Home Blog Page 1107

Đất nước này là của chúng tôi

0

Khoảng 3 giờ sáng ngày 5/9/1983, tôi và em trai tôi đã âm thầm, lặng lẽ rời thành phố hoa lệ Sài Gòn để đến một điểm tập kết đi “vượt biên” ở một vùng biển ngoại ô, cách Sài Gòn 100 cây số.

Đáng lẽ ra, nếu không có cái đêm định mệnh đó, chắc anh em tôi chỉ vài giờ sau đó, đã cùng hàng triệu trẻ em khác cắp sách đến trường và biết đâu đã vĩnh viễn trở thành những học sinh, cháu ngoan Bác Hồ dưới mái trường XHCN. Rồi cũng biết đâu, chúng tôi ngày nay có thể trở thành những đảng viên ưu tú của “Đảng” để tiếp tục bóc lột, đè đầu cưỡi cổ dân tôi.

Nhưng định mệnh đã rẽ sang khúc quanh khác và cũng kể từ ngày này, tôi đã thoát ly gia đình, xa quê hương, bỏ lại mái trường xưa, bỏ lại người yêu, những mảnh tình ngây thơ tuổi học trò và biết bao kỷ niệm đẹp của thời niên thiếu.

Trên bước đường lưu vong, từ trại tỵ nạn Singapore đến Vương Quốc Bỉ và bây giờ ở Canada, tôi luôn chỉ có một tấm lòng, một hy vọng và một niềm tin sắt đá rằng sẽ có một ngày tôi sẽ được trở lại quê hương để đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho công cuộc kiến thiết và phát triển bền vững đất nước tôi.

Với 34 năm bôn ba hải ngoại, tôi có cơ hội được sống và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới và được học hỏi rất nhiều những điều hay, lẽ phải, những kinh nghiệm quý báu và túi khôn của nhân loại. Mỗi lần nhìn lại bên kia bờ Thái Bình Dương, nơi những lũy tre làng, những con kênh, con lạch, những mái nhà của hàng triệu đồng bào tôi, mặt bám đất, lưng đội trời, lam lũ làm ăn nhưng vẫn còn có bữa đói, bữa no, quần áo chưa hẳn lành lặn, tôi không khỏi tự trách mình sao chưa đóng góp được gì cho đồng bào, đất nước.

Tại sao Việt Nam còn nghèo? Tại sao trình độ phát triển của đất nước tôi quá lạc hậu? Tại sao một chế độ chính trị cộng sản phi nhân, tàn bạo, đi ngược với trào lưu tiến bộ của nhân loại, lại tiếp tục ung dung đày đọa dân tộc tôi? Tại sao người dân tôi bị tước đi những quyền cơ bản làm người của họ? Tại sao chỉ lên tiếng phản ánh những bất công, sai trái trong xã hội là bị trù dập, tù đày, vu cáo là phản động, chống phá nhà nước, chế độ?

Đất nước này là của ai? Chế độ này là của ai? Tại sao, chúng tôi không có quyền suy nghĩ khác? Tại sao chúng tôi không có quyền lên tiếng về một xã hội chúng tôi đang sống? Tại sao lại phải chấp nhận chủ nghĩa xã hội khi ngay chính ông Nguyễn Phú Trọng, người đảng trưởng của ĐCSVN còn phải thú nhận rằng chưa chắc gì đến cuối thế kỷ này chúng ta có thể xây dựng được CHXH?

Chúng tôi những người Việt Nam yêu nước, chúng tôi muốn sống tự do. Chúng tôi không mưu cầu CNXH. Chúng tôi muốn sống với tình tự dân tộc tôi. Chúng tôi muốn sống hài hòa với cộng đồng nhân loại và đóng góp tích cực bảo vệ sự sống trên quả địa cầu.

Chúng tôi yêu cầu Chính phủ nước CHXHCNVN trả lại cho chúng tôi những quyền cơ bản nhất của con người và quyền công dân của một nước Việt Nam độc lập, tự do và dân chủ. Đất nước này là của chúng tôi, cho nên bất cứ chính quyền nào đều phải do những người dân chúng tôi lập ra, chịu trách nhiệm trước chúng tôi và làm tất cả những gì có thể để phục vụ chúng tôi, những công dân Việt Nam.

Riêng cá nhân tôi, đã hơn 34 năm lưu vong, hơn bao giờ hết, tôi thiết tha mong mỏi sớm được trở về quê hương để cùng đồng bào trong và ngoài nước chung sức, chung lòng xây dựng một quốc gia Việt Nam tự do, dân chủ và phú cường; một Việt Nam mà mỗi công dân luôn là một nhân tố đắc lực và cần thiết, đóng góp thiết thực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; và một Việt Nam tích cực hội nhập bền vững và sâu rộng trong cộng đồng nhân loại tiến bộ.

Chiếc xe bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

THANH HIEU BUI·4 THÁNG 9 2017

Ngày 31 tháng 8 cảnh sát Đức gọi điện cho anh Bùi Quang Hiếu, chủ chiếc xe ô tô đã được những kẻ bắt cóc dùng trong vụ Trịnh Xuân Thanh.

Anh Bùi Quang Hiếu là chủ doanh nghiệp dịch vụ cho thuê xe, tổ chức sự kiện. Chiếc xe của anh cho một người đồng hương tên là Nguyễn Hải Long thuê. Vào dịp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Đức, Nguyễn Hải Long đã thuê trước xe này và theo lộ trình ghi lại thì chiếc xe đã sử dụng ở Berlin trong quãng thời gian Nguyễn Xuân Phúc công cán ở đây.

Hiện nay Nguyễn Hải Long đang bị cảnh sát Đức băt giam và khởi tố về tội làm gián điệp và bắt cóc người. Phía chính phủ Việt Nam không lên tiếng gì về vụ bắt giữ này.

Ngày 1 tháng 9 năm 2017, anh Bùi Quang Hiếu chủ xe đã cùng ba người bạn từ Praha đến Berlin để nhận lại chiếc xe từ cảnh sát Đức. Đáng chú ý khi trao trả chiếc xe, những ghi chú, đánh dấu và băng niêm phong còn nguyên.

Anh Bùi Quang Hiếu cho biết, trước xe bị giữ từ ngày 28 tháng 7.

Ngày 30 tháng 7 nhà báo Huy Đức đưa tin trên Facebook mình về việc Trịnh Xuân Thanh đã trở về gây xôn xao dư luận, tiếp đến bộ trưởng công an Tô Lâm nói không hay biết gì về vụ này. Đến ngày 2 tháng 8 thì các báo đưa tin Trịnh Xuân Thanh về đầu thú.

Báo chí Đức đưa tin và chính phủ Đức đưa ra lời cáo buộc phía Việt Nam bắt cóc và đề nghị đưa Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức nguyên trạng.

Những dư luận viên của cộng sản Việt Nam cho rằng cảnh sát Đức quá kém cỏi, không biết gì, đến khi báo chí Việt Nam đưa tin thì nước Đức mới biết và phản ứng.

Nhưng căn cứ vào ngày cảnh sát Đức tìm đến chiếc xe, cho thấy họ đã điều tra vụ việc từ rất sớm trước khi dư luận Việt Nam phong phanh tin Trịnh Xuân Thanh bị bắt về Việt Nam.

Trên trước xe mà cảnh sát Đức trao trả lại cho chủ xe Bùi Quang Hiếu còn có những vệt máu lớn mà cảnh sát đánh dấu, cũng như những vết cào cấu trên đệm xe đều được đánh dấu. Đây là chiếc xe mà hàng ghế sau có thể quay lại đối diện nhau, rất thích hợp cho việc khống chế bắt giữa. Tính cả người lái chiếc xe có 67ghế ngồi, một ghế lái và cạnh lại và hai ghế hàng thứ hai, ba ghế hàng thứ ba. Vị trí Trịnh Xuân Thanh ngồi ở giữa hàng ghế thứ ba. Hai bên là hai mật vụ, trước mặt là hai mặt vụ. Tức có 4 người khống chế Trịnh Xuân Thanh trên xe. Người ngồi ở ghế cạnh lái xe chắc chắn phải là một người Việt sống ở Đức, thông thạo tiếng Đức để đưa đường chỉ lối.

Như vậy còn có thêm một chiếc xe nữa để đưa Đỗ Minh Phương lên đó. Đỗ Minh Phương là bạn gái Trịnh Xuân Thanh làm việc ở Bộ Công Thương. Trước đây công ty mà Thanh quản lý trực thuộc bộ này.

Chiếc xe bắt giữ Trịnh Xuân Thanh theo thiết bị theo dõi lộ trình cho biết đã đậu ở khu vực khách sạn mà Đỗ Minh Phương trú vài ngày. Ngoài những dấu vết trên xe do vật lộn và một hộp thuốc mê dạng tẩm vào khăn ấp lên mặt cảnh sát Đức còn có những nhân chứng chứng kiến xô đẩy, gào hét của vụ bắt cóc, đặc biệt giờ họ có thêm một tòng phạm là Nguyễn Hải Long.

Cảnh sát Đức đã tế nhị để lại những vết đánh dấu trên chiếc xe khi trao trả, một thông điệp đến những kẻ bắt cóc.

Việc này dẫn đến câu hỏi hoài nghi, tại sao những kẻ bắt cóc lại sơ hở khi để lại dấu vết như vậy. Chúng cố tình để lộ hay chúng quá sơ hở.?

Những kẻ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh chỉ tập trung vào duy nhất một nhiệm vụ, bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh và đưa về Việt Nam bằng mọi giá như chỉ đạo của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Việc để lại dấu vết không quan trọng bằng việc đưa được Trịnh Xuân Thanh về nước. Theo dõi những trao đổi của Thanh với Phương qua internet, chúng biết được ngày hẹn gặp và đã thuê xe trước đó để thực nghiệm địa hình. Khi yêu cầu của Nguyễn Xuân Phúc đề nghị chính thức khi gặp chính phủ Đức không thành, lệnh bắt cóc được ban ra để trả đũa nước Đức đã từ chối yêu cầu của Phúc. Những mật vụ đi theo Nguyễn Xuân Phúc đã được nhận lệnh thực hiện phương án hai, tức tổ chức bắt cóc ngay lập tức Trịnh Xuân Thanh. Tức việc bắt cóc này là phương án dự phòng sẽ thực hiện nay khi phương án đề nghị của Nguyễn Xuân Phúc bị bác bỏ.

Vì chỉ cần đạt được mục tiêu bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đưa về, những kẻ thực hiện vụ bắt cóc khi xong việc, đã giao lại xe cho Nguyễn Hải Long mà không thèm để ý đến dấu vết trên xe để xoá, thậm chí chúng không ngần ngại đưa thẳng xe chở Trịnh Xuân Thanh vào đại sứ quán Việt Nam tại Berlin để làm thực hiện một số việc hỗ trợ đưa Thanh về. Những kẻ tham gia bắt cóc đã ở một khách sạn Sylte Hof tại đường Kurfürstenstraße.

Cảnh sát Đức đã có hình ảnh rõ về những đối tượng tham gia vụ bắt cóc này từ các camera của khách sạn, các nhân viên khách sạn cho biết trong số ba kẻ bắt cóc trú tại khách sạn chỉ có một người nói được chút ít tiếng Anh.

