở “Viện hàn lâm” được mệnh danh là “lò ấp” GS và TS này không biết họ nhận lương, nhận tiền đề tài nghiên cứu cái gì, thu thập cái gì?
Không nhẽ họ không biết một tý gì liên quan tới xương máu của hàng vạn đồng bào, chiến sĩ ta đã đổ ra trên các chiến hào biên giới Việt-Trung? Chả nhẽ họ không biết gì về lãnh hải đang bị uy hiếp, co ngót, hàng trăm km2 đất biên cương đang rơi vào tay Trung Quốc?
Trước sức ép của dư luân, của công luận buộc họ phải lên tiếng về những sự kiện đau lòng của đất nước đồng đại với thời điểm mà họ đang sống mà họ là viết một cách nguyệch ngoạc, sơ sài, thiếu sót, sai lệch, cẩu thả, vô cảm, vô hồn… Qua 6 trang sử cho thấy họ kém xa kiến văn của cư dân mạng xã hội, kém xa kiến thức của nhiều nhà báo không chuyên về lịch sử về các sự kiện trong giai đoạn này…
Qua những trang viết về cuộc chiến tranh Trung Quốc phát động xâm lấn biên giới Việt Nam, người viết nhận ra nguyên nhân vì sao người đọc nhất là lớp trẻ chán sử, coi thường sử, không chịu đọc sử vì toàn là những loại sử nhảm, sử chính trị… sử đãi bôi, sử cốt hài lòng các nhóm lợi ích đang cánh hẩu với các nhà đương cục Bắc Kinh.
Với 6 trang của cái bộ sách được coi là chính sử do cái Viện hàn lâm biên soạn và xuất bản mới toanh, in dày và đẹp này, hậu thế và người ngoài dễ hiểu giai đoạn lịch sử này, cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam của Trung Quốc có nguyên nhân và lỗi do phía Việt Nam gây ra.
Một nhà viết sử có trách nhiệm là người chịu trách nhiệm mô tả, kể lại khách quan sự kiện nào đó; để rồi bản thân cái sự kiện đó sẽ phát sáng các thông tin phản ảnh bản chất của sự kiện chứ nhà chép sử không phải làm theo cách của Mao Tôn Cương, thêm dấm ớt vào các điều có sẵn…
Có thể dẫn ra điều này theo lô gích hình thức và cách trình bày của các “quan” sử học nhà nước VN: Trung Quốc đã viện trợ giúp Việt Nam trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Sau 1975 do Trung Quốc ngừng cắt viện trợ cho Việt Nam nên Việt Nam đã tìm cách gây hấn với người Hoa nhiều đời sinh sống tại Việt Nam, tìm cách xua đuổi họ ra khỏi Việt Nam… Do cách ứng xử này của Đảng và nhà nước Việt Nam nên buộc lòng Trung Quốc phải cử binh ra để “dạy cho Việt Nam một bài học” như lời của Đặng Tiểu Bình từng loa với thế giới?
Như vậy, mang danh chính sử của cơ quan nhà nước Việt Nam, nhưng 6 trang sách này đã phụ họa cho luận điệu đánh Việt Nam của Trung Quốc là để trả đũa hành vi vong ân bội nghĩa của Việt Nam; biện minh cho Trung Quốc không có ý đồ xâm lược Việt Nam?!
Do cách biên niên sự kiện không đầy đủ và không điển hình, nông nổi và nông cạn nên nếu căn cứ vào những gì viết ra nhất là người ngoài, hậu thế hiểu sai bản chất của cuộc chiến tranh do Trung Quốc chủ trương phát động nhằm thực thi chủ nghĩa bá quyền Đại Hán…
Với những sự kiện nhãn tiền, đồng đại, hàng triệu người biết, hiếu và thấy như vậy, đã được trình bày công khai cả trên báo và trên các mạng xã hội. Các nhà chép sử nhà nước còn viết lách lôm côm như vậy thì làm sao người đọc tin được những điều họ viết ra về các sự kiện lịch sử của cha ông xảy ra cách đây hàng trăm, hàng ngàn năm?
Thật đau lòng khi người viết bài này phải kết thúc bằng một câu, xin lỗi quý vị là rất khiếm nhã, về 6 trang được coi là chính sử: ĐÚNG LÀ SẢN PHẨM CỦA MỘT LŨ VÔ LẠI, MỘT LŨ ĂN HẠI!
( Phạm Thanh Nghiên)
Suốt tháng 8/2017, Trung cộng đã tiến hành hàng loạt cuộc tập trận đổ bộ gần cửa khẩu Việt Nam (xin xem bài viết ” Trung Quốc đâu chỉ tập trận ở sát biển Việt Nam”của nhạc sĩ Tuấn Khanh), Nhà nước CHXHCN VN im thin thít. À, chắc là tại “nó đã xâm phạm lãnh thổ mình đâu, đã sang đến đất mình đâu mà mình nói”, có thể các “đồng chí lãnh đạo đảng ta” nghĩ thế.
Cho đến khi “nó”, tức thằng Trung cộng ( chứ chẳng phải cái ” nước lạ” chết tiệt nào) ra thông báo chính thức sẽ tiến hành diễn tập quân sự tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ từ 28/8 đến 4/9/2017 thì người phát ngôn bộ ngoại giao nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới lắp bắp vài câu, thể hiện sự quan ngại rồi… tịt. Mà cũng phải chờ đến 31/8, tức là sau khi Trung cộng đã tập trận rầm rầm tại khu vực rộng lớn trên biển cách Đà Nẵng chỉ 75 hải lý 3 ngày trời thì Hằng lưỡi gỗ mới được lệnh ú ớ lên vài câu như thế.
Như thế người ta gọi là nói cho có lệ, nói để giải quyết khâu oai. Và quan trọng hơn, để lừa phỉnh hơn 90 triệu người dân Việt mà trong ấy đảng biết tỏng là có đứa nó chả tin đâu. Nhưng phải làm thế cho nó đúng quy trình.
Với lại, vài đứa trong hàng chục triệu đứa dân có biết tỏng sự thật, thì cũng chả giải quyết được vấn đề gì. Cái chính là lừa được số đông và làm mát lòng rười rượi bố Tàu.
Đấy, cái hay, cái giỏi, cái thiên tài của đảng ta là ở những cái chỗ như thế. Chứ nào đâu chỉ giỏi trong thời chiến, du kích ta dùng tay không vật ngã máy bay địch. Nhở?
Cái sự lắp bắp của đảng ta trước đàn anh “nước lạ” nói mãi cũng nhàm. Ta tìm cái khác. À đây, rất hợp với không khí với cái ngày được gọi là ” quốc khánh 2/9″ nhá. Ố ồ, chợt nghĩ sao không nói toẹt ( mẹ nó) ra là ngày “đảng khánh” nhỉ, bày đặt rồi nhận vơ là “quốc khánh” Quốc cái con khỉ. Làm gì có đất nước nào, dân tộc nào vui khi bị đầy đoạ trong đói nghèo khốn khó, trong khổ đau, tù đày, chết chóc và lạc hậu suốt mấy chục năm ròng. Và chưa biết bao giờ mới kết thúc.
Trở lại với cái lắp bắp trong ngày “đảng khánh” tôi vừa nghĩ đến, là tuyên bố của ông Giáo sư Tương Lai. Ông chọn đúng ngày hôm nay, ngày mà đối với ông nó vô cùng ý nghĩa để tuyên bố ” chấm dứt mọi quan hệ với đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng”. Tôi tự cho phép mình được suy diễn một tí. Chắc là ông Giáo sư chọn thời điểm này để ra tuyên bố cá nhân, tuyên bố chính trị với ý nghĩ việc ông làm sẽ như một cú đá vào lịch sử, một quả vả trời giáng vào giữa mặt ông Trọng và đồng bọn của ông. Ừ, thế cũng không sao, đấu tranh là phải thế, phải biết lựa thời điểm, chọn thời cơ. Tuy nhiên cú vả ấy có làm Trọng nổ đom đóm mắt không, có làm lịch sử rùng mình không thì chưa biết chắc. Nhưng nó làm tôi -một con bé từng làm nghề quét rác – không kìm được nụ cười nhạt và tiếng thở dài ngao ngán trước suy nghĩ này của ông Giáo sư nổi tiếng.
Thôi thì cứ cho là ông có quyền hoài niệm về một thời tuổi trẻ đầy máu lửa, nhiệt huyết, cái thời đi theo ông Hồ Chí Minh ấy. Thời ấy, không riêng gì ông mà nhiều lớp thanh niên Việt Nam, cả trí thức và nhiều thành phần xã hội theo ông Hồ, theo đảng cộng sản với lòng yêu nước thực sự. Họ cống hiến, hy sinh để rồi góp phần tạo nên một đất nước với diện mạo như chúng ta đang thấy hôm nay. Vì thế mà sau này mới có những con người thuộc thế hệ hôm qua phải cay đắng thốt lên rằng ” trong những điều vĩ đại, cuộc lừa này là vĩ đại vô song”.
Đấy là cơn bừng tỉnh của những người biết trăn trở về vận nước, của những người còn lương tri đã vượt qua cơn mộng mị và thẳng thắn nhìn lại chính mình.
Ông giáo sư Tương Lai chấm dứt quan hệ với đảng Cộng sản “của ông Trọng” để tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào đảng “của ông Hồ”. Hiểu một cách đơn giản nhất, ông Tương Lai cho rằng đảng của ông Hồ tốt, đảng của ông Trọng xấu nên ông phải trung thành với Hồ, từ bỏ và thoát ly khỏi Trọng. Ông Tương Lai không nhớ sao, không nhớ cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, xét lại chống đảng, công hàm 1958 và vô vàn tội ác khác do ông Hồ gây ra cho dân tộc này hay sao?
Chẳng có đảng nào là đảng “của ông Hồ” hay “của ông Trọng” đâu ông Tương Lai ạ. Nó đích thị chỉ là một, tên gọi của nó là đảng cộng sản Việt Nam, thủ phạm gây ra mọi tội ác với nhân dân Việt Nam trong suốt mấy chục năm kể từ ngày ra đời 3-2-1930 đến nay. Hồ, Duẩn, Linh, Mười, Mạnh, Trọng… chỉ là những kẻ luân phiên nhau cầm đầu cái đảng ấy để làm khổ người dân VN thôi ông ạ.
Qua tuyên bố này của ông, tôi nghĩ đến những người có suy nghĩ tương tự như ông. Họ luôn cho rằng đảng cs xưa thì tốt, nay thì xấu. Hoặc đảng luôn đúng, chỉ có một số kẻ làm sai, làm bậy. Rằng tôi chỉ phấn đấu làm sao để đất nước tiến lên, có dân chủ chứ không chống đảng, tôi muốn đảng tốt lên như ngày xưa. Đại loại thế.
