Home Blog Page 1102

Obama: Xóa sổ DACA là ‘tàn nhẫn’

0

Cựu Tổng thống Barack Obama ngày 5/9 tuyên bố quyết định của chính quyền đương kim Tổng thống Donald Trump xóa sổ một chương trình dưới thời Obama nhằm bảo vệ các di dân bất hợp pháp tới Mỹ từ khi còn nhỏ khỏi bị trục xuất là ‘tàn nhẫn’ và ‘sai trái.’

“Nói đúng ra luật pháp không yêu cầu có hành động như ngày hôm nay,” ông Obama chia sẻ trên một tin nhắn đăng lên Facebook. “Đây là một quyết định mang tính chính trị và là một câu hỏi về mặt đạo đức,” ông Obama nhấn mạnh.

Cựu Tổng thống Obama nói: “Cho dù người Mỹ có quan ngại hay phàn nàn thế nào về di dân nhìn một cách tổng thể, chúng ta cũng không nên đe dọa tương lai của nhóm người trẻ này, những người hiện diện tại đây không phải lỗi của họ, những người không đề ra mối đe dọa nào, không tước đoạt bất kỳ thứ gì từ chúng ta cả.”

Chính quyền Mỹ ngày 5/9 tuyên bố chấm dứt chương trình bảo vệ 800.000 di dân không có giấy tờ nhập cư hợp lệ khỏi bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ (DACA), và cho Quốc hội 6 tháng để hành động nếu muốn tiếp tục cho phép thành phần di dân này ở lại Mỹ.

Với tuyên bố ngắn ngủi “DACA đã bị hủy”, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Jeff Sessions kết thúc sắc lệnh hành chính của cựu Tổng thống Barack Obama được áp dụng trong 5 năm qua – là sắc lệnh tạo ra Chương trình Hoãn Hành động đối với những người nhập cư lúc còn nhỏ.

Tổng thống Donald Trump hôm 5/9 nói rằng Quốc hội cần phải hành động nếu muốn bảo vệ và không trục xuất 800.000 di dân không có giấy tờ nhập cư.

Chương trình DACA, ngoài bảo vệ những người theo gia đình nhập cảnh vào Hoa Kỳ từ thời niên thiếu khỏi bị trục xuất, còn cho phép họ được học tập và làm việc, cũng như phục vụ trong quân đội Mỹ.

Trump tuyên bố ‘rất thông cảm’ với các di dân Dreamers

0
VOA

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/9 tuyên bố hết sức thông cảm cho các di dân bất hợp pháp được cha mẹ đưa sang Mỹ từ nhỏ và ông mong muốn Quốc hội có được một giải pháp về mặt lập pháp cho vấn đề này.

“Tôi hết sức thông cảm cho những người chúng ta đang nói tới, tôi rất thương họ,” ông Trump phát biểu sau khi chính quyền của ông công bố xóa sổ chương trình DACA có từ thời Tổng thống Obama nhằm bảo vệ những di dân này khỏi bị trục xuất.

Tuyên bố trước truyền thông, Tổng thống Trump nhấn mạnh: “Trao đổi với các thành viên Quốc hội, tôi có thể nói với quý vị rằng bên Quốc hội muốn có khả năng làm một điều gì đó và làm một cách đúng đắn, thật sự chúng ta không còn sự lựa chọn nào nữa.”

Chính quyền hôm 5/9 tuyên bố chấm dứt chương trình bảo vệ 800.000 di dân không có giấy tờ nhập cư hợp lệ khỏi bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ (DACA) và cho Quốc hội 6 tháng để hành động nếu muốn tiếp tục cho phép thành phần di dân này ở lại Mỹ.

Với tuyên bố ngắn ngủi “DACA đã bị hủy”, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Jeff Sessions kết thúc sắc lệnh hành chính của cựu Tổng thống Barack Obama được áp dụng trong 5 năm qua – là sắc lệnh tạo ra Chương trình Hoãn Hành động đối với những người nhập cư lúc còn nhỏ.

Tổng thống Donald Trump hôm 5/9 nói rằng Quốc hội cần phải hành động nếu muốn bảo vệ và không trục xuất 800.000 di dân không có giấy tờ nhập cư.

Chương trình DACA, ngoài bảo vệ những người theo gia đình nhập cảnh vào Hoa Kỳ từ thời niên thiếu khỏi bị trục xuất, còn cho phép họ được học tập và làm việc, cũng như phục vụ trong quân đội Mỹ.

Triều Tiên dọa ‘tặng thêm quà’ cho Mỹ

0
VOA

Một nhà ngoại giao hàng đầu của Triều Tiên ngày 5/9 cảnh cáo Bình Nhưỡng sẵn sàng ‘tặng thêm quà’ cho Mỹ trong lúc các cường quốc đang tìm cách đối phó với vụ thử võ khí hạt nhân mới nhất của quốc gia cộng sản này.

Ông Han Tae Song, đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc xác nhận rằng Bình Nhưỡng đã tiến hành thành công vụ thử bom hạt nhân lớn nhất, lần thứ sáu, hôm chủ nhật vừa qua.

“Các biện pháp tự vệ gần đây của đất nước tôi, CHDCND Triều Tiên, là một gói quà không tặng ai ngoài Mỹ,” đại sứ Triều Tiên phát biểu tại một hội nghị giải trừ võ khí.

“Mỹ sẽ nhận thêm ‘nhiều gói quà nữa’ từ đất nước tôi chừng nào mà Mỹ vẫn còn dựa vào các hành động khiêu khích liều lĩnh và các âm mưu vô ích để áp lực Triều Tiên,” ông Han nói tiếp.

Đầu tuần này, đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc, Nikki Haley, thúc giục 15 thành viên trong Hội đồng Bảo áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh nhất có thể để chống lại nhà lãnh đạo Triều Tiên và ngăn chặn các đối tác thương mại với Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, Nga nói nỗ lực của Mỹ muốn biểu quyết tại Hội đồng Bảo an vào đầu tuần tới về các biện pháp chế tài mới là ‘chưa chín muồi.’ Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an và có quyền phủ quyết.

“Tôi không nghĩ chúng ta có thể vội vã như thế,” đại sứ Nga Nebenzia nói.

Tổng thống Nga, Vladimir Putin, ngày 5/9 tuyên bố ban hành thêm chế tài Bình Nhưỡng sẽ chẳng đi về đâu.

Đại sứ Mỹ Haley cùng ngày thừa nhận rằng trừng phạt thêm Triều Tiên có phần chắc cũng chẳng thay đổi được cách hành xử của họ, nhưng có thể cắt đứt ngân quỹ cho các chương trình hạt nhân và phi đạn đạn đạo của Bình Nhưỡng.

72 năm, một chuỗi dài ‘bội ước’

0
VOA

Đã tròn 72 năm kể từ ngày Cách mạng tháng Tám và ngày Tuyên Ngôn Độc lập 2/9/1945, đảng Cộng sản cướp chính quyền và giữ chính quyền cho riêng mình.

Cứ vào dịp này, báo chí chính thống của chế độ lại đua nhau kể lể thành tích vĩ đại của đảng mang tính chất lịch sử, hoàn thành cuộc Cách mạng dân tộc – dân chủ, đang xây dựng chủ nghĩa xã hội ưu việt trong cả nước, thực hiện mục tiêu nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ, bình đẳng, phát triển và hạnh phúc.

Đã đến lúc mỗi người dân Việt nhìn lại quá trình hơn 70 năm qua một cách trung thực, khoa học, có trách nhiệm, xem đất nước ta hiện nay thật sự ra sao và từ nay nên chọn con đường nào để xây dựng nước ta xứng đáng với một dân tộc có truyền thống kiên cường bất khuất, yêu tự do, dân chủ, giàu lòng nhân ái.