Những hành động trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cho thấy phía Việt Nam không thèm đếm xỉa gì đến phía Đức. Sự coi thường này cũng như sự coi thường của phía Việt Nam với các nước phương Tây trong nhiều vụ việc khác. Là một nước nhỏ lại theo chế độ cộng sản, bản chất luôn đối nghich với các nước phương Tây vì hệ thống chính trị, lệnh lại thực hiện từ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng người đứng đầu đảng CSVN, vốn dĩ không ưa gì phương Tây, nên những người tổ chức bắt cóc thấy không cần thiết phải quan tâm phía Đức sẽ phản ứng gì. Nếu sự vụ mà đụng chạm đến Trung Quốc thì mọi việc sẽ đắn đo từng câu chữ hay cử chỉ vì e ngại mất lòng, nhưng với phương Tây thì đảng CSVN không nhất thiết phải quá chú trọng giữ gìn quan hệ.

Thái độ sau vụ bắt cóc cho thấy Việt Nam bất cần , họ làm ngơ trước những đòi hỏi của Đức cũng như những cáo buộc bắt cóc. Không những thế họ còn cho dư luận viên tung ra những bài viết kích động thù hận nước Đức, miệt thị nước Đức trên mạng xã hội và điển hình là tờ báo Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh.

Phía Đức đang kiên trì điều tra và củng cố thêm chứng cứ của vụ bắt cóc cũng như kiên nhẫn chờ đợi chính phủ Việt Nam có câu trả lời chính thức xác nhận hành vi phạm pháp của mình trên đất Đức. Chính phủ CSVN đã từng coi thường và bất cần những vụ va chạm về pháp lý như vậy, để rồi sau đó trả giá đắt như vụ kiện của Việt Kiều Hà Lan Trịnh Vĩnh Bình hay doanh nhân người Ý kiện hãng hàng không Việt Nam. Nguyên nhân cũng tại tư duy nhiệm kỳ, hậu quả nặng nề từ những coi thường pháp lý quốc tế không đến ngay. Chính vì thế những lãnh đạo CSVN họ làm ngơ có gì những người kế nhiệm sau sẽ xử lý. Ở đôj tuổi 73 và quãng thời gian ngắn còn lại trong nhiệm kỳ thứ hai là Tổng Bí Thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng không việc gì phải xuống nước để mất danh dự. Ngược lại y sẽ kiên quyết giữ và đưa Trịnh Xuân Thanh ra xét xử để thể hiện quyền uy của mình. Việc trao trả Trịnh Xuân Thanh bây giờ rất mạo hiểm đối với uy tín của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc, hai kẻ chủ mưu trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Nước Đức có hàng trăm ngàn người Việt sinh sống cũng như nhiều tài sản , chương trình giáo dục , y tế, môi trường, văn hoá của Việt Nam gắn bó tại đây. Sự lặng thinh làm ngơ của chính phủ Việt Nam trước cáo buộc của Đức sẽ tiềm ẩn mối thiệt hại lớn khó lường sau này đối với nhân dân và đất nước Việt Nam. Những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam nếu thực sự vì đất nước cần phải có những trả lời rõ ràng mang tính hợp tác với ý kiến của chính phủ Đức. Không thể vì uy tín cá nhân, quyền lực của mình mà đánh đổi lấy những hậu quả khôn lường nhân dân và đất nước phải gánh chịu. Quan hệ ngoại giao Việt Đức do nhiều người Việt Nam, nhiều lãnh đạo Việt Nam phải mất nhiều năm xây đắp mới có được như ngày nay. Nó là một tài sản vô giá, những con người như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc chỉ nhất thời dùng thủ đoạn mà chiếm quyền lãnh đạo đất nước trong quãng thời gian có hạn.

Những kẻ như Trọng, Phúc không có quyền được đánh đổi những tài sản vô giá như quan hệ ngoại giao với Đức bằng những hành động ngu xuẩn để đổi lấy uy tín cho cá nhân mình.Nhân dân Việt nam cần lên án và đòi hỏi những kẻ cầm quyền, phải chấm dứt thói kiêu ngao, háo danh, bệnh thành tích của lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Không thể cứ mỗi lần một lãnh đạo lên lại sẵn sàng gây thiệt hại cho đất nước chỉ cần giữ được quyền lực của mình. Không thực hiện những công trình vô bổ, lãng phí thì cũng thực hiện những chính sách bóc ngắn cắn dài lấy thành tích là căn bệnh trầm kha mà hầu hết lãnh tụ cộng sản nào ở Việt Nam cũng đều mắc phải, chính căn bênh này đã huỷ hoại đất nước và con người Việt Nam, ngăn chặn sự phát triền của dân tộc.

Tất cả chỉ vì những kẻ cầm quyền bên ngoài nói là công bộc của dân, nhưng thực chất cả chúng và nhân dân đều tin chắc chúng là ông chủ của dân. Trên cơ sở tư duy ấý, chúng thả sức đem tài sản, tính mạng nhân dân ra dổi chác với cho những mục tiêu cá nhân của chúng mà còn được tung hô, ca ngợi.

Khi phát hiện ra chiếc xe sang biển xanh ở Hậu Giang, Nguyễn Phú Trọng lần ra vụ 3200 tỷ tức khoảng 140 triệu usd bị thất thoát. Nhưng khi người Đức phát hiện ra chiếc xe bắt cóc chủ cái xe siêu sang kia, Việt Nam sẽ mất bao nhiêu triệu usd sẽ là điều đáng phải nghĩ.

Trên mức cùng quẫn là sự khốn nạn

0
Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

4-9-2017

Nguyễn Trọng Nghĩa đang viết tường trình. Ảnh: internet

Sáng nay, 04/9/2017, kỷ niệm Quốc khánh xong, một đám côn đồ bao vây Nhà thờ Thọ Hòa để phá hoại, gây rối. Đám người đó ngang nhiên trang bị cả roi điện và súng để uy hiếp đe dọa linh mục Nguyễn Văn Tân cũng như giáo dân ở đó giữa ban ngày như chỗ không người.

Những thông tin trên đã làm nóng ngay lập tức mạng xã hội trong một ngày nghỉ, và rất nhiều tin nhắn, điện thoại tới tấp tìm hiểu sự việc. Các giáo dân giáo xứ Thọ Hòa và các xứ lân cận đã lập tức có mặt.

Đám người đó là ai? Chúng được ai giao nhiệm vụ và nhằm mục đích gì? Ai giao súng và roi điện cho chúng đi uy hiếp và đe dọa công dân?

Chúng là ai?

Nhìn những hình ảnh được trực tiếp đưa lên mạng, người ta chẳng mấy ngạc nhiên và ai cũng hiểu đám người này là ai, chúng đến đây với mục đích gì và theo nhiệm vụ của ai giao.

Thời gian gần đây, để đối phó với phong trào người dân bất bình và bất tuân, nhiều nhóm người được thành lập bởi nhà cầm quyền Hà Nội, đông đảo nhất phải kể đến đám gọi là “Dư luận viên” (DLV). Đây là một đám người không cần trình độ, chẳng cần nhiều lắm về hiểu biết xã hội… chỉ cần biết nhắm mắt, bịt tai để mệnh lệnh và cứ vậy làm theo, bất cứ mệnh lệnh đó là gì, đúng hay sai, tốt hay xấu, hợp luật lệ và đạo lý hay không đều không cần quan tâm, tất cả “đã có đảng và nhà nước lo”.

Về quyền lợi, đám này được mỗi tháng 3 triệu đồng theo thời giá cách đây 4 năm, số tiền này từ ngân sách, nghĩa là từ tiền thuế của người dân, vì thế trên mạng xã hội gọi đám này là “Cộng đồng 3 củ”.

Theo số liệu của báo chí nhà nước, thì cuối năm 2012, ở Việt Nam đã có đến 80.000 người. Điều này, đồng nghĩa với việc mỗi tháng, riêng tiền lương cho đám DLV này, nhà nước đã phải rút ruột người dân 240 tỷ đồng, nghĩa là 2.880 tỷ đồng mỗi năm theo thời giá 2012 để nuôi nhóm này.

Thật lạ, nhà nước có hệ thống báo chí độc tài một chiều với cả gần ngàn tờ báo, đài truyền hình các loại, chưa kể cả chục ngàn hệ thống loa phường… nhưng tất cả chỉ có một Tổng biên tập là Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương. Hệ thống đó, cung cúc tận tụy hò, hát, hô hoán và nói xuôi, nói ngược cũng như phụ họa, ca ngợi mọi chính sách, việc làm của đảng. Vậy mà vẫn chưa đủ, chưa yên tâm nên nhà cầm quyền CSVN còn phải nuôi thêm một lũ những kẻ này?

Thế mới biết, việc độc quyền thông tin chưa phải đã đủ cho họ, điều họ cần là sự ru ngủ dân chúng đến mức mê muội.

Có điều là việc đó ngày càng là chuyện mò kim đáy biển khi mà mạng Internet và các tiến bộ xã hội đã xé toang bức màn sắt bưng bít của Cộng sản qua mấy chục năm. Và nếu muốn, thì họ chỉ có cách đưa đất nước trở lại thành một hầm mộ bí mật kiểu Bắc Hàn mà thôi.

Những thành phần mới

Thế nhưng, giới Dư luận viên vẫn chưa thể đủ để dùng chiêu thức cả vú lấp miệng em mà thuyết phục quần chúng. Trên mặt trận truyền thông, đám DLV này rất dễ bị cộng đồng mạng nhận biết và cách ly, xa lánh. Người ta dễ nhận biết, chỉ vì chúng là những đứa như trên đã nói: Thiếu trí tuệ để có sự độc lập trong suy nghĩ, thiếu lương tâm và đạo đức làm người để có thể cân nhắc sự đúng sai, sự đạo đức và vô luân, thiếu trình độ để hiểu biết về luật pháp và luật rừng…

Thậm chí, chúng thiếu cả văn hóa tranh luận, hay ngôn ngữ, lời nói bình thường. Khi lên mạng, chúng xông vào bất cứ diễn đàn nào với hai mục đích: Cãi lộn bằng những ngôn từ hết sức tục tĩu mà nói theo ngôn ngữ dân gian là “miệng  luôn gắn thêm phụ khoa”, xưng hô hỗn láo với bất cứ ai để thể  hiện sự cuồng cộng một các ngu xuẩn đến thảm hại.

Thường gặp những đám ấy, cư dân mạng hoặc bỏ đi, hoặc đá chúng ra khỏi sân chơi chứ không hơi đâu đi tranh cãi đúng, sai. Và quả là cả ngàn tỷ đồng tiền dân được vung vãi vô tội vạ ngày càng mất tác dụng.

Đến đây, theo “đúng quy trình” nhà cầm quyền bắt đầu sử dụng đám côn đồ.

Trước hết, là những nhóm công an giả dạng côn đồ để bắt bớ, đánh đập những người yêu nước, những tiếng nói khác biệt muốn xã hội tiến bộ. Chúng sẵn sàng dùng bạo lực để gây thương tích cho bất cứ ai nhằm đe dọa ý chí phản ứng của họ. Và qua đó, hành động côn đồ trong xã hội được ngang nhiên dung túng, trở thành hiện tượng bình thường.

Sau khi đám DLV đã không thể phát huy tác dụng trên mạng xã hội, bị xa lánh hoặc chỉ có chúng tụ tập với nhau để khoe nịnh, còm đểu kiếm tiền, một dạng khác được chiêu tập sử dụng. Đó là đám DLV bất chấp luật pháp, ngu xuẩn đến cùng cực sẵn sàng tấn công bất cứ ai bằng bạo lực và các biện pháp vi phạm pháp luật khác nhau.