Tôi thì nghĩ ngắn gọn thế này: Muốn có dân chủ thì dứt khoát không dan díu với độc tài.
Cái suy nghĩ của ông và của một số người cùng quan điểm nêu trên, theo tôi thể hiện hai điểm sau:
Thứ nhất: Do nhận thức chưa đầy đủ, vẫn còn nét ngây thơ chính trị. Viết đến đây phải mở cái ngoặc đơn suy tư rằng, với một ông giáo sư có tiếng như ông Tương Lai, một con người già trải nghiệm như thế mà nhận thức chỉ đến vầy là khó tin.
Thứ hai: Biết hết, nhận thức được mọi nguyên nhân, mọi chuyện đang phơi bày trên đất nước này nhưng nghĩ một đằng phát biểu một nẻo để nịnh chế độ. Để vừa được tiếng là dám đấu tranh, dũng cảm phê phán chuyện tiêu cực nhưng ta đây cũng rất khách quan và công bằng, cái gì đảng tốt ta vẫn khen, xấu ta mới chê. Đấu tranh kiểu ấy chắc chắn là khôn ngoan, là nhận được sự tôn trọng và nhất là sự nhẹ tay của các anh công an nếu phải đương đầu với đàn áp. Và quan trọng hơn là khỏi phải ngồi tù. Khôn ngoan hơn khối đứa cứ thò mặt ra là bị đánh, bị xúc phạm, chửi bới, và bị bắt, bị tù.
Nếu rơi vào trường hợp thứ nhất, chắc chắn còn hy vọng một ngày nào đó người ta sẽ nhận ra. Nhưng ở trường hợp thứ hai thì ôi thôi không còn gì để nói. Tiếc rằng, nhiều người vẫn đang cổ vũ cho quan điểm này.
Ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm và đáng được tôn trọng , kể cả bày tỏ sự yêu mến, tin tưởng đảng cộng sản. Nhưng yêu nó, tin nó khi biết chắc nó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân đưa đất nước đến thảm hoạ ngày hôm nay, thì thứ tình yêu và niềm tin ấy chỉ là sự méo mó, xộc xệch, bệnh hoạn nếu không nói là có tội với dân tộc.
Khi viết về công nghiệp ô tô, trùng hợp là tôi được biết tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã quyết định tham gia vào một chơi lớn, đó là sản xuất ô tô thương hiệu Việt VinFast. Hôm nay, họ khởi công nhà máy ở Hải Phòng. Cá nhân tôi ủng hộ một người có năng lực như ông ấy đi vào sản xuất và nghĩ rằng, chúng ta hãy thôi định kiến để cổ vũ cho những người thực sự có thể làm được.
Câu chuyện VinFast tôi sẽ tìm hiểu thêm để viết sau. Hôm nay, xin được tiếp tục câu chuyện công nghiệp ô tô tôi. Đó là câu hỏi, có nên tiếp tục đeo đuổi giấc mơ có một ngành công nghiệp ô tô thực sự hay không?
Nếu nhìn vào những vấn đề hiện nay của ngành công nghiệp ô tô, câu trả lời có lẽ sẽ là không. Nhưng, nếu đặt trong bối cảnh phải phát triển công nghiệp quốc gia, đặt trong bài toán kinh tế vĩ mô, thì 2018 – khi thuế nhập khẩu đối với ô tô có tỉ lệ nội địa hoá 40% ở khu vực ASEAN – lại không phải là thời điểm chấm dứt ước mơ về một nền đại công nghiệp, mà Việt Nam vẫn có thể làm lại từ đầu. Làm như thế nào thì cần bàn trong một bài viết khác.
Các nhà kinh tế cho rằng, một quốc gia dân số từ 50 triệu người trở lên phải phát triển ngành công nghiệp ô tô. Dân số Việt Nam hiện ngấp nghé ngưỡng 100 triệu người. Không có lý gì lại biến thị trường Việt Nam trở thành một nơi tiêu thụ xe nhập khẩu hoàn toàn.
Bộ Công thương dự báo, nhu cầu ô tô của Việt Nam vào năm 2025 sẽ vào khoảng 800.000-900.000 xe/năm. Năm 2030 sẽ lên đến 1,5-1,8 triệu xe/năm. Điều này cho thấy, trong vòng 10 năm tới, quy mô thị trường ô tô ở Việt Nam đủ lớn để có thể đáp ứng được điều kiện thị trường cho một nền công nghiệp mạnh.
Quy mô thị trường ấy sẽ tương tự như Thái Lan hiện giờ, tức mức tiêu thụ nội địa khoảng 800.000 xe/năm. Trong khi đó, mỗi năm, ngành công nghiệp ô tô ở Thái Lan đã sản xuất tới 2 triệu xe và xuất khẩu 1,2 triệu xe/năm. Công nghiệp ô tô ở Thái Lan đã mang đến việc làm cho 550.000 người lao động. Đặc biệt, ngành này đóng góp tới 12% GDP, tức khoảng 46,8 tỉ USD vào năm 2016.
Nếu chấp nhận bỏ ngành ô tô thì đến năm 2025, Việt Nam sẽ phải bỏ ra 12 tỉ USD nhập khẩu và năm 2030 là 21 tỉ USD. Nhập siêu ngày càng tăng, cán cân thanh toán bị mất cân đối và kinh tế vĩ mô rơi vào bất ổn là những vấn đề có thể nhìn thấy trước.
Thái Lan đã có 60 năm phát triển công nghiệp ô tô. Việt Nam thất bại trong 25 năm qua. Nhưng nếu bây giờ, các nhà hoạch định chính sách và quản lý kinh tế hành động bằng bằng tinh thần vì một mục tiêu tối thượng là sự phát triển của đất nước, bằng trách nhiệm phải làm thì sẽ vẫn còn chỗ cho một ước mơ. Luôn luôn có một con đường. Chịu thay đổi và biết bắt đầu chưa bao giờ là muộn.
Việc hải quân TQ đang tập trận ở khu vực cửa Vịnh Bắc Việt, trong một vùng biển rộng lớn, (bao gồm 11.000 cây số vuông biển thuộc vùng Kinh tế độc quyền của VN), cách Đà Nẵng 75 hải lý, không phải là hành vi mang bản chất gây hấn đầu tiên của TQ. Cũng ở khu vực biển này, năm 1997 và năm 2003 TQ đã cho giàn khoan Kantan 03 vào khai thác lô 113 trên thềm lục địa của VN, ngoài khơi Thừa Thiên, Huế. Năm 2013 TQ cho đặt giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của VN, cách đảo Hải Nam 130 hải lý trong khi cách đảo Lý Sơn của VN là 120 hải lý.
Theo tôi, đã quá trễ để VN có thể “làm cái gì đó” để ngăn cản hành vi của TQ trong tương lai. Bởi vì các hành vi của TQ (từ sau Thế chiến II) thể hiện trên thực tế là phản ảnh yêu sách “chủ quyền” hai quần đảo HS và TS của TQ.
Địa điểm của các giàn khoan Kantan 03, HD 981… đều thuộc về phía bên kia (bên TQ) đường trung tuyến phân chia giữa bờ biển VN với cụm đảo Hoàng Sa.
Tức là, TQ chủ trương cụm đảo HS vừa có hiệu lực “vùng nước quần đảo”, vừa có hiệu lực đảo 100% theo điều 121 UNCLOS.
VN không có cách nào để đối phó.
Thứ nhứt, không ai có thẩm quyền để cấm TQ đòi hỏi quần đảo Hoàng Sa có hiệu lực vùng biển kinh tế độc quyền. Đặc biệt là VN, bên không có tư cách để yêu cầu. Bởi vì VN đã có chủ trương tương tự như vậy. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, VN không thể cấm TQ làm cái mà VN đã (và đang) làm.
Thứ hai, phán quyết của Tòa CPA tháng bẩy năm 2016 đã không được đa số các nước ủng hộ. Nguyên nhân là Tòa đã có ý kiến về hiệu lực biển (điều 121) của các đảo thuộc cụm Trường Sa.
Theo Tòa, không có cấu trúc địa lý nào ở TS có hiệu lực là “đảo” để có thể yêu sách vùng kinh tế độc quyền (200 hải lý).
Nếu điều này áp dụng rộng rãi thì sẽ có rất nhiều quốc gia phải điều chỉnh lại yêu sách biển của họ.
Phán quyết của Tòa CPA đã đi ngược lại nội dung nhiều kết ước phân định biển giữa các nước trên thế giới đồng thời mâu thuẩn với nhiều “án lệ” của các Tòa quốc tế. Bởi vì thực tế trên thế giới cho thấy, có rất nhiều đảo, nhỏ hơn các đảo ở TS, cũng được hưởng 100% vùng Kinh tế độc quyền.
Đến nước này, VN bị dồn vào chân tường, là hệ quả của chính sách ngoại giao phá sản.
Cái gọi là “quốc tế hóa Biển Đông”, hơn 10 năm nay tôi cho rằng nó sẽ thất bại. Thời điểm này cho thấy đã 100% là thất bại.
Kiện thì VN không có tư cách kiện. Cứ mỗi lần có “lùm xùm” với TQ, ta liền nghe các học giả VN “hốt thuốc an thần” VN sẽ đi kiện.
Nếu có nghiên cứu chút ít về lịch sử tranh chấp HS và TS và luật quốc tế. Ta phải (chua xót) nhìn nhận rằng VN hôm nay kiện là để thua.
Thật vậy. Chỉ cần xét các “bằng chứng” mà phía TQ đưa ra (tại LHQ năm 2013 nhân vụ giàn khoan HD 981), ta thấy tất cả các chứng cứ đều đến từ VN. Nào là công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, nào là sách giáo khoa, bản đồ do VN in ấn… Các tài liệu này khẳng định VN ủng hộ chủ quyền của TQ ở HS và TS.
Tập quán quốc tế cho thấy một quốc gia, một cách dễ dàng, bị mất chủ quyền lịch sử tại một vùng lãnh thổ. Trường hợp tranh chấp giữa Singapour và Mã Lai về chủ quyền đảo Pedra Branca là thí dụ điển hình.
Trường hợp quốc gia mất chủ quyền lịch sử phần lớn do “thái độ” của quốc gia và tính “efffectivité” của quốc gia đối với vùng lãnh thổ đó.
Xét cả hai phương diện, VN hiện nay thỏa mãn cả hai điều kiện (để mất chủ quyền HS và TS).