Lúc này, hơn lúc nào hết, cần chấm dứt kiểu tuyên truyền mị dân, lừa dân, nói lấy được, khoe khoang quá đáng kiểu đại ngôn, ngoa ngôn, tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại, rất có hại, một kiểu ăn gian trâng tráo trên truyền thông độc thọai.

Cách tốt nhất năm nay để «kỷ niệm» xứng đáng 72 năm chuyên chính, đảng Cộng sản nên làm một cuộc xem xét lại mình cho thật thà, nghiêm chỉnh, tự chỉ ra những sai lầm khuyết điểm và thành khẩn sửa mình, tạ tội với dân tộc và toàn dân, sáng suốt đổi mới cung cách cầm quyền theo mô hình dân chủ thật sự, hội nhập hoàn toàn vào thế giới dân chủ văn minh, phát triển mạnh mẽ đất nước về mọi mặt, bù đắp lại những trì trệ thất bại và lạc hậu không đáng có trong suốt 72 năm qua.

Xin gợi ý cho cuộc kỉểm điểm cần thiết này về «những quả lừa dân lớn nhất»

và «một chuỗi dài bội ước» của đảng trong 72 năm toàn trị, để mỗi công dân ta cùng suy ngẫm, cũng để Bộ Chính trị và mỗi đảng viên cộng sản soi mình, theo đúng phương châm của đảng là «tự phê và phê bình là quy luật của phát triển, tiến bộ, như rửa mặt hàng ngày vậy.»

Một «bội ước» khổng lồ cần chỉ ra trước hết. Trong Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945, ông Hồ Chí Minh có lời kết «Tòan thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.» Đây là lời thề Độc lập.

Khi ông tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cùng ông thủ tướng Đỗ Mười và nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 2 tháng 9/1990 sang Thành Đô/Trung Quốc để ký mật ước Trung- Việt – một mật ước không hề được báo cáo cho quốc hội và nhân dân, được coi là mở đầu cho thời kỳ Bắc thuộc mới kéo dài cho đến hôm nay, qua 5 đời Tổng bí Thư : Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng. Đó là gì nếu không phải là một sự bội ước đối với lời thề Độc lập nói trên của ông Hồ? Một sự từ bỏ độc lập dân tộc, một hành động bán nước rõ rệt, một trọng tội có thể xử tử hình?

Theo Hiệp Định Gieneve về đình chỉ chiến sự năm 1954, các bên cam kết ngừng bắn, «không trả thù những cá nhân đã hợp tác với đối phương,» sẽ tổ chức Tổng tuyển cử trong cả nước vào tháng 7/1956, không dùng bạo lực vũ trang để thôn tính nhau. Khi không có Tổng tuyển cử, bên nào đã dấu quân ở miền Nam, không tập kết hết ra Bắc? còn ồ ạt đưa quân và vũ khí ngày càng nhiều qua khu phi quân sự vào phía đối phương, chủ động tạo nên cuộc chiến tranh quy mô mới? Đây cũng là một sự «bội ước lịch sử» nữa, gây nên cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, do đảng Cộng sản đóng vai chủ động gây chiến không thể chối tội được.

Theo Hiệp định Paris năm 1973, tại miền Nam có 2 vùng tập kết quân sự, sẽ có Tổng tuyển cử ở miền Nam; ngay sau ngừng bắn, 2 bên ở miền nam sẽ thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hận, cấm mọi hành động trả thù, phân biệt đối xử với những cá nhân hay tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia; 2 bên sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa hợp và hòa giải dân tộc, tôn trọng lẫn nhau, không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng Quốc gia hòa giải hòa hợp dân tộc. «Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự quan sát quốc tế, cam kết tôn trọng ngừng bắn và giữ vững hòa bình ở miền Nam VN, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực.» «Tái thống nhất VN từng bước trên cơ sở bàn bạc thỏa thuận, không bên nào cưỡng ép thôn tính bên kia.» Vậy ai đã cố tình không tập kết lực lượng vào vùng quy định, ai không tôn trọng việc ngừng bắn, ai bỏ qua việc hiệp thương lập Hội đồng Quốc gia hòa hợp và hòa giải dân tộc, và cuối cùng ai đã vi phạm cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam và cố tình vi phạm cam kết tái thống nhất VN trên cơ sở bàn bạc thỏa thuận, không bên nào cưỡng ép tôn tính bên kia?

Rõ ràng đây là một chuỗi dài «bội ước,» chà đạp các điều cam kết ghi trên các thỏa ước quốc tế, bội ước cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN, bội ước cam kết tái thống nhất qua bàn bạc thỏa thuận, không bên nào cưỡng ép thôn tính bên kia, đánh lừa nhân dân ta, đánh lừa cả thế giới.

Đó là chưa kể những «bội ước khổng lồ» khác, như cam kết diệt tham nhũng đến cùng, khẩn trương xử công khai 12 vụ đại án, nhưng lại sợ đánh chuột vỡ bình, diệt hết tham nhũng thì còn có ai làm việc, là «ta đánh ta»…

Rồi cam kết xây dựng nền «pháp quyền nghiêm minh,» cải cách nền tư pháp công bằng độc lập, chỉ xử theo luật, nhưng trên thực tế là một nền tư pháp đảng trị, xử theo chỉ thị của Bộ chính trị, đảng ủy các cấp, phục vụ cuộc đấu tranh phe nhóm, xuất khẩu bạo lực qua hành động bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, dùng tòa án đảng trị để cướp của, hành hạ tàn ác doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình, bị cả thế giới lên án chê trách.

Về mặt tư pháp, sự bội ước lớn nhất là cam kết «không để lọt kẻ gian, không làm oan người ngay» nhưng phương châm này đã bị phản bội, qua nền tư pháp xử án theo nhiều tốc độ, theo nhiều thước đo khác nhau, quá rộng lượng với các quan chức quan liêu nhũng lạm hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng, quá tàn bạo nghiệt ngã bất công với các chiến sĩ dân chủ yêu nước thật lòng, thương dân thật bụng.

Nhân dịp kỷ niệm ngày 30/4 năm nay, Giáo sư TS Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế tp Sài gòn đề nghị từ nay Ngày 30/4 là ngày Cầu siêu trong cả nước tưởng niệm mọi nạn nhân chiến tranh thuộc các phía, là ngày đảng Cộng sản công khai tạ tội với nhân dân về những chết chóc, đau khổ thiếu thốn chồng chất do đảng đã gây ra, quá sức chịu đựng của con người thuộc nhìều thế hệ. Một đảng viên lương thiện có dũng khí dám nói lên sự thật, dám thừa nhận sai lầm, bội ước của đảng, xứng đáng là tinh hoa trí thức của dân tộc.

Liệu Nguyễn Phú Trọng có ‘ngồi’ được hết nhiệm kỳ?

0
VOA

“Người tính”

Tôi dám cá dựa trên những gì mà tôi biết là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại cho đến hết nhiệm kỳ và khi đó ông sẽ có được sự đồng thuận để ủng hộ bất cứ ai ông chọn lên thay thế.” – Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia khẳng định với đài VOA ngày 10/8/2017, trong bài “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ lưu lại hết nhiệm kỳ?”.

Nguyễn Phú Trọng đã củng cố được vị trí. Ông lại không có người kế vị chính thức. Giờ đây, ông ấy có toàn quyền quyết định liệu ông có về nghỉ và khi nào thì nghỉ. Vị thế của ông ấy đang rất mạnh.” – ông Thayer nói thêm.