Hẳn nhiên là để đám này hoạt động được, thì lực lượng an ninh, công an phải dung túng và thậm chí là đứng đằng sau. Chúng sẵn sàng vác cờ đảng đi phá hoại tưởng niệm những cuộc tưởng niệm những người đã hy sinh vì Tổ Quốc. Chúng sẵn sàng kéo đến bao vây, đánh đập và làm náo loạn không gian yên tĩnh của những người mà chúng không thể tranh luận bằng trí não và lời nói. Chúng sẵn sàng đổ mắm tôm, đẩy người khác xuống nước một cách mất dạy nhất với chiêu bài “Yêu nước” và với sự nâng đỡ của hệ thống đằng sau chúng.

Nhiều hoạt động của nhóm này đã bị xã hội lên án, thậm chí báo chí vào cuộc với những lời hứa hẹn chắc như đinh đóng cột của quan chức cộng sản. Chẳng hạn lời hứa của Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Tp Hà Nội, nguyên Giám đốc Công an Hà Nội về vụ phá hoại tưởng niệm Gạc Ma, vụ Công an Sài Gòn cho đến nay sau mấy tháng vẫn không thể điều  tra ra những đứa nào đánh một cô gái rồi quay phim đưa lên mạng Internetm dù đã biết rõ chúng là ai…

Tất cả những điều đó, chỉ nhằm nói lên một điều: nhà cầm quyền đang sử dụng, dung túng cho các nhóm xã hội đen đi bảo vệ một chính quyền đỏ đang bất lực trước người dân.

Điều này, chỉ nói lên một trạng thái trong việc trị nước của nhà cầm quyền hiện nay: Sự cùng quẫn.

Trên sự cùng quẫn là sự khốn nạn

Trở lại sự việc ngày 4/9/2017 tại Giáo xứ Thọ Hòa, một nhóm khoảng hai chục đứa kéo đến xông vào nhà thờ, nhà xứ Thọ Hòa để đe dọa, uy hiếp linh mục Nguyễn Duy Tân.

Đám du đãng, côn đồ này mang theo cờ đỏ, sao vàng, băng rôn loa đài và được trang bị cả súng, roi điện để “chiến đấu” với linh mục và giáo dân ở đây.

Điểm mặt những đứa đến đây, người ta thấy không mấy xa lạ.

Đó là tên Nguyễn Trọng Nghĩa, một “giáo dân, kính Chúa, yêu nước” theo cách định nghĩa của Đảng và nhà nước thông qua Đài truyền hình quốc gia và báo Nhân Dân. Chính y là đứa đã kéo loa đến hô hét ầm ỹ khu phố và náo loạn, hỗn láo chĩa vào nhà thờ Kỳ Đồng thuộc DCCT mới đây.

Sở dĩ chúng tôi không lạ tên này, là bới một sự kiện khó quên. Năm 2013, khi nhà cầm quyền Hà Nội bày trò Góp ý Hiến pháp, Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã “Hưởng ứng” bằng một văn bản như một tiếng nổ giữa trời quang, làm rung chuyển cả hệ thống chính trị. Bản Góp ý dự thảo Hiến pháp của HĐGMVN đã tạo nên cơn lúng túng cho các nhà lý luận, lập pháp và luật, đã làm cho nhà cầm quyền bí lối.

Vậy là tên Nguyễn Trọng Nghĩa đã được sử dụng đến để viết một bức thư hỗn láo với cả HĐGMVN. Chính vì vậy, chúng tôi đã tìm hiểu và vạch ra chân tướng tên này, đồng thời chỉ rõ việc dùng đám tâm thần, ngớ ngẩn để công kích giáo hội Công giáo, thì đó là sự cùng quẫn về cả trí tuệ lẫn lương tâm.

Và như vậy là chạm nọc, nhà cầm quyền vội nhảy cẫng lên  như chó dẫm phải lửa. Báo Nhân Dân vội vàng đăng bài bao che và dọa nạt, Đài Truyền hình đăng lại nhằm bao biện và đe dọa…

Nhưng, tất cả chỉ là trò hề cho thiên hạ cười mà thôi. Bởi ai cũng biết rằng việc dùng đám giả giáo dân này thì chắc chắn sẽ thất bại nhục nhã. Bởi không có sự dối trá, đội lốt hoặc mạo danh nào có thể thắng nổi sự thật.

Với Giáo hội Công giáo Việt Nam qua gần thế kỷ nay dưới chế độ CSVN nói riêng và hàng thế kỷ trên toàn thế giới nói chung, biết bao mưu ma, chước quỷ đã được thi thố. Thậm chí còn có cả sự tham gia của một số linh mục, chức sắc đi theo Cộng sản mà còn không làm gì suy suyển được giáo hội, thì việc sử dụng đám tâm thần, nhố nhăng này chỉ làm xấu mặt đứa tổ chức và nhà cầm quyền mà thôi.

Xưa nay, cha ông vốn đã chẳng nói “Người dại để… đảng, người khôn xấu mặt” đó sao.

Và quả nhiên, đám DLV và côn đồ này đã bị người dân Thọ Hòa vô hiệu hóa, đã bỏ chạy ném cả súng mà vẫn bị tóm cổ lập biên bản giao cho nhà cầm quyền xử lý.

Những bản nhận tội, những lời hứa đã nói lên sự thảm hại không chỉ của chúng, mà của bọn tổ chức và đỡ đầu cho đám này.

Khi nhìn những hình ảnh chính chúng đã thừa nhận tội lỗi của mình là xâm nhập chỗ ở công dân trái phép, mang vũ khí đe dọa mạng sống của công dân, gây rối trật tự công cộng… nhiều người giáo dân ở các giáo xứ Miền Trung và Miền Bắc đã thốt lên rằng: Sao người dân ở đó hiền hòa đến thế? Thử xảy ra việc vác vũ khí đột nhập giáo xứ, nhà thờ ở một giáo xứ miền Trung thử xem?

Hẳn nhà người dân ở vùng Đồng Nai, và giáo dân ở Giáo phận Xuân Lộc cũng như các giáo phận ở Miền Nam còn quá hiền lành và nhẫn nhịn, vì thể chúng mới có thể làm mưa làm gió những nơi này.

Nhưng, hành động của đám côn đồ này đã ngang nhiên chà đạp pháp luật, coi thường tính mạng sức khỏe người dân, nhất là với linh mục, xúc phạm tôn giáo. Đặc biệt những kẻ mang danh giáo dân nhưng làm tay sai cho Cộng sản, được nhà cầm quyền bảo kê, nâng đỡ ra sao, cách xử lý như thế nào… sẽ là một cú hích, một bài học để cho hơn 1 triệu giáo dân Giáo phận Xuân Lộc nói riêng và các Giáo phận khác nói chung nhìn lại và xác định rõ thái độ của mình với hành động của nhà cầm quyền hiện nay.

Quả thật là sau sự cùng quẫn, là sự khốn nạn, và hậu quả của nó thì đúng như lời Kinh Thánh: “Khốn cho các ngươi vì đã giơ chân đạp mũi nhọn.”

BPSOS công bố chương trình công dân Mỹ gốc Việt đòi tài sản

0

Ngày 31 tháng 8, 2017

https://machsongmedia.com

Hôm nay, BPSOS công bố chương trình “Công Dân Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản”, gọi tắt là “Đòi Tài Sản”, với 2 mục tiêu chính:

(1)    Đòi hỏi chính quyền Việt Nam bồi thường các tài sản đã tịch thu của người dân miền Nam sau tháng 4 1975 và của những người dân miền Bắc di cư năm 1954 mà nay họ hay con cháu của họ là công dân Hoa Kỳ;

(2)    Đẩy lùi nạn cưỡng chế đất đai đang tạo nên thảm cảnh “dân oan” ở Việt Nam.

Năm 2013, BPSOS lên tiếng giải thích kế hoạch đòi tài sản và đã nhận được gần 100 hồ sơ đến từ nhiều tiểu bang và trong những hoàn cảnh rất đa dạng. Số hồ sơ này đã giúp chúng tôi tìm hiểu các hình thức cưỡng đoạt tài sản bởi chính quyền Việt Nam và thăm dò chính sách của Hành Pháp Obama. Nay chúng tôi xét thấy sẽ thuận lợi hơn để thực hiện chương trình đòi tài sản dưới Hành Pháp Trump.

Chúng tôi chủ trương dùng luật pháp và hệ thống chính trị Hoa Kỳ, chứ không quan tâm đến chính sách của chính quyền Việt Nam. Luật Hoa Kỳ có những điều khoản bảo vệ tài sản và lợi ích của công dân. Tháng 6 vừa qua chúng tôi thuê 2 hãng luật nhiều kinh nghiệm để tư vấn và tiếp sức vận động chính sách. Đầu tháng 8, chúng tôi ký hợp đồng với hãng luật thứ 3 để nghiên cứu việc thực hiện vụ kiện tại các toà án Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ có loạt bài giải thích về từng điều khoản và cách để khai thác, và đã thiết lập trang mạng để mọi người dễ truy cập: doitaisan.org.

Với thông báo này, chúng tôi bắt đầu tiếp nhận hồ sơ một cách rộng rãi. Quý Vị nào muốn tham gia, xin điền mẫu đơn đính kèm và gửi về: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ” style=”text-decoration: none; color: rgb(65, 110, 210); max-width: 100%;”>taisan@bpsos.org. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng từng hồ sơ và sẽ thông báo riêng với từng người về bước kế tiếp.

Nếu cần thêm thông tin, xin liên lạc qua email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ” style=”text-decoration: none; color: rgb(65, 110, 210); max-width: 100%;”>taisan@bpsos.org hay qua điện thoại: 703-538-2190.

 

Mẫu Đơn Thông Tin Sơ Khởi


Chương Trình Đòi Tài Sản

Ngày: __________________

Xin điền mẫu đơn này đầy đủ và chính xác ở mức có thể. Nếu có tài liệu hay văn kiện liên quan thì xin gửi kèm. Mọi thông tin sẽ được bảo mật. Xin gửi về: taisan@bpsos.org.

Những thông tin trong đây sẽ giúp chúng tôi thẩm định trường hợp của Quý Vị để xem có phù hợp với chương trình Đòi Tài Sản của chúng tôi hay không.  Khi nhận mẫu đơn này từ Quý Vị thì không có nghĩa là chúng tôi đã nhận hồ sơ của Quý Vị vào chương trình. Chúng tôi sẽ thông báo với Quý Vị kết quả thẩm định sau khi nghiên cứu hồ sơ kỹ lưỡng.

Những câu hỏi nào Quý Vị không hiểu rõ hay không biết câu trả lời, xin ghi “không rõ”. Chúng tôi sẽ liên lạc để hỏi thêm.

Trong đơn này, “bất động sản” bao gồm nhà và đất.