Từ hơn 15 năm trước tôi đã cảnh báo VN phải “khẳng định chủ quyền” HS và TS, qua biện pháp “hòa giải quốc gia” để “kế thừa” VNCH. Chỉ khi kế thừa VNCH thì VN hôm nay mới có “chính danh” để đòi chủ quyền ở HS và TS.
Các học giả của VN, ba chớp ba nháng, “cóp py” các ý kiến của tôi. Nhưng không thấy ai “nên thân”, vì hầu hết ai cũng xúi VN hôm nay “nhìn nhận” thực thể “quốc gia VNCH”.
Họ làm vậy vì thể thức “hòa giải quốc gia” xem ra rất khó khăn. Vì nó đặt trên nền tảng thiết lập lại sự thật lịch sử.
Họ làm vậy là do các tài liệu của tôi công bố, trong đó có tài liệu học giả quốc tế đặt vấn đề “VN hiện nay làm sao có thể kế thừa quốc gia mà họ chưa bao giờ nhìn nhận ?”
Các học giả VN nghĩ rằng khi “nhìn nhận quốc gia VNCH” thì đã thỏa mãn các điều kiện để “kế thừa”.
Đâu có đơn thuần như vậy. Việc này tôi đã nói nhiều lần, không nhắc lại.
Bởi vì, nếu kế thừa dễ như vậy, tại sao VN không đi kiện ? TQ đã có vô số các hành vi lấn lướt, như vụ buộc giàn khoan Repsol rút lui trong tháng này, hay việc TQ đang tập trận ở ngoài khơi Đà Nẵng… đều là các “cớ” để VN đi kiện.
VN vẫn tin tưởng vào các nhà ngoại giao và giàn học giả đại tài của mình.
Tôi chỉ mong muốn rằng những gì tôi nói và đã nói, từ 15 năm nay, là sai.
Điều đau đớn là mình thấy mất nước từ từ, như con trăn đang nuốt con mồi lớn. Từ từ, chầm chậm, như tầm ăn dâu, như xắt lát xúc xích.
Mới đây, Ủy ban kiểm tra Trung ương (UBKTTW) ra thông báo về nội dung kỳ họp thứ 14…
Trong đó có đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng — Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và nhiều cá nhân từng công tác tại PVN vì một số lỗi vi phạm mà nổi bật là vi phạm trong công tác đấu thầu.
Trong Thông báo của UBKTTW, đáng chú ý, chỉ định thầu trái quy định là một trong những nguyên nhân mà UBKTTW đề nghị xem xét kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng.
Lâu nay, một số cá nhân, đơn vị khi triển khai các dự án đầu tư thường vin vào một số lý do để tránh phải đấu thầu. Khi được sự đồng ý của cấp trên thì thường coi đây là một thắng lợi. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu rằng chỉ định thầu hay giao thầu, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt (theo Điều 26 Luật Đấu thầu) luôn tiềm ẩn những rủi ro đối với người ra quyết định. Lý do là, Luật Đấu thầu 2005 (Khoản 7 Điều 60) quy định người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình; còn chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc đưa ra yêu cầu đối với gói thầu chỉ định thầu (Khoản 6 Điều 61) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật (Khoản 8 Điều 61). Luật Đấu thầu 2013 còn quy định chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu (Khoản 11 Điều 74).
Rõ ràng là khi quyết định của chủ đầu tư, người có thẩm quyền không bị chi phối bởi đồng tiền, quyền lực mà vì hiệu quả của dự án thì rủi ro sẽ bớt đi. Tuy nhiên, nếu không thoát khỏi sự cám dỗ của đồng tiền, của lợi ích nhóm thì quyết định của chủ đầu tư, người có thẩm quyền sẽ khó khách quan, khó đem lại hiệu quả cho dự án.
Trong thời gian qua, hình thức chỉ định thầu được nhiều chủ đầu tư, bên mời thầu ưa thích. Thậm chí, nhiều địa phương, đơn vị trình xin Thủ tướng áp dụng cơ chế đặc biệt để được giao thầu thực hiện dự án với lý do cấp bách hoặc đề xuất xin áp dụng Điều 26 Luật Đấu thầu, để tránh phải đấu thầu. Nhưng trên thực tế có trường hợp khi xin “cơ chế riêng” thì cố chứng minh rằng dự án hết sức cấp bách nhưng sau đó dự án vẫn “ngâm mãi” và thật khó để cho rằng dự án thực sự cấp bách như ý kiến ban đầu.
Bình luận về những sai phạm và hệ lụy từ vụ việc của PVN, một chuyên gia về đấu thầu cho biết: Đây là bài học trong công tác đấu thầu không chỉ dành cho riêng ai. Chỉ định thầu, trong một số trường hợp, chẳng hạn để đáp ứng yêu cầu cấp bách, sẽ phát huy tác dụng, có thể rút ngắn thời gian và một số thủ tục để đẩy nhanh tiến độ dự án, nhưng lại là “con dao hai lưỡi” có thể “bẫy” chính người trong cuộc, đặc biệt là người ra quyết định. Bởi người có thẩm quyền và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình, phải chọn cho được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dự án có hiệu quả.
Từ vụ việc của PVN, có thể thấy, được chỉ định thầu, đôi khi là “cái thòng lọng” để “bẫy” chính người ra quyết định, đặc biệt là trong trường hợp có “lợi ích nhóm” và không khách quan. Một vế luôn đi kèm sau cụm từ “được phép chỉ định thầu” là “phải tuân thủ quy định của pháp luật” lâu nay vẫn bị nhiều người xem nhẹ. Và trong vụ việc tại PVN, ông Đinh La Thăng có thể phải trả giá bằng sinh mệnh chính trị của mình âu cũng chỉ vì xem nhẹ điều này. Và không có chuyện được chỉ định thầu rồi thì cứ “kê cao gối ngủ”.
Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết Việt Nam đang vay từ ba chủ nợ lớn là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á.
Sáng 25/5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trình bày tờ trình dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi). Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, công tác quản lý nợ công thời gian qua bộc lộ một số bất cập chủ yếu như nợ công, nợ Chính phủ tăng nhanh gây áp lực lớn lên nghĩa vụ trả nợ.
Trong đó, đáng chú ý là đã có sự gia tăng đáng kể dư nợ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài (năm 2015 tăng 6,5 lần so với năm 2001). Ba chủ nợ lớn nhất của Việt Nam hiện nay, theo Bộ trưởng Tài chính, là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á.
Theo Bộ Tài chính, vay nợ tăng lên nhưng việc phân bổ, sử dụng vốn vay cho đầu tư còn dàn trải, hiệu quả chưa cao.
“Trên thực tế, đã có một số dự án vay lại vốn vay ODA, ưu đãi, bảo lãnh Chính phủ phát sinh rủi ro không trả được nợ, phải thực hiện tái cơ cấu tài chính, chuyển sang hình thức Nhà nước đầu tư hoặc Quỹ tích lũy phải ứng trả thay…”, ông Dũng cho hay.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến cuối năm 2016, các chỉ tiêu nợ về cơ bản nằm trong giới hạn cho phép.
Nợ công ở mức 63,7% GDP, nợ của Chính phủ ở mức 52,6% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 44,3% GDP. Trong đó, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 14,8% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Báo Thanh Niên có bài: Trung Quốc tập trận rầm rộ ở Biển Đông. Vừa tập trận trước cửa nhà Việt Nam suốt 23 ngày, nhưng không nhận bất kỳ sự phản đối nào, nên Trung Quốc tiếp tục ùn ùn kéo tới tập trận tại sân nhà, thử xem chủ nhà có dám làm gì không. Cuộc tập trận đã diễn ra 4 ngày, nhưng vẫn chưa nghe chủ nhà lên tiếng phản đối.
Hôm 31/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng “quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ“. Không rõ bà Hằng “quan ngại” vụ gì, vì TQ diễn tập ở Vịnh Bắc Bộ đã xong (từ 1/8 đến 23/8), còn TQ đang tập trận hiện tại ở địa điểm thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có nơi cách bờ biển Đà Nẵng chỉ 75 hải lý, không phải Vịnh Bắc bộ.
Trang Sputnik có bài: Bắc Kinh trả lời khiếu nại của Việt Nam về tập trận hải quân theo kế hoạch ở Vịnh Bắc Bộ. Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ nói: “Theo như tôi biết, theo kế hoạch tập trận hàng năm, quân đội Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận quân sự thường xuyên trong vùng biển quy ước. Các cơ quan liên quan đã công bố cảnh báo trước phù hợp với thực tiễn hiện tại“.
VOA có bài: Chuyên gia: ‘TQ tập trận nhằm dọa dùng vũ lực với VN’. Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định: “Tôi cho rằng thông điệp của Trung Quốc muốn nhắc nhở Việt Nam rằng quốc gia có nhiều quyền lực và đang thống trị ở Biển Đông là Trung Quốc. Nếu Việt Nam không tuân phục Trung Quốc, hoặc nói như một số báo chí Trung Quốc, như là Hoàn cầu Thời báo, Việt Nam mà còn ‘cứng đầu’, thì Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh, mà trong đó kể cả sức mạnh quân sự”.
Báo Tuổi Trẻ có bài: Sách giáo khoa Trung Quốc: Biển Đông thuộc Trung Quốc! “Bất chấp những phản bác mạnh mẽ và liên tục của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn đưa thông tin sai quấy mô tả Biển Đông ‘là một phần lãnh thổ của Trung Quốc’.”
Phí tiền của dân để nuôi cái bọn báo đời này, suốt ngày hết “chống diễn biến hòa bình”, “thế lực thù địch”, cho tới chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”… Chế độ này sắp sụp tới nơi rồi sao, lại cho mấy tay này ra múa vài đường bút, sặc mùi âm khí, chống lung tung, chẳng thấy chống nhân vật cụ thể nào, giống như chó sủa trăng.
“Đúng như đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương, thời gian qua, trong nội bộ ta, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan bộc lộ khá rõ nét. Đây là một biểu hiện hết sức nguy hiểm, bởi lẽ điểm mới trong chiến thuật mà các thế lực thù địch sử dụng thời gian qua là tăng cường xây dựng, phát triển những phần tử phản động ở trong nước để chống phá cách mạng từ bên trong là chủ yếu...”
Dịp lễ 2-9: GS Tương Lai từ bỏ đảng
Tiếng Dân có bài của GS Tương Lai: Tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với đảng Nguyễn Phú Trọng. GS Tương Lai cho biết: “Tôi là Tương Lai, vào Đảng Lao Động Việt Nam ngày 6.1.1959, đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm nay 2.9.2017 tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh“.