Những nhận định và dự báo của Giáo sư Carlyle Thayer là đáng được lưu ý đối với giới phân tích tình hình chính trị Việt Nam, lồng trong bối cảnh chính trường nơi đây đang xảy ra những xáo trộn mạnh cả bề nổi lẫn bề chìm, mang lại một cảm giác bất an đến mất ngủ đối với không chỉ các đối tượng nằm trong chiến dịch được tuyên truyền là “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng, mà cả những quan chức tỏ ra trung dung không thuộc phe phái nào trong đảng.

Trong số các nhà phân tích chính trị Việt Nam, ông Thayer được xem là một người có kinh nghiệm, chiều sâu phân tích và đặc biệt có thể đã có được những mối quan hệ đủ sâu với giới quan chức Hà Nội, mà từ đó vị chuyên gia này khá thường nêu ra những tin tức tương đối chính xác và bình luận gần gũi với kịch bản thực tế, đặc biệt vào khoảng thời gian trước đại hội 12 của đảng cầm quyền cuối năm 2015 khi nổ ra cuộc chạy đua quyết liệt mang tên “Trọng – Dũng”.

Vào lần này, rất có thể Carlyle Thayer lại một lần nữa có lý khi thời điểm ông trả lời phỏng vấn của VOA lại ngay sau một sự kiện hiếm có cả đối nội lẫn đối ngoại: Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc đưa về Việt Nam.

Cũng là lúc mà Nguyễn Phú Trọng hưng phấn chưa từng có kể từ khi ông trở thành tổng bí thư đảng vào năm 2011: “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”.

Tâm trạng tuyệt vời cùng quyết tâm chưa từng thấy trên đã phác ra một đáp án cho “phương trình chống tham nhũng”: không còn nghi ngờ gì nữa, Trịnh Xuân Thanh chính là con át chủ bài của ông Trọng để xử lý những người được coi là “vây cánh Nguyễn Tấn Dũng”, lấy lại thể diện và uy quyền cho ông Trọng; và nếu có thể, xử lý luôn những đối thủ chính trị đang nổi lên.

Có một nét gì đó từa tựa với “muôn việc đủ cả, chỉ thiếu gió đông” trong bài thơ của Gia Cát Khổng Minh hé cho đô đốc Chu Du trước khi trận Xích Bích Hỏa Công lịch sử ngùn ngụt lửa.

Tuy không có được binh hùng tướng mạnh như Chu Du, nhưng Tổng bí thư Trọng cũng có trong tay một sự ủng hộ, có lẽ ở mức độ vừa phải, của giới quân đội và cơ quan tình báo quân đội. Ông cũng nắm trong tay hệ thống tuyên giáo và tuyên truyền đủ để khuấy động cuộc chiến chống tham nhũng của ông thành một cái gì đó không mấy thua kém “những việc cần làm ngay” của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh ba chục năm về trước.

Vào tháng Năm 2017, Đinh La Thăng – người được xem là “đàn em thân tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” – bị Ủy ban Kiểm tra trung mương của Chủ nhiệm Trần Quốc Vượng – người mà gần đây đã được Nguyễn Phú Trọng khen là “làm việc gì ra việc nấy” – kỷ luật và loại khỏi Bộ Chính trị cũng như cái ghế bí thư thành ủy TP.HCM.

Nhưng còn những người khác và đối thủ khác thì làm thế nào để “xử”?

Dường như phải chờ “Thanh về”.

Một cách nào đó, Trịnh Xuân Thanh có thể sánh với hình ảnh “gió đông” của Gia Cát Lượng, để Tổng bí thư Trọng có được một trận Xích Bích Hỏa Công riêng của ông, dữ dội và thần tốc, trong thời gian những tháng tới. Lý do đơn giản là từ Trịnh Xuân Thanh, người ta có thể “phăng” ra rất nhiều chuyện, trong đó có những “đường dây” và những mối thắt nút mà trước đây tưởng chừng không bao giờ gỡ được.

Sự kiện “Thanh về” có ý nghĩa đến mức đang khiến xoay chuyển cả cục diện tương quan lực lượng chính trị. Nếu trước khi “Thanh về”, cục diện này còn ngổn ngang và “chưa biết mèo nào cắn mỉu nào”, thì sau đó thậm chí có người còn ca ngợi ông Trọng là “sĩ phu Bắc Hà”. Một lần nữa sau sự kiện đại hội 12 vào đầu năm 2016, lại có một luồng chuyển động, dù vẫn chậm cùng mắt trước mắt sau, sang “ủng hộ Nguyễn Phú Trọng” từ một bộ phận quan chức mà trước đó “chẳng biết theo ai”.

Trong thực tế hiện thời, như nhiều nhà phân tích trong đó có ông Thayer, Nguyễn Phú Trọng không có đối thủ chính trị.

Thậm chí nếu vận hành được chiến dịch “chống tham nhũng” theo đúng ý đồ của mình, trong không bao lâu nữa ông Trọng còn có thể trở thành “Tập Cận Bình thứ hai”, tức chủ tịch nước kiêm tổng bí thư. Khi đó, triển vọng “ngồi” đến hết nhiệm kỳ, tức đến năm 2021, chỉ là “chuyện nhỏ”…

Tuy thế, câu chuyện trên mới chỉ là “người tính”.

Quy luật âm dương vốn dĩ tự sinh tự diệt.

Còn cả “trời tính”…

“Trời tính”

Khi nhận định “ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ở lại cho đến hết nhiệm kỳ”, Giáo sư Carlyle Thayer đã sát thực với những gì tương quan quyền lực trong nội bộ đảng cầm quyền ở Việt Nam.

Nhưng ông Thayer mới chỉ là xét trên phương diện tương quan nội bộ đảng, dù hiện thời đang lan truyền một luồng dư luận cho rằng sau khi trừ được vây cánh ông Dũng, ông Trọng hoàn toàn thỏa mãn nên sẽ “nghỉ”.

Trong khi đó, còn nhiều yếu tố – biến số khác mà ông Thayer dường như chưa tính đến, hoặc không xem trọng.

Bởi trên phương diện hoàn toàn khách quan, một bài toán thách thức rất lớn là Tổng bí thư Trọng liệu có nhiều cơ hội để “ngồi” đến năm 2021 nếu từ đây đến đó xảy ra những xung động đủ lớn, đủ mạnh mà có thể khiến dẫn đến “nguy cơ mất chế độ, mất đảng chứ không phải chuyện đùa” – như ông Trọng vừa tán thán ngay vào tháng Tám này – trở nên trần trụi không thể cưỡng lại được.

Là một giáo sư ngành Mác – Lê, hẳn ông Trọng chẳng bao giờ quên quy luật “kinh tế quyết định chính trị”. Làm thế nào ông Trọng, hay bất cứ người nào khác, có thể ngồi yên trên ghế tổng bí thư nếu nền kinh tế Việt Nam – vốn đang suy thoái đến năm thứ chín liên tiếp – sẽ rơi vào thảm trạng khủng hoảng trong ít năm tới, hay một thứ thảm họa đến giấy vệ sinh cũng không có để dùng như “người đồng chí” Venezuela?

Kinh tế suy sụp lại khiến gãy đổ các rường cột xã hội và khiến xã hội hỗn loạn. Xã hội giờ đây đang đầy ắp mầm mống hỗn loạn. Ông Trọng sẽ làm thế nào để xử lý các cuộc biểu tình, xuống đường liên tục do bức bách đời sống của nhiều tầng lớp người dân ở nhiều địa phương trong những năm tới?

Trong khi đó, xung đột nội bộ đính kèm xung đột lợi ích đã và sẽ trở thành “kẻ đào mô chôn đảng”. Một vài nhóm tham nhũng mà ông Trọng đang chống mới là những nhóm lộ diện, trong khi đó còn rất nhiều nhóm lợi ích khác, có thể tham nhũng không mấy kém thua những nhóm trước, đang tồn tại ở rất nhiều địa phương. Những địa phương này lại đang hội tụ những biểu hiện ngày càng mang tính cát cứ quyền lực và sứ quân khu vực. Nếu “ngồi” lại, sẽ cần đến bao nhiêu tổng bí thư Trọng để xử lý cơn khủng hoảng cát cứ sứ quân này?