  1. 1. Thông tin cá nhân

Tên họ:

Địa Chỉ:

Ngày sinh:

Nơi sinh:

Địa chỉ email:

Điện thoại:

Di động: _________________ Nhà: ______________ Sở làm: _______________

Cách tiện nhất để liên lạc với Quý Vị:

  1. 2. Thông tin bối cảnh
  1. Quý vị có là công dân Mỹ?
  1. Nếu là công dân Mỹ,
  1. Ngày nhập tịch:
  1. Gia đình của Quý Vị có bất động sản bị tịch thu bởi chính quyền Việt Nam không?
  1. Nếu có, xin cho biết bị tịch thu vào thời điểm nào và trong hoàn cảnh nào:
  1. Ai là người đứng tên bất động sản khi nó bị tịch thu?
  1. Nếu Quý Vị không là chủ nhân của bất động sản thì Quý Vị quan hệ như thế nào với chủ nhân của nó?
  1. Quý vị có những giấy tờ gì để chứng minh quyền sở hữu bất động sản không?

Nếu có, thì xin gửi kèm bản sao của giấy tờ ấy.

  1. Chính Quý Vị hay có ai khác trong gia đình Quý Vị đã nhận bồi thường cho việc tịch thu ấy?

Nếu có, xin cho biết trong hoàn cảnh nào và mức bồi thường là bao nhiêu:

  1. Hiện nay Quý Vị đã có luật sư nào đại diện cho việc đòi bất động sản không?

Nếu có, xin cho biết tên và thông tin liên lạc của luật sư:

  1. 3. Tình trạng bất động sản
  1. Nếu ở trong Nam, địa chỉ của bất động sản trước ngày 30 tháng 4, 1975:

Nếu ở ngoài Bắc, địa chỉ của bất động sản trước năm 1954:

Địa chỉ hiện nay, nếu biết:

  1. Bất động sản được Quý Vị dùng cho mục đích gì trước khi bị tịch thu?
  1. Cách nào bất động sản ấy trở thành tài sản của gia đình của Quý Vị?
  1. Quý Vị hay có ai trong gia đình Quý Vị bán hoặc cho đi toàn phần hay một phần của bất động sản ấy?
  1. Nếu không phải là sở hữu chủ nguyên thuỷ, xin cho biết cách nào Quý Vị trở thành sở hữu chủ:
  1. Có bao giờ bất động sản ấy được định giá?

a. Nếu có, thì năm nào và bao nhiêu? Ai là người định gia?

  1. Khi bất động sản bị tịch thu, sở hữu chủ có nhận được thông báo của chính quyền?
  1. Nếu có, xin gửi bản sao của thông báo ấy.
  1. Nếu không, cách nào và lúc nào Quý Vị biết là bất động sản ấy bị tịch thu?
  1. Quý Vị có biết bất động sản ấy đang được sử dụng như thế nào, và bởi ai?

10.  Có ai trong gia đình Quý Vị đã về Việt Nam sau khi bất động sản ấy bị tịch thu?

  1. Nếu có, xin cho biết là người ấy có tìm cách để đòi lại bất động sản?
  2. i.         Xin cho biết tên họ người ấy và quan hệ ra sao với Quý Vị:
  1. ii.         Người ấy về Việt Nam năm nào?
  1. iii.         Kết quả ra sao?

11.  Có điều gì Quý Vị muốn chia sẻ thêm về trường hợp của mình?

Đòi bồi thường tài sản bị cưỡng đoạt: Khai thác luật Hoa Kỳ – Kỳ 1

0
  • Nghìn trường hợp ở Hoa Kỳ mạnh hơn hồ sơ “Trịnh Vĩnh Bình”

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 31 tháng 8, 2017

https://machsongmedia.com

Trong những ngày qua, dư luận người Việt ở trong và ngoài nước theo dõi sát việc hội đồng trọng tài được triệu tập ở Paris, Pháp để xét đơn khiếu nại của Ông Trịnh Vĩnh Bình, đòi chính quyền Việt Nam bồi thường 1.25 tỉ Mỹ kim. Bất luận kết cục ra sao, vụ này chứng minh rằng khi bị lôi ra sân chơi quốc tế, chế độ cộng sản ở Việt Nam không thể tuỳ tiện như trên sân nhà. Ông Bình đã dùng tư cách công dân Hoà Lan để lôi chính quyền Việt Nam vào thủ tục trọng tài.

Ở Hoa Kỳ hiện có nhiều nghìn, thậm chí nhiều chục nghìn, hồ sơ với căn cứ pháp lý mạnh hơn trường hợp của Ông Bình. Trong 4 năm qua chúng tôi đã nghiên cứu khoảng 100 hồ sơ như vậy và tháng 6 vừa rồi triển khai chương trình công dân Mỹ gốc Việt đòi tài sản. Chương trình này gồm 3 mũi nhọn chính để khai thác luật và hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Chương trình này áp dụng cho các tài sản của công dân Hoa Kỳ đã bị cưỡng đoạt bất hợp pháp bởi chính quyền Việt Nam từ năm 1954 cho đến nay.

Mũi nhọn thứ nhất là kiện chính quyền Việt Nam ra toà án liên bang và tiểu bang Hoa Kỳ.

Thông thường, một công dân ở quốc gia này không thể kiện một chính quyền của quốc khác. Tuy nhiên, luật Hoa Kỳ có một biệt lệ. Luật Foreign Sovereign Immunity Act (FSIA), ban hành năm 1976, cho phép công dân Hoa Kỳ kiện chính quyền ngoại quốc trong trường hợp bị tước đoạt tài sản không bồi thường, và người đứng đơn kiện không nhất thiết phải có quốc tịch Hoa Kỳ vào thời điểm tài sản bị tước đoạt.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, số trường hợp công dân Mỹ gốc Việt có thể khai thác luật này để kiện chính quyền Việt Nam có thể lên đến 20 nghìn. Trong đó có những người bị tịch thu các tài sản mà họ để lại ở miền Bắc khi di cư vào Nam năm 1954, và những người bị tịch thu tài sản sau tháng 4 1975. Ngoài ra, một số cộng đồng tôn giáo cũng có thể đứng đơn kiện – chúng tôi sẽ giải thích điểm nay trong một bài khác.

Thay vì dùng lý để giải thích, tôi sẽ minh hoạ Luật FSIA qua vụ kiện Altmann v. Republic of Austria, xảy ra cách đây không lâu.

Image result for The Kiss painting

Tranh “Nụ Hôn” nổi tiếng của danh hoạ Gustav Klimt, mà chính phủ Áo phải trả lại cho nguyên đơn

Bà Maria Altmann sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Áo vào đầu thế kỷ trước. Chú của Bà là một chủ ngân hàng giàu có. Năm 1938, chính quyền Đức Quốc Xã ở Áo tịch thu 6 bức tranh mà người chú đặt hàng với danh hoạ Gustav Klimt. Ít lâu sau, vợ chồng người chú chạy thoát sang Thuỵ Sĩ. Bà Maria cùng với vị hôn phu chạy thoát đến được Hoa Kỳ. Khi Đức thua trận đệ nhị thế chiến và phải rút quân, họ giao các bức tranh này lại cho chính quyền Áo. Vì vợ chồng người chú không con cái, khi họ chết đi Bà Maria đương nhiên thừa hưởng gia tài, trong đó có các bức tranh của Klimt.

Năm 1999 Bà Maria, lúc ấy 83 tuổi, được một nhà báo người Áo và một luật sư trẻ người Mỹ gợi ý kiện chính quyền Áo để đòi các bức tranh Klimt. Họ tận tình giúp Bà làm đơn kiện ra toà Liên Bang ở California. Luật sư đại diện chính quyền Áo yêu cầu toà huỷ vụ kiện, lập luận rằng hành vi tịch thu xảy ra trước khi Luật FSIA ra đời. Năm 2004, Tối Cao Pháp Viện bác bỏ lập luận này, phán xét rằng Luật FSIA có tính hồi tố vô thời hạn, rồi giao cho toà dưới tiến hành xử kiện.

Biết chắc sẽ thua, chính quyền Áo đề nghị giải quyết theo thể thức trọng tài để giảm thiệt hại. Bà Maria cũng đồng ý vì e không còn sống bao lâu để đeo đuổi vụ kiện có thể kéo dài hàng chục năm.

Năm 2006, Hội Đồng Trọng Tài độc lập được triệu tập tại thủ đô Áo. Họ phán quyết rằng chính quyền Áo phải trả các bức tranh Klimt cho Bà Maria, trị giá tổng cộng lúc ấy là 325 triệu Mỹ kim. Bà bán chúng cho một bảo tàng viện ở New York và tặng phần lớn tài sản kếch xù có được vào cuối đời cho các tổ chức từ thiện. 5 năm sau chiến thắng lịch sử này, Bà Maria qua đời ở tuổi 95. Vụ kiện của Bà Maria được Hollywood đóng thành phim (Woman in Gold, xem: https://youtu.be/h_VMwJDz4HU), chưa kể nhiều bộ phim tài liệu như Stealing Klimt và The Rape of Europa.

Các điểm có thể rút tỉa từ vụ kiện theo Luật FSIA này gồm có: (1) Bà Maria không là công dân Mỹ khi các bức tranh Klimt bị Đức Quốc Xã tước đoạt; (2) lúc ấy Bà Maria cũng không là sở hữu chủ của các bức tranh này mà mãi sau này mới được thừa kế chúng; (3) việc tước đoạt xảy ra gần 40 năm trước khi Luật FSIA được ban hành; (4) chính quyền Áo không là thủ phạm tước đoạt mà tiếp nhận các bức tranh này từ chính quyền Đức. Đây là những điểm mạnh của Luật FSIA; chúng mở rộng cánh cửa tư pháp cho rất nhiều hồ sơ đòi bồi thường của người Mỹ gốc Việt, vượt xa phạm vi của thủ tục trọng tài trong trường hợp của Ông Trịnh Vĩnh Bình.

BPSOS đã ký hợp đồng với một nhóm luật sư chuyên về tranh chấp tài sản quốc tế để thảo đơn kiện chính quyền Việt Nam. Trong số nguyên đơn có một số là cựu giáo dân của Giáo Xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng; cách đây 7 năm, chính quyền Đà Nẵng đã dùng bạo lực để cưỡng đoạt tài sản của họ. Chúng tôi nhắc đến các hồ sơ Cồn Dầu ở đây vì cũng những hồ sơ này sẽ được dùng làm ví dụ khi trình bày các mũi nhọn khác. Điểm này cho thấy là, để tăng triển vọng thành công, một hồ sơ có thể được dùng trong cả 2 hoặc 3 mũi nhọn cùng lúc.

Bên cạnh những điểm mạnh đã nêu, con đường kiện ra toà có một số điểm bất lợi: (1) một vụ kiện có thể kéo dài cả chục năm; (2) tốn kém nhiều; (3) dù thắng kiện thì việc truy thu tiền bồi thường sẽ không đơn giản nếu chính quyền bị thua kiện không hợp tác.

Trong bài sau, chúng tôi sẽ trình bày một số cách để gia giảm những hạn chế này. Chúng tôi cũng sẽ trình bày một vụ kiện thành công nhắm vào 2 công ty quốc doanh của Việt Nam cách đây gần 20 năm mà BPSOS đã dự phần.