RFA có bài phỏng vấn: Đảng viên Cộng sản kỳ cựu tuyên bố từ bỏ đảng, đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh. GS Tương Lai cho biết, “tôi đưa ra tuyên bố này vào thời điểm này thì như tôi đã viết trong lời tuyên bố để nói rằng đây là một cái ý định nghiêm túc và nhất quán từ trước tới nay, chứ không phải là chịu tác động của một nhân tố mới ngẫu nhiên nào. Vì sao? Vì tôi khi tôi ở lại trong đảng mà tôi biết rằng Nguyễn Phú Trọng thao túng nhưng mà tôi vẫn cố gắng kiên trì ở lại để làm gì?”
Quốc khánh kém vui
BBC đưa tin: “Quốc khánh VN tại Đức năm nay kém vui”. Dẫn nguồn tin từ cộng đồng người Việt Nam tại Đức, cho biết: “Lễ kỷ niệm quốc khánh Việt Nam do Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin tổ chức năm nay kém tưng bừng so với các năm trước có lẽ do ‘căng thẳng ngoại giao sau vụ Trịnh Xuân Thanh’ và “không có người Đức nào có mặt tại lễ kỷ niệm quốc khánh Việt Nam, được tổ chức hôm 31/8/2017“.
Còn ở trong nước, Facebooker Paulus Lê Sơn có bài: Cảm nhận về ngày 2 tháng 9 năm nay. Tác giả cho biết, khác với mọi năm, đường phố năm nay không có nhiều cờ xí, băng rôn. “Chiều tối ngày 31/08 tại khu vực quận Gò Vấp, tôi để ý thấy nhiều con đường không bị nhuộm đỏ, nhìn vào các ngỏ hẻm cũng không thấy hoặc chỉ lác đác những đốm đỏ đã có từ trước”.
Cũng chuyện Quốc Khánh, nhà báo Bùi Tín có bài trên VOA: Về Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9/1945. Tác giả nêu vấn đề: “Trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9/1945 có viết: ‘Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp’. Và: ‘Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay, đánh đổ chế độ quân chủ lập nên chế độ cộng hòa’. Theo tôi đó là những điều không hoàn toàn thật, mà một nửa sự thật không phải là thật“.
Nhân quyền Việt Nam
Tiếng Dân có tin: Thêm một nhà hoạt động bị bắt. Ông Nguyễn Văn Túc, cựu tù nhân lương tâm, đã bị công an tỉnh Thái Bình bắt hôm qua 1/9, khi ông cùng với người em trai từ huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, trên đường về nhà. Ông Túc bị bắt và bị khởi tố theo điều 79, “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Trả lời phỏng vấn đài RFA, bà Bùi Thị Rề, vợ ông Túc, cho biết: “Khoảng 8 giờ 45 anh đi lên huyện, đang đi giữa đường thì nó vồ nó quắp lên xe đưa đi rồi, giờ không biết đưa đi đâu. Rồi là nó ập vào nhà tôi hàng mấy trăm người, có mỗi một mình tôi ở nhà thế là nó bắt tôi ngồi ở ghế, nó đọc lệnh khám nhà rồi nó đi khám xét hết nhà cửa từ sáng đến giờ, suốt một ngày nay”.
Có 5 người liên quan đến vụ án Hà Văn Thắm bị khởi tố. Ngoài Nguyễn Xuân Sơn đã bị tạm giam, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an VN đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Ninh Văn Quỳnh, Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm và Vũ Khánh Trường, tội “cố ý làm trái gây thiệt hại 800 tỉ đồng trong việc PVN góp vốn điều lệ vào OceanBank“. Nhà báo Huy Đức bình luận, “cảnh sát điều tra ‘đã vào tới cửa’ nhà anh Đinh La Thăng“.
Báo Cali Today có bài: Ông Đinh La Thăng không được “nghỉ lễ 2/9”! “Một lần nữa, ông Đinh La Thăng không còn tâm trạng nào mà ‘nghỉ lễ’. Vụ Bộ Công an bắt hàng loạt quan chức của PVN vào ngày 1/9 đã như một bóng đen kề sát cửa nhà ông Thăng. Hiện thời, Đinh La Thăng vẫn còn giữ được chức ủy viên trung ương. Song vị thế này đang quá đỗi mỏng manh khi ông Thăng chỉ được đảm nhiệm chức vụ Phó ban Kinh tế trung ương…“.
Báo VietNamNet có bài: Đại án Oceanbank: Nhiều đơn vị trả lại ‘lộc’ nhận từ Hà Văn Thắm. “Theo cáo trạng, trong thời gian từ 2011-2014, có 51.468 cá nhân và 392 tổ chức kinh tế gửi tiền tại Oceanbank và nhận các khoản tiền chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm”. Những khoản lãi này không thể hiện trong hợp đồng gửi tiết kiệm giữa khách hàng và Oceanbank. Nhưng đại diện các công ty đã phủ nhận việc nhận lãi ngoài dù các bị cáo khai, có chuyển tiền lãi ngoài cho các công ty đó.
Nguyên TGĐ Oceanbank khai đưa hết tiền cho Ninh Văn Quỳnh. “Nguyên TGĐ Oceanbank khai, sau khi nhận tiền từ Hà Văn Thắm, ông ta đưa hết cho ông Ninh Văn Quỳnh, nguyên kế toán trưởng PVN – người vừa bị khởi tố điều tra trong vụ Hà Văn Thắm giai đoạn 2“.
VOV có bài: ‘Lò nóng lên rồi nhưng chúng ta có dám đốt đến củi tươi?’. Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước đặt câu hỏi: “Tổng Bí thư đã tuyên bố: ‘Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy…’. Nhưng chúng ta có dám đốt đến củi tươi không, có dám làm đến cùng không? Đảng phải hành động, các tổ chức Đảng phải hành động… Còn nếu cứ để một bộ máy có cán bộ hư hỏng, không vì nhân dân thì không thể đưa đất nước phát triển được“.
Tác giả Nguyễn Tiến Dân có bài: Những tử huyệt của ông Tổng Trọng. Ông Dân viết: “Về nguyên tắc, khi nhóm lò, người ta chỉ chọn củi khô, để thảy vào. Như thế, bếp mới mau bén và lửa mới đượm. Cái đó, giải thích cho việc người ta phải phơi củi, cho thật nỏ. Xin lỗi đ/c… mới nghĩ ra được cái chuyện: cho củi tươi vào lò. Lửa cháy lom dom, thì đã đành. Không những thế, bếp nhà ta, đầy khói”.
BBC có bài: Chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Việt Nam. Ông Đỗ Mạnh Hồng, nhà nghiên cứu về kinh tế của trường ĐH Obirin, Tokyo, cho biết: “Bản chất của họ là tư bản thân hữu. Họ chỉ sử dụng quan hệ để mưu cầu đặc lợi. Họ thầu nhiều công trình bằng những thông tin độc quyền họ có được. Họ đấu thầu các dự án, khi đấu thầu được rồi thì họ bán cho các nhà thầu khác“.
Báo Pháp Luật TP có bài: Bắt thêm nghi can đe dọa chủ tịch Huỳnh Đức Thơ. Công an vừa bắt giữ thêm một nghi phạm trong vụ nhắn tin đe dọa ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, nhưng hiện danh tính người này vẫn chưa được tiết lộ.
Được biết, “nghi phạm này cũng có hành vi nhắn tin vào số máy của ông Huỳnh Đức Thơ với nội dung đe dọa sẽ gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng của cá nhân ông Thơ“.
Còn đây là tin phóng viên báo Infonet bị đe dọa: Hội Nhà báo Đà Nẵng lên án hành động nguy hiểm đe dọa, uy hiếp PV Infonet. Nhà báo Đặng Thanh Hải (bút danh Hải Châu), hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, phóng viên thường trú báo Infonet tại Đà Nẵng, đêm 25/8 đã bị kẻ lạ ném rắn vào nhà và ngày 27/8 lại bị kẻ lạ gửi tin nhắn đe dọa.
Hội Nhà báo TP Đà Nẵng đã đã gửi công văn đến Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng, Công an Đà Nẵng, Phòng An ninh văn hóa Đà Nẵng, đề nghị “điều tra làm rõ và có biện pháp thích hợp, nhằm bảo vệ sự an toàn và quyền hoạt động báo chí hợp pháp của hội viên Hội Nhà báo Việt Nam Đặng Thanh Hải“.
Vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình
BBC có bài: Vụ Trịnh Vĩnh Bình ‘là một bài học cho chính phủ VN’. Ông Phan Thế Hải cho rằng, qua vụ kiện này, người nước ngoài sẽ hiểu Việt Nam hơn, “một quốc gia với một nền pháp quyền vị thành niên. Luật lệ nhiều nhưng hiểu biết về luật lệ rất hạn chế“.
Theo tác giả, Chính phủ Việt Nam có ba bài học sau: Thứ nhất là phải thực thi “nhà nước pháp quyền“, thứ hai là cần “minh bạch thông tin“, thứ ba là cần “sự chân thành trong hợp tác“.
Báo VnExpress có bài: Vì sao ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ đòi 1,25 tỷ USD? Bài báo dẫn bản án của cơ quan điều tra VN cho rằng, “hành vi mua bán đất đai trái phép của ông Bình không được coi là đầu tư. Hành vi này gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, tích tụ, đầu cơ số lượng đất rất lớn tại các vùng sung yếu… gây ảnh hưởng xấu đến quản lý đất đai ở địa phương; gây thất thoát thuế của nhà nước lên đến 12 tỷ đồng“.
Bài báo cho biết, lý do chính quyền VN bị kiện như sau: “Đến năm 2006, ông Bình được Chính phủ miễn chấp hành hình phạt tù trước đó, cho về Việt Nam và xem xét giải quyết trả một số tài sản hợp pháp. Tuy nhiên, do sai phạm của một số cá nhân tại cơ quan thi hành án ảnh hưởng đến tài sản của ông Bình nên việc này chưa được thực hiện“.
Bài trên báo Người Lao Động: H-Capita của VN Pharma là thuốc giả! “Với các định nghĩa về thuốc giả, thuốc kém chất lượng của Tổ chức Y tế thế giới và Luật Dược hiện hành thì thuốc H-Capita mà VN Pharma nhập về là giả chứ không phải kém chất lượng như Bộ Y tế đã nói“.
Báo Pháp luật TP đưa tin: ‘Em chồng tham gia VN Pharma là quyền cá nhân’. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lần này khẳng định: “không hề can thiệp hay biết gì về công việc kinh doanh cá nhân em chồng” và “không có động cơ, không liên quan gì cả”.
Bà Tiến nói, bà “không liên quan” tới công việc của ông Hoàng Quốc Dũng, em chồng bà, hay là bà không liên quan họ hàng với ông ấy? Nếu ông Hoàng Quốc Dũng không làm trong VN Pharma, liệu công ty này có liên tục trúng thầu hàng trăm mặt hàng, trị giá hàng trăm tỷ?