Và sẽ cần đến bao nhiêu ông Trọng để chia ra nhằm đối phó với một triển vọng các quan chức tham nhũng hợp thành lực lượng lớn để chống lại tổng bí thư mà có thể sinh ra “nội chiến”?

Và đến khi đó, liệu ông Trọng có thể thẳng thừng lắc đầu với nhu cầu tách đảng hoặc đa đảng – phát sinh từ chính nội bộ của ông?

Chưa kể đến trường hợp nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam, tình hình nội trị trong đảng và đất nước sẽ biến động ghê gớm ra sao…

Đó là những yếu tố – biến số mà chỉ cần một trong số đó xảy đến thực sự, không ai có thể đoan chắc là bất kỳ tổng bí thư đảng nào hiện nay cũng có thể yên vị đến hết nhiệm kỳ vào năm 2021.

Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh ‘Anh hùng thông tin’.

Vingroup sản xuất ô tô mở ra giấc mơ xe hơi của người Việt

0
Bạch Hoàn
(Dân Việt) Khi Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tuyên bố và làm lễ khởi công tổ hợp sản xuất xe ô tô VinFast tại Khu kinh tế Cát Hải (Hải Phòng), câu chuyện về ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam và giấc mơ về một thương hiệu ô tô “Made in Vietnam” lập tức được khơi dậy.

Lý do, nói như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại lễ khởi công, ô tô không chỉ là ô tô, mà đó còn là một thương hiệu quốc gia.

Quan sát mạng xã hội 2 ngày qua, tôi thấy đa số đều hào hứng với cuộc chơi mới của ông Phạm Nhật Vượng. Có lẽ, tất cả đều xuất phát từ những mong ước, những khát khao về một Việt Nam phát triển, mà ở đó người Việt mong muốn có thể làm ra những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, của người Việt Nam.

Họ đang khát khao về một nền công nghiệp không chỉ là con ốc vít, mà phải là một chiếc xe hơi.

Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính hùng mạnh và có tầm nhìn như Vingroup, khi bước chân vào sản xuất công nghiệp, tất nhiên sẽ tạo được chú ý nhiều mặt của dư luận.

 vingroup san xuat o to mo ra giac mo xe hoi cua nguoi viet hinh anh 1

Thủ tướng phát biểu tại Lễ khởi công dự án Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư tại Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng) sáng 2.9.2017.

Nhưng, điều cốt yếu khiến nhiều người chờ đợi và hy vọng về chiếc xe của Việt Nam, là bởi họ mong mỏi một chiếc xe có giá bán phù hợp với giá trị thực của nó. Người dân Việt Nam đã phải trả quá nhiều tiền cho một phương tiện đi lại thông dụng trên thế giới nhiều năm nay.

Các bộ ngành đã kiên trì bảo hộ ngành công nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam trong suốt 25 năm qua. Để bảo hộ cho một nhóm các nhà sản xuất, mà đúng ra đa phần đều chỉ lắp ráp, tất cả mọi thiệt thòi người dùng đều phải gánh chịu hết.

Một chiếc xe Camry 2.5 đời 2017 có giá từ nhà sản xuất là 26.000 USD. Sau khi cộng các khoản chi phí nhập khẩu về Việt Nam, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, thì giá chiếc xe này đã nhảy lên đến 71.409 USD. Tại sao lại có sự vô lý như vậy?

Suy cho cùng, mọi sự phát triển đều phải vì mục tiêu người dân được sử dụng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất nhưng giá cả phải phù hợp nhất. Người Việt thu nhập thấp mà giá xe cao gấp 2 lần Thái Lan, thậm chí gấp 3 lần người Mỹ. Điều vô lý này, nếu còn tồn tại, thì sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô cũng thất bại ở cái đích cuối cùng.

Cho đến bây giờ, dư luận vẫn hồ nghi liệu có hay không nhóm lợi ích đã trục lợi từ chính sách bảo hộ cho ngành công nghiệp ô tô trong nhiều năm qua?

Tôi không đi sâu về nghi vấn ấy. Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là kết quả của việc ban hành các chính sách bảo hộ cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô bằng cách áp thuế nhập khẩu cao ngất ngưởng nhưng lại không đi kèm một chương trình hành động với sự ràng buộc trách nhiệm của các nhà sản xuất đã dẫn đến tỉ lệ nội địa hoá quá thấp.

Đối với loại xe dưới 9 chỗ ngồi, mục tiêu tỉ lệ nội địa hoá vào năm 2005 – tức 12 năm trước là 40% và năm 2010 là 60%. Thế nhưng đến giờ, thực tế mới chỉ đạt mức trung bình trong khoảng 7-10%.

Trong khi đó, tỉ lệ nội địa hoá của các nước ASEAN đã ở mức 60-70%, riêng Thái Lan thậm chí đã đạt 80%.

Chỉ còn vài tháng nữa, công nghiệp ô tô của Việt Nam sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh khốc liệt, một cuộc cạnh tranh hoàn toàn không cân sức với ô tô đến từ các nước như Thái Lan, Malaysia… khi các cam kết hội nhập đã đến hạn phải thực thi.

Nghĩa là, bắt đầu từ năm 2018, ô tô sản xuất ở khu vực ASEAN có tỉ lệ nội địa hoá từ 40% trở lên sẽ được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ở mức 0%.

Có nên tiếp tục hỗ trợ các nhà sản xuất ô tô trong nước để đeo đuổi giấc mơ có ngành công nghiệp ô tô hay không, đó là dấu hỏi lớn.

Các kinh tế gia cho rằng, một quốc gia dân số từ 50 triệu người trở lên phải phát triển ngành công nghiệp ô tô. Dân số Việt Nam hiện đã tới 93 triệu người.

Bộ Công thương dự báo, nhu cầu ô tô của Việt Nam vào năm 2025 sẽ vào khoảng 800.000 – 900.000 xe/năm. Năm 2030 sẽ lên đến 1,5-1,8 triệu xe/năm. Điều này cho thấy, trong vòng 10 năm tới, quy mô thị trường ô tô ở Việt Nam đủ lớn để có thể đáp ứng được điều kiện thị trường cho một nền công nghiệp mạnh.

Quy mô thị trường ấy sẽ tương tự như Thái Lan hiện giờ, tức mức tiêu thụ nội địa khoảng 800.000 xe/năm. Trong khi đó, mỗi năm, ngành công nghiệp ô tô ở Thái Lan đã sản xuất tới 2 triệu xe và xuất khẩu 1,2 triệu xe/năm. Công nghiệp ô tô đã đóng góp tới 12% GDP cho quốc gia này.

Nếu chấp nhận bỏ ngành ô tô thì đến năm 2025, Việt Nam sẽ phải bỏ ra 12 tỉ USD nhập khẩu và năm 2030 là 21 tỉ USD. Nhập siêu ngày càng tăng, cán cân thanh toán bị mất cân đối và kinh tế vĩ mô rơi vào bất ổn là những vấn đề có thể lường thấy được.

 vingroup san xuat o to mo ra giac mo xe hoi cua nguoi viet hinh anh 2

Chiếc Mazda CX5 lắp ráp trong nước có tỷ lệ nội địa hóa khá nhưng giá vẫn cao gấp đôi so với giá trị thật tại nhiều nước. Ảnh: TNLG

Thái Lan đã có 60 năm phát triển công nghiệp ô tô. Việt Nam thất bại trong 25 năm qua. Nhưng, chịu thay đổi và biết bắt đầu chưa bao giờ là muộn.