Bài liên quan:

BPSOS công bố chương trình công dân Mỹ gốc Việt đòi tài sản
https://machsongmedia.com/vietnam/50-doi-tai-san/1245-2017-08-30-22-18-18.html

Đòi bồi thường tài sản bị cưỡng đoạt: Thế kẹt của chính quyền khi bị kiện (Bài 2)

0
    • Vụ kiện ở American Samoa: Việt Nam thua vì không ra toà
  • Vụ kiện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ: lên đến Tối Cao Pháp Viện

Ts. Nguyễn Đình Thắng Ngày 1 tháng 9, 2017 https://machsongmedia.com Ai yêu hội hoạ đều biết đến các bức tranh của danh hoạ Gustav Klimt, nhưng có thể họ không biết về những chi tiết ly kỳ ở đằng sau: một cụ bà 83 tuổi, gốc Do Thái tị nạn ở Hoa Kỳ, đã dùng luật Hoa Kỳ để đòi công lý và chiến thắng. Chính quyền Áo đã phải trả các bức tranh mà từ lâu họ xem đương nhiên là tài sản quốc gia cho nguyên đơn, Bà Maria Altmann. Tôi dùng vụ kiện nổi tiếng Altmann v. Austria để minh hoạ ứng dụng của Luật FSIA, trước hết và trên hết là để làm cho bài viết đỡ nhàm chán. Vụ kiện còn cho thấy, kiện một chính quyền ra toà án Hoa Kỳ lắm chông gai nhưng đã có tiền lệ. Trước đây, có lời bàn râm ran rằng, làm sao mà kiện chính quyền Việt Nam được để đòi bồi thường tài sản? Có thể đó là do thiếu hiểu biết, nhưng cũng không loại trừ ai đó muốn đánh lạc hướng dư luận, để tránh cho chính quyền Việt Nam bị ngụp lặn trong cơ man các vụ kiện trên đất Mỹ. Chế độ ở Việt Nam thật sự lo vì đã có kinh nghiệm xương máu. Ngày 12 tháng 3, 2008 vị trưởng đoàn liên ngành của chính phủ Việt Nam viết từ Jordany cho Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Phạm Gia khiêm và Bộ Trưởng Lao Động Thương Binh Xã Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, mà giờ đây là Chủ Tịch Quốc Hội: “Đây là kịch bản giống như vụ Samoa như Nguyễn Đình Thắng gây ra trước đây trên cơ sở đình công bất hợp pháp để đưa vụ kiện ra toà… Việc này đã vượt quá thẩm quyền của Đoàn. Vì vậy, Nhà cho ý kiến chỉ đạo gấp để cho Đoàn thực hiện.” “Nhà” có nghĩa là Ông Bộ Trưởng Ngoại Giao và Bà Bộ Trưởng LĐTBXH, người đã cử đoàn liên ngành sang Jordany để giải quyết vụ các công nhân Việt Nam đình công vì bị bóc lột. Người lãnh đạo cuộc đình công khi ấy là cô Vũ Thị Phương Anh, một cái tên mà nhiều người biết đến. Phập phồng chờ phán quyết của Toà Thượng Thẩm American Samoa trong vụ kiện 2 công ty quốc doanh Việt Nam (ảnh VLS) Vụ Samoa Trong vụ này, toà thượng thẩm của American Samoa xử 3 bị đơn phải bồi thường tổng cộng 3.5 triệu Mỹ kim cho 250 nạn nhân Việt Nam. Các bị đơn này gồm một công ty Hàn Quốc, Daewoosa American Samoa, và 2 công ty quốc doanh Việt Nam: Tourism Company 12 (TC12) của Bộ Thể Thao Văn Hoá và Du Lịch, và International Manpower Supply (IMS) của Bộ Thương Mại. Xem: https://www.mvariety.com/community-bulletin-sp-595/2302-garment-firm-ordered-to-pay-35m Tháng 3 năm 1999, tôi bắt đầu hợp tác với Luật Sư Barry Rose ở đảo American Samoa để chuẩn bị vụ kiện. Nguyên đơn là các người lao động Việt Nam bị lừa đưa sang đảo American Samoa, lãnh thổ tự trị của Hoa Kỳ, để bị bóc lột và giam như nô lệ. Ngày kia, 2 nữ công nhân trốn ra ngoài và được một phụ nữ bản địa cưu mang, rồi tìm luật sư can thiệp. Luật sư đó là LS. Barry. Qua một người quen, LS Barry tìm đến tôi. Đơn kiện được nộp tháng 4 năm 1999, và mất đúng 3 năm thì toà phán xét. Khi đơn kiện còn chờ được xét xử, khi Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người của Hoa Kỳ có hiệu lực vào cuối năm 2000, cơ quan FBI lập tức giải cứu các nạn nhân; ngoài Việt Nam ra còn có một số ít người Trung Quốc. Hễ người nào thoát ra, lập tức được BPSOS mua vé máy bay, dùng thẻ nợ của tổ chức, để đưa gấp sang Hawaii cho được an toàn. Tiếc là chúng tôi đã không cứu kịp cho 50 công nhân bị chính quyền Việt Nam gấp rút đưa về Việt Nam ngay trước đó. Số nạn nhân được giải thoát được định cư ở Hoa Kỳ theo Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người, mà tác giả Dân Biểu Christopher Smith (Cộng Hoà, New Jersey); Ông cũng là tác giả của Luật Magnitsky Toàn Cầu gần đây. BPSOS hợp tác với Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ để truy tố hình sự Ông Kil Soo Lee và số người đồng loã. Trong số 50 nạn nhân bị hồi hương, chúng tôi vận động Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đưa được 30 người sang Hoa Kỳ làm nhân chứng. Sau đó, họ được phép ở lại luôn Hoa Kỳ. Chủ nhân công ty Hàn Quốc, Kil Soo Lee, và tòng phạm bị giam để chờ ra xét xử. Tài sản của công ty Daewoosa American Samoa bị Bộ Ngân Khố tịch thu để đền bù cho các nạn nhân, kể cả số nạn nhân đã bị hồi hương về VIệt Nam. Tháng 6 năm 2005, Ông Kil Soo Lee bị tuyên án tù 40 năm. Ông hiện đang ở nhà tù Honolulu. Đây là vụ truy tố hình sự lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ về buôn người. Điểm lưu ý trong vụ Samoa là, nguyên đơn lúc ấy chỉ có quy chế “di công” ở Hoa Kỳ, nhưng vẫn có quyền kiện các doanh nghiệp quốc doanh ở Việt Nam, và đã thắng kiện. Vì Ông Kil Soo Lee đã ở tù khi toà thượng thẩm của American Samoa phán quyết, 2 công ty quốc doanh Việt Nam phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về số tiền 3.5 triệu Mỹ kim bồi thường. Đến nay chính quyền Việt Nam vẫn chưa trả số tiền bồi thường ấy, và họ lo sẽ phải đối mặt với các vụ kiện tương tự mà có “yếu tố BPSOS” trong đó. Bởi thế, trong vụ đình công ở Jordany năm 2008, “Nhà” đã ra lệnh đoàn liên-ngành của chính phủ phải bằng mọi cách vận động toà Jordan không xử phạt các công nhân Việt Nam về tội đình công không xin phép trước. Thực ra, trong vụ này chúng tôi đã không chọn con đường toà án, mà làm việc với chính quyền Jordany, với sự hỗ trợ của quốc vương và hoàng hậu của họ. Vụ kiện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Tôi đoán chừng chính quyền Việt Nam biết về vụ kiện lịch sử này vì có phần nào liên quan dù không là bị đơn. Cách đây gần ¼ thế kỷ, tổ chức LAVAS do BPSOS thành lập kiện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lên đến Tối Cao Pháp Viện. Vụ kiện này đã thúc đẩy Quốc Hội thay đổi một điều khoản luật di trú. Xem: https://caselaw.findlaw.com/us-dc-circuit/1344121.html Để đối phó với cơn khủng hoảng thuyền nhân của những năm 1988-1989, năm 1990 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ủng hộ Chương Trình Hành Động Toàn Diện (Comprehensive Plan of Action, hay CPA). Theo đó, các quốc gia tạm dung như Hồng Kông, Thái Lan, Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân… giam thuyền nhân trong các trại tạm dung và phỏng vấn để xác định tư cách tị nạn của họ; chỉ những ai được xét là tị nạn thì các quốc gia đệ tam, trong đó có Hoa Kỳ, mới nhận định cư. Số còn lại phải hồi hương. Đối lại, BPSOS thực hiện 3 mũi nhọn cùng lúc: cử luật sư bảo vệ tư cách tị nạn cho từng hồ sơ thuyền nhân, vận động Quốc Hội Hoa Kỳ can thiệp và kiện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Kế hoạch này cuối cùng đã gíup 20 nghìn thuyền nhân định cư tị nạn dù đã bị từ chối tư cách tị nạn bởi các quốc gia tạm dung. Trong mũi nhọn tư pháp, chúng tôi lọc ra 130 hồ sơ đã bị từ chối tư cách tị nạn bởi các quốc gia tạm dung, nhưng lại có quy chế di dân vào Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình. Năm 2003, chúng tôi giúp các thân nhân là công dân Hoa Kỳ đứng đơn kiện Bộ Ngoại Giao vì lý do phân biệt đối xử. Bộ Ngoại Giao, vì đã tham gia CPA, bắt số thuyền nhân kể trên phải hồi hương rồi sẽ xử lý các đơn bảo lãnh đoàn tụ gia đình ở Việt Nam. Không một sắc dân nào bị đòi hỏi như vậy (vì họ không là thuyền nhân nên không bị chi phối bởi CPA). Chúng tôi lập luận rằng CPA là thoả thuận về người tị nạn, còn thể thức di dân phải tuân thủ luật di dân Hoa Kỳ. Vụ kiện cù cưa từ Toà Sơ Thẩm lên đến Toà Phúc Thẩm và cuối cùng lên Toà Tối Cao. Tháng 2 năm 2006, chỉ độ một tuần trước ngày xử, Bộ Ngoại Giao vận động được Quốc Hội thông qua điều khoản luật cho phép Bộ Ngoại Giao chọn địa điểm thuận tiện nhất để xử lý các hồ sơ đoàn tụ gia đình. Vì chức năng của Toà Tối Cao là diễn giải luật do Quốc Hội thông qua, sự thay đổi này làm cho vụ kiện của chúng tôi mất căn cứ (moot). Tuy nhiên, trước đó Sở Di Trú Hoa Kỳ đã phải xử lý các hồ sơ của nguyên đơn, theo yêu cầu của chúng tôi. Luật sư của chúng tôi lập luận rằng, nếu chờ vụ kiện kết cục mới giải quyết hồ sơ đoàn tụ gia đình thì có nghĩa là, nếu chúng tôi thắng kiện, các nguyên đơn vẫn bị thiệt hại một cách không thể bù đắp. Toà đồng ý và bắt Sở Di Trú phải tiến hành thủ tục định cư, bất chấp các cam kết của Bộ Ngoại Giao theo CPA. Nhờ vậy, khi mà vụ kiện trở thành mất căn cứ, phần lớn các hồ sơ trong đơn kiện đều đã được giải quyết định cư. Không những vậy, Bộ Ngoại Giao đã yêu cầu phía Việt Nam hợp tác để giải quyết định cư khẩn cấp các người có quy chế đoàn tụ gia đình với thân nhân ở Hoa Kỳ nhưng đã bị hồi hương dù, hồ sơ của họ không thuộc vụ kiện. Đó là lý do chúng tôi biết rằng chính quyền Việt Nam biết về vụ kiện lịch sử này. Đây là vụ kiện mang tính cách lịch sử vì nó là trường hợp đầu tiên mà người Việt tị nạn kiện chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ, vụ kiện lên đến Tối Cao Pháp Viện, và Quốc Hội phải nhập cuộc. Điểm thứ 2 cần lưu ý là, có khi kiện nhưng không nhằm thắng ở toà, mà là để thúc đẩy một mũi nhọn song song. Thế kẹt của chính quyền bị kiện Các chính quyền với tội ác trên tay không bao giờ muốn bị kéo ra toà, nơi mà công lý và sự minh bạch là chuẩn mực. Vì ra toà sẽ mang đến rủi ro nhiều tội ác sẽ bị phanh phui, kể cả những điều khuất tất không trực tiếp liên quan đến vụ kiện. Nhưng không ra toà thì đương nhiên thua kiện. Đó là trường hợp của 2 công ty TC12 và IMS; họ đã không tham dự phiên toà và không thuê luật sư đại diện. Để minh hoạ điểm này, tôi dùng một vụ kiện với nhiều chi tiết lý thú: Villoldo v. Cuba. Tháng 3 năm 2008,  Ông Gustavo Villoldo, người Mỹ gốc Cuba 72 tuổi sống ở Miami, đệ đơn ra toà tiểu bang kiện chính quyền Cuba. Năm 1959, chính quyền Cuba đã tịch thu toàn bộ tài sản của cha mẹ Ông Gustavo, tổng trị giá lên đến 100 triệu thời bấy giờ, và ép cha của Ông phải tự sát. Ông Gustavo và người anh được mẹ đưa đi thoát, đến Hoa Kỳ tị nạn năm 1960. Tháng 5 năm 2008, toà tuyên án chính quyền Cuba phải bồi thường gia đình Ông Gustavo 393 triệu Mỹ kim cho trị giá tài sản đã bị tịch thu, 392 triệu Mỹ kim cho các đau đớn tinh thần và thể xác, và 393 triệu Mỹ kim trừng phạt; tổng cộng là 1.2 tỉ Mỹ kim. Toà phán xét rất nhanh vì chính quyền Cuba không hầu toà. Liền sau đó Ông Gustavo lại kiện thêm, lần này là cho những tổn thương gây ra cho chính Ông Gustavo vì chính quyền Cuba đã có lần tra tấn Ông trong 5 ngày và nhiều lần hăm he ám sát Ông trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Năm 2011, toà tuyên án chính quyền Cuba phải bồi thường thêm 2,8 tỉ Mỹ kim. Ông Gustavo đã thuê một hãng luật lớn để truy lùng tài sản chìm và nổi của chính quyền Cuba ở khắp thế giới. Khi Tổng Thống Obama quyết định bình thường hoá quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ – Cuba, Ông Gustavo thấy có thêm triển vọng để đòi bồi thường. Mỗi khi Hành Pháp Obama rục rịch thương thảo với Cuba về trao đổi văn hoá, mậu dịch… thì lập tức các luật sư của Ông Gustavo vận động Quốc Hội chặn lại, đòi hỏi Cuba phải trả tiền bồi thường trước đã. Thậm chí, năm 2016 khi bảo tàng viện Boston chuẩn bị cuộc triển lãm các bức tranh thuộc tài sản quốc gia của Cuba, họ phải vận động để chính quyền Obama bảo đảm là các bức tranh này không bị tịch thu bởi luật sư của Ông Gustavo. Đó là thế kẹt của Cuba: ra toà thì bị tố khổ và cuối cùng vẫn có thể thua kiện, còn không ra toà thì đương nhiên thua kiện và phải đối phó với di luỵ triền miên. Đó cũng là thế kẹt của chế độ ở Việt Nam. Bà Adele Bloch-Bauer trong bức tranh của Gustav Klimt Kết luận Trở lại với vụ kiện Altmann v. Austria, chính phủ Áo chọn con đường trọng tài có lẽ một phần là vì không muốn quá khứ tội lỗi mà họ muốn chôn vùi nay lại bị phơi bày ra ánh sáng của toà án Hoa Kỳ: chính quyền Áo từng hợp tác với Đức Quốc Xã để diệt chủng người Do Thái ở Áo. Để che đậy quá khứ xấu xa đó, bảo tàng viện quốc gia của Áo tránh nhắc đến tên của người mẫu trong một bức tranh nổi tiếng của Klimt: Adele Bloch-Bauer, mà chỉ gọi là Woman in Gold (người phụ nữ trong trang phục bằng vàng). Chồng của Cô Adele, tức chú của Bà Maria Altmann, là người đã đặt hàng với hoạ sĩ Klimt cho 6 bức tranh là đề tài tranh chấp trong vụ kiện. Chính quyền Việt Nam biết rằng họ sẽ ở thế kẹt nếu bị kiện. Họ cũng biết rằng triển vọng bị kiện là rất thực. Ngoài vụ Samoa và vụ kiện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, họ biết rằng CAMSA, cũng do BPSOS thành lập, đã hoặc chuẩn bị 3 vụ kiện ở Mã Lai Á và 1 ở Đài Loan liên quan đến các hồ sơ nạn nhân buôn người. Trong một vụ ở Mã Lai Á, Toà Đại Sứ Việt Nam ở quốc gia này ra chỉ thị phải bắt cóc các nguyên đơn để đưa về Việt Nam, nhưng không thành vì chúng tôi chặn kịp. Trong tất cả các vụ trên, các đối tượng của chúng tôi đều điều đình giải quyết ngoài toà. Tổng số tiền bồi thường là trên 3 triệu: Mỹ kim. Do đó, nếu có râm ran lời bàn rằng “con kiến mà kiện củ khoai” thì cũng không là điều đáng ngạc nhiên. 