Có lẽ rút kinh nghiệm vụ ông Phạm Trọng Đạt hứa lèo, nên Tổng Thanh tra sẽ chỉ đạo thanh tra làm rõ vấn đề của Bộ Y tế. Ông này là cục trưởng Cục chống tham nhũng mà trả lời “lằng nhằng dây điện”, không chịu trả lời thẳng vào câu hỏi ‘theo Luật phòng chống tham nhũng thì em chồng có được coi là người thân của lãnh đạo hay không?’ Ông Đạt trả lời: “Việc này, phải có thanh tra, kiểm tra thì mới biết được chứ không nên vội vàng kết luận gì cả“.
Báo Lao Động có bài: Chẳng lẽ con quan chức thì không được bổ nhiệm? Bài báo nói về ông Hoàng Minh Tuấn, con ông Hoàng Minh Quân, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Vĩnh Phúc, bị tố cáo đã được cha quy hoạch cho con trai làm Phó Giám đốc Sở GDĐT.
Bài báo viết: “Có lẽ, nếuông Hoàng Minh Tuấn không phải là con trai của ông giám đốc sở thì không những không bị tố cáo mà còn được khen là học giỏi, dạy giỏi, phấn đấu tốt, được lãnh đạo tạo cơ hội để phát triển là hoàn toàn xứng đáng“.
Nếu không có cha là Giám đốc Sở GDĐT của tỉnh, cho dù ông Tuấn có học giỏi thế nào đi nữa, chưa chắc đã bò lên được cái ghế trưởng phòng giáo dục của một huyện, còn cái ghế Phó Giám đốc Sở GDĐT có lẽ chỉ thấy trong mơ!
Tăng thuế VAT – Vì Ai Thế?
Báo Pháp luật TP có bài: Thuế VAT tăng: Người nghèo sẽ lãnh đủ! Quá bực bội trước những lời “lộng ngôn” của quan chức Bộ Tài chính, bạn đọc Huỳnh Văn Xuyên viết: “Là một người dân được học hành rất ít, tôi còn biết khi tăng thuế sẽ kéo theo tất cả sản phẩm bị ảnh hưởng,… Ví dụ thuế xăng lên thì hủ tiếu, bánh canh, phở… cũng bị tăng giá. Bởi xăng lên thì giá vận chuyển lên kéo theo giá hủ tiếu, bánh canh lên”.
Ông Vũ Vinh Phú, cựu Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, cho biết: “Các nhà làm chính sách đừng ngồi máy lạnh mà hãy ra chợ để xem một bó rau, miếng thịt chịu bao nhiêu loại thuế, phí. Thuế VAT là thuế gián thu, người gánh cuối cùng chính là người tiêu dùng. VAT đánh vào mọi thành phần, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, miễn là họ tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ“.
Báo Pháp luật TP có bài: Bộ GTVT đang tích cực điều chỉnh những bất cập BOT. Bộ trưởng Bộ GTVT khẳng định, “khi chưa hoàn chỉnh các cơ chế về loại hình này, Bộ GTVT không triển khai các dự án mới mặc dù các địa phương đề nghị rất nhiều”.
Quá nhiều bất cập trong các dự án BOT, như việc công khai Dự án, tiến trình lựa chọn nhà thầu, tham khảo ý kiến dân cư mà dự án đi qua, lộ trình thu phí,… nhưng trong bài không thấy ông Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nêu lên, chỉ nghe ông nói chung chung:
“Bắt đầu vào mùa cao điểm giao thông, các cơ quan chức năng phải tập trung cao độ, đảm bảo chất lượng phương tiện, dịch vụ, xem xét lại giá cước vận tải… Khắc phục những khâu yếu, tiếp tục kiềm chế và kéo giảm các chỉ tiêu về đảm bảo trật tự an toàn giao thông”. Làm Bộ trưởng như ông, sướng thế?
Dày đặc các trạm thu phí từ Bắc vô Nam. Ảnh: Toàn Việt
Báo Thanh Niên có bài: Chưa thu phí đã bị phản đối. Lý do là “trên địa bàn H. Phú Lương hiện có 2 trạm thu phí cách nhau khoảng 1 km. Một trạm đặt trên đường cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới, trạm còn lại đặt trên QL3 cũ. Cả 2 trạm này đều phục vụ thu phí cho dự án đường cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới“.
Báo Lao Động có bài: Cao tốc BOT nghìn tỉ Thái Nguyên – Chợ Mới tiếp tục sạt lở nghiêm trọng. Bài báo cho biết: chiều 31/8 trên cao tốc Thái Nguyên, Chợ Mới đoạn qua địa phận xã Yên Đĩnh, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn đã xảy ra sự cố sạt lở đất: “Hàng trăm khối đất đá đã sạt xuống lấp kín hết mặt đường kiến giao thông qua đây tê liệt. Rất may không có thiệt hại về người“.
Cũng theo VOV, tính đến ngày 31/8, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã “cơ bản hoàn thành việc chi trả hơn 1.010 tỷ đồng tiền bồi thường sự cố môi trường biển, đạt 99,6%. Hiện còn khoảng 1,3 tỷ đồng chưa chi trả được bởi người dân thuộc diện được đền bù đang đi làm ăn xa, chưa đến nhận tiền“.
Facebooker Lê Văn Sơn đưa tin: Giáo dân Phú Yên, Nghệ An xuống đường với thông điệp, “sát hại môi trường là dọn đường cái chết“: “Giáo dân Phú Yên, Nghệ An kêu gọi lương giáo đoàn kết để bảo vệ môi trường và chống lại Formosa đang tàn phá môi trường biển tại Việt Nam“.
Tin quốc tế
Khủng hoảng Bắc Hàn
VOA có bài: Việt Nam lại lên án Triều Tiên bắn tên lửa. Người phát ngôn BNG Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, nói: “Việt Nam kêu gọi các bên tuân thủ nghiêm túc các nghị quyết liên quan của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và có những hành động mang tính xây dựng, thiết thực, đóng góp cho việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực và trên thế giới“.
Cũng tin Bắc Hàn, báo Dân Trí có bài: Triều Tiên tuyên tử hình vắng mặt 4 nhà báo Hàn Quốc. “Bình Nhưỡng ngày 31/8 tuyên án tử hình đối với 2 nhà báo và 2 lãnh đạo của tờ báo Hàn Quốc với tội danh xúc phạm chế độ Triều Tiên với việc phỏng vấn một tác giả người Anh viết cuốn sách nói về cuộc sống ở Bình Nhưỡng“.
Căng thẳng Nga – Mỹ và chuyện của Trump
Tân đại sứ Nga vừa mới nhậm chức ở Mỹ hôm 31/8, đã nhận một “món quà” này: Mỹ đóng cửa cơ quan lãnh sự Nga tại San Francisco, RFI đưa tin. “Hoa Kỳ xem xét một cách nghiêm túc các cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm ngoái. Cho dù tổng thống Trump muốn làm dịu tình hình, Quốc Hội và chính quyền Mỹ vẫn muốn bắt Nga phải trả giá”.
Về việc Mỹ yêu cầu Nga đóng cửa LSQ ở San Francisco và các cơ sở ngoại giao ở Washington và New York, VOA đưa tin: Nga thề ‘phản ứng mạnh’ với biện pháp trừng phạt của Mỹ. Ngoại trưởng Nga, ông Sergei Lavrov nói, Moscow sẽ phản ứng mạnh đối với các biện pháp trừng phạt của Mỹ áp đặt lên Nga.
Người Việt có bài: Thăm dò cử tri Mỹ: Tổng Thống Trump ‘làm đất nước tan hoang’. Đáng chú ý là, kết quả thăm dò này của đài truyền hình Fox News, đài nhà của Trump, cho thấy đa số cử tri Mỹ cho rằng Tổng Thống Trump đang làm cho đất nước tan hoang. “Số cử tri hài lòng với mọi sự ở trong nước giảm 10% tính từ hồi Tháng Tư và đứng yên ở tỉ lệ chỉ 35%, chưa từng thấp như vậy kể từ năm 2013. Ðồng thời sự bất mãn vọt lên đến 64%, tức tăng 11%“.
1- Tôn Vua – phò Chúa, là một trong những truyền thống lâu đời nhất của đất nước Trung Hoa. Từ quan – tới dân; từ nhỏ – tới lớn, ai cũng được nhồi sọ một cách bài bản và tinh vi. Để cuối cùng, nó ngấm vào máu một cách tự nhiên và ai cũng thành kính, mà tin rằng: Vua – Chúa, là những bậc Thánh nhân, mà Ngọc hoàng Thượng đế đã sai xuống, để trị vì Thiên hạ.
Khác với lũ người trần – mắt thịt, Thánh nhân, tất phải có viễn kiến hơn người: 圣人见其所始, 则知其所终. Thánh nhân kiến kì sở thủy, tắc tri kì sở chung. Tạm dịch: Thánh nhân, là những người khôn ngoan. Chỉ cần nhìn thấy khởi đầu của một sự vật hoặc một sự việc, người ta có thể minh định được cả quá trình phát triển, lẫn kết cục của nó (sách Lục thao – thiên Văn khải).
Dĩ nhiên, người ta chỉ cần đến viễn kiến của bậc Thánh nhân, trong những pha khó nhằn. Chứ sự việc nó đã quá rõ ràng, cần gì phải hỏi ý kiến của các cụ. Tỷ như, cái sự hoang đường của Chủ nghĩa CS và cái sự sụp đổ tất yếu của nó.
Nói vậy, chứ trên đời, vẫn thiếu gì những kẻ “dở hơi ăn cám lợn”. Chúng đã được nhìn tận mắt – đã được sờ tận tay, thậm chí, còn bị sống ở đó, mà vẫn mang trong mình niềm tin: “Chủ nghĩa CS, là mùa xuân của nhân loại (!)”. Có tai, như điếc – có mắt, như mù. Bởi thế, chúng cố tình không nhận ra bản chất của chế độ CS. Cái chế độ, chứa đầy hận thù – giả dối – bất công – bạo lực và cả vô nhân tính nữa. Những “đỉnh cao trí tuệ Nhân loại” của cái chế độ ấy, càng không thể không biết điều đó. Nhưng, chúng vẫn cố rước nó về và mang dân chúng ra làm chuột bạch. Hậu quả, cả Đất nước lầm than. Những kẻ đó, “phi khốn nạn, ắt thần kinh”. Chúng, là ác Quỷ – là lũ bịp bợm – là bọn ngụy Thánh nhân. Họ Mao ở Trung quốc và đệ tử Polpot của y ở Campuchia, chỉ là một trong muôn vàn ví dụ.