Tại Malaysia, công nghiệp ô tô đang đóng góp khoảng 10% GDP với số lượng xe sản xuất khoảng 614.000 chiếc vào năm 2016.

Ở quốc gia này, xe nội địa chiếm tới 60% thị phần tiêu thụ, trong đó chỉ riêng Perodua – thương hiệu xe nội của Malaysia đã chiếm tới 40% thị phần tiêu thụ trong nước, với hơn 200.000 chiếc được bán mỗi năm.

Công nghiệp ô tô Việt Nam không thể tránh khỏi lắp ráp, nhưng cũng không thể chỉ có lắp ráp. Tìm một con đường riêng, ra đời một thương hiệu xe của người Việt, là việc phải làm.

Lối đi cho Việt Nam lúc này là ra đời những thương hiệu xe theo hướng thân thiện với môi trường, như ô tô điện là một ví dụ.

Và cũng nhất thiết phải lựa chọn một nhà đầu tư có đủ tham vọng, đủ năng lực cả về tầm nhìn, về quản trị, về tài chính.

Chỉ có những nhà đầu tư lớn mới đủ tầm đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển một cách chỉn chu và bài bản, mới đồng hành lâu dài cùng Chính phủ để thiết lập được một mạng lưới công nghiệp phụ trợ, từ đó tăng dần tỉ lệ nội địa hoá theo chiến lược phát triển của ngành và cam kết hội nhập.

Để cho ra đời một chiếc xe hoàn thiện, cần tới 2.000 linh kiện, thiết bị, phụ tùng. Vì thế, phát triển công nghiệp ô tô lúc này không còn chỉ là ô tô, mà là cả một ngành công nghiệp phụ trợ.

Vấn đề là làm sao để phát triển được công nghiệp phụ trợ, trong khi thuế nhập khẩu linh kiện về 0%?

Chỉ còn cách sử dụng công cụ thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo đó, tất cả những xe sản xuất trong nước có tỉ lệ nội địa hoá càng cao thì thuế tiêu thụ đặc biệt phải được hưởng mức càng thấp.

Nếu làm như vậy, rõ ràng xe sản xuất trong nước có lợi thế cạnh tranh vượt trội về giá và người tiêu dùng sẽ được mua những chiếc xe ô tô có giá sát với giá trị thực hơn.

Bên cạnh đó, Nhà nước hoàn toàn có thể đưa ra các những ràng buộc về lộ trình phát triển đi kèm với việc tăng dần nội địa hoá. Ví dụ, phải đưa ra cam kết tăng tỉ lệ nội địa hoá theo một lộ trình cụ thể. Nếu không đạt được tỉ lệ nội địa hoá, doanh nghiệp không những không thể cạnh tranh vì bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt cao, mà thậm chí còn phải dừng thụ hưởng tất cả các chính sách hỗ trợ khác.

Có như vậy, doanh nghiệp sản xuất ô tô mới tiêu thụ linh kiện trong nước. Khi thị trường đã đủ lớn, đầu ra có doanh nghiệp tiêu thụ thì sẽ không thiếu doanh nghiệp tìm đến và phát triển công nghiệp phụ trợ.

Cái vòng luẩn quẩn hiện nay của ngành công nghiệp ô tô hoàn toàn có thể được tháo, nếu có thêm những nhà đầu tư đủ tiềm lực, với nhiệt huyết và làm ra sản phẩm với lòng tự tôn dân tộc.

Mỹ cùng các nước đồng minh soạn thảo nghị quyết cấm vận mới Bắc Hàn

0
RFA

Cùng với các quốc gia đồng minh, chính phủ Hoa Kỳ đang soạn thảo bản nghị quyết mới, trong đó có những biện pháp cấm vận găt gao hơn đối với nhà cầm quyền Bắc Hàn.

Tin phát xuất từ giới ngoại giao đang làm việc tại New York cho hay bản nghị quyết sẽ hoàn tất trong tuần này, và đệ trình cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào ngày thứ Hai tuần tới để bỏ phiếu thông qua.

Các bản tin chúng tôi ghi nhận được cũng nói cả Trung Quốc lẫn Nga cùng lên tiếng phản đối việc Bắc Hàn nổ thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa, cho dù Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình lẫn Tổng Thống Nga Vladimir Putin đều cho rằng các biện pháp cấm vận hay chế tài Bắc Hàn đều không đem lại kết quả như mong đợi.

Thay vào đó, hai chính phủ Nga và Trung Quốc tin rằng đối thoại là cách duy nhất để giải quyết căng thẳng đang xảy ra tại bán đảo Triều Tiên. Phía Bắc Kinh còn để nghị Hoa Kỳ và đồng Minh Nam Hàn ngưng các cuộc thao diễn quân sự hàng năm, đánh đổi lấy việc Bắc Hàn ngưng chương trình chế tạo võ khí hạt nhân.

Cả hai chính phủ Hoa Kỳ và Nam Hàn đều nói luôn sẵn sàng đám phán với Bắc Hàn, nhưng với điều kiện chính phủ Bình Nhưỡng phải ngưng ngay những hành động gây hấn.

Thuốc giả và văn hóa từ chức

0
Tường An, thông tín viên RFA
2017-09-05
Chung quanh vụ việc công ty PharmaVN giả mạo giấy tờ nhập thuốc trị ung thư giả, đã có nhiều dư luận đòi bà bộ trưởng bộ y tế phải từ chức.

Trách nhiệm của người đứng đầu

Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về vụ công ty cổ phần PharmaVN làm giả con dấu, buôn lậu 200.000 hộp thuốc trong đó có 9.300 hộp thuốc trị ung thư H capita 500 mg với chất lượng kém, không đủ tiêu chuẩn làm thuốc trị bệnh cho người. Thuốc giả có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người, Nhà báo Từ Thức, và cũng là một nhân viên làm việc lâu năm trong công ty dược phẩm ở Pháp cho biết quá trình kiểm tra thưốc trước khi được đưa vào sử dụng:

«Sau khi đã có giấy phép rồi thì cũng phải theo những điều kiện rất là khó khăn, chỉ sơ sót không đúng tiêu chuẩn, không đúng số lượng trong thành phần của thuốc đã là một lỗi quan trọng rồi, nhưng mà làm giả là một chuyện cực kỳ nghiêm trọng. Làm thuốc giả, bán thuốc giả hay đồng lõa với chuyện buôn bán thuốc giả coi như tội giết người, còn hơn cả tội giết người vì liên hệ tới một số nạn nhân rất lớn.»

Việc để thuốc nhập lậu làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, trách nhiệm cuối cùng vẫn là người đứng đầu ngành y tế: trong trường hợp này là bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Nhiều dư luận cũng yêu cầu bà Kim Tiến từ chức, có cả một trang fan page lập ra để lấy ý kiến về việc bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nên từ chức. Luật sư Lê Trọng Quát, một cựu công chức trong chính phủ Pháp đồng tình:

Bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đáng lẽ phải từ chức… Đây là sự an toàn, an ninh, sức khỏe của nhân dân. Cái đó rất quan trọng.
– Luật sư Lê Trọng Quát

«Bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đáng lẽ phải từ chức, cái đó quan trọng lắm. Sức khỏe của nhân dân, Tây họ gọi là «Santé Pubique» là một trong 2,3 điều quan trọng nhất của chính phủ mà phải thực hiện. Đây là sự an toàn, an ninh, sức khỏe của nhân dân. Cái đó rất quan trọng.”