Việt Nam trông cậy vào năm loại vũ khí để ngăn chặn Trung Quốc tấn công.

0
Nguyễn Quốc Khải

30-08-2017

Trước mưu đồ rất rõ của Trung Quốc là muốn kiểm soát hầu hết Biển Đông, mở đường cho Trung Quốc tràn qua Ấn Độ Dương, Phi Châu, và Trung Đông, chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc xem ra không thể tránh được. Trung Quốc có tham vọng muốn chiếm Biển Đông để khai thác khối lượng dầu và khí đốt lớn lao tại đây. Trong lúc Hoa Kỳ lúng túng vì những tranh chấp về các chính sách quốc nội với sự lãnh đạo non nớt của Tổng Thống Trump và tình hình bất ổn tại bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc ngày càng hung hăng. Tình thế này làm cho cuộc chiến ở Biển Đông lại càng có sắc suất cao trong vài năm tới.

Theo Global Firepower, Việt Nam được xếp vào hạng 16 trong 133 nước có sức mạnh quân sự cao nhất. Việt Nam có thể dựa vào năm loại vũ khí tối tân nhất sau đây để ngăn chặn cuộc xâm lăng của Trung Quốc.

1. Phi cơ chiến đấu: Việt Nam có 11 Sukhoi Su-27 và 35 Sukhoi Su-30 MKZ thuôc lớp Flanker. Những phi cơ chiến đấu hạng nặng, bay nhanh, và nguy hiểm này sẽ cấu tạo thành tuyến đầu phòng thủ, có thể tấn công các mục tiêu trên đất, biển, hay không đối không. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, không lực miền Bắc chỉ giữ vai trò phòng vệ. Trong chiến tranh biên giới 1979, không lực của Trung Quốc cũng chỉ giữ một vai trò nhỏ bé. Nếu cuộc chiến Việt-Trung mới xẩy ra trong tương lai, tình hình sẽ thay đổi. Không lực đôi bên sẽ tham chiến mạnh mẽ. Phi cơ chiến đấu Sukhoi của Việt Nam, cũng như loại chiến đấu cơ cũ MIG-21, không những có khả năng bảo vệ không phận Việt Nam mà còn có thể tấn công vào nội địa Trung Quốc. Tầm bay xa: 3,000 km – 3,500 km.

1

2. Chiến hạm: Việt Nam có bốn chiến hạm loại Gepard Class trọng tải 1,500 tấn. Những chiến hạm này mang hỏa tiến, bom thả sâu xuống nước (depth charge) có thể tấn công các tầu chiến, tầu ngầm và máy bay. Phi cơ trực thăng có thể lên xuống các chiến hạm Gepard.

3. Tầu ngầm: Việt Nam có sáu tầu ngầm hạng Kilo chống tầu ngầm, tầu chiến, và phi cơ. Tầu ngầm Kilo trang bị thủy lôi và hỏa tiễn, lặn sâu 300 m, tốc độ trong nước 31 km – 46 km / giờ, khả năng chịu đựng là 45 ngày.

4. Hệ thống phòng không: Việt Nam có hệ thống phòng không S-300 SAM có khả năng khám phá mục tiêu và theo dõi cách xa 75 dặm.

5. Hỏa tiễn: Việt Nam có loại hỏa tiến hành trình (cruise missile) P-800 ONYX có thể phóng từ dàn phóng trên mặt đất, phi cơ, chiến hạm, hay tầu ngầm. Đây là loại vũ khí quan trọng nhất của Việt Nam để bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải, có tầm xa 290 km và mang đầu đạn 250 kg.

Mới đây Việt Nam đã đạt được thỏa thuận với Ấn Độ để mua hỏa tiễn hành trình Brahmos. Loại hỏa tiễn này có thể phóng đi từ dàn phóng ở dưới đất hay từ phi cơ với tầm xa 295 km. Ấn Độ đang sản xuất lại Brahmos phóng từ tầu ngầm. Hiện nay Trung Quốc Không chưa có cách để tiêu diệt loại hỏa tiễn này.

Brahmos là loại hỏa tiễn siêu thanh và vô hình (stealthy) rất khó bị bắn hạ. Nó có thể bay rất thấp, và khi đến gần mục tiêu có lượn vòng theo chữ “S”. Tầm xa của Brahmos là 290 km vì một thỏa thuận quốc tế (Missile Technology Control Regime) chỉ cho phép bán hỏa tiễn không có tầm xa trên 300 km. Brahmos có khả năng chuyên chở đầu đạn nguyên tử 600 lbs.

2

Ấn Độ hiện nay đặt rất nhiều dàn phóng Brakmos tại biên giới Ấn-Trung. Trung Quốc tỏ vẻ lo sợ. Nhật báo Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân của Trung Quốc viết: “Ấn Độ triển khai hỏa tiễn siêu thanh tại biên giới quá nhu cầu phòng thủ và đe dọa Tây Tạng và Yunnan của Trung Quốc … và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đối với sự ổn định ở trong vùng.”

3

Thật là nguy hiểm nếu Việt Nam chỉ dựa vào số lượng võ khí tối tân giới hạn kể trên để ngăn chặn thành công cuộc xâm lăng của Trung Quốc một cách đơn thân độc mã. Liên minh quân sự với các nước Nhật, Ân Độ, Úc, và Hoa Kỳ vẫn là cách bảo đảm hơn cả.

Tờ báo Washington Post tường thuật rằng cách đây hai tuần, môt bài xã luận đăng trên tờ báo Global Times, một cơ quan ngôn luận bán chánh thức của chánh phủ Trung Quốc, viết rằng “Nếu Bắc Triều Tiên tấn công Hoa Kỳ trước, Trung Quốc sẽ giữ vị thế trung lập. Nếu Hoa Kỳ và Nam Hàn tấn công Bắc Triều Tiên trước và nhắm lật đổ chế độ Bắc Hàn, làm thay đổi mô hình chính trị của bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc sẽ ngăn chặn họ làm như vậy”. Việt Nam cũng có thể thỏa hiệp với Hoa Kỳ và các đồng minh Á châu khác để có một liên minh tương tự. Nó có nghĩa là nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước đồng minh sẽ ngăn chặn Bắc Kinh làm như vậy.