Vẫn biết: bá nhân, bách tính – khôn hèn, lẫn lộn. Nhưng, có 2 hạng người, biết rõ người ta không phải là bậc Thánh nhân, mà vẫn dựng bia – đẽo tượng kẻ đó. Để rồi, hàng ngày, chổng mông trước chính cái tác phẩm do mình tạo ra và khấn vái xì xụp: Một, là cái bọn mê muội. Hai, là cái bọn lưu manh, chuyên buôn Thần – bán Thánh, để kiếm quyền và kiếm tiền.
Trung Hoa, thì như thế. Nước Nam mình, về độ mê muội, nào có kém gì. Đi đến đâu cũng thấy “muôn năm”, với lại “vạn tuế”. Cho dù, biết rõ mười mươi: Những thứ dở hơi đó, đi ngược với tất cả mọi quy luật của Tự nhiên.
2- Dân gian, đã từng tổng kết và đúc rút ra một Chân lý: “làm tớ thằng khôn, còn hơn làm thày thằng dại”. Biết là, như vậy. Nhưng thiếu gì lúc, Dân tộc mình, vẫn phải làm đầy tớ cho những thằng dại. Đơn giản, vì những thằng dại ấy, vừa điên khùng – vừa khát máu và chúng còn có cả súng nữa. Đã đành, Dân tộc nào cũng có khát vọng: Thống nhất – Độc lập và Tự do. Nhưng, nhân danh Độc lập – Tự do, để đánh đổi nó, với bất cứ giá nào: Từ nhiều triệu sinh linh của Dân tộc, cho đến, sự tàn phá đến mức tan hoang của Đất nước. Điều đó, không đáng. Đơn giản, vì còn có rất nhiều cách lựa chọn khác, để cũng đạt được cái mục tiêu ấy. Đâu nhất thiết, phải “ăn sống – nuốt tươi” và nôn nóng, để rồi phải trả bằng một cái giá quá đắt. Nền Độc lập thật sự của Đất nước Thái lan và qui chế Tự do của Nhân dân nước bạn, là những minh chứng, cho luận điểm này. Nó càng không đáng, nếu biết rằng: Dân tộc Việt, đã đánh đuổi và cuối cùng, không có cơ hội, để được làm đầy tớ cho 2 thằng khôn ngoan, là Pháp và Mỹ. Đau nhất, tránh được vỏ dưa, chúng ta lại gặp phải vỏ dừa. Kết thúc cuộc chiến, Đảng không đem đến cho chúng ta cơ hội: Được làm thày của cái thằng vừa ngu – vừa ác, là Tàu cộng. Trái lại, Đảng anh minh – vĩ đại và có kèm theo cả 1 tí sáng suốt nữa, bắt chúng ta, phải đem tấm thân ngọc ngà ra, để làm đầy tớ – làm nô lệ cho chúng và để chúng, tùy thích dày vò. Dĩ nhiên, Đảng được chúng ưu ái và thí cho cái vai trò của bọn “cai đầu dài”.
Tổ tiên, nếu có linh thiêng, xin hãy về và vật chết hết những lũ khốn nạn nào, đã đẩy cả Dân tộc Việt chúng con, đến thảm cảnh này.
3- Xét trường hợp của Cả Trọng – người đứng đầu của Đảng CS Việt nam. Đồng nghĩa với việc, ông ta phải chịu trách nhiệm cao nhất về cả những thành công hiếm hoi và cả những thảm bại tràn lan, đang xảy ra trên khắp Đất nước mình.
Ông này, giỏi lắm. Học hàm Giáo sư – học vị Tiến sĩ, ông đều có đủ. Tính ông, đã cần kiệm, lại còn liêm khiết nữa. Ông không có thói quen “bạ cái gì, cũng va vào mồm”. Giống như, Tổng cựu Nông Đức Mạnh. Tiền bạc – gái gú, ông chẳng màng. Sự thật đó, hiển nhiên và là điểm sáng duy nhất, trên con người ông. Bù lại, ông chỉ nghiện có đúng mỗi món: quyền lực. Trăm mưu hèn – ngàn kế bẩn, ông chẳng từ. Miễn sao, đạt cho bằng được mục đích: Ngồi lên đầu của tất cả những người dân Việt còn lại. Để thỏa mãn cho cái ý nghĩ cá nhân – không thể nói là cao cả ấy, dẫu có bị cái gì đó, giống như Ceaușescu ở Rumani, ông cũng nguyện xin làm. Ngoài liêm khiết và nghiện quyền lực, ông không có bất cứ một phẩm chất nào khác, để có thể so sánh được với các bậc Thánh nhân.
a- Trước hết, ông cũng như lũ đồng đảng, đều có cái gien “trơ trẽn” di truyền. Chỉ vì cái ghế Tổng Bí thư thấp hèn, ông sẵn sàng chà đạp lên luân thường – đạo lý. Ông cố tình đặt ra những tiêu chuẩn, để rồi, ngồi xổm lên chính những tiêu chuẩn đó. Cuối cùng, “một mình – một chợ”, thâu tóm sạch quyền lực. Tỷ như:
– Ông đặt ra cái yếu tố tuổi tác, để chặn đường tiến của Đại Quang và Tư Sang. Trong khi, không chịu sờ tay vào gáy, để thấy rằng: ông là cái thằng già nhất trong số tất cả các đối thủ Chính trị của mình. Kể, cũng kì. Các đối thủ của ông, ai cũng bị át phân. Chẳng biết, họ sợ cái gì, mà nhất loạt, ai cũng cam chịu cảnh “cua nhìn thấy ếch”. Chẳng ai dám ẳng lên. Cho dù, chỉ 1 tiếng. Nhắc các ông kia: Lễ nghĩa, cũng phải tùy từng người, mà định ra cách ứng xử, sao cho thích hợp. Đi với bụt, mới cần mặc áo cà sa. Chứ đi với lũ ma mọi, cần gì thứ ấy. Nó đã chơi trò mèo như thế, quân tử làm cái đếch gì, để thiên hạ cười cợt và cho ta vào cái bị, cùng hạng với lũ “ngu trung”.
Trong thiên Hư – thực, Tôn tử có viết câu này: 故善战者,致人而不致于人. Cố thiện chiến giả, trí nhân nhi bất trí vu nhân. Tạm dịch: người giỏi tác chiến, họ luôn tìm cách khống chế đối phương. Không bao giờ, để cho đối phương làm được cái điều ngược lại. Nghĩa là, không để chúng dễ dàng áp đặt được lối chơi, lên mình.
Cả Trọng, khống chế ông Chủ tịch, bằng cái Thông báo số 13 – TB/TW. Việc của ông Quang, là phải thoát ra khỏi cái bẫy ấy. Dĩ nhiên, không phải bằng cách cò cưa – kéo xẻ với Trọng, để ném được cái Thông báo dở hơi kia, vào trong sọt rác. Hãy dùng cách của Tôn tử: 以迂为直,以患为利. Dĩ vu vi trực, dĩ hoạn vi lợi. Nôm na: đường vòng mà được việc, tốt hơn nhiều, so với đi đường thẳng. Bị dồn vào đường cùng, nào chắc gì đã xấu. Phải vào đó rồi, ta mới có động lực, để xông lên.
Trường hợp của ông Quang, cần gì phải dùng “đao to – búa nhớn”. Chỉ cần, kẹp dao vào cạnh sườn của lão già và nói nhỏ với lão, như thế này:
Thưa đ/c Trọng kính mến và khả ái. Dân gian, có câu: “Thầy già – con hát trẻ”. Đúng là, như vậy. Thầy, thì cần già. Vì người già, mới có nhiều kinh nghiệm. Con hát, thì cần trẻ. Vì người trẻ, giọng mới hay – tay mới dẻo – dáng mới đẹp. Từ đó, dễ làm mê đắm lòng người. Biết là như vậy, nhưng khi chọn Nguyên thủ, người ta không chỉ căn cứ vào mỗi tuổi tác. Thiếu gì kẻ, đầu đã bạc trắng, nhưng vẫn hành xử như lũ trẻ trâu và trong đầu của chúng, chỉ chứa toàn đất sét. Tuổi tác – sức khỏe và trí thông minh, cả ba tố chất ấy, phải kết hợp nhuần nhuyễn với nhau, trong nội tại của mỗi người lãnh đạo. Từ đó, nó sẽ tạo ra bản sắc riêng cho họ. “Khôn đâu đến trẻ – khỏe đâu đến già”. Trong 3 nhân tố ấy, đ/c được mỗi vế đầu. Tức là, đã thuộc lớp người “xưa nay hiếm” và rất xứng đáng, để “đi vào dĩ vãng”. Tuổi tác càng cao, sức khỏe của đồng chí, ngày càng xuống dốc. Ngày nào, đ/c chẳng xơi hàng vốc Viagra. Cốt sao, khi đi tiểu, nước đái, không làm ướt mũi giày. Làm việc gì, đ/c cũng rề rà, như “xẩm sờ lìn”. Nói cho đ/c biết:
Muốn diệt chuột, người khôn ngoan, có 3 cách để lựa chọn: Thứ nhất, đặt bẫy – thứ nhì, đánh bả – thứ 3, nuôi mèo. Chỉ những thằng điên, cứ nhìn thấy chuột, là nháo nhác đi tìm gậy và hùng hục đuổi theo, để đập nó. Đã điên lên rồi, người ta thường chẳng xá gì đến những chuyện còn lại. Riêng đ/c, “đánh chuột, mà vẫn đau đáu sợ vỡ bình”. Thế thì, xin lỗi đ/c Trọng, đuổi đánh nó làm cái đxx gì, cho tốn thời gian và công sức.
Về nguyên tắc, khi nhóm lò, người ta chỉ chọn củi khô, để thảy vào. Như thế, bếp mới mau bén và lửa mới đượm. Cái đó, giải thích cho việc người ta phải phơi củi, cho thật nỏ. Xin lỗi đ/c, chỉ có cái loại “mặt nạc – đóm dày” và cái loại “ngu lâu – dốt bền”, mới nghĩ ra được cái chuyện: cho củi tươi vào lò. Lửa cháy lom dom, thì đã đành. Không những thế, bếp nhà ta, đầy khói. Ương ngạnh lao vào đấy, để nhóm lò: Hai con mắt của đ/c, mà không bị toét nhèm, chúng tôi, nguyện đi đằng đầu.