Về văn hóa từ chức cũng đã từng được đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc đề cập đến thời Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi xảy ra những sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng đến quốc gia. Gần đây, ông Dương Trung Quốc cũng đặt lại vấn đề này với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Theo ông Dương Trung Quốc, tại Việt Nam khái niệm “từ chức” thường được coi như là “mất chức”, ông nói:

“Các hiện tượng gần đây mà các bạn ở nước ngoài cũng theo dõi được về những lợi ích nhóm, việc mua quan bán chức tạo ra những lợi ích cá nhân trong cơ quan công quyền thì vấn đề từ chức nó không những chỉ là một sức ép mà cố gắng tạo thành một giá trị của xã hội. Có rất nhiều người trong lòng họ không muốn làm việc nữa vì có nhiều cái bức xúc, nhưng đôi khi họ cũng rất khó để tự xử vì người ta vẫn cảm giác đồng nhất cái “từ chức” với cái “mất chức”, chứ tôi chưa nói đến chuyện mất đi quyền lợi, kể cả danh vị, danh nghĩa, danh dự thôi.”

Ở các nước tự do dân chủ, việc từ chức thường để chứng tỏ tránh nhiệm của mình Năm 2013, Bộ y tế Ảrập Xêút đã sa thải một số viên chức cao cấp khi một đứa bé bị nhiễm HIV do truyền máu. Tại Pháp, vào thập niên 90, 1 bệnh nhân đã bị nhiễm virus HIV khi truyền máu, các nhân viên liên hệ cũng đã bị trừng phạt, nhà báo Từ Thức kể lại:

“Sự thực thì lúc đó người ta không biết nhiều về virus Sida (HIV) hết đó nên xảy ra sự sơ xuất đó và chính phủ lúc đó không có một trách nhiệm gì trực tiếp hết vì việc đó là việc của nhà thương, của các bác sĩ. Nhưng, mặc dù vậy, Thủ tướng Pháp thời đó là ông Laurant Fabius và bộ trưởng y tế cũng bị đưa ra tòa. Về vụ thuốc giả, bà Kim Tiến có liên hệ rất là trực tiếp, Về phương diện luân lý thì đáng lẽ bà Bộ trưởng Kim Tiến đã phải từ chức từ lâu rồi. Bà phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Trước nhất là bà phải từ chức và không thể làm khác hơn được.»

Văn hóa từ chức

Ở các nước khác, từ chức là một hình thức nhận trách nhiệm của mình, nhưng tại Việt Nam từ chức đồng nghĩa với hình phạt, ông Dương Trung Quốc nói:

“Người ta từ chức vì một lý do rất chính đáng nhưng người ta vẫn có cơ hội được thăng chức khi họ có đóng góp, công tội rất rõ ràng. Nhưng cơ chế ở Việt Nam anh mà đã từ chức thì rất khó có cơ hội ngóc lên được.”

Theo nhà báo Từ Thức, văn hóa từ chức không phải một ngày, một buổi mà có được, mà nó bắt đầu từ sự ý thức trách nhiệm của mỗi con người.

«Văn hóa thì không thể nào nhập cảng được, đó là bổn phận của mỗi người. Thí dụ như ở Nhật Bổn, khi Bộ trưởng có lỗi, họ không những từ chức, họ còn ra trước đài truyền hình xin lỗi nhân dân, rồi họ từ chức. Đại Hàn chẳng hạn, xảy ra một tai nạn đắm đò, ông Phó hiệu trưởng cảm thấy có trách nhiệm trong vụ đó, ông ấy đã tự tử. Đó là chuyện xảy ra rất thường ở nước ngoài, ở những xứ mà họ còn có luân lý, họ còn có tinh thần trách nhiệm.»

Mặc dù Việt Nam cũng là một trong những nước có những giá trị đạo đức lâu đời, thế nhưng ở cơ chế hiện tại, ý thức trách nhiệm hầu như không được coi trọng. Luật sư Lê Trọng Quát chia sẻ :

“Quan niệm từ chức thay đổi rất lớn tùy theo trình độ dân chủ và ý thức trách nhiệm của những người lãnh đạo trong quốc gia đó. Ý thức trách nhiệm đó đã cho thấy nhiều lần ở Nhật bản, Đại Hàn, Ở Âu châu hì có những vụ từ chức nhưng ít hơn. Ngược lại, ở Việt Nam XHCN bây giờ thì chuyện đó không bao giờ đặt ra cả. Ông Bộ trưởng hoặc ông Thủ tướng có làm bậy đi, thiệt hại cho quyền lợi nhân dân thì họ cũng lờ đi, không có ý thức trách nhiệm của mình.”

Đây không phải là lần đầu tiên, bà bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đòi phải từ chức. Năm 2013, vụ bệnh viện thẩm mỹ Cát Tường làm chết người hoặc tiêm thuốc chích ngừa giả làm chết 3 trẻ sơ sinh năm 2014, đã nhiều ý kiến đòi bà Tiến từ chức. Nhưng bà vẫn né tránh, cho rằng không từ chức vì còn nhiều việc phải làm. Hoặc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không từ chức vì còn phải thực hiện nhiệm vụ Đảng giao cho. Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng đó không thể là lý do để biện hộ:

… không có chuyện từ chức, không có chuyện cách chức, điều đó chứng tỏ những người lãnh đạo Việt Nam hoàn toàn vô trách nhiệm, coi sinh mạng người dân rẻ như bèo.
– Nhà báo Từ Thức

“Có lẽ ở Việt Nam có nhiều lý do khiến từ “từ chức “không bình thường, thí dụ như một lập luận rất đơn giản, tưởng rất là hay, đây là “nhiệm vụ cách mạng”, một người làm cách mạng phải đến hơi thờ cuối cùng, cấp trên cho nghĩ thì mới nghĩ, hoặc là cách chức thì mới được thôi.”

Nếu phương pháp sự tự xử không được áp dụng thì theo ông Dương Trung Quốc, cần phải có biện pháp dứt khoát:

“…thì cách chức thôi! Và tôi nhắc lại câu chuyện từ chức không phải còn lâu, tôi không nói lâu, nhưng nó phải có một quá trình, ngắn hay dài tùy theo quá trình vận động của Thủ tướng”

Nhà báo Từ Thức đồng tình:

«Ít nhất là chính phủ phải cách chức, không cách chức vĩnh viễn thì cũng cách chức tạm thời trong khi chờ đợi kết quả của cuộc điều tra. Nhưng ở Việt Nam không có cuộc điều tra nào hết, không có chuyện từ chức, không có chuyện cách chức, điều đó chứng tỏ những người lãnh đạo Việt Nam hoàn toàn vô trách nhiệm, coi sinh mạng người dân rẻ như bèo.»

Văn hóa từ chức, thật ra không phải là một điều gì xa lạ trong xã hội Việt Nam, ông Dương Trung Quốc chia sẻ:

“Các bạn sống ở Pháp hay các nước khác, từ chức là chuyện rất bình thường. Ngay ở Việt Nam, từ chức đâu phải là chuyện mới mẻ, xa xưa các cụ nhà mình từ quan chẳng hạn, đôi khi vì những lý do, bây giờ thì rất bình thường nhưng ngày xưa thì rất là hệ trọng như về cư tang Cha mẹ chẳng hạn, về chăm sóc phụng dưỡng Cha Mẹ để làm tròn chữ hiếu. Cái tự xử là quan trọng lắm, để bảo vệ cái uy tín của mình. Các cụ hay dung chữu “liêm sĩ”. Cái đó phải nói thật là thiếu.”

Nếu ở Việt Nam ngày xưa, văn hóa từ chức đã là một chuyện bình thường, thế tại sao trong xã hội Việt Nam hiện tại, việc từ chức không thể được coi là một hình thức trách nhiệm để bảo vệ cái liêm sĩ của mình?

Theo nhà báo Từ Thức, chính thể chế hiện tại đã làm mất đi cái liêm sĩ vốn có của người xưa:

“Cái tinh thần trách nhiệm, cái luân lý đó hoàn toàn mất ở Việt Nam. Bây giờ phải tạo một xã hội mới. Mà không thể nào có một xã hội mới nếu mà chế độ này còn tiếp tục, bởi vì cái xã hội đó là hậu quả của cái chế độ này từ mấy chục năm nay ở Việt Nam.”