Việt Nam phải hành động trước khi quá muộn. Trung Quốc không thể đối phó với ba mặt trận cùng một lúc: Biển Hoa Nam, Biển Hoa Đông, và biên giới Ấn – Hoa. Việt Nam không còn một hi vọng nào để chung sống hòa bình với Trung Quốc, trừ phi Việt Nam trở thành một cường quốc kinh tế lẫn quân sự, nhưng điều này vẫn chỉ là ước vọng. Trước đây,

4

một Phi Luật Tân yếu ớt đã can đảm đứng lên chống lại Trung Quốc. Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội liên minh với nước này. Nay chính Việt Nam phải giữ vai trò dẫn đường.

Tài liệu tham khảo:

1. Sebastien Roblin, “BrahMos: India’s Supersonic Missile That Terrifies China (Thanks to Russia), The National Interest, April 4, 2017.
2. Robert Farley, “If Vietnam and China Went to War: Five Weapons Beijing Should Fear,” The National Interest, July 12, 2014.

3. Defense Updates, “How Vietnam is Deterring China with These Five Weapons,” September 6, 2016.

Đòi bồi thường tài sản bị cưỡng đoạt: Người ở trong nước có thể tiếp tay

0
  • 2 cách tiếp tay: phổ biến thông tin và truy tìm hồ sơ

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 4 tháng 9, 2017

https://machsongmedia.com

Chương trình Đòi Tài Sản của BPSOS có 2 mục tiêu:

(1) Đòi bồi thường tài sản mà chính quyền Việt Nam đã cưỡng đoạt của công dân Mỹ;

(2) Đẩy lùi nạn cưỡng chế đất đai đang gây nên thảm cảnh “dân oan” ở Việt Nam.

Mọi người Việt ở trong và ngoài nước đều có thể tiếp tay cho cả 2 mục tiêu trên bằng cách phổ biến rộng rãi thông tin về Chương Trình Đòi Tài Sản để nhiều người cùng biết và hiểu, và ngay trước mắt giúp chúng tôi truy tìm 3 loại hồ sơ sau đây.

Loại hồ sơ đòn bẩy

Con đường kiện một chính quyền ngoại quốc ra toà Hoa Kỳ có những ưu điểm nhưng cũng có một số điểm bất lợi: (1) vụ kiện có thể kéo dài cả chục năm; (2) tốn kém nhiều; (3) dù thắng kiện thì việc truy thu tiền bồi thường sẽ không đơn giản nếu chính quyền thua kiện không hợp tác. Một chiến lược thường dùng trong vấn đề kiện tụng là leo thang tiềm năng rủi ro thiệt hại cho đến khi đối phương chấp nhận giải quyết ngoài toà.

Để áp dụng chiến lược đó, chúng tôi cần sự tiếp tay của đồng bào trong và ngoài nước để truy tìm một loại hồ sơ đặc biệt: nhà, đất của công dân Hoa Kỳ bị cưỡng đoạt và hiện do một công ty Hoa Kỳ sử dụng. Chúng tôi sẽ kéo công ty ấy vào vụ kiện, và điều này sẽ đơn giản hoá vụ kiện rất nhiều vì công dân Hoa Kỳ kiện công ty Hoa Kỳ tại toà án Hoa Kỳ theo luật Hoa Kỳ. Tuy không lý tưởng bằng, một công ty không phải của Hoa Kỳ nhưng có cơ sở hoạt động ở Hoa Kỳ cũng có thể dùng được.

Căn bản pháp lý để kéo công ty ấy vào vụ kiện vì, khi công dân Hoa Kỳ là sở hữu chủ của bất động sản ở Việt Nam, có thể lập luận rằng lẽ ra công ty phải trả tiền thuê nhà cho họ, chứ không phải cho đối tác ở Việt Nam. Đối tác này có thể là một đơn vị chính quyền hoặc là tư nhân đang nắm quyền sở hữu sau nhiều đợt truyền tay tài sản bị chính quyền cưỡng đạt.

Trong suốt thời gian vụ kiện diễn tiến, nguyên đơn có thể yêu cầu toà án ra phán quyết tạm thời là công ty ấy không phải ngưng mọi hoạt động trong phạm vi tài sản đang tranh chấp và tạm thời nộp tiền thuê hàng tháng vào tín quỹ do toà kiểm soát. Điều này sẽ gây xáo trộn về hợp đồng thuê giữa công ty và đối tác ở Việt Nam. Nếu đó lại là một công ty tầm cỡ như Sheraton, Marriott, Intel, Nike, Samsung, McDonald, Starbucks, Bank of America, HSBC… thì sự xáo trộn đó sẽ tạo rúng động trong toàn thể cộng đồng các công ty và các nhà đầu tư Hoa Kỳ và quốc tế về rủi ro bị dính vào các vụ kiện vừa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, vừa tai hại đến uy tín. Khi ấy, có nhiều triển vọng chính họ sẽ áp lực chính quyền Việt Nam giải quyết vụ kiện chóng vánh ngoài toà, nghĩa là họ sẽ đóng vai trò đòn bẩy.

Trong số khoảng 100 hồ sơ chúng tôi đang có trong tay, có ít ra 1 trường hợp như trên, nhưng chưa vừa ý và chưa đủ. Chúng tôi cần khoảng chục trường hợp, và lẫn trong đó là những trường hợp liên quanđến các công ty tầm cỡ của Hoa Kỳ.

Các trường hợp như vậy chắc chắn là có, và có nhiều nữa là đằng khác. Trong những năm qua nhiều tỉnh thành ở Việt Nam đã chào mời các công ty Hoa Kỳ và quốc tế. Chẳng hạn, hãng Intel mở công xưởng ở Saigon Hi-tech Park (Quận 9, Sài Gòn), Nike ở Tân Bình, Samsung ở Bắc Ninh và Thái Nguyên… Đó là chưa kể hàng loạt các ngân hàng, khách sạn, quán ăn của Hoa Kỳ đã mở ra ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sàigòn, v.v.

Trở ngại hiện nay là phần lớn chủ nhân của các tài sản ấy cũng không biết là hiện nay nhà, đất của họ đang do ai sử dụng và cho việc gì. Và cũng có thể có người biết nhưng lại chưa nhận được thông tin về Chương Trình Đòi Tài Sản của BPSOS.

Để tăng xác suất tìm ra loại hồ sơ đặc biệt này, chúng tôi cần sự tiếp tay của người Việt ở trong nước. Rất có thể có người ở Việt Nam biết trường hợp của thân nhân hay láng giềng trước đây mà hiện giờ ở Mỹ và nhà, đất để lại đang do một công ty Hoa Kỳ sử dụng. Tuy không đến nỗi như mò kim đáy biển, việc truy tìm loại hồ sơ đặc biệt này cần thật nhiều tai, mắt ở khắp nơi.

Trích từ bộ hồ sơ 400 trang về quyền sở hữu đất từ năm 1939 của các gia đình thuộc Giáo Xứ Cồn Dầu, trong đó có tài sản của công dân Hoa Kỳ đã bị chính quyền Đà Nẵng cưỡng đoạt

Loại hồ sơ tôn giáo

Nhiều cơ sở tôn giáo cũng rơi vào trường hợp là tài sản của công dân Hoa Kỳ.

Qua tiếp xúc với nhiều cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam, tôi biết là một số chùa Phật Giáo, thánh thất Cao Đài, đạo tràng Phật Giáo Hoà Hảo, hội thánh Tin Lành… là do cá nhân cống hiến cho cộng đồng tôn giáo của họ sử dụng, nhưng cá nhân ấy vẫn đứng tên sở hữu. Trong số thí chủ này có những người nay đã là công dân Hoa Kỳ. Khi chính quyền địa phương, hoặc trực tiếp hoặc qua các tổ chức tôn giáo quốc doanh, cưỡng đoạt các cơ sở tôn giáo này thì có nghĩa là họ cưỡng đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ.

Chẳng hạn, một ngôi chùa Phật Giáo ở Đồng Nai được một thí chủ hiến tặng 10 mẫu đất trước khi lên đường định cư ở Hoa Kỳ. Việc hiến tặng chỉ được viết bằng tay giữa 2 cá nhân, không có giá trị pháp lý. Sau đó, chính quyền bắt vị sư trụ trì đi tù và cưỡng chiếm mảnh đất 10 mẫu của chùa. Khi ra tù, vị sư được chính quyền địa phương cho một vuông đất nhỏ để dựng một cái am nhỏ. Còn 10 mẫu đất kia thì chính quyền nói là thuộc quốc phòng nên không trả lại. Vị sư cần liên lạc với vị thí chủ ở Hoa Kỳ, hay con cháu người ấy, và báo cho họ biết về Chương Trình Đòi Tài Sản.

Truy tìm các hồ sơ tương tự là việc mà chỉ các cộng đồng tôn giáo ở trong nước mới làm được. Các hồ sơ này có thể sẽ ảnh hưởng lan toả vì các chính quyền địa phương từ nay sẽ phải dè chừng trong ý định cưỡng chế các cơ sở tôn giáo độc lập do lợi bất cập hại.

Các trường hợp “mỏ neo”

Đây là những trường hợp giống như Giáo Xứ Cồn Dầu: Một mảnh đất nhỏ liên quan đến công dân Hoa Kỳ có thể bảo vệ cả vùng đất rộng đang bị đe doạ cưỡng chế, tương tự một mỏ neo nhỏ mà giữ vững cả chiếc tàu lớn.

Tháng 5 năm 2010, TP Đà Nẵng quyết cướp trắng Giáo Xứ Cồn Dầu. Họ huy động nhiều trăm công an, cảnh sát cơ động, dân phòng… bao vây giáo dân để cướp đất. Trên 100 người bị thương, 62 người bị bắt và tra tấn nhiều ngày, 7 người bị xử án tù, 1 người bị đánh chết và 150 người phải chạy sang Thái Lan lánh nạn. Văn phòng pháp lý của BPSOS ở Thái Lan lập tức bảo vệ số giáo dân chạy sang Thái Lan, đồng thời văn phòng trung ương của BPSOS ở vùng thủ đô Hoa Kỳ truy tìm hồ sơ mỏ neo.

Chúng tôi may mắn tìm được 1 trường hợp cựu giáo dân Cồn Dầu đã có quốc tịch Mỹ từ lâu và thừa kế tài sản ở Cồn Dầu sau khi cả cha lẫn mẹ qua đời. Chúng tôi dùng hồ sơ này để báo động Bộ Ngoại Giao và Toà Bạch Ốc về:

  • Tu Chính Án Hickenlooper năm 1964 (22 USC 2370(e)): Theo đó, Tổng Thống Hoa Kỳ phải đình chỉ mọi viện trợ cho quốc gia nào chiếm đoạt tài sản của công dân Mỹ, và phủ quyết việc chính quyền ấy vay vốn của các định chế tài chính quốc tế;
  • Luật Mậu Dịch năm 1974 (19 USC 2462(b)(2)): Theo đó, Tổng Thống Hoa Kỳ không được cấp quy chế Hệ Thống Thuế Ưu Đãi Tổng Quát (Generalized System of Preferences, hay GSP) cho quốc gia nào đã quốc hữu hoá, cưỡng đoạt hay tịch thu tài sản của công dân Hoa Kỳ.

