TẾT & NỒI CÁ KHO CỦA MẸ

4
46
Cá tràu kho tộ.
   

Truong Huy San

Tôi không “sát cá” và Nông Trường tôi trồng sả nên mương, đìa, đồng ruộng có rất ít. Nhưng, đầu tháng Chạp, những người đàn ông quê tôi, nhất là ở vùng Sơn Lộc, Mị Lộc, đã rủ nhau đi tát cá về kho mặn giữ cho cỗ Tết. Họ khoe kiếm được những con cá “một địa”, “hai địa”[đĩa – theo cách phát âm địa phương]. Những con cá tràu [cách gọi cá quả hay cá lóc] tầm 2-3 lạng kho cong lại được tính là “một địa”.

Mẹ tôi có cách kho cá rất cầu kỳ, đầu và đuôi cá tràu được băm kỹ, trộn với một ít vỏ quýt phơi khô nướng qua, làm chả; thân cá sau khi đánh vảy, nướng rơm hoặc than cho cháy sơ cạnh… rồi kho. Miếng cá vàng ươm, thơm nức, đậm đà trong miệng và nhưng nhức trong ký ức.

Ảnh : FB Truong Huy San

Sau khi công bố hai tập Bên Thắng Cuộc, tôi có ý định về… hưu; tìm một mảnh vườn quê, kiếm một “bà góa” biết kho cá… rồi tập trung công việc trồng rừng. Cá quê tôi giờ nhiều hơn, phong phú chủng loài hơn. Nhưng không thấy ai kho cá như mẹ tôi kho ngày xưa nữa.

Cách đây mấy tháng, tôi chạy về Gò Vấp, ngồi với chú em con bà cô ruột. Cậu ấy đã là một ông chủ nhỏ nhưng vẫn tự làm những món ăn quê cho mẹ [ngày cô tôi chưa mất], cho mình. Tôi nhắc lại món cá tràu mẹ kho một cách vô tư. Hôm sau đã thấy shipper kêu. Mở hộp thức ăn thì đúng là món cá tràu mẹ tôi thường kho thuở trước.

Ảnh : FB Truong Huy San

Tôi cắn miếng chả có vị đăng đắng của vỏ quýt. Tôi cắn miếng cá có phần bị cháy thơm mùi lửa rơm. Miếng cá tan đậm đà cùng và cơm gạo mới; mắt tự dưng nhòe đi.     

Mẹ tôi hơn cô út tôi 4 tuổi. Ông bà mất sớm, khi cha mẹ tôi lấy nhau, cô út ở cùng cho đến khi lấy chồng. Chú em tôi vào Sài Gòn đã hơn 30 năm mang theo nồi cá kho của cô tôi, của mẹ tôi. Một phần của quê hương được bảo tồn trong nồi cá ấy. 

Câu chuyện của chú em làm tôi nhớ một sáng cuối năm 1983, tôi đi qua chợ Xóm Mới. Giật mình khi thấy những phụ nữ người Bắc di cư Bắc Kỳ hơn những phụ nữ đang ở Bắc Kỳ.

Ảnh : FB Truong Huy San

Mẹ tôi, con út của một ông Tú, một trong những ông đồ nho cuối cùng sống chật vật trong thời mạt và trong thời loạn. Nhưng, mỗi khi bà có việc ra khỏi nhà, cái cách mà mẹ tôi ngồi sửa soạn vẫn cho thấy một hình ảnh khác hẳn với mẹ tôi lam lũ của thường ngày. Bà chậm rãi chải tóc, chậm rãi bện suối tóc trước khi quấn trong một chiếc khăn nhung màu đen. Chiếc khăn nhung duy nhất bà có từ trước khi lấy chồng và giữ cho đến khi cuối đời.

Bức chân dung duy nhất mẹ tôi vấn khăn mà tôi có dưới đây cũng chụp ở Xóm Mới vào tháng 12-1986. Hôm ấy, mẹ tôi cũng ngồi chậm rãi, chải tóc, vấn khăn… Bức chân dung tách ra từ một tấm hình chụp nhiều người nên nét bị nhòa nhưng mỗi lần ngắm nhìn bà, tôi vấn thấy, rất rõ, mẹ tôi nhìn tôi âu yếm.

Advertisement
   

4 COMMENTS

  1. You appear to be able to read my thoughts. It’s as though you authored the book on this subject or something. You seem to know so much about it. I think a few graphics could help to emphasise the point a little bit more, but other than that, this is a terrific blog, and I will surely be back.

  2. hiI like your writing so much share we be in contact more approximately your article on AOL I need a specialist in this area to resolve my problem Maybe that is you Looking ahead to see you

  3. Transform Your Irrigation Practices with Bwer Pipes: Bwer Pipes is your go-to destination for cutting-edge irrigation solutions in Iraq. With our advanced sprinkler technology and durable pipes, you can optimize water usage, improve crop health, and maximize yields, ensuring a prosperous future for your farm. Visit Bwer Pipes

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here