Thấy gì qua vụ côn đồ gây rối tại Giáo xứ Thọ Hòa?

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-09-05

Một nhóm khoảng 20 người cùng súng ngắn và roi điện đến Giáo xứ Thọ Hòa vào sáng ngày 4 tháng 9, đe dọa có biện pháp trừng phạt đối với Linh mục Chánh xứ giáo xứ này.

Xâm nhập Giáo xứ với vũ khí

Vào khoảng 10 giờ sáng ngày 4 tháng 9, trên trang Facebook cá nhân, Linh mục Nguyễn Duy Tân, Chánh xứ Giáo xứ Thọ Hòa, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, thông báo một nhóm người đi trên chiếc xe khách 52 chỗ ngồi, mang theo súng ngắn, roi điện, bình xịch hơi cay. Nhóm người tự xưng là “giáo dân” tiến vào khuôn viên của nhà thờ, cầm loa yêu cầu gặp Linh mục Nguyễn Duy Tân và đe dọa “có biện pháp trừng phạt” đối với ông. Nhóm người này còn hành hung và đánh đập một giáo dân tên Thanh.

Trước sự hung hăng của nhóm người mà Linh mục Nguyễn Duy Tân khẳng định là dư luận viên, vị linh mục Chánh xứ cho khóa cổng nhà thờ, mời đại diện của Ban Hành Giáo đến và rung chuông để kêu gọi giáo dân cùng các giáo xứ lân cận đến hiệp thông và tiếp cứu.

Mình nhận ra anh Nguyễn Trọng Nghĩa trong nhóm Cờ Đỏ và nhiều dấu hiệu nữa, như an ninh ở xã luôn mời họ về xã để tìm cách giúp đỡ họ. An ninh ở huyện cũng vậy…Họ không chịu ghi số hiệu của súng bao nhiêu mà chỉ tìm cách mang hết chứng cớ và người về huyện thôi. Họ không có làm việc nhiệt tình. Mình quyết định không khởi tố. Cộng sản thì cùng phe với nhau nên mình khởi tố cũng chẳng ăn thua gì đâu
-Linh mục Nguyễn Duy Tân

Đến tầm 2 giờ chiều, Chủ tịch xã Xuân Thọ cùng rất đông công an của xã và huyện đến nhà thờ Thọ Hòa. Phó trưởng Công an huyện Xuân Lộc, ông Nguyễn Thành Lợi lên tiếng khen ngợi Giáo xứ đã xử lý tình huống tốt. Đồng thời, ông Lợi cũng cho biết:

“Đối với nhóm người này, chúng tôi hoàn toàn không biết từ đâu đến. Tôi còn nghe được họ mang theo công cụ hỗ trợ, gồm súng và roi điện nên tôi gọi tình hình này là phức tạp. Thay mặt cho công an huyện, tôi sẽ mời tất cả những người này về đồn để làm rõ và xử lý như thế nào thì tôi sẽ báo lại cho Tòa giám mục, Giáo xứ và cả bà con giáo dân.”

Tuy nhiên đại diện của Ban Hành Giáo yêu cầu lập biên bản tại chỗ đối với 13 người trong nhóm đã bị giáo dân bắt giữ và phải cam kết sẽ không đến Giáo xứ Thọ Hòa gây rối về sau nữa. Trong bản tường trình của 13 người đến gây rối đều xác nhận do bức xúc trước phát ngôn của Linh mục Nguyễn Duy Tân đòi lật đổ Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam bằng việc tổ chức trưng cầu dân ý, cũng như có lời lẽ xúc phạm Hồ Chủ Tịch nên họ đến để trao đổi và đối thoại với Linh mục Nguyễn Duy Tân.

Linh mục Chánh xứ không khởi tố

Linh mục Nguyễn Duy Tân khẳng định ông bị nhóm người này vu khống vì ông chỉ đề nghị cần phải giải tán Đảng Cộng Sản trong một ý kiến cá nhân, được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook, liên quan đến hiến kế cho thành phố Sài Gòn hết kẹt xe. Linh mục Nguyễn Duy Tân nói với RFA rằng nếu ông vi phạm pháp luật thì chính quyền xử lý theo pháp luật chứ không phải bởi nhóm người này và mặc dù nhóm người đã xâm nhập vào Giáo xứ với vũ khí sát thương nhưng Linh mục Nguyễn Duy Tân sẽ không yêu cầu chính quyền huyện khởi tố vụ án, vì:

21314296_638182723045627_6004802588165738206_n.jpg
Tờ tường trình của Nguyễn Trọng Nghĩa, thành viên của Nhóm Cờ Đỏ. Courtesy: Facebook Tan Nguyen Duy

“Mình nhận ra anh Nguyễn Trọng Nghĩa trong nhóm Cờ Đỏ và nhiều dấu hiệu nữa, như an ninh ở xã luôn mời họ về xã để tìm cách giúp đỡ họ. An ninh ở huyện cũng vậy, họ không chịu làm việc ngay tại đó. Họ không chịu lấy súng ra đếm bao nhiêu viên đạn để ghi vào biên bản. Họ không chịu lập biên bản luôn. Họ không chịu ghi số hiệu của súng bao nhiêu mà chỉ tìm cách mang hết chứng cớ và người về huyện thôi. Họ không có làm việc nhiệt tình. Mình quyết định không khởi tố. Cộng sản thì cùng phe với nhau nên mình khởi tố cũng chẳng ăn thua gì đâu.”

Trong khi đó, một số cư dân mạng bày tỏ sự phẫn nộ đối với chủ tài khoản Facebook Phan Hùng đã đăng tải công khai một nội dung trấn an nhóm người đến gây rối tại Giáo xứ Thọ Hòa rằng khẩu súng bị giáo dân giữ làm tang vật có giấy phép sử dụng và công an sẽ có cách giải quyết. Phan Hùng là người từng tham gia vào vụ đánh đập 3 phụ nữ tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, hồi đầu tháng 5 năm nay, vì cho rằng 3 phụ nữ này là “phản động”.

Kể từ khi vụ việc xảy ra tại Giáo xứ Thọ Hòa, Đài RFA ghi nhận cộng đồng cư dân mạng xã hội mấy ngày qua đồng loạt chia sẻ họ đang nôn nóng chờ đợi thông báo của chính quyền huyện Xuân Lộc về xử lý vụ việc xảy ra tại Giáo xứ Thọ Hòa vào ngày 4 tháng 9 ra sao. Và các cư dân mạng mà chúng tôi tiếp xúc bảo rằng dù Linh mục Chánh xứ Giáo xứ Thọ Hòa không yêu cầu khởi tố nhưng trách nhiệm của chính quyền huyện Xuân Lộc phải khởi tố vụ án hình sự vì tính chất nghiêm trọng của vụ việc đã xảy ra.

Chúng tôi đặt vấn đề với Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hồ Chí Minh, liên quan nếu khởi tố vụ án và được Luật sư Hậu cho biết nhóm người này có thể bị xét xử theo Điều 245 Bộ luật Hình sự Việt Nam, về tội “gây rối trật tự công cộng” và trong trường hợp vật chứng là khẩu súng mà có giấy phép sử dụng thì:

Một người có thể sử dụng vũ khí mà không đúng nhiệm vụ của mình thì trong luật có một tội là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng tấn công người khác, bởi vì quyền con người là bất khả xâm phạm về mặt thân thể. Hiến pháp đã nói rất rõ điều đó. Vì vậy, tất cả những việc đó đều phải xử lý theo quy định của pháp luật
-Luật sư Nguyễn Văn Hậu

“Mỗi người sử dụng vũ khí theo Luật về quân trang, quân dụng và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ thì tất cả thuộc về các cơ quan có thẩm quyền phải có giấy phép sử dụng và khi họ thực hiện nhiệm vụ thì phải có một công vụ.Những người thực hiện công vụ của mình đều phải được công khai. Cho nên có thể một người sử dụng vũ khí mà không đúng nhiệm vụ của mình thì trong luật có một tội là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng tấn công người khác, bởi vì quyền con người là bất khả xâm phạm về mặt thân thể. Hiến pháp đã nói rất rõ điều đó. Vì vậy, tất cả những việc đó đều phải xử lý theo quy định của pháp luật.”