Vì đang muốn phát triển quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam, Hành Pháp Obama đã áp lưc chính quyền trung ương ở Việt Nam phải cản chặn chính sách cưỡng chế của TP Đà Nẵng. Sau đó, chúng tôi tìm ra thêm hơn chục hồ sơ nữa.

Những trường hợp như Cồn Dầu không ít, nhưng chính người ở các vùng đang bị nguy cơ cưỡng chế, kể cả ngoài Bắc và trong Nam, phải truy tìm.

Có một số trường hợp rất đặc biệt của người dân Tây Nguyên. Trước năm 1975 cơ quan USAID của Hoa Kỳ có chương trình mua đất để cấp lại cho các gia đình dân tộc Tây Nguyên. Trong số đó không ít đã định cư ở Hoa Kỳ và đã trở thành công dân Hoa Kỳ từ lâu. Bằng khoán sở hữu được lưu trữ trong văn khố của cơ quan USAID. Khi nhà nước di dời bao nhiêu bản làng Tây Nguyên cho dự án bauxite hay khi quân đội cướp đất của các gia đình Tây Nguyên để biến thành đồn điền cà phê thì đã xâm phạm tài sản của không ít công dân Hoa Kỳ. Chúng tôi mong rằng cộng đồng người Tây Nguyên ở Hoa Kỳ sẽ phối hợp với nhau để truy ra các trường hợp này và chịu khó vào văn khố của USAID để lục ra các bằng khoán chủ quyền.

Chỉ 1 hồ sơ mỏ neo có khả năng chặn đứng chính sách cưỡng chế trên một vùng đất rộng lớn. Hoặc nếu vùng đất ấy đã bị cưỡng đoạt, chủ hồ sơ có thể dùng luật pháp Hoa Kỳ để bắt chính quyền Việt Nam trả giá cho hành vi cưỡng đoạt.

Cũng như 2 loại hồ sơ ở trên, người dân tại mỗi địa phương có triển vọng cao hơn cả để tìm ra những hồ sơ thích hợp.

Chính quyền TP Đà Nẵng dùng bạo lực để cưỡng chế nhà, đất của giáo dân thuộc Giáo Xứ Cồn Dầu, ngày 04/05/2010

Tác dụng đẩy lùi chính sách cưỡng chế

Có người thắc mắc rằng, làm sao dùng luật pháp và hệ thống chính trị ở Hoa Kỳ để đẩy lùi nạn cưỡng chế đất đai đang gây nên thảm cảnh “dân oan” ở Việt Nam?

Đúng là không thể dùng luật Hoa Kỳ để can thiệp cho từng trường hợp người dân ở Việt Nam bị cưỡng chế nhà, đất. Luật Hoa Kỳ chỉ có thể bảo vệ lợi ích và tài sản của công dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu khéo vận dụng luật pháp và hệ thống chính trị Hoa Kỳ, chúng ta có thể tạo hiệu ứng lan toả để làm giảm đi tình trạng cưỡng chế đất đai một cách bừa bãi và vô tội vạ ở Việt Nam.

Nhóm các hồ sơ mang yếu tố tôn giáo có thể làm cho các chính quyền địa phương từ nay phải cân nhắc trước khi cưỡng đoạt một cơ sở tôn giáo độc lập, để tránh đẩy chính quyền trung ương vào các vụ kiện tụng ở Hoa Kỳ. Hoặc các hồ sơ mỏ neo có thể chặn lại việc cưỡng chế cả một vùng đất lớn, giống như đã xảy ra tại Giáo Xứ Cồn Dầu. Quan trọng hơn, khi công ty Hoa Kỳ, hay công ty thuộc các quốc gia khác nhưng có hoạt động ở Hoa kỳ, bị kéo vào vụ kiện tranh chấp tài sản thì ảnh hưởng tâm lý có thể lan rộng đến tình hình đầu tư nói chung.

Trong mũi nhọn thứ 3, là con đường điều đình ngoài toà, chúng tôi sẽ tìm cách ngăn nạn cưỡng chế đất trên toàn quốc. Một trong những điều kiện tiên khởi cho cuộc điều đình có thể là chính quyền Việt Nam phải đình chỉ các lệnh cưỡng chế cho đến khi bảo đảm được rằng không một tài sản nào của công dân Hoa Kỳ bị vô tình xâm phạm. Và người ở trong nước có thể khai thác các bất cập về chính sách đối với tài sản của người Mỹ gốc Việt, mà chính quyền Việt Nam vẫn xem là công dân Việt Nam, và đối với tài sản của người Việt ở Việt Nam để tranh đấu cho hồ sơ cá biệt của mình.

Chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn về mũi nhọn thứ 3.

Ngay lúc này, chúng tôi kêu gọi đồng bào ở trong và ngoài nước giúp truy tìm 3 loại hồ sơ kể trên, và giúp phổ biến thật rộng rãi các thông tin về Chương Trình Đòi Tài Sản, được lưu trữ ở trang web: https://doitaisan.org.

Nếu có câu hỏi hay có thông tin để chia sẻ, xin liên lạc: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ” style=”text-decoration: none; color: rgb(65, 110, 210); max-width: 100%;”>taisan@bpsos.org

Bài liên quan:

Đòi bồi thường tài sản bị cưỡng đoạt: Thế kẹt của chính quyền khi bị kiện
https://machsongmedia.com/vietnam/50-doi-tai-san/1247-2017-09-01-17-16-30.html

Đòi bồi thường tài sản bị cưỡng đoạt: Khai thác luật Hoa Kỳ
https://machsongmedia.com/vietnam/50-doi-tai-san/1246-2017-08-31-04-16-57.html

BPSOS công bố chương trình công dân Mỹ gốc Việt đòi tài sản
https://machsongmedia.com/vietnam/50-doi-tai-san/1245-2017-08-30-22-18-18.html

Mỹ lên án ông Hun Sen, Trung Quốc hậu thuẫn

0
VOA

Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhận được những lời hậu thuẫn của Trung Quốc hôm 4/9, sau khi nhà lãnh đạo Campuchia này bị Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu lên án vì bắt giữ đối thủ chính trị của mình trong chiến dịch trấn áp người bất đồng trước cuộc bầu cử năm sau.

Một ngày sau khi ông Kem Sokha bị bắt, một trong các người phó của ông kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế mở mắt để chứng kiến “nền dân chủ giả hiệu” của Campuchia, cũng như gây thêm áp lực lên Thủ tướng Hun Sen.

Tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, khi được hỏi về vụ bắt giữ trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng Trung Quốc “ủng hộ nỗ lực của chính phủ Campuchia nhằm bảo vệ ổn định và an ninh quốc gia”.

Theo Reuters, các chính trị gia đối lập, các tổ chức nhân quyền và truyền thông độc lập đều chịu sức ép lớn khi cuộc bầu cử cận kề, vốn có thể là thách thức lớn nhất trong chiến dịch duy trì quyền lực hơn ba thập kỷ của ông Hun Sen.

Bà Mu Sochua, người phó của ông Kem Sokha, kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế mở mắt để chứng kiến “nền dân chủ giả hiệu” của Campuchia.

Bà Mu Sochua, người phó của ông Kem Sokha, kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế mở mắt để chứng kiến “nền dân chủ giả hiệu” của Campuchia.

​Là một trong các đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc trong khu vực, ông Hun Sen ngày càng phớt lờ chỉ trích của các nhà tài trợ phương Tây vì sự hỗ trợ của họ giờ không bằng thời kỳ đầu khi ông này mới nắm quyền.

“Chúng ta không thể cho phép người nước ngoài sử dụng người Khmer để giết người Khmer nữa”, ông Hun Sen nói hôm 4/9, nhắc tới nạn diệt chủng Khmer Đỏ đã hủy hoại Campuchia trong những năm 70.

Trong khi đó, ông Kem Sokha hôm 4/9 đã được gặp luật sư trong nhà tù gần biên giới với Việt Nam, cách thủ đô Phnom Penh vài giờ đồng hồ.

Con gái ông, cô Monovithya Kem, lặp lại một đoạn tweet của ông từng viết trước đó rằng “tôi có thể mất tự do, nhưng tự do không bao giờ chết ở Campuchia”.

Bất chấp LHQ, Bắc Hàn xuất than sang Việt Nam?

0
VOA

Bất chấp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, Bắc Hàn tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng cấm sang các nước, trong đó có Việt Nam, thu về 270 triệu đôla kể từ tháng Hai năm nay, một phúc trình cho hay.

Kyodo News dẫn một báo cáo mật của Liên Hiệp Quốc (LHQ) tiết lộ như vậy từ tháng trước, nhưng thông tin này mới nổi lên sau khi Hoa Kỳ tuyên bố cân nhắc trừng phạt bất kỳ nước nào làm ăn với Bình Nhưỡng, tiếp sau việc Bắc Hàn thực hiện vụ thử hạt nhân.

Hãng tin Nhật trích phúc trình viết rằng “sau khi Trung Quốc ngưng nhập khẩu than từ Bắc Hàn hồi tháng Hai, Bình Nhưỡng đã chuyển hướng xuất than sang các nước thành viên [LHQ] khác là Malaysia và Việt Nam”.

Ngoài Kyodo News, kênh truyền hình Arirang của Hàn Quốc cũng đưa tin về hành động bất chấp LHQ của Bắc Hàn.

Theo báo cáo, được tổng hợp bởi một nhóm chuyên gia đại diện cho các quốc gia thường trực trong Hội đồng Bảo an gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Nam Phi, viết rằng “việc thực thi lỏng lẻo” các biện pháp trừng phạt hiện thời, cũng như “các kỹ thuật ‘lách’” của Bình Nhưỡng đã làm tổn hại tới các mục tiêu của LHQ là buộc Bắc Hàn phải từ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa.

Phúc trình này cũng nhắc tới vụ sát hại anh trai cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong Un ở Malaysia đầu năm nay mà hai nữ nghi phạm Việt Nam Đoàn Thị Hương bị cáo buộc có dính líu.

Phúc trình này cũng nhắc tới vụ sát hại anh trai cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong Un ở Malaysia đầu năm nay mà hai nữ nghi phạm Việt Nam Đoàn Thị Hương bị cáo buộc có dính líu.

Phúc trình này cũng nhắc tới vụ sát hại người anh em cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong Un ở Malaysia đầu năm nay mà hai nữ nghi phạm Indonesia và Việt Nam bị cáo buộc có dính líu.

Đầu tháng trước, Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết, theo đó cấm Bắc Hàn xuất khẩu than, sắt và quặng sắt, chì và quặng chì cũng như hải sản.

Tới tối 4/9, Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng phản hồi về thông tin Bắc Hàn xuất than sang nước mình.

Cùng ngày, phát biểu tại một phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an LHQ, đại sứ Mỹ Nikki Haley dường như dường như đã củng cố thêm các tuyên bố trước đó của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin và Tổng thống Donald Trump về việc có thể trừng phạt các nước làm ăn với Bắc Hàn.

Kênh truyền hình ABC trích lời bà nói: “Hoa Kỳ sẽ xem xét mọi quốc gia làm ăn với Bắc Hàn và coi đó là việc viện trợ các kế hoạch hạt nhân nguy hiểm và liều lĩnh của họ [Bắc Hàn]”.