Nhân cái chuyện nhóm lò, xin dẫn đ/c đến chỗ Quỷ Cốc tử. Để xem, ông ta bàn về cái chuyện củi khô – củi ướt, ở thiên Ma, nó như thế nào: 故物归类;抱薪趋火,燥者先燃;平地注水,湿者先濡. Cố vật quy loại: Bão tân xu hỏa, táo giả tiên nhiên. Bình địa chú thủy, thấp giả tiên nhu – Quy luật của tự nhiên: Ném bó củi vào lửa, cành khô sẽ cháy trước. Đổ nước ra mặt đất, dòng chảy, sẽ hướng nó đến chỗ trũng. Rõ ràng, không một dòng, nói về cái chuyện dùng củi tươi đun bếp. Nói chi đến cái chuyện: Đem củi tươi, đi làm cái chuyện “vạn sự khởi đầu nan”. Đó là, đi nhóm lò.
Đất nước, đang đứng trên bờ của vực thẳm. Nhưng đ/c vẫn mê sảng, để nói lấy được rằng: “Thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ nhất trong Lịch sử của Dân tộc (!)”. Nào, chỉ có vậy. Nói xong cái câu “đầu Ngô” ấy, đ/c lại tương mẹ nó cái “mình Sở” vào ngay được: “Đến hết thế kỷ này, không biết, đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam, hay chưa (!)”. Khắm đến mức, không thể chịu được.
Nói ra những cái điều ấy, không phải, để moi móc đ/c. Mà, chỉ muốn nổi lên một vấn đề: Chỉ số IQ của đ/c, hơi thấp. Chúng tôi, hết sức xấu hổ, khi phải đội đ/c lên đầu.
Đã đành, đ/c không tham tiền. Nhưng tham tiền, chưa là cái gì, so với chuyện: dốt nát, mà tham quyền. Làm gì mà đ/c không biết: Mình chỉ là cái loại “phận mỏng cánh chuồn” – là cái loại, đã “hết đát” và vô tích sự. Nhưng vẫn dùng kế “chó già giữ xương”, để ôm chặt quyền lực. Cả mấy khóa liền giữ trọng trách của Đảng và Nhà nước, ngoài cái món đánh võ mồm ra, đ/c chẳng làm được cái đếch gì. Chính đ/c, đã tự dẫn mình đến chỗ thân bại – danh liệt và chính đ/c, sẽ chôn vùi cái sự nghiệp “quang vinh” của Đảng ta.
Đặt ra tiêu chí về tuổi tác, là rất đúng. Nhưng trước hết, hãy nhìn lại mình và hãy gương mẫu làm trước đi: Già, phải về – yếu, phải lượn và dốt, phải lủi đi. Cho, nước nó trong.
– Ông lấy cái yếu tố “người miền Bắc và có lý luận”, để loại Ba X – một cái tay anh chị, người miền Nam và nghe cái bọn thối mồm, nó đồn thổi rằng: Ông chỉ có trình độ văn hóa lớp 3, trường làng.
Đến lượt Ba X, không hiểu sao, cũng cắn răng – im lặng mà chịu trận. Để đến bây giờ, đám tay chân của ông, đã bị Tổng Trọng tỉa tót kĩ càng. Lớp thì bị bắt – kẻ thì bị tước sạch binh quyền. Những lời khai hoặc lời thú tội của chúng, là những cứ pháp lí, không thể vững vàng hơn, để đưa ông, lên đoạn đầu đài. Dao, đã mài – thớt, đã rửa. Còn muối, đã được cho vào cái xoong nước lã và củ xả, đâu có đắt đến mức, không cho cả nắm vào trong đó. Nói thế để thấy, cái tình thế “mành chỉ treo chuông” của Ba X. Tay ông, không tấc sắt – Đằng sau ông, là vực thẳm – Phía trước ông, cừu thù, đang cầm dao và điên cuồng lao đến, với quyết tâm, không gì có thể son sắt hơn: ủi ông xuống vực. Ông không thể và cũng chẳng có con đường nào, để mà lùi. Nhắc với ông: Khi kẻ thù nó đã dí dao vào sườn mình, thì cũng phải biết đường mà rút khẩu súng trong túi ra, rồi chĩa thẳng vào cái bọng đái của nó:
Đã dư bốn chục năm, kể từ khi thống nhất Đất nước. Sao bây giờ, đ/c vẫn chia rẽ vùng miền ra, như thế. Chúng ta, đi làm Cách mạng, chứ có phải là đi ăn cỗ đâu, để chia phần rành mạch: Tổng Bí thư, phải là người miền Bắc – Thủ tướng, phải là người miền Nam… Nếu muốn rạch ròi, chúng ta, phải nói rõ ra với nhau, như thế này: Ai giỏi, thì làm – ai dốt, thì về. Đ/c vỗ ngực, tự nhận mình “có lí luận”. Nhưng tôi thấy, cái gọi là lí luận của đ/c, rặt một thứ “lí sự cùn”. Chưa có một luận điểm nào của đ/c, phù hợp với thực tế. Cho nên, quanh đi – quẩn lại, đ/c chỉ dám diễn thuyết cho cái đám ễnh ương, nửa điếc – nửa nghễnh ngãng, nó nghe. Chứ nếu đã giỏi đến mức, có thể “đổi trắng – thay đen”, xin đ/c: Hãy lên một cái diễn đàn mở, mời “các thế lực thù địch và phản động” đến. Sau đó, tranh luận công khai và thẳng thắn, với “các luận điệu Tuyên truyền xuyên tạc và bậy bạ” của chúng. Ở đó, liệu đ/c, có thể vặn được cổ, cho dù, chỉ là 1 con tép riu. Tỷ như, lão Dân già? Không dám làm việc ấy, hãy câm cái mồm đi và đừng có mà nói với tôi: đ/c là loại người “có lí luận” và biết lí sự.
Đây là tử huyệt thứ nhất của ông Tổng: Thực lực không có, nhưng vẫn tham quyền – cố vị. Từ đó, kích động cuộc đấu đá nội bộ. Khiến đồng đội của ông, phải trở mặt và phải phá ông, theo cái cách “từ trong phá ra”.
Ảnh: báo Kiến Thức
Bạn đọc, xin hãy ngắm cái vòm đá kia. Nó không dễ sập, nếu bị đè, từ trên xuống. Nhưng mọi chuyện, sẽ đơn giản hơn nhiều, nếu lực tác động ấy, lại được đặt theo hướng, từ dưới lên trên.
b- Hành xử với đồng đội như thế, chưa đủ. Ông chăm sóc quần chúng, còn tận tâm hơn.
– Xưa nay, ông nổi tiếng là người ham học. Trên giời – dưới biển, cái gì ông cũng biết – cái gì ông cũng hay. Ông chỉ không biết câu nói của Đức Thánh Trần: “Khoan thư sức dân, ấy là kế sâu rễ – bền gốc. Là thượng sách, để giữ Nước”. Chính vì thế, nên ông bóc lột Nhân dân thậm tệ. Dĩ nhiên, qua sưu cao và thuế nặng. “Các thức thuế các làng thêm mãi”. Nhưng Tổng đây, vẫn chẳng muốn dừng. Ông làm ngơ, khi lũ lâu la đi cướp đất của dân nghèo. Chuyện đó, nào phải là cá biệt. Hang cùng – ngõ hẻm trên đất nước này, ở đâu mà chẳng có. Chỉ cần ra ngõ, là chạm tay vào nó. Mục đích cuối cùng của ông: “Làm cho thập thất cửu không/ Làm cho xơ xác, khốn cùng chưa thôi”. Của đáng tội, ông không tham nhiều trong cái đống của ăn cướp ấy. Ông dùng nó, để chia cho lũ lâu la. Hiển nhiên, đó là cái giá, để mua lòng trung thành mù quáng của chúng. Ngu như ông, sao biết rằng: Để dân đói, cái gì đến, nó tất sẽ đến.
Và, lúc đó, sẽ không có ôn hòa. Như, sự việc đã từng xảy ra, ở cái trạm thu phí Cai Lậy nữa đâu. Tổng Trọng và cả cái Đảng CS Việt nam, hãy nhớ cho kĩ điều đó.
– Miếng ăn của dân, ông giành. Môi trường sống của dân, ông đầu độc. Chỉ vì mấy lời phỉnh phờ của thằng bạn đểu, ông cho nhập công nghệ bãi rác của chúng về. Khoan hãy nói đến chuyện đắt – rẻ và hiệu quả kinh tế của chúng. Chỉ cần biết, với những dây chuyền và công nghệ ấy: Biển của nước mình, đang hấp hối. Các dòng sông của nước mình, đang dần chết. Không khí của nước mình, hôi thối và đầy bụi. Nguồn nước ngầm, đang cạn kiệt và ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. “Thập diện, mai phục”. Ông Tổng làm thế, dân mình:
Nỗi diệt giống, bề lo – bề sợ,
Người giống ta, biết có còn không?
Nói ra sởn gáy – động lòng,
Cha con khóc lóc, vợ chồng thở than.
Á Tế Á Ca – Phan Bội Châu
– Sống trong một cái môi trường như thế, dân mình, không giành được giải quán quân về ung thư của Thế giới, ấy mới là chuyện lạ. Dân mắc bệnh, không xót thương cho họ thì chớ. Trên cương vị của mình, con quỷ cái Kim Tiến, còn đang tâm cho nhập thuốc giả về, để bán cho họ với giá cắt cổ. Không treo cổ nó lên, chứng tỏ, ông Tổng cũng là tòng phạm.
– Cuộc sống vật chất, là như thế. Cuộc sống tinh thần, trăm vạn lần, còn khổ hơn. Những gì về Tự do và Dân chủ, mà Hồ Chí Minh đã long trọng hứa trước Quốc dân – đồng bào, đều bị ông xù. Nói một cách không ngoa: Ông đang vạch đường và chỉ đạo lũ lâu la thực thi chiến lược: Đưa nước Việt, quay trở lại với thời kì nô lệ. Và, có vẻ như, ông đã thành công.
“Tức nước, sẽ vỡ bở”. Cố tình đặt mình vào vị trí đối lập với Nhân dân. Đó là tử huyệt thứ 2 của ông Tổng.
c- Từ những luận điểm trên, ta có thể thấy: ông Tổng, hoàn toàn không biết cách trị Quốc – an Dân. Vậy mà, đến giờ này, ông ta vẫn còn đứng được. Phải chăng, ông ta có cái tài trong lĩnh vực đối ngoại, để kéo lại? Không hề, có cái chuyện đó.