Bạo lực xã hội leo thang

Dư luận trong và ngoài nước quả quyết tình trạng bạo lực xã hội tại Việt Nam ngày càng leo thang do chính quyền không những dung túng mà còn sử dụng côn đồ để cai trị người dân. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch từng đưa ra nhận định nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng côn đồ để đánh đập những người có tiếng nói đối lập với chính quyền.

Sau khi vụ việc 3 phụ nữ bị côn đồ hành hung dã man tại quận 2 hồi đầu tháng 5 năm 2017, nhiều người lên tiếng yêu cầu Công an thành phố Hồ Chí Minh khởi tố vụ án để củng cố niềm tin của dân chúng được sống trong một xã hội bình yên và thượng tôn pháp luật. Nhưng, vụ việc này đã bị cho “chìm xuồng’ và chưa kịp lắng dịu thì một nhóm côn đồ đông hơn đã đột kích vào Giáo xứ Thọ Hòa cùng vũ khí sát thương như một bằng chứng rõ ràng chính quyền đang thách thức người dân qua sự lộng hành mà dân chúng gọi là “côn đồ trị”.

Và không ít người dân trong nước cho rằng dù “công an trị” hay “côn đồ trị” cũng không dập tắt được tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam, mà trái lại đã phơi bày trước thế giới sự cai trị bằng bạo quyền của Đảng Cộng Sản lãnh đạo, như lời chia sẻ của cựu tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Công Định với RFA rằng “Thật sự tôi thấy thất vọng cho một xã hội được nói là có pháp luật như thế này.”

Em chồng Bộ trưởng, thì sao nào?!

Hổm rày, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phải chịu tiếng bấc tiếng chì về hàng loạt xì-căng-đan của ngành mình, trong đó có chuyện ông Hoàng Quốc Dũng – em chồng bà – làm phó giám đốc đầu tư của VN Pharma.

Lẽ ra đã chẳng có gì đáng nói nếu VN Pharma không phải là công ty buôn bán dược phẩm và thiết bị y tế.

Lẽ ra đã chẳng có gì đáng nói nếu VN Pharma không phải là công ty nhập thuốc chống ung thư giả H-Capita 500mg Caplet từ công ty “ma” Helix Pharmaceuticals “từ Canada”, bị khởi tố – điều tra- truy tố – xét xử…, gây căm phẫn trong công luận.

Lẽ ra đã chẳng có gì đáng nói nếu cách đây ít ngày bà Bộ trưởng không mạnh miệng tuyên bố “tôi không có người thân nào làm cho VN Pharma”, “VN Pharma là công ty dược quá nhỏ, sao tôi phải biết”?

Lẽ ra đã chẳng có gì đáng nói nếu sau đó 2 hôm, Nguyễn Minh Hùng (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VN Pharma) khẳng định phó giám đốc phụ trách đầu tư của VN Pharma là ông Hoàng Quốc Dũng, em chồng bà đương kim Bộ trưởng Y tế.

Lẽ ra đã chẳng có gì đáng nói nếu sau đó nữa, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến không đăng đàn phân trần thay: “Bộ trưởng không nói (về việc em chồng làm ở VN Pharma – NV) chứ không phải nói không có”.

Lẽ ra, lẽ ra, lẽ ra…, có hàng chục điều “lẽ ra” như thế lẽ ra đã không xảy ra hoặc xảy ra nhưng được thực hiện khéo léo, chân tình hơn.

Và bà Bộ trưởng đã lâm vào cơn khủng hoảng truyền thông gần như vô phương cứu chữa.

Tôi chỉ tiếc có một điều, một điều thôi, ấy là phải chi Bộ trưởng ngay từ đầu báo cáo rõ với tổ chức về trường hợp của em chồng mình; công khai rõ với dư luận báo chí về việc em chồng mình làm cho VN Pharma. Đừng phát biểu trước – sau bất nhất như vậy.

Minh bạch ngay từ đầu thì bây giờ, sợi dây buộc tội của công luận đã không quấn quanh bà, càng vùng vẫy càng thít chặt, càng đau.

Đó là cái lỗi đáng tiếc và duy nhất của Bộ trưởng Y tế. Còn lại, thấy bà – trong vụ “người thân” này – có sai gì đâu. Em chồng làm cho một doanh nghiệp tư nhân, thì có sao?

Vì sao nói vậy?

Một là, theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khái niệm người thân thích được định nghĩa: “Là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời”.

Khoản 2, 3 và 4 Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành quy định: “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước”. Và “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó”; “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp”.

Nói chung, chỉ những người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi 3 đời mới được pháp luật quy định là “người thân thích”. Những người có quan hệ gia đình rất gần gũi nhưng không thuộc các trường hợp nêu trên (như anh, chị, em vợ hoặc anh, chị, em chồng; thông gia…) không được pháp luật coi là người thân thích.

Vậy thì cớ gì lại “link” chuyện bà – em chồng bà – với tiêu cực ở VN Pharma?

Hai là, Luật Đấu thầu và các quy chế về đấu thầu thuốc hiện hành không dễ để bất cứ ai chi phối, kể cả Bộ trưởng. Chủ tịch Hội đồng đấu thầu thuốc cũng không có quyền và không có cơ chế để gây tác động cho bất cứ ai trúng thầu. Cho nên, đừng thấy VN Pharma trúng thầu thuốc nhiều (nhất là năm 2014) mà quy nạp về mối quan hệ em chồng bộ trưởng này.

Về cảm tính, bất cứ ai cũng có thể hình dung ra một “bóng ma quyền lực” nào đó tác động tới kết quả đấu thầu. Nhưng trong câu chuyện luật pháp này, không thể lấy cảm tính soi rọi. Phải theo lý tính, phải có bằng chứng rồi hãy quy kết, thế mới công bằng.

Ông Hoàng Quốc Dũng làm cho VN Pharma theo Luật Lao động, được VN Pharma trả lương. Em chồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi của cá nhân mình.

Công chức chỉ được làm những điều pháp luật cho phép còn công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm.

Ông Dũng là công dân. Nói cách khác, dù ông là người thân của Bộ trưởng nhưng trong trường hợp này thì thân ai nấy lo!

Người viết bài này ban đầu cũng bị cuốn vào luồng suy diễn chủ quan của đám đông, rằng phải nhờ tới uy quyền của bà Bộ trưởng thì VN Pharma của phó giám đốc Dũng mới thắng như chẻ tre đến vậy. Nhưng suy xét mọi góc độ, thấy mình phải có cái nhìn công bằng hơn.

Cũng dễ hiểu, bởi xã hội ta đã xảy ra quá nhiều vụ quan chức cài cắm người nhà vào bộ máy, sau đó bị xử lý, phải rút ra. Từ đó khiến người dân mất niềm tin vào quan chức.

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Bạn đọc tiếp tục bày tỏ ý kiến trao đổi của mình qua phần Thăm dò hoặc gửi ý kiến phản hồi vào ô bên dưới bài. Trân trọng!)

Thăm dò ý kiến

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Dạ Lữ Viện