– Sách Lục thao – thiên Thiểu chúng, chép rằng: 以弱击强者,必得大国之与,邻国之助. Dĩ nhược kích cường giả, tất đắc đại quốc chi dữ – lân quốc chi trợ. Áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt nam: Chúng ta là một nước nhỏ và yếu. Muốn chống được thằng khổng lồ Trung cộng, tất phải hội đủ hai điều kiện tiên quyết: Thứ nhất, phải có đại quốc chống lưng và thứ nhì, phải được các nước lân bang phù trợ. Chưa có nó, thì bằng mọi cách, phải tạo ra nó. Ngây ngô như Trọng, sao biết được điều này. Chính vì thê, y đề xướng và ra sức cổ vũ cho cái chiến lước đối ngoại “ba không” của mình: “không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”. Hậu quả nhãn tiền, các nước lớn, ngãng ra bằng hết. Cái vế thứ nhất: “có đại quốc chống lưng”, đã không xuất hiện. Ai được lợi ở đây, ngoài Tàu cộng.
Trung cộng, lộng quyền ở Biển Đông. Philippines, đã gứi đơn kiện chúng, tại Tòa án Trọng tài thường trực (PCA). Họ, mời Việt nam tham gia. Cả Đẫn, chỉ đạo cho Bộ Ngoại giao, đứng ngoài. Chung cuộc, Philippines thắng. Còn chúng ta, mất đi một cơ hội vàng, từ trên trời rơi xuống: liên minh với lân quốc, để chống kẻ thù chung. Ngoài ra, với chính sách hai mặt: Trong nước, đàn áp khốc liệt các cuộc biểu tình của dân chúng, khi họ đòi bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Mặt khác, lại phỉnh phờ và ve vãn nhờ Quốc tế, làm giúp cho cái việc này. Chỉ có loại ấm đầu, mới đi đánh bạn và giúp đỡ bọn thần kinh. Hệ quả, cái chuyện “lân quốc chi trợ”, cũng không có nốt. Thân cô – thế cô, lại đứng trước một thằng khổng lồ. Ai thắng – ai thua, chẳng cần nói, ai cũng rõ.
Quen thói ngông nghênh với thần dân của mình, ông Tổng còn mang cái thứ Luật rừng của mình ra, để “giao thiệp” với Thế giới. Ông mà không gật, hỏi có thằng mật vụ nào, dám to gan tới mức: Giữa thanh thiên – bạch nhật, sang tận nước Đức, “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”, để mà bắt người? Dĩ nhiên, ông không phải là Thánh nhân. Bởi thế, đâu có lường trước được phản ứng quyết liệt của một nước văn minh và có chủ quyền. Cũng như, đâu có lường trước được, những hậu quả thê thảm của nó.
– “Âm dương hòa hợp”. Cho nên, cái loại chuyên đi bắt nạt dân lành, tất luôn khiếp sợ trước cường quyền. Nhìn thấy Tàu cộng, ông run lên như chó nhìn thấy Sư tử. Vũ khí – khí tài, toàn mua về những đồ xịn nhất. Nhưng, chưa bao giờ, có ý định: Sẽ đem dùng nó. Bằng chứng, đó là sự hi sinh một cách hết sức vô nghĩa của 64 cán bộ và chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt nam, ở đảo Gạc ma. Thân thể của các anh, đã hòa tan vào trong nước biển. Nhưng nỗi oan khiên của các anh, không thể mất đi. Nó sẽ tích tụ, thành một khối và sẽ có lúc, nó sẽ được đặt lên mặt bàn: Trong phiên tòa của Nhân dân, xét xử tội ác của chế độ CS. Gần đây nhất, là vụ ươn hèn rút giàn khoan ra khỏi bãi Tư chính. Bãi này, nằm sâu trong Hải phận của Việt nam. Việc rút giàn khoan này, có thể so sánh với sai lầm chiến lược của Nguyễn Văn Thiệu – Tổng thống Việt nam Cộng hòa. Khi ông ra lệnh: rút lui chiến lược, sau khi thất thủ Buôn mê thuột, vào tháng 3 năm 1975.
Không có tâm – không đủ tầm và hoàn toàn không có kinh nghiệm trong việc đối ngoại. Dẫn đến, sự cô lập và khinh ghét của cộng đồng Quốc tế. Đó là tử huyệt thứ 3 của ông Tổng.
d- Người xưa, có câu: 智者不为谋,则社稷危;辩者不为使,则使不通;勇者不为斗,则边境侵.Trí giả bất vi mưu, tắc xã tắc nguy – Biện giả bất vi sứ, tắc sứ bất thông – Dũng giả bất vi đấu, tắc biên cảnh xâm. Tạm dịch: Không tận dụng người giỏi, để bày mưu: Xã tắc, tránh sao khỏi thảm họa. Kẻ phân biệt rạch ròi mọi mâu thuẫn và biết khéo ăn – khéo nói, mà không sai đi sứ: Sứ mệnh của Chúa, sao có thể được thực thi. Người dũng cảm, bị ngồi chơi – xơi nước: Biên cảnh, ắt bị lân bang xâm.
Người thường, có Trí – Biện – Dũng thì tốt. Không có, chẳng sao. Nhưng đã là Chúa, phải hội tụ đủ cả 3 nhân tố này. Không những thế, phải ở tầm cỡ thượng thặng. Tiếc thay, Chúa Trọng, chẳng có nổi một. Thế nên, vận Nước, như con tàu giữa thác ghềnh, mà trên đó, không hề có bóng dáng của một ông thuyền trưởng giỏi.
– Về cái gọi là Trí của ông Tổng, phần trên đã phân tích tương đối kĩ. Xin được phép, không nhắc lại. Chỉ xin, bàn về cái Biện của ông Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng. Qua đó, độc giả sẽ thấy, cái bộ mặt thật và cái ánh hào quang giả tạo của ông ta, nó đẹp, đến mức như thế nào.
Không thể phủ nhận: ông Tổng, chỉ là cái dạng gà mờ. Mắc bệnh tiền đình bẩm sinh. Do đó, chẳng có khả năng, phân biệt được đúng – sai và không có khả năng phân biệt được phương hướng. Chỉ cần một và chỉ một bằng chứng duy nhất, cũng thừa đủ để minh chứng cho cái luận điểm này: Ông không minh định được kẻ thù.Không minh định được kẻ thù, sao có thể lập ra được phương án phòng thủ Đất nước? Không có phương án phòng thủ, Đất nước, như một cái nhà không nóc. Chưa bao giờ, ông coi cái thằng “bạn đểu” Trung Cộng, là thù và chẳng khi nào, ông coi Hoa Kỳ, là bạn. “Ý Đảng”, luôn đi ngược và xung đột lợi ích với “lòng Dân”. Điều đơn giản nhất ấy, mà ông còn không nhận ra. Nói chi đến những cái chuyện “công to – việc nhớn”. Cái “biện” của ông (nếu có), suy cho cùng, cũng chỉ là cái loại bao biện – là cái thứ biện biệt của lũ trẻ trâu và nếu có cao hơn nữa, cũng là cái loại lí sự cùn. Lũ lâu la của ông, thường giải trình rằng: Những lâu đài – những khối tiền của mà chúng có được, là do tích lũy từ việc “chạy xe ôm” – “buôn rượu lậu” hoặc bán “chổi chít”. Nghe chúng trơ trẽn nói ra những điều phi lí đến như thế, ông cũng im lặng, để biểu lộ thái độ đồng tình. Chẳng biết, ông nhu nhược – ông ngu hay cùng lúc, có cả 2 thứ ấy?
– Nói về cái Dũng của ông, càng thêm buồn. Trong những năm cả nước đánh Mỹ, bao người đã tình nguyện và hăng hái cầm súng lên đường ra mặt trận. Trong số đó, thiếu gì người mới 12, 13 cái tuổi đầu. Ba X, chẳng hạn. Ông ta đánh trận, từ khi, “chim” của mình, vẫn còn chưa thèm mở mắt. Dĩ nhiên, không có cái chuyện: Đường ra mặt trận, “mùa này đẹp lắm” và chỉ gồm toàn những người tình nguyện. Ai không tình nguyện, tất sẽ bị cưỡng bức. Riêng ông Tổng, xin hỏi: đã trốn chui – trốn nhủi ở nơi đâu và bằng cách nào, mà không phải đi bộ đội? Các bác “xấu bụng”, còn bôi bác rằng: Người mẹ yêu quý của ông, không muốn dòng họ nhà mình, tuyệt tự. Cho nên, bà đã đánh đổi việc ấy, bằng 2 con gà mái cùng với mấy chục quả trứng. Thực – hư của câu chuyện đó, như thế nào? Ông có dám thanh minh, trước bàn dân – thiên hạ?
Sợ chết, suy cho cùng, chưa phải là những cái gì tồi tệ nhất ở một con người. Có điều, đã nhát gan thì nên trốn kĩ ở nhà – chỉ nên bám váy mẹ và rúc đầu vào nách vợ và chỉ nên ăn quẩn xung quanh cái cối xay cùn. Giống như, lũ gà què. Ngo ngoe ra chỗ ba quân làm chi, cho hổ thẹn với chí làm trai. Đến chốn quan trường làm chi, để rước họa diệt thân vào người.
Hèn như thế, cho nên, mới chỉ nhìn thấy con ngáo ộp Trung Hoa, đã xun hết cả vòi. Để rồi, chưa bị chúng đánh, mà đã đầu hàng vô điều kiện.
Tài hèn – chí cùn và nhát như thỏ đế. Đó là tử huyệt thứ 4 của ông Tổng.
Bốn cái tử huyệt ấy của ông Tổng, đánh từ ngả nào vào, cũng chết. Những cái khác, xin phép cả nhà, cho Dân già giữ lại một ít, để giắt lưng. Phòng khi, ông Tổng lên cơn, đến sờ đít lão Dân già, lão còn có vũ khí, để mà “giao thiệp nghiêm khắc” với ông ta.
5- Ông Tổng, là con người như thế. Cho nên, còn ông Tổng, Nước Việt còn điêu linh. Chúng ta, còn mất mặt trên trường Quốc tế – chúng ta, còn bị Tàu ép và chúng ta, càng bị lệ thuộc sâu vào chúng. Những sự việc này, rồi sẽ để lại di hại không dễ gì khắc phục, cho các thế hệ con cháu của chúng ta.
Phải thay đổi. Đó là mệnh lệnh của cả con tim và khối óc.
Giữa cái xấu và cái tồi tệ, người thông minh, không chọn phương án 2. Mong rằng, các thành viên trong Hội nghị TW 6 lần này: hãy bừng tỉnh – hãy hành động và hãy tống cổ lão già: Tuổi cao – sức yếu; mắt mờ – chân chậm; ương ngạnh – dốt nát và bảo thủ về vườn. Theo “đúng quy trình” và đúng cái lộ trình, mà Đại hội Đảng lần thứ XII của quý vị, đã định ra.
Địa chỉ: Vì tin vào cái lũ CS đê hèn, nên bị chúng lừa đảo và cướp sạch của cải. Bởi thế, mất nhà và trở thành dân du mục. Nay đây – mai đó, chưa có nơi ở cố định.